You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA NGỮ VĂN


⁕⁕⁕⁕⁕

BÀI TẬP LỚN


Môn Văn học phương Đông và định hướng dạy học

Chủ đề 1
 Đặc điểm của dòng văn học Nữ tính thời kỳ Heian
(qua phân tích Genji monogatari của Murasaki Shikibu).

Hà Nội, ngày 11 tháng 06 năm 2022


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU........................................................................2
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG.....................................................................3
2.1 Khái quát đặc điểm văn học Nữ tính thời kỳ Heian................3
2.1.1 Khái quát đặc điểm văn học Nhật Bản...................................3
2.1.2 Khái quát đặc điểm văn học Nữ tính Nhật Bản thời kì Heian
...................................................................................................................3
2.2 Đặc điểm của dòng văn học Nữ tính thời kỳ Heian qua tác
phẩm Genji monogatari của Murasaki Shikibu.......................................5
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................13

1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết lịch sử văn hóa của đất nước Nhật Bản có thể
được chia ra ba thời kỳ chính, đó là thời kì Cổ đại, thời kì Trung cổ và thời kì
Hiện đại. Lịch sử thời kì cổ đại của đất nước Nhật Bản bắt đầu từ thời kì
Nara, với kinh đô Nara được xây dựng mô phỏng dựa theo kinh đô Trường
An. Sau thời kì Nara là thời kì Heian, thời kì này gắn với sự kiện thiên hoàng
Kanmu dời đô từ Nara về Heian, tức cố đô Kyoto ngày nay. Cái tên Heian
được dịch ra theo tiếng Nhật Bản nghĩa là thái bình, bình an; chúng ta có thể
thấy ngay từ cái tên gọi ta thấy được bối cảnh lịch sử giai đoạn này - giai đoạn
thái bình thịnh trị trên đất nước Nhật Bản. Và giai đoạn thái bình này được
kéo dài hơn 400 năm. Như trước đó Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc
của văn hóa Trung Quốc, nhưng đến giai đoạn này lịch sử Nhật Bản đã dùng
sự kiện Nhật Bản dừng việc đi xứ sang Trung Quốc để đánh dấu một bước
ngoặt quan trọng giữa mối quan hệ của Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản rẽ
bước, đi một mình trên con đường độc lập riêng, sự kiện này đã kiến cho văn
hóa nói chung và văn học Nhật Bản nói riêng, nó mang những nét đặc sắc
riêng, ngày càng thể hiện màu sắc về mặt đặc trưng của người Nhật Bản. Đây
cũng chính là giai đoạn diễn ra phong trào “Tân hưng Phật giáo” tức là làm
mới Phật giáo; và đây cũng là giai đoạn gắn với phát minh ra chữ viết Kana
dựa trên âm đọc của Hán từ. Tất cả những điều này dẫn đến sự phát triển của
đặc điểm văn học giai đoạn này.
Trong văn học thời kì Heian từ thế kỉ XI đến thế kỉ XII của Nhật Bản
sẽ không thấy bất cứ một giới hạn nào. Tiến trình văn học Nhật Bản được
đánh dấu bởi những trường thiên tiểu thuyết khổng lồ về dung lượng và giá
trị. Ví dụ như cuốn Genji monogatari (Truyện Genji), cuốn tiểu thuyết bằng
văn xuôi đầu tiên của Nhật Bản, cuốn tiểu thuyết này là là do một tác giả nữ
viết - đó là Murasaki Shikibu. Không chỉ có Murasaki Shikibu là tác giả nữ
duy nhất của văn học Nhật Bản mà còn có rất nhiều tác giả nữ khác. Họ đều
để lại cho văn học Nhật Bản và cho nhân loại những tác phẩm có giá trị cao
như tác phẩm “Sách gối đầu”, “Phù du nhật kí”, “Nhật kí Sarashina”,... Chúng
ta có thể thấy rằng thời kỳ văn học Heian của Nhật Bản “là một dư vang tuyệt
diệu cho niềm kiêu hãnh của phái đẹp” [2]; qua đó ta thấy được vị trí và vai

