You are on page 1of 16

Nguyên nhân của sự phát triển thần kì

1.Áp dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật


Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự phát triển “
thần kì” của Nhật Bản chính là sự áp dụng tiến bộ về khoa học kĩ thuật
và công nghệ.
Điều đặc biệt đáng chú ý là Nhật Bản không sao chép một cách máy
móc các công nghệ nhập khẩu mà họ đã hết sức nỗ lực nghiên cứu, đổi
mới, nâng cao, biến chúng thành kỹ thuật riêng, qua đó đóng góp vào
tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhân loại. Kiên trì với nguyên tắc: chỉ mau
bằng phát minh hoặc thiết bị của nước ngoài rồi nghiên cứu sử dụng,
làm chủ kỹ thuật đó, hạn chế để người nước ngoài sử dụng kỹ thuật mới
của minh trên đất Nhật.
2. Yếu tố con người
Một trong những yếu tố quan trọng nữa làm nên sự phát triển “thần kì”
của Nhật Bản chính là yếu tố con người. Người Nhật có những đức tính
khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và khâm phục. Ta thấy ở những con
người nhỏ bé về tầm vóc là cả một tinh thần ham học hỏi lớn lao, sẵn
sàng đương đầu với mọi khó khăn thách thức, cần cù, chăm chỉ trong lao
động và niềm tin tưởng mãnh liệt vào sức mạnh dân tộc.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, bước ra khỏi cuộc chiến với tư thế một
quốc gia thua cuộc, người dân Nhật Bản hiểu rằng giờ đây những gì họ
cần làm là chứng minh cho thế giới thấy dân tộc Nhật Bản thực lòng
mong muốn một sự hòa bình, rằng chiến tranh chưa bao giờ và không
bao giờ là mong muốn của người dân Nhật. Chính vì vậy, họ tiếp nhật sự
quân quản của quân Đồng Minh, tiếp nhận các cải cách từ SCAP, góp
phần biến quá trình bảy năm quân quản của quân Đồng minh cơ bản
diễn ra trong hòa bình và đạt được nhiều thành tựu.
3. Những cải cách của tướng Douglas MacArthur-Chỉ huy tối cao bộ
tổng tư lệnh các lực lượng Đồng minh
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, từ tháng 8- 1945, quân đồng minh
trên thực tế là các lực lượng quân đội Mỹ đã tiến sang chiếm đóng Nhật
Bản. Người giữ trách nghiệm là tướng Douglas MacArthur. Mặc dù
không tránh khỏi những hạn chế nhưng sự chiếm đóng trong vòng 7 năm
này của SCAP được coi là cuộc chiếm đóng hòa hiếu và tích cực nhất
của hai dân tộc. Mặc dù chiếm đóng Nhật bản nhưng tướng Douglas
MacArthur - người có lòng khoan dung và tầm nhìn chiến lược, đã coi
việc cải cách và chấn hưng nền kinh tế Nhật bản là sứ mệnh của Đồng
minh. Chính sách cải cách được tướng Douglas MacArthur công bố
ngày 9 tháng 10 năm 1945 nhằm phi quân sự hóa nền kinh tế, khuyến
khích các lực lượng dân chủ, thủ tiêu sự tập trung trong sản xuất và
chiếm hữu tài sản.
Biện pháp quan trọng đầu tiên nhằm thủ tiêu tình trạng tập trung sức
mạnh kinh tế mà trọng tâm là giải thể các Zaibatsu. Hoạt động và các
mục tiêu kinh tế của các Zaibatsu được coi là một trong những nguyên
nhân căn bản thúc đẩy Nhật Bản tham gia vào cuộc chiến tranh xâm
lược. Bước đầu tiên là tiến hành giải tán các công ty mà các Zaibatsu
chiếm cổ phần nhiều nhất sau đó bán những cổ phần đó cho dân chúng.
Từ tháng 4 năm 1947 “ Luật chống độc quyền” (Dokusen kinshi) được
ban hành nhằm ngăn chặn sự phục hồi của các thế lực tài phiệt và “ trở
thành nguyên tắc căn bản của nền kinh tế Nhật bản sau chiến tranh” .
