You are on page 1of 5

Đề bài: Vận dụng bài học về tạo và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm

1945 đối với hoạt động thực tiễn của bản thân.
Bài làm:
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Dân
tộc Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.
Cuộc Cách mạng Tháng Tám thắng lợi và việc khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Đây là kết hợp của khoa học và nghệ thuật
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh, trong
đó nổi bật là khoa học, nghệ thuật chuẩn bị lực lượng, nắm bắt mau lẹ và chớp thời cơ
một cách quyết đoán và có hiệu quả. Thắng lợi này đã để lại những bài học to lớn trong
nghệ thuật tạo và chớp thời cơ không chỉ trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ cứu nước mà còn trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay.
1. Thời cơ cách mạng là gì?
Thời cơ là thời gian, điều kiện, hoàn cảnh chủ quan và khách quan mang yếu tố
thuận lợi để tiến hành thắng lợi một việc gì đó. Trong chiến tranh, vấn đề thời cơ là vấn
đề vô cùng quan trọng. Bởi vì, bên nào nắm được thời cơ thì chắc chắn bên đó sẽ giành
được thắng lợi và Cách mạng tháng 8 năm 1945 chính là một minh chứng về việc chớp
thời cơ Cách mạng.
2. Nghệ thuật tạo thời cơ trong CMT8/1945.
Từ sau ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã chú trọng xây dựng
lực lượng, chuẩn bị, chờ thời cơ để tiến hàng một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
2.1. Chuẩn bị về chủ trương, đường lối cách mạng
Trước những biến động của tình hình trong nước và thế giới, nhất là tác động của
Chiến tranh thế giới thứ hai. Đảng ta đã nhanh chóng có chủ trương chuyển hướng chỉ
đạo chiến lược. Theo đó, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt lên hàng đầu, nhấn mạnh
vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ
trang; thành lập “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” sau là “Việt Nam
độc lập đồng minh” để tập hợp lực lượng cách mạng; từng bước phát động quần chúng
nổi dậy đấu tranh với các hình thức phù hợp…
2.2. Chuẩn bị về lực lượng chính trị
Thực chất đây chính là việc giải quyết vấn đề động lực cách mạng. Đảng ta đặc
biệt chú trọng công tác xây dựng lực lượng chính trị quần chúng vững mạnh trên nền tảng
là khối liên minh công - nông vững chắc.
Quá trình chuẩn bị lâu dài, bền bỉ, thông qua từng cao trào cách mạng cụ thể,
Đảng đã tập hợp rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp tạo dựng lực lượng cách mạng,
tích cực chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa. Đặc biệt, từ năm 1941, với việc thành lập “Việt
Nam độc lập đồng minh” (sau này là Mặt trận Việt Minh) bao gồm các tổ chức quần
chúng có tên chung là “Hội cứu quốc” như “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”,
“Thanh niên cứu quốc”…, Đảng đã thực sự trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết
toàn dân, động viên tinh thần ái quốc của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội, bồi dưỡng
và phát huy cao độ sức mạnh to lớn của lực lượng chính trị trong chuẩn bị và thực hành
tổng khởi nghĩa.
2.3. Chuẩn bị về lực lượng vũ trang và xây dựng căn cứ cách mạng
Đây là nội dung quan trọng, là vấn đề xuyên suốt trong công tác chuẩn bị của
Đảng và nhân dân ta. Từ những nhân tố vũ trang nhỏ lẻ ban đầu, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, chúng ta đã từng bước xây dựng các đội du kích, tiền thân của lực lượng vũ trang
trực tiếp tham gia chiến đấu giành chính quyền trong những ngày tổng khởi nghĩa sau
này. Đó là đội du kích Bắc Sơn, du kích Ba Tơ, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân… Đồng thời, Đảng cũng đã chủ động biên soạn hàng loạt tài liệu quân sự làm cơ sở
hoạt động của lực lượng vũ trang như “Cách đánh du kích”, “Cách huấn luyện cán bộ
quân sự”… Đến đầu năm 1945, cùng với lực lượng chính trị, Đảng và nhân dân ta đã xây
dựng được một đội quân vũ trang, là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh giành chính
quyền về tay nhân dân.
