You are on page 1of 15

Dẫn Nhập

Myanma là một quốc gia ở Đông Nam Á, có diện tích 676.577 km², tây Bắc bán đảo
Trung Ấn. Có 5.876 km đường biên giới, với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan
(1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào(235 km) và Bangladesh (193 km).

Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác
định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Từng là một nước
thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải
thiện những căng thẳng sắc tộc, vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị
ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có
hòa trộn các yếu tố địa phương.

Phật giáo ở nước này đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa xã hội và tinh
thần của người dân. Phật giáo hầu như ngự trị trong lòng xã hội, có mối quan hệ chặt chẽ
giữa cung điện với nhà chùa. Do đó, nhiều triều đại ở Miến Điện đều tồn tại một phần quan
trọng phải dựa vào uy tín của giới Tăng lữ Phật giáo. Về mặt giáo dục thì Tăng sĩ cũng
đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực từ lâu. Đạo đức Phật giáo không thể thiếu trong
các trường học và Bộ giáo dục. Như chúng ta đã biết, bất cứ ở giai đoạn nào Phật giáo đều
cũng có lúc thịnh lúc suy, lúc thăng lúc trầm. Cho nên, diễn biến của Phật giáo sẽ ra sao
khi đất nước Miến Điện ở giai đoạn đầu vừa giành độc lập, trong một thời gian dài bị đô
hộ bởi thực dân Anh. Để tìm hiểu vấn đề này người viết chọn chủ đề “Phật giáo Miến Điện
sau khi giành độc lập giai đoạn 1948 – 1962” để khảo luận. Với phương pháp tổng hợp,
phân tích sự kiện lịch sử, sau đó đưa ra nhận định đánh giá về giai đoạn đó như thế nào.
Để tìm hiểu chủ đề người viết sẽ trình bày rõ hơn trong phần nội dung sau.

1
Nội Dung

1. Sự xâm chiếm Miến Điện của thực dân Anh

Theo tìm hiểu lịch sử, đất nước Miến Điện bị thực dân Anh xâm chiếm dẫn đến chiến
tranh Anh – Miến ba lần: lần 1 (1824 – 1826); lần 2 (1852); lần 3 (1885).

Lần 1 (1824 – 1826): Trong sách Lịch Sử Phật Giáo Miến Điện ghi lại: “chiến tranh Anh
– Miến lần thứ nhất là do Miến Điện gây nên”1, vì một bên muốn bành trướng lãnh thổ ở
phía Tây của quân Miến, một bên muốn cũng cố đế quốc ở Ấn Độ là Anh, cho nên dẫn đến
chiến tranh giữa hai lực lượng2.

Lần 2 (1852): Vào thập niên năm 1840 Rangon trở thành một trung tâm thương mại quan
trọng, nơi nhiều hãng sản xuất của Anh thành lập chi nhánh, những hãng này ngoài việc buôn
bán, còn xuất khẩu gỗ lim và đồ gia vị. Chính phủ Miến Điện ra lệnh chặn đứng mua bán đồ
gia vị, gỗ lim. Vua Tharawaddy công bố gỗ lim là sản phẩm độc quyền của hoàng gia Miến
Điện, điều này đã khiến cho các thương gia của Anh bất mãn. Ngoài ra, chính quyền Miến
còn xử phạt các thuyền trưởng Anh với những khoảng tiền nhất định. Từ đây, dẫn đến sự bất
hòa cho triều đình Miến và Anh gây nên chiến tranh bùng nổ. Với trang bị đầy đủ vũ trang,
nên chẳng mất bao lâu quân đội Anh đa chiếm được Rangon và vùng Hạ Miến.3

Lần 3 (1885): Anh tuyên chiến với Miến Điện vào tháng 11 năm 1885. Kết quả quân đội
Anh tiến chiếm Madalay trong 15 ngày. Quân Anh tỏ vẻ cao ngạo, ép buộc vua và hoàng
hậu Miến Điện phải đi ra khỏi cung điện trong vòng 45 phút, lấy xe bò chở đi đến cảng để
lên tàu đày đi Ấn Độ, thượng Miến bị sát nhập vào đế quốc Anh tại Ấn Độ. Chính điều này
đã khiến cho Anh phải trả một giá rất đắt. Người dân Miến Điện không quên nổi ô nhục
của một vị quốc vương bị quân đội Anh làm ra như vậy, cho nên Anh quốc trong 5 năm để
ổn định chính trị, thiệt hại trên 30.000 binh sĩ.4

1
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Tr. 49
2
Sđd, Tr. 49- 52
3
Sđd, Tr. 52 - 54
4
Sđd, Tr. 59 - 60