Tháng 12 năm 1947, Luật thủ tiêu sự tập trung quá mức sức mạnh kinh
tế được ban hành nhằm giải tán các công ty có quá nhiều nguồn lực kinh
tế. Việc giải thể phần lớn các công ty khổng lồ trong các ngàng công
nghiệp chủ chốt của Nhật như đóng tàu, thép,…đã lamg thay đổi hoang
toàn bản đồ công nghiệp của Nhật Bản. Ngoài ra việc giải thể các
Zaibatsu còn góp phần xóa bỏ tình trạng tập trung kinh tế, thiết lập một
nền kinh tế đặc trưng bởi sự cạnh tranh mạnh mẽ trong tất cả các ngành
công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất.
Điều này đã hình thành nên cơ chế thị trường khá tốt và thuận lợi - một
trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển.. Cùng
với đó là tạo cơ hội cho các nhà quản lí trẻ tuổi, năng động, táo bạo phát
triển, giúp nền kinh tế Nhật Bản lấy lại sức sống của nó.
Cải cách ruộng đất
Nhằm thực hiện một chương trình cải cách toàn diện nền kinh tế Nhật
Bản, SCAP còn khẩn trương tiến hành cải cách ruộng đất. Một chương
trình cải cách ruộng đất kết hợp giữa yêu cầu của các nhà cầm quyền
chiếm đóng và dự thảo của Bộ Nông lâm Nhật đã được đưa ra vào giữa
năm 1946. Tác dộng của cuộc cải cách ruộng đất có ý nghĩa rất lớn đối
với phát triển kinh tế Nhật Bản. Việc cải cách ruộng đất đã kích thích
mạnh mẽ tính tích cực sản xuất của người làm nông nghiệp, phát huy
hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá của Nhật Bản đồng thời đem lại sản
lượng lương thực vượt trội cho xã hội. Ở nhiều vùng nông thôn Nhật
Bản đã thấy xuất hiện một tầng lớp tiểu chủ trung lưu. Những tiến bộ
khoa học kỹ thuật và thu nhập của người nông dân tăng cũng đã góp
phần mở rộng đang kể thị trường trong nước do nông dân đã nổi dần lên
như người mua đáng kể các sản phẩm công nghiệp. Với những thành
công đó, chính sách cải cách ruộng đất mà SCAP chủ trương được coi là
một trong những cuộc cải cách thành công nhất của Nhật Bản sau Chiến
tranh Thế giới thứ II.
Dân chủ hóa lao động
Song song với việc thực hiện những chính sách cải cách trên, SCAP còn
chủ trường dân chủ hóa lao động bằng việc ban hành ba bộ luật về lao
động từ cuối năm 1945 đến đầu xuân năm 1947. Đó là Luật về công
đoàn năm 1945, đảm bảo các quyền tổ chức thương lượng tập thể và bãi
công. Luật về tiêu chuẩn lao động năm 1946 và Luật về điều chỉnh quan
hệ lao động năm 1947. Nhằm quy định cơ chế giải quyết các tranh chấp
lao động, cung cấp dịch vụ việc làm không mất tiền và thủ tiêu các thực
tế lao động có tính chất phong kiến.
Nhìn chung, các cuộc cải cách trên đã chuẩn bị những điều kiện hết sức
quan trọng cho viêc mở rộng dân chủ trong xã hội Nhật Bản và sự tăng
trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản về sau.
4.Tích lũy vốn và sử dụng vốn
4.1 Tích lũy vốn
Nhật Bản là quốc gia có khả năng tích lũy vốn cao. Việc tích lũy vốn
này được thực hiện ở mọi cấp độ từ Nhà nước, chính phủ đến mỗi người
dân Nhật Bản.
Nhà nước thực hiện hàng loạt các chính sách như hạn chế các khoản chi
tiêu cho phúc lợi xã hội như y tế, nhà ở; cắt giảm bộ máy hành chính;
giảm chi phí quân sự; thu hút vốn từ nước ngoài bằng cách tận dụng mối
quan hệ thân thiết với Mỹ, tham gia vào các tổ chức quốc tế như Ngân
hàng phát triển quốc tế, quỹ tiền tệ quốc tế IMF,…
Việc huy động được nguồn vốn từ cả trong và ngoài nước cho phép Nhật
Bản có sự đầu tư vào các ngành công nghiệp quan trọng, khoa học kĩ
thuật để phát triển kinh tế.
