You are on page 1of 4

TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 2

NĂM HỌC: 2021 - 2022


Mã đề thi: 132 Môn: Lịch sử. Lớp: 11
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày thi: 9/5/2022

Câu 1: Trước khi Pháp xâm lược, xã hội Việt Nam có hai giai cấp cơ bản nào?
A. Địa chủ phong kiến và nô lệ. B. Địa chủ phong kiến và tư sản.
C. Địa chủ phong kiến và nông dân. D. Công nhân và nông dân.
Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai đánh dấu sự thất bại của
A. phe Đồng Minh. B. phe phát xít. C. phe đế quốc. D. phe trung lập.
Câu 3: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, giai cấp công nhân xuất thân từ giai cấp nào?
A. Nông dân. B. Địa chủ. C. Tư sản. D. Tiểu tư sản.
Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về phản ứng của nhân dân trước tư tưởng chủ hòa và kí Hiệp ước
Nhâm Tuất (1862) của triều đình Nguyễn?
A. Bất bình với triều đình. B. Phản đối triều đình.
C. Đồng ý với triều đình. D. Xa lánh triều đình.
Câu 5: Lực lượng nào giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế
giới thứ 2?
A. Anh, Mỹ. B. Anh, Mỹ, Liên Xô, Pháp.
C. Anh, Mỹ, Liên Xô. D. Liên Xô.
Câu 6: Qua chính sách đối ngoại của nhà Nguyễn thế kỉ XIX, bài học rút ra cho công tác đối ngoại hiện
nay của Việt Nam là gì?
A. Đóng cửa không quan hệvới những nước TBCN
B. Quan hệ thân thiện với các nước XHCN
C. Quan hệ thân thiện, hữu nghị với tất cả các nước.
D. Chỉ quan hệ với các nước láng giềng.
Câu 7: Nhận định nào dưới đây là Đúng khi nói về mối quan hệ giữa kinh tế với sự biến đổi về mặt xã
hội trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
A. Những biến đổi về mặt kinh tế có ảnh hưởng đến biến đổi về mặt xã hội.
B. Những biến đổi về mặt xã hội có ảnh hưởng đến biến đổi về mặt kinh tế.
C. Những biến đổi về mặt xã hội đưa đến sự biến đổi về mặt kinh tế.
D. Những biến đổi về mặt kinh tế đưa đến sự biến đổi về mặt xã hội.
Câu 8: “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của ai dưới đây?
A. Phan Bội Châu. B. Nguyễn Trung Trực.
C. Phan Văn Trường. D. Phan Trâu Chinh.
Câu 9: Từ sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ 2 ( 1945), để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nổ ra,
bài học quan trọng nhất được rút ra là
A. kêu gọi sự đồng tình và ủng hộ về mọi mặt của bạn bè quốc tế.
B. phải có một đường lối chiến lược chiến thuật đúng đắn và sáng tạo.
C. phải đoàn kết tất cả nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D. biết kiềm chế và giải quyết các vấn đề bằng phương pháp hòa bình.
Câu 10: Phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện vào 15/8/1945, cách mạng Việt Nam đứng
trước cơ hội nào?
A. Ngàn năm có một để giành chính quyền. B. Đánh Pháp, Nhật để giành chính quyền.
C. Bắt tay với Pháp để giành chính quyền. D. Đánh Nhật để giành chính quyền.
Câu 11: Pháp kí hiệp ước Pa-tơ-nốt với triều đình Huế ( nhà Nguyễn) nhằm mục đích gì?
A. Nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc những phần tử phong kiến đầu hàng.
B. Thương lượng với triều đình Huế.
Trang 1/4 - Mã đề thi 132
C. Nhằm kiểm soát phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. Nhằm loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh.
Câu 12: Lực lượng nào tham gia kháng chiến chống Pháp khi chúng xâm lược vào năm 1858?
A. Bộ đội chủ lực. B. Dân quân du kích.
C. Bộ đội địa phương. D. Quân triều đình và nhân dân.
Câu 13: Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nhằm đẩy chiến tranh về phía Liên Xô, các nước
đế quốc Anh - Pháp đã thực hiện chính sách gì?
A. Ngăn chặn Đức tấn công Ba Lan. B. Nhượng bộ phát xít.
C. Thành lập phe Đồng minh. D. Khuyến khích Nhật gây chiến tranh ở châu Á.
Câu 14: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) sau khi chiếm hầu hết châu Âu, phát xít Đức
tập trung lực lượng đánh
A. Trung Quốc. B. Ấn Độ. C. Việt Nam. D. Liên Xô.
Câu 15: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) kết thúc đã
A. đánh dấu sự cân bằng về thế và lực giữa các nước tư bản.
B. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình châu Âu.
C. mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa được giải quyết.
D. tạo ra những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp chú ý đến việc mở rộng hệ thống giao thông
nhằm phục vụ cho
A. thông thương với bên ngoài. B. mục đích quân sự.
C. cuộc khai thác lâu dài. D. phát triển kinh tế thuộc địa.
Câu 17: Nguyên nhân chủ yếu khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884
thất bại do
A. thực dân Pháp còn mạnh.
B. đường lối kháng chiến sai lầm của nhà Nguyễn.
C. nhà Nguyễn bất hợp tác với phong trào đấu tranh của nhân dân.
D. vũ khí thô sơ.
Câu 18: Những Hiệp ước từ năm 1862 đến 1884 được ký kết giữa nhà Nguyễn với quốc gia nào dưới
đây?
A. Mỹ. B. Nhật. C. Liên Xô. D. Pháp.
Câu 19: Chính sách nổi bật nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp thể hiện ở nội dung
nào?
A. Cướp đoạt ruộng đất. B. Đẩy mạnh khai thác mỏ, lập đồn điền.
C. Độc quyền nội, ngoại thương. D. Tăng thuế.
Câu 20: Liên quân Pháp – Tây Ban Nha lấy có nào để nổ súng xâm lược nước ta vào 1 – 9 – 1858?
A. Chính sách đóng cửa.
B. Nhà Nguyễn cấm đạo và đàn áp đạo Thiên chúa.
C. Nhà Nguyễn đàn áp nhân dân.
D. Được sự giúp đỡ của các tầng lớp quan lại nhà Nguyễn.
Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng tình cảnh giai cấp công nhân Việt Nam cuối thể kỷ
XIX?
A. Chịu nạn thuế khóa, địa tô, lao dịch.
B. Bị cướp đoạt ruộng đất, không còn tư liêu sản xuất.
C. Phải phiêu tán đi làm thuê.
D. Chịu áp bức bóc lột nặng nề của bọn địa chủ phong kiến.
Câu 22: Thực dân Pháp quyết định tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong bối cảnh nào?
A. Mua chuộc địa chủ, phong kiến tay sai.
B. Cơ bản hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự.
C. Hoàn thành bình định Việt Nam bằng quân sự
D. Bù đắp thiệt hại do xung đột gây ra.

