You are on page 1of 7

Câu 1: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân pháp đã dẫn đến

chuyển biến xã hội và phân hóa giai cấp như thế nào?
- Những chuyển biến về xã hội:
Với những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, tình hình xã hội Việt
Nam có nhiều chuyển biến: lực lượng xã hội cũ bị phân hóa, những lực lượng xã
hội mới ra đời.

a) Giai cấp địa chủ:


- Một bộ phận địa chủ trở nên giàu có, dựa vào Pháp chiếm đoạt ruộng đất
của nông dân.
- Số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép nên vẫn có tinh thần chống Pháp.
b) Giai cấp nông dân:
- Nông dân Việt Nam vốn đã khốn khổ vì thuế khóa, địa tô, phu phen tạp
dịch, nạn cướp đất lập đồn điền, dựng nhà máy của Pháp.
- Bị cướp mất đất, họ đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền xin việc =>
trở thành giai cấp công nhân.
- Nông dân Việt Nam là động lực cách mạng to lớn.
c) Giai cấp công nhân:
- Nền công nghiệp thuộc địa làm nảy sinh ra tầng lớp công nhân Việt Nam, họ
làm việc trong các hầm mỏ, đồn điền, các xí nghiệp,... số lượng ngày càng
đông đảo, khá tập trung.
- Lực lượng công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX còn non trẻ, đang ở trình độ
“tự phát”, chủ yếu đấu tranh kinh tế, ngoài ra còn hưởng ứng các phong
trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo.
- Công nhân cạo mủ cao su thời Pháp
d) Tầng lớp tư sản:
- Là những người làm trung gian, đại lý, chủ thầu, chủ xưởng, số sĩ phu yêu
nước chịu ảnh hưởng tư tưởng tư sản,... đây là những lớp người đầu tiên
của tư sản Việt Nam.
e) Tầng lớp tiểu tư sản:
- gồm tiểu thương, tiểu chủ, viên chức, thầy giáo, nhà báo, học sinh, sinh
viên,... có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào vận động cứu nước.
 Như vậy, cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực
lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những
điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu
hướng mới.
 Việt Nam từ nước phong kiến trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong
kiến
 Mâu thuẫn trong xã hội việt nam hình thành 2 mâu thuẫn ngày càng gây
gắt:
- Mâu thuẫn dân tộc: dân tộc việt nam với thực dân pháp
- Mâu thuẫn giai cấp: công nhân với tư sản, nông dân với địa chủ

Câu 2: quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức của Nguyễn
Ái Quốc cho việc thành lập ĐCS việt nam? Ý nghĩa của việc thành lập
đảng?
1. Quá trình chuẩn bị về tư tưởng, chính trị:
Đó là quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam bằng sách, báo với
những nội dung cơ bản như:
- Cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản.
- Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa quan hệ khăng khít với
cách mạng vô sản ở chính quốc.
- Vạch trần bản chất xâm lược, phản động, bóc lột, đàn áp tàn bạo của chủ
nghĩa thực dân.
- Chỉ ra đường lối chiến lược cách mạng ở các nước thuộc địa là làm cách
mạng giải phóng dân tộc tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Song,
trước hết phải giải phóng dân tộc, phải đánh đuổi bọn đế quốc, giành lấy
độc lập, tự do.
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi cuối
cùng.
- Về lực lượng cách mạng: công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà
buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn cách mạng của công, nông.
- Về phương pháp cách mạng: cách mạng bạo lực.
- Cách mạng muốn thắng lợi trước hết phải có Đảng cách mệnh.
- Về đoàn kết quốc tế: Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế
giới.
 Như vậy, hệ thống quan điểm và lý luận về con đường cách mạng của Hồ
Chí Minh được truyền vào Việt Nam đã trở thành tư tưởng cách mạng
hướng đạo phong trào dân tộc và các tổ chức chính trị theo khuynh hướng
cách mạng vô sản, dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
2. Quá trình chuẩn bị về tổ chức:
2.1. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên:
- Nhiệm vụ: Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, dẫn dắt phong
trào giải phóng dân tộc đi đúng hướng, bồi dưỡng phong trào công nhân
mau phát triển.
- Biện pháp: thực hiện chủ trương “vô sản hoá”.
- Kết quả:

