You are on page 1of 3

Câu 1: Tóm tắt quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858 – 1884?

- Sau một thời gian thăm dò và chuẩn bị, ngày 1/9/1858, đế quốc Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo
Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cho thời kì xâm lược và thống trị thực dân ở Việt Nam. Bị sa lầy ở mặt
trận Đà Nẵng, Pháp phải thay đổi kế hoạch tấn công và đem quân đánh vào Gia Định.
- Tháng 2/1859, Pháp đánh chiếm Gia Định
- Năm 1861 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Đông Nam Kì gồm Gia Định, Định Tường, Biên Hòa
- Ngày 5/6/1862, nhà Nguyên kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
- Ngày 15/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước Giáp Tuất, chính thức xác nhận lục tỉnh Nam
Kì là đất thuộc địa của Pháp (thêm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
- Từ năm 1882, Pháp mở rộng xâm lược ra phía Bắc
- Ngày 25/8/1883, nhà Nguyễn kí hiệp ước Hác-măng (Hiệp ước Quý Mùi) thừa nhận nền thống trị
của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
- Ngày 6/6/1884, Pháp buộc nhà Nguyễn kí hiệu ướp Pa-tơ-nốt với nội dung cơ bản là khẳng định lại
nội dung Hiệp ước năm 1883 (Hiệp ước Hác-măng/Quý Mùi). Nhà nước phong kiến Việt Nam chính
thức sụp đổ, thay vào đó là chế độ “ thuộc địa nửa PK ”
Câu 2: Trình bày những chiến thắng tiêu biểu của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ
năm 1858 – 1884?
- Ngày 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông
Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo
- Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo
- Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị,
Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, …
- Chiến thắng Cầu Giấy (21/12/1873)  Gác-ni-ê bị giết  Pháp hoang mang lo sợ
- Trận Cầu Giấy lần hai (19/05/1883), giết chết Ri-vi-e

Câu 3: Kể tên các bản hiệp ước triều đình nhà Nguyễn đã kí kết với thực dân Pháp từ năm 1858 –
1884?
Từ năm 1858 – 1884 triều đình Huế kí với Pháp 4 bản hiệp ước gồm:
- Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862
- Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874
- Hiệp ước Quý Mùi (Hác-măng) kí ngày 28/5/1883
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt kí ngày 6/6/1884

Câu 4: Phong trào Cần Vương (1885 - 1896):


a. Khái quát các giai đoạn chính trong phong trào Cần Vương?
*Giai đoạn I (1885-1888): Phong trào bùng nổ trên khắp cả nước
- Hưởng ứng lời kêu gọi chiếu Cần Vương, nhiều văn thân sĩ phu và nhân dân yêu nước đứng lên, tập
hợp các nghĩa binh, xây dựng căn cứ khởi nghĩa. Họ đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt trước thực dân
Pháp cùng bè lũ tay sai trên các địa bàn rộng lớn thuộc Bắc và Trung Kì.
- Trong giai đoạn này, các cuộc đấu tranh chỉ dừng lại ở phạm vi nhất định, còn riêng lẻ. Các cuộc
khởi nghĩa lần lượt nổ ra ở hầu hết các vùng Bắc Kì và Trung Kì.
- Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc nên vua Hàm Nghi bị bắt và đày đi
Ăn-giê-ri. Phong trào Cần Vương giai đoạn thứ nhất kết thúc.
*Giai đoạn II (1888-1896): Phong trào quy tụ các cuộc khởi nghĩa lớn
- Từ cuối năm 1888, mặc dù không còn sự lãnh đạo trực tiếp từ triều đình nhưng phong trào Cần
Vương vẫn tiếp tục diễn ra. Nhiều văn thần, sĩ phu yêu nước đứng lên lãnh đạo và phát triển thành
nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, với tổ chức cao hơn
- Một số cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu đã diễn ra như: cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình
Phùng và Cao Thắng (Hà Tĩnh/1885-1896); cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật và
Đinh Gia Quế (Ở Hưng Yên/ 1883-1892)
- Năm 1896, phong trào Cần Vương kết thúc
b. Kể tên các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương?
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887): Người lãnh đạo: Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892): Người lãnh đạo: Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896): Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng.
c. Nêu nhận xét về phong trào Cần Vương?
- Phạm vi hoạt động: Giai đoạn đầu của phong trào diễn ra trên phạm vi rộng khắp cả nước, đặc biệt ở
Bắc – Trung Kì, giai đoạn sau chuyển trọng tâm dần về vùng núi và trung du.
- Quy mô của phong trào Cần Vương: Quy mô lớn (hàng trăm cuộc khởi nghĩa) nhưng còn nhỏ lẻ,
mang tính địa phương cũng như thiếu sự liên kết chặt chẽ thành phong trào mang tính toàn quốc
- Lãnh đạo phong trào Cần Vương: Văn thân, sĩ phu yêu nước
- Lực lượng tham gia: Đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân
- Mục tiêu của phong trào Cần Vương: Khôi phục quyền lực cho nhà Nguyễn, giành lại độc lập dân
tộc ,đánh đuổi quân Pháp
- Tính chất nổi bật: Yêu nước, chống xâm lược trên lập trường phong kiến
Câu 5: Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913):
a. Lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế?
Nông dân yêu nước: Đề Nắm (Giai đoạn lãnh đạo: 1884-1892), Đề Thám (Giai đoạn lãnh đạo: 1893-
1913) (còn gọi là Hoàng Hoa Thám)
b. Đặc điểm của Khởi nghĩa Yên Thế?
- Lãnh đạo: những người xuất thân từ nông dân xuất chúng đứng lên lãnh đạo
- Mục tiêu: Bảo vệ quê hương (xóm làng, cuộc sống của mình) không phải khôi phục chế độ phong
kiến bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa trong cùng thời điểm
- Cách đánh: Nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động và giảng hòa khi cần thiết.
- Địa bàn hoạt động: Ở vùng rừng núi trung du Bắc Bộ
- Lực lượng tham gia: Đông đảo là nông dân và tầng lớp lao động
- Tính chất: Đây là một phong trào yêu nước không còn nằm trong phong trào Cần Vương
- Ý nghĩa: Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân có tác dụng làm châm
quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp.

Câu 6: Cơ sở xuất hiện trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? Tại sao các đề
nghị cải cách duy tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX không được thực hiện? Em hãy rút ra bài học
từ sự thất bại đó
*Cơ sở
- Đất nước ngày càng nguy khốn
- Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân
Một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời đã mạnh dạn đưa ra những đề nghị, yêu cầu đổi mới
công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, … của nhà nước phong kiến.
*Nguyên do không được thực hiện
- Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong thích ứng hoàn cảnh nên khước từ mọi cuộc cải cách,
canh tân đất nước
- Còn có những hạn chế: Vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc; Chưa xuất phát từ những vấn đề cơ bản
của thời đại: giải quyết mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với
địa chủ phong kiến …
- Lực lượng duy tân còn ít, không được triều đình trọng dụng
- Thiếu sự ủng hộ và tham gia của quần chúng nhân dân
*Bài học:
- Có sự thống nhất, đồng lòng về tư tưởng
- Xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân, phụng sự nhân dân
- Cải cách toàn diện trên tất cả lĩnh vực

You might also like