4.2 Sử dụng vốn
Nhật Bản là quốc gia sử dụng vốn hiệu quả, chính phủ giao cho Bộ Tài
chính quản lí chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn, việc đầu tư trực tiếp
chỉ được khuyến khích cho các mục tiêu tìm kiếm công nghệ và bí quyết
sản xuất.
Các doanh nghiệp lớn ở Nhật lúc bấy giờ như Mitsubishi, Mitsu,.. theo
mô hình hoạt động Kereitsu phần nào cho phép dòng vốn của các doanh
nghiệp lưu thông trong một hệ thống của tập đoàn, đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty con.
Đầu tư trong nước tập trung vào các ngành công nghiệp trọng điểm, then
chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy móc, điện tử, vi điện tử và
quan trọng nhất là đổi mới máy móc, dây chuyền sản xuất. Bắt đầu từ
những năm 60 70, khi nguồn thu ngoại tệ của Nhật nhiều hơn, Nhật đẩy
mạnh đầu tư ra nước ngoài. Nguồn đầu tư nước ngoài này là một yếu tố
góp phần vào sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế trong nước, tăng vị
thế và sức cạnh tranh của công ty Nhật Bản trong nền kinh tế thế giới.
5. Sự điều tiết, quản lí của nhà nước
Trong nhưng năm 1950 – 1970, nhà nước đóng vai trò quan trọng trong
việc điều hành và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế. Chính
phủ Nhật Bản đã biết nắm bắt thời cơ để đưa Nhật Bản di lên. Nhằm
thúc đẩy kinh tế Nhật Bản đạt mức độ tăng trưởng cao, chính phủ và các
nhà quản lí kinh tế cũng đã thức hiện đồng loạt nhiều chính sách tích cực
để mở đường cho kinh tế phát triển. Dưới sự điều hành của nhà nước,
các công ty đã đóng vai trò quyết định đối với quá trình khôi phục và
phát triển kinh tế, tạo ra tiềm lực cạnh tranh vững chắc của Nhật Bản
trong nền kinh tế thế giới sau chiến tranh.
6. Sức cạnh tranh mạnh mẽ của các công ty Nhật Bản
Các công ty Nhật có tầm nhìn xa, năng động, táo bạo và thực thi những
biện pháp quản lí đạt hiệu quả cao trong một môi trường có nhiều biến
chuyển to lớn. Hàng hóa do Nhật Bản tạo ra đa dạng, chất lượng cao, giá
cả phù hợp, trên nhiều thị trường quốc tế, sản phẩm Made in Japan luôn
được tin dùng và đánh giá cao.
7. Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật
Hiệp ước anh ninh Mỹ Nhật được kí kết lần đầu tiên vào năm 1951 có
thời hạn mười năm sau đó tiếp tục được kí kết một lần nữa vào năm
1960 với sự thỏa thuận đến từ hai phía rằng cứ sau mười năm, hiệp ước
sẽ được tự động gia hạn nếu một trong hai bên không có sự thay đổi
khác.
Với hiệp ước an ninh này, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo
hộ của Mỹ thông qua việc cho phép Mỹ đóng quân trên lãnh thổ Nhật
Bản. Hiệp ước an ninh này không chỉ giúp Nhật Bản, một quốc gia
không được phép duy trì quân đội thường trực và các vũ khí hạng nặng
phục vụ chiến tranh, đảm bảo được an ninh quốc phòng trước sự uy hiếp
của Triều Tiên, Trung Quốc, Nga,… mà còn giúp Nhật tiết kiệm ngân
sách quốc gia. Tổng chi phí cho quốc phòng của Nhật hằng năm không
vượt quá 1% GDP. Trong khi các cường quốc khác lo chạy đua về mặt
vũ trang và bị sa lầy trong các cuộc chiến tranh, Nhật Bản có thể tập
trung nhiều hơn vào các hoạt động phát triển kinh tế, đầu tư cho giáo
dục, khoa học kĩ thuật. Những sự đầu tư này đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, lấy lại vị thế là cường quốc kinh tế
trên bản đồ quốc tế.
8. Hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam
Chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam là sản phẩm của cuộc Chiến Tranh
Lạnh mà thực tế là cuộc chiến của hai phe Xã hội chủ nghĩa và Tư Bản
chủ nghĩa đứng đầu là Mỹ và Nga. Đây được đánh giá là hai cuộc chiến
cục bộ tiêu tốn nhiều sức người, sức của của các nước tham gia.
