You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HSG KHU VỰC DUYÊN HẢI ĐỒNG

TỈNH YÊN BÁI BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII, NĂM 2019
TRƯỜNG THPT CHUYÊN MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11
NGUYỄN TẤT THÀNH Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1: (3,0 điểm) Phân tích điều kiện lịch sử và đặc điểm của phong trào yêu
nước chống Pháp ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. Từ kết cục của phong
trào, hãy rút ra nhận xét về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.

Câu 2: (3,0 điểm) Trong những năm 1863 đến nãm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã
có những đề nghị cải cách gì? Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình
lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Câu 3: (3,0 điểm)


a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so với những
người đi trước.
b. Ý nghĩa hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 – 1918.

Câu 4: (3,0 điểm) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những lực lượng nào trong
xã hội Việt Nam có thể tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc?
Trình bày ý kiến của em về nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 -
1931 là một bước phát triển mới so với các phong trào yêu nước trước đó.

Câu 5: (3,0 điểm) Phát biểu ý kiến về nhận định: Cách mạng tháng Tám năm
1945 ở Việt Nam không phải là cuộc cách mạng bạo lực.

Câu 6: (2,5 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai:


a. Nêu kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.
b. Từ hậu quả để lại của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra bài học
kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.

Câu 7: (2,5 điểm) Trình bày sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG KHU VỰC
TỈNH YÊN BÁI DUYÊN HẢI ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LẦN THỨ XII,
TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM 2019 - MÔN LỊCH SỬ - LỚP 11
NGUYỄN TẤT THÀNH Thời gian làm bài: 180 phút