2
2. Sơ lược thời kỳ đất nước Miến Điện bị đô hộ bởi thực dân Anh

Năm 1886, Đỗ Phát Lâm là giám đốc Công ty Đông Ấn Độ của Anh ra thông cáo theo
sắc lệnh của nữ hoàng Anh Quốc và chấm dứt vương triều Cống Bảng. Bảng thông cáo đó
như sau:

“Tuân theo sắc chỉ của nữ hoàng, lãnh thổ trước kia dưới quyền cai trị của vua Thi
Bạc, từ nay trở đi đều sát nhập vào bản đồ lãnh thổ của nữ hoàng, không còn do nhà vua
đó cai trị nữa mà do viên quan được toàn quyền Ấn Độ phái tới quản lý. Vậy nay bố cáo
cho mọi người biết.”5

Qua bảng thông cáo trên cho thấy, từ đây đất nước Miến Điện hoàn toàn trở thành
một tỉnh của Ấn Độ, dưới sự cai trị và trở thành thuộc địa của hoàng gia Anh quốc.

Vào thời kỳ đầu người Anh mới cai trị, nhân dân các dân tộc Miến Điện chịu nhiều
cực khổ, lầm than khi thấy đất nước của mình bị diệt vong, ai cũng đau đớn nghiến răng
căm phận. Trong tâm trí luôn mong muốn phục thù, giành lại đất nước bởi ngoại xâm.
Từ đó, nhiều cuộc chiến tranh du kích do nhân dân tổ chức chống lại sự thống trị của
Anh, nhưng với vũ khí thô sơ của mình và vũ khí tiên tiến của quân Anh, các cuộc chiến
tranh du kích này đều bị quân Anh dập tắt nhanh chóng.

Ban đầu cai trị nước Miến Điện, Anh quốc xem Miến Điện chỉ là một tỉnh của Ấn
Độ, nên hoàn toàn trở thành một tỉnh tự trị do người Anh cai trị.6 Dần về sau, ngày 1
tháng 4 Phật lịch 2481 (1937) Anh quốc mới chính thức tuyên bố tách Miến Điện ra khỏi
Ấn Độ để cai trị.7

Khi Miến Điện chưa bị Anh đô hộ chức Tăng vương được nhà vua gia phong, không
phải do Tăng đoàn bầu ra. Nhưng khi Anh đô hộ, Miến Điện không còn quốc vương nữa,

5
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 749
6
Sđd, Tr. 749
7
Sđd, Tr. 749

3
chức Tăng vương này được giao cho Tăng đoàn tuyển chọn, sau đó lại do chính phủ Anh
gia phong.8

Chính quyền Anh đưa ra nhiều trương trình cải tiến kinh tế, người dân Miến Điện lại
không được hưởng quyền lợi nào, những người được hưởng lợi ích chỉ có người Anh và
Ấn Độ. Dưới vùng Hạ Miến nông dân bị thiệt thòi, mất đất, thiếu nợ... khiến cho dân chúng
căm phẫn. Ngoài ra còn hủy bỏ hành chánh cũ, không sử dụng hàng phụ lão trong làng như
trước đây, không tin vào sự trung thành của người Miến, sử dụng người Ấn và các dân tộc
thiểu số theo Cơ Đốc giáo vào các chức vụ then chốt trong chính quyền.9

Khủng hoảng kinh tế năm 1930 làm cho nền sản xuất nông nghiệp bị nguy ngập, tạo
ra sự bất ổn chính trị, lúa gạo mất giá, ruộng đất bị tịch thu, thất nghiệp lên cao và tội ác
tăng gấp bội.

Theo sách “Lịch sử Phật giáo Thế giới” ghi lại đất nước Miến Điện dưới sự cai trị
của Anh quốc, xã hội bị phá hoại, địa vị của Tăng nhân Phật giáo trong lĩnh vực tôn giáo
và xã hội cũng bị giảm sút. Chính quyền Anh không muốn can dự vào nội bộ Phật giáo,
nhưng cũng không chính thức thừa nhận Phật giáo. Trước khi bị đô hộ, tu viện Phật giáo
là phổ biến về giáo dục, chùa cũng là trường học, thầy giáo cũng do nhà Sư đảm nhiệm.
Nền giáo dục của truyền thống nay cũng không còn cần thiết nữa.10 Anh quốc cho xây dựng
và mở trường công, trường phái Cơ Đốc giáo cạnh tranh trực tiếp với Phật giáo. Lúc này,
nhiều cơ sở tự viện Phật giáo trở thành trung tâm chống văn hóa Tây phương, hình thành
nhiều hội đoàn, trong đó đặc biệt là “Hội Thanh Niên Phật giáo Miến Điện” năm 1906,
thiết lập trường Phật giáo, những ngôi trường này trở thành trung tâm cộng đồng, gây ý
thức quốc gia, nhiều lãnh đạo quốc gia, lãnh đạo đảng phái cũng xuất phát từ hội đoàn này.
Về sau Hội lại đổi tên thành “Tổng Hội Phật giáo Miến Điện” do hàng thanh niên tân học
lãnh đạo, phát động phong trào chóng Anh theo kiểu Gandhi. Sinh viên biểu tình khắp nơi
đòi quyền tự trị theo đại học, đòi quyền làm chủ ruộng đất, luật di trú không cho người Ấn

