You are on page 1of 11

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.

HCM
KHOA LỊCH SỬ PHẬT GIÁO
MÔN: VĂN BIA VÀ KHẢO CỔ HỌC PHẬT GIÁO



TIỂU LUẬN GIỮA HỌC KỲ VIII

Đề tài

CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VUA ASOKA

QUA CÁC BIA KÝ PHẬT GIÁO

Giáo thọ hướng dẫn : TT. TS. Thích Chơn Minh

Sinh viên : Kiccānurakkhito

Thế danh : Lý Minh

MSSV : 12107 – Khóa XII

Tháng 06 năm 2020


ĐIỂM NHẬN XÉT CỦA GIÁO THỌ

….……………………………………………………………..

…….…………………………………………………………..

……….………………………………………………………..

………….……………………………………………………..

…………….………………………………………………….

…………….…………………………………………………...

…………….…………………………………………………..

…………….………………………………………………….

…….…………………………………………………………..

……….………………………………………………………..

………….……………………………………………………..

…………….………………………………………………….

…………….…………………………………………………...

…………….…………………………………………………..

…………….…………………………………………………..
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA VUA ASOKA

QUA CÁC BIA KÝ PHẬT GIÁO

I. Dẫn nhập

Đức Phật nhập niết bàn đến nay đã trải qua hơn 2.500 năm. Giáo pháp được các đệ
tử lần lượt qua nhiều thế hệ tuyên truyền khắp thế giới. Sự truyền bá này nhờ công lao to
lớn của các vị đệ tử, những thánh tăng đã dành cả cuộc đời mình để ươm mầm những hạt
giống tại những nơi cằn cỗi. Bên cạnh đó, những người Phật tử tại gia đóng vai trò rất
quan trọng. Phật giáo có những tín đồ tại gia thuần thành thì sự phát triển mới lâu dài.
Mối liên hệ này như sợi dây liên kết giữa các tín đồ với Phật pháp. Cũng vậy, trong lịch
sử Phật giáo có những vị Phật tử có đóng góp to lớn xứng đáng được vinh danh bởi những
cống hiến của mình. Vua Asoka là một trong những Phật tử có những cống hiến vĩ đại
đối với công cuộc truyền giáo Phật giáo ra khỏi đất nước Ấn Độ. Những đóng góp của
ông có ảnh hưởng tích cực đối với Phật giaó cũng như quốc gia Ấn Độ. Trong bài viết
chỉ tìm hiểu con người Ông qua các bia ký được tìm thấy ở Lumbini, Bairat, Sarnath
Girnar. Người học đã nhận thức được phần nào những đóng góp của nhân vật này đối với
Phật giáo. Vì vậy, người viết xin chọn nhan đề: “Cuộc đời và sự nghiệp của vua Asoka
qua các bia ký Phật giáo” để làm đề tài tiểu luận.

