Chủ Đề 11: Cuộc Kháng Chiến Chống Thực Dân Pháp Từ Năm 1858 - Cuối Tk Xix

You might also like

You are on page 1of 4

LỊCH SỬ 8 - ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian, thời điểm kiểm tra: 45 phút, thứ 6 (13/5/2022)


Hình thức kiểm tra:
- 100% câu hỏi trong đề là tự luận
- Tổ chức kiểm tra tập trung cả khối 8 theo lịch kiểm tra của trường.
Cấu trúc đề:
- Chủ đề 11: 2 câu (6,0 điểm)
- Chủ đề 12: 1 câu (1,0 điểm)
- Chủ đề 13: 1 câu (3,0 điểm)
CHỦ ĐỀ 11: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
TỪ NĂM 1858 - CUỐI TK XIX
A. CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 – 1873 (Bài 24)
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873.
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
a/ Đà Nẵng: các toán nghĩa binh tích cực phối hợp với quân triều đình chống giặc
b/ 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Phong trào kháng chiến của nhân dân rất sôi nổi
- Ngày 10/12/1861: nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến của Pháp trên sông
Vàm Cỏ Đông.
- Khởi nghĩa của Trương Định (1859 - 1864): gây cho cho quân Pháp nhiều khó khăn.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
a/ Thái độ của triều đình:
- Ngăn trở phong trào kháng chiến ở miền Nam.
- Đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở miền Trung và miền Bắc.
- Cử phái bộ sang Pháp thương lượng chuộc các tỉnh bị mất.
Từ 20 - 24/6/1867, thực dân Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền TNK (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
b/ Nhân dân 6 tỉnh Nam Kì: nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp.
- Các cuộc khởi nghĩa vũ trang nổ ra khắp nơi:
+ Đồng Tháp Mười (Võ Duy Dương)
+ Tây Ninh (Trương Quyền)
+ Nguyễn Trung Trực (Hà Tiên, Rạch Giá)
+ Nguyễn Hữu Huân (Tân An - Mỹ Tho)
- Dùng thơ, văn để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị…
c/ Nhận xét:
+ Các cuộc khởi nghĩa bùng nổ, lan rộng khắp 6 tỉnh Nam Kì.
+ Phong trào diễn ra sôi nổi, quyết liệt, liên tục, phong phú về hình thức.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, chống thực dân xâm lược và chống phong kiến đầu hàng của ND.
Lưu ý:
- Hình 85 trang 117, Hình 86 trang 118 Sách giáo khoa Lịch sử 8.
- “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”(119/sgk)
+ Tác giả: Nguyễn Trung Trực
+ Hoàn cảnh xuất hiện: Khi ông bị quân Pháp bắt và đem xử chém (xử trảm).
+ Nội dung: Nhấn mạnh tinh thần yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất
của nhân dân ta.
C. PHONG TRÀO KHÁNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX (Bài 26)
a/ Hoàn cảnh (nguyên nhân)
- Đêm mùng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp thất bại, ông
đưa vua Hàm Nghi ra căn cứ Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, “Chiếu Cần vương” được ban hành: Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên
giúp vua cứu nước.
Phong trào Cần vương bùng nổ, lan rộng.
b/ Diễn biến:
- Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung
Kì và Bắc Kì.
tháng 11-1888 vua Hàm Nghi bị giặc bắt và đưa đi đày ở châu Phi.
- Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và
trình độ tổ chức cao hơn, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896).
c/ Kết quả: Bị quân Pháp đàn áp thất bại.
d/ Ý nghĩa
- Thể hiện tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc.
- Làm chậm lại quá trình bình định của thực dân Pháp.
- Để lại bài học về xây dựng căn cứ, tổ chức kháng chiến trong giai đoạn sau.
e/ Tính chất: phong trào yêu nước chống ngoại xâm theo hệ tư tưởng phong kiến.
Lí do cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần
Vương.
- Lãnh đạo: chủ yếu là tầng lớp văn thân (tiêu biểu là Phan Đình Phùng)
- Thời gian: dài nhất, hơn 10 năm (1885 – 1896)
- Quy mô: rộng lớn, trãi dài trên địa bàn 4 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình)
- Chiến đấu: quyết liệt, lập nhiều chiến công

CHỦ ĐỀ 12: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG


I. Quân Pháp đánh chiếm Sài Gòn.
1. Quân Pháp đánh chiếm Thành Gia Định.
- Tháng 2-1859 Pháp kéo quân vào Gia Định.
- Ngày 17-2-1859 quân Pháp tấn công thành Gia Định.
- Ngày 8-3-1859 quân Pháp đốt thành Gia Định.
Cuộc xâm lược của quân Pháp gây nhiều tang thương cho nhân dân Sài Gòn.
- Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Thế Hiển chỉ huy quân dân kháng chiến.
2. Đại Đồn Chí Hòa.
- Với chủ trương phòng thủ, Nguyễn Tri Phương cho xây dựng Đại Đồn Chí Hòa.
- Đêm 23 rạng ngày 24-2-1861 quân Pháp tập trung lực lượng tấn công Đại Đồn.
chiều 25-2-1861 Đại Đồn thất thủ.
II. Các phong trào chống Pháp.
Nhân dân Sài Gòn kiên cường chống Pháp bằng nhiều hình thức gây cho Pháp nhiều khó khăn:
+ Đấu tranh vũ trang: Trần Thiện Chánh, Nguyễn Văn Tiến, Dương Bình Tâm, Trương Định…
+ Dùng văn, thơ để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị…

CHỦ ĐỀ 13: NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ PHONG
TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP TỪ ĐẦU TK XX ĐẾN NĂM 1918.
A. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. (Bài 29)
1. Tổ chức bộ máy nhà nước.
- Năm 1887, thực dân Pháp thành lập Liên Bang Đông Dương, do Toàn quyền Đông Dương
đứng đầu.
- Việt Nam bị chia thành 3 xứ (Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì), với 3 chế độ cai trị khác nhau.
- Sơ đồ bộ máy nhà nước Việt Nam thời thuộc Pháp (học ở bài ghi)
Bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do Pháp chi phối.
2. Chính sách kinh tế
a) Nông nghiệp
- Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.
- Bóc lột bằng phát canh thu tô.
b) Công nghiệp
- Đẩy mạnh khai mỏ than và kim loại.
- Phát triển các ngành sản xuất: xi măng, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo...
c) Thương nghiệp, tài chính
- Nắm độc quyền về thương mại ở Việt Nam.
- Lập một hệ thống thuế nặng nề.
Nhận xét:
- Tác động: Kinh tế Việt Nam có bước phát triển hơn so với trước, nhưng vẫn là một nước sản
xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
- Mục đích:
+ Nhằm vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân ta.
+ Pháp muốn Việt Nam có nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc để dễ dàng cai trị nước ta.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục.
- Vẫn duy trì chế độ giáo dục thời phong kiến,
- Mở trường học mới, có thêm môn tiếng Pháp và một số kì thi
- Có 3 cấp học: Ấu học, tiểu học và trung học
- Xây dựng một số cơ sở văn hóa, y tế để phục vụ cho công cuộc cai trị của Pháp
Mục đích: Pháp thực hiện chính sách văn hóa, giáo dục nô dịch, ngu dân, để cai trị nước ta lâu
dài.

You might also like