Tuy nhiên, với Nhật Bản, đây được đánh giá là “ngọn gió thần” thổi vào
nền kinh tế của quốc gia này. Với sự phát triển về khoa học kĩ thuật từ
trước chiến tranh thế giới, Nhật Bản trở thành xưởng sản xuất, cung cấp
khí tài quân sự cho Mỹ ở cả hai cuộc chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam.
Hạn chế
Những thành tựu vượt bậc của giai đoạn phát triển thần kỳ đã đưa Nhật
Bản chỉ sau 20 năm từ một đống tro tàn vươn lên thành cường quốc thế
giới, là nền tảng để khẳng định địa vị của nước Nhật trên bản đồ chính
trị thế giới .Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những hạn chế ngay trong giai
đoạn phát triển nhanh chóng này. Nhật Bản đã phải đối mặt với những
mâu thuẫn kinh tế - xã hội gay gắt.
1.Về kinh tế
Sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa khả năng sản
xuất hiện đại với cơ sở hạ tầng lạc hậu, giữa tài chính và tín dụng, giữa
tiềm lực của công nghiệp và nông nghiệp. Mặc dù nền sản xuất công
nghiệp đã đạt đến trình độ cao nhưng cơ sở hạ tầng ở Nhật Bản vẫn bị
coi là loại lạc hậu trong các nước tư bản phát triển khác. Bên cạnh đó,
đây còn là một nền kinh tế bấp bênh, không ổn định về thị trường và
nguồn nguyên liệu. Sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc
nhiều vào nhiên liệu Nhập Khẩu từ bên ngoài. Bởi vì phụ thuộc hầu như
hoàn toàn vào nhiên liệu nhập khẩu nên Nhật Bản buộc phải thường
xuyên tìm cách tăng thu từ xuất khẩu đặt biệt là những ngành trụ cột góp
phần tạo ra kinh tế “thần kỳ” như ngành sắt, thép, đóng tàu , hóa chất,
chế tạo ô tô, hàng dệt,...thường phải dựa vào thị trường nước ngoài để
tiêu thụ.Do đó, từ những năm 70, những biến động trong quan hệ giữa
Nhật Bản và các nước u Mỹ đã khiến điều kiện buôn bán của nước này
xấu đi rõ rệt.
.Về xã hội
Gặp khó khăn về vấn đề nhà ở và quản lý xã hội do sự phân bố dân cư
không đều. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt do các công ty mải chạy
theo lợi nhuận nên đã hạn chế những chi phí cho phúc lợi xã hội, duy trì
mức sống thấp hơn so với các nước tư bản phát triển, vấn đề nhà ở, tai
nạn giao thông trầm trọng,…
Ngoài ra công ty còn duy trì lề lối làm việc khắc nghiệt khiến người làm
công bị áp lực nặng nề, dẫn tới nạn tự sát và thanh niên ngại kết hôn và
sinh con. … Về lâu dài, những mâu thuẫn đã gây ra tình trạng già hóa
dân số và thực sự trở thành vấn đề nghiêm trọng tại Nhật lúc đó.Một
trong những hậu quả đó là nguồn lao động của Nhật ngày càng
giảm .Nếu như những năm 50 và 60, thị trường lao động Nhật Bản vẫn
còn dồi dào, người lao động giai đoạn này được coi là “thế hệ vàng” của
lao động Nhật Bản thì đến những năm 70, nguồn lao động này suy giảm
và thiếu hụt một cách rõ rệt. Do chạy theo tốc độ tăng trưởng cao, vấn đề
môi trường không được chú ý đúng mức. Kết quả là cuối thập kỉ 60 đầu
thập kỉ 70, môi trường bị xuống cấp nhanh chóng, một số vùng công
nghiệp bị ô nhiễm nặng nề. Đó là mặt trái, là cái giá phải trả cho sự tăng
trưởng “thần kì” của Nhật Bản thời kì 1951-1973.
