You are on page 1of 5

TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN ĐỒNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

Tổ: Sử-Địa-GDCD KIỂM TRA CUỐI HK I


MÔN LỊCH SỬ -Khối 8

A. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Nhận xét tình hình chung ở các nước Đông Nam Á cuối TK XIX đầu TK XX?
- Đến cuối TK XIX đầu TK XX, trừ Xiêm( Thái Lan), các nước Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa
hay nửa thuộc địa của các nước đế quốc.
- Các nước đế quốc đều thi hành chính sách cai trị hà khắc, khai thác, bóc lột thuộc địa dã man.
- Nhân dân khu vực này đã liên tiếp nổi dậy đấu tranh dưới nhiều hình thức chống thực dân và phong
kiến, giành độc lập dân tộc. Nhưng đều thất bại, nó làm cơ sở cho sự phát triển tiếp theo ở giai đoạn
sau.
Câu 2: Trình bày nội dung cuộc Duy tân Minh Trị (1868)của Nhật Bản?
a. Kinh tế:
- Thống nhất thị trường, tiền tệ.
- Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Xây dựng cơ sở hạ tầng.
b. Chính trị:
- Xác lập quyền thống trị của tầng lớp quý tộc tư sản.
- Ban hành Hiến pháp1889. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
c. Giáo dục:
- Giáo dục bắt buộc. Chú trọng nội dung khoa học-kĩ thuật.
- Cử học sinh ưu tú đi du học phương Tây.
d. Quân sự:
- Tổ chức, huấn luyện quân đội theo phương Tây. Chế độ nghĩa vụ quân sự.
- Phát triển kinh tế quốc phòng.
Câu 3: Vì sao cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật có sức cuốn hút các nước châu Á? Trong đó có các
sĩ phu yêu nước Việt Nam?
- Cải cách Duy tân đưa Nhật từ một nước phong kiến lạc hậu trở thành nước tư bản phát triển. Vì thế
Nhật thoát khỏi sự đô hộ của các nước đế quốc Phương Tây, nên nhiều nước châu Á noi theo.
- Đầu TK XX, các sĩ phu yêu nước Việt Nam, tiêu biểu là Phan Bội Châu đi theo con đường của
Nhật để canh tân đất nước, bằng chủ trương Đông Du, đưa thanh niên yêu nước Việt Nam sang Nhật
học.
Câu 4: Trình bày hậu quả và tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
a. Hậu quả
- 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá, gây đau thương cho nhân
loại.
- Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
- Đem lại nhiều lợi ích cho các nước đế quốc nhất là Mĩ.
- Đức mất hết thuộc địa, Anh, Pháp được mở rộng thêm.
- Bùng nổ và thắng lợi của CM tháng 10 Nga.
b. Tính chất: Cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa mang tính chất phi nghĩa, phản động, chiến tranh
ăn cướp.
Câu 5: Vì sao nước Nga kí Hòa ước Bơ-rét Li-tốp với Đức?
- Việc kí Hòa ước Bơ-rét Li-tốp với Đức là một chính sách đúng đắn của chính quyền Xô viết.
- Tuy chịu những điều kiện hết sức nặng nề.hưng việc kí hòa ước này đã đưa Nga ra khỏi cuộc chiến
tranh đế quốc và có thời gian hòa hoãn để củng cố chính quyền, xây dựn quân đội.
Câu 6: Vì sao các nước đế quốc và bon phản cách mạng bao vây nước Nga? (HS tự làm)
Câu 7: Trình bày ý nghĩa lịch sử Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
a. Trong nước:
- Làm thay đổi vận mệnh đất nước Nga.
- Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN trên một đất nước rộng
lớn.
b. Thế giới:
- Có ảnh hưởng to lớn đến toàn thế giới.
- Tạo ra thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới.
Câu 8: Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới ?
- Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, thay thế thu thuế lương thực.
- Thực hiện tự do buôn bán.
- Mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp vừa và nhỏ.
Câu 9: Trình bày thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô(1925-1941)?