3. Nghệ thuật chớp thời cơ trong CMT8/1945.
Về đoán định thời cơ: Ngay từ năm 1940, khi mà chủ nghĩa phát xít đang thắng
thế cả ở châu Âu lẫn châu Á. Nguyễn Ái Quốc với tầm nhìn của thời đại đã nhận định:
Liên Xô và Đồng minh sẽ thắng; Nhật – Pháp ở Đông Dương sẽ bắn nhau; Việt Nam lúc
đó sẽ có thời cơ để giành lại độc lập. dự báo hai khả năng làm xuất hiện thời cơ cho nhân
dân ta vùng dậy giành chính quyền trên cả nước. Một là, quân Đồng minh vào Đông
Dương đánh Nhật; hai là, Nhật đầu hàng Đồng minh.
Tận dụng triệt để thời cơ: trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, thời cơ tồn tại
một cách khách quan trong vòng 20 hôm, bắt đầu từ khi Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng
(ngày 15-8) và kết thúc khi quân Đồng minh vào tước khí giới quân Nhật trên đất nước ta
theo Hiệp định Pốt-xđam (ngày 5-9). Nếu phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trên toàn quốc trước ngày 15-8 quân Nhật còn mạnh và sau ngày 5-9 trên đất nước có
nhiều kẻ thù, cách mạng đều không có khả năng thành công. Đảng và nhân dân ta đã
chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền thắng lợi trong ngưỡng thời
gian khắc nghiệt đó.
4. Kết quả
Nhờ chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt cho phong trào cách mạng ngay từ
những ngày đầu thành lập Đảng; hiểu biết sâu sắc về thời cơ cách mạng; dự báo chính
xác, nắm bắt kịp thời và chớp thời cơ mau lẹ, Đảng ta đã lãnh đạo quần chúng nhân dân
làm cuộc tổng khởi nghĩa thắng lợi, giành chính quyền, tuyên bố thành lập nước, thành
lập Chính phủ lâm thời… mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do, hạnh phúc cho quốc gia dân
tộc.
Đó là sự vùng dậy của cả một dân tộc với ý chí tự lực, tự cường, quyết đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta được sự dẫn dắt của đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn
của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong
tổ chức Mặt trận Việt Minh mà nòng cốt là liên minh công nhân và nông dân. Đó là kết
quả của tinh thần năng động, sáng tạo của hệ thống tổ chức đảng và Mặt trận từ Trung
ương đến cơ sở trên tất cả các địa bàn của cả nước. Đó là sự chủ động chuẩn bị và phát
triển thực lực cách mạng, chủ động nắm bắt thời cơ, quyết tâm giành thắng lợi.
5. Bài học kinh nghiệm và ý nghĩa thời cơ của cách mạng tháng 8/1945
Có thể nói Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam đã sáng suốt trong việc
chớp thời cơ của cách mạng tháng 8. Từ việc tận dụng thuận lợi trong và ngoài nước
Đảng ta đã giành được độc lập cho dân tộc. giành được chính quyền một cách nhanh
chóng ít đổ máu.
Thời cơ của cách mạng tháng 8 mang đến bài học không chủ riêng dân tộc Việt
Nam mà còn dành cho tất cả nước thuộc địa trên thế giới. Việc tận dụng yếu tố khách
quan, chủ quan trong chiến tranh là vô cùng quan trọng. Sự lãnh đạo độc quyền của một
Đảng lãnh đạo cũng đóng vai trò với chiến thắng của Việt Nam.