8
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 751
9
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Tr. 60
10
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 750

4
tự do di cư đến Miến Điện. Ngoài ra còn tẩy chay bầu cử, từ chối tham gia chính phủ, vì
thế trong nội bộ chính phủ lúc đó chỉ có người Anh, Ấn, Trung Quốc tham gia quản lý, vì
thế không thể đại diện cho quyền lợi của người dân Miến được.11

Ở đây, tại sao phong trào giành lại độc lập của một đất nước Miến Điện phải dựa vào
những hội đoàn Phật giáo và có rất nhiều tu sĩ tham gia? Đó là vì người xuất gia luôn có
lòng yêu nước mãnh liệt và tình thần giữ đạo, ngoài ra lợi dụng Phật giáo cũng dễ dàng kêu
gọi tín đồ quần chúng tham gia phong trào yêu nước hơn. Cho nên, ban đầu phong trào
luôn lấy việc bảo vệ văn hóa truyền thống làm nội dung và khẩu hiệu. Vị thủ tướng đầu
tiên của Miến Điện cũng tuyên bố: “mình cũng là người bảo vệ Phật pháp”12. Qua đó cho
thấy, Phật giáo vô cùng quan trọng đối với nhân dân Miến Điện trong việc giành lại quyền
cai quản đất nước từ tay thực dân Anh. Với sự nổ lực của nhiều hội đoàn, sự yêu nước vô
cùng của người dân đã không phụ lòng công sức của họ.

Năm 1948 nhân dân Miến Điện đã giành lại được nền đọc lập sau nhiều năm hi sinh
phấn đấu. Nguyện vọng, mong muốn của toàn thể người dân đã được thực hiện. Anh quốc
đã phải trao trả lại chính quyền cho người Miến Điện cai trị đất nước. Chấm dứt 63 năm
thống trị của thực dân Anh và thành lập nước “Công Hòa Liên bang Miến Điện”.13

3. Tình hình Kinh tế - Chính trị và Phật giáo Miến Điện giai đoạn đầu sau khi
giành độc lập (1948 – 1962)
Miến Điện thoát khỏi sự thống trị của thực dân Anh, trở thành nước Cộng hòa liên
bang Miến Điện. Sau khi giành độc lập tình hình đất nước dần ổn định hay vẫn còn khó
khăn như trước? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
a. Kinh tế và Chính trị
Sau khi độc lập, lãnh đạo Liên bang Miến Điện phần nhiều gồm những thành phần
tri thức, xuất thân từ nền giáo dục Anh quốc, chủ trương dân chủ xã hội. Hiến pháp cho
phép chính quyền hạn chế quyền tư sản, quyền quốc hữu hóa tài nguyên thiên nhiên, giao

11
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Tr. 61
12
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 752
13
Sđd, Tr. 753

