You are on page 1of 6

Lịch sử câu 1: Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở Đông Nam Á

a) Đông Nam Á hải đảo


- Phong trào chống thực dân xâm lược bùng nổ ở Đông Nam Á từ rất sớm, đặc biệt là ở In-đô-nê-xi-a và
Phi-líp-pin.
- Phong trào chống thực dân Hà Lan bùng nổ ở In-đô-nê-xi-a từ cuối thế kỉ XVI, với cuộc khởi nghĩa của
Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô (1825-1830) và tiếp tục lan rộng khắp các đảo ở In-đô-nê-xi-a đến cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX.
- Cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha bắt đầu ở Phi-líp-pin từ năm 1521 và kéo dài hơn ba thế
kỉ, với cuộc khởi nghĩa của Đa-ga-hô ở Bô-hô là cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất (1744-1829).
- Ph. Đa-ga-hoy trở thành biểu tượng tinh thần cho cuộc đấu tranh chống thực dân Tây Ban Nha của nhân
dân Phi-líp-pin. Thực dân Tây Ban Nha chỉ chiếm được toàn bộ các đảo ở nước này vào tháng 7 năm
1878.
b) Đông Nam Á lục địa
- Miến Điện: Anh chiếm được lần 3 nhưng bị đối phó với chiến tranh du kích kéo dài 10 năm.
- Đông Dương: Pháp chiếm được sau 26 năm chiến tranh và phải đối mặt với phong trào chống thực dân
lan rộng.
- Việt Nam: Chiến tranh chống Pháp lan rộng ra Nam Kì và Bắc Kì, kéo dài 26 năm.
- Cam-pu-chia: nhiều cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp diễn ra sôi nổi trong cả nước, mở đầu là cuộc
khởi nghĩa của Hoàng thân Si-vô-tha (1861 - 1892). Các cuộc khởi nghĩa của A-cha Xoa (1863 - 1866),
Pu-côm-bô (1866 - 1867) là những cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.
Câu 2: Các giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á
- Giai đoạn từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920: Khởi đầu cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu
tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản, tiêu biểu là
cuộc khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha của nhân dân Philíppin năm 1896.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã
tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn từ năm 1920 - 1945: Xuất hiện xu hướng mới trong phong trào đấu tranh
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước: Inđônêxia (1920), Việt Nam, Mã Lai, Xiêm và
Philíppin (trong những năm 30 của thế kỉ XX), mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành
độc lập dân tộc.
- Giai đoạn từ năm 1945 - 1975: Hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho
phong trào. Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao: Inđônêxia
tuyên bố độc lập, Việt Nam và Lào tiến hành cách mạng giành chính quyền và tuyên bố độc lập trong
năm 1945. Một số nước được trao trả độc lập như: Philíppin (1946) và Miến Điện (1948).
+ Từ năm 1954 đến năm 1975, các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc
lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
Lịch sử Câu 3: Vị trí địa chiến lược của Việt Nam và vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc trong lịch sử Việt Nam
a) Vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam
- Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối
châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với
Đông Nam Á hải đảo,…
- Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc,…
=> Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có vị trí địa chiến lược quan trọng. Vì vậy, trong suốt
tiến trình lịch sử, Việt Nam luôn phải đối phó với nhiều thế lực ngoại xâm và tiến hành nhiều cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc.
b) Vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam
- Vai trò: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc
Việt Nam. Thắng lợi của những cuộc kháng chiến góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập, giữ gìn bản
sắc văn hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng đất nước.
- Ý nghĩa: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có ý nghĩa lớn trong việc hình thành và vâng cao lòng tự hào, ý
thức tự cường và tô đậm những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đồng thời để lại nhiều bài học kinh
nghiệm sâu sắc.
Câu 4:

ST Thời
Tên cuộc kháng chiến Người chỉ huy Trận quyết chiến
T gian

Kháng chiến chống quân


1 938 Ngô Quyền Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
Nam Hán

Kháng chiến chống quân


2 981 Lê Hoàn Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)
Tống

Kháng chiến chống quân 1075- Lý Thường


3 Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)
Tống 1077 Kiệt

Trần Thái
Kháng chiến chống quân Tông;
4 1258 Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc); Đông Bộ Đầu (Hà Nội).
Mông Cổ
Trần Thủ Độ

Trần Thánh
Kháng chiến chống quân Tông; Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên); Chương Dương, Thăng
5 1285
Nguyên Trần Quốc Long (Hà Nội).
Tuấn