+ Chủ nghĩa Mác – Lênin thực sự thâm nhập vào phong trào công nhân. Phong
trào công nhân phát triển mạnh và trở thành phong trào mang tính chất tự giác.
Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin thâm nhập vào phong trào yêu nước. Phong trào phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Phong trào đòi hỏi phải có sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản.
Trước đòi hỏi của phong trào, ba tổ chức Cộng sản đã lần lượt ra đời: Đông
Dương Cộng sản đảng (06/1929), An Nam Cộng sản đảng (08/1929) và Đông
Dương Cộng sản liên đoàn (09/1929).
2.2. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
- Yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ là phải hợp nhất ba tổ chức lại thành một.
- Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Nguyễn Ái Quốc đã chủ trì Hội nghị
hợp nhất ba tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên là Đảng
Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên
tuổi của Nguyễn Ái Quốc- Người chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Ý nghĩa của việc thành lập ĐCS:
- Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt
Nam trong thời đại mới.
- Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác Lê-nin với phong trào
công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công
nhân và cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp
lãnh đạo và đường lối giải phóng dân tộc.
- Cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng
thế giới.
- Đảng ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính chất quyết định cho
những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc
Việt Nam.
Câu 3: tại sao Pháp quay lại xâm lược việt nam lần 2? Âm mưu và mục đích của
chúng là gì?
Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai:
- Pháp muôn đời vẫn là 1 nước đế quốc mà bản chất của CNDQ là xâm chiếm,
cướp bóc và bóc lột thuộc địa.
- Việt Nam vốn là thuộc địa lâu đời của Pháp nhưng trong Thế chiến 2 bị Nhật
chiếm nên xu thế Pháp quay trở lại chiếm Việt Nam là tất yếu sau khi Nhật rút
khỏi.
- Việt Nam là nước giàu tài nguyên, nhân công rẻ rất thuận lợi cho việc khai thác,
bóc lột, làm giàu cho Pháp.
- Sau Chiến tranh thế giới 2, Pháp có những thuận lợi nhất định để có thế tiến
hành xâm chiếm Việt Nam: Những quy định của đồng minh trong Hội nghị Ian-ta
(các khu vực Đông Nam Á.. thuộc phạm vi ảnh hưởng truyền thống của phương
Tây) trong khi đó Việt Nam sau năm 1945 là 1 nhà nước nhỏ bé, yếu về mọi mặt.
- Vì sau chiến tranh thế giới thứ 2 thì nên kinh tế của pháp chịu thiệt hại hết sức
nặng nề và vị thế của pháp trên trường quốc tế suy giảm nghiêm trọng.chính vì
thế sau khi chiến tranh kết thúc thì nhằm bù đắp lại cho nền kinh tế và củng như
khẳng định vị thế của mình thì thực dân pháp luôn muốn tìm cách quay lại các
thuộc địa củ và đông dương và việt nam củng không ngoại lệ . và hơn nửa ở việt
nam chúng đã thiết lập được bộ máy cai trị từ trước nên có thể tiến hành khai
thác ngay.
Âm mưu và mục đích:
Câu 4: tại sao pháp lại thua tại chiến trường đông dương? Những tổn hại về
