You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HK II

Câu 1: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công xâm lược
nước ta nhằm thực hiện kế hoạch gì?
-> Đánh nhanh thắng nhanh

Câu 2: Ai là Tổng đốc thành Hà Nội lãnh đạo quân triều đình chống Pháp tấn công
xâm lược năm 1873?
-> Nguyễn Tri Phương

Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885
đến cuối TK XIX, được gọi là phong trào gì?
-> Phong trào yêu nước Cần Vương

Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế là
-> TDP bình định đến vùng đất của nhân dân nơi đây ( có vẻ là thế chứ t hơi chịu )

Câu 5 : Một nhà yêu nước trong vòng chưa đầy 10 năm (1863 – 1871) đã gửi lên triều
đình Nguyễn 30 bản điều trần đề cập đến việc canh tân đất nước, đó là:
-> Nguyễn Trường Tộ

Câu 6: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam
ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
-> Chính sách “Chia để trị”
Câu 7: Mục đích của thực dân Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
->Do nhu cầu của con e quan chức Pháp và để đào tạo người bản xứ phụ vụ cho
Pháp

Câu 8: Là lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào giải phóng dân tộc đầu TK XX, Phan
Bội Châu đã đề ra chủ trương như thế nào để cứu nước, cứu dân?
-> Dựa vào Nhật ( Kiểu bạo động vũ trang )
Câu 9: Chương trình học gồm các bài về địa lý, lịch sử, khoa học thường thức. Bên
cạnh hình thức mở trường, các nhà Nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và
xuất bản sách báo. Đó là hoạt động của tổ chức nào?
-> Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục

Câu 10: Năm bao nhiêu, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính đất nước, bỏ
tên các trấn ở Bắc thành và thành lập tỉnh Hà Nội?
-> 1831

Câu 11: Tháng 2/1859 sau thất bại bước đầu ở Đà Nẵng, thực dân Pháp quyết định
đem quân đánh ở đâu?
-> Gia Định

Câu 12: Khi thực dân Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người lãnh đạo quân
triều đình trấn thủ thành Hà Nội?
-> Tổng đốc Nguyễn Hoàng Diệu

Câu 13: Chỉ huy cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế năm 1885 là:
-> Tôn Thất Thuyết

Câu 14: Linh hồn của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là các thủ lĩnh
-> Đề Thám(Hoàng Hoa Thám) và Đề Nằm

Câu 15: Từ năm 1863 – 1871, Nguyễn Lộ Trạch đã dâng vua Tự Đức hai bản “Thời vụ
sách”, đề nghị cải cách vấn đề gì?
-> Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước

Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở lĩnh vực nông nghiệp, thực dân
Pháp đã áp dụng chính sách gì?
-> Cướp đoạt ruộng đất

Câu 17: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp
nông dân như thế nào?
-> Nông dân bị phá sản, bần cùng hóa, không lối thoát
Câu 18: Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì?
-> Đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học để chuẩn bị lực lượng chống Pháp
Câu 19: Mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt, tình hình thế giới, tuyên
truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả
kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công thương… Đó là hoạt động của phong
trào nào?
-> Cuộc vận động Duy Tân

Câu 20: Năm bao nhiêu, vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính đất nước, bỏ
tên các trấn ở Bắc thành và thành lập tỉnh Hà Nội?
-> 1831

Câu 21. Nêu những chuyển biến về xã hội ở vùng nông thôn, đô thị Việt Nam cuối TK
XIX đầu TK XX.
-> * Nông thôn: 2 giai cấp - Địa chủ và nông dân
- Địa chủ: + Đại địa chủ: Đầu hàng và làm tay sai để cai trị, bóc lột nhân dân
+ Địa chủ vừa và nhỏ: Ít nhiều có tinh thần yêu nước, chống lại thực
dân phong kiến, đấu tranh khi có điều kiện
- Nông dân: + Tá điền: Cày cấy ruộng đất của địa chủ, bị bóc lột rất nặng nè
+ Lên đô thị: con sen, ở vú, kéo xe, cắt tóc,…
+ Làm công cho các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền,….(công nhân)
* Đô thị: 3 giai cấp, tầng lớp mới: Tư sản, tiểu tư sản trí thức, công nhân
- Tư sản: Ra đời trong 1 xh thuộc địa nửa phong kiến. Thế lực kinh tế nhỏ, yếu;
chỉ mong được yên ổn làm ăn mà chưa tỏ rõ thái độ đấu tranh
- Trí thực tiểu tư sản: Gồm chủ xưởng thủ công nhỏ, viên chức, công chức, học
sinh, sinh
viên-> cuộc sống bấp bênh, khó khăn, là giai cấp tầng lớp có trình độ tri thức nên
nhận rõ bản chất của chính quyền thực dân->yêu nước, có tinh thần đấu tranh
- Công nhân: Ra đời muộn nhưng nhanh chóng phát triển về số lượng, bị phong
kiến thực dân, tư sản bóc lột nên có tinh thần đấu tranh CM quyết liệt
 Ngoài ra còn có 1 bộ phận nữa là trí thức Nho học trẻ đang trên con đường
tư sản hóa-> họ đã có những chuyển biến về tư duy, chính trị, kinh tế, văn
hóa
Câu 22: Hãy kể tên các phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản đầu TK
XX. Trình bày những hiểu biết của em về phong trào yêu nước ở Hà Nội và các tỉnh
đồng bằng Bắc Kì đầu thế kỉ XX. Nêu nhận xét của em về phong trào yêu nước đầu TK
XX.
-> a. Đầu TK XX các phong trào yêu nước theo xu hướng mới dân chủ tư sản gồm:
- Phong trào Đông Du.
- Phong trào Đông Kinh nghĩa thục.
- Cuộc vận động Duy tân.
b. Phong trào yêu nước tiêu biểu ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc kì đầu TK XX.
* Đông Kinh nghĩa thục (1907)-Tự trình bày mấy ý liên quan ra nhé chứ t lười=)
c. Điểm mới của phong trào yêu nước đầu TK XX.
- Lãnh đạo: Là tầng lớp trí thức yêu nước đag trên con đường tư sản hóa.
- Về tư tưởng: Không còn bám vào tư tưởng trung quân như cũ mà chuyển sang ý thức
về một chủ nghĩa quốc gia dân tộc, đề cao dân quyền, dân chủ theo khuynh hướng tư
sản.
- Mục đích: Giành độc lập dân tộc, xây dựng một xã hội tiến bộ, dân chủ, cộng hòa.
- Hình thức, biện pháp đấu tranh: Phong phú, vừa vũ trang bạo động vừa canh tân đất
nước
- Lực lượng tham gia: Đông đảo, nhiều tầng lớp xã hội

You might also like