You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 8

Họ tên: Mai Phương – Lớp 8B

Câu 1. Vị chỉ huy tối cao của nhân dân Yên Thế là ai?
- Đề Thám
Câu 2. Lãnh đạo của khởi nghĩa Yên Thế thuộc tầng lớp nào?
- Nông dân
Câu 3. Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
- Vì cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là nông dân
Câu 4. Vì sao trong giai đoạn 1893-1908, Đề Thám phải hai lần giảng hoà với địch?
- Do tương quan lực lượng quá chênh lệch.
- Lực lượng của Đề Thám bị tổn thất và suy yếu nhanh chóng,
Câu 5. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Thể hiện tính dân tộc yêu nước sâu sắc.
Câu 6. Nguyên nhân thấy bài của cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
- Bó hẹp trong một địa phương, dễ bị cô lập.
- So sánh lực lượng quá chênh lệch, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết đàn áp.
- Chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Câu 7. Vì sao phong trào chống Pháp ở miền núi nổ ra muộn hơn ở miền xuôi?
- Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.
Câu 8. Từ chỗ là giai cấp ít nhiều giữ vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh dân tộc ở cuối thế kỉ XIX, giờ đây giai
cấp địa chủ phong kiến đã thay đổi như thế nào?
- Trở thành tay sai của thực dân Pháp ra sức bóc lột, áp bức nông dân.
Câu 9. Đô thị Việt Nam ra đời và phát triển ngày càng nhiều vào khoảng thời gian nào?
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
Câu 10. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:…
- tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân.
Câu 11. Ở vùng Tây Bắc, đồng bào các dân tộc Thái Mường, Mông,… đã tập hợp dưới ngọn cờ khởi nghĩa
của ai?
- Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Văn Giáp
Câu 12. Ở Nam Kì, sát cánh cùng người Kinh đánh Pháp có đồng bào dân tộc nào?
- Thượng, Khơ-me, Xtiêng. 
Câu 13. Hà Quốc Thượng đã nổi dậy tập hợp nhân dân khởi nghĩa (từ năm 1894-1896) ở đâu?
- Hà Giang
Câu 14. Tại vùng Đông Bắc Kì có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?
- Người Dao, người Hoa.      
Câu 15. Đồng bào Sơn La, Yên Bái đã phúc kích địch ở nhiều nơi dưới sự lãnh đạo của ai?
- Đèo Chính Lục, Đặng Phúc Thành
Câu 16. Ý nghĩa lịch sử cơ bản nhất của phong trào chống Pháp của đồng bào các dân tộc miền núi?
- Khẳng định sức mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần làm chậm quá trình xâm lược
và bình định của thực dân Pháp.
Câu 17. Tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XIX như thế nào?
- Kinh tế xã hội khủng hoảng nghiêm trọng
Câu 18. Cuộc khởi nghĩa của binh lính và dân phu năm 1866 với sự tham gia của một số sỹ phu, quan lại quý
tộc nổ ra ở đâu?
- Huế

Câu 19. Cuộc nổi dạy của Cai tổng Vàng – Nguyễn Thịnh nổ ra ở đâu?
- Bắc Ninh
Câu 20. Vào những năm 60 của thế kỷ XIX, trong khi thực dân pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược,
triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
Câu 21. Năm 1899 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch dâng vua Tự Đức hai bản “ Thời vụ sách” đề nghị cải cách
vấn đề gì?
- Chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước.
Câu 22. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương?
- Cửa biển Trà Lý ( Nam Định)
Câu 23. Lí do cơ bản nào khiến các đề nghị cải cách không thể trở thành hiện thực?
- Triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi thay đổi
Câu 24. Việc triều đình nhà Huế từ chối cải cách đã đưa đến những hậu quả gì?
- Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.
Câu 25. Ý nghĩ lịch sử cơ bản nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX?
- Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội
Câu 26. Âm mưu thâm độc của Pháp trong việc thành lập liên bang Đông Dương là gì?
- Biến đông dương thành một tỉnh của Pháp, xoá tên Việt Nam, Lào, Campuchia trên bản đồ thế
giới.
Câu 27. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thực dân Pháp đã áp dụng chính
sách gì?
- Cướp đoạt ruộng đất
Câu 28. Trong công nghiệp, trước hết Pháp tập trung vào ngành gì?
- Khai thác than và kim loại.
Câu 29. Tính đến năm 1902, thực dân Pháp đã chiếm bao nhiêu đất đai của nhân dân Bắc kì?
- 182000 hécta
Câu 30. Chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế của Việt Nam như thế nào?
- Kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
31. Hệ thống giáo dục phổ thông thời Pháp thuộc chia ra mấy bậc, đó là những bậc nào?
- Ba bậc: Ấu học, Tiểu học và Trung học.
32. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học là gì?
- Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
33. Ở bậc tiểu học học sinh học chữ gì?
- Chữ Hán, chữ Quốc ngữ, chữ Pháp là môn tự nguyện.
34. Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến giai cấp nông dân Việt Nam như thế
nào?
- Nông dân bị phá sản, họ bị bần cùng hóa, không lối thoát.
35. Trước tình hình khó khăn của đất nước những năm cuối thế kỉ XIX, một yêu cầu đặt ra là gì?
- Cải cách Duy Tân đất nước
36. Từ năm 1863 đến 1871, Nguyễn Trường Tộ gửi lên triều đình bao nhiêu bản điều trần?
- 30 bản
37. Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là kết tinh của những yếu tố nào?
- Kính chúa, yêu nước, kiến thức sâu rộng do ông được đi ra nước ngoài từ sớm nên có cái nhìn
thức thời, tiến bộ
38. Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ?
- Vì họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột.
39. Đầu thế kỷ XX những sự kiện nào trên thế giới tác động đến xã hội Việt Nam?
- Tư tưởng dân chủ tư sản ở châu âu và cuộc duy tân ở Nhật Bản
40. Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX là gì?
- Đánh Pháp cứu nước, giành độc lập dân tộc, xây dựng xã hội mới theo thể chế cộng hòa hoặc
quân chủ lập hiến, theo con đường dân chủ tư sản
- Thành phần tham gia: những nhà nho yêu nước tiếp thu được nền học vấn mới của phương
Tây, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành sau khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp.
41. Tại sao các nhà yêu nước lúc bấy giờ lại muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?
- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.
- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi
số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Điều này đã kích thích nhiều nhà yêu
nước Việt Nam lúc bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản

You might also like