You are on page 1of 4

Lịch sử 8

Câu 3:
Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất:
-Diễn biến:
+ Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.
+ Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân triều đình cố gắng cản giặc nhưng thất bại.
Buổi trưa, thành mất.
+ Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm một số tỉnh Bắc kì
(Hải Dương, Hưng Yên, Phủ lí, Ninh Bình, Nam Định)
* Quân triều đình đông mà vẫn không thắng được giặc vì:
- Không tổ chức để nhân dân cùng đánh giặc;
- Triều đình Huế vẫn giữ tư tưởng chủ hòa, muốn thương lượng với Pháp;
- Trang bị vũ khí, kĩ thuật chiến đấu còn kém.
Câu 12:
Bắc kì Trung kì Nam kì Lào Campuchia
(Thống sứ) (Khâm sứ) (Thống đốc) (Khâm sứ) (Khâm sứ)

Liên bang Đông Dương( Toàn quyền Đông Dương)

Bộ máy chính quyền cấp tỉnh ( Pháp)

Phủ, huyện, châu (Pháp + bản xứ)

Nhận xét: Bộ máy chính quyền cấp làng, xã (Bản xứ)


- Tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ, với tay xuống tận vùng nông thôn;
- Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại PK để chia rẽ các dân tộc Đông
Dương trong sự thống nhất giả tạo của TD Pháp;
- Tăng cường áp bức, kiềm kẹp để làm giàu cho tư bản Pháp, biến Đông Dương
thành một đơn vị hành chính của Pháp.

Câu 13:
Những chính sách của thực dân Pháp:
a)Kinh tế:
- Nông nghiệp: + cướp đoạt ruộng đất;
+ phương thức bóc lột: phát canh thu tô;
- Công nghiệp: + khai thác than và kim loại để xuất khẩu;
+ đầu tư công nghiệp nhẹ;
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông vận tải (đường bộ, đường thủy,
đường sắt);
- Thương nghiệp: độc quyền thị trường Việt Nam về nguyên liệu, hàng hóa, thu
thuế;
- Tài chính: tăng thuế, nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện.
*Mục đích: Thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của để làm giàu cho tư bản Pháp.
b)Văn hóa, giáo dục:
- Duy trì chế độ thời PK, có thêm kì thi môn tiếng Pháp;
- Mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa, y tế.
*Mục đích: Hạn chế phát triển giáo dục, tạo một tầng lớp tay sai nhằm mục đích nô
dịch, ngu dân.
Câu 14:
Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đối với kinh tế, xã hội Việt Nam:
a) Kinh tế:
- Đô thị phát triển, kinh tế hàng hóa xuất hiện;
- Tài nguyên thiên nhiên bị bóc lột cùng kiệt;
- Nông nghiệp dậm chân tại chỗ;
- Công nhiệp phát triển nhỏ giọt.
=> Nền kinh tế Việt Nam vẫn là một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, què quặt và lệ thuộc
vào tư bản Pháp.
b) Xã hội:
* Tại các vùng nông thôn:
- Địa chủ: + ngày càng đông;
+trở thành tay sai cho Pháp;
+ địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
- Nông dân cơ cực, bế tắc, bị bần cùng hóa và luôn sẵn sàng tham gia cách mạng.
*Đô thị phát triển, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới:
- Tư sản: + kinh doanh công thương nghiệp;
+ thỏa hiệp với Pháp.
- Tiểu tư sản: + làm công ăn lương, cuộc sống bấp bênh;
+ có ý thức dân tộc.
- Công nhân: + bán sức lao động làm thuê
+ kiên quyết chống Pháp, giành độc lập dân tộc.

Câu 15:
Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX:
- Các tri thức Nho học tiến bộ đánh Pháp, cứu nước theo con đường dân chủ tư sản.
Câu 16:
Các phong trào yêu nước trước chiến tranh thế giới thứ nhất:
a)Phong trào Đông du (1905 - 1909):
- Năm 1904, hội Duy tân được thành lập do Phan Bội Châu đứng đầu;
- Mục đích: lập ra một nước Việt Nam độc lập;
- Chủ trương: cầu viện Nhật và bạo động vũ trang;
- Hoạt động: + đưa học sinh sang Nhật du học;
+ viết sách báo tuyên truyền giáo dục;
- Kết quả: năm 1909, phong trào Đông du tan rã. Hội Đông du ngừng hoạt động.
b)Phong trào Đông kinh nghĩa thục:
- Tháng 3/1907, Đông kinh nghĩa thục được thành lập do Lương Văn Can, Nguyễn
Quyền,... lãnh đạo.
- Mục đích: bồi dưỡng, nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp
sống mới.
- Chủ trương: vận động cải cách văn hóa, xã hội theo lối tư sản;
- Hoạt động: + mở trường học;
+ tổ chức bình văn, xuất bản sách báo.
- Kết quả: tháng 11/1907, Đông kinh nghĩa thục bị Pháp giải tán.
- Ý nghĩa: cổ động cách mạng, phát triển văn hóa, ngôn ngữ dân tộc.
c) Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung kì:
*Cuộc vận động Duy tân:
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng,...
- Mục đích: nâng cao dân trí, dân quyền, dân sinh.
- Tư tưởng: vận động cải cách;
- Hoạt động: + mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế
hi giới.
+ tuyên truyền, đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc
hello ngắn, mặc áo ngắn.
+ đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp.
*Phong trào chống thuế ở Trung kì:
- Phong trào diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và một sốtỉnh Trung kì.
 Kết quả: phong trào bị Pháp đàn áp đẫm máu.
Câu 18:
Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì:
- Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan;
- Cách mạng đang bế tắc đường lối cứu nươc;
- Gia đình và quê hương giàu truyền thống cách mạng;
- Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành:
- Năm 1911, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước;
- Cuộc hành trình kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu;
- Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp;
- Tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước.
- Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp.
- Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành:
- Phan Bội Châu: dựa Nhật đánh Pháp
- Phan Châu Trinh: dựa Pháp chống phong kiến
- Nguyễn Tất Thành:
+ Đi sang phương Tây tìm hiểu Pháp và các nước khác làm như thế nào để giúp
đồng bào mình;
+ Tìm hiểu thực chất của những từ “tự do - bình đẳng - bác ái”, từ đó tìm thấy con
đường cứu nước cho dân tộc

You might also like