You are on page 1of 56

THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

LỜI MỞ ĐẦU

Biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội là một lĩnh vực được nhiều nhà nghiên cứu về
kinh tế và xã hội quan tâm bởi tính thời sự và ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng và
phát triển đất nước. Nó không những chỉ ra cho chúng ta thấy sự vận động, thay đổi
một cách đơn thuần về kinh tế - xã hội, mà còn giúp chúng ta nhận thức rõ hơn bản
chất của sự thay đổi đó.
Nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ cùng với những bước thăng
trầm của lịch sử dân tộc. Đồng thời vận dụng sáng tạo học thuyết của chủ nghĩa
Mác - Lênin về cách mạng không ngừng và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong
xem xét các sự vật hiện tượng; Đảng và nhà nước ta đã căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể
của đất nước mà có những chính sách cụ thể nhằm phát triển kinh tế xã hội.
Lịch sử đã chứng minh rằng không phải cái gì ra đời trước cũng đúng. Bởi lịch
sử luôn luôn vận động theo quy luật phủ định biện chứng. Nó sẽ kế thừa những tinh
hoa và bổ xung những điều mới mẻ phù hợp với hoàn cảnh của xu thế mới.
Đối với Việt Nam, trên bước đường xây dựng và củng cố đất nước từ 1945
đến nay, Việt Nam đã trải qua hàng loạt các biến cố lịch sử, đồng thời cũng chứng
kiến sự thay đổi không ngừng của nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Từ một nền kinh
tế với những khó khăn chồng chất từ di hoạ của chế thực dân phong kiến, nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà non trẻ đã phải thực hiện hàng loạt các chính sách
nhằm xây dựng và củng cố chính quyền mới. Nhưng thời kỳ đầu khi chúng ta mới
giành được độc lập, nền kinh tế Việt Nam nhanh chóng chuyển vào thời chiến. Vì
vậy mà có những khó khăn, hạn chế nhất định trong việc phát tiển một nền kinh tế -
xã hội toàn diện.
Đến khi hoà bình lập lại trên lãnh thổ miền Bắc, Đảng, nhà nước và nhân dân
ta đã quyết tâm đưa miền Bắc tiến lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH), trở thành hậu
phương lớn của tiền tuyến miền Nam. Và kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ này có
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

sự phân cực sâu sắc. Một bên là miền Bắc phát triển trong điều kiện hoà bình, còn
miền Nam ở trong thời chiến.
Khi hoà bình lâp lại trên toàn bộ lãnh thổ nước ta, chúng ta có điều kiện đưa cả
nước đi lên Chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế - xã hội Việt Nam quy tụ về một mối và
phát triển trong thế nâng đỡ nhau. Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam tiếp tục có
những bước chuyển mới. Sau khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới một cách
toàn diện vào năm 1986 thì cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam được xác lập một cách
cụ thể hơn với các thành phần kinh tế vận động theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của nhà nước. Cơ cấu xã hội cũng có những biến đổi theo phù hợp với tình hình
mới.
Rõ ràng nếu chúng ta có điều kiện đi sâu nghiên cứu toàn bộ sự biến đổi cơ
cấu kinh tế - xã hội Việt Nam trong một thời gian dài như vậy, chúng ta sẽ thấy
được một bức tranh toàn diện về đất nước ta trên hai bình diện đó. Tuy nhiên với
phạm vi của một tiểu luận chuyên đề thì việc tìm hiểu một thời kỳ dài như vậy là
một điều rất khó khăn. Nó đòi hỏi phải có tời gian tìm hiểu, tổng hợp, nghiên cứu,
khảo nghiệm mới có thể hoàn thành được.Vì vậy trong chuyên đề này tôi chỉ xin đi
sâu vào tìm hiểu biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 - 1960.
Qua đó làm nổi bật bức tranh kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ đầu hoà bình. Và
cũng qua đó làm sáng tỏ một số điều trong thời kỳ khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN
mà miền Bắc đã tiến hành.
Viết về vấn đề này đã có nhiều tác giả dồn tâm nghiên cứu. Có người đặt nó
trong một tổng thể, cũng có ngưòi nhìn nhận nó ở từng khía cạnh ví như cách mạng
ruộng đất, hợp tác hoá nông nghiệp, thủ công nghiệp, nội thương... Nhưng nếu như
vậy chúng ta sẽ khó có thể đi sâu và thấy hết được sự chuyển biến của nó.
Cho nên việc đi sâu vào tìm hiểu một giai đoạn ngắn như vậy thiết nghĩ là một việc
làm cần thiết. Nó sẽ có điều kiện đi sâu hơn, mổ sẻ vấn đề một cách cụ thể hơn và
cũng vì vậy làm rõ được bản chất của sự biến đổi. Qua đây tôi cũng muốn góp một

1
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

phần nhỏ bé của mình vào việc hình thành phương pháp tư duy, cũng như phương
pháp luận trong tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này.
Cụ thể hơn tiểu luận chuyên đề của tôi ngoài lời mở đầu sẽ có những phần
chính như sau:
Phần I: Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc sau hiệp định Giơnevơ.
Phần II: Việc thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng trong thời
kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thời kỳ cải tạo xã hội chủ
nghĩa (XHCN) - Nhân tố quan trọng tác động đến biến đổi cơ cấu kinh tế -xã hội
thời kỳ 1954- 1960.
Phần III: Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954- 1960
Phần IV: Nhận xét
Phần V: Kết luận
Với bố cục như trên tôi nhằm là nổi bật thực trạng về kinh tế - xã hội miền Bắc
sau hiệp định. Qua dó chúng ta sẽ thấy đựoc ý nghĩa của những biến đổi về kinh tế
- xã hội của miền Bắc trong thời gian này. Đồng thời đi tìm hiểu những nguyên
nhân dẫn đến sự biến đổi thực tế của sự biến đổi đó. Phần nhận xét sẽ là phần tôi
đánh giá tổng hợp, nâng cao vấn đề và trình bày một số nhận thức của mình về vấn
đề nghiên cứu. Phần kết luận tôi đi khái quát toàn bộ vấn đề nghiên cứu và rút ra ý
nghĩa thực tiễn của đề tài.
Tuy đã có sự nỗ lực cố gắng trong việc tìm tòi nguồn tư liệu và xử lý chúng,
cũng như việc vận dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp
liên ngành ( kinh tế - lịch sử - xã hội học) trong việc sử lý đề tài. Nhưng tôi chắc
chắn rằng bài viết của tôi không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy tôi rất
mong nhận được những ý kiến góp ý của những người quan tâm đến đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Đình Lê - người trực tiếp
giảng dạy tôi chuyên đề này - đã có những gợi mở giúp tôi lựa chọn và hoàn thành
bài tiểu luận chuyên đề.

2
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

I/ Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc sau hiệp định Giơnevơ.
Với những điều khoản của hiệp đinh Giơnevơ Pháp phải rút quân về nước và
lập lại hoà bình trên cơ sở thhùa nhận chủ quyền dân tộc của ba nước Đông Dương.
Do so sánh lực lượng và tình hình thế giới phức tạp, Việt Nam tạm thời bị
chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn
giải phóng và đi lên Chủ nghĩa xã hội. Miền nam tạm thời bị đế quốc mỹ và các lực
lượng tay sai thống trị. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của nhân dân ta trên
cả nước chưa hoàn thành. Vì vậy yêu cầu đặt ra cho miền Bắc lúc này là khôi phục
kinh tế, đưa miền Bắc tiến lên CNXH.
Miền Bắc sau tháng 7/1954 có khoảng 13 triệu người, trong đó khoảng 12
triệu người sống ở vùng nông thôn, còn lại thì cư trú ở địa bàn đô thị. Riêng vùng
Bắc Bộ là nơi có dân số đông nhất với hơn 8 triệu người. Còn các cư dân thành thị
sống tập trung chủ yếu ở Hà Nội và hải Phòng.
Miền Bắc lúc này bao gồm có liên khu việt Bắc, Khu tự trị Thái Mèo, khu
Hồng Quảng, Liên khu III, khu Tả ngạn, khu IV, và hai thành phố thuộc Trung
ương(TW) là Hà Nội và Hải Phòng.
Với hàng chục các dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn miền Bắc, đông
nhất vẫn là người Kinh với hơn 85% dân số cư trú tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ,
tiếp đến là các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường...cư trú chủ yếu ở vùng núi Việt
Bắc, Tây Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình. Ngoài ra còn có trên chục người
Việt gốc Hoa sinh sống chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phòng và khu vực Hồng Quảng.
Trước ngày hoà bình lập lại giai cấp địa chhủ miền Bắc chiếm 2,3% dân số,
phú nông chiếm 1,6% dân số, trung nông chiếm 36,5 % dân số, bần bông chiếm
43%, cố nông chiếm 13%, các tầng lớp dân cư khác chiếm 3,6%. Như vậy tầng lớp
trung nông và bần nông chiếm tỷ lệ đông đảo nhất, ít nhất là phú nông, địa chủ và
tầng lớp cố nông.
Còn lực lượng công nhân miền Bắc sau khi tiếp quản chỉ có 27.581 người,
chiếm 2/3 công chức làm các việc hành chính. Bộ phận này chủ yếu làm việc trong

3
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

các xí nghiệp, nhà máy của tư bản thực dân Pháp và một bộ phận khác sản xuất
trong khu vực do chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà kiểm soát.
Những người giỏi nghề trong lĩnh vực thủ công nghiệp cũng còn lại không
nhiều. Phần lớn đã bỏ nghề trong chiến tranh, một phần vì già yếu, phần vì việc
truyền nghề bị gián đoạn trong nhiều năm.
Lực lượng cán bộ trong những cơ quan, đơn vị sản xuất có sự phát triển cả về
số lượng và chất lượng với tổng số 15 vạn người. Đội ngũ này bao gồm hai bộ
phận: thuộc khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Đối với khu vực
sản xuất vật chất có khoảng 7 vạn công nhân, chủ yếu làm việc trong xí nghiệp
quốc phòng, nông trường quốc doanh, vận tải, bưu điện và thương nghiệp. Khu vực
không sản xuất cũng có khoảng 7 vạn người, bao gồm cán bộ viên chức hành chính
sự nghiệp, giáo dục, văn hoá, y tế....
Mặt khác ngay sau hiệp định Giơnevơ, với việc thực hiện 300 ngày tập kết,
chuyển quân và chuyển giao khu vực, miền Bắc đã đón nhận khoảng 15 vạn cán
bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc. Điều này đã cung cấp thêm lực lượng lao
động và đội ngũ trí thức cho miền Bắc.
Bản thân nền kinh tế miền Bắc sau khi tếp quản là một nền kinh tế kiệt quệ.
Đó là hậu quả tất yếu của chính sách cai trị của thực dân Pháp và tác động của
chiến tranh. Kinh tế miền Bắc là một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh
mún với hơn 1.400.000 ha ruộng đất bị bỏ hoang, hàng chục vạn nông dân không
có nhà ở, nhiều công trình thuỷ lợi bị thực dân Pháp tàn phá, hàng chục vạn trâu bò
bị giết. (1)
Đối với công nghiệp cực kỳ nghèo nàn. Phần lớn các xí nghiệp thiếu về máy
móc, hoặc có máy móc nhưng quá lạc hậu. Khai thác mỏ giảm một nửa so với
trước chiến tranh. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng nói chung bị tàn phá
nghêm trọng.(2)
Vài năm sau khi tiếp quản miền Bắc, giá trị sản lượng công nghiệp còn rất
thấp, chiếm chưa đầy 10% tổng giá trị sản lượng công - nông nghiệp. Sản xuất tiểu

4
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

thủ công nghiệp bị đình đốn, phần vì giao lưu hàng hoá giữa các địa phương bị
chiến tranh cản trở, phần vì do sự cạnh tranh của hàng hoá Pháp. Hầu hết các cơ sở
công nghiệp của tư bản Pháp và tư sản dân tộc đều ngừng hoạt động. Hàng hoá
công nghiệp trở nên khan hiếm. Số người thất nghiệp của các thành phố là trên 10
vạn người.
Miền Bắc cũng có hàng triệu người mù chữ. Số trường lới thiếu, tỷ lệ học sinh
đến trường lớp thấp. Số kỹ sư và cán bộ kỹ thuật ở lại trong các công sơ thuộc
Pháp trước đây rất ít. Hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân hầu như
không đáng kể.
Thực trạng trên đòi hỏi miền Bắc phải khẩn trương có những biện pháp cụ thể
khẩn trương khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Và việc tiến lên CNXH như là
một tất yếu khách quan. Nó phù hợp với quy luật phát triển không ngừng của cách
mạng. Đồng thời nó cũng đáp ứng nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân
dân lao động miền Bắc. Đó cũng là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp cách mạng cả
nước, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam và đi
tới hoà bình thống nhất đất nước.
Nói chung lại, thời kỳ 1954 -1960 đánh dấu bước ngoặt trong việc miềm Bắc
bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH với những đặc điểm sau:
1. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu - chủ yếu dựa trên sản xuất nhỏ cá
thể, lao động thủ công, cơ sở kinh tế của chủ nghĩa tư bản hết sức kém cỏi, cơ sở
vật chất do chế độ cũ để lại không có gì, trình độ văn hoá của nhân dân còn thấp -
mà tiến thẳng lên giai đoạn CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
2. Cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc được tiến hành trong hoàn cảnh đất
nước còn tạm bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ niến miền Nam thành thuộc
địa kiểu mới và dùng miền Nam làm căn cứ để phá hoại công cuộc xây dựng
CNXH ở miền Bắc, gây nên cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc ở cả hai miền và
trên toàn bán đảo Đông Dương với các hình thức và mức độ khác nhau.

5
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

3. Miền Bắc lên CNXH khi phe XHCN đã trở thành một hệ thống trên thế
giới. Vì vậy miền Bắc cũng có được những thuận lợi nhất định trong việc xây dựng
CNXH.
Xuất phát từ những đặc điểm này, Đảng ta đã đề ra và từng bước hoàn thiện
đường lối cách mạng XHCN, vạch ra những kế họach cụ thể đưa miền Bắc tiến
nhanh, tiến mạnh lên CNXH.