3.Về chính trị
Trong thời kỳ này, sự thay đổi trong nội các chính phủ Nhật đã dẫn đến
sự bất ổn trong chính trị và cả nền kinh tế. Những năm 1960-1970,
Cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của nhân dân Nhật Bản do Đảng
Cộng Sản và các tổ chức dân chủ tiến bộ đang giành được sự ủng hộ
mạnh mẽ trong tầng lớp xã hội cũng gây ra sự bất ổn trong chính trị ở
Nhật Bản. Những mâu thuẫn này,đã dẫn đến sự hoài nghi và bất bình
không chỉ của dân chúng mà còn là nhiểu tầng lớp xã hội đối với chính -
sách của chính phủ. Phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, sự
nổi dây từ các cuộc biểu tình của sinh viên chính là sự biểu hiện tập
trung của sự bất bình đó , gây ra sự bất ổn trong xã hội.
Đối với những hạn chế trên từ những năm 60 Nhật Bản đã có những
biện pháp và chính sách để khắc phục nhất là với vấn đề môi trường.
Còn đối với hạn chế về mặt kinh tế, các mâu thuẫn xã hội và chính trị,
trong những năm 1970 trở về sau,Nhật Bản cũng đã có những chính sách
kịp thời để ngăn chặn hậu quả.Tuy nhiên, Vẫn còn những hạn chế ở giai
đoạn mà cho đến ngày nay Nhật Bản còn đang phải đối mặt.Mà một
trong số đó chính là tỷ lệ sinh thấp song song đó là sự già hóa dân số mà
nguyên nhân chủ yếu là do một phần hậu quả từ sự phát triển kinh tế và
hiện đại hóa xã hội.

MINH TRỊ DUY TÂN


Minh Trị Duy tân hay cải cách Minh Trị là một chuỗi các sự kiện cải
cách dẫn đến những thay đổi to lớn trong cấu trúc xã hội và chính trị
Nhật Bản.
Dựa trên sự phân kì Minh Trị Duy Tân, chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (Tiền Duy tân): từ 1853 đến 1868: giai đoạn đấu tranh lật đổ
chính quyền Tokugawa, thiết lập chính quyền Minh Trị.
Giai đoạn 2 (giai đoạn Duy tân): từ 1869-1877, là giai đoạn cải cách,
phá bỏ cái cũ, xác lập cái mới.
Giai đoạn 3 (giai đoạn Duy Tân): từ 1878-1895: giai đoạn hoàn thiện,
củng cố cái mới, hoàn thành sự nghiệp Duy tân.
GIAI ĐOẠN 1: TIỀN DUY TÂN
Tình hình trong nước:
Đến giữa thế kỉ XIX, suốt 200 năm thống trị của dòng họ Tokugawa,
Nhật Bản đã có nhiều biến đổi mang lại những cơ sở hạ tầng về Kinh tế
và xã hội tương đối toàn diện. Nhưng sự cô lập phi tự nhiên đã làm cho
Nhật Bản ngày càng tụt hậu. Chế độ Mạc phủ Tokugawa lâm vào tình
trạng khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến chính
trị.
Về mặt kinh tế, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp duy trì cách sản
xuất lạc hậu dựa trên nền tảng phong kiến.
Về mặt xã hội, Nhật Bản lúc bấy giờ vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với
quyền bính do các đại danh (daimyo) và võ sĩ Samurai nắm cả. Tuy
nhiên vào thời kỳ này tình hình quốc nội đã yên, chiến tranh kết thúc nên
địa vị của Samurai đã không còn như trước. Một số phải chuyển sang
làm ruộng, làm thợ hay đi buôn. Trong khi đó tầng lớp tư sản công
thương nghiệp ngày càng giàu lên nhưng không có quyền lực về chính
trị, lại bị đánh thuế nặng nên tạo ra mối xung khắc giữa tầng lớp thương
nhân và giai cấp thống trị ngày càng lớn. Nông dân Nhật thì bị áp lực
của cả hai phía, giới quý tộc và thương nhân.
Về mặt chính trị, nền phong kiến Nhật Bản đúng ra là do Thiên hoàng
đứng đầu nhưng quyền hành thực tế lại thuộc về Shogun của Mạc phủ.
Phe bảo hoàng tôn quân lấy điều đó làm bất bình nên khơi ra phong trào
lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính cho triều đình Thiên hoàng.