1
II. Nội Dung

Asoka vị hoàng đế thứ ba thuộc triều đại Maurya, trị vì Ấn Độ từ năm 270 – 232
trước Tây Lịch. Cuộc đời và sự nghiệp của ông là tấm gương lớn về đức hạnh, tài trí. Sự
trị vì của ông cũng đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong lịch sử nhân loại và cả lịch sử
Phật giáo. Asoka là con trai của Bindusara, là cháu của Chandragupta người sáng lập nên
triều đại Maurya. Asoka ra đời vào năm 304 trước công nguyên. Theo Dipavamsa và
Mahavamsa, Bindusara có 16 người vợ và 101 con trai. Trong đó, Sumana là con trai cả,
Asoka là con thứ ba, còn người em út tên là Tisya, những người còn lại thì không biết
tên. Theo tác phẩm Vamsatthappa – kasini1, sớ giải cuốn Mahavamsa, có đề cập rằng
Asoka có làn da xù xì xấu xí chính vì vậy vua Bindusara không mấy cảm tình. Qua đó có
thể thấy, tuổi thơ của Ông có thể không mấy hạnh phúc. Tuy vậy, khi trưởng thành Asoka
chiếm trọn niềm tin của Bindusara bởi tài thao lượt của mình. Điều này có thể được thấy
rõ qua việc ông được Bindusara phái tới Takkasila hay Taxila nhằm dập tắt những cuộc
nổi loạn ở đây. Người ta không tìm thấy những tài liệu ghi chép có đề cập đến trình độ
học vấn của ông nhưng trong Theragatha có đề cập đến Vitasoka, em trai Asoka, rất giỏi
kiến thức Vidya cùng các bộ môn khoa học và nghệ thuật khác mà các hoàng tử Sát đế
lỵ (Ksatriya- kumara) đương thời phải học tập và nắm bắt2. Qua đó, có thể nói rằng Asoka
cũng thừa hưởng chế độ giáo dục như các em trai mình, bởi ngoài tài thao lượt quân sự,
Asoka còn tỏ ra xuất chúng trong vai trò trị vì, tài ngoại giao, công tác quản trị, ban hành
các điều luật, đặc biệt là chính sách đức trị (Dharma vijiya) mà ông đã đề ra “vì hạnh
phúc và an lạc cho tất cả mọi người cả đời này và đời sau”, như các bia ký của ông đã nói
rõ. Như vậy, Asoka, đã trải qua một thời gian dài dùi mài kinh sử kỹ lưỡng. Tài năng và
đức độ của Asoka bểu lộ rõ rệt trong đời làm vua sau này. Theo Mahavamsa, Bindusara
bị bệnh mất năm 272 TTL; lúc đó Asoka đang làm quan trấn thủ (Uparaja) ở Ujjeal liền
kéo quân về chiếm Pataliputra, giết hết 99 người anh em. Divyavadana lại lược khác hẳn,
khi Bindusara qua đời, Asoka đang trấn nhậm ở Takashasila, vội kéo binh về kinh đô,
Asoka chiếm được ngai vàng nhờ sự giúp sức của quần thần, sách này cũng cho biết
Asoka giết anh là Sumana, nhưng không tả rõ trận chiến kéo dài trong bao lâu. Taranatha,
sử gia Tây Tạng lại nói Asoka chỉ giết có sáu hoàng tử mà thôi. Chi tiết về biến cố cướp

1
Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời và sự nghiệp, tr 39.
2
Sđd, tr. 41.
2
ngôi của Asoka tuy khác nhau trong các sách kể trên, nhưng có một điềm chung là Asoka
giết anh em, cướp ngôi.

Vấn đề này cần phải được nghiên cứu lại, trước hết con số 99 hơi “đặc biệt”. Asoka
là con thứ hai của Bindusara, nghĩa là chỉ nhỏ hơn Sumana, mà lúc đó Asoka chưa đầy
30 tuổi (theo Mahavamsa) hoặc trẻ hơn, mới 20 tuổi theo Dipavamsa (chương VI, câu
24); như thế, tất nhiên trong số 98 ngừoi em của Asoka phải có những người “chưa biết
đi” thì làm sao có thể tranh dành? Suy ra, số hoàng tử chết trận là con số không xác thực3.
Các sử gia thời xưa, có lẽ, đã cố tạo ra một bộ mặt Asoka tàn ác (Chandasoka) để làm
sáng tỏ nét mặt từ bị của Asoka chánh pháp (Dhammasoka) sau khi trở thành Phật tử.

