You are on page 1of 16

Cải cách kinh tế-xã hội của Nhật Bản sau

Chiến tranh Thế giới thứ Hai và Vai trò của



Ngô Thi Lan
̣ Anh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


Khoa Đông Phương học
Chuyên ngành: Châu Á học; Mã số: 60 31 50
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh
Năm bảo vệ: 2011
Abstract. Trình bày bối cảnh trong và ngoài nước Nhật Bản ngay sau chiến tranh
thế giới thứ hai như là cơ sở và nguyên nhân dẫn đến những cải cách kinh tế - xã
hội thời gian đó. Phân tích những cải cách kinh tế xã hội căn bản nhất của Nhật Bản
ngay sau chiến tranh thế giới thứ hai; chỉ rõ và phân tích vai trò của Mỹ trong việc
tiến hành cải cách này của Nhật Bản trong những năm ngay sau chiến tranh thế giới
thứ hai. Đưa ra một số đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm tiến hành cải cách
kinh tế xã hội này của Nhật Bản.

Keywords. Châu Á học; Cải cách kinh tế; Cải cách xã hội; Chiến tranh thế giới thứ
hai; Nhật bản; Mỹ; Kinh tế học

Content.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị rơi vào tình trạng
hết sức hỗn loạn và bi đát.

- Từ năm 1945 - 1951 dưới sự chiếm đóng của quân Đồng minh (thực chất là
Mỹ), nước Nhật đã có những cải cách toàn diện nhằm tái lập sự phát triển bình
thường của nền kinh tế xã hội, trên cơ sở đó tiến hành phục hồi kinh tế, ổn định
chính trị xã hội, tạo đà cho sự cất cánh kỳ diệu vào những năm sau.

- Cách thiết thực để học viên nâng cao thêm hiểu biết vốn còn hạn hẹp của
mình về giai đoạn phát triển này của Nhật Bản.

- Góp thêm một cái nhìn, một đánh giá nữa về những cải cách kinh tế - xã hội
của Nhật Bản trong thời kỳ này cũng như vai trò của Mỹ.
- Việt Nam rất cần những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước như
những kinh nghiệm mà Nhật Bản đã từng trải qua.

CHƯƠNG 1
THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN
NGAY SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ
SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI CÁCH

1.1. Sự cần thiết phải thay đổi mục tiêu phát triển
- Cơ cấu công nghiệp đã được chuyển thành một khu vực sản xuất rộng lớn
phục vụ các mục đích quân sự.
- Chỉ tồn tại một khu vực sản xuất tối thiểu phục vụ đời sống nhân dân và khu
vực này cũng đã bị siết lại tới mức cùng kiệt.
- Người dân nước này đã buộc phải hy sinh, phải sống trong những điều kiện
cực kỳ thiếu thốn về vật chất và bị kìm kẹp về tinh thần.

1.2. Đất nước và nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do chiến tranh
- Nhật Bản mất hết thuộc địa (diện tích tương đương 44% toàn bộ diện tích
nước Nhật), nền kinh tế cũng lâm vào tình trạng bị phá hủy hoàn toàn.
- Tình trạng thất nghiệp lan tràn và hậu quả là nguy cơ rối loạn xã hội luôn
rình rập xảy ra rộng khắp trên cả nước.
- Năng lượng và lương thực cũng thiếu trầm trọng.
- Lạm phát là một vấn đề lớn tiếp theo nổi cộm trong thời điểm này.
- Nhật Bản còn bị quân Đồng minh đòi bồi thường chiến tranh.

1.3. Nhu cầu tái lập lại trạng thái bình thường của xã hội và nền kinh tế
- Nền kinh tế – xã hội của Nhật Bản khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai
là một nền kinh tế và một xã hội không bình thường, hoàn toàn không còn
phù hợp với bối cảnh hoà bình sau chiến tranh.
- Nền kinh tế bị tàn phá đến kiệt quệ, bị đẩy lùi lại nhiều năm trở về trước,
trong khi vẫn bị bao vây và thiếu thốn đủ bề.
- Người dân Nhật đều thiếu đói và hết sức bi quan về tương lai của đất nước
và bản thân họ
- Phải có những cải cách căn bản cả về kinh tế, xã hội và chính trị, trong đó cải
cách kinh tế là một bộ phận quan trọng nhằm tái lập lại tình trạng bình
thường của xã hội và kinh tế, trong đó quyền con người được tôn trọng, mọi
lợi ích chính đáng của các cá nhân đều được tính đến, một xã hội hoà bình và
dân chủ, một nền kinh tế thị trường dựa trên cạnh tranh bình đẳng và cùng có
lợi.

1.4. Sự chiếm đóng và chỉ đạo của quân Đồng minh, trước hết là Mỹ
- Đây là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng gây sức ép, cổ vũ, thúc
đẩy Nhật Bản cải cách và chi phối tiến trình cải cách của Nhật Bản.