6
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

II/ Việc thực hiện những chủ trương, chính sách mới của Đảng trong thời
kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thời kỳ cải tạo xã hội
chủ nghĩa (XHCN) - Nhân tố quan trọng tác động đến biến đổi cơ cấu kinh tế -
xã hội thời kỳ 1954- 1960.
Ngay sau khi tiếp quản miền Bắc, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương khôi
phục kinh tế miền Bắc nhằm:" hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế
quốc dân, giảm bớt những khó khăn của đời sống nhân dân, phát tiển kinh tế một
cách có kế hoạch và làm từng bước, mở rộng việc giao lưu kinh tế giữa thành thị và
nông thôn" (3)
Chủ trương này được bổ xung và hoàn thiện qua các hội nghị TW lần thứ 6
(7/1954), Hội nghị bộ chính trị (9/1954), Hội nghị TW lần thứ 7(3/1935), Hội nghị
TW lần thứ 8(8/1955), Hội nghị TW lần thứ 11(12/1956), Hội nghị TW lần thứ 12
(3/1957). Và miền Bắc đã thực hiện các chủ trương của Đảng thông qua kế hoạch
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 -1957) và kế hoạch cải tạo
XHCN (1958 -1960).
1/ Cải cách ruộng đất trong thời kỳ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết
thương chiến tranh (1955 - 1957)
Tại hội nghị TW lần thứ 7 và lần thứ 8, Ban chấp hành TW Đảng khoá II đã
xác định "Điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, mà cụ thể là hoàn thành cải
cách ruộng đất, chia lại ruộng đất cho nông dân, xoá bỏ chế độ sở hữu ruộng đất
của giai cấp địa chủ, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH".(4)
Thực ra cải cách ruộng đất đã được tiến hành trong thời kỳ kháng chiến chống
Pháp. Từ tháng 11/1953 và tháng 12/1953, TW Đảng và Quốc hội đã phát động và
thông qua luất cải cách ruộng đất. Tháng 12/1955 cải cách ruộng đất ở miền Bắc
được tiếp tục và kéo dài trong suốt thời kỳ khôi phục kinh tế, cho tới cuối năm

7
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

1957 thì kết thúc và thực sự được hoàn thành vào năm 1958 (khi đã tiến hành công
tác sửa sai).
Cải cách ruộng đất đã lôi cuốn được khoảng 2.400.000 hộ với gần 11 triệu
người vào cuộc vận động chưa từng có trong lịch sử nông thôn và nông dân Việt
Nam.
Trong thời kỳ 3 năm 10 tháng, kể từ đầu cho đến khi hoang thành ta đã tiến
hành được 9 đợt giảm tô và 5 đợt cải cách ruộng đất. Cải cách ruộng đất đã được
tiến hành ở 3563 xã (xã mới chia lại) thuộc 22 tỉnh, bao gồm cả vùng đồng bằng,
trung du và miền núi phía Bắc. Cuộc cải cách đã động chạm đến 2.453.518 gia
đình, 10.700.000 nhân khẩu và 1,5 triệu ha ruộng đất (tức phần ruộng đất ở miền
Bắc. Đã tịch thu, trưng thu và trưng mua 810.000 ha ruộng đất, trên 100.000 trâu
bò, 1,8 triệu nông cụ chia cho 2, 2 triệu hộ nông dân lao động gồm 9,5 triệu người.
Như vậy là đã có 72,8% số hộ nông dân ở nông htôn ở miền Bắc được chia lại
ruộng đất. Thắng lợi này đã tạo tiền đề củng cố và phát triển miền Bắc về mọi mặt.
Với tỷ lệ ruộng đất được phân chia tương đối đồng đều, các hộ nông dân đã có đủ
ruộng canh tác, tự sản xuất độc lập. Điều này đã tạo tiền đề khách quan cho việc
củng cố vai trò kinh tế của các hộ nông dân.
Mặc dù cải cách ở miền Bắc có những sai làm nhất định (đã mắc vào chủ
nghĩa thành phần, chủ nghĩa trừng phạt, nặng về đấu tố, nhẹ về giáo dục, áp dụng
một cách máy móc kinh nghiệm của nước ngoài.... Và hậu quả là hàng loạt các vụ
quy nhầm thành phần gây bất bình trong nhân dân). Nhưng su khi tiến hành sửa sai
kết quả là chúng ta vẫ đạt được những thắng lợi lớn. Xoá bỏ được quyền chiếm hữu
ruộng đất của giai cấp địa chủ, xác lập quyền sở hữu ruộng đất của nông dân lao
động, mục tiêu " người cày có ruộng" đã được thực hiện. Bộ mặt kinh tế và xã hội
ở nông thôn đã có nhiều biến đổi theo hướng tích cực hơn. Nông dân dựoc tự chủ
và hăng hái lao động sản xất góp phần ổn định đời sống xã hội ở nông thôn.
Với cải cách ruộng đất ở miền Bắc thành quả cách mạng, cũng như tính ưu
việt của chế độ mới được bộc lộ rất rõ. Bởi lẽ cũng trong thời kỳ này ở miền Nam

8
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

với những chính sách phản động của Ngô Đình Diệm trong việc thực hiện cải cách
điền địa. Kết quả là đã phục hồi quan hệ sản xuất phong kiến, tá điền hoá nông
dân,... thành quả mà cách mạng đã đem lại cho nông dân miền Nam đều bị thủ tiêu,
ách phong kiến lại quàng lên cổ họ.
2. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 -1957).
Tháng 9/1954, Bội chính trị đã ra nghị quyết vạch rõ nhiệm vụ trước mắt
trong thời kỳ tới là ổn định trật tự xã hội, ổn định giá cả, ổn định thị trường. Khâu
trọng tâm là ở cả thành phố và nông thôn là phục hồi và nâng cao sản xuất, phục
hồi kinh tế quốc dân mà then chốt là phục hồi sản xuất nông nghiệp. Phục hồi giao
thông vận tải có tính chất mở đường. Chú ý phục hồi và nâng cao sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp, nhất là những công xưởng công nghiệp nhẹ sản xuất
những mặt hàng phục vụ đời sống nhân dân.
Tháng 3/1955, kỳ họp thứ tư của Quốc hội tiếp tục nhấn mạnh phải :"dựa vào
sức lực của nhân dân ta, đồng thời dựa vào sự giúp đỡ của các nước bạn - sức ta
vẫn là chính nhằm khôi phục nông nghiệp, phát triển công nghiệp và thủ công
nghiệp, khôi phục thương nghiệp và bình ổn giá cả, củng cố nền tài chính quốc gia,
khôi phục giao thông vận tải"(5)
Mục tiêu của khôi phục kinh tế là mức sản xuất năm 1939 - mức cao nhất ở
Đông Dương trước chiến tranh. Tới cuối năm 1957 kế hoạch khôi phục kinh tế đã
căn bản được hoàn thành và nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành vựơt mức.
Về nông nghiệp. Hầu hết các công trình thuỷ lợi đã được khôi phục, các hệ thống
sông Giang, sông Cầu, sông Chu và nhiều cơ sở công trình thuỷ lợi khác bắt đầu
được sửa chhữa. Nhân dân khắp nơi đào mương, khơi ngòi ,đắp đê, khai hoang
phục hoá ruộng đất. Nông dân thi đua sản xuất vào tổ đổi công, xây dựng thủ hợp
tác xã nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Nạn đói giáp hạt - sản
phẩm của chế độ cũ đã bước đầu được giả quyết.
Về công nghiệp. Miền Bắc đã khôi phục được 29 xí nghiệp cũ, xây dựng được
55 xí nghiệp mới, chủ yếu là sản xuất hàng tiêu dùng như nhà máy Diêm Thống

9
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Nhất, Gỗ Cầu Đuống, Thuốc lá Thăng Long... Những nhà máy, xí nghiệp quan
trọng như mỏ than, nhà máy xi măng, nhà máy dệt... đều được khôi phục và phát
triển. Đến cuối năm 1957, miền Bắc đã có 97 nhà máy, xí nghiệp do nhà nước quản
lý.
Trong lĩnh vực giao thông vận tải. Miền Bắc đã khôi phục được gần 700 km
đường sắt. Quan trọng nhất là tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, sửa chữa và làm
mới hàng nghìn km đường ô tô, xây dựng và mở rộng nhiều bến cảng như Hải
Phòng, Cẩm Phả, Bến Thuỷ. Đường hàng không dân dụng quốc tế cũng được khia
thông.
Các ngành văn hoá, giáo dục, y tế, cũng đã phát triển nhanh chóng. Nền giáo
dục được phát triển theo hướng XHCN. Giáo dục phổ thông và đại học được chú ý
phát triển. Số học sinh trung học chuyên nghiệp và đại học tăng lên. Đây là nguồn
lớn bổ xung về lực lượng lao động có tay nghề và đội ngũ công nhân viên chức.
Nói tóm lại, trải qua thời gian 3 năm, nhân dân miền Bắc "đã đạt được những thành
tích to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bước
đầu phát triển văn hoá... Nông nghiệp đã vượt mức trước chiến tranh. Công nghiệp
đã khôi phục được các xí nghiệp cũ, xây dựng một số nhà máy mới. An ninh trật tự
được giữu vững, quốc phòng được củng cố".(6)
Những thắng lợi lớn này đã góp phần tích cực vào việc thay đổi bộ mặt kinh té - xã
hội miềm Bắc thời kỳ đó. Tạo tiền đề cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu
trong thời kỳ cải tạo XHCN.
3. Cải tạo XHCN 1958 - 1960
Tháng 11/1958, Ban chấp hành TW Đảng họp hội nghị lần thứ 14 đề ra 3 năm
phát triển kinh tế - văn hoá và cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể và kinh tế tư
bản tư doanh. Hội nghị chỉ rõ:" Nhiệm vụ cơ bản của chúng ta ở miền Bắc là đẩy
mạnh cuộc cải tạo XHCN đối với kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc
cải tạo đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh. Đồng thời phải ra sức phát tiển
thành phần kinh tế quốc dân. Trong khi tiến hành cải tạo XHCN và xây dựng

10
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

CNXH phải kiên quyết đập tan mọi âm mưu và hành động phá hoại của bọ phản
cách mạng".(7) Mục đích chính là dần dần biến nền kinh tế quốc dân nhiều thành
phần thành nền kinh tế XHCN thuần nhất dựa trên dựa trên chế độ sở hữu toàn dân
và chế độ sở hữu tập thể.
Đối với công thuơng nghiệp tư bản tư doanh, cuộc cải tạo đã được tiến hành
bằng biện pháp hoà bình. Bởi vì giai cấp tư sản miền Bắc nhỏ yếu, số lượng ít, đa
số thuộc loại vừa và nhỏ, vốn là đồng minh của giai cấp công nhân trong cách
mạng dân tộc dân chủ. Nhà nước đã chủ trương mua lại, chuộc lại tư liệu sản xuất
của tư sản và trả dần tiền chuộc cho nhà tư sản, đưa họ vào công tư hợp doanh,
hoặc các xí nghiệp hợp tác, xoá bỏ giai cấp tư sản, cải tạo nhà tư sản thành người
lao động. Giai cấp tư sản miền Bắc đều có phản ứng, thậm chí có lúc rất gay gắt.
Nhưng đến cuối năm 1960 đã có 97% hộ tư sản vào công tư hợp doanh. Đồng thời
đã có 87,9% số thợ thủ công vào 45% những người buôn bán nhỏ vào hợp tác xã.
Đối với thủ công nghiệp. Trong thời kỳ chông Pháp, thủ công nghiệp nhỏ, lạc
hậu. Sau khi hoà bình lập lại vị trí quan trọng của nó trong nền kinh tế nước ta
không hề thay đổi. Thủ công nghiệp thời gian này bao gồm có 17 ngành và 150
nghề và sản xuất hơn 1000 loại hàng hoá khác nhau. Và việc tiến hành cải tạo thủ
công nghiệp theo CNXH nhằm tao điều kiện cơ bản cho thủ công nghiệp có thể dần
dần xoá bỏ mặt lạc hậu, phát huy mạnh mẽ các mặt tích cực, phát triển có lợi cho
kinh tế quốc dân và cho thợ thủ công. Đồng thời với cải tạo phải chú ý gắn liền với
cải tiến kỹ thuật, tận dụng khả năng của hàng tiêu dùng để sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu. Hướng cải tạo cơ bản là đưa thủ công nghiệp và thợ thủ công
bằng con đường hợp tác hoá như tổ hợp tác mua và bán, tổ hợp tác vừa mua vừa
sản xuất, của hàng hợp tác, mục đích là chuyển dần những người buôn bán nhỏ vào
sản xuất và để tiến lên CNXH.
Đối với công nghiệp. Công nghiệp quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo, là cơ sở
chủ yếu của nền công nghiệp XHCN. Sản xuất công nghiệp sẽ cung cấp hàng tiêu
dùng và những tư liệu sản xuất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Nó thúc đẩy

11
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

công thương nghiệp ru bản tư doanh phát triển, và giúp đỡ thủ công nghiệp phát
triển theo con đường hợp tác hoá.
Trong kế hoạch 3 năm 2958 - 1960 sẽ ra sức phát triển công nghiệp sản xuất
các tư liệu sản xuất ( hướng phát triển sẽ chú trọng vào các ngành điện lực, khai
khoáng, luyện kim, chế tạo cơ khí...), đồng thời tiếp tục phát triển hàng tiêu dùng (
hàng dệt, thực phẩm, giấy, xã phòng....). Kết hợp xây dựng công nghiệp TW với
xây dựng công nghiệp địa phương.
Về quy mô xây dựng và cơ sở kỹ thuật của các xí nghiệp. Trong kế hoạch 3
năm này chúng ta chủ trương kết hợp xây dựng các xí nghiệp loại lớn, loại vừa và
loại nhỏ, lấy loại vừa và loại nhỏ làm chính; Kết hợp kỹ thuật hiện đại với cơ khí
và thủ công. Các xí nghiệp của TW và địa phương; loại cũ và loại mới; loại lớn,
loại vừa và loại nhỏ; kỹ thuật hiện đại, nửa cơ khí và thủ công phải giúp đỡ nhau
một cách chặt chẽ.
Đi đôi với phát triển công nghiệp quốc doanh của TW là đẩy mạnh cải tạo và
phát triển thủ công nghiệp, xây dựng các xí nghiệp quốc doanh địa phương theo
hướng kết hợp thủ công nghiệp hợp tác với công nghiệp quốc doanh địa phương.
Hình thành một mạng lưới công nghiệp địa phương và bổ xung có hiệu quả cho
phát triển kinh tế đất nước.
4. Hợp tác hoá nông nghiệp
Tháng 4/1959, Hội nghị lần thứ 16 Ban chấp hành TW Đảng (khoá II) đã thông qua
nghị quyết quan trọng về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp. Hội nghị xác định :"
Dựa hẳn vào bần nông và trung nông lớp dưới, đoàn kết chặt chẽ với trung nông, đi
đến và xoá bỏ sự bóc lột kinh tế của phú nông, cải tạo tư tuởng của phú nông, ngăn
ngừa địa chủ ngóc đầu dậy, tiếp tục mở đường cho địa chủ lao động cải tạo thành
con người mới, kiên quyết đưa nông dân đi vào con đường hợp tác hoá nông
nghiệp để tiến lên CNXH"(8). Hội nghị cũng chỉ rợp tác hoá phải đi đôi với thuỷ
lợi hoá và tổ chức lại lực lượng lao động. Đồng thời cũng chỉ rõ ba nguyên tắc cần

12
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

được quán triệt trong suốt thời kỳ xây dựng hợp tác xã nông nhiệp: tự nguyện, cùng
có lợi, và quản lý dân chủ.
Lênin đã từng nói ;"chia lại ruộng đất chỉ tôt trong buổi đầu, đó là tỏ rõ ruộng
đất đã tỏ rõ ruộng đất đã rời khởi tay địa chủ trở về với nông dân. Nhưng như thế
vẫn chưa đủ, mà cần phải có chế độ làm chung mới có lối ra"(9).
Vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của miền Bắc, Đảng ta đã kịp thời phát
động một phong trào xây dựng hợp tác xã. Mục đích là chặn đứng con đường phát
triển tư bản ở nông thôn, cứu nông dân khỏi rơi vào con đường Tư bản chủ nghĩa.
Nó là điều kiện tiên quyết để đua nông nghiệp tư sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn
XHCN.
Mặt khác chúng ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên CNXH bỏ qua
giai đoạn phát triển Tư bản chủ nghĩa, thì công cuộc xây dựng cơ sở vật chất cho
CNXH bằng công nghiệp hoá đã đạt ra nhiệm vụ tất yếu cho nông nghiệp là nông
nghiệp phải trở thành cơ sở cho công nghiệp phát triển. Trong khi đó sau cải cách
ruộng đất, số hộ vươn lên thành hộ giàu có là rất ít. Cơ sở canh tác vẫn lạc hậu, cơ
sở hạ tầng còn nghèo nàn và nông nghiệp miền Bắc còn phụ thuộc vào thiên nhiên.
Để khắc phục điều này, nông nghiệp phải được tổ chức lại nhằm tạo ra một kiểu tổ
chức có năng xuất cao hơn. Nói khác đi là phải thực hiện một cuộc cách mạng
trong bản thân phương thức sản xuất nông nghiệp, chuyển lên nông nghiệp sản xuất
lớn XHCN.
Trước thời kỳ cải tạo, miền Bắc đã có một số hợp tác xã nông nghiệp. Còn
phong trào tổ đổi công thì đã có từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Khi
phong trào tổ đổi công phát triển mạnh và có chất lượng cao nhất vào năm 1958, thì
cũng bắt đầu của phong trào hợp tác hoá.
Riêng ở vùng núi, vì công cuộc cải cách chưa được tiến hành nên cuộc vận
động xây dựng sản xuất tập thể được phát động cùng với cải cáh ruộng đất.
Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp thực chất là một cuộc vận động cách
mạng về quan hệ sản xuất ở cùng nông thôn. Nhưng có thể nói ảnh hưởng của nó

