You are on page 1of 7

Hướng dẫn Nd ôn tập sử 8

Trắc nghiệm:

Câu 1. Căn cứ ban đầu của nghĩa quân do ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Lữ chỉ huy là ở đâu theo bản đồ hiện nay?

A. Đống Đa, Hà Nội


B. Vinh, Nghệ An
C. An Khê, Gia Lai
D. Cần Thơ

Câu 2. Đến năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã

A. Lật đổ được chính quyền chúa Nguyễn


B. Chiếm được Lan Xang
C. Làm chủ được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận
D. Hợp lực với quân phản Thanh phục Minh ở phương Bắc tấn công chính
quyền chúa Trịnh.

Câu 3. Cuối năm 1788, nhà Thanh cử ai đem 29 vạn quân sang xâm lược nước
ta?

A. Niên Canh Nghiêu


B. Ngao Bái
C. Tôn Sĩ Nghị
D. Ngô Tam Quế

Câu 4. Tháng 12 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là:

A. Gia Long
B. Quang Trung
C. Minh Mạng
D. Vinh Quang

Câu 5. Nghĩa quân Tây Sơn có khẩu hiệu là gì?

A. Lấy của người giàu chia cho người nghèo


B. Đập phá thành quách, hỗn chiến chư thần
C. Tự do, dân chủ, bác ái
D. Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh

Câu 6. Nghĩa quân Tây Sơn đã dùng chiến thuật nào để đối đầu với quân Xiêm?

A. Nhử đối phương vào trận đại mai phục rồi tập kích bất ngờ
B. Vườn không nhà trống
C. Đánh trực diện
D. Trận đồ bát quái

Câu 7. Trước thế mạnh của quân Thanh, quân Tây Sơn đã:

A. Thực hiện kế hoạch rút khỏi Thăng Long, lui về phòng thủ phía nam
B. Chống trả kiên cường, thề chết bảo vệ Tổ quốc
C. Đầu hàng vô điều kiện
D. Lừa quân Thanh về nước

Câu 8. Ngày 25/01/1789 diễn ra sự kiện nào?

A. Quân Tây Sơn vây đồn Hà Hồi


B. Quân Thanh bị đánh bất ngờ, hoảng sợ, hạ khí giới đầu hàng
C. Quân Tây Sơn vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc
D. Quân Thanh quét sạch quân xâm lược Thanh tại thành Thăng Long

Câu 9. Câu nào sau đây không đúng về tình hình Đàng Trong từ giữa thế kỉ
XVIII?

A. Chính quyền phong kiến Đàng Trong ngày càng suy yếu.
B. Bộ máy quan lại các cấp ngày càng tinh giản nhưng tình trạng tham nhũng
thì lại gia tăng.
C. Ở các thôn, ấp, ruộng đất của nông dân bị địa chủ, cường hào lấn chiếm.
D. Chế độ tô thuế, lao dịch đè nặng lên đời sống nhân dân.

Câu 10. Câu nào sau đây không đúng về Trương Phúc Loan?

A. Ông là người học rộng, tài cao, mới trẻ tuổi đã được vào trong triều chúa
Nguyễn làm quan.
B. Ông làm việc ở thời Chúa Nguyễn (Phúc Thuần), tự xưng là Quốc phó,
chuyên quyền hơn 30 năm.
C. Ông là người “bán quan, buôn ngục”, rất tham lam và tàn nhẫn, giết hại
nhiều người
D. Ruộng vườn, nhà cửa, vàng bạc, châu ngọc, tôi tớ, ngựa trâu,... mà ông
có được không biết bao nhiêu mà kể

Câu 11. Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, đế quốc Anh có hệ thống
thuộc địa rộng lớn nhất thế giới, được gọi là
A. “đế quốc Mặt Trời không bao giờ lặn”.
B. “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
C. “đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ sở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 12. Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp đứng ở vị trí
thứ mấy trên thế giới?
A. Dẫn đầu thế giới.
B. Thứ 2 thế giới.
C. Thứ 3 thế giới.
D. Thứ 4 thế giới.
Câu 13. Chính sách đối ngoại cơ bản của đế quốc Pháp vào cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX là
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.
Câu 14. Chính sách đối nội cơ bản của chính quyền Pháp vào cuối thế kỉ
XIX - đầu thế kỉ XX là
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân.
B. chạy đua vũ trang để tăng cường vị thế quốc tế.
C. tăng cường xâm lược, mở rộng hệ thống thuộc địa.
D. không can thiệp vào các vấn đề bên ngoài châu Âu.
Câu 15. Vào cuối thế kỉ XIX, nhân vật nào dưới đây được gọi là “vua ô tô”
của nước Mỹ?
A. Rốc-phe-lơ.
B. Moóc-gân.
C. Pho.
D. Clin-tơn.
Câu 16. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân khiến nền kinh
tế Mĩ phát triển vượt bậc trong 30 năm cuối thế kỉ XIX?
A. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. Hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới.
C. Ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất.
D. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu để phát triển đất nước.
Câu 17. Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, thông qua viện trợ kinh tế, can
thiệp quân sự, Mỹ đã biến khu vực nào thành “sâu sau” của mình?
A. Nam Á và Đông Bắc Á.
B. Trung Mỹ và Nam Mỹ.
C. Bắc Phi và Nam Phi.
D. Nam Á và Đông Nam Á.
Câu 18. Điểm tương đồng trong quá trình phát triển kinh tế của các nước
Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?
A. Xuất hiện hình thức sản xuất công trường thủ công thay thế cho các
phường hội.
B. Sản xuất nông nghiệp quy mô lớn phát triển với phương thức canh tác
hiện đại.
C. Sản xuất nông nghiệp suy giảm; công nghiệp sa sút; thương nghiệp
đình đốn.
D. Hình thành những công ti độc quyền kiểm soát các ngành kinh tế trọng
yếu.
Câu 19. Về đối ngoại, từ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước đế
quốc Anh, Pháp, Đức, Mĩ đều
A. đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động.
B. tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.
C. cải cách đất nước để tăng cường quyền lực cho giai cấp tư sản.
D. tập trung mọi nguồn lực của đất nước cho phát triển kinh tế.
Câu 20. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 21. Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc Pháp là
A. “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
B. “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.
C. “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.
D. “xứ xở của các ông vua công nghiệp”.
Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của sự hình
thành chủ nghĩa đế quốc?
A. Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
B. Sự ra đời của tầng lớp tư bản công nghiệp.
C. Hoạt động xuất khẩu tư bản của tư bản tài chính.
D. Các nước tư bản tăng cường xâm lược thuộc địa.