5
thông, cơ sở tài chánh, và những lãnh vực kinh tế khác, gồm việc xuất cảng gạo. Hiến pháp
Miến Điện mô phỏng theo thể chế nghị viện của Anh quốc, những vẫn đáp ứng ước vọng
của các thành phần dân tộc thiểu số trong nước. Cơ quan hành pháp do Thủ tướng đứng
đầu, với vị tổng thống do cơ quan lập pháp bầu cử trong số các nhà lãnh đạo sắc tộc thay
phiên nhau đảm nhiệm chức vụ. Chính phủ Miến Điện nói lên quyền tự chủ, độc lập, cho
nên không gia nhập Khối Thịnh Vượng chung của Anh.14
Trong những năm đầu sau khi giành độc lập chính quyền U Nu gặp tai họa nặng nề:
Aung San và 6 cộng sự viên bị ám sát vào năm 1948. Đảng Cộng Sản đứng lên đảo chính và
hoạt động mạnh ở miền trung Miến Điện. Với 12 năm cầm quyền đất nước, mục tiêu chính
của thủ tướng U Nu là xây dựng một quốc gia thống nhất, bởi vì nhiều sắc tộc thiểu số trước
khi độc lập sống biệt lập như Chin, Kachin, Shan, Karen sinh sống vùng cao nguyên.
Chính quyền U Nu giải quyết vấn đề sắc tộc không phải bằng biện pháp quân sự mà
qua cải tiến kinh tế, xã hội. Tháng 8 – 1952, U Nu phát động kế hoạch kinh tế bốn năm, hi
vọng biến Miến Điện thành một nước An Lạc, với trương trình cải cách giáo dục, y tế, nhà
ở, dẫn thủy nhập điền, cho vay nhẹ lãi, bãi bỏ nợ cũ... Trên 9 triệu mẫu đất được tái phân
phối cho tá điền, với luật canh tác được canh tân, đặt nặng phát triển nông thôn hơn thành
thị, đặt nặng đầu tư cá nhân hơn quốc hữu hóa tài sản của dân chúng, theo tinh thần nhân
bản, dản dị thuần khiết của Phật giáo. Nhưng kế hoạch đó lại thất bại vì nhiều lý do: giá lúa
gạo hạ, chi phí quốc phòng, tiền lương công chức cao, thêm vào đó với phong trào bài Ấn
nên các chuyên viên Ấn Độ như kĩ sư, bác sĩ, khoa học gia... đã bỏ Miến Điện trở về Ấn Độ.
Điều này khiến cho Miến Điện không còn đủ người tài để thi hành kế hoạch của chính phủ.15
Sau cuộc bầu cử 1956 chính quyền và uy tín của U Nu và đảng Xã Hội thuộc Liên
Minh Tự Do Dân Tộc Chống Phát Xít không đảng nào sánh kịp. Năm 1958, sự phân hóa
của Liên Minh đến thời kỳ trầm trọng, cơ hội cho cộng sản đứng dậy đòi quyền tự trị ở
nhiều nơi khác nhau. U Nu thấy vậy cho triệu tập tướng lãnh, tạm thời giao quyền cho quân
đội để tái lập trật tự và an ninh quốc giá. Nhưng 6 tháng sau khi xong nhiệm vụ, quân đội
không trả lại quyền lực cho chính phủ, khiến cho dân chúng bất mãn.

14
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Tr. 66 - 67
15
Sđd, Tr. 69

6
Năm 1960 chính quyền Ne Win tổ chức tổng tuyển cử để thành lập chính quyền đại
diện. Sau năm 1962 một chính phủ dân sự được hình thành, quân nhân phía sau điều khiển
quốc gia. Vào đầu năm 1962 U Nu liên lạc các nhà chức sắc lãnh đạo để điều chỉnh qui chế
tự trị. Nhận thấy chính sách của U Nu có mối nguy hại cho nền độc lập quốc gia và thống
nhất Miến Điện, hàng tướng lãnh dưới sự lãnh đạo của tướng Ne Win đứng lên lật đổ chính
quyền bán dân sự, giải tán quốc hội, bắt bỏ tù các nhà lãnh đọa chính trị trong đó có U Nu.
Tháng 3 – 1962, Ne Win thi hành chính sách quân nhân, tổ chức chính quyền nhân
dân cai trị Miến Điện. Quyền tự do hội họp, ngôn luận, báo chí được bảo đảm nếu không
chống lại chính phủ.16
b. Phật giáo

Sau khi giành độc lập, thủ tướng U Nu nổi tiếng là một nhà chính trị trong sạch, thành
khẩn, một Phật tử thuần thành, được dân chúng ở thành thị cũng như thôn quê ủng hộ.
Nhận thấy cần có biện pháp đem lại thống nhất toàn dân, ông cho xây dựng và trùng tu
chùa, tháp, tổ chức các kỳ thi Phật giáo và trao tặng thưởng cho những vị Tăng uyên bác,
đạo đức. Miến Điện đứng ra tổ chức Đại Lễ Phật Đản năm 1952, kỉ niệm 2500 năm Phật
ra đời, tổ chức Đại Hội Phật giáo Thế Giới và Nhân Sĩ Trí Thức Phật giáo.

Năm 1961, trong hiến pháp của nước liên bang Miến Điện, điều 21 có ghi: “Nhà nước
thừa nhận Phật giáo có địa vị đặc thù tôn giáo của đại đa số công dân trong liên bang.”17
Tín đồ Phật giáo chiếm 90 % dân số, nếu như phân chia theo tín ngưỡng tôn giáo, người
Miến chiếm 98 % theo đạo Phật.