13
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

rộng hơn cải cách ruộng đất. Phạm vi ảnh hưởng của nó không chỉ ở vùng nông
thôn nông nghiệp, mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội miền Bắc. Đặc
biệt là sự biến động xã hội ở khu vực nông nghiệp và là một trong những yếu tố
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến xu hướng, cục diện biến đổi cơ cấu xã hội cả
nước.
Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được đẩy mạnh. Các hợp tác xã được xây
dựng rất nhanh, và số lượng các hợp tác xã tăng vọt, năm 1958 - 1959 số hộ vào
hợp tác xã tương ứng là 4,74% và 45,41%; và đến năm 1960 đã tăng vọt lên
85,83% tổng số hộ nông dân với 76% ruộng đất miền Bắc.
Đến cuối năm 1960 đã có 2.500.000 hộ nông dân tham gia vào sản xuất trong
37.000 hợp tác xã. Trung bình mỗi hợp tác xã năm 1960 có 81 hộ với 40,9 ha canh
tác. Phần lớn các hợp tác xã có quy mô tương đương với xóm. Một số ít có quy mô
ở thôn và ở xã. Địa bàn của nó gần như là trùng khít với khu vực hoạt động chỉ đạo
của tổ chức Đảng trong chi bộ địa phương.
Trong thời kỳ hình thành đã có hợp tác xã nông nghiệp bậc thấp, bậc cao,
nhưng hợp tác xã bậc thấp là chủ yếu. Vào năm 1960 gần 90% tổng số hợp tác xã
ở quy mô bậc thấp tương ứng với 78 hộ xã viên. Số thuộc diện bậc cao gần tương
đương với số đơn vị có quy mô toàn thôn và một số ít có quy mô toàn xã gồm
khoảng 93 hộ. Từ năm 1961 trở đi, phong trào hợp tác hoá mới đi vào chiều sâu,
hướng từ việc chuyển từ hợp tác xã bâch thấp lên hợp tác xã bậc cao.
Hợp tác hoá đã xoá bỏ sự phân cực trong xã hội sau cải cách ruộng đất đã mở
ra khả năng thu hút tất cả lực lượng lao động dư thừa vào sản xuất. Nhưng khi cần
lại có thể huy động rất nhanh một lực lượng rất lớn nhân lực phục vụ mục tiêu xã
hội đột xuất. Đồng thời nó mở ra quan hệ dân chủ, bình đẳng, mở rộng giao tiếp xã
hội trong cộng đồng nông thôn. Nếu như cải cách ruộng đất đóng vai trò phá vỡ
những mặt tiêu cực, bảo thủ, trì trệ, đẳng cấp trong cộng đồng nông thôn miền Bắc
và xác lập những hộ độc lập tự chủ trong sản xuất, thì trong sản xuất tập thể mới
mọi tư liệu sản xuất và nguồn tài nguyên là công cộng, do hợp tác xã quản lý và

14
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

phân chia, không có độc quyền, không có cạnh tranh, nên tính liên hệ cũ chuyển
sang khía cạnh mới. Mối quan hệ tương tác có tính tự phát giữa các hộ sản xuất
riêng lẻ trước kia được thay thế bằng mối quan hệ tương tác, có tổ chức giữa cá hộ
xã viên trong sản xuất, phân phối. Và quan hệ xã hội dựa trên cơ sở độc lập trước
kia được thay thế bằng quan hệ tập thể phụ thuộc lẫn nhau trong hợp tác xã.
Thành phần xã viên hợp tác xã. Ban đầu không kết nạp phú nông, kể cả phú
nông đã thay đổi thành phần; địa chủ, con em phú nông và địa chủ, những phần tử
xấu và những ngưòi có tội ác cũ. Sau rồi mới tuỳ theo mức độ của từng người, từng
thành phần mà xét kết nạp.
Có thể nói rằng hợp tác hoá thực sự là một khâu đột phá trong quá trình cách
mạng XHCN về phương thức sản xuất, chuyển nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản
xuất lớn XHCN.

III/ Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954- 1960
Với việc thực hiện những chủ trưong, chính sách của Đảng và nhà nước và
quyết tâm xây dựng miền Bắc của nhân dân, miền Bắc đã có những sự thay đổi căn
bản về cơ cấu kinh tế - xã hội.
1. Biến đổi cơ cấu kinh tế
Biến đổi cơ cấu kinh tế là những thay đổi trong tổng thể các ngành, các lĩnh
vực, bộ phận kinh tế có mối liên hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.
Riêng cơ cấu kinh tế bao gồm: cơ cấu nền kinh tế quốc dân, cơ cấu theo ngành
kinh tế - kỹ thhuật, cơ cấu theo vùng, cơ cấu theo đơn vị hành chính - lãnh thổ, cơ
cấu theo thành phần kinh tế, trong đó cơ cấu theo thành phần kinh tế - kỹ thuật mà
trước hết là cơ cấu công nông nghiệp là quan trọng nhất.

15
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Đối với miền Bắc thời kỳ này chúng ta đi khảo sát sự biến đổi về kinh tế của
nó thông qua cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu giá trị sản lượng, cơ cấu thu nhập, cơ cấu
sở hữu.
1.1 Cơ cấu vốn đầu tư của nhà nước
Xuất phát từ bối cảnh trong nước và quốc tế, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà đã tập trung đầu tư, xây dựng lại nền kinh tế mới. Vốn thời kỳ này được phân
bổ cho hai khu vực: khu vực sản xuất vật chất và khu vực không sản xuất vật chất.
Trong đó lực lượng sản xuất chiếm trên 80% tổng số vốn đầu tư. Từ năm 1955 -
1960 các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện được cấp vốn nhiều
hơn các ngành khác. Số vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm nhiều nhất. Nam 1959
chiếm 37,3% và năm 1960 chiếm 36,1% tổng số vốn. Rõ ràng vấn đề phát triển
cộng nghiệp được chú trọng phát triển, làm nền tảng cho các ngành kinh tế khác.
Ngành giao thông vận tải và bưu điện cũng chiếm một số vốn đầu tư lớn chỉ
xếp sau công nghiệp. Năm 1957 đạt 23,6% và năm 1960 đạt 18,1% tổng số
vốn.Thậm chí có thời kỳ vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn nhiều hơn công nghiệp,
chiếm 36,1% số vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Điều này cho thấy rõ tĩnh chất
mở đường của ngành giao thông vận tải như Đảng đã xác định.
Trong kháng chiến chống Pháp và khi thực hiện 300 ngày tập kết, chuyển
quân và chuyển giao khu vực hầu hết cơ sở hạ tầng kinh tế và giao thông bị tàn
phá. Số còn lại thì hỏng hóc, cũ kỹ, lạc hậu. Vì vậy để khôi phục và phát triển nó
cần phải có một số lượng vốn nhất định. Mặt khác mục tiêu của miền Bắc sau khi
hoà bình lập lại là tiến lên CNXH. Chính vì vậy nhu cầu khôi phục và phát triển
kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trước mắt. Điều này cũng lý giải cho vấn đề vốn
đầu tư cho kiến trúc chỉ chiếm 2,2% trong thời gian 1954 -1957, sau tăng lên 7,5%
vào năm 1960.
Việc khôi phục và phát triển nông nghiệp thời kỳ này cũng được coi là nhiệm
vụ hàng đầu. Chiến tranh đã khiến nông nghiệp bị đình đốn. Nhiều nơi ruộng đất bị
bỏ hoang, kỹ thuật cach tác lạc hậu... Vì vậy trong 6 năm vốn đầu tư cho lĩnh vực

16
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

này chiếm 11%- 12% tổng số vốn đầu tư của nhà nước cho mọi ngành. Trong đó
lĩnh vực thuỷ lợi luôn luôn chiếm trên 90% số vốn đầu tư cho nông nghiệp. Còn
phần đầu tư trực tiếp cho nông dân không đáng kể.
Thương nghiệp thời kỳ này cũng được chú ý phát triển. Thể hiện ở số vốn đầu
tư cho lĩnh vực này tăng, từ 6,5%(1955 - 1957) lên 7,4%(1960). Thương nghiệp
miền Bắc đã có những khởi sắc mới. Sự giao lưu buôn bán giữa các vùng đã có sự
thông suốt.
Nói chung thời kỳ này miền Bắc có được điều kiện hoà bình để phát triển kinh
tế. Đây là một thuận lợi căn cản và hết sức quan trọng.
Trước đó trong thời kỳ 1945 - 1954, nông nghiệp được coi trọng hàng đầu.
Bản thân miền Bắc cũng bị phân thành vùng địch hậu và vùng tạm chiếm. Vì vậy
giao lưu buôn bán và phát triển kinh tế gặp những khó khăn nhất định. Thời kỳ đó
hầu hết ngân sách quốc gia tập trung cho chiến tranh, và công nghiệp quốc phòng.
Đối với khu vực không sản xuất vật chất, vốn đầu tư so với sản xuất vật chất là
không nhiều nhưng đã có sự chuyển biến tăng từ 14,2%(1955 - 1957) lên
20,4%(1960). Trong đó số vốn đầu tư tập trung vào hành chính, văn hoá và bảo vệ
sức khoẻ. Ba bộ phận này chiếm 2/3 tổng vốn đầu tư cho khu vực không sản xuất
vật chất.
Lĩnh vực được đầu tư ít nhất trong khu vực không sản xuất vật chất là lĩnh vực
công dụng thành phần. Nó chỉ chiếm 0,9%(1955 -1957), đến năm 1960 mới tăng
lên được 1,4%.(10)
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng trong thời kỳ 1954 - 1969 miền Bắc ưu tiên
đầu tư vốn cho khu vực sản xuất vật chất. Điều này xuất phát từ thhực tế và nhiệm
vụ, mục tiêu của miền Bắc sau chiến tranh.
1.2 Cơ cấu giá trị sản lượng
Giá trị sản lượng thời kỳ này tập trung vào các ngành kinh tế then chốt.Bao
gồm công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó tỉ trọng nông nghiệp giảm dần hàng

17
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

năm. Đi liền với nó là sự tăng lên của ngành công nghiệp.Nếu giá tổng sản lượng
nông nghiệp giảm 10% thì công nghiệp tăng 10%. Cụ thể là:
Giá trị sản lượng công nghiệp - nông nghiệp(100%)(11)
Năm Nông nghiệp Công nghiệp
1957 68,6 31,4
1958 68,6 31,4
1959 64,3 35,5
1960 57,4 42,6

Sự tăng trưởng cơ cấu kinh tế của ngành công nghiệp thể hiện rõ nét từ 1959
trở đi - một năm sau khi miền Bắc tiến hành cải tạo XHCN. Nó tương đương với số
vốn đầu tư cao thời kỳ 1958 - 1960 với 36,4%. Điều này đã tạo nên diện mạo mới
của nền kinh tế miền Bắc.
Trước giải phóng, với chính sách kinh tế của Pháp ở miền Bắc cộng với sự tàn
phá của chiến tranh, miền Bắc chỉ có một ít cơ sở sản xuất nhỏ với trang bị lạc hậu,
các phụ tùng thay thế thiếu thốn nghiêm trọng.Vì thế sản xuất thủ công nghiệp
chiếm ưu thế hơn, tỷ trọng sản lượng của tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp
lớn hơn.
Trong khi đó công nghiệp trong vùng giải phóng trước đây chủ yếu tập trung
vào công nghiệp quốc phòng với các xưởng quân giới, nhằm phục vụ các sản phẩm
phục vụ chiến tranh. Còn trong vùng địch hậu công nghiệp nhẹ chiếm tỷ lệ cao
nhất.
Thời kỳ 1954 -1960 cũng là thời kỳ đánh giấu sự thay đổi theo hướng giá trị
sản lượng công nghiệp tăng, thủ công nghiệp giảm. Có thể nói rằng đây là lần đầu
tiên trong lịch sử phát tiển ngành công nghiệp, giá trị sản lượng công nghiệp vượt
giá trị tổn sản lượng thủ công nghiệp
Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp với thủ công nghiệp diễn ra song song
với tỷ trọng của công nghiệp nặng tăng hơn trước ( nhóm A). Cụ thể như sau:

18
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Giá trị sản lượng Công nghiệp nhóm A và B trong những năm 1957 -
1960(%)(12)
1957 1960
Giá trị sản lượng công nghiệp 100 100
Nhóm A 22,8 34,2
NhómB 77,2 65,8
Giá trị sản lượng thủ công nghiệp công 100 100
nghiệp quốc doanh
Nhóm A 34,2 41,0
Nhóm B 65,8 59,0

