You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI GIỮA KỲ II

MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 VASS - NĂM HỌC 2021 – 2022

Câu 1: Sự phân hóa giai cấp ở xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa
lần 2 của thực dân Pháp:
Sau CTTG thứ nhất, sự phân hóa giai cấp trong xã hội Việt Nam ngày càng
sâu sắc:
-Giai cấp địa chủ phong kiến: Làm tay sai cho Pháp, tuy nhiên cũng có một bộ
phận trung và tiểu địa chủ có tinh thần yêu nước, chống Pháp.
-Giai cấp tư sản: gồm những người buôn bán nhỏ, dân nghèo thành thị, tăng nhanh
về số lượng, bị Pháp bóc lột và khinh rẻ, có tinh thần chống Pháp và tay sai nhưng
không thể trở thành giai cấp lãnh đạo vì tinh thần dễ hoang mang, dao động.
-Giai cấp nông dân: Chiếm hơn 90% dân số, bị đế quốc và phong kiến bóc lột,
mâu thuẫn sâu sắc với đế quốc và phong kiến, là lực lượng to lớn trong phong trào
đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Giai cấp công nhân: Phát triển nhanh và số lượng và chất lượng, bị tư sản,
phong kiến, thực dân bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, thừa hưởng truyền
thống yêu nước bất khuất của dân tộc, chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô
sản, là giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng.

Câu 2: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng
8/1945:
Ý nghĩa lịch sử:
Đối với dân tộc:
-Sự kiện có ý nghĩa vĩ đại: lật đổ chế độ thực dân và phong kiến, giành độc lập, mở
ra kỷ nguyên mới, thời đại mới cho dân tộc.
-Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập, đưa nhân dân lên
làm chủ nước nhà.
Đối với thế giới: Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần giải phóng dân tộc của châu Á và châu
Phi.
Nguyên nhân thành công:
-Dân tộc Việt Nam có truyền thống yêu nước.
-Khối liên minh công nông vững chắc.
-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
-Hoàn cảnh quốc tế thuận lợị.

Câu 3: Sau cách mạng tháng 8/1945, nhân dân Việt Nam đã ứng phó với 3 loại
giặc (giặc đói, giặc dốt và khó khăn về tài chính) là:
- Diệt giặc đói: lập hũ gạo cứu đói, tăng gia sản xuất, …
- Diệt giặc dốt: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh lập nha bình dân học vụ, toàn
dân tham gia xoá mù chữ.
- Tài chính: xây dựng “quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng”, lưu hành tiền Việt Nam.

Câu 4: Chiến lược “Kháng chiến toàn dân, toàn diện” của quân dân ta trong
chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947:
-Về phía Pháp: dùng “người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến
tranh”.
-Về phía ta: thực hiện phương châm “đánh lâu dài”.
+ Quân sự: thực hiện vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích.
+ Chính trị: tiến hành bầu cử hội đồng nhân dân các cấp.
+ Ngoại giao: đặt ngoại giao với các nước tôn trọng độc lập, chủ quyền Việt Nam.
+ Kinh tế: xây dựng kinh tế tự cung tự cấp.
+Văn hóa, giáo dục: cải cách giáo dục, phục vụ kháng chiến và kiến quốc.
CHÚC CÁC TRÒ HỌC TỐT VÀ ĐẠT ĐIỂM CAO TRONG
KỲ THI GIỮA KỲ II NHÉ.

You might also like