CHƯƠNG 2
MỘT SỐ CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CĂN BẢN
CỦA NHẬT NGAY SAU CHIẾN TRANH

2.1. Thủ tiêu tình trạng tập trung quá mức về kinh tế
Mục tiêu chính trong chương trình dân chủ hóa của SCAP là thực hiện chủ
trương “Phi quân sự hóa về kinh tế” nhằm:
- Xóa bỏ sự tập trung quá mức về kinh tế và chiếm hữu tài sản quá lớn của
những tập đoàn tài phiệt zaibatsu.
- Ngăn chặn sự phục hồi của giới tài phiệt và mở đường cho quá trình dân chủ
hóa về kinh tế và chính trị.
- Các tập đoàn tài phiệt (zaibatsu) được sự bảo trợ của nhà nước Nhật Bản
suốt từ thời Minh Trị qua các khoản trợ cấp, thuế quan bảo hộ… chiếm vai
trò chi phối nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế.
- Tập trung công nghiệp vào một số zaibatsu gây ra quan hệ nửa phong kiến
giữa chủ và thợ, kìm hãm tiền lương, cản trở sự phát triển của công đoàn gây
trở ngại cho việc thành lập và phát triển của các hãng kinh doanh độc lập,
cản trở sự lớn mạnh của giai cấp trung lưu ở Nhật Bản
- Tiền lương thấp và các lợi nhuận tập trung… nên giới kinh doanh Nhật Bản
thấy cần phải mở rộng xuất khẩu. Đây là động lực đặc biệt thúc đẩy Nhật
Bản vào con đường đế quốc chủ nghĩa và xâm lược.
- Giải tán các zaibatsu và các công ty lớn, thay đổi bộ máy nhân sự thông qua
thanh lọc kinh tế.
- Thực chất của các biện pháp giải tán các zaibatsu, chống độc quyền là cải
cách quản lý công thương nghiệp, chuyển từ cơ cấu độc quyền trước chiến
tranh sang cơ cấu dân chủ cạnh tranh, hướng vào thị trường.
- 83 công ty cổ phần và 57 gia đình zaibatsu phải giao nộp tài sản, tổng cộng
tới 233 triệu cổ phần; và bán số cổ phần này cho các hiệp hội, các tổ chức
độc lập và nhiều cá nhân. Nhờ giải tán các zaibatsu, nhiều công ty chịu sự
kiểm soát của chúng đã được độc lập.
- Những thành viên lãnh đạo zaibatsu đều bị buộc phải về hưu và bị cấm hoạt
động tài chính trong 10 năm, những kẻ có quan hệ mật thiết với giới quân
phiệt và gây ra nhiều tội ác trong chiến tranh đều bị bắt hoặc phải đền tội. Ba
đạo luật cải cách tổ chức sản xuất công nghiệp: Một là “Luật chống độc
quyền” đưa ra từ tháng 4 năm 1947, Hai là “Luật thủ tiêu tình trạng tập trung
quá mức sức mạnh kinh tế” thông qua tháng 12/1947, Ba là, Vụ các xí
nghiệp nhỏ đã được thành lập vào tháng 3/1948

2.2. Cải cách ruộng đất ở Nhật Bản

2.2.1. §¹o luËt vÒ c¶i c¸ch ruéng ®Êt

- Cuộc cải cách ruộng đất này ở Nhật Bản là sự phân chia lại quyền sở hữu
ruộng đất từ địa chủ sang dân cày, xây dựng nên hệ thống nông dân độc lập.

- Được quyền sở hữu tới gần 50% số lượng đất nên tầng lớp địa chủ Nhật Bản
lúc đó có sức mạnh áp đảo trong các cộng đồng nông thôn. Nhiều địa chủ
cũng có tên trong Thượng viện. Những địa chủ này cũng tìm mọi cách kiếm
lợi từ việc bóc lột nông dân.

- Cuộc cải cách ruộng đất được triển khai vào giai đoạn 1945 – 1950 dưới sự
chỉ đạo chặt chẽ của Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh (SCAP)
nhằm giải phóng các lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, tăng năng suất
bằng cách thâm canh tạo ra động lực khuyến khích nông dân sản xuất.

- Ngày 9/12/1945 SCAP đã đưa ra một Bị vong lục ra lệnh cho chính phủ Nhật
Bản phải tìm cách thông qua được kế hoạch cải cách ruộng đất với mục tiêu:
“… Xóa bỏ những trở ngại kinh tế nhằm phục hồi và củng cố các xu hướng
dân chủ, tạo ra sự tôn trọng đối với các giá trị đích thực của con người, để
phá bỏ sự kìm hãm kinh tế vốn đọa đày người nông dân Nhật Bản trong
nhiều thế kỷ áp bức phong kiến”

- Tháng 10 năm 1946, Nghị viện đã thông qua chương trình cải cách ruộng đất
và ủy quyền cho chính phủ thực thi. Các biện pháp cải cách ruộng đất mạnh
mẽ được thể hiện thông qua các quy định của đạo luật.

