You are on page 1of 4

1) Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa, đặc điểm của cuộc kháng

chiến chống ngoại xâm thế kỉ X – XV.

-Nguyên nhân thắng lợi:


+ Tất cả nhân dân đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước
+ Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến có sự lãnh đạo của
các vua
+Có đường lối chiến lược đúng đắn, chuẩn bị cho mọi thế trận phản côgn
Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, nhất là quân đội.
-Ý nghĩa:
+ Góp phần xây đắp nên truyền thống hào hùng,vẻ vang của Việt Nam
+ Để lại nhiều bài học quý báu về tình đoàn kết và tinh thần đánh giặc
- Đặc điểm:
+ Từ một cuộc chiến tranh ở địa phương phát triển thành cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc
+ Tư tưởng nhân nghĩa luôn được đề cao
2) So sánh được cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống
Tống thời Lý, Trần.
*) Giống nhau :
- Tất cả các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều chống kẻ thù hung hãn của
phong kiến phương Bắc có tiềm lực kte và quân sự mạnh hơn ta gấp nhiều
lần
- Các cuộc k/chien và k/nghĩa đều thu hút đc đông đảo các tầng lớp nhân dân
tgia, đều gắn với các tên tuổi của nhiều danh tướng tài ba và vị vua kiệt xuất.
- Các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa đều giành được thắng lợi vẻ vang gây
dựng lại nền độc lập dân tộc
*) Khác nhau :

- Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :


+) Diễn ra trong lúc đất nước bị quân Minh xâm lược và đô hộ
+) Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra nhưng bị đàn áp

- Cuộc kháng chiến thời Lý


+) Diễn ra trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập
+) Nhân dân cùng nhà nước chăm lo xây dựng
3) Mục đích của các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương
Bắc.
* Về tổ chức bộ máy cai trị:
- Chia nước ta thành các quận, sáp nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
- Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện.
* Chính sách bóc lột về kinh tế:
- Thực hiện chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề.
- Cướp ruộng đất, cưỡng bức nhân dân ta cày cấy, thực hiện chính sách đồn
điền.
- Nắm độc quyền muối và sắt.
- Quan lại đô hộ bạo ngược tham ô ra sức bóc lột dân chúng để làm giàu.
* Chính sách đồng hóa về văn hóa:
- Truyền bá Nho giáo, mở lớp dạy chữ nho => Nho giáo chỉ có ảnh hưởng đến
một số vùng trung tâm châu, quận.
- Bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán theo người Hán.
- Đưa người Hán vào sinh sống cùng người Việt.
* Đối với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta: chính quyền đô hộ áp dụng luật
pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp.
=> Mục đích của các chính sách đô hộ trên là: đồng hóa nhân dân ta để dễ cai
trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục
đích ấy không thể thực hiện được.

4) Hiểu được chính sách đối nội (quan tâm tới đời sống của nhân dân, đoàn
kết các dân tộc.
+ Đối nội:
 Quan tâm chăm lo đời sống nhân dân
 Đoàn kết với các dân tộc thiểu số ( có trách nhiệm bảo vệ ranh giới)
+ Đối ngoại:
 Phương Bắc: với các triều đại phong kiến phương Bắc, thực hiện lệnh triều
cống đầy đủ, giữ vững tư thế của 1 quốc gia độc lập tự chủ sẵn sàng chiến
đấu để bảo vệ vững chắc nền độc lập
 Phía Tây Nam: luôn giữ quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra chiến
tranh
=> Tác dụng của các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước phong
kiến:
- Đối nội: Ổn định đời sống trong nước, thu phục lòng dân, đoàn kết nhân dân
cả nước, góp phần bảo vệ độc lập tự chủ của dân tộc.
- Đối ngoại: Giữ gìn được quan hệ với các nước láng giềng nhất là với Trung
Quốc.
5) Hiểu được nguyên nhân sụp đổ của nhà Lê; sự thành lập nhà Mạc;
nguyên nhân đất nước bị chia cắt (Bắc triều và Nam triều, Đàng Ngoài và
Đàng Trong) và hậu quả của nó.
- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp do những nguyên nhân sau:
+ Các vua không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đọa.
+ Quan lại địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng
đất.
+ Quần chúng nhân dân khổ cực nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi.
+ Một số thế lực phong kiến họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi
trội hơn cả là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung.

=> Năm 1527, Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi vua, nhà Mạc thành
lập. Kết thúc triều đại Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

- Nguyên nhân đất nước bị chia cắt: do cựu thần nhà Lê chống đối nhà Mạc
- Hậu quả: gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển của đất
nước

6) Đánh giá được vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc:
- Trong 17 năm liên tục chiến đấu phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền
phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê
- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ
của tổ quốc

=> Phong trào Tây Sơn là phong trào của nông dân lật đổ chính
quyền phong kiên thối nát đòi lại quyền lợi cho nhân dân, bước đầu hoàn thành
sư nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc chấm dứt thời kì Đàng trong, đàng
ngoài vua Lê chúa Trịnh những cuộc nội chiến đầy đau thương, mất mát cho
người nông dân.

7) Hình thức và ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Anh:
- Hình thức: Nội chiến cách mạng.

- Ý nghĩa: Lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát
triển. Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. ⇒ Đây
là cuộc Cách Mạng Tư sản có ý nghĩa trọng đại trong thời kỳ quá độ từ chế độ
Phong kiến sang chế độ Tư bản Chủ nghĩa.
8) Hình thức và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc
địa Anh ở Bắc Mĩ
- Hình thức: chiến tranh giành độc lập, cm tư sản

- Ý nghĩa: Giải phóng bắc Mĩ khỏi chính quyền thực dân Anh, thành lập quốc
gia tư sản mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Góp phần thúc đẩy
chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La Tinh

9) Chứng minh được thời kì chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của Cách
mạng tư sản Pháp.
- Chính quyền Giacôbanh, đứng đầu là Rô-be-spie, đã thực hiên 1 số chính sách
tiến bộ mà các thời kì khác không làm được:
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, ruộng đất thu được của quý tộc
phong kiến thì chia thành từng mảnh nhỏ, bán cho dân, trả dần trong 10 năm …
+ Tháng 6/1793, Hiến pháp mới đựợc thông qua, tuyên bố chế độ cộng hòa.
+ Ban bố quyền dân chủ rộng rãi cho nhân dân, xoá bỏ sự bất bình đẳng về đẳng
cấp.
+ Ban hành luật giá tối đa về lương thực, thực phẩm.
+ Ban hành luật về mức tối đa lương cho công.
+ Quốc hội đã thông qua sắc lệnh “tổng động viên toàn quốc”, đã có những biện
pháp tích cực để chống lại thù trong giặc ngoài.
=> Nền chuyên chính Giacôbanh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp.

You might also like