You are on page 1of 8

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I

MÔN: LỊCH SỬ 11
NĂM HỌC 2022-2023
A. GỢI Ý MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỰ LUẬN (5 điểm)
1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: nhiệm vụ, lãnh đạo, lực lượng, tính chất, ý nghĩa, ảnh hưởng đến
cách mạng Việt Nam.
-Nhiệm vụ, mục tiêu: Lật đổ chính quyền giai cấp tư sản, Tạo điều kiện đưa nga lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội

- Lãnh đạo : giai cấp vô sản thông qua đảng bônsêvích


- lực lượng : Quần chúng nhân dân gồm:công nhân và nông dân
- tính chất: CMXHCN
- Ý nghĩa: Đối với nc Nga:
Làm thay đổi tình hình đất nước và hàng triệu người dân nga

đối với nc nga

Lật đổ chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập nền chuyên chính vô
sản

Ý nghĩa
Giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức bóc lột

Làm thay đổi cục diện TG

đối với tgioi

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào


CMTG

Ảnh hướng đên cmvn:


2. Chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941).
- Chính sách kinh tế mới:
a. HC Ra đời
Sau 7 năm chiến tranh, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng
Tình hình chính trị không ổn định, Các tp phản cm chống phá,bạo loạn khắp nơi
Chính sách cộng sản hời chiến đã lạc hầu kìm hãm nền kte
=> nc nga xô viết lâm vào khủng hoảng
b.ND
-nông nghiệp: Thu thuế lương thực
- Công nghiệp: Tập trung phất triển cn nặng
Cho phép tư nhân được thư hoặc xây dựng xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước
Khuyến khích tư bản nc ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga
Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng,
ngoại thương.
- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ
tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Thương nghiệp và tiền tệ:

- Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ,

- Năm 1924, phát hành đồng rúp

c. ý nghĩa

-Hoàn thành khôi phục kinh tế

-Để lại nhiều kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng xhcn

*Công cuộc xây dựng xhcn ở Liên XÔ

a.Bối cảnh
-1925 liên xô cơ bản bản hoàn thành khôi phục kinh tế,=> Bước vào thơid kì xây dựng chủ nghĩa xã
hội

b.Nhiệm vụ trọng tâm

-CN hóa xhcn

-Nhiệm vụ công nghiệp hóa được thực hiện theo đường lối ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nặng:
công nghiệp chế tạo máy móc và nông cụ, công nghiệp năng lượng, công nghiệp quốc phòng,...

c) Quá trình thực hiện:


- Quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô được thực hiện thông qua những kế hoạch năm
năm.

- Từ năm 1925 - 1941, nhân dân Liên Xô đã thực hiện 3 kế hoạch năm năm:

+ Lần thứ nhất (1928 - 1932).

+ Lần thứ hai (1933 - 1937).

+ Lần thứ 3 được thực hiện từ năm 1937, song, bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức
vào năm 1941.

d) Thành tựu:
- Kinh tế:
+ Từ 1 nước nông nghiệp lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành 1 cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa.

+ Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân.

+ Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp với 93% số hộ nông dân và hơn 90% diện tích ruộng đất được đưa
vào nền nông nghiệp tập thể hóa. Sản xuất nông nghiệp cũng từng bước được cơ giới hóa.

- Văn hóa - giáo dục: thanh toán nạn mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước và tiến tới
thực hiện phổ cập giáo dục THCS tại các thành phố lớn.

- Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xóa bỏ, chỉ còn lại 2 giai cấp lao động là công nhân, nông dân và dội ngũ trí
thức XHCN.

Một lớp học xóa mù chữ ở Liên Xô, năm 1926


e) Ý nghĩa, hạn chế:
- Ý nghĩa:
+ Liên Xô bước đầu xây dựng được cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

+ Tăng cường sức mạnh đất nước.

+ Nâng cao đời sống nhân dân.

- Hạn chế:
+ Xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp.

+ Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ.

+ Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cong-cuoc-xay-dung-chu-nghia-xa-hoi-c86a10854.html#ixzz7nOdmFuVU

3. Trật tự Vecxai- Oasinhton.

a) Sự hình thành
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919 - 1920)
và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước, phân chia quyền lợi.

Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 – 1920)


=> Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.
Mục b
b) Hệ quả:
- Làm sâu sắc hơn những mâu thuẫn giữa các nước tư bản:

+ Mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận với nhau vì việc phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng.

+ Mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với các nước bại trận.

=> Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời kì này chỉ mang tính tạm thời, mỏng manh.

- Để duy trì trật tự thế giới mới, năm 1920, Hội Quốc Liên được thành lập với sự tham gia của 44 nước.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/thiet-lap-trat-tu-the-gioi-moi-theo-he-c86a10883.html#ixzz7nOecPMID


4. Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và hậu quả của nó.
a) Nguyên nhân:
- Khủng hoảng kinh tế thừa do sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận năm 1924 - 1929.

- Cùng với đó là chủ nghĩa tư bản phát triển quá mức.

Mục b
b) Hậu quả:
- Tàn phá nặng nề kinh tế tư bản chủ nghĩa, nhân dân đói khổ, hàng chục triệu người thất nghiệp.
- Nhiều nông dân mất đất do hậu quả nặng nề của cuộc Đại khủng hoảng đã phải chật vật đi làm thuê để kiểm
sống

* Tác động đối với nước Đức:


- Khủng hoảng tán phá nghiệm trọng trong nước.

- Giai cấp tư sản đưa Hít-le lên nắm chính quyền. Ngày 30/1/1933, Hít-le lên làm thủ tướng và sau đó biến
nước Đức thành lò lửa chiến tranh.

Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/cuoc-khung-hoang-kinh-te-the-gioi-1929-1933-va-nhung-hau-qua-cua-no-


