You are on page 1of 5

Lịch Sử 8

Soạn Bài 3
Tìm hiểu thêm về một người anh hùng dân tộc
của các nước Đông Nam Á trong thời kì chống lại
ách đô hộ của thực dân phương Tây: Viết một đoạn
văn khoảng 150 chữ giới thiệu về người anh hùng đó.

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh


năm 1838, tại Bình Nhất, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay
thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An). Ông lớn
lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược,
Nguyễn Trung Trực tham gia và lãnh đạo nghĩa quân chống
Pháp. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược,
nghĩa quân do Nguyễn Trung Trực lãnh đạo đã lập được
nhiều chiến công vang dội như: đốt cháy tàu Espérance của
giặc Pháp trên bãi đá ngầm Nhật Tảo (1861) hay trận đánh
đồn Kiên Giang 1868), tiêu diệt toàn bộ quân Pháp và đồn
lính canh. Sau chiến công vang dội của Nguyễn Trung Trực,
giặc Pháp và bè lũ tay sai ráo riết truy lùng ông, treo thưởng
cao cho ai bắt được hoặc giết được ông. Dã man hơn, chúng
bắt mẹ anh để ép anh đầu hàng; đồng thời củng cố lực lượng
để trấn áp nghĩa quân. Khi giặc tìm cách mua chuộc, dụ dỗ,
Nguyễn Trung Trực đã trơ trẽn nói: “Ta chỉ xin làm một việc,
làm gì có quyền chém cả Tây”, “Bao giờ Tây mới nhổ hết cỏ
nước Nam?”. Hết người Nam đánh Tây". Biết không thể
khuất phục Nguyễn Trung Trực, ngày 27-10-1868, thực dân
Pháp xử tử ông tại Rạch Giá, khi ông mới 30 tuổi.
Tô Vĩnh Diện sinh năm 1924, ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa. Anh sinh ra trong một gia đình nghèo, lên 8 tuổi đã
phải đi ở cho địa chủ, suốt 12 năm đi ở đợ anh luôn phải chịu bao
cảnh áp bức, bất công. Năm 1946 anh tham gia dân quân ở địa
phương, đến năm 1949 anh xung phong đi bộ đội.
Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao xạ để chuẩn
bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một đơn
vị pháo cao xạ. Trong quá trình hành quân cơ động trên chặng đường
hơn 1.000km tới vị trí tập kết để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ,
anh luôn nhận những nhiệm vụ khó khăn, nặng nhọc, động viên giúp
đỡ đồng đội kéo pháo đến nơi an toàn.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường nguy hiểm, cũng như
nghỉ dọc đường, anh luôn nhắc nhở đồng đội chuẩn bị chu đáo và tự
mình đi kiểm tra tỉ mỉ dây kéo pháo, xem xét từng đoạn đường, từng
con dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những bất ngờ xảy ra.
Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp cong và rất nguy
hiểm, anh cùng đồng chí pháo thủ Lê Văn Chi xung phong lái pháo.
Đến nửa chừng, dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn
bình tĩnh giữ càng lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn
dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, đồng chí Chi bị hất
văng ra. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn đó, Tô Vĩnh Diện hô anh
em “Thà hy sinh quyết bảo vệ pháo”, và anh buông tay lái xông lên
phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó các anh em
đồng đội kịp ghìm giữ pháo lại. Tấm gương hy sinh vô cùng anh dũng
của anh đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị vươn lên hoàn thành tốt nhiệm
vụ, chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Khi hy sinh anh là Tiểu
đội trưởng pháo cao xạ 37 ly, thuộc Đại đội 827, Tiểu đoàn 394,
Trung đoàn 367.
Anh được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ngày
7/5/1955, Tô Vĩnh Diện được Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa truy tặng Huân chương Quân công hạng Nhì và được tặng danh
hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây


xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước
này thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Em đồng ý với ý
kiến đó không? Hãy sưu tầm một số tư liệu từ sách,
báo và internet để chứng minh cho ý kiến của em

- Không đồng tình với ý kiến cho rằng: Các nước tư bản
phương Tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Vì:
+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm nhập, xâm lược Đông
Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị
trường tiêu thụ.
+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống
trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân
Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho
các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai
mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân
dân thuộc địa.
+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả
nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của các dân tộc Đông Nam Á.
- Một số tư liệu để chứng minh:
+ Tư liệu 1. “Chính quyền thực dân bán rượu ở khắp nơi, đại lí rượu
và thuốc phiện nhiều hơn trường học, trong 1000 làng chỉ có 10
trường học, nhưng đại lí rượu và thuốc phiện lại nhiều gấp 150 lần
trường học” (trích Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, NXH Chính trị
Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1995, trang 38).
+ Tư liệu 2. Trích đoạn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo: “…
hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,
bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành
động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba
chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất
nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Chúng lập ra nhà
tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người
yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta
trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng
thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta
nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không
ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc,
xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm
cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng. Chúng
không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân
ta một cách vô cùng tàn nhẫn”.

Sưu tầm tư liệu về quá trình xâm nhập của các nước
thực dân phương Tây vào Đông Nam Á. Giới thiệu
những tư liệu đó với thầy cô và bạn học.
Một số tư liệu về quá trình xâm nhập và xâm lược của các nước
phương Tây vào Đông Nam Á
- Từ thế kỉ XVI, sau các cuộc phát kiến địa lí, các nước phương Tây
lần lượt xâm nhập vào khu vực Đông Nam Á bằng nhiều con đường
khác nhau như thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,...
- Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú
ý của thực dân phương Tây, bởi đây là khu vực giàu tài nguyên, có
nguồn hương liệu và hàng hoá phong phú, có nhiều thương cảng sầm
uất nằm trên tuyến đường biển huyết mạch nối liền phương Đông và
phương Tây.
+ Giữa thế kỉ XVI, Phi-líp-pin chính thức bị thực dân Tây Ban Nha
xâm lược và thống trị. Sau cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (năm
1898), Phi-líp-pin đã trở thành thuộc địa của Mỹ.
+ Cuối thế kỉ XVI, thực dân Hà Lan bắt đầu quá trình xâm nhập In-
đô-nê-xi-a. Nhưng phải đến giữa thế kỉ XIX, trải qua cuộc cạnh tranh
quyết liệt với Bồ Đào Nha, Hà Lan mới hoàn thành việc kiểm soát
được nước này.
+ Đầu thế kỉ XX, toàn bộ vùng lãnh thổ ngày nay của Ma-lai-xi-a,
Xin-ga-po, Bru-nây rơi vào tay người Anh dưới những hình thức cai
trị khác nhau.
=> Trải qua gần 4 thế kỉ, bằng những thủ đoạn khác nhau, thực dân
phương Tây đã hoàn thành quá trình xâm lược các nước Đông Nam
Á hải đảo.
- Quá trình xâm lược của thực dân phương Tây đối với các quốc gia
Đông Nam Á lục địa bắt đầu vào thế kỉ XIX, muộn hơn so với các
nước Đông Nam Á hải đảo:
+ Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc
chiến tranh mới chiếm được Miến Điện (Mi-an-ma).
+ Thực dân Pháp phải trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần
nửa thế kỉ (1858 - 1893) mới hoàn thành việc xâm chiếm ba nước
Đông Dương.
- Đến đầu thế kỉ XX, các nước thực dân phương Tây đã hoàn thành
quá trình thôn tính Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực
đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.
- Vương quốc Xiêm tuy vẫn giữ được nền độc lập nhưng bị lệ thuộc
vào nước ngoài về nhiều mặt và trở thành “vùng đệm” giữa khu vực
thuộc địa của Anh và Pháp.

You might also like