You are on page 1of 4

BÀI 17:CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1931-1937)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2
*Nguyên nhân sâu xa:
-Do sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các nước tư bản, dẫn đến những mâu thuẫn
về thuộc địa, thị trường.
-Việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn không còn
phù hợp nữa. Đưa đến một cuộc chiến tranh mới để phân chia lại thế giới.

*Nguyên nhân trực tiếp:


-Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm những mâu thuẫn trở nên sâu
sắc dẫn tới việc lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh để
phân chia lại thế giới.
-Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản, Italia. Nhưng các cường quốc phương
Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế
giới thứ hai.

Câu 2: Đánh giá về trách nhiệm của Mỹ, Anh, Pháp khi CTTG 2 bùng nổ
-Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo "chủ nghĩa biệt lập" ở Tây bán cầu, không
tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài châu Mỹ.
-Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản,
nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ
phát xít để đổi lấy hòa bình.
-Tại Hội nghị Muy-ních (9/1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và
Pháp đã ký một hiệp định trao vùng Xuy - đét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự
cam kết của Hít-le về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu
Câu 3: Giải thích tính chất của CTTG2 ? ( giai đoạn đầu. giai đoạn sau )

- Tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 được chia làm 2 giai đoạn:
+Giai đoạn 1: chiến tranh đế quốc phi nghĩa: chiến tranh giữa các nước đế quốc
với nhau, tranh giành thuộc địa -> Không đem lại kết quả tốt đẹp cho nhân
loại mà chỉ để lại đau thương
+Giai đoạn 2: chiến tranh chính nghĩa: Liên Xô tham chiến, mục đích bảo vệ
hòa bình thế giới, thực hiện quyền tự vệ chính đáng
Câu 4: Làm rõ những thay đổi căn bản trên thế giới sau chiến tranh thế giới thứ
hai ( 4 ý )
- Một loạt các quốc gia độc lập ra đời từ quá trình phi thực dân hóa
-Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau
về chính trị và kinh tế.
-Phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên
quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
Câu 5: Nêu bài học cho công cuộc bảo vệ hòa bình và an ninh hiện nay.
-Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều
tổn thương và tan tóc cho nhân loại.

-Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới
cần phải chung sức đấu tranh chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn …

-Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo
vệ sự sống của con người và nền văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng
đầu của toàn thể mọi người.

Câu 6: Liên hệ hậu quả chiến tranh còn để lại trên đất nước ta
-Ô nhiễm môi trường
-Bom đạn còn trong đất nước
-Chất độc da cam
-Kinh tế thua kém các nước phương Tây
Câu 7: Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm khi nổ ra chiến tranh
-Anh, Pháp không liên kết chặt chẽ với Liên Xô, thực hiện chính sách nhượng bộ phát
xít
-Mĩ thi hành đạo luật trung lập
BÀI 21:PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN
DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
Câu 1: Nêu ý nghĩa của chiến thắng cầu giấy 1883
-Cỗ vũ tinh thần yêu nước...
-Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm nức lòng nhân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí
quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
-Làm cho thực dân Pháp hết sức hoang mang, dao động. Sau đó Pháp quyết tâm xâm
lược nước ta bằng được
-Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đánh đuổi quân giặc..
Câu 2: Hiểu thế nào là Cần vương ?
-Cần Vương là giúp vua, mang nghĩa là phò vua giúp nước
Câu 3: Tại sao chiếu cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng ?
-Đây là lời kêu gọi của một ông vua trẻ yêu nước, quyết tâm giành độc lập
-Phù hợp với nguyện vọng của nhân dân
-Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân
Câu 4: Làm rõ tính chất phong trào cần vương
- Tính chất của phong trào Cần vương là phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong
kiến.

● Phong trào yêu nước:


-Mục đích: chống phong kiến giành độc lập dân tộc

-Không còn sự lãnh đạo của triều đình phong kiến vẫn phát triển

-Lực lượng đông đảo quần chúng tham gia

● Phong trào theo khuynh hướng phong kiến:

-Vì vua mà kháng chiến

-Mục đích: giành độc lập, xây dựng nhà nước phong kiến (vua hiền tôi giỏi)

-Lãnh đạo: vua, Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu

Câu 5: Xác định nguyên nhân thất bại của phong trào cần vương

-Khách quan: thực dân Pháp còn rất mạnh...


-Chủ quan:
● Còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết
● Không thấy chế độ phong kiến đã lỗi thời
● Hậu cần thiếu thốn, vũ khí thô sơ
● Sự hạn chế về lực lượng chiến thuật và tinh thần chiến đấu
● Thiếu sự tổ chức lãnh đạo thống nhất
● Chưa thúc đẩy động viên khai thác triển để sự ủng hộ của nhân dân, sự mâu
thuẫn về tôn giáo và sắc tộc
Câu 6: Rút ra bài học kinh nghiệm từ thất bại của phong trào chống thực dân
pháp cuối thế kỉ 19
-Phải có: giai cấp lãnh đạo tiên tiến cùng với đường lối và phương pháp đúng đẵn,
khoa học
-Các phong trào cần có sự phối hợp chặt chẽ, liên kết với nhau
-Tìm ra con đường cứu nước mới phù hợp với VN
-Chuẩn bị kỹ càng về lực lượng và vũ khí
BÀI 22:XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC
ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP

Câu 1: Mục đích đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư của thực dân pháp ?
–Khai thác và công nghiệp: Cao su và than đá là hai mặt hàng mà thị trường Pháp và
thế giới có yêu cầu cao.
-Giao thông vận tải: Do hệ thống cơ sở hạ tầng ở Đông Dương quá lạc hậu, không thể
đáp ứng cho nhu cầu khai thác
Câu 2: So sánh nền kinh tế Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1,
với nền kinh tế phong kiến trước đó
-Giống:
● Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu
● Còn hạn chế ngoại thương
● Nền kinh tế phong kiến
-Khác:
● Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1:
+Ngành: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp
+Kinh tế phong kiến
● Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 1:
+Ngành: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, giao thông-vận tải,
ngân hàng, công nghiệp
+Kinh tế phong kiến kết hợp tư bản chủ nghĩa

Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa chuyển biến kinh tế và chuyển biến xã hội,
xác định mâu thuẫn trong xã hội VN
-Sự chuyển biến kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với chuyển biến xã hội
-Chuyển biến kinh tế làm thay đổi chuyển biến xã hội:
+Kinh tế: nền kinh tế phong kiến được duy trì, du nhập nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa
+Xã hội:
● Giai cấp cũ bị phân hóa
● Giai cấp mới: tầng lớp mới ra đời ( tiểu tư sản, công nhân, tư sản)
Câu 4:Xác định những mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ 1
-Có 2 mâu thuẫn cơ bản:
● Giữa nông dân với địa chủ phong kiến
● Giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp
=>Mâu thuẫn chủ yếu cần phải giải quyết đầu tiên là mâu thuẫn dân tộc
Câu 5: Vì sao Pháp tập trung phát triển GTVT và khai thác mỏ
-GTVT:
+Phục vụ nhu cầu khai thác (vận chuyển hàng hóa)
+Phục vụ nhu cầu quân sự (dễ dàng đem quân đi đàn áp các phong trào CM
của VN ta)
-Khai thác mỏ:
+Phục vụ cho nhu cầu của Pháp và thế giới
+VN giàu tài nguyên khoáng sản
+Đem lại lợi nhuận cao

You might also like