a. Kinh tế:
- Công nghiệp hóa và tập thể hóa nông nghiệp, thu hút nông dân tham gia các nông trang tập thể.
- Hai kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1932) và lần thứ hai (1933-1937).
- Công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ 2 thế giới.
- Tiến hành tập thể hóa nông nghiệp, quy mô sản xuất lớn và cơ giới hóa.
b. Văn hóa- Giáo dục
- Thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống gi-áo dục quốc dân.
- Đạt nhiều thành tựu khoa học- kĩ thuật và văn hóa- nghệ thuật.
c. Xã hội:
- Xóa bỏ giai cấp bóc lột.
- Còn 2 giai cấp là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức.
B. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở?
A. Trung Quốc.
B. Triều Tiên.
C. Đông Nam Á.
D. Đài Loan.
Câu 2: Vì sao nhân dân chán ghét Nga hoàng?
A. Vì Nga hoàng bóc lột nhân dân thậm tệ.
B. Vì Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
C. Vì Nga hoàng đánh thuế ruộng cao.
D. Vì Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội.
Câu 3: Vì sao nói cuộc Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì do giai cấp tư sản lãnh đạo.
B. Vì lật đổ chế độ phong kiến.
C. Vì chính quyền từ tay phong kiến chuyển sang tay quý tộc tư sản hóa.
D. Vì xóa bỏ chế độ nông nô.
Câu 4: Đế quốc nào được mệnh danh là “ con hổ đói đến bàn tiệc muộn”?
A. Đế quốc Mĩ.
B. Đế quốc Đức.
C. Đế quốc Nhật Bản.
D. Đế quốc Anh.
Câu 5: Khối Liên minh gồm những nước?
A. Đức, Nhật, Mĩ.
B. Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a.
C. Anh, Pháp, Nga.
D. Đức, I-ta-li-a, Nhật.
Câu 6: Các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, tích cực chuẩn bị chiến tranh để?
A. Thanh toán địch thủ của mình.
B. Chia lại thuộc địa và thị trường.
C. Chia lại thuộc địa và làm bá chủ thế giới.
D. Giải quyết mâu thuẫn giữa các đế quốc.
Câu 7: Vì sao Pháp có điều kiện tấn công quân Đức để cứ nguy cho Pa-ri?
A. Vì quân Anh tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.
B. Vì quân Anh chặn đường biển không cho quân Đức tăng viện trợ để chiếm Pa-ri.
C. Vì quân Nga tấn công quân Đức ở mặt trận phía Đông.
D. Vì quân đội Pháp dựa vào lực lượng quần chúng nhân dân phản công quân Đức.
Câu 8: Kết quả lớn nhất của Cách mạng tháng Hai năm 1917 là?
A. Chiếm các công sở, bắt các tướng tá Nga hoàng.
B. Chính quyền Xô viết thành lập.
C. Chính phủ lâm thời tư sản thành lập
D. Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 9: Sau Cách mạng tháng Hai, điểm nổi bật của tình hình nước Nga là?
A. Chính phủ lâm thời dừng tham gia chiến tranh.
B. Hai chính quyền sông song tồn tại.
C. Chính quyền Xô viết tham gia chiến tranh.
D. Quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ chiến tranh.
Câu 10: Nguyên nhân cơ bản nhất buộc nước Nga phải thực hiện “Chính sách kinh tế mới” là?
A. Chiến tranh đã tàn phá nặng nề về kinh tế.
B. Sản lượng công nghiệp, nông nghiệp bị giảm sút.
C. Nhiều vùng lâm nạn dịch và nạn đói.
D. Sự chống phá của bọn phản cách mạng.
Câu 11: Tại sao nói “Chính sách kinh tế mới” là một chính sách đúng đắn kịp thời đối với nước
Nga lúc bấy giờ?
A. Ổn định đời sống nhân dân.
B. Vượt qua những khó khăn sau chiến tranh.
C. Đẩy mạnh sản xuất, phát triển, lưu thông hàng hóa.
D. Cả 3 ý trên đúng.
Câu 12: “ Chính sách kinh tế” ở Nga bắt đầu từ ngành?
A. Công nghiệp.
B. Thương nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Nông nghiệp.

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Đáp án A B C B B C C D B A D D

Hết

You might also like