2. Tình hình ngoài nước:
Từ cuối thế kỉ XVIII, những cuộc cách mạng tư sản liên tiếp bùng nổ ở
Châu Âu, Bắc Mỹ và cùng với nó là những làn sóng của cuộc cách mạng
công nghiệp lan rộng làm ảnh hưởng sâu sắc tới kinh tế- xã hội của các
quốc gia này. Anh, Pháp, Mỹ tranh thủ thành tựu của cuộc cách mạng
công nghiệp đã trở thành cường quốc thay thế các nước Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha, Hà Lan. Trong lúc Nhật Bản và các nước phương Đông
thực thi chính sách “ đóng cửa” thì các nước phương Tây lại có nhu cầu
mở rộng thị trường ra bên ngoài để tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm nguồn
nguyên liệu và đất đai thuộc địa nên đã khiến các cường quốc này có âm
mưu hướng tham vọng sang các nước Châu Á.
GIAI ĐOẠN 2: 1869-1877
1/ Thành lập chính phủ Minh Trị
* Bối cảnh hình thành:
- 3/1/1868, tướng quân Tokugawa Yoshinobu trao lại toàn bộ quyền
hành cho Thiên Hoàng.
- 11/4/1868, Mạc phủ ra lệnh mở thành Edo đầu hành quân triều đình
=> Tokugawa hoàn toàn bị đánh bại, Edo chấm dứt vai trò là trung tâm
quyền lực nhà nước do dòng họ Tokugawa dựng từ đầu thế kỉ XVII.
- 1 số han vùng Đông Bắc vẫn chưa chịu khuất phục nên kiên trì chống
cự đến tháng 5/1869 mới chịu đầu hàng. Từ lúc này, chính phủ mới mới
có thể thực thi quyền chi phối trên cả nước.
* Thực trạng:
- Mutsuhito lên ngôi năm 1867 khi tròn 15 tuổi. Dù là người thông
minh, tài giỏi nhưng ông vẫn còn quá trẻ.
- Quyền hành thực tế nằm trong tay nhóm võ sĩ lớp dưới thuộc các han
phía Tây. 1868, hầu hết lãnh đạo chủ chốt của chính quyền mới không ai
quá 40 tuổi và đều là xuất thân võ sĩ lớp dưới.
+ Ưu điểm: Qua huấn luyện quân sự, họ trở thành con người của hành
động và tri thức họ tiếp thu được chủ yếu là Nho học- nhấn mạnh sự
hiến thân và trung thành với đất nước. Ham học hỏi kiến thức, văn minh
phương Tây như Anh, Mỹ thông qua việc đến các nước đó học tập.
+ Khuyết điểm: chỉ hoàn thành công việc trong han của mình, chưa
bao giờ cùnh thực hiện chung một đường lối nào cả.
* Mục tiêu của chính quyền Minh Trị:
- Trong 2 năm đầu tiên, chính quyền Minh Trị vẫn loay hoay tìm cơ
cấu chính trị mới. Vẫn phải giải quyết nhiều vấn đề phức tạp và cấp bách
song do mới lên cầm quyền nên vẫn chưa triển khai chính sách thực tiễn
nào một cách đáng tin, đưa ra nhiều quyết định mâu thuẫn khiến dân
chúng phàn nàn về sự không nhất quán của họ.
- Hai mục tiêu được đề ra ngay từ đầu là : Độc lập quốc gia - Phấn đấu
từng bước tiến lên bình đẳng với các nước phương Tây. Con đường để
đạt được hai mục tiêu đó là Phú quốc cường binh.
2/ Chính sách:
* Chính quyền trung ương:
+ Hình thành:
- Tháng 3/1868, hội nghị tư vấn gồm đại diện các han được triệu tập
chuẩn bị cho bản tuyên bố Năm lời thề.
=> Năm lời thề này chính là đường lối của chính phủ mới.
* Chính quyền địa phương:
- 1868, áp dụng chế độ phủ fu, phiên han, huyện ken.
- Các han vẫn thuộc quyền cai trị của daimyo trước đây.
- Tuy nhiên 1869 tình hình Nhật Bản bắt đầu thay đổi, chính quyền mới
do thấy được sức mạnh của chính phủ trung ương cũ đã thấm vào các
han nên mới chuẩn bị cho việc đưa quyền lực của mình vào thay thế
quyền lực cũ.
=> Ý nghĩa: Cải cách phế phiên trí huyện có ý nghĩa to lớn. Khẳng
định quyền lực của chính quyền mới trên quy mô toàn quốc ; tạo tiền đề
căn bản và rất quan trọng cho chính phủ thực thi những cải cách khác.