2.2.2. Việc thực hiện và kết quả

- Bầu ra các thành viên ủy ban ruộng đất làng xã vào tháng 12/1946 và của cấp
tỉnh vào tháng 2/1947.

- Một mặt, chính phủ đã xúc tiến việc mua lại tất cả các đất trang trại mà chủ
sở hữu vắng mặt. Sau đó, chính phủ bán lại cho các tá điền.

- Mặt khác, chính phủ yêu cầu các chủ đất phải bán lại phần đất vượt mức quy
định trong phạm vi hai năm kể từ khi bộ luật có hiệu lực.

- Giá cả đất đai trả cho các chúa đất được xác định bằng 40 lần địa tô hàng
năm đối với các cánh đồng trồng lúa nước và 48 lần đối với các vùng đất cao.
Theo công thức tính này các loại địa tô theo hiện vật thuộc loại nông phẩm
nào được tính giá theo giá của các nông phẩm ấy tại thời điểm tháng 10 năm
1945.

- Trong thời gian 4 năm, kể từ năm 1947 đến năm 1950, chính phủ đã chuyển
1.9 triệu ha đất (trong đó 1,7 triệu ha mua từ chủ đất và 0,2 triệu ha đất của
chính phủ) cho các tá điền. Số đất này bằng 80% diện tích đất tá điền phải
thuê mướn trước đây. Diện tích do tá điền lĩnh canh nộp tô trong toàn quốc
đã giảm từ 45,9% tháng 11/1946 xuống 10% vào tháng 8/1950. Số lượng
người canh tác có ruộng riêng đã tăng từ 31% số hộ nông nghiệp năm 1941
lên 70% năm 1955. Tỷ lệ phần trăm nông dân không có ruộng riêng đã giảm
xuống rất nhiều trong thời kỳ này, từ 28% xuống còn 4%. Địa chủ vắng mặt
đã bị xóa bỏ do 80-90% đất của họ đã bị chuyển nhượng cho tá điền. Khoảng
70-80% số ruộng đất cho thuê hoặc tự canh tác của địa chủ làng xã cũng bị
thu mua và chuyển nhượng cho nông dân

- Sự suy tàn của chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ trong nông nghiệp
Nhật Bản. Tàn dư phong kiến của nền nông nghiệp Nhật Bản đã bị phá bỏ
kéo theo đó là sự tan rã của chế độ đẳng cấp ở nông thôn.

- Đối với tá điền, cuộc cải cách thực sự đã mang đến một bước ngoặt lớn lao
cho cuộc đời những người dân quanh năm nghèo đói này, quyền lợi của họ
đã được tăng cường nhiều

2.2.3. Ý nghĩa của cải cách ruộng đất

- Cuộc cải cách ruộng đất đã làm biến đổi một cách căn bản chế độ sở hữu nửa
phong kiến trong nền nông nghiệp Nhật Bản trước chiến tranh.

- Cải cách ruộng đất đã phá vỡ truyền thống, tập quán cổ hủ và lạc hậu trước
đây, làm ổn định và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội nông thôn.

- Hình thành lên những tư tưởng mới về hòa bình, dân chủ trong nhận thức của
người dân ở nông thôn Nhật Bản. Những giá trị tinh thần đó là những động
lực thúc đẩy họ vững tâm tích cực tham gia sản xuất, nâng cao năng suất lao
động để làm nên sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước sau này.

- Tuy nhiên chế độ sở hữu ruộng đất này gây khó khăn cho việc mở rộng đất
đai kinh doanh. Thậm chí để đảm bảo thành quả của cuộc cải cách ruộng đất
và ngăn chặn địa chủ phục hồi lại, luật đất đai nông nghiệp được ban hành
vào năm 1952 đã hạn chế cả việc mở rộng quy mô ruộng đất của đơn vị canh
tác.

2.3. Cải cách (hay dân chủ hoá) lao động


2.3.1. Các đạo luật về lao động

- Những cải cách nhằm dân chủ hóa lao động được thực hiện bằng việc thông
qua các đạo luật về lao động, như Luật công đoàn được ban hành vào tháng
12 năm 1945; Luật điều chỉnh quan hệ lao động năm 1946 và Luật cơ bản
về lao động năm 1947.

- Chính phủ Nhật Bản, với sự giúp sức của SCAP đã đẩy mạnh việc hình
thành các Hội đồng quản lý với mục đích tạo cầu nối để qua đó, giới quản lý
và công nhân có thể thương lượng về các hợp đồng và quyết định quản lý.

