You are on page 1of 5

Câu hỏi 1.

Lựa chọn một cuộc cách mạng tư sản mà em đã học, nêu kết quả, ý nghĩa
của cuộc cách mạng đó.
Đáp án:
Lựa chọn: cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)

♦ Trình bày:

- Kết quả:
+ Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế tồn tại lâu đời ở Pháp.
+ Thành lập chế độ cộng hòa, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên
con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Ý nghĩa:
+ Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Pháp.
+ Làm lung lay chế độ phong kiến khắp châu Âu.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng các nước.
+ Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.

Câu hỏi 2:Trình bày tiền đề của Cách mạng tư sản Pháp. Triết học Ánh sáng đã tác
động như thế nào đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp?
Đáp án:
- Cách mạng tư sản pháp là một trong những cách mạng quan trọng trong lịch sử nhân
loại. Tiền đề của cách mạng tư sản pháp bắt nguồn từ sự phát triển của xã hội tư sản, khi
mà lớp công nhân trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu và bị áp bức bởi tầng lớp tư sản.
Cách mạng tư sản pháp nhằm thay đổi cơ cấu xã hội, loại bỏ sự bất công và khai phá, và
xây dựng một xã hội công bằng và bình đẳng hơn.

-Triết học Ánh Sáng đã tác động đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp bằng cách
tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến và dọn đường cho cách mạng bùng nổ.
Triết học Ánh Sáng đã phê phán những giáo lí lạc hậu và quan điểm lỗi thời, đồng thời đề
xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên

Câu hỏi 3.Các cuộc cách mạng tư sản đã có tác động như thế nào đối với sự phát
triển của lịch sử nhân loại?
Đáp án:
Ý nghĩa của cách mạng tư sản với lịch sử nhân loại:
Cách mạng tư sản là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Nó chấm dứt sự thống trị của chế độ
phong kiến ở hầu hết các nước trên thế giới, thiết lập nền dân chủ tư sản mở ra thời đại mới
lớn mạnh vượt bậc của lực lượng sản xuất cũng như phương thức sản xuất. Cách mạng tư
sản cũng mở đường cho những mầm mống của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vốn bị
chế độ phong kiến kìm hãm được phát triển mạnh.

Câu 4 . Vận dụng kiến thức đã học hãy so sánh kết quả, ý nghĩa của các cuộc cách
mạng tư sản Anh, Pháp, Mĩ?
Đáp án:

Câu 6 Phân tích tiền đề chung của các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại. Trong các
tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa như thế nào
Đáp án:
Các cuộc CMTS thời kì cận đại đều có điểm chung là muốn đánh đổ chế độ phong kiến để
mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

1.Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa đang phát triển với quan hệ

Sản xuất phong kiến đã lỗi thời lạc hậu.

-Về kinh tế: sự xuất hiện các công trường thủ công – nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa -Về
xã hội: phân hóa và mâu thuẫn sâu sắc: một bên là giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại,
vua, quý tộc luôn luôn thực hiện những chính sách muốn bạo vệ cho quyền lợi của giai cấp
mình còn một bên là quần chúng nhân dân, giai cấp tư sản ngày càng có thế lực về kinh tế
nhưng họ lại không có thế lực về chính trị vì vậy GCTS luôn bị thế lực phong kiến đề ra
những đạo luật, quy định cản trở sự phát triển kinh tế của GCTS vì vậy dẫn đến mâu thuẫn
làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
→Cách mạng tư sản bùng nổ.
-Trong các tiền đề bùng nổ cách mạng tư sản, theo em, tiền đề về kinh tế có ý nghĩa quan
trọng nhất. Vì: sự hình thành của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo cơ sở và dẫn
đến những thay đổi, chuyển biến trong đời sống chính trị - xã hội – tư tưởng. Ví dụ:
+ Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, làm xuất hiện các
giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, như: giai cấp tư
sản, quý tộc mới, chủ nô… Các giai cấp, tầng lớp này có mâu thuẫn với chế độ phong kiến
bảo thủ hoặc chủ nghĩa thực dân, do đó, họ muons làm cách mạng để xác lập chế độ mới,
tiến bộ hơn.
+ Cùng với sự xuất hiện và phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa, tư tưởng tư
sản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến.

Câu 2 (3 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc
quyền? Tư bản độc quyền thường xuất hiện trong các lĩnh vực nào?
Đáp án:
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền
1. Lực lượng sản xuất phát triển- nguyên nhân cơ bản nhất

- Sự phát triển của LLSX dưới tác động của tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo ra những
thành tựu khoa học mới làm thúc đẩy năng suất lao động, tăng khả năng tích lũy,
tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất mô lớn, các doanh nghiệp
nhỏ dần hình thành các doanh nghiệp quy lớn. Mặt khác làm xuất hiện những ngành
nghề sản xuất mới cần nhiều vốn dẫn đến tập trung tư bản đòi hỏi các doanh nghiệp
phải có quy mô lớn.
2. Cạnh tranh:
-Cạnh tranh gay gắt làm các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tự đơn độc tồn tại trên thị
trường hoặc là bị phá sản hoặc là phải liên kết với nhau để đứng vững trong cạnh tranh, còn
các doanh nghiệp lớn tồn tại được để phát triển họ phải tăng cường tích tụ, tập trung sản
xuất, liên kết với nhau thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng to lớn hơn. Khi phát
triển đến mức độ nhất định lại dẫn tới độc quyền.
3. Sự tác động mạnh mẽ của các quy luật kinh tế