3/ Những cải cách :
Cải cách kinh tế:
Cải cách công nghiệp-tài chính:
-Trước tiên là củng cố về mặt quân sự: công nghiệp quân sự là cơ sở
sản xuất vũ khí hiện đại, nhiều thiết bị tối tân và thu hút một lượng lớn
các nhân tài về khoa học kĩ thuật ở Nhật. Cũng là cơ sở chủ yếu cho
ngành chế tạo máy móc, đóng tàu hiện đại phục vụ cho dân sự.
-Tiến hành nhiều biện pháp để chấn hưng sản nghiệp trong nước, bắt
đầu mở rộng xuất khẩu bằng cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa xuất khẩu.
-Chú trọng phát triển công nghiệp tư nhân, cho các xí nghiệp vay vốn,
ưu tiên phát triển ngành vận tải đường biển.
-Hệ thống giao thông và thông tin liên lạc cũng được mở mang hay xây
dựng mới. Ngành bưu chính cũng nhanh chóng được tổ chức để đáp ứng
nhu cầu của xã hội hiện đại.
-Tổ chức lại hệ thống tài chính, thiết lập chế độ tiền tệ hiện đại.
Cải cách địa tô:
-Cải cách địa tô cũng là một trong “tam đại cải cách’ của Minh Trị Duy
tân.
Việc cho phép mua bán ruộng đất và đóng tô thuế bằng tiền là một bước
tiến mới trong hoàn cảnh lịch sử Nhật Bản lúc bấy giờ. Cải cách tô thuế
của chính quyền Minh Trị là một phần trong các chính sách phát triển tư
bản chủ nghĩa ở Nhật. Thuế đất và địa tô được chuyển hoá thành tiền
vốn một cách trực tiếp hay gián tiếp, góp phần giải quyết những khó
khăn to lớn về tài chính và là nguồn vốn đầu tư cho sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Cải cách quân đội:
Nhằm xây dựng chính quyền nhà nước mạnh mẽ, chính quyền Minh
Trị thay vì dựa vào lực lượng quân sự, han đã thành lập một quân đội
thống nhất cho quốc gia.
Ngoài việc gia tăng sức mạnh quan đội, chính quyền Minh Trị cũng
không ngừng nâng cao sức mạnh vũ trang. Hàng năm đều cho mua vũ
khí các loại và cho người ra nước ngoài học tập, nghiên cứu để tự sản
xuất vũ khí, thuê chuyên gia nước ngoài đóng tàu chiến. Đến năm 1876
Nhật đã có các chuyên gia có thể tự đóng tàu.
Cải cách giáo dục, văn hóa:
Dưới thời Tokugawa, giáo dục Nhật Bản cũng đã phát triển và có được
những thành tựu to lớn. Tỉ lệ người biết đọc và biết viết ở Nhật Bản
tương đối cao (43% nam giới và 10% nữ giới biết chữ), mặt bằng dân trí
khá cao so với nhiều nước trong khu vực. Tuy nhiên, nền giáo dục thời
Tokugawa mang nặng tính “hư học”, ít chú trọng giáo dục “thực học” và
chưa phổ cập cho toàn dân.
Vấn đề đặt ra: chính quyền Minh Trị làm sao loại bỏ được tính chất của
nền giáo dục phong kiến- chế độ giáo dục đặc quyền cho giai cấp phong
kiến-võ sĩ. Phải thực hiện giáo dục phổ cập cho tất cả các tầng lớp nhân
dân, được nhân dân chú trọng song song với việc nâng cao trình độ cho
tầng lớp tri thức.
Cải cách xã hội:
-Một trong những cải cách quan trọng nhất về mặt xã hội là xóa bỏ chế
độ đẳng cấp. Đáng nhắc đến là việc xóa bỏ các đặc quyền phong kiến
của các tầng lớp võ sĩ. Nhằm phế bỏ tàn tích của xã hội phong kiến, vào
năm 1869, chính quyền Minh Trị đã lập ra 4 tầng lớp mới nhưng không
có đặc quyền và ra tuyên bố ‘ tứ dân bình đẳng’. Công cuộc cải cách về
xã hội đã tước bỏ rất nhiều đặc quyền đặc lợi của tầng lớp võ sĩ cũ
nhưng nó giải phóng thân phận cho hàng chục triệu nhân dân lao động,
kể cả tầng lớp trước đây không được coi là con người nên nó có sức giải
phóng mạnh mẽ sức lao động cho xã hội, tạo nên động lực to lớn cho
công nghiệp hóa và phát triển đất nước.
