You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ

Câu 1: Phong trào bùng nổ và phát triển như thế nào? Nêu ý nghĩa của phong trào Cần Vương?
Phong trào bùng nổ và phát triển
- Sau khi kí 2 bản hiệp hiệp ước Hắc Măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884), nội bộ triều đình chia
làm 2 phe: phe chủ chiến (đứng đầu là Tôn Thất Thuyết) và phe chủ hòa
+ Phe chủ hòa dứng về phe Pháp
+ Phe chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện
- Mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và
tòa Khâm Sứ nhưng cuối cùng thất bại
- Tôn Thất Thuyết phải đưa vua Hàm Nghi chạy lên Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ngày
13/7/1885 Tôn Thất Thuyết thay vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân và văn
thân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào Cần Vương ra đời.
- Phong trào Cần Vương chia thành 2 giai đoạn:
+ giai đoạn 1 (1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, đông đào nhất là ở Bắc và
Trung Kì
+ giai đoạn 2 (1888- 1896): tuy vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vân được duy trì
và phát triển thành các cuốc khởi nghĩ lớn, có quy mô và trình độ cao hơn.
Câu 2: Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khời nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần Vương?
Nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
vì nhiều là vì:
 Quy mô, địa bàn hoạt động: Cuộc khởi nghĩa diễn ra trên một địa bàn rộng lớn, bao gồm
4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
 Thời gian hoạt động: Khởi nghĩa Hương Khê hoạt động kéo dài trong hơn mười năm. Bắt
đầu từ năm 1985 đến năm 1986. Khi khởi nghĩa kết thúc thì cũng là lúc phong trào Cần
Vương thất bại.
 Thành phần tham gia: Nghĩa quân Hương Khê với sự tham gia đông đảo của nhân dân
đồng bằng và các dân tộc thiểu số. Nhận được sự ủng hộ cũng như huy động được những
tiềm năng to lớn từ nhân dân.
 Trình độ tổ chức: Nghĩa quân hoạt động có sự tổ chức quy củ, chặt chẽ và kỉ luật. Lực
lượng được chia thành 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng
tài ba chỉ huy.
 Phương thức chiến đấu: chủ yếu là đánh du kích và vận động chiến, biết tận dụng tối đa
địa lý và địa hình khu vực. Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng
của Pháp.
Câu 3: Trình bày chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất
và rút ra nhận xét
chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất:
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị
Pháp chiếm. Riêng giáo hội Thiên Chúa đã chiếm ¼ diện tích cày cấy ở Nam Kì
+ Thực hiện phương thức bóc lột theo kiểu “Phát canh thu tô” như địa chủ Việt Nam
- Công nghiệp: thực dân Pháp tập trung khai thác thác than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư
công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm... mang lại cho
chúng nhiều lợi nhuận.\
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp
phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, có
mặt hàng lên tới 120%, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.
Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu xuất sang nước ngoài
- Tài chính: Pháp tiến hành các thứ thuế mới, chồng lên các thứ thuế cũ đã có từ trước. Nặng
nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện. Chúng còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây
cầu,…
Nhận xét:
-Tích cực:
 Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào nước ta
 Xuất hiện một số các ngành kinh tế mới
 Đô thị ngày càng được mở rộng
 Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, … được tăng cường
 Tính chất nền kinh tế có đan xen phong kiến với tư bản chủ nghĩa
-Hạn chế:
 Tài nguyên, khoáng sản ngày càng cạn kiệt
 Nông nghiệp dậm chân tại chỗ
 Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn ngành công nghiệp nặng
 Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp
 Nền kinh tế nước ta vẫn là nền kinh tế nhỏ lẻ, phụ thuộc vào Pháp
Câu 4: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Trình bày hoạt động yêu nước
của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1917?
Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước là vì:
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước và lớn lên trong hoàn cảnh
nước mất nhà tan, nhiều cuộc khời nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liến tục nhưng đều thất
bại.
- Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Chấu, Phan Châu Trinh
nhưng Người không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định đi tìm đường cứu
nước cho dân tộc.
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành từ năm 1911 đến 1917:
-Ngày 5-6-1911,Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu
nước.Khác với thế hệ cha anh Người quyết định sang phương Tây,đến nước Pháp để tìm hiểu
xem nước Pháp ѵà các nước khác Ɩàm thế nào,rồi trở về giúp đồng bào mình.Trong nhiều năm
sau đó, Người đã đi nhiều nước,nhiều châu lục khác nhau Người nhận thấy rằng ở đâu bọn đế
quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu những người lao động cũng bị áp bức ѵà bóc lột dã
man.
-Khoảng cuối năm 1917,Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp.Tại đây,Người đã Ɩàm rấт
nhiều nghề,học tập,rèn luyện trong cuộc đấu tranh c̠ ủa̠ quần chúng lao động ѵà giai cấp công
nhân Pháp.Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.Người tham gia
buổi diễn thuyết ngoài trời c̠ ủa̠ các nhà chính trị, triết học,Người còn tham gia đấu tranh đòi cho
binh lính ѵà thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương.Sống ѵà Ɩàm việc trong phong trào công
nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng c̠ ủa̠ Cách mạng tháng Mười Nga,tư tưởng c̠ ủa̠ Người có những
biến chuyển mạnh mẽ.
=>Những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ bước đầu, nhưng Ɩà cơ sở
quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

You might also like