You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2- MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2023-2024


I. Mức độ nhận biết:
Các em nắm kiến thức cơ bản theo ma trận
II. Mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao: Các em cũng bám theo ma
trận để học. Đề cương chỉ làm rõ thêm một số nội dung khó như sau:
BÀI 6:
1. Lí giải những ảnh hưởng của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á:
- Ảnh hưởng của chính sách khai thác, bóc lột:
+ Kinh tế vẫn duy trì nền nông nghiệp lạc hậu và lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài
+ Tình trạng thiếu lương thực, đói kém triền miên
- Ảnh hưởng của chính sách " chia để trị":
+ Sự chia rẽ sâu sắc giữa các cộng đồng dân cư
+ Tình trạng xung đột về sắc tộc và tôn giáo
- Ảnh hưởng của chính sách ngu dân:
+ Tình trạng mù chữ
+ Văn hóa truyền thống bị mai một
+ Tệ nạn xã hội phổ biến ( đây còn là hậu quả của chính sách khai thác, bóc lột)
2. Nguyên nhân thất bại của phong trào giành độc lập ở các quốc gia Đông Nam Á
- Thiếu tổ chức, đường lối lãnh đạo đúng đắn.
- Các cuộc đấu tranh mang tính cục bộ địa phương.
- Lực lượng chưa được tập luyện bài bản, vũ khí thô sơ.
- Kẻ thù mạnh.
3. Hiểu được: Những xu hướng cứu nước mới trong phong trào giành độc lập ở các quốc
gia Đông Nam Á
Có 2 xu hướng mới: Xu hướng tư sản ( gắn liền với sự lãnh đạo của giai cấp tư sản) và xu hướng
vô sản ( gắn liền với sự lãnh đạo của giai cấp vô sản và tổ chức là Đảng Cộng sản)
4. Nhận xét được về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực Đông Nam
Á.
Gợi ý: Các em nêu nhận xét phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược của nhân dân Đông
Nam Á dựa trên các tiêu chí: Quy mô diễn ra, mức độ đấu tranh, thời gian, kết quả, vai trò,....
5. Liên hệ được những ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam.
Gợi ý: Các em nêu dẫn chứng về những ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp đối với Việt Nam
trên các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ( có thể tiêu cực hoặc tích cực tùy đề ra)

