You are on page 1of 1

BÀI 21: PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM

TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX


1. Phong trào Cần Vương (1885-1896)
a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương
+Với Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành quá trình xâm lược
Việt Nam. Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam và phái chủ chiến trong triều đình vẫn
nêu cao ý chí giành lại độc lập dân tộc.
+ Sau thất bại trong cuộc phản công tại Kinh thành Huế của phái chủ chiến
(5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị).
+ Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết thay mặt vua ban dụ Cần vương, kêu gọi toàn
dân khởi nghĩa giúp vua cứu nước => Phong trào Cần vương bùng nổ, kéo dài đến
cuối thế kỉ XIX.
b. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu phong trào Cần vương
* Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892):
+Địa bàn: Bãi Sậy (Hưng Yên), Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh
+ Lãnh đạo: Nguyễn Thiện Thuật
+ chiến thuật du kích để đánh địch. Năm 1892, khởi nghĩa thất bại.
* Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896):
+ Căn cứ: Hương Khê (Hà Tĩnh). Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Lãnh đạo: Phan Đình Phùng
Đây là cuộc khởi nghĩa tiều biểu nhất trong phong trào Cần vương
* Khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887): Nga Sơn (Thanh Hoá).
+ Lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng
2. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế
* Nguyên nhân:
- Yên Thế trở thành mục tiêu bình định của Pháp. Để bảo vệ cuộc sống, nhân dân
Yên Thế đứng lên đấu tranh
- Lãnh đạo: Hoàng Hoa Thám
* Diễn biến: sgk
* Nguyên nhân thất bại:
+ So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp mạnh và cấu kết với phong
kiến đàn áp.
+ Chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
+ Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
* Ý nghĩa:
+ Là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân
+ Thể hiện tiềm năng ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân
+ Kết hợp được yêu cầu độc lập dân tộc với nguyện vọng dân chủ
* Nhận xét:
Đây là cuộc khởi nghĩa diễn ra lầu nhất trong phong trào vũ trang chống Pháp
cuối thế kỉ XIX; mang tính dân tộc, yêu nước.

You might also like