- Các Hội đồng quản lý ngày càng giành được nhiều quyền lực và cương quyết
bảo vệ những thắng lợi đó và tác động của các cuộc đấu tranh công đoàn rất
quan trọng trong việc đặt nền móng cho quan hệ lao động.

2.3.2.2. Cơ cấu lương mới

- Trong những thành công mà người công nhân Nhật Bản đã giành được là cơ
cấu lương mới, gọi là cơ cấu lương kiểu Densan

- Cơ cấu lương này chú trọng đến thời gian phục vụ công ty, nên công nhân
càng ở lâu trong một công ty càng có lợi thế

- Trong mỗi xí nghiệp, lực lượng lao động có tổ chức ở Nhật Bản rất linh hoạt
và được công ty đào tạo cho các nhiệm vụ rất đa năng

- Mức lương không phụ thuộc vào phân loại việc làm mà do thâm niên phục
vụ công ty, chức vụ và việc đánh giá công trạng, có chú trọng đến những
hoàn cảnh khách quan của mỗi cá nhân như thâm niên công tác tại công ty và
số lượng thành viên trong gia đình

2.3.2. Ổn định việc làm

- Đứng trước tình trạng các công ty Nhật Bản bắt đầu sa thải hàng loạt, khiến
hàng triệu người thất nghiệp, các công đoàn đã hoạt động theo phương châm
ngăn ngừa giảm thợ và bảo vệ công ăn việc làm của các đoàn viên của mình
- “Chế độ thuê suốt đời” trước chiến tranh là một thủ đoạn của Ban giám đốc
thì bây giờ là mục tiêu có ý thức của các công đoàn nhằm ổn định lâu dài
việc làm cho các công đoàn viên của mình.

- Đấu tranh bảo vệ và ổn định việc làm cho công nhân là một trong những nội
dung quan trọng của cải thiện quan hệ chủ thợ sau chiến tranh

- Đấu tranh đòi ổn định việc làm, đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm xã hội và
đòi xóa bỏ sự phân biệt địa vị vẫn là những ưu tiên hàng đầu trong phong
trào công đoàn Nhật Bản vào những năm 1950. Giới chủ bắt đầu thấy rằng
con đường tốt nhất là hợp tác, hòa giải với công nhân và cùng với công đoàn
đặt ra hàng loạt nguyên tắc bảo đảm việc làm cho những người la việc cải
cách chế độ công đoàn từ công đoàn ngành, công đoàn thời chiến trước và
trong chiến tranh thành công đoàn xí nghiệp, “công đoàn trong nhà” trong
các công ty đã làm thay đổi căn bản quan hệ chủ thợ từ mối quan hệ cưỡng
chế, bắt buộc sang quan hệ bình đẳng và hợp tác tự nguyện, đảm bảo được
việc làm ổn định cho công nhân, thu hút đựoc sự trung thành và tận tâm của
công nhân, nhờ đó đã giúp các công ty Nhật Bản áp dụng nhanh chóng
những thành tựu khoa học kỹ thuật, tăng được năng suất lao động và tạo
được bầu không khí làm việc ôn hoà và thân thiện trong mỗi công ty

CHƯƠNG 3
VAI TRÒ CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ,
BÀI HỌC RÚT RA TỪ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA
NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH

3.1. Vai trò của Mỹ trong quá trình cải cách kinh tế-xã hội Nhật Bản sau chiến
tranh thế giới thứ hai

- Thứ nhất, quân Đồng minh, trong đó có lực lượng chiếm đóng Mỹ, đã đánh
tan đội quân xâm lược của chủ nghĩa phát xít Nhật buộc Nhật Bản phải đầu
hàng vô điều kiện. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quân Đồng minh đã bẻ
gãy hoàn toàn ý chí theo đuổi chính sách phát triển đất nước thông qua việc
quân sự hoá nền kinh tế, tiến hành chiến tranh xâm lược các nước láng giềng,
và quay trở lại chính sách phát triển đất nước bằng phát triển kinh tế -xã hội,
bằng hoà bình và hữu nghị với các nước láng giềng.

- Thứ hai, Mỹ, với tư cách đại diện cho Lực lượng Đồng minh, là người chiếm
đóng, gây sức ép, người hoạch định, và chỉ đạo thực hiện công cuộc phục hồi
và tái thiết đất nước Nhật Bản nói chung và cải cách kinh tế-xã hội Nhật Bản
nói riêng

3.2. Mét sè ®¸nh gi¸ vÒ nh÷ng c¶i c¸ch kinh tÕ - x· héi cña NhËt B¶n sau chiÕn
tranh

3.2.1. Đặc điểm của cuộc cải cách

- Thực chất là cuộc đấu tranh rất phức tạp giữa các lực lượng tiến bộ và bảo
thủ trong và ngoài Nhật Bản.