BÀI 7:
1. Ảnh hưởng của vị trí địa chiến lược đến lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc.
Việt Nam có vị trí địa chiến lược đặc biệt quan trọng nên bị nhiều thế lực ngoại xâm nhòm ngó
và dân tộc ta phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
2. Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử
(sgk)
Phần này các em chú ý thêm mục đích, ý nghĩa của 1 sự kiện hay nghệ thuật quân sự nêu trong
sgk như:
+ Hội nghị Diên Hồng: Khích lệ, tăng thêm tinh thần đoàn kết toàn dân để chống giặc
+ Hịch tướng sĩ : Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc, khích lệ quân sĩ đứng lên đánh
giặc.
+ Kế sách " tiên phát chế nhân" ( ta xuất phát trước để chế ngự người) của Lí Thường Kiệt:
Nhằm ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Tống
3. Nguyên nhân không thành công của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong
lịch sử (sgk)
4. Rút ra được bài học kinh nghiệm từ những cuộc kháng chiến thành công và những
cuộc kháng chiến không thành công trong lịch sử Việt Nam đối với các giai đoạn lịch sử
sau và đối với công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Gợi ý một số bài học cơ bản:
- Cần có người lãnh đạo tài ba với đường lối đúng đắn, phù hợp hoàn cành lịch sử
- Lấy dân làm gốc, tập hợp đông đảo nhân dân tham gia, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
- Có kế sách, nghệ thuật quân sự độc đáo, phù hợp từng trận chiến( bài học khi có chiến tranh)
BÀI 8:
-1. Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc.
+ Cổ vũ tinh thần chống giặc cứu nước cho các thế hệ sau
+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu.
2. Giải thích được nguyên nhân bùng nổ và nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.
a. Nguyên nhân bùng nổ:
Đất nước rơi vào ách thống trị của nhà Minh. Chính sách cai trị, bóc lột nặng nề của nhà Minh
khiến nhân dân cực khổ.
b. Nguyên nhân thắng lợi: Tham khảo nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ở bài 7
3. Giải thích được mục đích của Hội thề Lũng Nhai/ Hội thề Đông Quan trong cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn.
a. Mục đích của Hội thề Lũng Nhai: Thể hiện tinh thần của 18 vị anh hùng hào kiệt là nguyện
1 lòng cùng nhau đánh giặc cứu nước=> xây dựng hạt nhân đầu tiên cho cuộc khởi nghĩa, từ đó
thu hút nhân dân tham gia.
b. Mục đích, ý nghĩa của Hội thề Đông Quan: Để giữ hòa khí giữa ta và nhà Minh, chấm dứt
hận thù giữa 2 nước, bảo vệ hòa bình và giúp ta giữ gìn được lực lương, cho dân nghỉ ngơi=>
Thể hiện tư tưởng nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của dân tộc ta
4. Lí giải được nguyên nhân/mục đích của chính sách giảng hòa với quân Minh của nghĩa
quân Lam Sơn.
a. Nguyên nhân: Do nghĩa quân đang gặp khó khăn, bất lợi
b. Mục đích: Kéo dài thời gian hòa bình để nghĩa quân chuẩn bị lực lượng.
5. Lí giải được tính chất của khởi nghĩa Lam Sơn:
+ Tính chất là chiến tranh giải phóng dân tộc: Diễn ra ở phạm vi cả nước với mục đích đánh
đuổi quân Minh, giải phóng dân tộc
+ Tính chất nhân dân rộng rãi: Thu hút đông đảo nhân dân trong cả nước tham gia, là cuộc chiến
tranh toàn dân
6. Lí giải được nguyên nhân bùng nổ và nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn.
a. Nguyên nhân bùng nổ:
Đất nước bị chia cắt. Chính sách cai trị, bóc lột nặng nề của chính quyền phong kiến nhà
Nguyễn ở Đàng Trong khiến nhân dân cực khổ. Mâu thuẫn xã hội gay gắt
b. Nguyên nhân thắng lợi: Tham khảo nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến ở bài 7
7. Giải thích được lí do Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế/ ý nghĩa của bài hiểu dụ
của vua Quang Trung.
a. Lí do Nguyễn Huệ quyết định lên ngôi hoàng đế (1788): Để có uy danh tập hợp lực lượng
cho cuộc kháng chiến chống 29 vạn quân Thanh.
b. Ý nghĩa của bài hiểu dụ của vua Quang Trung: Khích lệ tinh thần quân sĩ đánh giặc cứu
nước
8. Giải thích được tính chất dân tộc của phong trào Tây Sơn:
- Phong trào đã thực hiện 2 nhiệm vụ dân tộc là: Thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ Quốc.
- Phong trào được tiến hành dựa vào nhân dân- lực lượng của dân tộc.
III. LƯU Ý:
1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm: Gồm 28 câu, ra ở mức độ nhận biết và thông hiểu
2. Dạng câu hỏi tự luận:
a. Phần vận dụng (2,0 điểm): Các em tập trung ôn tập các câu hỏi dưới đây:
- Phân tích những ảnh hưởng tiêu cực của chế độ thực dân đối với các nước Đông Nam Á
về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Phân tích vai trò, ý nghĩa của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam.
- Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại
xâm trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
- Phân tích bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn( 1418-1427)
- Phân tích bối cảnh và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn( 1773-1789).
b. Phần vận dụng (1,0 điểm): Các em tập trung ôn tập các câu hỏi dưới đây:
- Trình bày nhận xét của bản thân về phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở khu vực
Đông Nam Á.
- Bằng sự hiểu biết của bản thân, em hãy liệt kê một số dẫn chứng về những ảnh hưởng của chế
độ cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam.
- Từ thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn/ phong trào Tây Sơn, em hãy rút ra những bài học
kinh nghiệm cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.

Nhóm trưởng- Người thực hiện

Lê Thị Mơ

You might also like