You are on page 1of 2

CÂU 1: Trình bày chương trình khai thác thuộc địa lần 2 của thực dân Pháp ở VN

Mục đích:
- Bù đắp thiệt hại do chiến tranh gây ra.
Hoàn cảnh:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị kiệt quệ.
Nội dung chính:
- Nông nghiệp: tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào các đồn điền và cao su.
Công nghiệp:
+ Chú trọng khai thác mỏ (đặc biệt là than), nhiều công ti mới ra đời.
+ Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.
- Thương nghiệp: Pháp độc quyền, đánh thuế nặng vào hàng hóa nhập vào Việt Nam.
- GTVT: phát triển hệ thống đường sắt xuyên Đông Dương.
- Tài chính: Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương.
CÂU 2: Những nguyên nhân nào làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?
Có nhiều nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm như:
- Sự vươn lên mạnh mẽ của các nước Tây Âu và Nhật Bản đã trở thành những trung tâm kinh tế - tài chính
ngày càng cạnh tranh gay gắt với Mĩ.
- Vấp phải nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế có tính chất chu kì.
- Mĩ phải chi trả những khoản chi phí khổng lồ cho việc chạy đua vũ trang và các cuộc chiến tranh xâm lược.
- Khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp xã hội lớn, nhất là các nhóm cư dân - tầng lớp lao động bậc
thấp, dẫn đến sự không ổn định về kinh tế, xã hội ở Mĩ.

CÂU 3: Thế hệ trẻ cần làm gì để đưa trình độ khoa học kĩ thuật của VN sánh kịp với
trình độ khoa học kĩ thuật của các nước trên thế giới?
Thế hệ trẻ cần có sự năng động và sáng tạo để đưa trình độ khoa học kĩ thuật của nước nhà sánh kịp với
trình độ quốc tế
=> Vì khi có sự năng động sẽ giúp cho :
+ Đất nước phát triển kinh tế vượt bậc
+ Giảm thời gian, nhân lực nhưng lại tăng năng suất
CÂU 4: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kì của Nhật Bản
Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ
XX bao gồm:
- Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế
giới nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti Nhật Bản.
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời
cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng.
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao
kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.

CÂU 5: Trình bày sự phân hóa của xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự phân hóa như sau:
1. Giai cấp địa chủ phong kiến:
- Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân dân.
- Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
2. Tầng lớp tư sản: ngày càng đông nhưng phải đến mấy năm sau chiến tranh giai cấp tư sản mới ra đời.
Phân hóa thành hai bộ phận:
- Tư sản mại bản: làm tay sai cho Pháp.
- Tư sản dân tộc: ít nhiều có tinh thần dân tộc nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
3. Tầng lớp tiểu tư sản:
- Tăng nhanh về số lượng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị Pháp chèn ép. bạc đãi nên có đời sống bấp
bênh.
- Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.
- Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc, dân chủ.
4. Giai cấp nông dân:
- Chiếm hơn 90% số dân, bị đế quốc, phong kiến áp bức bóc lột nặng nề, bị bần cùng hoá và phá sản trên
quy mô lớn.
- Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.
5. Giai cấp công nhân:
- Phát triển nhanh về số lượng.
- Là lực lượng tiên phong và lãnh đạo cách mạng.

You might also like