Cuộc đời và sự nghiệp của Asoka chuyển bước ngoặc từ khi ông buông bỏ tất cả
những tội ác lúc còn chinh chiến để một long hướng thiện đến với Phật giáo. Có nhiều sử
liệu ghi chép về nguyên nhân theo Phật giáo của ông. Theo bia kí ở Girnar cho biết “Tám
năm sau khi lên ngôi, đức Thánh thượng Priyadarsi, người con yêu của các thần linh,
chinh phục xứ Kalinga...Sau khi chinh phục xứ Kalinga, người con yêu của các thần linh
đã thực hành chánh pháp, yêu quý chánh pháp và giảng dạy chánh pháp. Đức Thánh
thượng cảm thấy hối tiếc việc chinh phục Kalinga vì đã gây ra cảnh tàn sát, chết chốc và
đày ải khổ đau, đáng thương tâm cho dân chúng một xứ sở độc lập…Đức Thánh thượng
cho rằng, chiến thắng cao cả nhất là chiến thắng lòng người bằng đạo đức nhân ái…Và
chúng cần hiểu rằng chỉ có thu phục lòng người bằng đạo đức nhân ái mới là chiến thắng
thật sự. Mong rằng tất cả chúng được hạnh phúc trong sự nỗ lực thực hành chánh pháp”4
theo như đoạn bia ký, sau khi vua Asoka đánh thắng trận chiến tại Kalinga, ông nhận ra
chiến tranh đã gây ra nhiều tội lỗi. Sau chiến thắng, là những xác người lớp lớp nằm trên
vũng máu tươi. Điều đó khiến ông cảm giác tội lỗi, muốn cãi tạo tâm mình bằng cách
hướng thiện.“…Canda Asoka chống gươm lặng ngắm thảm cảnh kinh hoàng. Trái tim
của vị đại đế chùng xuống, ông cảm thấy hối hận, bẻ lưỡi gươm thề, quyết từ nay không
sử dụng vũ lực để gây nên một cuộc can qua nào nữa…”5 Ông đã tuyên bố theo đuổi
chánh pháp và khuyến khích chánh pháp, chủ trương thu phục lòng dân bằng đạo đức
nhân ái, quyết định dùng Pháp âm thay tiếng trống trận6, biến những cuộc dạo chơi săn

3
Vạn Hạnh, Tạp chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo và dân tộc, tr 41.
4
Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời và sự nghiệp, tr. 316 - 318.
5
Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Sử Phật giáo thế giới, tập1, tr.55.
6
Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời và sự nghiệp, Bia ký Girnar, tr.306.
3
bắn thành những cuộc du hành thuyết pháp và khuyến kích điều thiện7. Qua đó, đã mở ra
trang sử mới trong cuộc đời của Asoka, với lý tưởng “tự chiến thắng mình hơn chiến
thắng người khác” theo lời Phật dạy: “Dầu thắng hàng vạn địch quân trên chiến trận
cũng không bằng tự chiến thắng mình. Chiến thắng chính mình mới là chiến công oanh
liệt nhất”8, tên tuổi của Ngài bắt đầu tỏa sáng kể từ khi cải ác hướng thiện, dùng chính
sách nhân từ để cai trị đất nước.

Trong khi đó Hoàng hậu Devi, một người theo Phật giáo, nuôi dạy các con theo tín
ngưỡng đó, đã rời bỏ Asoka sau khi bà chứng kiến những việc tàn bạo xảy ra tại Kalinga.
Vua Asoka đau khổ vì điều này. Hoàng tử Mahindra và công chúa Sanghamitra, con của
Hoàng hậu Devi, chán ghét bạo lực và cảnh đổ máu, nhưng biết rằng chiến tranh trong
hoàng gia sẽ là một phần của cuộc đời họ. Do đó họ xin phép Asoka xuất gia theo, mà A
Dục miễn cưỡng chấp nhận. Hai người này đã thiết lập Phật giáo ở Tích Lan 9. Dù theo
Phật giáo với một nguyên nhân nào điều đó cũng cho chúng ta thấy rằng, Asoka là một
quân vương có thể điều phục tâm mình. Chiến thắng sự ham muốn thông qua việc mong
muốn chinh phục, mở rộng quốc gia nhưng ông đã dừng lại. Khi theo Phật giáo ông tích
cực ủng hộ Phật giáo bằng việc ông cho xây nhiều tự viện làm nơi tu học cho hơn 60.000
vị tăng, cung cấp thuốc men cho dân chúng tại 4 cửa thành, Ông còn góp sức giúp
Moggaliputta Tissa kiểm tra sát hạch các vị tỳ khưu giả mạo và bắt họ hoàn tục. Bên cạnh
đó ông còn cho mở cuộc kiết tập kinh điển lần thứ ba dưới quyền chủ tọa của ngài
Moggaliputta Tissa10. Qua những việc làm trên ta có thấy được Asoka là người có tầm
nhìn khi thấy được sự phát triển của Phật giáo phụ thuộc vào các tăng sĩ và biên tập thánh
điển nhằm lưu giữ lời Phật dạy một cách đầy đủ xác thực.