- Mỹ muốn thông qua công cuộc cải cách dân chủ để diệt trừ chủ nghĩa quân
phiệt Nhật Bản và làm suy yếu luôn một đối thủ cạnh tranh lâu đời của mình
ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Đồng thời, Mỹ cũng muốn xây dựng
Nhật Bản thành một nước phát triển theo mô hình chủ nghĩa tư bản tự do
kiểu Mỹ.

- Công cuộc cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản được thực hiện dưới sự chiếm
đóng của lực lượng Đồng minh. Lực lượng Đồng minh không thực thi chính
sách trực trị mà thực hiện điều hành gián tiếp thông qua guồng máy hành
chính của người Nhật

- Thành công của các cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế - xã hội, ở
Nhật Bản là do sự tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau của nhiều yếu tố bên
trong và bên ngoài quyết định

- Từ những biện pháp chủ động, khôn khéo của chính phủ Nhật Bản kết hợp
với sự lao động quên mình cho công cuộc phục hồi đất nước của nhân dân
Nhật Bản, công cuộc cải cách dân chủ sau chiến tranh đã thu được những kết
quả tốt đẹp và khác nhiều so với ý đồ và mục đích ban đầu của Mỹ
3.2.2. Những tác động của cải cách kinh tế - xã hội sau chiến tranh ở Nhật Bản

- Góp phần tái lập lại tình trạng phát triển bình thường của xã hội và kinh tế
Nhật Bản từ một xã hội mất dân chủ, quân phiệt, một nền kinh tế bị quân sự
hoá cao độ và lấy chiến tranh làm phương tiện phát triển đất nước, sang nền
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, một xã hội dân chủ, hoà bình, lấy người
tiêu dùng làm đối tượng phục vụ, và lấy hợp tác, cạnh tranh, và phát triển
kinh tế và khoa học làm phương tiện phát triển đất nước.

- Tạo được những cơ sở quan trọng để Nhật Bản có thể phục hồi nhanh chóng
nền kinh tế sau chiến tranh. Đến năm 1951 - 52, Nhật Bản đã thực sự kết
thúc giai đoạn phục hồi kinh tế, mức sản xuất lúc này đạt ngang mức sản
xuất trước chiến tranh (1934 - 36). Công cuộc cải cách dân chủ trong những
năm đầu sau chiến tranh đã xoá bỏ những tàn dư phong kiến, xây dựng nền
tảng mới về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và tạo đà cho Nhật Bản phát
triển. Công cuộc cải cách này thật sự là một bước ngoặt trong lịch sử Nhật
Bản, đưa Nhật Bản sang một giai đoạn phát triển mới về mọi mặt.

- Công cuộc cải cách này đã đưa nước Nhật trở lại với cộng đồng các quốc gia
trên thế giới từ đống tro tàn của chiến tranh

3.2.3. Những hạn chế của công cuộc cải cách

- Chưa thực sự mang lại lợi ích hoàn toàn cho những người lao động.

- Các thế lực phát xít vẫn chưa được thanh trừng triệt để, việc tiến hành “thanh
trừng Đỏ” là vi phạm nghiêm trọng Tuyên cáo Potsđam, việc giải tán các
zaibatsu vẫn chưa được thực hiện triệt để như chính sách ban đầu, phong trào
lao động vẫn bị gây khó dễ và ngăn chặn,...

- Công cuộc cải cách dân chủ, trong đó có cải cách kinh tế, ở Nhật Bản sau
chiến tranh bị chững lại, thậm chí ít nhiều bị chệch hướng so với mục tiêu
ban đầu do Lực lượng đồng minh đề ra, và kết quả của nó đã bị hạn chế

3.2.4. Một số bài học kinh nghiệm


- Đối với một đất nước bị tàn phá nặng nề do chiến tranh, lại vừa bị đè nặng
bởi những tàn dư của xã hội cũ kìm hãm sự năng động và sáng tạo, sẽ không
thể phát triển được nếu không có những cải cách căn bản nhằm loại bỏ hoàn
toàn những tàn dư cũ, trì trệ và bảo thủ, chuyển hẳn sang một xã hội dân chủ
và cạnh tranh trong hoà bình, một nền kinh tế mới theo hướng thị trường mở,
tạo điều kiện cho mọi khả năng sáng tạo có môi trường tốt để nảy sinh và
phát triển.

- Những cải cách căn bản, đụng chạm đến nền tảng, những vấn đề thuộc chiều
sâu của xã hội, của nền kinh tế, sẽ không thể thực hiện được nếu không có
những sức ép mạnh, từ bản thân nội tại của xã hội và nền kinh tế đó, cũng
như từ những sức ép quyết liệt như từ bên ngoài. Đôi khi, những sức ép từ
bên ngoài có vai trò quyết định hơn cả sức ép trong nước.

