You are on page 1of 2

1.

Sự phát triển thần kì của nền kinh tế nhật bản:


- Từ 1950-1970: Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới sau Mĩ, vượt Tây Âu. Biểu hiện:
+ Tổng sản phẩm quốc dân tăng mạnh: Năm 1950 đạt 20 tỉ USD, bằng 1/17 của Mĩ thì đến
năm 1968 đạt 183 tỉ USD.
+ Thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 2 thế giới sau Thụy Sĩ.
+ Sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15% / năm trong giai đoạn 1950-1960. Từ 1961-
1973 tăng 13,5%.
+ Xây dựng nền công nghiệp hiện đại, đa ngành và nền nông nghiệp bài bản, cho năng suất
cao.
+ Nghề đánh cá đứng thứ 2 thế giới sau Pê-ru.
Việt Nam có được bài học từ sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản:
- Coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để đào tạo ra con người có phẩm chất và năng lực, có
bản lĩnh và có kỉ luật.
- Cần có cơ chế quản lí năng động, hiệu quả, đề ra chiến lược phát triển và điều tiết kịp thời
để nền kinh tế luôn giữ được đà tăng trưởng.
- Các công ti, đơn vị sản xuất cần tăng cường khả năng cạnh tranh, phát huy tính tự chủ, sáng
tạo.
- Đi tắt đón đầu trong việc áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật và tận dụng tốt các cơ hội
thuận lợi từ bên ngoài.
2. ND hội nghị ianta:
- Ở châu Âu: Liên Xô chiếm Đông Đức và kiểm soát Đông Âu; còn Mĩ và Anh chiếm Tây
Đức và kiểm soát Tây Âu.
- Ở châu Á: Để Liên Xô tham chiến chống Nhật, giữ nguyên trạng nền độc lập Mông Cổ, trả
cho Liên Xô phía nam đảo Xa-kha-lin, trả cho Trung Quốc những nơi từng bị Nhật chiếm
đóng như Đài Loan. Mãn Châu...; lập Chính phủ liên hiệp dân tộc gồm Quốc dân đảng và
Đảng Cộng sản Trung Quốc; lấy vĩ tuyến 38 chia Triều Tiên thành 2 miền Nam – Bắc. Các
vùng còn lại ở châu Á như Đông Nam Á, Nam Á... vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các
nướ phương Tây.
Nhận xét tác động hội nghị: Thực chất của hội nghị I-an-ta là sự phân chia khu vực ảnh
hưởng giữa các nước thắng trận sau chiến tranh có liên quan mật thiết tới hoàn bình, an ninh,
chính trị thế giới về sau. Những thỏa thuận quy định trên đã trở thành khuôn khổ của trật tự
thế giới mới – trật tự 2 cực I-an-ta do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
3. ND cuộc khai thác thuộc địa lần 2:
- Nông nghiệp: Cướp đất, lập đồn điền trồng cây cao su, số vốn đầu tư gấp 6 lần so với trước
chiến tranh là 400 tỉ phrăng.
- Công nghiệp: tập trung vào khai mỏ - than, mở các cơ sở công nghiệp nhẹ để phục vụ nhu
cầu người Pháp cai trị tại thuộc địa.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng hàng hóa các nước như
Trung Quốc, Nhật Bản.
- Giao thông vận tải: Mở các tuyến đường sắt, hải cảng như ở Hải Phòng, Sài Gón, Đà
Nẵng...
- Tài chính: Lập ngân hàng Đông Dương để thâu tóm toàn bộ kinh tế Việt Nam.
Như vậy, nền kinh tế Việt Nam có chuyển biến sang nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng mọi
lợi ích đều thuộc về tư bản độc quyền Pháp, kinh tế nước ta bị lệ thuộc, cột chặt vào kinh tế
Pháp.
4. Sự phân hóa giai cấp trong xh vn sau cttg 1:
Các giai cấp Đặc điểm Thái độ chiến tranh
Địa chủ PK - Tay sai của TD Pháp
- Có 2 bộ phận:
+ Địa chủ lớn.  Cấu kết chặt chẽ với Pháp -> CM cần tiêu
diệt.
+ Địa chủ vừa – nhỏ.  Yêu nước -> động viên tập hợp.
Tư sản - Số lượng ngày càng - TS mại bản: cấu kết với Pháp -> kẻ thù.
đông, bị Pháp chèn ép - TS dân tộc: yêu nước, có tinh thần đấu tranh
cạnh tranh dân tộc, không kiên định.
- Có 2 bộ phận:
+ TS mại bản.
+ TS dân tộc.
Tiểu tư sản - Tăng nhanh về số lượng, - Bộ phận trí thức có tinh thần hăng hái cách mạng.
bị Pháp chèn ép, bạc đãi - Đó là lực lượng quan trọng của cách mạng dân tộc,
nên có đời sống bấp dân chủ.
bênh.
Nông dân - Chiếm hơn 90% số dân, - Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của
bị đế quốc, phong kiến áp cách mạng.
bức bóc lột nặng nề, bị
bần cùng hoá và phá sản
trên quy mô lớn.
Công nhân - Phát triển nhanh về số - Là giai cấp yêu nước, cách mạng, cùng với
lượng. giai cấp nông dân họ trở thành 2 lực lượng
- Bị ba tầng áp bức bóc lột. của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách
- Có quan hệ tự nhiên gẳn mạng.
bó với nông dân
- Kế thừa truyền thống yêu
nước anh hùng và bất
khuất của dân tộc

5. Ý nghĩa cuộc cm khkt:


Là mốc son chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh nhân loại, đưa loài người bước vào nền
văn minh mới.
Tác động cuộc cm khkt:
- Tích cực:
+ Tăng cao năng suất lao động.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống con người.
+ Thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng giáo dục, nhân lực.
+ Thị trường thế giới và xu thế toàn cầu hóa.
- Tiêu cực:
+ Gây ô nhiễm môi trường, khiến trái đất nóng lên và thủng tầng ozone.
+ Tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
+ Phát sinh dịch bệnh mới.
+ Tạo ra những loại vũ khí đe dọa sự sống con người.

You might also like