Nội dung Điểm


Câu 1: Phân tích điều kiện lịch sử và đặc điểm của phong trào yêu
nước chống Pháp ở Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. Từ kết cục
3,0 điểm
của phong trào, hãy rút ra nhận xét về con đường giải phóng dân tộc
Việt Nam.
a. Điều kiện lịch sử 1,0 điểm
- Chính trị: Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp. Mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam và Pháp ngày càng gay gắt. Nhiệm vụ giải phóng dân tộc 0,25 điểm
đặt ra cấp thiết...
- Kinh tế: Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn bao trùm, chưa có dấu hiệu
0,25 điểm
của phương thức sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa.
- Xã hội: Chưa có những giai cấp, tầng lớp mới xuất hiện. Bộ phận văn
thân, sĩ phu có tinh thần yêu nước đã đứng ra tập hợp lực lượng, lãnh đạo 0,25 điểm
nhân dân đánh Pháp
- Tư tưởng: Mặc dù chế độ phong kiến độc lập không còn, nhưng hệ tư
0,25 điểm
tưởng phong kiến vẫn tồn tại và chi phối trong phong trào yêu nước...
b. Đặc điểm của phong trào 1,0 điểm
- Mục tiêu, tính chất: Đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, giành độc lập
0,25 điểm
dân tộc, tái lập trở lại chế độ phong kiến.
- Lãnh đạo và lực lượng tham gia: Chủ yếu là các văn thân, sĩ phu mang
nặng tư tưởng "trung quân ái quốc"... Ngoài ra còn có các thủ lĩnh nông
0,25 điểm
dân trong phong trào Yên Thế. Lực lượng chủ yếu là nông dân, ngoài ra
còn có binh lính.
- Quy mô và địa bàn: Diễn ra chủ yếu ở Trung Kì, Bắc Kì. Địa bàn hoạt
động thường ở những nơi có điều kiện để xây dựng căn cứ như Bãi sậy, 0,25 điểm
Yên Thế, Hương Khê...
- Hình thức và phương pháp: Đấu tranh bí mật bất hợp pháp,chủ yếu bằng
0,25 điểm
đấu tranh vũ trang thông qua vũ khí thô sơ
c. Nhận xét: Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX cuối cùng
đều thất bại, chứng tỏ con đường cứu nước dưới ngọn cờ tư tưởng phong
1,0 điểm
kiến là không thành công. Độc lập dân tộc không gắn liền khuynh hướng
phong kiến. ..Từ đó đặt ra yêu cầu phải tìm con đường cứu nước mới
Câu 2: Trong những năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã
có những đề nghị cải cách gì? Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách
3,0 điểm
trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước
Chiến tranh thế giới thứ nhất?
* Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ: 1,5 điểm
- Nửa sau thế kỉ XIX, kinh tế - xã hội Việt Nam khủng hoảng nghiêm
trọng... Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã viết hàng loạt 0,5 điểm
đề nghị có tầm chiến lược nhằm canh tân đất nước. Hơn sáu mươi di thảo
của Nguyễn Trường Tộ đã đề cập đủ mọi lĩnh vực, các mặt chủ yếu:
+ Về mặt kinh tế: Mở mang buôn bán trong nước và giao thương với nước
ngoài, phát triển công thương.
+ Về mặt khoa học: Phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là coi trọng
việc chuyển giao công nghệ.
+ Về mặt văn hóa - giáo dục: đề xuất cải cách phong tục, chủ trương coi
trọng dân, sửa đổi chế độ thi cử, mở mang việc học hành, thay đổi nội 0,5 điểm
dung giáo dục...(cử người đi đào tạo về sửa chữa thuyền máy”, “đào tạo
chuyên viên về mỏ”, “gửi người sang Pháp học kĩ thuật”, “gửi sinh viên
sang Singapore học Sinh ngữ”...)
+ Về mặt ngoại giao: khuyên triều đình nên ngoại giao trực tiếp với chính
phủ Pháp, khéo léo chọn thời cơ lấy lại sáu tỉnh Nam Kì, xác lập “tư thế
làm chủ đón khách”.,..
0,5 điểm
+ Về mặt quân sự: khuyên triều đình cải tu võ bị, trọng võ trọng văn, ưu
ái người lính, biên soạn binh pháp, đào tạo sĩ quan, mua sắm tàu thuyền
vũ khí, xây dựng phòng tuyến...
* Đánh giá vị trí của tư tưởng cải cách trong tiến trình tịch sử Việt Nam
1,5 điểm
từ nửa cuối thế kỉ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Cuối thế kỉ XIX: Các đề nghị cải cách đều xuất phát từ lòng yêu nước, tư
tưởng tiến bộ, duy tân, phát triển đất nước, mong muốn làm cho dân giàu
nước mạnh. Tuy vậy, hầu hết các đề nghị cải cách đều không được thực
hiện, cơ hội duy tân đã bị bỏ qua. Cho dù vậy những tư tưởng cải cách
0,5 điểm
