You are on page 1of 2

Câu 1: Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại

xâm của dân tộc


ta? Nguyên nhân nào là sức mạnh quan trọng để nhân dân ta chiến thắng giặc ngoại xâm?
Nguyên nhân thắng lợi:
- Đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam nêu cao truyền thống yêu nước tinh thần đoàn kết trên dưới đồng lòng cùng chống ngoại
xâm.
- Lãnh đạo chỉ huy các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đều là các tướng lĩnh tài năng mưu lược như Ngô
Quyền, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt, Lê Hoàn, Nguyễn Huệ - Quang Trung...
- Do có đường lối quân sự đúng đắn, linh hoạt, độc đáo, sáng tạo.
Sức mạnh quan trọng:
- Việc xây dựng, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc thể hiện qua chính sách đoàn kết trong nội bộ
tướng lĩnh, giữa tướng lĩnh và binh lính, giữa các tầng lớp nhân dân và các dân tộc...
- Đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh của toàn dân, qua đó phát huy sức mạnh của
chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc.
Câu 2: Từ thắng lợi và thất bại của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam đến
trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, em hãy chỉ ra những bài học lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam?
Một số bài học kinh nghiệm từ các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm:
- Nổi bật là nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân;
- Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy yếu chống mạnh;
- Kết hợp giữa hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận;
- Chủ động trong phòng ngự, trong tiến công và trong kết thúc chiến tranh (thời Lý);
- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, kháng chiến lâu dài và chớp thời cơ tiến công địch (thời Trần);
- Kháng chiến toàn dân, chiến tranh nhân dân (thời Lý, Trần);
- Luông chiến đấu với tinh thần quyết chiến, quyết thắng, vì độc lập tự do của dân tộc không sợ bất cứ kẻ thù nào
dù thế giặc mạnh đến đâu (thời Trần);
- Luôn biết chịu đựng gian khổ, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Câu 3: Vì sao nói phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã đặt cơ sở bước đầu cho việc thống nhất đất nước vào
cuối thế kỉ XVIII và bảo vệ nền độc lập dân tộc?
Bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XVIII (trước khi phong trào Tây Sơn bùng nổ): khủng hoảng nặng nề.
* Lần lượt lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê:
- Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong.
- Lật đổ chính quyền Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài.
Như vậy, từ 1771 – 1788, phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn – Trịnh – Lê,
xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
* Đánh bại các thế lực ngoại xâm lớn mạnh, bảo vệ nền độc lập dân tộc:
- Kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm (1785).
- Kháng chiến chống quân xâm lược Thanh (1789).
Như vậy, phong trào khởi nghĩa Tây Sơn đã giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ đấu tranh giai cấp thống nhất lãnh
thổ và chống ngoại xâm bảo vệ độc lập dân tộc.
Câu 4: Tại sao nói cuộc cải cách Hồ Quý Ly và triều Hồ đã bước đầu xác lập mô hình phát triển của quốc
gia Đại Việt?
- Cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ được tiến hành khá toàn diện và qua đó đã bước đầu xác lập mô hình phát
triển của quốc gia Đại Việt.
- Đưa đến sự xác lập bước đầu của chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền theo đường lối pháp trị,
được tổ chức thống nhất, chặt chẽ.
- Quân đội, quốc phòng được củng cố. Vai trò sức mạnh của nhà nước được tăng cường.
- Bước đầu giải quyết những bất cập về sở hữu tài sản và chế độ thuế khóa, hạn chế sở hữu tư nhân.
- Nho giáo dần trở thành ý thức hệ tư tưởng chủ đạo của xã hội Đại Việt.
- Một bộ phận lớn nô tì bước đầu được giải phóng.
- Giáo dục, khoa cử có bước phát triển mới theo hướng quy củ, chuyên nghiệp.
Câu 5: Trình bày những mặt tiến bộ và hạn chế trong cải cách của Hồ Quý Ly?
* Tiến bộ:
- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Góp phần hạn chế sự tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất
nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập
quyền.
- Những cải cảnh về văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.
* Hạn chế:
- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực
tế của đất nước.
- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.
- Chưa giải quyết được những mâu thuẫn xã hội. Cuộc cải cách không thành công, nhà Hồ bị thất bại trong cuộc
kháng chiến chông quân Minh.

You might also like