You are on page 1of 3

Câu 2: Phân tích mâu thuẫn giữa các nước đế quốc-con đường dẫn đến chiến tranh thế

giới thứ nhất


(1914-1918).
*Nguyên nhân sâu xa:
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế
quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa.
Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế
quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
→ Hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau:

+ Khối Liên Minh (Đức, Áo-Hung, Ý).

+ Khối Hiệp Ước (Anh, Pháp, Nga).

=> Chiến tranh thế giới thứ nhất


*Nguyên nhân trực tiếp:
- 28/6/1914: Thái tử Áo-Hung bị ám sát.

Câu 3: Phân tích ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga.
*Đối với nước Nga:
- Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản.
- Lần đầu tiên nhân dân Nga thực sự làm chủ đất nước và làm chủ vận mệnh của mình.
- Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột.
- Giải phóng các dân tộc trong đế quốc Nga. Xây dựng CNXH.
*Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 4: Đánh giá những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1921-1941.
*Thành tựu:
a) Công nghiệp
- Hoàn thành sớm hai kế hoạch 5 năm, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một
cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.
- Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.
b) Nông nghiệp: ưu tiên tập thể hóa nông nghiệp, đưa 93% số nông hộ với 90% diện tích đất canh tác
vào nền nông nghiệp tập thể hóa, có quy mô sản xuất lớn và cơ giới hoá.
c) Văn hóa - giáo dục:
- Thanh toán nạn mù chữ.
- Phát triển mạng lưới giáo dục phổ thông.
- Phổ cập tiểu học trong cả nước, phổ cập trung học cơ sở thành phố.
d) Xã hội: cơ cấu giai cấp thay đổi xã hội chỉ còn 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và trí thức
xã hội chủ nghĩa.
e) Về đối ngoại: Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Châu Á – Châu Âu và Mỹ.
*Ý nghĩa:
- Xây dựng lại lực lượng vũ trang hùng mạnh để bảo vệ tổ quốc, giúp đỡ phong trào cách mạng thế
giới.
- Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
- Khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 6: Đánh giá được tác động của cách mạng tháng Mười đối với thế giới và Việt Nam.
*Đối với thế giới:
- Làm thay đổi cục diện thế giới lúc bấy giờ.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
- Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản
- Cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của công nhân và phong trào giải phóng dân tộc.
*Đối với Việt Nam:
- Đã chỉ ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Khởi đầu sự ủng hộ, giúp đỡ to lớn và toàn diện của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô đối với
cách mạng Việt Nam.
- Mở đường cho học thuyết Mác – Lênin thâm nhập vào Việt Nam, đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới
Nguyễn Ái Quốc và kết quả, đã giúp Người lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam, đó là con đường cách mạng vô sản.

Câu 8: Đánh giá hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp
tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát
động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế
giới mới.
Câu 9: Khái quát và nêu được đặc điểm tình hình các nước tư bản (1918-1939).
- Về kinh tế:
+ Bị tàn phá nặng nề.
+ Sức sản xuất bị kéo lùi hàng chục năm.
- Về xã hội:
+ Nạn đói tung hoành, nạn thất nghiệp tăng.
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về quan hệ quốc tế: cuộc KHKT đã buộc các nước tư bản phải xem xét lại con đường phát triển
của mình:
+ Các nước Anh, Pháp, Mỹ tiến hành cải cách kinh tế - xã hội
+ Các nước Đức, Ý, Nhật tìm kiếm lối thoát bằng hình thức thống trị mới, đó là phát xít hóa bộ máy
chính quyền.
→ Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

You might also like