cuối thế kỉ XIX đã có tác dụng tấn công vào những tư tưởng bảo thủ và
chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX. Tuy vậy,
các tư tưởng chỉ đưa ra những chương trình canh tân trên các lĩnh vực của
đời sống kinh tế - xã hội.
Đầu thế kỉ XX, các nhà tư tưởng chủ trương giương cao ngọn cờ dân chủ,
cải cách xã hội, vạch trần chế độ phong kiến, đề nghị Pháp thay đổi chính
sách cai trị... nổi lên hai gương mặt nổi bật là Phan Bội Châu và Phan
Châu Trinh. Một loạt các phong trào vận động cải cách diễn ra sôi nổi với
nhiều hình thức phong phú và đóng góp quan trọng vào phong trào yêu
nước đầu thế kỉ XX (phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, Đông
0,5 điểm
Kinh Nghĩa thục...). Phong trào ra đời nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng
toàn diện của xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX dẫn đến mâu thuẫn
dân tộc và mâu thuẫn giai cấp lồng vào nhau phát triển đến độ cao khi mà
tình thế cách mạng còn chưa chín muồi. Có thể thấy, vào thời điếm này,
cải cách đã được đặt ra như một phương thức để thay đổi hẳn thể chế xã
hội, xây dựng một xã hội mới mà quyền lực thuộc về dân.
=> Vị trí: Cải cách, đổi mới để phát triển đất nước là xu thế tất yếu trong
lịch sử. Cải cách, đổi mới, cách mạng là những biện pháp mà dân tộc nào
cũng cần vận dụng để giải quyết các cuộc khủng khoảng xã hội, đẩy mạnh
tiến bộ xã hội. Tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX xuất 0,5 điểm
hiện trước yêu cầu cứu nước và nhằm mục đích cứu nước. Đây là quá
trình phát triển, hoàn thiện của tư tưởng canh tân Việt Nam trong thời cận
đại, thể hiện nhận thức mới của người Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đó
là sự phát triển mới của tư duy Việt.
Câu 3:
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so
với những người đi trước. 3,0 điểm
b. Ý nghĩa hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1911 –
1918
a. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì khác so
1,5 điểm
với những người đi trước là:
- Sơ lược tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc... 0,25 điểm
- Vào lúc này, thực dân Pháp đã xác lập được ách thống trị trên toàn cõi
Việt Nam và tiến hành khai thác. Trong khi đó, phong trào cách mạng
Việt Nam tiếp tục rơi vào tình trạng khủng hoảng, bế tắc về một đường 0,5 điểm
lối cứu nước đúng đắn. Tình hình đó đã thôi thúc Nguyễn Ái Quốc ra đi,
tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
- Rút kinh nghiệm thất bại của các bậc tiền bối. Ngày 5/6/1911, Người
rời bến Nhà Rồng (Sài Gòn) ra đi tìm đường cứu nước. Khác với thế hệ
trước thường hướng về Trung Quốc và Nhật Bản, Người quyết định đi
0,5 điểm
sang phương Tây, đến nước Pháp - nơi có tư tưởng “tự do, bình đẳng, bác
ái” để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về
giúp đồng bào mình”.
- Trong nhiều năm đó, Người đã đi qua nhiều nước, nhiều châu lục khác
nhau, vừa lao động để kiếm sống, vừa học tập văn hóa, và rèn luyện trong
các cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp.
Trong quá trình đó, Người đã tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng
0,25 điểm
Mười Nga, tư tưởng của Người có những biến chuyển mạnh mẽ. Điều
này khác với các bậc tiền bối là đi ra nước ngoài để cầu viện, đào tạo nhân
tài, tổ chức tập hợp lực lượng đánh Pháp theo con đườmg cứu nước đã
định sẵn: con đường dân chủ tư sản.
b. Ý nghĩa của những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những
1,5 điểm
năm 1911-1918
- Qua những chuyến đi tận mắt nhìn thấy và đồng cảm với những dân tộc
bị áp bức, bóc lột, Người có sự đánh giá sâu sắc và toàn diện hơn về kẻ 0,75 điểm
thù
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này tuy mới
bước đầu nhưng đúng hướng và có ý nghĩa nhiều mặt, là cơ sở quan trọng
0,75 điểm
để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Người đến với chủ nghĩa Mác -
Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những lực lượng nào trong
xã hội Việt Nam có thể tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng
dân tộc? Trình bày ý kiến của em về nhận định: Phong trào cách 3,0 điểm