- Những cải cách căn bản đó cần phải xuất phát từ lợi ích lâu dài của quốc gia,
phải đáp ứng được nguyện vọng và lợi ích căn bản và chính đáng của đông
đảo dân chúng. Đồng thời, những cải cách đó về cơ bản phải phù hợp với xu
thế phát triển chung của nhân loại đó là: dân chủ, thị trường, mở cửa và phát
triển trong hòa bình. Nếu được như vậy thì các cải cách đó mới huy động
được sự đóng góp của mọi nguồn lực từ mọi hướng để thành công.

KẾT LUẬN

- Những cải cách này mang tính chất dân chủ tư sản, thủ tiêu những tàn tích
phong kiến, quân phiệt nhằm hoà bình và dân chủ hoá nước Nhật, phục hồi
và phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, và tái lập sự phát triển
bình thường của xã hội và kinh tế Nhật Bản.

- Đưa nước Nhật phát triển theo con đường tự do, dân chủ và hoà bình.

- Về cơ bản, chúng đã thành công, phá tan và ngăn chặn được sự phục hồi của
chủ nghĩa quân phiệt, loại bỏ được về cơ bản những tàn dư còn rơi rớt lại của
chủ nghĩa phong kiến, tạo ra một xã hội dân chủ và hoà bình, tái lập và mở
rộng nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ở Nhật Bản, mở ra và tạo đà cho
một hướng phát triển mới đầy triển vọng sau này cho một nước Nhật hiện đại
References.

A. TiÕng ViÖt

1. §oµn V¨n An (1965), Gi¸o dôc NhËt B¶n hiÖn ®¹i, Bé gi¸o dôc Sµi Gßn.

2. ThÝch ThiÖn ¢n (1965), LÞch sö t- t-ëng NhËt B¶n, §«ng ph-¬ng xuÊt b¶n, Sµi
Gßn.

3. Bé ngo¹i giao NhËt B¶n (1973), N-íc NhËt B¶n 100 n¨m Minh TrÞ.

5. Lª C«ng (1956), N-íc NhËt ngµy nay, Nxb Lan §×nh, Sµi Gßn.

6. Chie Nakane (1990), X· héi NhËt B¶n, §µo Anh TuÊn dÞch, Nxb KHXH, Hµ Néi

7. Quang ChÝnh (1957), ChÝnh trÞ NhËt B¶n (1854 - 1954), Nxb Lan §×nh, Sµi
Gßn

8. EZA F.Vogel (1989), NhËt B¶n sè 1, nh÷ng bµi häc cho Hoa Kú, ViÖn nghiªn
cøu qu¶n lý Trung -¬ng, Trung t©m th«ng tin t- liÖu, Hµ Néi

9. G.C.Allen (1988), ChÝnh s¸ch kinh tÕ NhËt B¶n, tËp I, ñy ban KHXH, ViÖn kinh
tÕ ThÕ giíi, Hµ Néi.

10. George SANSOM (1994), LÞch sö NhËt B¶n, tËp I, Nxb KHXH, Hµ Néi

11. George SANSOM (1994), LÞch sö NhËt B¶n, tËp II, Nxb KHXH, Hµ Néi

12. George SANSOM (1995), LÞch sö NhËt B¶n, tËp III, Nxb KHXH, Hµ Néi

13. Ph¹m Gi¶ng (1962), LÞch sö quan hÖ quèc tÕ (tõ sau chiÕn tranh thÕ giíi thø II
®Õn n¨m 1954), ViÖn Sö häc, Hµ Néi

14. D-¬ng Lan H¶i (1992), Quan hÖ cña NhËt B¶n víi c¸c n-íc §«ng Nam ¸ sau
chiÕn tranh thÕ giíi thø II (1945 - 1975), Nxb KHXH ViÖt Nam, ViÖn Ch©u ¸ -
Th¸i B×nh D-¬ng, Hµ Néi

15. Hedberg Hakan (1971), Sù th¸ch thøc cña n-íc NhËt, Donel, Paris, 1970, ViÖt
Nam th«ng tÊn x· dÞch.

16. Hoµng ThÞ Minh Hoa (1999), C¶i c¸ch ë NhËt B¶n trong nh÷ng n¨m 1945 –
1951, Nxb KHXH, Hµ Néi
17. Ishida Kazuyoshi (1963), NhËt B¶n t- t-ëng sö, tËp I, Quèc vô khanh xuÊt b¶n,
Sµi Gßn.