Từ giữa năm 1955 tỷ trọng sản lượng nhóm A trong tổmg sản lượng toàn
ngành công nghệp chiếm khoảng 5%. Đến khi kết thúc kế hoạch 3 năm lần thứ
nhất, tỷ lệ này tăng lên trên 20%.Và lên gần 35% khi thực hiện hoàn thành kế
hoạch 3 năm cải tạo XHCN.
Tốc độ tăng tổng sản lượng công nghiệp bình quân hàng năm trong kế hoạch 3
năm 1958 -1960 là 21,5%, ngành sản xuất tư liệu sản xuất tăng 37,8%, ngành sản
xuất tư liệu tiêu dùng tăng 15,7%, công nghiệp TW tăng 42,8%, công nghiệp địa
phượng tăng12,5 %.
Cơ cấu sản xuất công nghiệp cũng có sự thay đổi. Tỷ trọng giá trị sản sản
lượng công nghiệp nhóm A tăng, nhóm B giảm. Mặc dù tỷ trọng giá trị sản lượng
công nghiệp nhóm B vẫn lớn hơn nhóm A.
Riêng đối với công nghiệp quốc doanh, tỷ trọng của nó trong tổng giá trị toàn
ngành công nghiệp ngày càng lớn. Năm 1959 công nghiệp quốc doanh chiếm
47,5% giá trị sản lượng công nghiệp và thủ công nghiệp; vận tải quốc doanh chiếm
70,3% tổng số lượng hàng luân chuyển.; thương nghiệp quốc doanh chiếm 89%
tổng mức mua bán. Đến năm 1960, công nghiệp quốc doanh (bao gồm quốc doanh
và công tư hợp doanh đã đóng vai trò quan trọng chủ đạo, trở thành xương sống
19
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

của công nghiệp miền Bắc. Vào thời điểm hoàn thành căn bản công cuộc cải tạo
CNXH đối với các thành phần kinh tế phi XHCN ở miền Bắc, nhóm công nghiệp
nặng trong công nghiệp quốc doanh chỉ kém nhón công nghiệp nhẹ khoảng 10%.
Những số liệu trên tốc độ phát triển khá cao của công nghiệp. Công nghiệp
TW phát triển nhanh và có kỹ thuật cao hơn trước và có năng xuất lao động khá
cao; Công nghiệp địa phương bao gồm cả công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công
nghiệp phát triển rộng khắp với số lượng lớn các cơ sởan xuất và đội ngũ công
nhân đông đảo. Nhịp độ phát triển sản xuất đã tăng nhanh hơn nhịp độ phát triển
sản xuất tư liêu tiêu dùng. Công nghiệp đã cung cấp cho nền kinh tế quốc dân một
khối lượng lớn các sản phẩm trong đó có những sản phẩm trước đây nước ta chưa
sản xuất được.
Đối với nông nghiệp. Truyền thống canh tác lâu đời và diện tích ruộng đất
dành cho nông nghiệp lớn thì giá trị của ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản
lượng nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn. Còn chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi với quy
mô nhỏ theo hộ gia đình, nên giá trị sản lượng còn thấp. Cụ thể vào năm 1960, giá
trị sản lượng ngành trồng trọt chiếm 68,3%, chăn nuôi chiếm 16,5% tổng giá trị sản
lượng nông nghiệp.
1.3 Cơ cấu thu nhập
Sự gia tăng giá trị sản lượng của kinh tế miền Bắc đã dẫn đến sự tăng thu nhập
của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu thu nhập của kinh tế miền Bắc thay đổi cùng với
tiến trình xây dựng miền Bắc trong những năm đầu sau giải phóng. Sự khác biệt
đầu tiên trong lĩnh vực này là cơ cấu thu nhập của kinh tế miền Bắc không còn
mang đậm tính thuần tuý của nông nghiệp như trước . Căn cứ vào cơ cấu GDP của
miền Bắc có thể thấy tỷ trọng các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp - dịch vụ
cao hơn trước. Sau mấy năm khôi phục kinh tế miền Bắc, cho đến năm 1957, công
nhiệp chiếm 17,28% tổng tỷ trọng thu nhập quốc dân, nông nghiệp chiếm 57,02%;
kiến trúc chiếm 2,46%; vận tải bưu điện chiếm 2,06%; thương nghiệp và ăn uống
chiếm 21,18%.(13)

20
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Như vậy nông nghiệp là ngành có tỷ trọng thu nhập quốc dân cao nhất. Tiếp
đến là thương nghiệp và ăn uống rồi mới đến công nghiệp. Điều đó chứng tỏ bản
chất của nền kinh tế miền Bắc vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp.
Bước cào những năm cải tạo XHCN cơ cấu kinh tế miền Bắc tiếp tục thay đổi
theo hướng tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm dần, còn các ngành sản xuất phi
nông nghiệp có xu hướng gia tăng. Cụ thể là:
Thu nhập kinh tế quốc dân 1957 -1960 (triệu đồng)(14)
Năm Tổng số Nông Công Kiến Vận tải Thương
nghiệp nghiệp trúc bưu điện nghiệp
1957 2624,1 1473,7 449,3 89,8 62,5 548,8
1958 2869,4 1729,5 460,3 122,4 77,0 480,,2
1959 3351,7 1947,4 543,0 193,6 97,3 540,4
1960 3471,0 1785,3 611,1 228,5 124,0 722,1

Phân tích bảng số liệu trên chúng ta có thê thấy rằng thu nhập quốc dân của
ngành kiến trúc và vận tải bưu điện tăng nhanh. Năm 1960, ngành kiến trúc tăng so
với năm 1957 là 2,54 lần, ngành bưu điện tương ứng là 1,98 lần, ngành nông
nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp tăng chậm hơn tương ứng là 1,21 lần, 1,36
lần, 1,31 lần.
Như vậy đến năm 1960, tỷ trọng thu nhập của kinh tế quốc dân từ nông nghiệp
chỉ còn 51% GDP, công nghiệp là 17%, thương nghiệp là 20%, vận tải bưu điện
tăng lên và đạt 3,57%, kiến trúc cũng tăng lên và đạt 6,56%.
Thu nhập kinh tế quốc dân tăng thì đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân
cũng được nâng cao. Từ năm 1957 dến năm 1959 tăng 19,3 %. Lương cho công
nhân viên chức với lương danh nghĩa tăng 53,3%; lương thực tế tăng 33%; thu
nhập bình quân của nhân dân tăng 14,8%.
1.4 Cơ cấu sở hữu

21
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Sự thay đổi về cơ cấu sở hữu là một trong những nét nổi bật nhất của biến đổi
kinh tế xã hội miền Bắc trong thời gian sau năm 1954. Sự thay đổi này diễn ra ngay
trong lúc tiếp quản miền Bắc, sau đó được tiếp tục đẩy mạnh trong những năm khôi
phục kinh tế, và trở thành cuộc cách mạng về quyền sở hữu trong những năm cải
tạo XHCN.
Sau kháng chiến chống Pháp, nền kinh tế miền Bắc là nền kinh tế nhiều thành
phần. Bao gồm kinh tế tư bản tu doanh, kinh tế cá thể, kinh tế quốc doanh, kinh tế
tập thể. Trong đó kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được coi là kinh tế XHCN.
Kinh tế XHCN trong thời gian này bao gồm ngành thương nghiệp quốc doanh, các
cơ sở sản xuất quốc phòng, các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và trong thời kỳ
khôi phục kinh tế, tỷ trọng sản lượng kinh tế quốc doanh chiếm dưới 10%. Nhưng
trong thời kì cải tạo XHCN thì nó và kinh tế tạp thể chiếm vị trí chủ đạo, và tăng
lên nhanh chóng. Chúng ta có thể thấy rõ điều đó qua bảng số liệu sau:
1957 1960
Tổng số 100 100
Phân theo thành phần kinh tế
Xã hội chủ nghĩa 18,1 66,6
Quốc doanh, Công tư hợp doanh 17,9 38,4
Hợp tác xã 0,2 28,2
Cá thể 82,0 33,4

Cơ cấu kinh tế quốc doanh, tập thể trong GDP những năm 1957 - 1960 (%) (15)
Theo bảng số liệu trên thì cơ cấu thành phần kinh tế XHCN chiếm vị trí quan
trọng nhất luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất.Tỷ trọng của thành phần kinh tế này chiếm
62,7% tỷ trọng tổng thu nhập quốc dân; 78,27% tỷ trọng tổng giá trị sản lượng
công nghiệp; 55,2% tỷ trọng tổng giá trị sản lượng nông nghiệp; 87,9% tuỷ trọng
tổng sản lượng vận tải bưu điện; 92,3% tỷ trọng tổng mức hàng hoá bán lẻ thương
nghiệp. Tỷ trọng của thành phần kinh tế hợp tác xã tăng lên và chiiếm 28,2% tỷ
22
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

trọng tổng thu nhập quốc dân. Còn thành phần kinh tế cá thể tỷ trọng thu nhập giảm
2,45 lần trong những năm 1957 - 1960.
Như vậy sau mấy năm khôi phục, xây dựng và cải tạo kinh tế, cơ cấu kinh tế
miền Bắc đã thay đổi trên nhiều phương diện. Biến đổi quan trọng nhất trong cơ
cấu kinh tế miền Bắc là tỷ trọng giá trị sản lượng cũng như thu nhập quốc dân giữa
các thành phần kinh tế căn bản( nông nghiệp và công nghiệp ) đã có những thay đổi
rõ rệt. Vai trò vị trí của công nghiệp ngày càng đuợc tăng cường và phát triển điều
này đã làm giảm đi tính thuần nông vốn có của kinh tế miền Bắc.
Bên cạnh đó các thành phần kinh tế cơ bản của miền Bắc cũng được xác lập.
đó là quá trình mà các thành phần kinh tế cá thể, tư nhân bị thu hẹp, đến mức tối đa
và các thành phần kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc doanh - công tư hợp doanh
và kinh tế tập thể được nhanh chóng nhân rộng trong mọi ngành kinh tế.Về căn bản
thì đến năm 1960 cơ cấu kinh tế miền Bắc được cơ bản xác lập với vị trí quan
trọng của kinh tế toàn dân và kinh tế tập thể. Những thành phần kinh tế cá thể bị
teo dần và trên thực tê nó không được đối xử bình đẳng như những ngành kinh tế
khác.
2/ Biến đổi cơ cấu xã hội
Đó là sự thay đổi giữa những yếu tố cấu thành hệ thống xã hội. Sự biến đổi cơ
cấu xã hội song hành với biến đổi của phương thức sản xuất. Tuy nhiên nó cũng có
tính ổn định và tương đối độc lập. Trong cơ cấu chung của xã hội thì cơ cấu giai
cấp xã hội chiếm vị trí quan trọng nhất. Nó gắn liền với quan hệ sản xuất và quy
định bản chất đối với các quan hệ xã hội.
Đối với miền Bắc, biến đổi cơ cấu xã hội trong thời gian này gắn bó chặt chẽ
với quá trình xây dựng nền kinh tế mới. Nội dung của nền kinh tế đó từng bước
được xác dinh trong thời kỳ đầu của thời kỳ xã hội chủ nghĩa. Tiến tình biến đổi
này diễn ra qua những mốc lịch sử chủ yếu: Thời kỳ tiếp quản miền Bắc, thời kỳ
khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, cải tạo XHCN.
2.1 Thời kỳ tiếp quản miền Bắc

23
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Trong 300 ngày tập kết, chuyển quân, và chuyển giao khu vực, miền Bắc đã
đón nhận 15 vạn cán bộ công nhân, chiến sĩ trong các tổ chức dân - quân - chính
Đảng ở miền Nam, cùng với một số học sinh tập kết ra Bắc.
Cùng thời gian này, bộ máy chuyên chế của thực dân kiểu cũ, với hàng chục
vạn nhân sự gồm các quan chức và các lực viễn chinh và những kẻ ngoan cố có
nhiều tội ác với cách mạng đã rút vào Nam theo thực dân Pháp. Như vậy thế lực
phản động nhất không còn tồn tại trên miền Bắc. Còn bộ phận họat động trong hệ
thống chính quền địch ở cấp cơ sở, hoặc binh sĩ thấp trong quân đội tay sai bị giải
tán tại chỗ. Tuy nhiên những di sản của xã hội cũ như những phần tử lưu manh, gái
mại dâm còn nhiều.
Đồng thời trong những ngày này chính phủ thuyết phục hàng chục vạn đồng
bào bị bon phản động lôi kéo vào Nam ở lại. Đến giữa năm 1955 miền Bắc được
giải phóng hoàn toàn.
Quá trình tiếp quản miền Bắc đã phân giải loại trừ những nhân tố cơ bản nhất
trong hệ thống chính quyền xã hội cũ và bắt đầu xác lập những yếu tố xã hội mới,
kết cấu giai cấp xã hội mới theo mô hình tồn tại trong chín năm kháng chiến ở
vùng giải phóng. Mô hình đó được nhân rộng ra toàn miền Bắc.
Nói chung đến sau khi tiếp quản song miền Bắc, dân số miền Bắc hầu như
không thay đổi. Nhưng cơ cấu giai cấp xã hội đã có những biến đổi khác trước.
Lực lượng lao động phi nông nghiệp vốn la một bộ phận lao động xã hội năng
động, nhưng có số lượng không nhiều, chỉ có khoảng 168.300. Cơp cấu của nó bao
gồm nhiều nhóm, ngành khác nhau. Nhưng trong đó bộ phận đông nhất vẫn là cán
bộ công nhân viên chức nhà nước. Đây là bộ phận có vai trò quan trọng nhất. Lực
lượng này bao gồm hai bộ phận: một là từ đội ngũ cán bộ công nhân viên chức ra
đời sau Cách mạng Tháng Tám và được xây dựng phát triển trong kháng chiến
chống Pháp; Một bộ phận thứ hai là bộ phận là việc trong những vùng tạm chiếm
trước đây. Riêng đối với bộ phận thứ hai là bộ phận chính thức được lưu dung vì

24
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

có tay nghề kỹ thuật và nghiệp vụ cao. Bộ phận thứ nhất chiếm tỷ lệ tuyệt đối và
đóng vai trò quan trọng trong lực lượng này.
Lực lượng cán bộ công nhân viên chức làm việc trong hai khu vực sản xuất vật
chất và không sản xuất vật chất. Đối với khu vực sản xuất vật chất lục lượng lao
động được phân bổ chủ yếu trong 6 ngành gồm công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải và bưu điện, thương nghiệp. Số lượng
lục lượng này vào năm 1955 là 76.400 người.
Trong khu vực sản xuất vật chất, số lượng công nhân công nghiệp chiếm tỷ lệ
khá cao, tập trung trong13 ngành công nghiệp với số lượng khoảng 18.577 người.
Trong đó bộ phận khai thác và chế biến nhiên liệu có số lượng đông nhất.
Riêng trong khu vực sản xuất công nghiệp nhà nước, lực lượng cán bộ kỹ thuật
không nhiều nhưng nhanh chóng được bổ xung bằng số lượng sinh viên tốt nghiệp
cao đẳng và đại học được đào tạo từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Còn bộ phận cán bộ công nhân viên chức làm việc trong khu vực không sản
xuất vật chất có số lượng là 91.888 người. Trong đó đong nhất là lực lượng hành
chính sự nghiệp, sau đó là bộ phận sự nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế. Số còn lại
công tác trong ngành ngân hàng và trong các ngành dịch vụ khác.
Lực lượng thợ thủ công khá đông. Bởi lẽ ở miền Bắc làng nào cũng có một số
người làm nghề thủ công ( như nghề mộc, rèn, đan lát...). Ngoài ra miền Bắc còn có
hàng trăm làng nghề thủ công truyền thống và những người nông dân làm nghề thủ
công vào lúc nông nhàn. Tổng cộng vào năm 1955 miền Bắc có khoảng hơn
300.000 thợ thủ công.
Lực lượng tiểu thương cũng có khoảng trên 200.000 người buôn bán nhỏ. Họ
hoạt động chủ yếu là buôn bán lẻ với nhiều mặt hàng khác nhau tuỳ theo yêu cầu
của thị trường. Họ có thể là những thương nhân buôn ngồi và buôn chuyến ở địa
bàn đô thị, cũng có thể là buôn bán kiểu hàng rong, buôn hàng xén, hàng xáo ở khu
vực nông thôn.