Một yếu tố nữa chính là tận dụng được mâu thuẫn của kẻ thù. Biết nhìn xa trong
rộng cũng như lường trước trước được kết quả sẽ diễn ra. Tận dụng được khối đại đoàn
kết dân tộc, lực lượng công – nông – binh hùng hậu. Và quan trọng nhất chính là chớp
thời cơ của cách mạng tháng 8.
Với nghệ thuật chớp thời cơ của cách mạng tháng 8 dân tộc ta đã đạp đổ chính
quyền thực dân và trở thành quốc gia độc lập. Tránh được ý đồ xâm lược nước ta lần nữa
của thực dân Anh và quân Tưởng. Cuộc đấu tranh diễn ra nhanh chóng, hạn chế tổn thất
và thương vong.
6. Vận dụng bài học về tạo và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm
1945 đối với hoạt động thực tiễn của bản thân.
- Bản thân là sinh viên kinh tế, trước thời điểm nền kinh tế đang khó khăn, mỗi
năm hàng ngàn cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp... trong khi trong nhiều nhà máy công ty thì
thiếu lao động có tay nghề cao, em nhận thức được rằng việc học đại học là rất cần thiết,
nhưng học như thế nào thì đó lại là điều mà mỗi chúng ta nên quan tâm, suy nghĩ.
- Không phải trong thời kỳ kháng chiến mới cần chớp thời cơ, mà đối với xã hội
Việt Nam ngày nay thì việc nắm thời cơ lại là đều rất quan trọng, đặc biệt là sinh viên,
cần nhận ra ưu điểm và nhược điểm của mình để từ đó chọn hướng đi, ngành nghề cho
bản thân mình một cách đúng đắn để còn phát huy đượcnhững điểm mạnh của bản thân,
đóng góp sức mình cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
-Vậy thì sinh viên chúng ta cần làm gì? Ngay từ bây giờ, khi đang ngồi trên ghế
nhà trường, sinh viên cần phải nhận thức được việc học và xác định được mục tiêu học
tập rõ ràng:
+ Bản thân chúng ta là sinh viên mà sinh viên lại giữ vai trò quan trọng, là nguốn
lực chủ yếu, chúng ta có một nhiệm vụ hay giữ một trọng trách hết sức nặng nề những
người được đào tạo thành thao về kỹ năng nghề nghiệp, được tổ chức tốt về kiến thức văn
hóa, chính trị, đạo đức, lối sống...
+ Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới hứa hẹn nhiều đổi thay, cá nhân em đã tự hỏi:
Mình đã chuẩn bị được những hành trang gì để hoà nhịp cùng bước tiến của thời đại, phải
làm gì vàbằng cách nào để vươn lên làm chủ tri thức, làm chủ khoa học công nghệ tiến
tiến, mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết ở tầm cao thời nhằm biến những cơ hội và thứ thách
trong tương lai thành cuộc thử nghiệm quan trọng chứng minh cho lòng can đảm và sự
bứt phá vượt lên chính bản thân mình. Để làm được điều đó, việc đầu tiên là cần năm bắt
thời cơ một cách phù hợp, biết được xã hội cần gì, và chính mình có những gì?
+ Trong “vali” hành trang vào đời, cái gì đã được chuẩn bị tốt, cái gì chưa đầy đủ
cần phải hoàn thiện, cái gì cần thiếu thì bổ sung, đó là những vấn để mà sinh viên hiện
nay đều quan tâm - Đương nhiên, mỗi thể hệ đều có yêu cầu, nội dung và cách thức
chuẩn bị cho mình, và đều cónhững hành trang cơ bản và chung nhất.
Nhận thức được vị thế của mình trong xã hội, mỗi sinh viên chúng ta phải không
ngừng học hỏi, tiếp nhận kiến thức, xử lý thông tin, phải rèn luyện cả đức lẫn tài, tự tu
dưỡng, rèn luyện bản thân hay nói cách khác phải tự giáo dục về tri thức, phẩm chất,
nhân cách.để sao cho xứng đáng với trọng trách mà xã hội giao phó, để xây dựng nên một
đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

You might also like