Không dừng lại ở đó, cuộc đời của vua Asoka còn được phản ánh một cách đầy đủ
và chân thật qua sự đóng góp của Ngài liên quan đến những thánh tích Phật giáo. Mỗi
bước chân Ngài đi qua, đều in đậm dấu ấn của vị vua hộ trì chánh pháp và thực hành
chánh pháp: “Vua A Dục cũng tự thân hành thăm viếng và đảnh lễ các Phật tích, tại mỗi
Phật tích, ông đều cho dựng trụ đá, trên mỗi trụ đá đều có khắc ghi lại sự tích để kỷ

7
Thích Tâm Minh, A Dục Vương cuộc đời và sự nghiệp , Bia ký Shahbazgarhi, tr.311.
8
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú, tr. 52.
9
Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo, K12.
10
Thế Tịnh, Thánh Quân Asoka, tạp chí Vạn Hạnh, tr. 40-41.
4
niệm…”11. Điều này thấy rõ trong chỉ dụ khắc trên bia ký tại Lumbini (Lâm Tỳ Ni). Nội
dung bia ký ghi nhận: “1.Hai mươi năm sau khi lên ngôi, vua Thiên Ái Thiện Kiến đích
thân và đến đảnh lễ nơi này bởi vì Đức Phật Thích Ca đã đản sinh tại đây; 2.Ngài hạ chỉ
tạo dựng một tượng con thú (con ngựa) bằng đá và một trụ đá được đặt ở đây để chỉ nơi
Đức Phật đã đản sinh; 3.Ngài hạ chỉ giảm các thuế cho làng Lâm Tỳ Ni và chỉ đóng một
phần tám sản lượng.”12. Tháng 12 năm 1896, tiến sĩ A. A. Führer tìm thấy một trụ đá và
bia ký trên được khắc trên trụ đá nầy. Trụ đá nằm dưới lòng đất các mặt đất 3 feet.
Rummindei là tên của ngày nay của Lumnini (Lâm Tỳ Ni) khu vườn nổi tiếng là nơi Đức
Thích Tôn đản sanh. Lâm Tỳ Ni tọa lac hơn 10 km tính từ biên giới Ấn Độ - Nepal qua
cửa khẩu của quận Basti thuộc bang Utta Pradesh. Ngôn ngữ của bia ký là tiếng Magadhi
vào khoảng thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Chử viết là Aśoka Brāhmī. Qua bia kí tại
Lumbini, cho ta thấy rằng vua Asoka đã đến nơi đây để đảnh lễ nơi đức Phật đản sanh,
đặt bia kí tại đây như một minh chứng lịch sử. Ông còn cho giảm thuế, chỉ lấy một phần
tám sản lượng. Có thể thấy ông quan tâm đến đời sống người dân, chăm lo hơn là việc có
được thành quả lao động từ họ.