GIAI ĐOẠN 3: 1878-1895:
Phong trào tự do dân quyền:
Sự ra đời các đảng phái:
-Sau khi chính quyền Tokugawa sụp đổ, ban lãnh đạo mới do Thiên
Hoàng Minh Trị đứng đầu trên thực tế vẫn là chính quyền chuyên chế.
Sự ra đời hiến pháp.
* Bối cảnh
- Sau cuộc chiến tranh Tây Nam tình hình tài chính của chính phủ hết
sức khó khăn. Chính phủ in thêm tiền khiến lạm phát xuất hiện.
- Để đối phó, chính phủ công bố luật An ninh cấm phong trào tự do dân
quyền và đàn áp các phong trào chống đối, chia rẽ các đảng phái.
* Nội dung hiến pháp
- Bản Hiến pháp công bố ngày 11/2/1889 với tên gọi chính thức Đại
Nhật Bản đế quốc hiến pháp.
Người thống trị quốc gia là Thiên hoàng. Là người bất khả xâm phạm.
Quyền lực của Thiên hoàng là tuyệt đối, đứng đầu quân đội có quyền
tuyên chiến, giảng hoà, ký hiệp ước hoặc từ chối các dự luật mà Quốc
hội đưa ra.
Quốc hội gồm 2 viện: Shugiin Hạ viện được thần dân bầu nên;
Kizokuin Thượng viện do Thiên hoàng chỉ định trong các hoàng tộc.
- Trong thời gian này một số bộ luật khác cũng được công bố như luật
dân sự, luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,...
-> Bản Hiến pháp 1889 vừa mang yếu tố hiến pháp tư bản, hiện đại vừa
giữ những yếu tố truyền thống. Đồng thời cũng chịu ảnh hưởng nặng nề
của hiến pháp nước Phổ.
=> Ý nghĩa: Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng đây là bản Hiến pháp
đầu tiên của châu Á, tồn tại cho đến năm 1947 như là nền tảng của các
đạo luật, đặt cơ sở pháp lí cho việc xây dựng chế độ quân chủ lập hiến ở
Nhật, một thành tựu của Minh Trị Duy Tân. Nhưng chưa thể nói việc
công bố Hiến pháp, thành lập Nghi viện là nước Nhật đã có một nền dân
chủ thực sự.
KẾT QUẢ , Ý NGHĨA VÀ TÍNH CHẤT CỦA CUỘC DUY TÂN
MINH TRỊ:
Kết quả:
Minh Trị Duy Tân đã giải quyết được 2 mâu thuẫn cơ bản ở giữa TK
XIX của Nhật: mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
- Tiêu diệt chế độ phong kiến tiến lên chủ nghĩa tư bản “phú quốc
cường binh”.
- Đã xóa bỏ được nguy cơ dân tộc, nguy cơ bị các nước phương Tây
thực dân hóa, xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng, hơn nữa còn bành
trướng thế lực sang nước Châu Á, xác lập vị trí bá chủ ở Châu Á và vị
thế cường quốc trên phạm vi thế giới.
Ý nghĩa:
a) Ý nghĩa trong nước:
Công cuộc Duy Tân nửa sau thế kỉ XIX là một cuộc cách mạng tư sản
không triệt để và thời kì Minh Trị là thời kì quá độ từ chế độ phong kiến
sang chủ nghĩa tư bản.
Công cuộc Duy Tân nửa sau TK XIX cũng mở đường cho việc biến
nước Nhật Bản phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi
số phận một nước thuộc địa hay nửa thuộc địa. Cuộc cách mạng Minh
Trị đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản đưa nền kinh tế
Nhật Bản phát triển mạnh mẽ trong 30 năm cuối của thế kỷ XIX đưa
nước này trở thành một nước phú quốc cường binh.
Về văn hóa-xã hội: Nhật đã xây dựng một xã hội văn minh, “tứ dân
bình đẳng”, nền giáo dục “thực học”, giáo dục tinh thần, “độc lập tự
tôn”.
b) Ý nghĩa quốc tế:
- Minh Trị Duy Tân đã tác động nhiều mặt đến phong trào cải cách và
cách mạng của các nước châu Á.

You might also like