25
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Lực lượng tư sản ở miền Bắc thời kỳ sau tiếp quản không nhiều. Nguyên nhân
là vì một số tư sản lớn người Việt và Hoa kiều ở thành thị đã di cư vào Nam. Số
các nhà tư sản còn lại chủ yếu là các nhà tư sản kinh doanh. Trong đó số lượng
thuộc diện kinh doanh lớn có khoảng 800 hộ. Số tư sản thương nghiệp có khoảng
1500 hộ. Ngoài ra còn có hàng vài chục hộ khác chuyên cho vay nặng lãi và dịch
vụ cầm đồ. Tuy vậy số thuộc diện tư sản giàu có miền Bắc rất ít chưa đến con số
40. Trong khi đó gần non nửa số này lại là tư sản tư sản người Hoa. Như vậy có thể
thấy tư sản miền Bắc nói riêng và tư sản Việt Nam nói chung nhỏ yếu cả về lực
lượng và tiềm lực.
Số lượng công nhân làm việc trong các hộ sản xuất tư nhân không nhiều chỉ
khoảng vài vạn người. Lý do chủ yếu là các hộ kinh doanh không lớn. Trong tổng
số 2.500 cơ sở sản xuất, số đơn vị thuê từ 100 công nhân trở lên chỉ có 10 xí
nghiệp. Còn đại bộ phận chỉ thuê từ 3- 4 công nhân. Mặc dù số lượng công nhân
này chưa được giải phóng về mặt giai cấp, nhưng họ vẫn là một lực lượng quan
trọng trong cơ cấu giai cấp công nhân miền Bắc.
Trong thời kỳ này bộ phận cư dân nông nghiệp vẫn là lực lượng đông đảo
nhất, có số hộ gia đình lớn nhất trong toàn bộ hệ thống kết cấu xã hội miền Bắc.
Tại địa bàn này tầng lớp địa chủ có biến đổi ít nhiều. Vì hầu hết địa chủ lớn trên
dưới 200 hộ đã vào Nam. Vào thời kỳ trước cải cách ruộng đất có khoảng 62.100
hộ địa chủ. Nhưng đa số thuộc loại nhỏ. Sau tiếp quản, số địa chủ giảm đi khoảng
1%. Nhưng đến giữa năm 1955, lực lượng này chiếm 2,3% dân số nông thôn.
Bộ phận dân cư đông đảo nhất trong nông thôn là bần nông với khảng trên 5
triệu người. Còn tầng lớp cố nông là tầng lớp tá điền ở làng quê chiếm khoảng trên
1,5 triệu người.
Còn ở khu vực thành thị, thành phần giai cấp phức tạp và phong phú hơn vì ở
đây có đủ mọi tầng lớp ngành nghề. Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động, các
đô thị trên toàn miền Bắc có hơn 100 loại nghề nghiệp khác nhau.

26
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Như vậy bức tranh tổng quan của xã hôị miền Bắc sau thời kỳ tiếp quản là bất
cứ địa phương nào và ngành nghề kinh tế nào, cơ cấu xã hội và lực lượng xã hội
cũng tồn tại trong hai hình thức quản lý: hoặc thuộc nhà nứơc - tập thể, hoặc thuộc
tư nhân. Trừ khu vực công nghiệp nặng và lĩnh vực văn hoá tư tưởng, còn lại lực
lượng lao động và số đơn vị kinh doanh, phục vụ, kể cả giáo dục y tế do tư nhân
quản lý thường lớn hơn khu vực nhà nước. Và chế đọ chính trị thuộc địa ở miền
Bắc đã bị thủ tiêu khi các phía đối lập đã thu về mình những bộ phận nòng cốt nhất.
đây thực chất là nội dung chính trong biến đổi giai cấp xã hội miền Bắc trong hai
năm 1954 - 1955.
Nhưng thực ra trong hai năm đầu này vấn đề giải phóng giai cấp hầu như chưa
được thực hiện. Vì vậy trong lòng chế độ mới ở miền Bắc vẫn tồn tại nhiều giai
cấp, giai tầng có vị trí vai trò khác nhau, nhưng lại đang ở trong trạng thái chuyển
hoá, vận động.Tính quá độ này đã tạo ra một cấu trúc xã hội cực kỳ phức tạp,
phong phú, đa dạng chưa từng có trong xã hội miền Bắc nói riêng và lịch sử dân
tộc nói chung.
Lực lượng cán bộ công nhân viên chức hoạt động trong các ngành ngề khác
nhau của kinh tế quốc doanh chiếm tỷ lệ rất thấp trong toàn lực lượng lao động xã
hội. Trong khi đó đây lại là lực lượng có vai trò chỉ đạo xu hướng phát triển của đất
nước, lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng chế đọ mới. Và về kinh tế,
nó chưa vượt trội cả về cơ sở sản xuất và sản phẩm trong tổng sản phẩm xã hội.
Trên thực tế giai cấp này vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn. Còn thành phần địa
chủ nếu xét về mặt giai cấp thì đây là lực lượng bóc lột. Nhưng cũng có không
phải ít người trong tầng lớp này, đặc biệt là thế hệ con em họ lại có tinh thần dân
tộc, yêu nước và đi theo cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Và trên
thực tế lực lượng này vẫn cò khống chế và chi phối ở một mức độ nhất định trong
đời sống của cộng đồng xã hội nông thôn. Vì vậy cấu trúc giai cấp xã hội miền Bắc
như một bức tranh với những mảng mầu rời rạc. Và những mâu thuẫn giai cấp
trong xã hội chưa được giải quyết trọn vẹn. Và mặc dù nó đang vận động theo

27
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

hướng mới, khắc phục từng bước trược khi thủ tiêuhết những nhân tố xã hội cũ
nhưng nó vẫn nằm trong khung cơ cấu xẫ hội của một nền kinh tế nông nghiệp lạc
hậu vưa thoát khỏi ách cai trị của thực dân - phong kiến.
2.2 Cơ cấu xã hội miền Bắc trong những năm 1955 - 1957
 Biến đổi quan trọng nhất trong cơ cấu xã hội miền Bắc thời kỳ này bắt nguồn
từ việc cải cách ruộng đất. Nó đã dẫn đến những thay đổi cơ bản trong lực
lượng sản xất nông nghiệp.
Cách mạng ruộng đất tạo nên diện mao lớn trong kết cấu xã hội nông thôn
miền Bắc. Đây thực sự cả về quan hệ sản xuất lẫn cơ cấu xã hội. Hàng triệu người
nghèo ở các làng quê từ thân phận làm thuê trở thành người sản xuất độc lập.
Ngược lại một bộ phận dân cư khác - chiếm khoảng 5% dân số nông nghiệp đã từ
vị trí cao trong sở hữu ruộng đất , nay đã bị tước đoạt và trở thành những người
nghèo nhất ( Nếu coi ruộng đất là tài sản quan trọng nhất của hộ nông nghiệp).
Trước cải cách ruộng đất sự phân cực xã hội diễn ra rất sâu sắc cả về kinh tế,
chính trị giữa các giai cấp đối kháng hoặc ngay trong cùng một giai cấp. Thì sau cải
cách xã hội nông thôn miền Bắc đã tạo lập được một trạng thái tương đối cân bằng
về kinh tế và vị trí xã hội với cư dân nông nghiệp. Giai cấp địa chủ và phong kiến
đã bị thủ tiêu về chính trị và thủ tiêu về kinh tế. Bóc lột kiểu phú nông và kinh tế
phú nông đã bị kiềm chế lại.Tính phụ thuộc, bị động của tầng lớp nông dân lớp
dưới vào tầng lớp nông dân lớp trên trong đời siống kinh tế - xã hội nông thôn đã bị
xoá bỏ. Cải cách ruuộng đất có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đối với cơ cấu xã hội
miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí minh đã nói :"cải cách ruộng đất là một cuộc cách
mạng ở nông thôn, long trời chuyển đất. Không những nó quan hệ trực tiếp với giai
cấp nông dân và giai cấp địa chủ, mà còn ảnh hưởng đến nhiều tầng lớp khác."(16)
Cải cách ruộng dất đã tạo lập một công đồng xã hội mới. Vị trí của giai cấp
phú nông - trung tâm của xã hội nông thôn trước kia bị đảo lộn. Xã hội nông thôn
miền Bắc từ hai tầng lớp cơ bản là đại chủ vầ nông dân nghèo phụ thuộc, trở thành
một xã hội tiểu nông trong đó hộ nông dân có vị trí độc lập và tự chủ về kinh tế.

28
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Trong cộng đồng mới ấy tầng lớp trung nông cũ và mới (gồm một số bần nông cũ
sau khi có ruộng trở thành trung nông) trở thành trung tâm của xã hội.
Ngoài những hộ nông dân vừa được giải phóng thành những hộ nông dân có ruộng
riêng, còn một bộ phận khác số lượng chưa nhiều tham gia vào hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp.
Tóm lại cải cách ruộng đất đã tạo nên khuôn diện cơ cấu giai cấp - xã hội mới
ở vùng nông thôn. Đồng thời góp phần thay đổi quan trọng cơ cấu giai cấp xã hội
toàn bộ xã hội miền Bắc.
 Sự biến đổi ở giai cấp công nhân và các tầng lớp khác.
+Lực lượng công nhân viên chức
Lực lượng công nhân viên chức trong cơ quan, xí nghiệp nhà nước tăng lên
trong thời gian này và đạt 247.730 người vào năm 1957. Cũng giống như thời gian
trước đó lực lượng này phân thành hai nhóm ngành: sản xuất vật chất và không sản
xuất vật chất. So với năm 1955 nhân lực cả hai khu vực này đều tăng. Nhưng tỷ lệ
tăng trưởng ở khu vực sản xuất vật chất nhanh hơn so với khu vực không sản xuất
vật chất. Năm 1955 lực lượng trong khu vực sản xuất vật chất là 70.700 người. Sau
tăng lên 139.730 người vào năm 1957, tức là tăng gấp 1,97 lần. Trong khi đó khu
vực không sản xuất vật chất số lượng tương ứng là 97.550 và 108.220, tăng 1,1
lần.
Riêng khu vực sản xuất vật chất, tỷ số tăng trưởng nhanh nhất về lực lượng lao
động trong ba năm khôi phục kinh tế thuộc về nông trường quốc doanh, tăng từ
1.000 công nhân năm 1955 lên gần 7.000 công nhân vào đầu năm 1957. Và đến
cuối năm 1957 tăng thêm khoảng 3 vạn người.
Cũng xuất phát từ yêu cầu khôi phục kinh tế, lực lượng lao động trong khu
vực nhà nước được tăng cường về số lượng và được điều chỉnh giữa các nhóm
ngành kinh tế. Vào thời kỳ đầu của khôi phục kinh tế lực lượng lao động trong
ngành kiến trúc tăng nhanh nhất. Nhưng sau đó lực lượng lao động trong ngành

29
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

công nghiệp vượt lên. Trong đó lực lượng công nhân trong khu vực do TW quản lý
chiếm ưu thế với 90% tổng số công nhân toàn ngành công nghiệp.
Ngoài ra còn có một bộ phận công nhân làm việc trong các cơ sở công nghiệp
tư doanh với hàng chục vạn người. Trong thời kỳ khôi phục kinh tế, số lượng các
hộ kinh doanh tư nhân, nhất là tầng lớp tiểu thương tiểu chủ tăng lên nhanh chởng
cả nông thôn và khu vực đô thị. Tính riêng lực lượng thợ thủ công đã chiếm khoảng
500.000 người vào năm 1957.
+ Lực lượng tiểu chủ và tư bản tư doanh. Trước ngày khôi phục kinh tế, hai
lực lượng này có số lượng gần bằng nhau. Và hộ tư sản miền Bắc nhỏ về vốn kinh
doanh, ít về số lượng như đã đề cập ở phần trên, trong ba năm khôi phục kinh tế
tầng lớp này đã trở nên giàu có hơn.
+Đối với lực lượng trong ngành thủ công nghiệp số hộ cũng tăng lên. Tính
riêng những hộ đăng ký nộp thuế với mức doanh thu trên 7 tiệu đồng thì năm 1957
đã tăng lên 46.460 hộ. Ngoài ra còn có những hộ có doanh thu dưới 7 triệu và các
hộ trốn thuế. Nếu tính tất cả số thợ thủ công độc lập và thợ thủ công chuyên nghiệp
và bán chuyên nghiệp thì con số đạt đến gần 360.000 hộ vào năm 1957.
+Bên cạnh đó lực lượng tiểu thương cũng phát triển khá nhanh. Đến cuối năm
1957 đã có 78.558 hộ đăng ký nộp thuế. Trong đó đa số là những hộ kinh doanh
nhỏ. Điều này là do thương nghiệp xã hội chủ nghĩa đã ra sức tổ chức nguồn hàng,
mở rộng giao lưu hàng hoá, bám sát các ngành sản xuất để thúc đẩy xản xuất phát
triển.
Như vậy sau ngày hoà bình lập lại cho đến năm 1957 xã hội miền Bắc đã có
nhiều thay đổi khác trước. Từ một xã hội có cấu giai cấp không phát triển bình
thường, tính năng động của các lực lượng, các giai cấp, giai tầng bị kiềm toả, bị
khống chế cả về kinh tế và chính trị, nay đã trở thành một xã hội độc lập trong cơ
chế mới. Các giai tầng và giai cấp được tự do phát triển về kinh tế và bình đẳng về
xã hội. Toàn bộ thể chế chính trị của chủ nghĩa thực dân đã bị xoá bỏ, những lực
lượng tư bản thực dân và tay sai đắc lực của chúng đã bị trục xất ra khỏi miền Bắc,

30
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

các giai cấp đại chủ và phong kiến cũng bị xoá bỏ, giai cấp nông dân được giả
phóng. Tuy vậy vẫn phải thừa nhận rằng đây là thời kỳ mà các giai cấp, tầng lớp và
các bộ phận xã hội tồn tại trong thế đan xen nhau, nhưng đang vận động để thể hiện
vị trí mới của mình bằng vai trò kinh tế và vị thế chính trị. Mặc dù giai cấp công
nhân đã được tăng cường về mọi mặt nhưng miền Bắc vẫn nằm trong khuôn khổ
của một xã hội nông nghiệp với lực lượng nông dân đông đảo nhất. Cơ cấu giai cấp
xã hội miền Bắc thời gian này phản ánh đặc điểm của sản xuất nhỏ, độc lập, tư hữu
mà nông nghiệp cá thể manh mún là đặc điểm nổ bật nhất. Nhưng bên cạnh đó lực
lượng công nhân viên chức nhà nước cũng đã khẳng định được vai trò và vị trí của
mình. Nói một cách hình tượng thì đội ngũ này đã cắm ngọn cờ chuẩn bị cho xã hội
trong tương lai. Mặt khác cơ cấu xã hội mới này không đoạn tuyệt với những nhân
tố xã hội cổ truyền mà tầng lớp tiểu thương, thợ thủ công, tiểu chủ và tư sản dân tộc
đã từng khẳng định vai trò của mình. Vì vậy trong nền xã hội mới mỗi lực lượng,
mỗi thành phần đều có thể phát huy mặt mạnh của mình, mặt ưu thế của mình trong
khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá xã hội những năm sau chiến tranh.
2.3 Cơ cấu xã hội miền Bắc trong những năm 1958 - 1960
 Sự ra đời của giai cấp nông dân tập thể
Sự ra đời của giai cấp này là kết quả tất yếu của phong trào hớp tác hoá nông
nghiệp như đã đề cập đến ở phần II. Nó đã dẫn đến sự biến đổi xã hội một cách ghê
gớm ở khu vực nông nghiệp. Sự phân bố cơ cấu lực lượng nông nghiệp đã có
những thay đổi khác trước. Nếu tính số lao động trong độ tuổi lao động thì vào năm
1960 số lượng lực lượng lao động nông nghiệp có khoảng 5.759.000 người. Trong
đó số người làm việc trong khu vực quốc doanh có hơn 10.000 người, số người lao
động nông nghiệp thuần tuý trong các hợp tác xã nông nghiệp ( không kể số lao
động làm các ngành nghề khác trong các đơn vị này ) có khoảng gần 5 triệu người,
số lao động trong khu vực cá thể có gần 800.000 người.(17)
Mặt khác số lượng nông dân vào hợp tác xã cũng tăng lên. Năm 1960 vùng
trung du là nơi có tỷ lệ nông dân vào hợp tác xã cao nhất với 91% tổng số hộ nông

