You are on page 1of 4

Nêu nguyên nhân các quan lại sĩ phu Việt Nam đưa ra những đề nghị cải cách vào

nửa cuối thế kỉ


XIX. Vì sao các đề nghị cải cách của Việt Nam cuối thế kỉ XIX không được thực hiện?
Nguyên nhân
- Vào những năm 60 (thế kỉ XIX), tình cảnh đất nước ngày càng suy yếu: bộ máy chính quyền từ
trung ương đến địa phương mục ruộng; kinh tế đình trệ; tài chính cạn kiệt, đời sống nhân dân khó
khan.
- Thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược; triều đình nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện
chính sách nội trị và ngoại giao lỗi thời; một bộ phận nhân dân không chịu được nỗi thống khổ đã
đứng lên khởi nghĩa.
- Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đan xen với nhau làm cho đất nước càng them rối loạn.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu cần thiết phải có cuộc duy tân, cải cách để đưa đất nước thoát khỏi tình
trạng bế tắc.
- Xuất phát từ long yêu nước thương dân, muốn cho đất nước giàu mạnh có thể đương đầu với các
cuộc tiến công của kẻ thù, một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời, có cả những người dân bình
thường, người theo đạo Thiên chúa đã mạnh dan đưa ra đề nghị, yêu cầu đổi mới công việc nội trị,
ngoại giao, kinh tế, văn hóa… của nhà nước…
- Như vậy trong bối cảnh bế tắc của xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối XIX, cải cách là yêu cầu
khách quan tất yếu. Tuy nhiên những đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu Việt Nam lúc đó lại không
thể thực hiện được.
Vì sao
- Nội dung các đề nghị cải cách còn hạn chế, lẻ tẻ, rời rạc; chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa
đụng châm đến vấn đề cơ bản của thời đại là giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội VN; rập
khuôn máy móc hoặc mô phỏng nước ngoài khi điều kiện nước ta có những khác biệt; tác giải của
những đề nghị cải cách chỉ là mệnh quan triều đình, những người bình thường, người theo đạo Thiên
chúa (bị triều đình coi như tà đạo).
- Triều đình bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên không chấp nhận thay đổi và từ
chối mọi cải cách, kể cả cải cách có khả năng thực hiện.
- Khi thực dân Pháo đang âm mưu lấn dần từng bước, triều đình đang bị uy hiếp thì việc nghiên cứu
một cách nghiêm túc các đề nghị cải cách rồi mới tìm cách áp dụng là điều khó khăn.
- Dù không thành hiện thực, nhưng những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX gây tiếng vang lớn, tấn
công vào tư tưởng bảo thủ, góp phần chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân ở Việt Nam đầu
thế kỉ XX.

Nêu nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương
Nguyên nhân thất bại:
- Chủ quan:
+ Khẩu hiệu Cần vương chỉ đáp ứng một phần nhỏ yêu cầu của nông dân, chưa giải quyết triệt để yêu
cầu khách quan của sự tiến bộ xã hội. Do vậy, sức hấp dẫn của khẩu hiệu này còn bị hạn chế nhiều.
Quyền lợi của lực lượng tham gia chủ yếu chưa được giải quyết nên sức mạnh không được phát huy
+ Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo và đề ra đường lối đúng đắn cho phong trào. Con
đường cứu nước theo tư tưởng Nho giáo không còn phù hợp với bối cảnh mới. Vì vậy, yêu cầu đề ra
cần phải có con đường cứu nước theo khuynh hướng mới
+ Hạn chế của lịch sử, người lãnh đạo không có khả năng lãnh đạo một phong trào kháng chiến mang
tính toàn quốc. Phong trào còn mang tính địa phương, cô lập với nhau, thiếu thống nhất, chưa có sự
liên kết trong phạm vi cả nước...dễ bị địch cô lập, đàn áp. Bị chi phối bởi quan điểm Nho giáo nên
những người lãnh đạo thường phiêu lưu, mạo hiểm, dễ dao động, khi bị dồn vào thế bí đã tìm đến cái
chết một cách mù quáng. Kết quả là khởi nghĩa bị hao mòn, cuối cùng thất bại; ít chú ý đến điều kiện
(xây dựng sức mạnh vật chất, bồi dưỡng sức dân...) để kháng chiến lâu dài, làm cho tương quan lực
lượng có lợi cho ta, bảo đảm thắng lợi cho cuộc khởi nghĩa; bị bó hẹp trong những phương cách tổ
chức tác chiến cổ điển, bị chi phối bởi tư tưởng cũ nên chính các lãnh tụ không thật sự tin tưởng vào
thắng lợi, không tin vào khả năng của nhân dân…
- Khách quan:
+ Tương quan lực lượng chênh lệch: Thực dân Pháp mạnh về lực lượng, trang bị. Lực lượng khởi
nghĩa còn yếu, bị hao mòn. Đất nước suy yếu
+ Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến đang bước vào giai đoạn bế tắc không chỉ ở Việt
Nam mà còn ở châu Á. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, triều đình đầu hàng, không tập hợp đoàn kết
được toàn dân tiến hành cuộc đấu tranh chống xâm lược

Vì sao trong quá trình tìm đường cứu nước (1911 – 1920), Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường
cách mạng vô sản cho cách mạng Việt Nam. Con đường đó có những điểm gì khác so với các con
đường cứu nước của các bậc tiền bối?