Kể từ khi đức vua Asoka tuyên bố trở về với chánh pháp, Ngài đã sống và thực hành
chánh pháp, cai trị đất nước bằng con đường đạo đức nhân từ. Vậy điều gì đã làm nên
một vị Thánh quân như thế? Có lẽ, đối với Ngài luôn có niềm tin bất động vào Tam bảo
và một nền tảng Phật pháp sâu rộng để vận dụng những lời huấn thị của Đức Phật mang
lại hạnh phúc cho thần dân. Điều này được minh chứng qua bia ký trên trụ đá tại Bairat,
nội dung bia ký ghi nhận: “1.Vua Thiên Ái Thiện Kiến, nước Ma Kiệt Đà đảnh lễ Tăng
già, mong rằng các vị khỏe mạnh và an lạc; 2.Như các vị đã biết, thưa các tôn giả, lòng
tin bất thối và lòng kính trọng của trẫm đối với Phật, đối với Pháp, đối với Tăng;3.Bất
cứ điều gì, thưa các tôn giả, được tuyên thuyết từ Đấng giác ngộ, tất cả điều ấy là thiện
thuyết; 4.Thưa các tôn giả, cho phép trẫm được nói rằng: điều mà trẫm tin tưởng sẽ đóng
góp vào việc trường tồn của Chánh pháp; 5.Thưa các tôn giả, những đoạn sau đây (được
trích) từ Pháp: 1.The Vinaya-samukasa; 2.The Alya-vasas; 3.The Anagata-bhayas; 4.
The Muni-gasthas; 5.The Moneya-suta; 6.The Upatisa-pasina; 7. The Laghulovada được
Đức Phật tuyên thuyết (khi Ngài dạy) về việc nói dối; 6.Trẫm muốn rằng Tăng Ni trùng

11
Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, tr. 145.
12
Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo, Khóa XI.
5
tụng, lắng nghe những đoạn này của Chánh pháp và rằng sẽ ảnh hưởng đến các vị;
7.Cùng một cách như vậy, hàng cư sĩ áo trắng nam và nữ cũng nên thực hành theo; 8.Vì
mục đích đó, thưa các tôn giả, trẫm hạ chỉ được viết ra để mọi người biết được bản ý của
trẫm”13. Bia ký tại Bairat được tìm thấy năm 1840, do đội trưởng Burt phát hiện nằm trên
một ngọn đồi kề bên thị trấn Bairat. Ngôn ngữ của bia ký tiếng Prakit, chữ viết Brahmi.
Dựa vào điều ghi trên bia kí cho thấy vua Asoka là một Phật tử, ông xem bổn phận của
mình là phải thường đi thăm hỏi chư tăng và chúc phúc đến các vị. Đồng thời, vua xác
nhận với chư tăng rằng vua là một Phật tử, lòng tin nơi Tam bảo đối với vua không gì
thay đổi được, lòng tin này từ thiện tâm của vua, không lay chuyển chứng tỏ vua Asoka
có được lòng tin của một vị thánh Tu-Đà-Hàm không còn nghi ngờ điều gì nơi Tam bảo.
Tất cả mọi hành động, lời nói và việc làm của Asoka đều dựa trên nền tảng tư tưởng Phật
giáo. Khi đến với đạo pháp, nhà vua đã có sự kính trọng, niềm tin vững chắc nơi Tăng
đoàn: “Thưa tôn giả niềm tin bất thối và lòng kính trọng của trẫm đối với Phật, đối với
Pháp, đối với Tăng…”14. Như vậy, lòng tin được thiết lập không dựa trên hình thức lý
thuyết suông, niềm tin được hình thành thông qua việc thực hành lời Phật dạy. Không ai
khác, chính nhà vua là người đã thấu hiểu lời dạy trong kinh điển: “Này các tỳ kheo, pháp
của ta thiết thực, hiện tại, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được bậc trí giác
hiểu”.15 Niềm tin đối với Phật giáo không chỉ giúp Asoka trở về với con đường thánh
thiện, niềm tin còn tạo sức mạnh trong việc lãnh đạo và phát triển vương triều Maurya.
Nhà vua đã nói: “Bất cứ điều gì được tuyên thuyết từ đấng giác ngộ, tất cả đều là thiện
thuyết”16. Xây dựng niềm tin nơi Tam bảo là cơ sở để đất nước được an bình, để chánh
pháp được truyền thừa, phát triển. Như vậy, điều kiện xã hội và tôn giáo luôn có tác động
qua lại, hỗ tương góp phần tạo nên sức sống của thời đại.