Tăng đoàn Phật giáo Miến Điện được truyền nối từ vương triều Bồ Cam, nhưng nhiều
lần bị phân chia. Tăng đoàn Phật giáo sau khi đất nước giành độc lập chủ yếu chia thành 3
phái chính: Phái Đa Mạt Đa; phái Thủy Cảnh; phái Đạt Bà La. Cả ba phái này đều dạy học
tuân theo thánh điển Tam Tạng. Phái Đa Mạt Đa và phái Thủy Cảnh là tông phái truyền
thống. Phái Đạt Bà La mới được thành lập vào cuối thế kỷ XIX.18

16
Trần Quang Thuận, Phật giáo Miến Điện, Tr. 70 - 71
17
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 755
18
Sđd, Tr. 756

7
Phật giáo Miến Điện chỉ có Tỳ kheo, Sa di, cư sĩ Nam, cư sĩ Nữ, không có Tỷ kheo Ni,
Thức Xoa và Sadi Ni như các nước Phật giáo Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan... Theo thống
kê của bộ tôn giáo Miến Điện, số chư Tăng trong toàn quốc có khoảng 30 vạn, hàng năm cứ
vào ba tháng an cư số chư Tăng lại tăng thêm vài vạn. số chùa trong toàn quốc có 2 vạn chùa.
Phật giáo có tác dụng rộng khắp đất nước Miến Điện, trong các xóm làng đều có mấy ngôi
chùa, nhiều trường Phật giáo được thành lập, các sư Tăng quản lý và làm viện trưởng...19

4. Mối quan hệ giữa chính phủ Miến Điện với Giáo Hội Phật giáo
Sau khi Miến Điện độc lập không bao lâu, dưới sự hỗ trợ của chính phủ năm 1950,
Phật giáo công bố 3 quy định: 1. Xây dựng tòa án Tăng đoàn; 2. Xây dựng Bộ tôn giáo; 3.
Xây dựng Hội bình nghị Phật giáo.
4.1. Tòa án Tăng đoàn

Tòa án Tăng già (tiếng Pali gọi là “pháp quy phạm”), đặt ở hai nơi, một ở thủ đô Răng
Gun, một ở cố đô Mạn Đức Lặc. Hai tòa án Tăng già này phụ trách thúc đẩy và theo dõi
giới hạnh của sư Tăng và giải quyết các việc tranh chấp giữa sư Tăng với thế tục, nhưng
thường vấp phải một số vấn đề nan giải. Việc xây dựng tòa án Tăng già chủ yếu là để xử
các sư Tăng, vì rằng việc phạm tội nặng nhẹ về giới luật nhà Phật lại rất có thể là không có
tội gì so với pháp luật nhà nước. Đồng thời sư Tăng trong các tòa án phổ thông khác lại
không thích hợp, sẽ ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của thánh giáo. Thế nhưng nếu sư Tăng
thật sự phạm pháp nghiêm trọng, thì trước tiên là bị cưỡng bức hoàn tục, sau đó trị tội theo
pháp luật nhà nước.20

4.2. Bộ Tôn giáo

Việc xây dựng ra Bộ tôn giáo là căn cứ vào điều 21 của Hiến pháp: “Nhà nước thừa
nhận Phật giáo có địa vị đặc thù tôn giáo trong đại đa số công dân của Liên bang”.

Mục đích của Bộ tôn giáo là dưới sự hỗ trợ của chính phủ chỉ định ra các pháp quy
có liên quan đến Tăng già, xây dựng đại học Phật giáo, và việc quy định chế độ nuôi dưỡng

19
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 757
20
Sđd,Tr. 759

8
thầy giáo Phật giáo cũng căn cứ vào Hiến pháp, cử Tổng lý liên bang U Nu và bộ trưởng
Bộ tôn giáo làm người chỉ đạo tín đồ Phật giáo. Để phát huy sức mạnh của Phật giáo, cần
phải có các cơ quan Phật giáo tồn tại để giữ mối liên hệ giữa chính phủ với Phật giáo. Do
vậy, Hội bình nghị Phật giáo đã được thành lập để thực hiện chức năng này.

Bộ trưởng Bộ tôn giáo lúc bấy giờ là Ne Wan, cho rằng ba yếu tố chấn hưng Phật
giáo là: Tăng già chân thật thành kính, Tín đồ Phật giáo tại gia đoàn kết bền vững, chính
phủ khen thưởng. Ba yếu tố này là một thể thống nhất.21

4.3. Hội bình nghị Phật giáo

Quy định điều lệ năm 2594 Phật lịch, thành lập ngày 26 tháng 8 năm 1951. “Điều lệ
của Hội bình nghị Phật giáo” quy định do 18 đại biểu ủy viên ở bản bộ và khu vực tổ thành,
đảm nhiệm tính chất ủy viên tư vấn gồm các nhiệm vụ như sau:22