Vì:
Do tác động của bối cảnh thời đại mới được mở ra từ CMT10. Đó là thời đại CM chống đế quốc, thời
đại CMGPDT. Chủ nghĩa Mác Lê nin được truyền bá rộng rãi dẫn tới sự ra đời của nhiều đảng cộng
sản trên thế giới. Đại hội II của QTCS đã thông qua những vấn đề của Lê nin về vấn đề GPDT ở
thuộc địa, chỉ ra phương pháp đấu tranh....
Đây là lúc CNĐQ được xác lập, những mâu thuẫn trong lòng nó đang phát triển gay gắt.... Thời đại
đầy biến động trên đây giúp NAQ nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn....
- Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp GPDT Việt Nam….
- Nhờ có trí tuệ và nhãn quan chính trị sắc bén của NAQ….Ở đâu NAQ cũng làm hai việc: kết hợp
nghiên cứu lý luận với khảo sát thực tiễn. Nên NAQ đã rút ra nhiều kết luận quan trọng khẳng định
TG quan, nhân sinh quan của CNĐQ, nhận thức được CNĐQ ở đâu cũng tàn ác còn nhân dân lao
động ở đâu cũng đói khổ, phân biệt rõ bạn- thù. Khẳng định những cuộc CMTS là những ccuộc cách
mạng chưa đến nơi vì nó chưa giải phóng người lao động. Vì thế, người không lựa chọn con đường
này. NAQ nhìn thấy giá trị của CMT10 trong công cuộc GP các DT bị áp bức (một cuộc cách mạng
thành công đến nơi- khác CMTS chưa đến nơi tức là chưa triệt để. CMTS triệt để hay không triệt để
là so với nhiệm vụ của chính nó). Đặc biệt, NAQ phát hiện ra trong chur nghĩa Mác Lê nin một
phương thức cứu nước mới, gắn giải phóng dân tộc với CNXH.
b. Con đường đó có những điểm gì khác so với các con đường cứu nước của các bậc tiền bối?
- Thứ nhất về lãnh đạo cách mạng , nếu con đường cứu nước của các bậc tiền bối lãnh đạo cách mạng
là do các văn thân sĩ phu tiến bộ, hoặc do giai cấp tư sản thì con đường cứu nước của NAQ phải do
giai cấp công nhân thông qua bộ tham mưu của nó là ĐCS lãnh đạo, chỉ có giai cấp công nhân mới
tiến hành cách mạng triệt để.\
- Thứ hai, khác về mục tiêu đấu tranh: nếu con đường cứu nước của các bậc tiền bối cứu nước không
gắn liền với cứu dân, phản đế không gắn liền với phản phong, gp dân tộc không gắn liền với giải
phóng xã hội, giải phóng con người. Thì con đường của NAQ là đúng đắn phù hợp với yêu cầu của
lịch sử Việt Nam là giải phóng dât tộc phải đồng thời giải phóng con người, độc lập dân tộc gắn liền
với CNXH.
- Thứ ba về lực lượng cách mạng: nếu con đường cứu nước của các bậc tiền bối không tập hop[ự
đoàn kết được toàn dân chỉ lôi kéo được một bộ phận này hay một bộ phận khác trong xã hội thì con
đường của NAQ là đoàn kết toàn dân tập hợp được các giai cấp các tầng lớp miễn là họ có tinh thần
yêu nước.
- Thứ tư về hình thức và phương pháp đấu tranh: nếu con đường cứu nước của các bậc tiền bối, hình
thức và phương pháp đấu tranh là bạo động cầu viện nước ngoài hoặc canh tân cải cách thì con
đường cứu nước của NAQ là sử dụng có sự kết hợp bạo lực chính trị kết hợp với vũ trang trong đó
bạo lực chính trị là cơ sở.

Những điều kiện lịch sử làm nảy sinh khuynh hướng cứu nước mới trong phong trào giải phóng
dân tộc ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đóng góp của khuynh hướng….
a. Điều kiện lịch sử
- Con đường yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến cùng với sự thất bại của phong trào Cần Vương
chống Pháp cuối thế kỉ XIX đã đặt ra yêu cầu phải tìm kiếm một con đường cứu nước mới.
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp làm cho cơ cấu kinh tế, xã hội Việt Nam
có nhiều chuyển biến: quan hệ sản xuất phong kiến vẫn tồn tại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
xuất hiện; các giai cấp trong xã hội phân hóa sâu sắc, xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
- Các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam: phong trào duy tân của
Khang Hữu Vy và Lương Khải Siêu tiến hành, sau đó là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Tôn
Trung Sơn lãnh đạo ở Trung Quốc; tư tưởng Triết học ánh sáng của cách mạng Pháp… Đặc biệt sự
cường thịnh của Nhật Bản sau 30 năm tiến hành Duy tân Minh Trị đã ảnh hưởng đến các sĩ phu yêu
nước bấy giờ khiến họ nhận thấy muốn phát triển đất nước thì phải duy tân theo Nhật Bản. Nhiều
nước phương Đông như Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin… cũng bùng nổ phong trào đòi duy tân, cải
cách theo khuynh hướng tư sản, gia nhập trào lưu “Châu Á thức tỉnh”.
b. Đóng góp của khuynh hướng
- Góp phần làm chuyển biến tư tưởng yêu nước của nhân dân Việt Nam từ yêu nước trên lập trường
phong kiến sang yêu nước trên lập trường dân chủ tư sản.
- Đem lại cho phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nhiều hình thức đấu tranh mới: bạo động,
cải cách, kết hợp bạo động với cải cách, kết hợp chuẩn bị thực lực bên trong với vận động giúp đỡ từ
bên ngoài.
- Tạo nên sự thay đổi trong tư duy kinh tế, văn hóa (cổ động phát triển kinh tế theo hướng mới, cải
cách văn hóa- xã hội, mở trường dạy học theo lối mới…). Từ đó tạo tiền đề cho việc thành lập các tổ
chức cách mạng về sau này.

You might also like