18. James. C.A Beggellen-George Stalk (1988), Kaisha - C«ng ty NhËt B¶n, tËp II,
ViÖn kinh tÕ ThÕ giíi, ñy ban KHXH ViÖt Nam, Hµ Néi

19. Juro Teranishi vµ Yutaka Kosai (chñ biªn) (1995), Kinh nghiÖm c¶i c¸ch kinh tÕ
NhËt B¶n, Trung t©m kinh tÕ Ch©u ¸ - Th¸i B×nh D-¬ng, Nxb KHXH, Hµ Néi

20. NguyÔn V¨n Kim (2003), NhËt B¶n víi ch©u ¸: Nh÷ng mèi liªn hÖ lÞch sö vµ
chuyÓn biÕn kinh tÕ - x· héi, Nxb §HQG Hµ Néi

21. Phan Ngäc Liªn (chñ biªn), §inh Ngäc B¶o, TrÇn ThÞ Vinh, §ç Thanh B×nh
(1988), LÞch sö NhËt B¶n, §¹i häc Quèc gia Hµ Néi, NXB V¨n hãa th«ng tin,
Hµ Néi

22. NguyÔn §×nh LÔ - NguyÔn Anh Th¸i (1992), Chñ nghÜa qu©n phiÖt NhËt B¶n vµ
ThuyÕt “§¹i §«ng ¸”, Nxb Th«ng tin lý luËn, Hµ Néi

23. Ph¹m H-ng Long - NguyÔn Nh- DiÖm - Vò Quèc Ca (dÞch) (1992), Kinh tÕ
NhËt B¶n sau chiÕn tranh thÕ giíi thø II, Nxb KHXH, Hµ Néi

24. M.Y.Yoshino (1986), HÖ thèng qu¶n lý cña NhËt B¶n, tËp I, ñy ban khoa häc
x· héi ViÖt Nam, ViÖn kinh tÕ thÕ giíi, Hµ Néi

25. M.Y.Yoshino (1986), HÖ thèng qu¶n lý cña NhËt B¶n, tËp II, ñy ban KHXH
ViÖt Nam, ViÖn Kinh tÕ ThÕ giíi, Hµ Néi

26. Mi-Ivanop (1986), Sù ph¸t triÓn cña chñ nghÜa qu©n phiÖt ë NhËt B¶n, NXB
Qu©n ®éi nh©n d©n, Hµ Néi

27. Michio Morishoma (1991), “T¹i sao NhËt B¶n thµnh c«ng?” “C«ng nghÖ
ph-¬ng T©y vµ tÝnh c¸ch NhËt B¶n”, Nxb KHXH, Hµ Néi

28. Nakamori Hisao (1994), Thµnh c«ng cña NhËt B¶n - Nh÷ng bµi häc vÒ sù ph¸t
triÓn kinh tÕ, Nxb KHXH, Hµ Néi

29. §µo Duy Ngäc (1991), Vµi suy ngÉm vÒ sù thÇn kú NhËt B¶n, ViÖn quan hÖ
Quèc tÕ, Hµ Néi
30. NhËt B¶n ngµy nay (1993), HiÖp héi quèc tÕ th«ng tin gi¸o dôc Tokyo

31. NhËt B¶n ngµy nay (1991), Nxb Th«ng tin lý luËn, Tp Hå ChÝ Minh.

32. Okuhira Yasuhiro vµ nhiÒu t¸c gi¶ (1994), ChÝnh trÞ kinh tÕ NhËt B¶n, Nxb
ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi

33. Pierre Antoine - Donnet (1991), N-íc NhËt mua c¶ thÕ giíi, ñy ban KHXH Tp
Hå ChÝ Minh, Nxb Th«ng tin lý luËn

34. Chu H÷u Quý (chñ biªn) (1991), TrÇn An Phong, §oµn Ngäc C¶nh, N«ng
nghiÖp n«ng th«n NhËt B¶n, Nxb Sù thËt, Hµ Néi

35. Reischauer E. O (1980), LÞch sö NhËt B¶n vµ ng-êi NhËt tõ khëi thñy ®Õn n¨m
1945, B¶n dÞch cña th- viÖn Qu©n ®éi

36. Reischauer E.O. (1996), NhËt B¶n: C©u chuyÖn vÒ mét quèc gia, Nxb ChÝnh trÞ
Quèc Gia, Hµ Néi

37. Richard Bowring vµ Peter Kornicki (1995), B¸ch khoa th- NhËt B¶n, Trung t©m
KHXH&NVQG, Trung t©m nghiªn cøu NhËt B¶n, Hµ Néi

38. Rodney Clark (1990), C«ng ty NhËt B¶n, Nxb KHXH, ViÖn Kinh tÕ ThÕ giíi,
Hµ Néi

39. Saburo Okita (1988), C¸c nÒn kinh tÕ ®ang ph¸t triÓn vµ NhËt B¶n, tËp II, ViÖn
kinh tÕ thÕ giíi, ñy ban KHXH, Hµ Néi,

40. Lª V¨n Sang (1988), Kinh tÕ NhËt B¶n giai ®o¹n thÇn kú, ViÖn Kinh tÕ ThÕ giíi,
Hµ Néi

41. Lª V¨n Sang - L-u Ngäc TrÞnh (1988), NhËt B¶n ®-êng ®i tíi mét siªu c-êng
kinh tÕ, Nxb KHXH, Hµ Néi

42. Shigeru Nakayama (1993), N-íc NhËt thêi hËu chiÕn, ViÖn nghiªn cøu chñ
nghÜa M¸c - Lªnin vµ t- t-ëng Hå ChÝ Minh, Thµnh phè Hå ChÝ Minh.