c83a14362.html#ixzz7nOeptLYF
5.
B. GỢI Ý MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 điểm)
Câu 1. Sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là:
A. Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít.
B. Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản Đức.
C. Hítle tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa Vaima, nhằm đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng
kinh tế.
D. Tổng thống Hinđenbua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới.
Câu 2. Đạo luật quan trọng nhất trong "Chính sách mới" của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven là
A. đạo luật về ngân hàng. B. đạo luật điều chỉnh thương mại, dịch vụ.
C. đạo luật phục hưng công nghiệp. D. đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.
Câu 3. Dưới thời kì cầm quyền của Hít-le (1933-1939), nền kinh tế Đức được phát triển theo hướng
A. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu của nhân dân.
B. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
C. tập trung, mệnh lệnh, phục vụ nhu cầu quân sự.
D. đa dạng các ngành nghề, trong đó tập trung vào phát triển công nghiệp.
Câu 4. Giới cầm quyền Nhật đã đề ra chủ trương gì để giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929-1933)?
A. Quân sự hóa nền kinh tế phục vụ chiến tranh.
B. Giữ nguyên trạng thái TBCN.
C. Quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
D. Phát xít hóa nền kinh tế.
Câu 5. Nội dung của Chính sách kinh tế mới (NEP) trong lĩnh vực nông nghiệp là gì ?
A. Nhà nước tiến hành thu lương thực để phục vụ cho công cuộc chống thù trong, giặc ngoài.
B. Thay thế chế độ thu thuế lương thực bằng trưng thu lương thực thừa.
C. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.
D. Khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp theo kiểu mới.
Câu 6. Nội dung nào sau đây không có trong nội dung của "Chính sách mới" của Tổng thống Mĩ Ru -dơ -
ven?
A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp. B. Đạo luật điều chỉnh thương mại, dịch vụ.
C. Đạo luật phục hưng công nghiệp. D. Đạo luật về ngân hàng.
Câu7 . Trật tự thế giới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn được gọi là
A. Trật tự đa cực. B. Trật tự đơn cực.
C. Trật tự hai cực Ianta. D. Trật tự Vecxai - Oa sinh tơn.
Câu 8. Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản đã đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là
A. một cuộc chiến tranh thế giới mới.
B. Đảng Cộng sản ở nhiều nước phải ngừng hoạt động.
C. phong trào đấu tranh của nhân dân bị đàn áp.
D. các quyền tự do, dân chủ của nhân dân bị thủ tiêu.
Câu 9. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất của một cuộc cách mạng
A. dân chủ tư sản triệt để nhất B. xã hội chủ nghĩa.
C. dân chủ tư sản kiểu mới. D. dân tộc dân chủ.
Câu 10. Đến năm 1938, nước Đức đã trở thành
A. một nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.
B. một trại lính khổng lồ, một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở Châu Á.
C. một đế quốc bất khả chiến bại.
D. một trại lính khổng lồ, một lò lửa chiến tranh nguy hiểm nhất ở Châu Âu.
Câu 11. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?
A. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản.
B. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản.
C. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản.
D. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn.
Câu 12. Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven, đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ,
ngoại trừ
A. xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản
B. tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự
C. tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế
D. khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới.
Câu 13. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là do
A. hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
B. sản xuất ồ ạt, "cung" vượt quá "cầu".
C. việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.
D. chiến tranh thế giới thứ nhất tàn phá.
Câu 14. Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
A. Đưa tới sự ra đời của nhà nước tư sản đầu tiên trên thế giới.
B. Mở ra kỉ nguyên mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước Nga.
C. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên làm chủ đất
nước.
D. Làm thay đổi cục diện thế giới.
Câu 15. Trật tự thế giới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã
A. làm nảy sinh những bất đồng giữa các nước đế quốc thắng trận do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.
B. xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.
C. giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản về vấn đề quyền lợi.
D. giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.
Câu 16: Lực lượng đi đầu trong cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A.nông dân. B.công nhân.
C.tiểu tư sản. D.đội Cận vệ đỏ.
Câu 17: Sự kiện nổi bật ở nước Nga đầu năm 1918 là
A.Thủ tướng Kê-ren-xki bị bắt.
B.V.I. Lê-nin từ Phần Lan trở về nước.
C.cách mạng Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
D.quân khởi nghĩa chiếm thủ đô Mát-xco-va.
Câu 18 : Sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười năm 1917, ở nước Nga giai cấp nào không còn đóng vai
trò làm chủ đất nước và vận mệnh của mình ?
A.Giai cấp tư sản. B.Nhân dân lao động.
C.Giai cấp công nhân. D.Các dân tộc bị áp bức ở Nga
Câu 19 : Hình thức đấu tranh chủ yếu trong Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là