31
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

đân địa phương. Khu vực miền núi số liệu tương ứng là 65,8%. Khu vực có chỉ số
thấp nhất về số hợp tác xã là vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp đã chấm dứt hiện tượng phân cực xã hội
bởi lẽ khi nông dân đi vào làm ăn tập thể thì tất cả ruộng đất, trâu bò và công cụ sản
xuất đã thành tài sản chung. Liền với nó cũng chấm dứt hiện tượng phân hoá nông
dân với một số hộ gia đình nông dân có kinh tế vượt trội sau cải cách. Đồng thời
hợp tác hoá cũng tạo ra tính đồng bộ của phương thức sản xuất và phân phối sản
phẩm cho nông dân trên toàn miền Bắc. Phong trào sản xuất tập thể đã tạo nên sự
thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội nông thôn. Nông dân ở nông thôn đã chuyển mình
thành một giai cấp thực sự . Đó là sự ra đời của giai cấp nông dân tập thể. Về vấn
đề này Mác đã chỉ rõ:" Trong một trừng mực giữa những người tiểu nông chỉ có
mối kiên hệ đơn phương thôi, trong trừng mực giống nhau về lợi ích của họ không
tạo nên giữa họ một tính cộng đồng nào, mối liên hệ toàn quốc nào, hay một tổ
chức chính trị nào - thì họ không hình thành một giai cấp".
Sự biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn miền Bắc thể hiện từ phương thức xây
dựng hợp tác xã. Phương thức này bắt đầu từ những người nghèo, với cách đặt vấn
đề dựa hẳn vào những hộ kém phát triển về kinh tế làm lực lượng chủ chốt. Hợp tác
hoá đã tạo nên một tập hợp xã hội mới ở nông thôn với hai bộ phận tách biệt. Một
bên gồm những bộ phận từng nghèo đói, từng bị bóc lột, xuất thân từ vị trí thấp
trong xã hội nông thôn, ít năng động, thậm chí có thể nói là thụ động, vừa mới trở
thành những người làm chủ ruộng đồng, nhưng còn thiếu kinh nghiệm làm giầu đã
trở thành lực lượng chủ chốt trong sản xuất tập thể. Họ đã chuyển mình từ những
người chưa có khả năng tạo dựng cuộc sống đày đủ cho gia đình, nay trở thành lực
lượng cán bộ chủ chốt trong quản lý, điều hành cỗ máy sản xuất của công đồng xã
hội mới. Một bộ phận khác gần như là bị tách khỏi xã hội, bao gồm những giai tầng
khá giàu có, khá năng động, thuộc tầng lớp trên của xã hội nông thôn, từng bóc lột
nông dân nghèo, nay bị thất thế cả về kinh tế và chính trị, bị cô lập hoá, gần như bị
dồn ra ngoài sinh hoạt của cộng đồng thôn xóm trong thời gian dài. Phải cho đến

32
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

giữa thập kỷ 60 - lúc mà cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước phát triển lên đến
đỉnh cao thì vách ngăn xã hội này mới được xoá bỏ.
 Lực lượng thủ công và tiểu thương, tiểu chủ
Trước cải tạo XHCN, toàn miền Bắc có gần 180.000 hộ tiểu thương và gần
300.000 hộ thủ công, 12.339 hộ làm nghề muối cùng hàng vạn cư dân nông nghiệp.
Cũng giống như nông dân, lực lượng thợ thủ công và những người buôn bán
nhỏ có xu hướng tăng lên trong môi trường xã hội mới. Đặc biệt ở thành thị, số thợ,
tiểu thương, tiểu chủ phát triển nhanh hơn vùng nông thôn. Cùng với quá trình cải
tạo XHCN đối với thủ công nghiệp và tiểu công nghiệp là sự tham gia của lực
lượng này vào các hợp tác xã chuyên nghiệp và các tổ sản xuất chuyên nghiệp.
Qua 3 năm cải tạo XHCN, đến cuối năm 1960, đã có hơn 80% số thợ thủ công
và tiểu chủ đi vào sản xuất tập thể. Gần 10% còn lại vẫn tiến hành sản xuất độc lập.
Có điều môi trường sản xuất của họ không còn thuận lợi như trước. Và phong trào
hợp tác hoá đã kết thúc thời kỳ phát triển của lực lượng lao động thủ công độc lập,
chấm dứt thời kỳ phát triển tự do của lực lượng tiểu thương, tiểu chủ.
Ngoài các thợ thủ công đã được đưa vào các hợp tác xã thủ công chuyên nghiệp thì
có khoảng gần 300.000 số thợ thủ công chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp nằm
rải rác trong các thôn, làng thuần nông cũng được tổ chức lại thành các nhóm và tổ
sản xuất thủ công. Mục đích là dần đưa vào họp tác xã sản xuất nông nghiệp. Biên
chế của lực lượng này đều do hợp tác xã nông nghiệp quản lý. Trong những địa
phương ở vùng sâu, vùng xa, nơi thủ công nghiệp chưa phát triển, những người thợ
ở đó làm việc như những lao động chuyên nghiệp phi nông nghiệp trong các hợp
tác xã sản xuất nông nghiệp. Theo số liệu thống kê thì vào cuối thập kỷ 50 lực
lượng này phân tán trong các hợp tác xã khá đông, chiếm 20,6 % tổng số lao động
toàn miền Bắc.
Trong các đơn vị thuộc các hợp tác xã thủ công nghiệp, lực lượng lao động tổ
chức khá tập trung.Trong tổ thủ công nghiệp chuyên nghiệp với quy mô nhỏ hơn,
có rât nhiều đơn vị được tổ chức từ các thợ thủ công ở vùng ven đô. Còn các thợ

33
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

thủ công trong các tổ thủ công nghiệp thuộc các hợp tác xẩn xuất nông nghiệp phân
tán trong các đơn vị sản xuất tập thể nông nghiệp thường hành nghề theo yêu cầu
của địa phương. Nhiều người thợ thủ công thuộc diện này về sau thành nông dân
thuần tuý.
Đối với bộ phận tư nhân, tuy không được khuyến khích phát triển, nhưng nó
vẫn tồn tại dai dẳng lâu dài cả trong những giai đoạn sau đó bởi những yêu cầu
khách quan không thể thiếu được trong phát triển kinh tế xã hội.
 Đối với lực lượng thương nghiệp.
Trước ngày cải tạo XHCN, lực lượng này tồn tại trong ba khu vực là quốc
doanh, hợp tác xã mua bán và thương nghiệp tư nhân.
Cuộc cải tạo XHCN đã tạo điều kiện cho thương nghiệp quốc doanh và tập
thể phát triển. Tuy nhiên số cán bộ công nhân viên chức trong hai khu vực này vẫn
chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ bằng 1/6 so với tư thương. Trong khi đó, mạng lưới tiểu
thương, đông cả về số lượng, năng động trên thương trường, toả mạng lưới khắp
mọi nơi từ thành thị đến chợ làng. Và mặc dù phương thức sản xuất của ba bộ
phận trên có khác nhau nhưng lực lượng thượng nghiệp đã có những đóng góp
không nhỏ vào thời kỳ khôi phục kinh tế, đáp ứng những yêu cầu cơ bản của xã hội
từng bị kìm chế trong thời kỳ có chiến tranh. Hơn nữa trong điều kiện miền Bắc
công nghiệp còn nhỏ bé, kinh tế hàng hoá mới phát triển ban đầu thì hoạt động
thương nghiệp kể cả tiểu thương đã mang nhân tố tích cực là nâng cao đời sống
nhân dân, góp phần hướng xã hội, đặc biệt là nông dân vươn lên và thoát khỏi sự
ràng buộc vốn đã quá lâu đời của sắc thái kinh tế hiện vật. Và kết thúc thời kỳ cải
tạo XHCN đã có hơn 10 vạn tiểu thương đi vào sản xuất trong các đơn vị sản xuất
tập thể.
 Lực lượng tư sản và lực lượng công nhân
Sau thời kỳ khôi phục kinh tế, thành phần kinh tế tư bản tư doanh đã bắt đầu
ổn định và tăng trưởng. Vì vậy mà số lượng các nhà tư sản đã tăng lên. Tuy nhiên

34
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

các nhà tư sản với vốn kinh doanh lớn vẫn tập trung chủ yếu ở thành thị. Đặc biệt là
khu vực Hà Nội.
Nhưng nhìn chung các hộ tư sản miêng Bắc là những doang nghiệp nhỏ, sản
xuất bằng thủ công là chính.Vào thời kỳ cải tạo XHCN tư bản miền Bắc có 1.311
hộ với 2627 xí nghiệp, có 1959 xí nghiệp thuộc cá nhân, 252 thuộc công ty và 416
xí nghiệp khác do các hộ chung vốn kinh doanh. Tỷ lệ số hộ tư bản kinh doanh tư
bản chủ nghĩa trong ngành công nghiệp so với lực lượng tiểu thủ công nghiệp rất
nhỏ bé khoảng 1%.
Việc thực hiện cải tạo XHCN đối với lực lượng tư doanh được tiến hành và
căn bản hoàn thành vào cuối năm 1960 đã biến các nhà tư bản tư doanh thành
người quản lý hay người lao động trong các cơ sở sản xuất cũ của mình với tên mới
: công tư hợp doanh . Năm 1960, số hộ tư sản công nghiệp là 729 hộ , tư sản
thương nghiệp là 824 hộ. Trong công tư hợp doanh, vai trò ông chủ của các nhà tư
sản dân tộc không còn. Trên thực tế họ trở thành những người trợ lý, hoặc giúp việc
cho những người lãnh đạo nhà máy. Còn những thành viên trong gia đình họ được
bổ xung vào đội ngũ công nhân viên chức nhà nước. Như vậy trong kết cấu xã hội
miền Bắc sau năm 1960 vị thế xã hội của giai cấp này bị lu mờ dần rồi mất hẳn.
Về bản chất giai cấp, tư sản tư doanh miền Bắc là lực lượng bóc lột lao động
xã hội. Nhưng khác với địa chủ, phong kiến họ tồn tại do có đầu óc tổ chức, và sản
xuất kinh doanh độc lập. Chính điều đó mà họ vươn lên trở thành ông chủ. Do vậy
khi xoá bở lực lượng tư bản tư doanh, xã hội một mặt đã xoá đi tầng lớp bóc lột xã
hội, mặt khác trên một ý nghĩa nào đó đã tước đi trong xã hội một bộ phận khá
năng động khỏi cơ cấu xã hội miền Bắc, loại bỏ một lực lượng cơ bản trong bản
chất kinh doanh. Sau cải tạo hầu như không có hộ tư sản nào rơi xuống hàng ngũ
tiểu thương, tiểu chủ sau khi thất sủng về kinh tế. Tình hình cải tạo tư sản miền Bắc
cũng không giống như cải tạo đối với tiểu thương tiểu chủ. Bởi lẽ lực lượng tiểu
thương tiểu chủ không cần số vốn lớn như những nhà tư sản, lại thạo nhiều lại thị
trường, nên họ dễ xoay sở hơn.Vì vậy họ có thể nhanh chóng hoà tan vào đội ngũ

35
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

nông dân, hay trở thành người nông dân bình thường, để sau đó khi có điều kiện lại
khôi phục lại nghề cũ của mình.
Trên một bình diện khác, sự xoá bỏ thành phần kinh tế tư bản tư doanh gắn
liền với việc giải phóng trực tiếp đội ngũ công nhân, những người đang làm việc
trong các cơ sở sản xuất tư nhân. Dù bộ phận này không nhiều, nhưng việc quy tụ
họ về một vị trí mới thông qua cải tạo XHCN đã tạo nên sự nhất quán về mặt tổ
chức, tăng cường tính chiến đấu cho giai cấp công nhân - giai cấp đang cầm quyền.
Điều đó đã tạo nên sự đồng bộ và tính thống nhất cho đội ngũ công nhân miền Bắc.
Như vậy toàn bộ giai cấp công nhâm miền Bắc đã được giải phóng.
 Về đội ngũ cán bộ công nhân viên chức nhà nước
Trước hết xét về đội ngũ công nhân viên chức nhà nước thuộc khu vực sản
xuất vật chất. Năm 1960 lực lượng này có 502.000 người tăng hai lần so với năm
1957. Trong cơ cấu lực lượng công nhân, qua ba năm xây dựng năm 1960 tổng số
công nhân viên chức toàn miền Bắc là 354.400 người, tăng gấp 2,49 lần so với năm
1957. Riêng bộ phận công nhân công nghiệp - lực lượng xung kích của công nhân
viên chức nhà nước, đạt 162.700 công nhân, tăng 2,6 lần so với năm 1957 và chiếm
hơn 1/3 so với tổng công nhân so với năm 1960. Lực lượng công nhân trong ngành
kiến trúc tăng mạnh nhất năm 1960 đạt 106.500 người, chỉ xếp sau ngành công
nghiệp và gấp 3,56 lần so với năm 1957. Sự phát triển cuả lực lượng này phản ánh
nhịp điệu xây dựng và phát triển kinh tế của miền Bắc trong những năm cải tạo
XHCN. Yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng đã đưa lực lượng này phát triển nhanh và
mạnh như vậy. Lực lượng công nhân viên chức trong Nông trường quốc doanh
chiếm tỷ lệ ít nhất trong tổng số lực lượng công nhân viên chức toàn miền Bắc.
Năm 1960 chỉ đạt 17.700 người. Cao hơn một chút là ngành vận tải bưu điện chiếm
20.500 người, ngành thương nghiệp là 74.000 người.
Nếu xét về chất lượng, nếu trước đây trong các cơ sở sản xuất công nghiệp tư
doanh hầu như không có kỹ sư nào. Sau cải tạo, năm 1960 số kỹ sư đạt 6.695
người, tăng hơn 3 lần so với năm 1957. Lực lượng kỹ thuật này bố trí trong tất cả

36
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

các ngành kinh tế. Nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là ở ngành công nghiệp và kiến
trúc. Cùng với đội ngũ kỹ sư, đội ngũ công nhân kỹ thuật cũng ngày càng đông về
số lượng và giỏi về tay nghề, chiếm gần 1/4 lực kượng công nhân sản xuất. Cụ thể
năm 1960 lực lượng cán bộ trung và cao cấp đạt 6695 người. Trong đó số cán bộ
kỹ thuật cao cấp cho công nghiệp là 432 người. Số công nhân chuyên nghiệp năm
1960 là 108.944 người, trong đó số công nhân chuyên gnhiệp trong công nghiệp là
58.958 người.(18)
Sự hiện diện của công nhân cơ khí và công nghiệp thay thế dần lực lượng lao
động thủ công là một nhân tố quan trọng đánh dấu bước trưởng thành mới của đội
ngũ công nhân.
Và sự phát triển của lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất vật chất tăng khoảng 4
lần đã kéo theo lực lượng quản lý, phục vụ trong khu vực sản xuất vật chất cũng
tăng theo. Chỉ số trung bình của lực luợng không sản xuất trực tiếp năm 1960 đạt
132.000 người, tăng gần 30.000 người so với năm 1958. Trong đó đông nhất là
ngành hành chính sự nghiệp chiếm 25,5% tổng số công nhân viên chức, ngành
ngân hàng chiếm 1,5%, các ngành dịch vụ có số lượng ít nhất, chỉ chiếm 0,9% tổng
số công nhân viên chức.(19)
Như vây so với những ngày đầu tiếp quản miền Bắc đội ngũ công nhân viên
chức tăng lên hàng chục vạn người. Mặc dù so với tổng dân số thì lực lượng này
chiếm tỷ lệ chưa cao nhưng sự phát triển của nó có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ miền Bắc. Đồng thời tạo nên sức mạnh mới
cho giai cấp công nhân nói riêng và toàn thể lực lượng lao động xã hội nói chung.
So với thời kỳ 1954 -1957 số cán bộ công nhân viên là những người đã công
tác trong những cơ sở kinh tế công nghiệp, thủ công nghiệp quốc doanh vùng giải
phóng và số công nhân viên cũ được lưu dung, thì trong thời kỳ 1958 - 1960 lực
lượng công nhân viên chức được bổ xung thêm hàng chục vạn lao động mới và có
tay nghề rất trẻ. Đây phần lớn là đội ngũ xuất thân từ tầng lớp nông dân được nhà
nước cho đi thoát ly. Riêng lực lượng công nhân viên trong các nông trường quốc