Trần Nhân
Kháng chiến chống quân 1287- Tông;
6 Vân Đồn - Cửa Lục, Bạch Đằng (Quảng Ninh).
Nguyên 1288 Trần Quốc
Tuấn

Kháng chiến chống quân


7 1785 Nguyễn Huệ Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).
Xiêm

8 Kháng chiến chống quân 1789 Quang Trung Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).
Thanh

Kinh tế pháp luật:


Câu 1: Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng
*Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam
- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại vừa trân trọng kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng
đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn.
- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng
được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm
ngày càng chiếm ưu thế trở thành một xu hướng phát triển của xã hội.
- Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao, được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn
hoá song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới. Đó là những giá trị tích cực tạo nên một bề dày trên
cơ sở những giá trị truyền thống vẫn còn phù hợp cho tới ngày nay.
- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hóa
trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.
* Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng
- Để xây dựng văn hoá tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:
+ Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản
xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng mới của người Việt Nam, hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền
vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.
+ Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền
vững. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu
dùng hàng Việt. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.
Câu 2: Đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh là tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cơ bản được biểu hiện cụ thể trong
các lĩnh vực kinh doanh, có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của các chủ thể trong kinh
doanh
*Biểu hiện của đạo đức kinh doanh
- Đạo đức kinh doanh biểu hiện thông qua một số phẩm chất đạo đức trong kinh doanh:
+ Trách nhiệm: hoàn thành tốt nhiệm vụ; tạo giá trị cho doanh nghiệp, cho xã hội, tuân thủ pháp luật, tôn
trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Trung thực: giữ chữ tín trong kinh doanh, công bằng, liêm chính.
+ Nguyên tắc: thực hiện đúng quy định của đơn vị, đảm bảo bí mật.
+ Tôn trọng con người, tôn trọng bảo đảm quyền lợi của nhân viên, tôn trọng khách hàng, tôn trọng đối
thủ cạnh tranh.
+ Gắn kết các lợi ích; gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
Địa lý:

1. Tình tình phát triển kinh tế

- Trước khi ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, hầu hết dân cư trong khu vực Tây Nam Á sống chủ yếu dựa
vào nông nghiệp, buôn bán nhỏ và nghề thủ công.

- Từ giữa thế kỉ XX đến nay, công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu dầu mỏ là động lực chính cho sự phát
triển kinh tế.

- Năm 2020, GDP của khu vực đạt khoảng hơn 3000 tỉ USD và có sự chênh lệch lớn giữa các nước. Nhiều nước có
GDP/người cao hàng đầu thế giới, như: I-xra-en, Các Tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất,…

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế có sự khác nhau giữa các giai đoạn và các nước trong khu vực. Nguyên nhân chủ yếu là
do sự biến động của giá dầu, xung đột vũ trang, dịch bệnh và nhiều nguyên nhân khác.

- Trong cơ cấu kinh tế:

+ Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất nhờ vào các hoạt động thương mại, giao thông vận tải phát triển mạnh do
có vị trí địa lí quan trọng và hoạt động xuất khẩu dầu mỏ. Hiện nay, một số nước đã chú trọng đến phát triển du lịch.

+ Công nghiệp có tỉ trọng khá cao nhờ các ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ, khí tự nhiên; công nghiệp lọc và
hoá dầu phát triển.

+ Nông nghiệp có tỉ trọng đóng góp thấp do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chi phí cho nông nghiệp khá cao.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a) Địa hình, đất:

♦ Đặc điểm: Đông Nam Á có địa hình đa dạng với các dạng địa hình như: đồi núi, đồng bằng, bờ biển,...

- Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phân bố ở cả Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Ở Đông Nam Á lục địa có nhiều dãy núi cao hướng bắc nam hoặc tây bắc - đông nam như: dãy Trường Sơn, dãy
A-ra-can,... Các cao nguyên rộng nằm xen kẽ với các dãy núi như: cao nguyên San, cao nguyên Xiêng Khoảng,...

+ Đông Nam Á hải đảo chủ yếu là đồi núi thấp với nhiều hướng khác nhau; ngoài ra, khu vực này còn có nhiều núi
lửa đang hoạt động. Khu vực này có đất fe-ra-lit là chủ yếu, tập trung thành các vùng rộng lớn.

- Địa hình đồng bằng: Các đồng bằng châu thổ lớn chủ yếu ở Đông Nam Á lục địa như: đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Mê Công, đồng bằng sông Sa-lu-en,... Đây là nơi có đất phù sa màu mỡ. Ngoài ra, còn có các đồng bằng
ven biển.