Cuộc đời của vua Asoka không chỉ là một phật tử thuần thành, trong vai trò nhất
định, Ngài còn góp phần củng cố Tăng đoàn, thúc đẩy Tăng già Phật giáo ngày càng phát
triển. Điều này được thấy rõ qua bia ký trên trụ đá tại Sarnath. Nội dung bia ký ghi nhận:
“1.Thiên Ái…;2…Hoa Thị Thành;…3.Tăng già không thể phân chia bởi bất cứ người
nào; 4.Bất cứ Tỳ Kheo hay Tỳ Kheo Ni nào chia rẽ Tăng già sẽ bị lột y (cho mặc đồ trắng)

13
Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo, Khóa 11.
14
TT. Thích Chơn Minh, Văn bia và khảo cổ học Phật giáo, tr. 2.
15
HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Đoạn Tận Ái, tr. 581.
16
TT. Thích Chơn Minh, Văn bia và khảo cổ học Phật giáo, tr. 2.
6
và đuổi ra khỏi tu viện (cho ở nơi không phải tu viện);5.Sắc lệnh này hãy được thông báo
cho Tăng đoàn lẫn Ni đoàn; 6.Thiên Ái Thiện Kiến vương nói như thế;7. Hãy để một bản
sắc lệnh này trong văn phòng của Tăng già và một bản nữa cho người cư sĩ áo trắng;
8.Những người cư sĩ áo trắng có thể đến đây vào ngày trưởng tịnh để được tăng trưởng
tín tâm vào sắc lệnh này. Cũng như vậy các vị “Tôn giáo quan” (mahamatra) đến đây
vào ngày trưởng tịnh để tăng tưởng tín tâm và để hiểu biết sắc lệnh này; 9. Xa cho đến
nơi ở của các ngươi hãy phái đi một vị quan của triều đình đến mọi nơi để biết và thực
hành theo sắc lệnh này”17. Sắc lệnh trên trụ đá này có cùng nội dung với các trụ đá tại
Kausambi và Sanchi, chữ viết Brahmi của triều đại Maurya với ngôn ngữ tiếng Magadhi,
được ghi nhận là huấn lệnh trong những năm cuối đời của Ngài. Nhà vua nghiêm khắc
chấn chỉnh đời sống Tăng đoàn sau khi Đức Phật nhập diệt. Nếu ai thực hiện hành vi ly
gián Tăng đoàn qua lời nói, suy nghĩ, hành động đều bị trục xuất và trở về làm người cư
sĩ áo trắng. Khi Phật còn tại thế, sự bất hòa trong Tăng đoàn đã xảy ra, được kinh điển
ghi lại. Channa một trong sáu vị lục quần Tỳ kheo đã làm mất thanh tịnh, hòa hợp trong
Tăng đoàn. Vì vậy, khi sắp nhập niết bàn Đức Phật có dạy: “…Này Ananda, sau khi ta
diệt độ, hãy hành tội Phạm đàn (brahmadanda) đối với Tỳ kheo Channa…”18 Vấn đề hòa
hợp Tăng đoàn được nhà vua đề cập ít nhất trong ba bia ký ở Sarnath, Sanchi và
Kausambi. Sự kiện này nêu lên hai vấn đề quan trọng: thứ nhất, việc ly gián Tăng đoàn
đã xảy ra và mang tính chất nghiêm trọng trong cả nước. Thứ hai, để dùng giáo lý nhà
Phật trị nước, nhà vua muốn Tăng đoàn phải mẫu mực, tiên phong đi đầu trong việc giữ
gìn sự hòa hợp, đoàn kết. Nếu đời sống Tăng đoàn đã thanh tịnh, việc hướng dẫn người
dân thực hành theo là điều trở nên thuận lợi, thành tựu nhanh chóng. Trụ đá ở Sanchi đã
ghi rõ mục đích của đức vua như sau: “Tăng già (giáo hội) Tỳ kheo và Tỳ kheo ni phải
hòa hợp nhất trí bao lâu các con cái và cháu chắt nhiều đời của ta trị vì và bao lâu mặt
trăng mặt trời còn chiếu sáng…”19. Chủ trương hòa hợp Tăng đoàn là vấn đề quan trọng
được Asoka đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đức vua trên cương vị của một người lãnh đạo đất
nước mà còn là vị hộ pháp nhằm thực hiện đúng lời chỉ dạy của Đức Phật.