- Độc lập hoặc dựa vào sự giúp của tổ chức để tuyên truyền phát triển tư tưởng Phật
giáo ở Liên bang Miến Điện hoặc nước ngoài.
- Xây dựng trung tâm truyền bá trong và ngoài Liên bang Miến Điên, để cung cấp cơ
sở nghiên cứu và các biện pháp nghiên cứu cần thiết.
- Tổ chức thi viết và thi nói về kinh điển Phật giáo và kế hoạch đẩy mạnh công tác
chấn hưng kinh điển Phật giáo.
- Đẩy mạnh công tác khen thưởng nghiên cứu kinh điển Phật giáo.
Công việc trước tiên của Hội bình nghị Phật giáo cần được tiến hành là dịch các kinh
điển Pali ra tiếng Miến, tổ chức thi kinh điển Pali. Các phí tổn cho công việc trên phần lớn
do Hội cơ kim phúc đặc (Ford) tài trợ.23 Ngoài ra Hội bình nghị Phật giáo về mặt tu luyện
đạo Phật, cũng đưa ra phương pháp chỉ đạo, do người có kinh nghiệm chỉ đạo tu rèn nội
quy pháp, xây dựng tổ chức toàn quốc, đẩy mạnh hoạt động thực tiễn.

21
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 758 - 579
22
Sđd, Tr. 760
23
Sđd, Tr. 760 - 761

9
Một trong những lý do mà Tổng lý U Nu nêu ra khi ông đề nghị thành lập Hội bình
nghị Phật giáo trước hội nghị quốc gia đó là chủ trương truyền bá Phật giáo ra nước ngoài.
Ngày 17 tháng 5 năm 1954 Phật giáo Miến Điện dưới sự hỗ trợ của chính phủ đã tổ chức
“cuộc kiết tập kinh điển lần 6” do Bộ tôn giáo đảm nhiệm mà thực chất là do Hội bình
nghị Phật giáo triển khai công tác. Ý nghĩa của lần kiết tập này là đoàn kết các tín đồ Phật
giáo Thượng tọa bộ và nâng cao địa vị của nhà nước Miến Điện độc lập. Địa điểm cuộc
kiết tập này ở núi Nghệ Cố tại phía Bắc cách thủ đô Răng Gun chừng 5 km. Xây dựng hang
đá cho cuộc kiết tập này mô phỏng theo hang Thất Diệp trong cuộc kiết tập kinh điển lần
1 tại Ấn Độ, công được hoàn thành vào ngày 15 tháng 1 năm 2497 Phật lịch. Hang có sức
chứa 1 vạn người, kinh phí 2 vạn đô la Mỹ. Chi phí này được Tổng lý U Nu yêu cầu chính
phủ giúp đỡ và huy động đến 6 vạn người giúp sức. Trên núi còn cho xây dựng một toà
tháp Hòa Bình cao 118 mét. Gần tháp còn cho xây dựng một trường đại học Phật giáo, một
nhà giới, một thư viện và một bệnh viện. Đây được xem là công trình Phật giáo lớn nhất từ
trước đến nay khi Miến Điện giành được độc lập.24

Vào ngày 3 tháng 12 năm 2498 “Đại hội đại biểu Phật giáo thế giới lần thứ 3” được
tổ chức ở hang đá lớn gần tháp Hòa Bình ở thủ đô Răng Gun, hội nghị kéo dài 3 ngày, có
hơn 300 đại biểu của hơn 40 quốc gia khác nhau đến tham dự, các quan chức chính phủ
đoàn thể nhân dân ở các nơi đến xem lễ hội đông đến hơn 2000 người, lễ khai mạc đại hội
do Tổng thống U Ba Chi thân hành chủ trì và đọc diễn văn.25

Ngày 24 tháng 5 năm 2500 Phật lịch là ngày kết thúc cuộc kiết tập kinh điển lần 6,
cũng là ngày kỷ niệm đức Phật nhập Niết bàn 2500 năm. Phật giáo và chính phủ liên bang
quyết định tổ chức đại lễ long trọng, Tổng thống và các Tổng lý đều đến tham dự. Nhiều
quốc gia cử đại biểu cũng đến tham dự đại lễ này. Trong những ngày đại lễ cả nước được
nghỉ phép 6 ngày, ân xá hoặc giảm án cho các tội phạm, phát hành tem thư kỷ niệm 2500

24
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 762 - 763
25
Sđd, Tr. 764

10
năm Phật giáo, lệnh cấm sát sinh 6 ngày, có 2268 thanh niên trong cả nước phát tâm xuất
gia tập thể nhân ngày kỷ niệm đó.26

Việc U Nu nhiệt tình đẩy mạnh công tác cho Phật pháp, trong hội nghị tuy không bị
phản đối, nhưng trong đó là vấn đề “quốc hữu hóa Phật giáo” của Thủ tướng U Nu không
được nhiều người đồng ý và tán thành.

