You are on page 1of 3

Câu 1:

*Giai cấp địa chủ phong kiến:

Trong thời kỳ Pháp thuộc, thực dân Pháp vẫn duy trì giai cấp địa chủ. Địa vị của giai cấp địa chủ
phong kiến từ giai cấp thống trị nay lại trở thành tay sai cho thực dân Pháp, cấu kết với thực dân
Pháp tăng cường bóc lột, áp bức nhân dân ta.

Tuy nhiên dưới tác động của chính sách cai trị và chính sách kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân
Pháp, giai cấp địa chủ bị phân hóa thành hai bộ phận khá rõ rệt: Địa chủ yêu nước chống pháp và địa
chủ chủ phản động làm tay sai cho Pháp. Đại địa chủ, sở hữu nhiều ruộng đất, đã đầu hàng, cấu kết,
làm tay sai cho thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Dưới sự hẫu thuẫn của thực dân Pháp, địa vị kinh
tế của đại địa chủ được tăng cường, nắm trong tay nhiều ruộng đất, nắm chính quyền ở các địa
phương. Những địa chủ phản cách mạng này được thực dân Pháp dung dưỡng, mang tư tưởng
chống đối và phá hoại lực lượng cách mạng vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng.

Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ thực dân đã tham gia đấu tranh chống Pháp
dưới các hình thức và mức độ khác nhau đó là trung địa chủ và tiểu địa chủ. Họ có cuộc sống có phần
khấm khá hơn những người nông dân, không phải chịu cảnh đói thắt lưng buộc bụng nhưng vẫn phải
chịu sự áp bức của thực dân Pháp và đại địa chủ. Vì vậy bộ phận địa chủ này có tinh thần dân tộc và
tinh thần cách mạng, tinh thần chống thực dân Pháp đặc biệt là sau cuộc khai thác thuộc địa lần thứ.
Họ khởi xướng và lãnh đạo các phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến, tiêu biểu là
phong trào Cần Vương; một số trở thành lãnh đạo phong trào nông dân chống thực

dân Pháp và phong kiến phản động; một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản.

* Tầng lớp tư sản:

- Đây là tầng lớp ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918). Họ là cácchủ hãng buôn bán,
nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công nhưng dohọ bị chính quyền thực dân kim hàn, bị
tư bản Pháp chèn ép, cạnh tranh gay gắt,nên số lượng ít, thế lực kinh tế nhỏ bé, thế lực chính trị yếu
đuối.

- Vì có tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễdàng.

- Bộ phận tư sản mại bản gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, tham gia vào đời sốngchính trị, kinh tế của
chính quyền thực dân. Bộ phận tư sản dân tộc mâu thuẫn vớiđế quốc và phong kiến, có tinh thần yêu
nước, nên có thể tham gia phong trào yêunước.

*Tầng lớp tiểu tư sản:

- Tầng lớp tiểu tư sản có xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chứccấp thấp như
thống ngôn, nhà giáo, thư kí, học sinh, kế toán...

- Cuộc sống của họ có phần dễ chịu hơn nông dân, công nhân nhưng vẫn rất bấpbệnh. Họ bị đế quốc,
tư bản chèn ép, khinh miệt, do đó họ là những người có ýthức dân tộc, yêu nước và rất nhạy cảm về
chính trị và thời cuộc, dễ dàng tiếp thutư tưởng tiến bộ, là một lực lượng cách mạng quan trọng
trong sự nghiệp giảiphóng dân tộc.

*Giai cấp nông dân

- Chiếm trên 90% dân số, họ bị đế quốc và phong kiến bóc lột nặng nề, nên bị bần cùng hóa và phá
sản trên quy mô lớn, họ căm thù thực dân và phong kiến. Vì vậy giai cấp nông dân Việt Nam là lực
lượng đông đảo và hăng hái nhất của cách mạng.

- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu
sắc.
- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong
kiến.

*Giai cấp Công nhân:

- Ra đời trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng
trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ hai (trước chiến tranh có 10 vạn, đến năm 1929 có hơn 22 vạn).

- Phần lớn xuất thân từ nông dân, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn
điền làm thuê.

- Họ bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại địa
chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt.

- Thái độ chính trị và khả năng cách mạng cửa giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam sau Chiến
tranh thế giới thứ nhất là có tinh thần hăng hái cách mạng và vươnlên trành giai cấp lãnh đạo

Câu 2: phân tích sự chuyển biến các giai cấp và tầng lớp trong XHVN trong đó làm rõ

Giai cấp phát triển về số lượng và chất lượng:

- Địa chủ: Vua, quan, phong kiến, người có nhiều ruộng đất. Họ là những tầng lớp trên của xã hội, có
nhiều của cải và sống sung sướng. Dưới tác động công cuộc khai thác, họ cũng bị phân hóa thành
nhiều bộ phận với thái độ cách mạng khác nhau.