37
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

doanh, lực lượng tham gia sản xuất bao gồm bao gồm một số thanh niên nông thôn,
nhưng đông nhất vẫn là đơn vị bộ đội chuyển ngành và cán bộ miền Nam tập kết ra
Bắc.
Như vậy có thể thấy rằng, trong thời kỳ cải tạo XHCN đội ngũ công nhân viên
chức phát triển về mọi mặt, đặc biệt là ở bộ phận trực tiếp sản xuất vật chất. Nói
chung lực lượng công nhân viên chức miền Bắc cho đến năm 1960 gồm có hai thế
hệ: một thế hệ trưởng thành trong sự nghịêp giải phóng dân tộc mà đa số là công
nhân chuyên nghiệp, một bộ phận khác là thế hệ mới trẻ trung đầy năng động, năng
lực, mới lớn lên sau ngày hoà bình lập lại và đa số xuất thân từ nông thôn. Cả hai
thế hệ này đã cấu thành giai cấp công nhân miền Bắc mới. Làm cho lực lượng này
đông lên cả về số lượng và trưởng thành hơn về chất lượng, trung thành với sự
nghiệp cách mạng do đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo. Cũng chính đặc điểm này
tạo nên mối quan hệ tự nhiên, chặt chẽ giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông
dân miền Bắc.
Suy cho cùng thì sự biến đổi về kinh tế - xã hội của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà gắn bó sâu sắc với sự nghiệp văn hoá, giáo dục của miền Bắc trong thời
kỳ này. Nối tiếp thành tựu của ngành giáo dục trong những năm kháng chiến chống
Pháp, ngành giáo giục đã không ngừng lớn mạnh trong những năm khôi phục kinh
tế và cải tạo XHCN.
Nếu trước kia, dưới thời Pháp thuộc chỉ có con nhà giầu và con quan lại mới
được học hành, còn con em nông dân và đồng bào dân tộc thì phần lớn là mù chữ.
Nhưng trong chế độ mới, Đảng và nhà nước đã khuyến khích và tạo điều kiện cho
thanh thiếu niên đến trường, tao ra một thế hệ công dân trong tương lai. Vì vậy
trước khi trở thành đội đội ngũ công nhân viên đã được đề cập đến ở phần trên, đội
ngũ công nhân viên chức mới đã được hưởng một nền giáo dục dân chủ và có kiến
thức cơ sở tương đối đồng đều.
Đến năm 1960 miền Bắc đã có 6.300 trường từ đại học tới phổ thông với gần
2,5 triệu học sinh, sinh viên, tức có khoảng gần 17% dân số đến trường.

38
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Riêng số sinh viên và học sinh chuyên nghiệp thành phần xuất thân của họ khá
phong phú. Họ xuất thân từ con em nông dân, từ con em cán bộ và bộ đội, từ đội
ngũ cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc. Và hầu hết những sinh viên được đào tạo
trong thời kỳ cải tạo XHCN là nguồn nhân lực bổ xung cho đội ngũ trí thức công -
nông. Có thể nói rằng đây là thời kỳ bản lề quyết định thành công của quá trình
công nông hoá đội ngũ khoa học kỹ thuật.
Do vậy lực lượng trí thức XHCN có xuất thân từ nhiều thành phần giai cấp
khác nhau. Có lực lượng cũ và lực lượng mới, nhưng chủ yếu là lực lượng mới, và
có cả nam và nữ. Trong đó con em công nông trở thành chủ công trong đội ngũ trí
thức đầu tiên. Còn những người sinh ra ở thành phần khác tỷ lệ học lên cao giảm
dần. Tuy vậy đã có những người vượt qua được khó khăn trong những năm giữa và
cuối thập kỷ 50 của thế kỷ XX, vươn lên thành những người kỹ thuật đầu đàn hoặc
những cán bộ, chuyên viên cao cấp của Đảng và nhà nước.

IV NHẬN XÉT
Chỉ trong một thời gian ngắn, từ năm 1954 đến năm 1960, với những điều kiện
chủ quan và khách quan riêng, cơ cấu kinh tế xã hội miền Bắc đã có sự thay đổi hết

39
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

sức căn bản. Điều đó đã tạo nên một diện mạo mới, một bức tranh với những mảng
mầu mới cho miền Bắc sau ngày hoà bình lập lại.
Theo xu thế phát triển chung và xuất phát từ tình hình thực tế của miền Bắc,
Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã nhanh chóng tiếp quản miền Bắc, tiến hành khôi
phục kinh tế và cải tạo XHCN nhằm đưa miền Bắc tiến lên CNXH.
Sự chỉ đạo kịp thời của Đảng và nhà nước thể hiện qua những nghị quyết,
những chỉ thị đã phù hợp với nguyện vọng của quần chúng nhân dân và yêu cầu
của cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy những chính sách của Đảng đã nhanh
chóng được đi vào thực tế và được đông đảo nhân dân thực hiện có hiệu quả, dẫn
đến những thay đổi lớn lao trên lĩnh vực kinh tế và tao cơ sở cho những chuyển
biến về mặt xã hội.
Trước năm 1945, xã hội miền Bắc bị kìm kẹp bởi ách phong kiến thực dân.
Nền kinh tế miền Bắc nói riêng và cả nước nói chung phát triển một cách què quặt,
không phù hợp với quy luật khách quan. Còn các giai tầng trong xã hội ấy tồn tại
và vận động trong thế tĩnh, vận động trong hai hình thái kinh tế xã hội khác nhau.
Mô thức cơ cấu xã hội Tư bản với giai cấp tư sản và công nhân cùng tồn tại và
chồng xếp lên mô thức xã hội phong kiến với hai lực lượng chủ chốt là đại chủ và
nông dân. Trong xã hội ấy những giai tầng đã lỗi thời không những không bị thủ
tiêu mà còn được tạo diều kiện phát triển, những giai tầng mới không có điều kiện
được phát triển chọn vẹn, đầy đủ.
Sau Cách mạng Tháng Tám, tàn dư của xã hội cũ khiến tình hình kinh tế - xã
hội miền Bắc trở nên phức tạp hơn. Những ngày đầu khi đất nước vừa mới giành
được độc lập, chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã có nhiều quốc sách
nhằm củng cố chính quyền non trẻ. Nhưng hầu như tình hình chưa thay đổi được
bao nhiêu thì cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ. Nước Việt Nam xuất hiện hai
thể chế chính trị đối lập với hai vùng chính trị khác nhau: vùng giải phóng và vùng
địch hậu. Đối với miền Bắc sự chuyển mình nhanh chóng vào thời chiến cũng đã
tác động đến cơ cấu kinh tế xã hội nói chung. Trong vùng giải phóng thuộc chế độ

40
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nền kinh tế được xây dựng, tổ chức và phát triển một
cách có hiệu quả với cơ cấu ngành đa dạng ( nông nghiệp, công nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp). Những mặt tích cực của kinh tế vùng giải phóng sau đã
được áp dụng một cách phổ biến trên toàn miền Bắc. Các giai tầng trong vùng giải
phóng cũng có điều kiện phát triển một cách trọn vẹn hơn, có điều kiện phát triển
cả về số lượng và chất lượng. Điều này cũng có ý nghĩa rất lớn và tác động đến sự
biến đổi về cơ cấu giai cấp sau ngày miền Bắc được hoà bình.
Còn ở vùng địch hậu, dưới sự kìm kẹp của thực dân Pháp, cơ cấu kinh tế - xã
hội miền Bắc hầu như vẫn như cũ. Có khác chăng là sự xác lập vai trò của kinh tế
Tư bản với số lượng hàng hoá mà tư bản Pháp đưa vào ngày càng nhiều. Các giai
tầng lạc hậu, bảo thủ vần được duy trì một cách nguyên vẹn, những tầng lớp tiến bộ
không được phát triển theo đúng quy luật. Chính vì vậy mà sau khi hoà bình lập lại,
miền Bắc phải bắt tay ngay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, mở đường cho sự
phát triển mới.
Nhận thức đầy đủ tính tất yếu của việc xoá bỏ cơ cấu kinh tế - xã hội cũ, lỗi
thời và nhân rộng tính ưu việt của nền kinh tế - xã hội đã từng bước được xây dựng
ở vùng giả phóng, trong những năm đầu sau ngày hoà bình Đảng, nhà nước và nhân
dân ta đã lần lượt thực hiện nhữn chính sách kinh tế. Kết quả là tạo nên những bước
chuyển quan trọng trong cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc. Suy cho cùng thì mục
đích chính là tiến tới thiết lập một cơ cấu kinh tế mới thuần nhất, đó là nền kinh tế
XHCNchỉ với hai thành phần kinh tế cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập
thể. Nhưng đó là điều không phải đơn giản vì miền bắc thực hiện điều đó từ xuất
phát điểm rất thấp cả về điều kiện kinh tế và xã hội.
Sau những năm thực hiện những kế hoạch ba năm ( ba năm khôi phục kinh tế,
hàn gắn vết thương chiến tranh và ba năm cải tạo XHCN) nhìn chung cơ cấu kinh
tế - xã hội miền Bắc đã có nhiều biến đổi. Cụ thể là:
Đối với cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi, xác lập vai trò của từng ngành, từng
lĩnh vực và trong bản thân nội bộ từng ngành.

41
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Trong suốt quá trình khôi phục và cải tạo, kinh tế nông nghiệp luôn được chú
trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ ngành kinh tế quốc dân. Bản thân nền
kinh tế nông nghiệp cũng đã có những cú huých lớn thông qua cải cách ruộng đất
và phong trào hợp tác hoá nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp đã có bước chuyển
đổi từ việc xác lập quyền tự chủ của nông dân đối với tư liệu sản xuất quan trọng
nhất là ruộng đất, đến con đường làm ăn tập thể, đã khuyến khích nông đân hăng
hái thi đua sản xuất trên cơ sở củng cố về cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp.
Cũng về vấn đề nông nghiệp ở miền Nam, mọi việc đã thay đổi theo một cách
khác. Sau hiệp định Giơnevơ, Ngô Đình Diệm - tay sai đắc lực của đế quốc Mỹ đã
thi hành chính sách điền địa. Hậu quả của chính sách này là đã xoá bỏ những thành
quả của cách mạng đã đem lại cho nông dân miền Nam. Người nông dân miền
Nam tiếp tục bị tá điền hoá, ách phong kiến lại quàng lên cổ họ. Kinh tế nông
nghiệp chưa được giải phóng và hoạt động trong thế kìm toả của những chính sách
hết sức phản động của chính quyền tay sai.
Đối với ngành công nghiệp. Ngay từ thời kỳ khôi phục kinh tế, miền Bắc đã
rất chú ý khôi phục, xây dựng tạo điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNXH.
Trong bản thân ngành công nghiệp thì công nghiệp nặng nhóm A đã dần dần khẳng
định vị trí. Và công nghiệp quốc doanh được chú ý phát triển nhất.
Sự tăng trưởng trong cơ cấu của ngành công nghiệp trong cơ cấu vốn đầu tư,
cơ cấu sản lượng, cơ cấu thu nhập, cơ cấu sở hữu đã tạo nên diện mạo mới của kinh
tế miền Bắc sau ngày giải phóng.
Trong khi đó ở miền Nam tuy chính quyến Mỹ - Diệm đã chú ý đến vấn đề
phát triển công nghiệp, nhưng chưa hình thành một hệ thống chính sách công
nghiệp hoá. Việc phát triển công nghiệp ở vùng này chỉ là tạo ra những sản phẩm
tiêu thụ đáp ứng thị trường trong nước, thay thế sản phẩm nhập khẩu và không
cạnh tranh với công nghiệp Mỹ. Vì vậy quy mô tổ chức sản xuất chỉ là những xí
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Kinh tế miền Nam khuyến khích vai trò của Tư bản

42
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

nhà nước và tư bản tư nhân. Hình thành và phát triển một nền kinh tế ở một nước
thuộc địa thực dân mới.
đối với miền Bắc, nhà nước can thiệp hết sức sâu sắc vào ngành kinh tế công
nghiệp. Sau khi khôi phục kinh tế và đặc biệt là sau khi cải tạo XHCN, thì hầu hết
các xí nghiệp công nghiệp đều do nhà nước trực tiếp quản lý, hoặc quản lý thông
qua cấp cơ sở. Đồng thời khuyến khích phát triển công nghiệp quốc doanh nhằm
mục tiêu hết sức cụ thể là tạo nền tảng xây dựng một nền kinh tế sản xuất lớn
XHCN.
Như vậy nền công nghiệp miền Bắc và miền Nam khác nhau ở cả bản chất và
mục tiêu. Chính vì vậy dẫn đến sự khác nhau trong cả cách thức tiến hành.
Cũng vậy sau khi miền bắc tiến hành cải tạo thủ công nghiệp, thương nghiệp
nhỏ, Tư bản tư doanh đã xoá bỏ quyền tư hữ về tư liệu sản xuất, xác lập quyền sở
hữu công cộng dưới dạng toàn dân và tập thể. Hạn chế đến mức tối đa sự phát triển
của kinh tế cá thể. Và trong môi trường kinh tế mới, những loại hình kinh tế này đã
phát triển này đã phát triển được mặt tích cực của nó. Còn ở miền Nam, mặc dù
nền kinh tế thương nghiệp có nhiều hấp dẫn do chính sách viện trợ của Mỹ. Nhưng
về căn bản thì nền kinh tế thương nghiệp miền Nam phát triển một cách lệ thuộc và
mất cân đối. Kinh tế thủ công nghiệp cũng phát triển một cách què quặt và không
được mở rộng.
Như vậy có thể khẳng định rằng cơ cấu kinh tế miền Bắc biến đổi theo xu thế
tiến tới xây dựng một cơ cấu kinh tế XHCN, thể hiện trong việc xác lập vai trò của
thành phần kinh tế XHCN, của kinh tế quốc doanh, của kinh tế tập thể. Điều đó
khác hoàn toàn so với miền Nam khi mà Mỹ - Diệm hướng nền kinh tế này phát
triển theo con đường Tư Bản Chủ Nghĩa.
Về mặt xã hội: Sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế miền Bắc đã tất yếu dẫn đến
sự biến đổi trong cơ cấu xã hội mà thể hiện rõ nét nhất trong cơ cấu giai cấp xã hội
miền Bắc.