- Địa hình bờ biển rất đa dạng với nhiều vũng, vịnh, đầm, phá, bãi cát,...

♦ Ảnh hưởng:

- Địa hình và đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi để Đông Nam Á phát triển các hoạt động sản xuất.

+ Khu vực đồi núi thuận lợi để trồng cây công nghiệp, phát triển rừng, chăn nuôi gia súc, tạo cảnh quan cho du
lịch,...

+ Khu vực đồng bằng thuận lợi cho giao thương, trồng lúa nước và các cây ngắn ngày,...

- Tuy nhiên, ở các vùng núi cao thường gặp nhiều trở ngại trong giao thông vận tải; còn ở các vùng trũng thấp
thường dễ ngập úng vào mùa mưa hay chịu tác động của thuỷ triều,... làm cho các hoạt động kinh tế gặp nhiều khó
khăn.

b) Khí hậu:

- Đặc điểm:

+ Đông Nam Á có khí hậu phân hóa đa dạng với các đới và kiểu khí hậu khác nhau, như: cận nhiệt đới, khí hậu
nhiệt đới gió mùa, khí hậu xích đạo và cận xích đạo; các khu vực núi cao có khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
+ Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình năm trên 20°C; lượng mưa trung bình từ 1300 đến trên 2000 mm; độ ẩm lớn
trên 80%.

Địa lý

+ Phần phía bắc của Mi-an-ma và Việt Nam có mùa đông lạnh.

- Ảnh hưởng

+ Khí hậu đã tạo thuận lợi cho Đông Nam Á phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, đa dạng sản phẩm; tạo điều kiện
cho rừng nhiệt đới phát triển quanh năm.

+ Tuy nhiên, một số khu vực thường xảy ra thiên tai như: bão, lũ lụt, hạn hán,... gây khó khăn cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân.

c) Sông, hồ:

- Đặc điểm

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc, các sông nhiều nước, hàm lượng phù sa lớn, chế độ nước sông theo mùa. Các sông
lớn tập trung ở khu vực lục địa như: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam,...

+ Đông Nam Á có nhiều hồ, giữ vai trò quan trọng nhất là Biển Hồ ở Cam-pu-chia.

- Ảnh hưởng

+ Sông, hồ đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường thuỷ, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản, tạo cảnh
quan cho du lịch. Các sông ở miền núi còn có giá trị thủy điện. Hồ còn có vai trò điều tiết nước, hạn chế lũ lụt cho
vùng đồng bằng.

+ Tuy nhiên, vào mùa mưa, sông thường xuyên gây lũ lụt, gây hậu quả cho đời sống và sản xuất

d) Biển:

- Đặc điểm: Đông Nam Á có vùng biển rộng, nhiều ngư trường lớn, nhiều bãi biển đẹp, có nguồn khoáng sản và
sinh vật biển phong phú,...

- Ảnh hưởng:

+ Tạo điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á đẩy mạnh phát triển giao thông đường biển, xây dựng các hải
cảng, các trung tâm du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác muối....

+ Biển còn cung cấp nguồn năng lượng rất lớn từ thuỷ triều, sức gió.

e) Sinh vật:

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên sinh vật rất phong phú và đa dạng.

+ Diện tích rừng lớn, khoảng 2 triệu km2 (năm 2020), phân bố chủ yếu ở các nước như: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a,
Mi-an-ma,... Rừng ở Đông Nam Á chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới ẩm nên có tính đa dạng sinh học
cao, thành phần loài đa dạng.

- Ảnh hưởng: + Tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác và chế biến lâm sản, du lịch; ngoài ra, rừng ngập mặn ven
biển còn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tuy nhiên, để phát triển kinh tế bền vững cần phải chú ý tới bảo vệ môi trường và đảm bảo đa dạng sinh học.

g) Khoáng sản: - Đặc điểm: Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, trong đó, nhiều khoáng sản có giá trị và
trữ lượng lớn. Ví dụ như:

+ Thiếc chiếm khoảng 70 % trữ lượng của thế giới, tập trung ở In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam…;

+ Đồng có nhiều ở Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a…

+ Dầu mỏ, khí đốt và than có ở nhiều nước như: In-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma, Bru-nây, Việt Nam,...
- Ảnh hưởng: khoáng sản là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và
cũng là các mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước.

You might also like