+ Đại bộ phận địa chủ lớn đã cấu kết với thực dân Pháp, ra sức bóc lột, đàn áp nhân dân ta, là tay sai
của thực dân Pháp.

+ Một số địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần dân tộc, yêu nước.

- Nông dân: chiếm 3/4 dân số trong xã hội

+ Là những người bị đế quốc và phong kiến tước đoạt ruộng đất, bị phá sản. Nông dân ngày càng bị
bần cùng hóa nghiêm trọng. Cuộc sống của họ ngày càng cơ cực bị áp bức bóc lột của đế quốc, phong
kiến. Mất đất nông dân phải bán sức lao động cho chủ đồn điền, nhà máy, hầm mỏ và họ là nguồn
gốc của giai cấp công nhân sau này.

+ Họ căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp và phong kiến nên có ý thức dân tộc sâu sắc. Họ sẵn
sàng hưởng ứng và tham gia phong trào đấu tranh cách mạng nếu có giai cấp nào mang lai cuộc sống
ấm no cho họ.

*Phân tích sự chuyển biến các giai cấp và tầng lớp trong XHVN trong đó làm rõ giai cấp nào phát
triển về số lượng và chất lượng

Nông dân: Nông dân là một trong những giai cấp phát triển mạnh mẽ nhất về cả số lượng và chất
lượng. Họ được tập hợp thành các đội ngũ quân đội và cống hiến lực lượng lao động và nguồn lực
cho cuộc chiến. Đồng thời, sự tổ chức và quyết tâm của nông dân đã tăng cường, phần nào do sự
tăng cường của các phong trào nông dân và chính sách động viên từ phía lãnh đạo cách mạng.

Công nhân: Công nhân cũng là một tầng lớp quan trọng trong thời kỳ này. Họ tham gia vào các phong
trào lao động và sản xuất, cung cấp lao động và sản phẩm cho nhu cầu của cuộc chiến. Số lượng công
nhân tăng lên và mức độ tổ chức của họ cũng được củng cố.

Tầng lớp tư sản và thương gia: Trong khi có một số tư sản và thương gia ủng hộ phong trào kháng
chiến, tuy nhiên, sự phát triển về số lượng và chất lượng của họ không như nông dân và công nhân.
Chiến tranh đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp và thị trường, và do đó, phần lớn tư sản và
thương gia không có sự mở rộng đáng kể trong giai cấp này.
*Giai cấp có khả năng lãnh đạo:

Trong thời kỳ chống pháp, giai cấp có khả năng lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam là giai cấp công nhân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân đã trở thành lực lượng tiên phong trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Họ đã kiên quyết, triệt để, tập thể, và có tổ chức, đóng góp
chủ yếu vào ngân sách Nhà nước và giữ vai trò lãnh đạo trong cách mạng. Giai cấp công nhân không
chỉ là người lao động trong công nghiệp, mà còn bao gồm cả công nhân thủ công nghệ và những
người làm thuê ở các cửa hàng, cố nông, và nhiều tầng lớp khác. Họ đã xây dựng Đảng Lao động Việt
Nam và đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện. Với tinh thần đấu tranh và tư tưởng cách
mạng, giai cấp công nhân đã đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội mới và bảo vệ chính
quyền cách mạng.

*Giai cấp bị 3 tầng áp bức bóc lột: địa chủ, tư sản, thực dân:

- Địa chủ: Những người sở hữu và kiểm soát phương tiện sản xuất, như đất đai và nhà máy.

- Tư sản: Những người sở hữu vốn và tài nguyên để sản xuất hàng hóa và dịch vụ.

- Thực dân: Những người hoặc nhóm sở hữu các cơ cấu quyền lực chính trị và văn hóa, đặc biệt là
qua các phương tiện truyền thông và hệ thống giáo dục.

* Giai cấp nào chiếm số lượng đông trong xã hội

- Giai cấp nông dân Việt Nam là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định là đồng minh chắc chắn nhất của giai cấp công nhân và là đội quân chủ lực của cách mạng.

- Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, nhưng do thiếu sự lãnh
đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của mình

* Giai cấp, tầng lớp nhạy cảm với những biến cố của thời cuộc và sớm tiếp thu những tư tưởng
tiến bộ: học sinh, sinh viên, trí thức là những tầng lớp thường nhạy cảm với thời cuộc và tha thiết
canh tân đất nước.

You might also like