17
Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo, Khóa XI.
18
HT. Thích Minh Châu dịch, Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, tr. 338
19
Thích Tâm Minh, A Dục vương cuộc đời và sự nghiệp, tr. 330
7
III. Kết Luận

Phật giáo tồn tại và phát triển cho đến ngày nay bên cạnh sự đóng góp và hoằng
dương chánh pháp của Tăng đoàn, tầng lớp cư sĩ tại gia cũng đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Trải qua các thời kỳ phát triển của lịch sử Ấn Độ, có nhiều vương triều, hoàng tộc
ủng hộ Phật giáo. Trong số những vị vua đó, Asoka là nhân vật tiêu biểu có tác động mạnh
mẽ đến đời sống xã hội và tôn giáo. Bài học đầu tiên mà ông để lại là con đường hướng
thiện, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm và ác nghiệp của bản thân đã gây ra. Việc làm của
nhà vua chứng minh cho quan điểm “hồi đầu thị ngạn” chẳng bao giờ muộn màng, trễ nải.
Áp dụng lời Phật dạy trong đời sống hằng ngày và nhận ra được giá trị trong tu tập, vua
Asoka đã xây dựng cho mình niềm tin vững chắc nơi Tam bảo. Niềm tin đó được cụ thể
hóa qua những việc làm của Ngài đối với quốc gia và Phật giáo. Miễn thuế cho người dân
là việc làm thể hiện niềm tin kiên cố của nhà vua đối với Phật pháp. Ra sắc lệnh giữ gìn
tinh thần đoàn kết, hòa hợp trong Tăng đoàn là góp phần vào sự thanh tịnh, phát triển của
đạo pháp. Lãnh nhận trách nhiệm hoằng dương chánh pháp nhằm làm cho bánh xe pháp
được lan truyền đi khắp nơi. Những đóng góp của nhà vua là tấm gương về sự nhiệt thành,
nhiệt huyết dấn thân vào con đường phục sự đạo pháp và dân tộc. Từ đây chánh pháp được
trường tồn, xã hội được phát triển theo đường lối chính trị nhân từ, đúng đắn.

8
TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. Vạn Hạnh, Tạp chí nghiên cứu phát huy văn hóa Phật giáo và dân tộc.
2. Minh Đức Triều Tâm Ảnh, Sử Phật giáo thế giới, tập1, NXB. Thuận Hóa, 2008.
3. Thế Tịnh, Thánh Quân Asoka, tạp chí Vạn Hạnh, số 22, Sài Gòn.
4. Pháp sư Thánh Nghiêm, Thích Tâm Trí (dịch), Lịch sử Phật giáo Ấn Độ, NXB.
Phương Đông, 2008.
5. HT. Thích Minh Châu dịch, Kinh Trung Bộ 1, Đại Kinh Đoạn Tận Ái. VNCPHVN
ấn hành năm 1992.
6. Hòa thượng Thích Minh Châu dịch, Kinh Tiểu Bộ 1, Pháp Cú, Thành phố Hồ Chí
Minh, 1999.
7. HT. Thích Minh Châu dịch, Trường Bộ Kinh, Kinh Đại Bát Niết Bàn, NXB. Tôn
giáo, 2016.
8. Thích Tâm Minh, A Dục vương cuộc đời và sự nghiệp, NXB Tôn giáo, Hà Nội,
2004.
9. Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo,
Khóa XII.
10. Thích Chơn Minh, Tài liệu giảng dạy môn Văn bia và Khảo cổ học Phật giáo,
Khóa XI.

You might also like