Trong điều kiện phát triển của khoa học kĩ thuật cùng với sự tác động của Các quy luật kinh
tế thị trường như : quy luật giá trị thặng dư, quy luật Tích lũy, tích tụ, tập trung sản xuất...
ngày càng mạnh mẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của xã hội theo hướng tập trung sản xuất
quy mô lớn.
4. Khủng hoảng kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế lớn năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư
bản
-Chủ nghĩa làm phá sản hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp lớn tồn tại
nhưng để tiếp tục phát triển họ phải thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung sản
xuất hình thành các doanh nghiệp có quy mô lón.
5. Sự phát triển của hệ thống tín dụng
Sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc
đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra
đời của các tổ chức độc quyền
Lúc đầu tư bản độc quyền chỉ có trong một số ngành, một số lĩnh vực của nền kinh tế.Hơn
nữa, sức mạnh kinh tế của các tổ chức độc quyền cũng chưa thật lớn. Tuy nhiên, sau
này,sức mạnh của các tổ chức độc quyền đã được nhân lên nhanh chóng và từng bước
chiếm địavị chi phối trong toàn nền kinh tế. Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn phát triển
mới

Câu 3 (3 điểm). Trình bày về sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc. Nêu một số ví dụ
về quá trình xâm lược thuộc địa của Chủ nghĩa đế quốc?
Đáp án:
Quá trình hình thành chủ nghĩa đế quốc
+ Trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XIX, ở các nước tư bản Âu – Mĩ đã bắt đầu xuất hiện
các công ty độc quyền.
+ Sự kết hợp giữa tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp tạo nên tầng lớp tư bản tài
chính.
+ Tầng lớp tư bản tài chính chú trọng hoạt động xuất khẩu tư bản
+ Các nước tư bản tăng cường cạnh tranh xâm lược thuộc địa.
 Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển thành của chủ
nghĩa đế quốc.
Câu 4 (4 điểm) Trình bày quá trình các nước đế quốc phương Tây mở rộng xâm lược
thuộc địa. Thuộc địa có vai trò như thế nào đối với các nước đế quốc?
Đáp án:
Quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây:
- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mỹ bước sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua
hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác.

- Trong gần bốn thế kỉ, từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã
không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các
nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

+ Ở châu Á: đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm
lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm).

▪ Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa.

▪ Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa
phong kiến.
▪ Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương
Tây.

+ Ở châu Phi: vào nửa đầu thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây mới đặt một số
thương điếm ở ven biển. Đến nửa sau thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đẩy mạnh xâu xé
châu Phi. Đầu thế kỉ XX, việc các nước đế quốc phân chia thuộc địa ở châu Phi đã cơ bản
hoàn thành.

+ Ở khu vực Mỹ Latinh:

▪ Từ các thế kỉ XVI, XVII, thực dân Tây Ban Nha và thực dân Bồ Đào Nha xâm lược các
nước ở khu vực Mỹ Latinh, lần lượt biến các nước trong khu vực thành thuộc địa.

▪ Đến đầu thế kỉ XIX, các nước Mỹ Latinh đã giành được độc lập. Tuy nhiên, Mỹ đã bành
trưởng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước ở khu vực này.

Vai trò của thuộc địa đối với các nước đế quốc:
- Đối với các nước đế quốc, thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt:
+ Là nơi cung cấp nguyên liệu và nhân công;
+ Là thị trường đầu tư và tiêu thụ hàng hóa, đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ;
+ Là cơ sở vững chắc cho các nước đế quốc trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh.

Câu 5 (5 điểm). Trình bày sự hình thành chủ nghĩa đế quốc? Đến cuối thế kỷ XIX, các
nước châu Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây như thế nào?
Đáp án:
Vào cuối thế kỷ XIX, các nước Châu Á trở thành đối tượng xâm lược của thực dân
phương Tây thông qua các chiến dịch xâm lược và chiếm đóng.
- Các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã sử
dụng sức mạnh quân sự và kinh tế của mình để xâm lược và chiếm đóng các vùng lãnh thổ
ở Châu Á. Các nước Châu Á bị xâm lược thường bị áp bức và khai thác tài nguyên của
mình.
- Các quốc gia thực dân thiết lập các chính quyền đặt dưới sự kiểm soát của mình và áp
đặt các chính sách kinh tế và chính trị để tăng cường sự kiểm soát và lợi ích của họ. Dân cư
địa phương thường bị bóc lột lao động, mất quyền tự do và bị đàn áp trong quá trình này.

You might also like