mạng Việt Nam 1930 - 1931 là một bước phát triển mới so với các phong
trào yêu nước trước đó.
a) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những lực lượng trong xã hội
Việt Nam có thể tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân
tộc
Trừ bộ phận đại địa chủ và tư sản mại bản (là tay sai trung thành và có
quyền lợi gắn chặt với đế quốc Pháp) không tham gia vào phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc, còn đại bộ phận các giai cấp, tầng lớp trong xã 1,0 điểm
hội Việt Nam đều hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc. Trong
các lực lượng trên, công - nông được coi là lực lượng nòng cốt.
b) Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 là một bước phát triển
mới so với các phong trào yêu nước trước đó là một nhận định chính 2,0 điểm
xác. Vì:
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là phong trào cách mạng triệt để,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện đường lối chính
0,5 điểm
trị đúng đắn nhằm chống lại kẻ thù của dân tộc (đế quốc và bọn phong
kiến tay sai).
- Quy mô diễn ra trên cả nước, từ Bắc chí Nam, mang tính thống nhất
0,5 điểm
cao...
- Lực lượng tham gia đông đảo, lần đầu tiên có sự liên minh công - nông...
- Hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú, quyết liệt (bãi công, bãi
0,5 điểm
thị, mít tinh... phá nhà lao, thiết lập chính quyền cách mạng ở một số
nơi...)
- Phong trào đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tình đã tiến tới thành lập chính
quyền do dân vì dân, mặc dù tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đó là 0,5 điểm
nguồn cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong cả nước.
Câu 5: Phát biểu ý kiến về nhận định: Cách mạng tháng Tám năm
3,0 điểm
1945 ở Việt Nam không phải là cuộc cách mạng bạo lực.
a. Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam không phải là một cuộc
cách mạng bạo lực là nhận định sai, không phản ánh đúng thực tiễn 0,75 điểm
lịch sử dân tộc Việt Nam.
b. Nhận định trên là không chính xác, không phản ánh đúng thực tiễn
lịch sử, vì:
- Cách mạng tháng Tám 1945 là một cuộc vùng dậy của cả dân tộc Việt
Nam, được tiến hành bằng khởi nghĩa vũ trang, đập tan bộ máy chính
quyền của đế quốc và tay sai, thiết lập chính quyền cách mạng. Cuộc khởi
0,5 điểm
nghĩa giành chính quyền của nhân dân ta đi từ khởi nghĩa từng phần tiến
lên Tổng khởi nghĩa (được xác định và chuẩn bị từ Hội nghị Trung ương
8, tháng 5/1941).
- Về lực lượng, Cách mạng tháng Tám 1945 dựa vào lực lượng của cả
dân tộc (trừ bọn tay sai), không phân biệt giai cấp, tầng lớp, đảng phái
chính trị. Lực lượng tham gia Tổng khởi nghĩa giành chính quyền được 0,5 điểm
tổ chức thành hai lực lượng cơ bản, có quá trình chuẩn bị chu đáo, lâu dài
là lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Lực lượng chính trị được tập hợp, giác ngộ và rèn luyện trong Mặt trận
Việt Minh với các tổ chức quần chúng mang tên “Hội cứu quốc”. Lực
0,5 điểm
lượng chính trị là lực lượng chủ yếu và giữ vai trò quyết định trực tiếp
làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
+ Lực lượng vũ trang được chuẩn bị từ sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đặc biệt
từ sau Hội nghị Trung ương 8 (5/1941). Từ tháng 5/1945, lực lượng vũ
trang bao gồm Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và lực lượng bán
vũ trang. Tuy còn những hạn chế nhất định, nhưng lực lượng có vai trò 0,5 điểm
rất quan trọng trong việc tiến công quân sự ở một số nơi, gây thanh thế
cho cách mạng, đồng thời là lực lượng xung kích hỗ trợ quần chúng nổi
dậy Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ tới.
- Trong Cách mạng tháng Tám 1945 có sự kết hợp giữa đấu tranh chính
trị với đấu tranh vũ trang. Sức mạnh áp đảo của toàn dân tộc đã đưa cách 0,25 điểm
mạng đến thắng lợi
Câu 6: (2,5 điểm) Chiến tranh thế giới thứ hai:
a. Nêu kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai.
2,5 điểm
b. Từ hậu quả để lại của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, hãy rút ra
bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ hòa bình thế giới hiện nay.
a. Kết cục và tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai
* Kết cục:
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của ba
nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản.
0,25 điểm
- Thắng lợi vĩ đại đó thuộc về các quốc gia - dân tộc đã kiên cường chống
phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai
trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
- Hậu quả của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại thật vô
cùng nặng nề. Hơn 70 quốc gia với 1,7 tỉ người đã bị lôi cuốn vào cuộc
chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều 0,25 điểm
thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, nhiều công trình
văn hoá bị thiêu huỷ.
- Chiến tranh thế giới thứ hai đã dẫn đến những biến chuyển to lớn và sâu
sắc, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.
+ Đó là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và châu Á.
+ Sự thay đổi thế và lực trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa với sự
0,5 điểm
sụp đổ của các nước phát xít, sự suy yếu của các nước Anh, Pháp và sự
giàu mạnh của Mĩ để trở thành một siêu cường đứng đầu thế giới tư bản.
+ Sự phát triển mạnh mẽ của cao trào giải phóng dân tộc đưa tới sự ra đời
của các quốc gia độc lập mới ở châu Á và châu Phi.
* Tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai: có sự thay đổi trong quá
trình chiến tranh diễn ra. Cụ thể như sau:
- Trước khi Liên Xô tham chiến (từ ngày 1-9-1939 đến trước ngày 22-6-
1941): là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa, nhằm mục đích chia lại 0,25 điểm
thuộc địa trên thế giới.
- Sau khi Liên Xô tham chiến (từ ngày 22-6-1941 trở về sau): là cuộc
chiến tranh chính nghĩa, vệ quốc và bảo vệ nền hòa bình thế giới.
b. Bài học kinh nghiệm cho công cuộc bảo vệ hòa hình thế giới hiện
1,25 điểm
nay
- Qua cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai đã chứng tỏ, chủ nghĩa đế quốc, 0,5 điểm
phát xít là nguồn gốc của chiến tranh xâm lược, là thế lực đem đến những
hậu quả nặng nề cho loài người. Chính vì vậy, nhân loại trên thế giới cần
phải chung tay, góp sức để ngăn chặn và đẩy lùi các thế lực đó.
Việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai là
bằng chứng chứng minh sức sống mãnh liệt của chủ nghĩa xã hội, của 0,25 điểm
nền hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới
- Sự thành lập mặt trận Đồng minh chống phát xít là bằng chứng về khả
năng hợp tác của các quốc gia có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Sự
hợp tác này tiếp tục được phát huy trong công cuộc đấu tranh chống lại 0,5 điểm
các âm mưu gây chiến, xung đột, khủng bố, xâm phạm chủ quyền lãnh
thổ.... của các quốc gia - dân tộc trên thế giới hiện nay
Câu 7: Trình bày sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực Ianta 2,5 điểm
* Trật tự thế giới 2 cực Ianta từng bước bị xói mòn
- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đã làm phạm vi ảnh
0,5 điểm
hưởng của Mỹ bị thu hẹp (điển hình là thắng lợi của Trung Quốc) đập tan
âm mưu của Mỹ khống chế Trung Quốc.
- Sự vươn lên về kinh tế của Nhật Bản và các nước Tây Âu đã làm cho
thế giới tư bản từ chỗ chỉ có 1 trung tâm kinh tế tài chính duy nhât là Mỹ 0,5 điểm
sang có thêm 2 trung tâm nữa là Nhật Bản và Tây Âu.
- Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi - Mỹ Latinh. 0,25 điểm
* Sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta
Khối Đông Âu phạm vi ảnh hưởng chủ yếu của Liên Xô bị tan vỡ là sự
0,25 điểm
chấm dứt hoạt động của khối SEV, Vácxava.
Do sự suy giảm về kinh tế và chính trị của Mỹ, Liên Xô, thế 2 cực của 2
0,5 điểm
siêu cường Xô - Mỹ trong trật tự hệ thống cũ bị phá vỡ.
- Không đủ sức bao cấp như trước đây nữa, Liên Xô và Mỹ đang rút dần
sự “có mặt” của mình ở nhiều khu vực quan trọng trên thế giới. 0,5 điểm
- Ngày 25/12/1991, Liên Xô sụp đổ - Trật tự hai cực Ianta sụp đổ.
Tổng điểm 20,0 điểm

----------------Hết------------------

You might also like