5. Vấn đề quốc hữu hóa của Thủ tướng U Nu

Sau khi Miến Điện giành được độc lập, công tác chấn hưng Phật giáo cố nhiên được
tiến triển mạnh mẽ, thành tựu rất lớn. Tuy nhiên có một sự kiện quan trọng là vận động
việc “quốc hữu hóa Phật giáo” đã vấp phải rất nhiều sự trở ngại và gây rối. Bởi vì, do sợ
ảnh hưởng xấu đến khối đoàn kết dân tộc, chỉ vì tôn giáo mà gây ra sự bất hòa giữa các
dân tộc thiểu số và dân tộc đa số, cho nên nhà nước vẫn muốn giữ lập trường trung lập về
vấn đề tôn giáo.

Sau cuộc kiết tập kinh điển lần 6. Cả ba đoàn thể Phật giáo lại muốn chính phủ công
nhận lấy Phật giáo làm quốc giáo, đồng thời gửi thư trình bày với Tổng lý và Bộ trưởng
Bộ tôn giáo. Tổng Lý U Nu đã đồng ý nhưng có 3 điều cần phải xem xét:27

+ E rằng khối đoàn kết quốc gia bị chia rẽ nghiêm trọng.

+ Tình hình chính trị Miến Điện không được ổn định, tạo cơ hội can thiệp cho nước
ngoài.

+ Gây ra sự hiểu lầm của các quan chức không theo đạo Phật.

Vì hiến pháp quy định nhân sự tự do tín ngưỡng, nhà nước đối đãi bình đẳng.

Tuy vậy, các tín đồ Phật giáo vẫn chưa thấy thỏa mãn. Lúc bấy giờ chính trị có phần
không ổn định giữa các đảng Phái Thanh Liêm do U Nu lãnh đạo đối lập với phái bảo thủ
do U Ba Swe lãnh đạo. Năm Phật lịch 2502, hai phái chính thức phân chia, vấn đề quốc
hữu hóa Phật giáo cũng trở thành chiến tranh chính trị, U Nu từ chức. Ngày 26 tháng 9 năm

26
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 764
27
Sđd, Tr. 760 - 761

11
2503 Phật lịch, phái Thanh Liêm tổ chức đại hội đại biểu để chuẩn bị cho sự tranh cử. Bài
phát biểu của U Nu nêu rõ: “Nếu ông trở lại cầm quyền thì sẽ tiếp tục thực hiện vấn đề lấy
Phật giáo làm quốc giáo.”28 Ngày 7 tháng 2 năm 2504 Phật lịch, có kết quả tuyển cử với
sự thắng lợi thuộc về phái Thanh Liêm. Chính phủ mới được thành lập, vấn đề lấy Phật
giáo làm quốc giáo được chính phủ lập ra tổ chức “Hội các ủy viên cố vấn về vấn đền quốc
giáo”, được đại đa số nhân dân cả nước tán thành. Hội đã tích cực đẩy mạnh phong trào
lấy Phật giáo làm quốc giáo, thế nhưng cũng vấp phải nhiều vấn đề khó khăn.

Ngày 17 tháng 8 năm 1962 một hội nghị được họp nêu ra phương án sửa đổi Hiến
pháp lần 3, trong đó đổi Điều 21 mục 1 thành “Phật giáo là tôn giáo của đại đa số công
dân trong liên bang tôn thờ, được xác định là quốc giáo.”29

Việc sửa đổi Hiến pháp lần 3 tuy đã thông qua vấn đề lấy Phật giáo làm quốc giáo
nhưng trong thực tế không phải thực sự đã thành công. Các tín đồ Phật giáo và các tín đồ
tôn giáo khác tạo ra sự khác biệt. Một số sư Tăng và tín đồ Phật giáo tạo ra sự cuồng nhiệt
khiến cho tình hình xã hội căng thẳng. Điều này khiến cho chính phủ sửa đổi Hiến pháp
lần 430, qua sự sửa đổi này sư Tăng cho rằng: “ý nghĩa của việc Phật giáo làm quốc giáo
đã bị mất đi, chính phủ đối với các tôn giáo khác cũng đã quốc giáo hóa rồi.”31Từ đây,
dẫn đến nhiều đoàn thể Phật giáo trở nên cứng rắn, chiếm chùa Hồi giáo, phản đối tín đồ
Hồi giáo khiến cho nhiều người bị thiệt mạng. Chính trị ngày càng không ổn định. Các sĩ
quan quân đội thấy sự bất ổn này nên đã quyết định đảo chính vào ngày 2 tháng 3 năm
1962. Toàn thể hội viên Nội các từ U Nu trở xuống đều bị bắt giữ. Phe đảo chính thành lập
ra “Hội bình nghị cách mạng” do tướng Ni Un lãnh đạo, tuyên bố thực hành “Chủ nghĩa
xã hội” phế bỏ điều lệ thúc đẩy quốc giáo, đình chỉ quy định nghỉ việc của chính phủ và
các cơ quan trong ngày Phật đản... cho điều tra cơ cấu, tài sản, tiền nợ của Hội bình nghị
Phật giáo. Kết quả Hội bình nghị Phật giáo bị giải thể.

