You are on page 1of 2

Hướng dẫn đáp án đề cương cuối kì II_Sử 8_22-23

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa cải
cách Duy tân ở nước ta với cải cách duy tân Minh Trị ở Nhật Bản trong cuối thế kỉ
XIX?
Trả lời:
* Giống nhau:
- Đều diễn ra ở cuối thế kỉ XIX nhằm cứu nguy tình hình đất nước.
- Chủ nghĩa tư bản phương Tây phát triển mạnh nên nguy cơ bị biến thành thuộc
địa.
* Khác nhau:
- Lực lượng tiến hành cải cách:
+ Nhật Bản: Thiên hoàng Minh Trị tổ chức và thực hiện.
+ Việt Nam: Do các sĩ phu, quan lại đề xướng.
- Kết quả:
+ Nhật Bản: Thành công, đưa Nhật tiến lên CNTB.
+ Việt Nam: Không thực hiện được và trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Câu 2: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), thực dân Pháp đã
thi hành những chính sách gì về kinh tế để bóc lột nước ta?
Trả lời:
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.
+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp:
+ Tập trung vào khai thác than và kim loại.
+ Xây dựng một số ngành: xi-măng, điện nước, giấy, rượu, đường...
- Giao thông vận tải: Xây dựng hệ thống giao thông vận tải: đường bộ, đường thủy,
đường sắt.
- Thương nghiệp: Nắm giữ độc quyền thị trường Việt Nam.
Câu 3: Hãy làm rõ thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt
Nam đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.
Trả lời:
* Địa chủ phong kiến:
- Đa số đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, bóc lột nhân dân.
- Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
* Giai cấp nông dân:
- Số lượng đông đảo, bị bóc lột nặng nề, đời sống khổ cực.
- Căm ghét chế độ thực dân Pháp, sẵn sàng tham gia các phong trào đấu tranh.
+ Tầng lớp tư sản: bị chèn ép, lệ thuộc về kinh tế -> không dám tham gia cách
mạng.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: đời sống bấp bênh, có ý thức dân tộc, sẵn sành
tham gia cách mạng.
+ Giai cấp công nhân: bị bóc lột, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ.
Câu 4: Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh
nào? Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các bậc
tiền bối?
Trả lời:
- Hoàn cảnh: đất nước bị Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều
thất bại.
=> Ngày 5 - 6 – 1911, từ cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
- Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước
mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét về con đường đó
của các bậc tiền bối đó:
+ Phan Bội Châu: Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện dựa vào
Nhật để đánh Pháp thì là chủ trương sai lầm, chưa nhận thức đúng đắn về bạn và
thù.
+ Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến
hành cải cách duy tân nhưng lại xin giặc rủ lòng thương, là khuynh hướng cải
lương, không triệt để.

You might also like