Trang 2/4 - Mã đề thi 132


Câu 23: Ngày 1/9/1939 đánh dấu chiến tranh thế giới thứ hai
A. diễn ra ác liệt. B. kết thúc. C. bùng nổ. D. sắp kết thúc .
Câu 24: Âm mưu cơ bản nhất của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là gì?
A. Đà Nẵng là cảng biển nước sâu nên tàu Pháp dễ dàng hoạt động.
B. Chiếm được Đà Nẵng cắt đứt đường tiếp viện từ Huế vào Nam kì.
C. Làm căn cứ tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều Nguyễn đầu hàng.
D. Có Quảng Nam là vùng đất giầu có, phục vụ cho xâm lược.
Câu 25: Đến giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là
A. phụ thuộc vào Pháp. B. thuộc địa của Pháp.
C. thuộc địa của Tây Ban Nha. D. quốc gia phong kiến độc lập.
Câu 26: “Nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường”
( Dịch: Một sông hai nước lời khôn nói, bốn tháng ba vua triệu chẳng lành).
Phản ánh giai đoạn nào của lịch sử nước ta?
A. Từ 1883-1884 B. Từ 1858-1873 C. Từ 1882-1883 D. Từ 1886-1887.
Câu 27: Giai cấp nào bị phân hoá trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
A. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân. B. Nông dân, công nhân.
C. Công nhân, tiểu tư sản. D. Địa chủ, nông dân.
Câu 28: Từ nội dung của các Hiệp ước mà nhà Nguyễn ký với Pháp từ 1862 đến 1884 cho thấy
A. nhà Nguyễn để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp từ không tất yếu thành tất yếu.
B. nhà Nguyễn chịu một phần trách nhiệm trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
C. Việt Nam rơi vào tay Pháp là tất yếu.
D. nhà Nguyễn chịu trách nhiệm trong việc để mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
Câu 29: Hậu quả lớn nhất của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đối với kinh tế nước ta là gì?
A. Thiếu công nghiệp nặng. B. Nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
C. Lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp. D. Tan rã nền kinh tế tự cung, tự cấp.
Câu 30: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế nước ta,
ngoại trừ
A. thiếu các cơ sở công nghiệp nặng.
B. lệ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
C. xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa.
D. nông nghiệp dậm chân tại chỗ.
Câu 31: Pháp lấy cớ nào để tiến đánh Hà Nội lần thứ 2?
A. Triều đình vi phạm hiệp ước Giáp Tuất ( 1874).
B. Giải quyết vụ Đuy - puy.
C. Triều đình vi phạm hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
D. Triều đình không giải tán nhân dân chống Pháp.
Câu 32: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã xuất hiện lực lượng xã hội mới nào?
A. Địa chủ, công nhân, tư sản. B. Nông dân, tiểu tư sản, công nhân.
C. Công nhân, tư sản, tiểu tư sản. D. Công nhân, tư sản, nông dân.
Câu 33: Sau thất bại của kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng năm 1858, Pháp đã chuyển
sang kế hoạch nào?
A. Chinh phục từng gói nhỏ. B. Đánh lâu dài.
C. Đánh chắc tiến chắc. D. Dùng người Việt đánh người Việt.
Câu 34: Lực lượng nào đóng góp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng cứu nước đầu thế
kỷ XX?
A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản. B. Tư sản, tiểu tư sản.
C. Các giai cấp cũ. D. Lực lượng xã hội mới.

Trang 3/4 - Mã đề thi 132


Câu 35: Nơi nào được Pháp chọn để mở đầu cuộc tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858?
A. Bán đảo Sơn Trà ( Đà Nẵng). B. Sài Gòn - Gia Định.
C. Hà Nội. D. Huế.
Câu 36: Ai là người được nhân dân gọi là “ Bình Tây đại nguyên soái”?
A. Phan Trâu Chinh. B. Trương Định. C. Phan Bội Châu. D. Nguyễn Huệ.
Câu 37: Nội dung nào không phản ánh đúng lý do giai cấp công nhân Việt Nam có thể trở thành giai cấp
lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ?
A. Có hệ tư tưởng riêng.
B. Xuất thân chủ yếu từ nông dân.
C. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ.
D. Phát triển nhanh về số lượng và có ý thức vươn lên.
Câu 38: Trong giai đoạn cuối của Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ném 2 quả bom nguyên tử xuống
quốc gia nào?
A. Việt Nam. B. Nhật Bản. C. Campuchia. D. Lào.
Câu 39: Đâu là điểm chung về nghệ thuật quân sự của quân và dân ta trong chiến thắng Cầu Giấy lần 1
và lần 2?
A. Đánh úp. B. Có sự phối hợp của các lực lượng vũ trang.
C. Đánh phục kích. D. Đánh điểm diệt viện.
Câu 40: Để cùng nhau tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, tháng 1 – 1942 các nước Mỹ - Anh – Pháp – Liên Xô
đã thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Việt Minh. B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận dân chủ Đông Âu. D. Mặt trận thống nhất Đông Dương.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Trang 4/4 - Mã đề thi 132

You might also like