You are on page 1of 4

SỬ

Bài 28: Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX
C1:Trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?
– Triều đình Huế thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu
– Xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm trọng.
– Bộ máy chính quyền từ TW đến địa phương mục ruỗng.
– Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân
dân vô cùng khó khăn.
– Mâu thuẫn dân tộc ngày thêm gay gắt.
– Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ dữ dội
=> Trong bối cảnh đó các trào lưu cải cách Duy Tân ra đời.
C2: Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thất bại của các đề nghị cải cách duy tân cuối thế
kỉ XIX ở Việt Nam
nguyên nhân thất bại:
+ còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết
+ ko thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
+ hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ
+ sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu
+ thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất
+ chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu thuẫn về tôn giáo
và sắc tộc
ý nghĩa:
+ phong trào cần vương cuối thế kỉ XIX là 1 phong trào dân tộc
+ phong trào yêu nước chống chủ nghĩa thực dân kết hợp với chính triều đình phong kiến đầu
hàng đã diễn ra sôi nổi rộng khắp
+ tuy thất bại nhưng đã tô đậm truyền thống anh hùng, bất khuất của dân tộc việt nam
+ cổ vũ khích lệ phong trào đấu tranh giả phóng dân tộc của nhân dân ta ở những giai đoạn tiếp
theo
C3: Dựa vào kết quả trào lưu cải cách, duy tân cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam và cuộc Duy tân
Minh Trị ở Nhật Bản, cho biết những yếu tố tác động đên sự thành bại của một cuộc cải cách,
duy tân
Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có.
Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn
người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và
của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ
rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều
đình
- coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Nhưng
nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì
vậy, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa
nửa phong kiến

Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển
biến kinh tế xã hội ở Việt Nam .

C1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và
rút ra nhận xét?
- Nông nghiệp: đầu tư nhiều nhất, mở rộng diện tích đồn điền cao su, nhiều công ty cao su
được thành lập (Đất đỏ, Mi-sơ-lanh…)
- Công nghiệp: đặc biệt là khai thác mỏ than, mở mang các ngành dệt, muối, xay xát,….
- Thương nghiêp: ngoại thương phát triển, giao lưu buôn bán nội địa được đẩy mạnh.
- Giao thông vận tải: phát triển, mở rộng để phục vụ công cuộc khai thác.
- Ngân hàng Đông Dương: nắm quyền chỉ huy kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho
vay lãi.
- Tăng thu các loại thuế.
- Nhận xét: Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc
lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế
Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

C2: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt
Nam
* Tích cực:
- Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam.
- So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất
hơn.

- Bộ mặt Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng như: các tuyến đường sắt, cảng biển được xây dựng.

* Tiêu cực:
- Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt.

- Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống
nông dân cơ cực.

- Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

C3: Đặc điểm các giai tầng trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, nhận xét về khả
năng đấu tranh của giai tầng đó.

Bài 30. Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến đầu năm 1918

C1: Điểm mới trong phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?
c2: Con đường ra đi tìm đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Tất Thành?
a) Hoàn cảnh:
- Sau năm 1908, phong trào giải phóng dân tộc rơi vào tình trạng bế tắc. Nguyễn Tất
Thành đã quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.

- Tuy khâm phục các bậc tiền bối, nhưng Người không đi theo con đường cứu nước của
họ mà quyết định ra đi tìm con đường cứu nước mới.

b) Những hoạt động:


- Ngày 5 - 6 - 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước. Người quyết định sang phương
Tây để tìm hiểu những bí mật ẩn náu đằng sau những từ: “tự do, bình đẳng, bác ái”,...
- Sau hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu,... đến
năm 1917, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt
Nam yêu nước ở Pa-ri.

- Từ khảo sát thực tiễn, Người đã đúc kết thành kinh nghiệm rồi quyết định đi theo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin.

You might also like