2. Tự luận
Câu 1: Chỉ tập trung nguyên nhân bùng nổ PTTS?
- Chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu, quan lại tham nhũng, kéo
bè kết cánh ăn chơi xa hoa, bóc lột dân nghèo.
- Nông dân bị bắt đóng đủ loại phí, chiếm sạch ruộng vườn.
- Lúc này, mâu thuẫn giữa nông dân với quan lại, giữa nông dân với chính
quyền phong kiến trở nên vô cùng nghiêm trọng. Điều này đã làm bùng nổ
các cuộc khởi nghĩa trong đó có khởi nghĩa Tây Sơn.
Câu 2: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa Ls của PTTS?
* Nguyên nhân TL
- Ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân
ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân
* YNLS
- Lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới
chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ
của Tổ quốc.
Câu 3: Đặc điểm của Anh, Pháp, Đức, Mĩ
1. Anh
* Kinh Tế:
- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về công nghiệp Anh tụt xuống vị trí thứ 3 thế giới sau
Mỹ và Đức
- Anh vẫn đứng đầu thế giới về thương mại và thuộc địa.
- Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền ra đời thao túng nền kinh tế.
* Chính trị:
- ĐNội:Anh là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau nắm
quyền, đều bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
- Đngoại: Anh tiếp tục đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và trở thành nước có nhiều
thuộc địa nhất thế giới....
=> Lê Nin gọi A là CNĐQ thực dân
2. Pháp
* Kinh tế
Cuối TK XIX, công nghiệp Pháp từ vị trí thứ 2 tụt xuống thứ 4 (sau Mĩ, Đức,
Anh), nông nghiệp sản xuất nhỏ.
+ Đầu thế kỉ XX ngành điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô,... phát triển.
+ Các công ty độc quyền xuất hiện chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh
vực ngân hàng => Pháp chuyển sang chủ nghĩa đế quốc.
* Chính trị
- Đối nội: Chế độ cộng hoà, đàn áp nhân dân
- Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
=>
Pháp trú trọng xâm lược và xuất khẩu Tư bản dưới hình thức cho vay lãi nặng=>
Lê Nin gọi Pháp là CNĐQ cho vay lãi nặng
3. Đức
* Kinh tế:
- Công nghiệp Đức phát triển nhanh, đứng đầu châu Âu, thứ 2 trên thế giới
(sau Mĩ).
- Nguyên nhân:
+ Lợi nhuận từ chiến tranh Pháp – Phổ.
+ Ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật mới nhất.
- Cuối thế kỉ XIX các công ty độc quyền ra đời
=> Chi phối nền kinh tế Đức
* Chính trị
- Đức theo thể chế liên bang do quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền thống trị.
- Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động và hiếu chiến.
- Đặc điểm : Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu
chiến”.
4. Mĩ
* Kinh tế
-Từ vị trí thứ 4 (sau Anh, Pháp, Đức), Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về sản xuất
công nghiệp.
- Xuất hiện các công ty độc quyền khổng lồ: Rốc-phe-lơ (vua dầu mỏ), Mooc-gan
(vua thép), Pho (vua ô tô)
- Nông nghiệp: hiện đại
* Chính trị
- Đề cao vai trò Tổng thống, 2 Đảng - Cộng hòa và Dân chủ thay nhau cầm quyền.
* Đối nội: Bảo vệ quyền lợi giai cấp tư sản
* Đối ngoại: Tăng cường bành trướng, tranh giành thuộc địa.
=> Mĩ trú trọng sản xuất và công nghiệp, đứng đầu, độc quyền nhiều lĩnh vực dầu
mỏ, ô tô, thép..=> LNin gọi Mĩ là xứ sở của các ông vua CN

You might also like