A.chiến tranh cách mạng. B.khởi nghĩa từng phần.
C.bạo động cách mạng. D.khởi nghĩa vũ trang.
Câu 20.Chính sách kinh tế mới của Liên Xô bao gồm các chính sách chủ yếu về
A. nông nghiệp, công nghiệp,thương nghiệp và tiền tệ.
B . thương nghiệp, nông nghiệp và tiền tệ.
C. công nghiệp,thương nghiệp và tiền tệp .
D. nông nghiệp, công nghiệp và tiền tệ.
Câu 21. Từ năm 1928 đến năm 1932 nhân dân Liên Xô đã
A. thực hiện chính sách kinh tế mới.
B. thực hiện chính sách cải cách ruộng đất.
C. thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
D. thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai.
Câu 22. Năm 1933, là năm nước Nga Xô Viết
A. thiết lập quan hệ ngoại giao với Đức.
B. thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ.
C. buôn bán , quan hệ ngoại giao với Anh.
D.cấm pháp quan hệ với nước Nga Xô viết
Câu 23 . “NEP” là cụm từ viết tắt của
A. Chính sách cộng sản thời chiến .
B. Kế hoạch 5 năm của Liên Xô.
C. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
D. Chính sách kinh tế mới.
Câu 24. Khó khăn của nước Nga Xô viết trong thời kỳ xây dựng đất nước là
A. nền kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng.
B. các nước đế quốc xâu xé.
C. là thuộc địa của Tây Ban Nha.
D. phụ thuộc vào Pháp.
Câu 25. Nhiệm vụ trọng tâm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm
1941 là
A. phát triển công nghiệp nhẹ.
B. phát triển công nghiệp nặng.
C. phát triển giao thong vận tải.
D. công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
Câu 26: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 -1933, giới cầm quyền Đức đã
A.thực hiện các quyền tự do dân chủ trong xã hội
B. tập trung sản xuất, thâu tóm các ngành kinh tế
C. tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù, chủ nghĩa chống cộng, phân biệt chủng tộc, phát xít hóa bộ
máy Nhà nước, thiết lập chế độ độc tài khủng bố công khai .
D. thành lập Mặt trận nhân dân chống Phát xít
Câu 27. Người khởi xướng thực hiện ‘ chính sách mới’ để đưa nước mĩ thoat khỏi khủng hoảng kinh tế là
A. Truman
B. Hu Vơ
C. Ru dơ ven
D. Ai xen hao
Câu 28. Mĩ đã thực hiện chính sách gì đối với các vấn đề quốc tế , trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và
chiến tranh bao trùm thế giới?
A. Chính sách thực lực nước Mĩ.
B. Chính sách trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ.
C. Chính sách chạy đua vũ trang.
D. Chính sách ngoại giao đồng đô la và cây gậy lớn.
Câu 29: Cùng với việc quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước, tăng cường chạy đua vũ trang, giới cầm quyền
Nhật Bản thi hành chính sách
A. đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Trung Quốc.
B. đẩy mạnh cuộc Chiến tranh xâm lược các nước Anh, Pháp.
C. đẩy mạnh cuộc Chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương.
D. đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương.
Câu 30. Mĩ quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên xô năm 1933 xuất phát từ
A.lợi ích nướcMĩ
B.lợi ích của cả hai nước
C.việc xây dựng một thế giới hòa bình
D.việc muốn cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Câu 31: Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-
xai( Nước Pháp) nhằm:
A. Kí kết một loạt các hiệp ước và hoà ước để phân chia quyền lợi.
B. Bàn cách đối phó chống lại liên xô.
C. Bàn cách nhằm phát triển kinh tế ở Châu âu.
D. Bàn cách hợp tác về quân sự.
Câu 32: Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai là :
A. Anh, Pháp Mỹ, Nhật.
B. Pháp, Đức, Nga.
C. Mĩ, Anh, Đức,Ý.
D. Tây Ban Nha, Nhật bản.
Câu 33: Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận, đã
thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là:
A. Tổ chức liên hợp quốc.
B. Hội quốc Liên.
C. Hội liên hiệp quốc tế mới.
D. Hội Tư bản.
Câu 34:Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) diễn ra đầu tiên ở :
A. Anh.
B. Mĩ.
C. Pháp.
D. Đức.
Câu 35: Hậu nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là :
A. Hàng trục triệu người trên thế giới thất nghiệp.
B. Nhiều người bị phá sản, mất hết tiền bạc và nhà cửa.
C. Sự xuất hiện của chủ nghĩa Phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới 2.
D. Lạm phát trở nên phi mã, nhà nước không thể điều tiết được.
Câu 36: Đặc điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) là
A. cuộc khủng hoảng thiếu.
B. cuộc khủng hoảng ngắn nhất trong lịch sử.
C. cuộc khủng hoảng thừa, trầm trọng và kéo dài nhất.
D. cuộc khủng hoảng thiếu và trầm trọng nhất.
Câu 37: Hội quốc liên ra đời nhằm mục đích :
A. Duy trì một trật tự thế giới mới.
B. Bảo vệ hoà bình và an ninh thế giới.
C. Giải quyết tranh chấp quốc tế.
D. Khống chế sự lũng đoạn của các công ti độc quyền xuyên quốc gia.
Câu 38 : Nhằm duy trì trật tự thế giới mới, hội Quốc liên thành lập là
A. một tổ chức chính trị , mang tính quốc tế đầu tiên
B. tổ chức kinh tế thế giới đầu tiên
C. là một tổ chức vừa kinh tế vùa chính trị đầu tiên của thế giới
D. là một tổ chức nhằm giao lưu văn hóa trên thế giới
Câu 39 : Để thoát khỏi khủng hoảng các nước Anh, Pháp, Mỹ chọn lối thoát nào sau đây ?
A. Duy trì chế độ dân chủ đại nghị
B. Tiến lên con đường chủ nghĩa xã hội
C. Xác lập chế độ phát xít
D. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa
Câu 40: Để thoát khỏi khủng hoảng Đức ,Ý ,Nhật, tìm cho mình lối thoát nào sau đây ?
A. Thiết lập chủ nghĩa phát xít
B. Duy trì chế độ chủ nghĩa tư bản
C. Tăng cường xâm chiếm thuộc địa.
D. Tiến lên con đường chủ nghĩa tư bản

You might also like