You are on page 1of 2

Sở Giáo dục đào tạo Bắc Ninh Đề minh hoạ thi giữa học kì

II
Trường THPT Thuận Thành số 1 Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm (3 điểm)


Câu 1. Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên có tên gọi là
A. Hội Ái hữu       B. Hội Quốc xã C. Hội Quốc liên       D. Hội Đoàn kết
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là
do
A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa
B. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
C. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
Câu 3. Bản chất của Chính sách mới là gì?
A. Nhà nước đề xuất một hệ thống những chính sách mới về kinh tế - ài chính,
chính trị - xã hội
B. Nhà nước cho phép các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị - xã hội của đất
nước có những đổi mới phù hợp
C. Là chính sách đầu tư có trọng điểm của Nhà nước vào các lĩnh vực kinh tế -
tài chính, chính trị - xã hội của đất nước
D. Là hệ thống chính sách tích cực của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài
chính, chính trị - xã hội
Câu 4. Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách
A. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít
B. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu
C. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ
D. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát
xít
Câu 5. Liên Xô đã có thái độ như thế nào với các nước phát xít?
A. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm và ngay lập tức tuyên chiến với
phát xít Đức
B. Coi chủ nghĩa phát xít là đối tác trong cuộc chiến chống các nước đế quốc
Anh, Pháp, Mĩ
C. Lo sợ chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên nhân nhượng với các nước
phát xít
D. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nên chủ trương liên kết với các
nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
Câu 6. Liên minh chống phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai hình thành
năm 1942 thường được gọi là gì?
A. Phe Trục        B. Phe Đồng minh C. Phe Liên minh       D. Phe Hiệp
ước
Câu 7. Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia
Định?
A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng
B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn
C. Gia Định không có quân triều đình đóng
D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi
Câu 8. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế
hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?
A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói
nhỏ”
B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng
nhanh”
C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”
D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”
Câu 9. Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp
trên song Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây
nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
A. Trương Định        B. Nguyễn Trung Trực
C. Nguyễn Hữu Huân       D. Dương Bình Tâm
Câu 10. Thực dân Pháp đã viện cớ nào để tấn công ra Bắc Kì lần thứ nhất
(1873)?
A. Nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách “bế quan tỏa cảng”
B. Nhà Nguyễn đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nông dân
C. Nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuypuy”
D. Nhà Nguyễn phản đối những chính sách ngang ngược của Pháp
Câu 11. Triều đình nhà Nguyễn đã làm gì sau chiến thắng của quân dân ta tại
trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873)?
A. Kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến
C. Cử Tổng đốc Hoàng Diệu tiếp tục chỉ huy cuộc kháng chiến
D. Tiến hành cải cách duy tân đất nước
Câu 12. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), những quốc gia đóng
vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít là
   A. Anh, Pháp, Mĩ.  B. Anh, Trung Quốc,
Liên Xô.
   C. Anh, Pháp, Trung Quốc.  D. Liên Xô, Mĩ, Anh.
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 1 ( 3,5 điểm): Nêu nguyên nhân, hậu quả và tính chất của Chiến Tranh thế
giới thứ 2 (1939-1945)
Câu 2 ( 3,5 điểm): Từ 1858 đến 1884, nhà Nguyễn đã kí với Pháp những bản
Hiệp ước nào? Nêu nội dung cơ bản nhất của các hiệp ước? Em có nhận xét gì
về những bản hiệp ước đó?

You might also like