28
Pháp sư Thánh Nghiêm, Lịch sử Phật giáo Thế giới, Tr. 766
29
Sđd, Tr. 767
30
Sđd, Tr. 768
31
Sđd, Tr. 768

12
Qua đó, cho thấy vấn đề quốc hữu hóa Phật giáo đối với riêng Phật giáo đó là một
điều vô cùng vinh hạnh cho tín đồ Phật giáo Miến Điện, nhưng đây cũng là nguyên nhân
chính khiến cho nội bộ chính phủ đất nước bất ổn định và xảy ra cuộc đảo chính của quân
đội năm 1962.

13
Kết Luận

Tóm lại, Phật giáo Miến Điện từ sau khi đất đươc độc lập 1948 đến năm 1962 xảy ra
nhiều biến cố. Trước khi độc lập đất nước dưới sự cai trị của thực dân Anh, người dân đất
nước Miến Điện nói chung, tín đồ Phật giáo Miến Điện nói riêng bị thiệt hại nhiều thứ, mất
đi các quyền tự do, chùa chiền bị phá hoại để thay đổi thành những trường học công giáo,
đất nước bị mất đi kinh tế, dân chúng cực khổ lầm than. Những văn hóa truyền thống bị
thay đổi, chính phủ không có người Miến làm việc.

Nhưng với tinh thần yêu nước của nhiều đoàn thể, đặc biệt là Phật giáo đã cùng với
nhân dân Miến Điện đứng lên đấu tranh giành lại quyền độc lập năm 1948. Đây là một cột
mốc lịch sử vô cùng quan trọng của đất nước Miến Điện. Phật giáo từ đây, được chính phủ
mới ủng hộ để phục hồi các di tích, chùa chiền được trùng tu và xây dựng các công trình
Phật giáo mang tầm quốc tế. Sư Tăng được trọng dụng, trường đại học Phật giáo được nhà
nước ủng hộ thành lập xây dựng với sự lãnh đạo Trường là những sư Tăng Phật giáo. Đặc
biệt trong đó là thủ tướng U Nu, một người Phật tử thuần thành, khi Ông lên lãnh đạo đất
nước đã chủ trương xã hội theo tinh thần Phật giáo, công sức của ông dành cho Phật giáo
Miến Điện vô cùng to lớn.

Phật giáo từ đây được ông ủng hộ một cách tối đa, ông cho xây dựng ngôi tháp Hòa
Bình vĩ đại và tổ chức cuộc kiết tập kinh điển lần 6, tổ chức nhiều hội nghị Phật giáo quốc
tế v.v.. trong đó có việc vô cùng lấy làm vinh dự cho tín đồ Phật giáo Miến Điện là việc ông
đồng ý và kêu gọi việc lấy Phật giáo làm quốc giáo. Từ đây, Phật giáo được nhiều điều lợi
ích, nhưng cũng chính điều này khiến cho đất nước bất ổn định, bất hòa giữa các nhà lãnh
đạo. Kết quả là xảy ra cuộc nội chiến đảo chính của quân đội và thành lập ra chính phủ mới
năm 1962. Chính phủ mới đã xóa bỏ việc quốc hữu hóa Phật giáo và Hội bình nghị Phật giáo
khiến cho Phật giáo không còn là quốc giáo của Miến Điện nữa, cũng xóa bỏ những chế độ
ưu tiên dành cho Tăng già.

14
Tài Liệu Tham Khảo

1. Lời giảng của SC. TS. TN. Huệ Khánh, môn “Phật Giáo Miến Điện”, Khoa Lịch
sử Phật giáo khóa 12, Học Viện Phật giáo Việt Nam, TP. HCM, 2019
2. Pháp sư Thánh Nghiêm, “Lịch sử Phật giáo Thế giới”, Nxb. Khoa Học Xã Hội,
2008
3. Trần Quang Thuận, “Phật giáo Miến Điện”, Nxb. Tôn giáo, TP. HCM, 2008

15

You might also like