43
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Những biện pháp kinh tế nhằm thúc đẩy sản xuất, đồng thời cũng dẫn đến
những cải biến về mặt xã hội. Vì vậy nếu như cải cách ruộng đất là lần thứ nhất làm
đảo lộn trật tự giai cấp ở nông thôn, hạ bệ những giai cấp đã từng thuộc giai cấp
bóc lột và xác lập quyền độc lập sản xuất của những người nông dân trước đây chỉ
quen phụ thuộc vào tầng lớp trên; Vị trí xã hội của người nông dân đã được khẳng
định, giai cấp địa chủ phong kiến không còn điều kiện phát triển như trước. Trong
khi đó với cải cách điền địa, nông dân miền Nam bị tá điền hoá. Họ không những
không được giải phóng như miền Bắc mà còn phải tiếp tục phải chịu đựng lối bóc
lột của sản xuất phong kiến.
Khi miền Bắc phát động phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, thì đây là lần
thứ hai xã hhội nông thôn một lần thay đổi. Hợp tác hoá nông nghiệp đã tạo ra một
thế hệ giai cấp nông dân mới - nông dân tập thể và xoá bỏ vĩnh viễn vai trò của giai
cấp địa chủ phong kiến. Còn ở miền Nam tuy giai cấp này bị suy yếu, nhưng trên
thực tế nó vẫn còn cơ sở để bám rễ và tồn tại.
Các giai tầng trong xã hội miền Bắc tiếp tục được xác lập trong quá trình cải
tạo XHCN. Tư sản, thợ thủ công có sự thay đổi về thành phần. Nhiều người đã trở
thành những người nông dân, hoặc công nhân viên chức. Còn giai cấp công nhân
ngày càng trở nên đông hơn về số lượng, và trưởng thành hơn về chất lượng. Đội
ngũ công nhân viên chức cũng đông đảo hơn và khá phức tạp về thành phần xuất
thân và nó được bổ xung mới trong quá trình phát triển. Tất cả tạo nên bộ mặt mới
của miền Bắc.
Nói chung, nếu như chúng ta đặt tiến trình biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội
miền Bắc thời kỳ 1954 -1960 trong tổng thể lâu dài của quá trình biến đổi kinh tế -
xã hội miền Bắc từ 1945 đến nay, thì có thể nó rằng biến đổi cơ cấu thời kỳ này là
một bước đệm hết sức quan trọng, là bước bản lề cho toàn bộ sự biến đổi về kinh tế
- xã hội thời kỳ sau đó của miền Bắc.
Miền Bắc đã chuyển biến từ một kết cấu xã hội hình thành trên cơ sở những
thành phần giai cấp gắn với nhiều khu vực kinh tế và phát triển một cách tự do, trở

44
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

thành một xã hội có kết cấu xã hội gắn vưói những giai tầng tương đối thuần nhất,
dựa trên một nền kinh tế có kế hoạch, có tổ chức, lấy chế độ về tư liệu sản xuất làm
nguyên tắc tổ chức xã hội.
Miền bắc đã chuyển mình từ một nền kinh tế cũ với di hoạ nặng nề của một
chế đọ lạc hậu thành một cơ cấu kinh tế mới XHCN; chuyển từ một xã hội có cơ
cấu nhiều thành phần, phân tán thành một xã hội mới với những giai cấp mới.
Trong xã hội mới đó cơ cấu giai cấp tương đối đơn giản hơn, xác lập vai trò của hai
giai cấp cơ bản là công nhân và nông dân lao động tập thể. Công nhân là giai cấp
đảm nhiệm vai trò lãnh đạo, công nông dân tập thể là một xã hội đông đảo nhất, có
quan hệ gắn bó tự nhiên với giai cấp công nhân.
Có thể nói rằng chỉ đến khi miền Bắc hoàn thành công cuộc khôi phục và cải
tạo XHCN, giai cấp nông dân và đặc biệt là giai cấp công nhân mền Bắc mới thực
sự được giải phóng, và vươn lên với một sức mạnh mới và đảm nhiệm vai trò lịch
sử mới của mình trong việc đưa đất nước quá độ lên CNXH. Bởi lẽ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà lúc bấy giờ nông nghiệp vẫn còn là nhân tố kinh tế cơ bản thì
vấn đề công nghiệp hoá gắn liền với trách nhiệm to lớn của giai cấp công nhân.
Lực lượng này sã có vai trò tiên quyết đối với phương hướng, nhịp điệu của công
nghiệp hoá. Đó là một vấn dề có tính chất khách quan trong quá trình tiến hoá của
lịch sử.
Mặt khác nếu như trước thời kỳ cải tạo XHCN, xã hội miền Bắc vận động với
nhiều thành phần giai cấp và trong bản thân mỗi thành phần ấy lại có sự phân hoá
riêng. Có bộ phận thì vươn lên hoà nhập vào lực lượng mới. Cũng có bộ phận thụt
lùi về kinh tế và mất dần vị thế chính trị của mình. Cuộc cải tạo đã chặn đứng xu
thế phân cực ấy và tập hợp lực lượng trong hai thành phần cơ bản hoặc là xã viên
tập thể, hoặc là công nhân viên chức nhà nước. Tuy nhiên số lượng đựơc vào biên
chế nhà nước có giới hạn và được quy định bằng những tiêu chí nhất định. Vì vậy
một số bộ phận lao động đi vào con đường nông nghiệp và trở thành người nông
dân.

45
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Ngoài ra xã hội miền Bắc cũng có những bộ phận khác là những hộ cá thể,
những người làm ăn riêng lẻ, thợ thủ công cá thể, tiểu thương... Nhưng nhìn chung
tỷ lệ này rất nhỏ và ngày càng có xu hướng thu hẹp dần trong quá trình xây dựng
CNXH ở miền Bắc trong những năm sau đó.
Dù vậy thì kinh tế miền Bắc cũng chỉ thay đổi về quyền sở hữu ruộng đất (từ
tư nhân sang tập thể ) chứ không thay đổi về tỷ lệ lao động lao động xã hội ( từ khu
vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp). Điều này thể hiện rất rõ trong tỷ
trọng ngành nông nghiệp trong tổng tỷ trọng kinh tế quốc dân. Và vì vậy mà kinh tế
miền Bắc chưa vượt qua được rào chắn của xã hội tiền nông nghiệp và khuôn mặt
chính của xã hội miền Bắc vẫn là nông dân.
Có một điều khác so với trước đây là trong xã hội mới mọi giai tầng đều có thể
liên minh, liên hiệp với nhau, không chỉ bằng mối liên hệ giữa các hộ gia đình mà
còn bằng cả khối cộng đồng giai tầng và bằng cả những nhân tố về chính trị và kinh
tế.
Nói chung những kết cấu xã hội và kết cấu gai cấp xã hội miền Bắc đã phản
ánh đúng những thay đổi về cơ cấu kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
trong những năm 1954 -1960. Sự ra đời trưởng thành của các giai tầng mới một
mặt đánh dấu kết quả từng bước trưởng thành của nước Việt Nam mới, một mặt trỏ
thành động lực, nhân tố mới để xây dựng miền Bắc nói riêng và xã hội Việt Nam
nói chung trong tương lai. Nó còn cho thấy mối quan hệ khăng khít và biện chứng
giữa kinh tế và xã hội trong sự phát triển chung của xã hội lơài người.
Những biến đổi của cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 - 1960 có ý
ngiã hết sức to lớn và tạo tiền đề vật chất, tinh thần cho việc củng cố hậu phương
miền Bắc XHCN. Để rồi trong những thời kỳ sau đó, miền Bắc đã làm tròn trách
nhiệm đối với tiền tuyến miền Nam. Đặc biệt từ sau năm 1960, sự chi viện về
người và của cho tiền tuyến miền Nam trở thành một quá trình thường xuyên và
liên tục. Vì vậy miền Bắc là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thắng
lợi của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước.

46
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Đồng thời sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc cũng xác lập vững chắc
tiền đề về kinh tế - xã hội miền Bắc XHCN, giúp miền Bắc tiếp tục đứng vững chi
viện cho mièn Nam trong những năm tháng Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại ác
liệt.
Đặt trong tiến trình của lịch sử phát triển dân tộc, thì có thể nói rằng biến đổi
cơ cấu kinh tế miền Bắc thời kỳ này là sự mở đầu, dò đường, tạo lập những bước đi
đầu tiên trên con đường đưa đất nước tiến lên CNXH, xây những viên gạch nền
móng cho ngôi nhà XHCN trong tương lai. Vì tính chất ấy mà thời kỳ này không
thể tránh khỏi những mặt chưa đồng bộ. Tuy nhiên nó đã thể hiện tính chất ưu việt
của một xã hội mới, đặc biệt khi chúng ta nhìn nó trong thế so sánh với xã hội miền
Nam cùng thời.

47
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

V KẾT LUẬN

Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc là kết quả của sự vận động tất
yếu của lịch sử, trên cơ sở Đảng ta nắm vững nguyên lý về cách mạng không
ngừng và chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc nhìn nhận đánh giá hiện thực
khách quan. Từ đó đề ra những chủ trương xây dựng kinh tế xã hội. Đồng thời nó
phù hợp với thực tiễn của xã hội miền Bắc và phù hợp với xu thế chung của thời
đại.
Thời kỳ 1954 -1960 là thời kỳ khẳng định những thành tựu vượt trội của nền
kinh tế XHCN cũng như những thành quả về khoa học kỹ thuật của Chủ Nghĩa Tư
Bản. Tình hình đó đặt nước ta trước sự lựa chọn đường phát triển của mình. Đó là
con đường XHCN. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu giải phóng dân tộc đã đặt cho
miền Bắc một nhiệm vụ mới - là hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy
miền Bắc phải có được một tiềm lực nhất định vừa củng cố chính quyền cách
mạng, vừa tạo thế và lực mới.
Sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội thời kỳ này với những thành tựu mới, khi
đặt trong thế so sánh với miền Nam chúng ta thấy được tính chất ưu việt của
CNXH, đồng thời cho chúng ta thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế - xã hội -
chính trị - quân sự.
Sự biến đổi ấy cũng là thành quả của cả một quá trình vận động, chung sức,
chung lòng của Đảng, nhà nước và nhân dân miền Bắc quyết tâm khôi phục, xây
dựng và đưa miền Bắc tiến lên CNXH. Miền Bắc đã kinh qua những bước thử
nghiệm trên lĩnh vực kinh tế để rồi lấy đó làm cơ sở cho sự thay đổi bộ mặt xã hội
miền Bắc.
Và ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn của sự biến đổi này là đã tạo lập nên nền tảng
cơ sở đầu tiên cho cả nước đi lên CNXH, tạo thế và lực cho miền Bắc làm tròn sứ
mệnh hậu phương cách mạng và khẳng định vị thế của Việt Nam trên thế gới.

48
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Đồng thời sự biến đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội trong thời kỳ này cũng để lại
cho chúng ta những kinh nghiệm hết sức quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam nói chung. Đó là:
Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin - với những học thuyết đúng đắn và biện
chứng làm kim chỉ nam cho những quyết sách của Đảng.
Muốn tạo được bước mới trong cơ cấu kinh tế - xã hội phải xuất phát từ yêu
cầu thực tế của xã hội và nhiệm vụ mà lịch sử giao phó.
Sự biến đổi ấy phải là kết quả của một quá trình thực hiện theo một trình tự
nhất định. Bước đi sau phải căn cứ trên kết quả của bước đi trước.
Để có được sự biến đổi ấy phải huy động được sức mạnh của quần chúng nhân
dân và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế. Nói cách khác là cần phải phát huy nội lực và
tranh thủ ngoại lực.
Và trong suốt thời gian sau đó Đảng ta từng bước củng cố và xây dựng nền
kinh tế - xã hội, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần khẳng định sự đúng
đắn của con đường XHCN và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
Cho nên việc nghiên cứu sự biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ
1954- 1960 thiết nghĩ là một việc làm cần thiết. Nó không những cho chúng ta một
cái nhìn sâu sắc hơn về thời kỳ lịch sử quan trọng này, mà còn góp phần quan trọng
vào việc khẳng định vai trò và vị trí cuả miền Bắc trong tiến trình phát triển và vận
động chung của xã hội Việt Nam.

49
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

50
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

GHI CHÚ
(1),(2). Tiến Trình lịch sử Việt Nam. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003. tr 327
(3), (4). Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tập 15. Văn kiện Đảng toàn tập. NXB Chính trị
Quốc gia, 2001, tr 294 - 295
(5). Khoá họp thứ 5 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quốc hội xuất bản, 1956, tr
156
(6). Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 8. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội1996, tr 493
(7). (8).Đảng Lao Động Việt Nam. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ 16
về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp. Ban chấp hành Đảng Lao Động Vệt nam xuất
bản. 1959 , tr18
(9). Lênin toàn tập. Tập 28. NXB Nhân Dân, 1656,tr 157
(10). Số liệu thống kê trong giáo trình Biến đổi kinh tế xã hội 1945- 1995. tr 22
(11) Ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, tr 37
(12). Số liệu thống kê năm 1961, tr 59
(13).Số liệu thống kê năm 1955 - 1957, tr 47
(14). Ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, tr 38
(15). Niên giám thống kê 1975, tr 82
(16). Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 8.NXB Chính trị Quốc gia . Hà Nội 1996, tr 139
(17). Mười hai năm phát triển nông nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1960
- 1971. NXB Tổng cục thống kê. Hà Nội, 1973, tr61 -65
(18), (19) Ba năm cải tạo và phát triển kinh tế, văn hoá nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, tr 22, tr 119.

51
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

52
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bùi Công Trừng. Nông dân Việt Nam trên con đường tiến lên CNXH. NXB Sự
thật, 1958
2. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn Kiện Đảng toàn tập. Tập 15. NXB Chính trị
Quốc gia,2001
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam . Văn kiện Đảng toàn tập. Tập 17,18,19,20,21. NXB
Trính trị Quốc gia. Hà Nội, 2002
4. Đảng Lao Động Việt Nam. Nghị quyết của Hội nghị Trung ương lần thứ
16(4/1959) Về vấn đề hợp tác xã nông nghiệp. Ban chấp hành Trung ương Đảng
Lao động xuất bản,1959
5. Đại cương lịch sử Việt Nam . NXB Giáo dục. Hà Nội, 2001
6. Giáo trình Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam 1945 - 1995( chuyên đề lịch
sử Việt Nam)
7. Hồ Chí Minh toàn tập. Tập 8. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1996
8. Lênin toàn tập. Tập 28.NXB giáo dục, 1956
9. nguyễn Quang Ngọc. Tiến trình lịch sử Việt Nam. NXB Giáo dục. Hà Nội, 2003
10. Nông dân Việt Nam tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội. NXB Khoa học Xã hội, 1979
11. Minh Tranh. Một số ý kiến về nông dân Việt Nam. NXB Sự Thật,1961
12. Mười hai năm phát triển nông nghiệp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà 1960 -
1971. NXB Tổng cuạc thống k, Hà Nội, 1973
12. Một số ý kiến về Chủ nghĩa tư bản ở nông thôn miền Bắc ngay sau cải cách
ruộng đất. NXB Sự thật, 1960
14.Trần Phương. Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, 1963

53
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

MỤC LỤC

Lời mở đầu
I/ Tình hình kinh tế - xã hội miền Bắc sau hiệp địng Giơnevơ
II/Việc thực hiện những chủ trương chính sách mới của Đảng trong thời kỳ
khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và thời kỳ cải tạo Xã hội
chủ nghĩa (XHCN) - Những nhân tố quan trọng tác động đến biến đổi cơ cấu
kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 - 1060
1/ Cải cách ruộng đất trong thời kỳ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến
tranh(1955 - 1957)
2/ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh(1955 - 1957)10
3/ Cải tạo XHCN 1958 -1960
4/ Hợp tác hoá nông nghiệp
III/ Biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội miền Bắc thời kỳ 1954 - 1960
1/ Biến đổi cơ cấu kinh tế
1.1 Cơ cấu vốn đầu tư của nhà nước
1.2 Cơ cấu giá trị sản luợng
1.3 Cơ cấu thu nhập
1.4 Cơ cấu sở hữu
2/ Biến đổi cơ cấu xã hội
2.1 Thời kỳ tiếp quản miền Bắc
2.2 Cơ cấu xã hội miền Bắc trong những năm 1955 -1957
2.3 Cơ cấu xã hội miến Bắc trong những năm 1959 -1960
IV Nhận xét
V Kết luận
Ghi chú

54
THÖ VIEÄN ÑIEÄN TÖÛ TRÖÏC TUYEÁN

Tài liệu tham khảo

55

You might also like