You are on page 1of 2

NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI VIỆT NAM DƯỚI TÁC ĐỘNG

CỦA CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP CUỐI THẾ KỶ
XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
Chính sách cai trị và chương trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cuối
thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX dẫn đến những chuyển biến và phân hoá vô cùng sâu
sắc trong xã hội Việt Nam.
1. Các giai cấp của xã hội cũ phân hoá, đồng thời xuất hiện những giai
cấp, tầng lớp mới.
Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, tính chất xã hội Việt Nam đã thay
đổi. Việt Nam từ xã hội phong kiến trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong
kiến. Sự thay đổi tính chất xã hội đã làm phân hoá những giai cấp vốn là của
chế độ phong kiến, đồng thời tạo nên những giai cấp, tầng lớp mới.
Giai cấp địa chủ phong kiến: Có sự phân hoá trong nội bộ địa chủ
Việt Nam. Một bộ phận địa chủ câu kết với Pháp, tăng cường bốc lột, áp
bức nhân dân. Một bộ phận địa chủ có lòng yêu nước, căm ghét chế độ
thực dân, tham gia đấu chống Pháp dưới các hình thức và mức độ khác
nhau. Một bộ phận nhỏ chuyển sang kinh doanh theo lối tư sản.
Giai cấp nông dân: Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất,
đồng thời là giai cấp bị bốc lột nặng nề nhất. Cuộc sống khốn khổ bần
cùng càng làm sâu sắc thêm lòng căm thù thực dân, phong kiến. Đây là
lực lượng hùng hậu, có tinh thần kiên cường, bất khuất, sẵn sàng hưởng
ứng, vùng dậy làm cách mạng lật đổ thực dân, phong kiến khi có lực
lượng tiên phong lãnh đạo.
Giai cấp tư sản: Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp. Một bộ phận tư sản mại bản có quyền lợi gắn với Pháp, trở
thành tay sai của chúng. Một bộ phận còn lại là tư sản dân tộc, có thế lực
kinh tế nhỏ bé, bị tư sản nước ngoài chèn ép; phần lớn có tinh thần dân
tộc nhưng không thể tập hợp các giai tầng để tiến hành cách mạng.
Tầng lớp tiểu tư sản: Gồm các tiểu thương, tiểu chủ, sinh viên… Họ
nhạy cảm trước thời cuộc, có lòng yêu nước, căm thù đế quốc, thực dân
nhưng do đời sống rất bấp bênh, hay dao động, thiếu kiên định nên không
thể lãnh đạo cách mạng.
Giai cấp công nhân: Ra đời gắn liền với các cuộc khai thác thuộc địa,
với việc thực dân Pháp thành lập các nhà máy, xí nghiệp… Công nhân
Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế là
có tính chất tiên tiến, triệt để cách mạng, tính kỷ luật và tính chất quốc tế.
Đồng thời cũng họ có những đặc điểm riêng vì ra đời trong hoàn cảnh một
nước thuộc địa nửa phong kiến. Giai cấp công nhân chủ yếu xuất thân từ
nông dân, lực lượng còn nhỏ bé nhưng sớm vươn lên tiếp nhận tư tưởng
tiên tiến của thời đại, nhanh chóng phát triển từ “tự phát” đến “tự giác”,
thể hiện là giai cấp có năng lực lãnh đạo cách mạng.
2. Mâu thuẫn mới nảy sinh trong xã hội Việt Nam.
Dưới tác động của chính sách cai trị của thực dân Pháp, các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội Việt Nam đều mang thân phân người dân mất nước và ở
những mức độ khác nhau, đều bị thực dân áp bức, bốc lột. Vì vậy, trong xã
hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn giai cấp cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là
nông dân với địa chủ phong kiến, đã nảy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản vừa chủ
yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống nhân dân, đó là mâu thuẫn dân tộc –
mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược.
Tính chất của xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong kiến đã đặt
ra hai yêu cầu: Một là, phải đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập
cho dân tộc, tự do cho nhân dân; Hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành
quyền dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó
chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, cơ bản, chủ yếu
nhất.
Nguồn:
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật (2021). Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam
Ban Tuyên giáo Trung ương (2018). Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như
thế nào ? Link: http://bit.ly/47f3m8P .
Liên đoàn Lao động Thành phố Hải Phòng (2022) Lịch sử và ý nghĩa sự
ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930). Link: https://bit.ly/49I117M

You might also like