You are on page 1of 1

Nguyên nhân phải kể đến bối cảnh đất nước của Nhật Bản lúc bấy giờ.

Đầu thế kỷ XIX, Nhật Bản rơi


vào tình trạng khủng hoảng vì chế độ phong kiến và đẩy đất nước rơi vào tình trạng lạc hậu, bị áp
bức, kinh tế kém phát triển. Nhân dân Nhật Bản dưới chế độ này đã liên tục phản đối, các phong trào
đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XIX đã làm sụp đổ chế độ Mạc
phủ. Đến tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, chấm dứt hoàn toàn chế độ Mạc Phủ, Thiên hoàng Minh
Trị trở lại nắm quyền và thực hiện một loạt cải cách về tất cả các lĩnh vực để vực dậy đất nước.
Cuộc cải cách được tiến hành trên mọi lĩnh vực.
+ Về chính trị: sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh Trị tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính
phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính
quyền. Tiếp đó năm 1889, Nhật hoàng tuyên bố ban hành Hiến pháp mới (năm 1889), chế độ quân
chủ lập hiến được thiết lập từ đây.
Về kinh tế: dưới tình trạng thị trường mua bán còn lạc hậu, để thống nhất thị trường, Nhật hoàng ra
lệnh thống nhất tiền tệ nhằm tiến tới thống nhất thị trường, đẩy mạnh quá trình mua bán để đưa kinh
tế ổn định và phát triển. Nhận thấy nhu cầu của người dân trong việc phát triển kinh tế, Nhật hoàng
cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Nhận thấy
cơ sở hạ tầng là nền tảng để phát triển kinh tế mà Nhật hoàng đã tiến hành cho xây dựng cơ sở hạ
tầng, đường xá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc, mở rộng thị trường mua bán nhờ các phương
tiện giao thông.
+ Về quân sự: là một người tiến bộ và có học thức, tư tưởng tiến bộ từ phương tây, Thiên Hoàng tiến
hành cải cách quân sự theo kiểu phương Tây, cụ thể là trong việc huấn luyện quân sự theo phương
tây. Thay vì chế độ trưng binh như hồi còn phong kiến, Thiên hoàng thực hiện chính sách nghĩa vụ
quân sự. Ngoài ra Thiên hoàng còn chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược để phát triển
quân sự.
+ Về giáo dục: để nâng cao dân trí sau một khoảng thời gian dài lâm vào tình trạng phong kiến và lạc
hậu thì Thiên hoàng đã thi hành chính sách giáo dục bắt buộc. Điều này đảm bảo hầu hết mọi người
dân đều được tiếp cận với con chữ ở các chương trình bắt buộc tối thiểu. Nhận thấy giáo dục cần
được coi trọng, không chỉ cho rằng cần phải thực hiện chính sách giáo dục bắt buộc mà Thiên Hoàng
còn chú trọng đến chất lượng giáo dục, cụ thể là chú trọng nội dung khoa học – kỹ thuật trong
chương trình giảng dạy, tức tiếp nhận kiến thức tiến bộ từ phương tây. Đặc biệt hơn, còn cử những
học sinh giỏi đi du học phương Tây để học hỏi thêm nhiều kiến thức sâu rộng từ Phương Tây về phục
vụ cho đất nước mình.

You might also like