You are on page 1of 1

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ -HK2

BÀI 26: PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG


PHÁP TRONG NHG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
1-Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến
ở kinh thành Huế tháng 7 - 1885
* Nguyên nhân:
- Phe chủ chiến trong triều đình Huế muốn giành lại chủ
quyền từ tay Pháp.
- Thực dân Pháp khi biết âm mưu của phe chủ chiến, đã tìm
mọi cách để tịêu diệt phe chủ chiến khi có điều kiện.
* Diễn biến:
- Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết (Thượng Thư Bộ
binh) hạ lệnh tấn công quân Pháp ở Tòa Khâm Sứ và Đồn
Mang Cá.
- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần,
chúng phản công chiếm Hoàng Thành. Trên đường đi chúng
giết người cướp của rất dã man.
2-Phong trào Cần Vương
- Ngày 13-7-1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu
Cần Vương”, kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp
vua cứu nước.
- Phong trào Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối
thế kỉ XIX. Chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp
cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra. Tháng 11-1888, nhờ có
tay sai dẫn đường, quân Pháp bắt vua Hàm Nghi đi đày sang
An-giê-ri (châu Phi). Phong trào Cần Vương vẫn được duy
trì.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896), phong trào quy tụ trong những
cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn,
tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.
3-Những cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào
Cần Vương
a/ Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
+ Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
+ Địa bàn hoạt động: Ba làng: Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ
Khê thuộc huyện Nga Sơn (Thanh Hóa)
+ Nguyên nhân- kết quả: Xây dựng căn cứ Ba Đình còn
nhiều hạn chế.
- Thực dân Pháp đàn áp dã man
- Diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành
cuộc kháng chiến toàn quốc
- Chưa có sự lãnh đạo và đường lối đúng đắn (những hạn chế
của thời đại)

You might also like