kinh tế chính trị quân sự tài chính của pháp tại đông dương?
Câu 5: Có bao nhiêu đời tổng thống Mỹ thay nhau câm chiếm miền nam VN? Âm
mưu và mục đích từng đời tổng thống? tại sao các đời tổng thống đều thất bại
tại chiến trường miền nam VN?
- Đầu tiên là Tổng thống Mỹ David Dwight Eisenhower (1953-1961), với chiến
lược “Aixenhao” (Chiến tranh đơn phương), đã dựng lên chính quyền độc tài
Ngô Đình Diệm và lấy đó làm công cụ chống lại miền Nam Việt Nam, biến miền
Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự. Sau đó, Mỹ liên tiếp mở hàng
loạt chiến dịch “tố cộng” để tàn sát những người kháng chiến và yêu nước ở
miền Nam Việt Nam. Mục đích để làm bàn đạp tiến công miền Bắc và ngăn chặn
làn sóng cách mạng Xã Hội Chủ Nghĩa ở Đông Nam Á.
- Đến Tổng thống John Fitzgerald Kennedy, với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961-1965), đã xây dựng quân đội ngụy Sài Gòn mạnh với vũ khí, trang bị và cố
vấn Mỹ tiến hành “Bình định”, lập “ấp chiến lược” nhằm tiêu diệt các lực lượng
vũ trang và chính trị của cách mạng miền Nam, nhằm chống lại phong trào cách
mạng của nhân dân ta, thực hiện bình định Việt Nam trong 18 tháng.
- Tổng thống Lyndon Baines John-son, với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-
1968). Mục tiêu của chiến lược này trực tiếp đưa quân chiến đấu từ Mỹ sang,
thực hiện chiến lược “tìm và diệt”, tiếp đó là chiến lược hai gọng kìm “tiêu diệt
chủ lực đối phương và bình định miền Nam”; đẩy mạnh chiến tranh phá hoại
miền Bắc trên quy mô lớn, với chiến dịch “Sấm rền” cùng kế hoạch chiến lược
được chia làm 3 giai đoạn hòng giành thắng lợi trong vòng 25 đến 30 tháng. Mục
đích để nhằm tạo ra ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
- Tổng thống Richard Milhous Nixon, với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
(1969-1974), có mục tiêu: Rút quân nhưng để lại cố vấn chỉ huy, cung cấp vũ
khí, trang bị, lương thực, tiền của cho ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn; mở
chiến dịch “Lam Sơn 719” nhằm ngăn chặn chi viện của hậu phương miền Bắc
trên tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn; tiến hành đánh phá miền Bắc trên quy
mô lớn bằng máy bay chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố
khác, rải mìn phong tỏa các cảng, cửa sông Việt Nam. Chiến lược được đề ra
với mục tiêu dùng người việt đánh người việt. Và dùng người đông dương đánh
người đông dương.
- Tổng thống tiếp theo Gerald Rudolph Ford vẫn tiếp tục theo đuổi chiến lược “Việt
Nam hóa chiến tranh” bằng việc yêu cầu Quốc hội thông qua khoản viện trợ
quân sự cho chính quyền Sài Gòn để thực hiện lấn chiếm, “bình định” chống phá
Hiệp định Paris và dùng lực lượng tấn công lớn trên chiến trường miền Nam.
Tổng thống Ford là vị Tổng thống cuối cùng chịu sự thất bại trong chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh”; buộc phải chấp nhận thất bại trước những đòn tiến
công của quân và dân ta trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Nguyên nhân Mỹ thất bại tại VN:


Câu 6: VN chính thức thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa khi nào? Thành tựu
từ 1986-2021?

Công nghiệp hóa ở Việt Nam là quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam từ dựa
vào nông nghiệp và thủ công sang máy móc công nghiệp là chính. Quá trình công
nghiệp hóa tại Việt Nam bắt đầu từ thời Pháp thuộc khi người Pháp xây dựng
những cơ sở công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam và kéo dài cho đến ngày nay.

Thành quả công cuộc đổi mới – Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

- Giai đoạn 1986-1990: Đây là thời điểm đầu của công cuộc đổi mới 1986. Những
thành tựu đạt được sau thời gian khủng hoảng đánh dấu bước đầu vô cùng
quan trọng. Cụ thể thu nhập bình quân đầu người đạt mức tăng 4.4%/năm.

- Giai đoạn 1991-1995: Mức thu nhập bình quân người tăng tăng thêm 8,2%/năm.

- Giai đoạn 1996-2000: Do tác động của nhiều lý do như khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ gia tăng. Mức tăng GDP đạt
7%/năm.

- Giai đoạn 1991-2000: Trong thời gian này GDP tăng mức 7,6%/năm.

- Giai đoạn 2001-2010: Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 7,26%.

- Giai đoạn 2011-2015: Thống kê mức thu nhập đầu người tăng trưởng 6%/năm.

Và cho đến nay, sau hơn 30 năm của công cuộc đổi mới 1986, mức thu nhập của
người dân Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên. Bình quân, GDP tăng liên tục với
tốc độ 7.43%. Nếu đem thành tích công cuộc đổi mới 1986 so với các nước như
Singapore, Hàn Quốc sẽ thấp hơn nhưng vẫn cao hơn so với phần lớn các nước
còn lại tại ASEAN.

Công cuộc đổi mới – Kim ngạch xuất khẩu

- Giai đoạn 2011-2015: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt mức tăng
18%/năm. Các mặt hàng xuất khẩu từ nông nghiệp, nông sản nguyên liệu thô
chuyển dần sang các sản phẩm công nghiệp.

- Năm 2015 là mốc thời gian ghi nhận những thành tích xuất sắc của Việt nam
trên phương diện xuất khẩu. Điển hình là hàng loạt các hiệp định mang tính
thương mại quốc tế như TPP, VN – EU, AEC… Đây được xem là cơ hội và cũng
là thách thức không hề nhỏ đến vừa là thách thức về xuất khẩu đối với các
doanh nghiệp Việt Nam.

- Vào năm 2015, nền kinh tế nước ta đã đạt quy mô là 204 tỷ USD với mức thu
nhập bình quân trên đầu người lên tới 2.300 USD. Điều này thể hiện sự tiến bộ
và kết quả vượt bậc của công cuộc đổi mới 1986 ở cả mặt chất lượng và khối
lượng.

- Bên cạnh đó, nước ta cũng có những thay đổi lớn về công nghệ sản xuất cũng
như sự phát lớn về mọi mặt. Các vấn đề như lạm soát cũng dần được kiểm soát
hiệu quả dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước.

Công cuộc đổi mới 1986 – Môi trường đầu tư

- Công cuộc đổi mới 1986 đã thúc đẩy và tạo động lực, cơ hội giúp môi trường
đầu tư trong nước được cải thiện. Đông đảo các doanh nghiệp nước ngoài đến
đầu tư tại Việt Nam. Điều này là nhờ các chính sách thu hút vốn, khuyến khích,
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, của Đảng và Nhà Nước.
Nhờ đó FDI ngày một tăng cao.

- Năm 1986, FDI ở Việt Nam đang ở con số 0, sau hơn 30 năm thực hiện công
cuộc đổi mới 1986, con số này đã vượt lên mức 14.5 tỷ USD. Chỉ số này tăng
không chỉ hứa hẹn mang đến mức lợi nhuận cao mà còn đóng vai trò tăng nguồn
ngân sách Nhà Nước, chuyển giao công nghệ.

- Bên cạnh đó, công cuộc đổi mới 1986 cũng giải quyết các vấn đề thất nghiệp,
giúp hàng triệu người lao động có việc làm. Điều này đã tác động trực tiếp ảnh
hưởng đến sự phát triển của đời sống, xã hội, giáo dục, y tế… Cải thiện sâu sắc
mặt bằng chung cuộc sống của người dân.

Nhìn chung, sau hơn 30 năm, công cuộc đổi mới 1986 đã đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, giúp thể chế, kinh tế thị trường của nhà nước Việt Nam ngày
một hoàn thiện cũng như đáp ứng các nhu cầu phát triển toàn cầu hóa, cải thiện
đời sống của nhân dân ngày một tốt hơn.

You might also like