You are on page 1of 5

Chuyên Đề Lịch Sử

BÙI QUANG MINH – 11 Anh


CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ Ở NHẬT BẢN TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX
I. Bối cảnh của cuộc Duy tân:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua
được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay
Sôgun (Tướng quân) ở phủ Chúa – Mạc phủ. Từ năm 1603, dòng họ Tô-ky-ga-oa
nắm chức vụ Tướng quân. Vì thế, thời kì này ở Nhật Bản gọi là thời kì Mạc phủ
Tô-ku-ga-oa.
Sau hơn 200 năm thống trị của dòng họ Tô-ku-ga-oa, chế độ phong kiến Nhật Bản
đã rơi vào tình trạng bế tắc, suy thoái, không đáp ứng được những yêu cầu phát
triển xã hội, không đủ sức chống lại sự xâm nhập của các nước đế quốc Âu – Mĩ.
Năm 1853, một hạm đội của Mĩ do Đô đốc Pe-ri chỉ huy tới uy hiếp vùng ven biển
Nhật Bản. Năm 1854, trước áp lực của Mĩ, Mạc phủ buộc phải kí hiệp ước, theo đó
mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Sau đó, các
nước Anh, Pháp, Nga, Đức đều đạt được những hiệp ước tương tự.
 Như vậy, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh xã hội
phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng và
phải đối mặt với sự nhòm ngó, đe dọa xâm lược của các nước thực dân phương
Tây.

II. Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:


- Đứng trước nguy cơ đó nhân dân Nhật Bản đã quyết định mở cuộc Duy tân Minh
Trị. Cuộc cách mạng này diễn ra với nội dung sau:
 Về kinh tế: Ban bố quyền tự do buôn bán; Thống nhất tiền tệ; Xoá bỏ
đặc quyền ruộng đất; Tăng cường, phát triển kinh tế TBCN ở nông
thôn; Xây dựng cơ sở hạ tầng. Chủ yếu giai đoạn này thì nền nông
nghiệp của Nhật vẫn đang sản xuất theo hình thức lạc hậu, những
chứng minh cho thấy hơn 22 lần Nhật bị mất mùa và chúng minh cho
sự khủng hoảng về kinh tế nghiêm trọng, nghèo đói. Nền công nghiệp
cũng đang trong tình trạng thương nghiệp ở Nhật bùng phát với lợi
điểm hải cảng lớn.
 Về xã hội: Nhật Bản vẫn duy trì chế độ đẳng cấp với quyền binh. Tuy
nhiên nhiều tầng lớp cũng phải chuyển sang làm nông do quyền lực
không còn như trước. Nông dân thì bị áp bức cả hai phía là giới quý
tộc và thương nhân.
 Về chính trị: Xóa bỏ chế độ nông nô, xóa bỏ đi các quyền lực của đại
danh. Đưa quý tộc, giai cấp tư sản lên nắm chính quyền. Theo đó ban
hành hiến pháp 1889 thiết lập chế độ QCLH, tuyên bố mọi nơi đều
bình đẳng. Đúng ra thì nền kinh tế phải do vua Nhật quyết định,
nhưng thực tế lại do Mạc phủ Tokugawa thao túng. Do đó phe hoàng
tôn bất bình và xảy ra phong trào lật đổ Mạc Phủ, trao lại quyền bính
cho vua.
 Về đối ngoại: Các nước phương Tây lợi dụng Nhật Bản đang khủng
hoảng về mọi mặt đã đàn áp, đòi Nhật Bản phải thông thương. Mạc
phủ bất đắc dĩ phải ký hiệp ước, chấp nhận mở hai cửa biển Himoda
và Hakodate cho tàu thuyền Hoa Kỳ vào buôn bán.
 Về quân sự: Quân đội Nhật Bản thời kỳ Duy tân Minh Trị được tổ
chức huấn luyện theo kiểu phương Tây, thiết lập chế độ nghĩa vụ quân
sự thay cho chế độ trưng binh. Bên cạnh đó thì công nghiệp đóng tàu
chiến cũng được chú trọng phát triển, đồng thời tiến hành sản xuất vũ
khí, đạn dược và mời cả những chuyên gia quân sự nước ngoài.
 Về giáo dục: Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách giáo dục
bắt buộc, trong đó chú trọng nội dung vào khoa học – kỹ thuật với
chương trình giảng dạy, đồng thời cũng cử những học sinh giỏi đi du
học phương Tây…
III. Tác động:
Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành đã đem lại sự thay đổi lớn trên đất nước
Nhật Bản và để lại ý nghĩa nổi bật.
Thứ nhất: Đối với Nhật Bản:
- Về chính trị: Tác dụng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản đã mở đường cho
chính sách phong kiến thành một nước tư bản chủ nghĩa, thoát khỏi sự lệ thuộc của
tương đối nhiều nước phương Tây. Cuộc cách mệnh này đã thực hiện thành công
và đã dẫn đến quá trình công nghiệp hóa của Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, trở
thành một nước phát triển hùng mạnh ở Châu Á Thái Bình Dương. Cơ quan chính
phủ Nhật thời kỳ này được tổ chức theo phong cách châu Âu. Tòa án cũng được
thành lập theo phong cách tư sản.
- Về tài chính: Cuộc cách mệnh Duy tân Minh Trị đã xóa sổ chính sách độc quyền
về ruộng đất của giai cấp phong kiến, thống nhất tiền tệ, phát triển tài chính tư bản
chủ nghĩa ở nông thôn, đồng thời cũng xây dựng hạ tầng giao thông. Cuộc cách
mệnh đã và đang đuổi theo kịp xu hướng phát triển của tương đối nhiều nước
phương Tây, đặc biệt quan trọng là việc chú trọng phát triển tài chính. Cuộc cải
cách Duy tân Minh Trị đã và đang đưa nền kinh tế thị trường Nhật Bản phát triển
mạnh mẽ trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, đã đưa nước Nhật trở thành một cường
quốc quân sự chiến lược vào năm 1905.
– Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như
một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật từ nước phong kiến
đi lên phát triển theo con đường TBCN.
– Tạo điều kiện cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản, đưa Nhật Bản trở thành nước
tư bản hùng mạnh ở châu Á, một nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
– Làm cho nước Nhật thoát khỏi số phận bị xâm lược.
– Cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc Cách mạng Tư sản không triệt để, diễn ra dưới
hình thức một cuộc cải cách kinh tế.
Thứ hai: Đối với Quốc tế
Cuộc Duy tân Minh Trị có ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, được nhiều
người chủ trương canh tân đất nước ở Trung Quốc(Khang Hữu Vi, Lương Khải
Siêu,…); ở Việt Nam (Phan Bội Châu,…) tìm hiểu và học hỏi.
IV. Bài học cho Việt Nam trong xây dựng và phát triển đất nước:
- Minh Trị đã tiếp thu tiến bộ của phương Tây như cho học sinh đi du học, áp dụng
khoa học kĩ thuật vào sản xuất và được biệt chú trọng về giáo dục giúp cho đất
nước thoát khỏi chế độ phong kiến lạc hậu và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn
đế quốc chủ nghĩa. Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, chúng ta có thể áp
dụng những bài học này như chú trong giáo dục và thành tựu khoa học – kĩ thuật.
- Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn
dân tộc và tinh thần tự cường của quốc gia. Nhân dân đoàn kết vì mục tiêu chung
là sức mạnh để cuộc cải cách thực hiện thành công và thúc đẩy đất nước phát triển.
- Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần học tập Nhật Bản,
đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực tự
cường của dân tộc.

You might also like