43. Shigeru Yoshida (1974), NhËt B¶n mét kinh nghiÖm ph¸t triÓn, Nxb TrÎ, Sµi
Gßn
44. Takafusa Nakamura (1988), Kinh tÕ NhËt B¶n sau chiÕn tranh, sù ph¸t triÓn vµ
c¬ cÊu, tËp I, ñy ban KHXH ViÖt Nam, ViÖn Kinh tÕ ThÕ giíi, Hµ Néi

45. Hoµng Ngäc Thµnh (1970), LÞch sö vµ bang giao Quèc tÕ, tËp I, ThÕ giíi hiÖn
®¹i 1918 - 1938, Nxb Löa Thiªng, Sµi Gßn

46. L-u Ngäc TrÞnh (1998), Kinh tÕ NhËt B¶n: Nh÷ng b-íc th¨ng trÇm trong lÞch sö,
Nxb KHXH, Hµ Néi

47. L-u Ngäc TrÞnh (2004), Suy tho¸i kÐo dµi, c¶i c¸ch nöa vêi t-¬ng lai nµo cho
nÒn kinh tÕ NhËt B¶n, Nxb ThÕ giíi, Hµ Néi

48. Huúnh V¨n Tßng - Lª Vinh Quèc (1992), Cuéc chiÕn tranh Th¸i B×nh D-¬ng
(1941 - 1945) , tËp II, Nxb Gi¸o dôc

49. ViÖn th«ng tin khoa häc x· héi (1992), ThuyÕt “Tam quyÒn ph©n lËp” vµ bé
m¸y nhµ n-íc t- s¶n hiÖn ®¹i, Hµ Néi

50. Ch©u Vò, NguyÔn V¨n TÇn (1970), Xu h-íng vµ tiÕn triÓn cña gi¸o dôc NhËt,
Tñ s¸ch Kim v¨n, ñy ban dÞch thuËt Sµi Gßn

51. Yasusuke Murakami vµ Hught patrick (Tæng chñ biªn) (1991), Kinh tÕ chÝnh trÞ
häc NhËt B¶n, Q1, tËp IV, Nxb KHXH ViÖt Nam, ViÖn kinh tÕ thÕ giíi, Hµ Néi

52. Yoshihara Kunio (1991), Sù ph¸t triÓn kinh tÕ cña NhËt B¶n, Nxb KHXH, Hµ
Néi

53. Yoshihara Kunio (1993), Sogo Shosha - §éi tiÒn phong cña nÒn kinh tÕ NhËt
B¶n, ñy ban KHXH, Hµ Néi

54. Yukata Kosai (1993), Kû nguyªn t¨ng tr-ëng nhanh – nh÷ng nhËn xÐt vÒ nÒn
kinh tÕ NhËt B¶n sau chiÕn tranh, ViÖn Kinh tÕ ThÕ giíi, Hµ Néi

B. tiÕng AnH.

55. G.C. Allen (1981), “A short Economic History of Modern Japan”, Macmillan
Press, Fourth Edition
56. Hsu C. Robert (1999), The MIT Encyclopedia of the Japanese Economy, 2rd
edition, The MIT Press, Cambridge, Masachusetts, London, England.
57. Jcohen (1949), The Japanese Economy in the War and Reconstruction,
University of Minnescota Press
58. Morikawa Hidamasa (1992), Zaibatsu :The Rise and Fall of Family Enterprise
Groups in Japan, Tokyo University Press
59. Nakamura K. (1978), “The Formation of Modern Japan”, Tokyo, The Centre
for East Asian Cultural Studies
60. Ohkawa K., Ranis B. (1985), “Japan and Developing Country”, Oxford. Basil
Blackwell
61. Reischauer E. O (1977), “The Japanese”, Tokyo, Charches E. Tuttle Company
62. Wolferen K. V (1988), “The Enigma of Japanese Power”, New York, Vintage
Books

C. C¸c trang web bæ trî

63. http://www.akybe.net

64. http:// www .ansaikuropedia.org

65. http://www.asyura2.com

66. http://www.edu.nagasaki-u.ac.jp

67. http://www.happycampus.co.jp

68. http://www.iie.hiroshima-u.ac.jp

69. http://www.mofa.go.jp

70. http:// www .q.hatena.ne.jp

71. http:// www .web.econ.keio.ac.jp

You might also like