2
trò của người phụ nữ đối với sự phát triển văn hóa nói chung và văn học Nhật
Bản nói riêng.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
2.1 Khái quát đặc điểm văn học Nữ tính thời kỳ Heian
2.1.1 Khái quát đặc điểm văn học Nhật Bản
Văn học Nhật Bản có thể nói là một nền văn học đặc biệt nhất trong
lịch sử cổ đại bởi đội ngũ sáng tác của nước này không bị giới hạn bởi giai
cấp, tầng lớp hay giới tính. Có rất nhiều tầng lớp tầng lớp khác nhau trong đất
nước Nhật bản, họ có thể là những người tiều phu đốn củi, những người lính
biên thùy, cho đến những cô gái bình thường hay cũng có thể là những cô gái
tiểu thư khuê cát. Đặc biệt có những giai đoạn sáng tác văn học gắn với nữ
giới và hình thành nên một dòng văn học riêng. Thể tài trong văn học Nhật
Bản cũng phong phú không kém, nó không có bất cứ một giới hạn nào. Nó
vừa là những cuốn tiểu thuyết trường thiên khổng lồ về dung lượng cũng như
giá trị cho đến những bài thơ được xem là ngắn nhất thế giới như thơ Haiku
chỉ với mười bảy âm tiết chia làm ba dòng. Bên cạnh đó tính chất cụ thể, phi
hệ thống, duy mĩ và duy tình cũng không thể thiếu trong các văn bản văn học
bởi nó ảnh hưởng của văn hóa Nhật Bản - văn hóa đấy thiên về sự duy mỹ,
tình cảm, cái đẹp và nó gắn bó gần gũi với đời sống con người. Và còn có mô
hình phát triển văn học rất độc đáo, đây là một trong những đặc trưng nữa của
văn học Nhật Bản. Trong mô hình này thì cái mới không loại bỏ cái cũ mà bổ
sung cho cái cũ song song tồn tại cùng cái cũ - điều này thấy rất rõ trong lý
tưởng thẩm mĩ. Tóm lại từ tất cả ý trên ta có thể thấy đặc điểm nổi bật nhất
của văn học Nhật Bản là tính chất duy mỹ và duy tình, nó được thể hiện rất rõ
qua việc họ yêu cái đẹp, tôn thờ cái đẹp - dường như nó trở thành tín ngưỡng
của người dân Nhật Bản. Sự tôn thờ cái đẹp hay một đặc tính duy tình, duy
mỹ nó thể hiện rất rõ qua các tác phẩm văn học thời kỳ Heian trên đất nước
Nhật Bản.
2.1.2 Khái quát đặc điểm văn học Nữ tính Nhật Bản thời kì Heian
Thời kì văn học Heian là thời kỳ phát triển nở rộ với dòng văn chương
quý tộc và bình dân, đặc biệt là dòng văn chương quý tộc. Vì đây là giai đoạn

3
văn hóa cung đình rất phát triển và cũng là giai đoạn mà những dòng họ
thượng lưu trong xã hội Nhật Bản củng cố vị thế của mình. Họ ra sức giáo
dục những người con gái trong gia đình để họ trở thành những người con gái
tài năng, giỏi giang và trí tuệ sau đó đưa học vào trong cung đình. Ý định
thông qua những người phụ nữ đó để có thể gia tăng quyền lực của gia đình
trong hoàng cung. Bởi vậy trong giai đoạn này, phụ nữ là những người được
đào tạo một cách bài bản và họ rất tài năng. Đồng thời, chính họ cũng là
người rất nhạy cảm với những biến động, bối cảnh của lịch sử xã hội xung
quanh.
Chính những đặc điểm của lịch sử đó đã hình thành nên một lực lượng
sáng tác đông đảo là các tác giả nữ giới, bởi họ được đào tạo bài bản kết hợp
với sự nhạy cảm, tinh tế nên hiện thực xã hội lúc bấy giờ cũng như đời sống
cung đình đã trở thành một trong những đề tài sáng tác của họ lúc bấy giờ. Và
giai đoạn văn học thời kỳ Heian này là giai đoạn tiêu biểu cho dòng văn học
Nữ tính, hay còn gọi là văn học Nữ lưu.
Đặc điểm của dòng văn học Nữ tính chính là sự đa cảm và diễm tình.
Nó biểu hiện ở lực lượng sáng tác, chủ đề, nội dung tác phẩm, thể loại, văn tự
và cả tư tưởng.
Lực lượng sáng tác của thời kỳ văn học Heian chiếm phần lớn là nữ
giới. Với nội dung phản ánh chân thực về hiện thực đời sống cung đình, lối
sống của con người trong thời kỳ bấy giờ. Đặc biệt là chú trọng đời sống tâm
hồn của con người, trong đó đặc biệt quan tâm đến đời sống, số phận và tâm
lý của người phụ nữ. Ngay cả mặt nội dung đề tài tác phẩm cũng mang màu
sắc nữ tính đấy.
Thể loại tiểu thuyết tâm lý là thể loại phát triển nhất thời kỳ này, trong
tiểu thuyết chủ yếu khai thác và bàn về vấn đề tâm lý người phụ nữ. Như
chúng ta biết, tiểu thuyết thời kỳ đầu ở Trung Quốc gắn với tiểu thuyết
chương hồi, các sáng tác này thì nhân vật được xây dựng chủ yếu thông qua
hành động; hay trong tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XVII - XVIII thì tiểu
thuyết đầu tiên xuất hiện là tiểu thuyết kiếm hiệp, hiệp sĩ, nó gắn với việc
khắc họa nhân vật thông qua hành động. Còn đối với tiểu thuyết thời kỳ

4
Heian của Nhật Bản thì ngay khi ra đời nó đã là tiểu thuyết tâm lý, nó chủ yếu
tập chung khai thác đời sống tâm lý con người. Với những đặc điểm đấy, nó
đã thay đổi quan niệm trước đó và nó cũng đã đưa đến một tri thức mới, một
nhận thức khoa học mới - tiểu thuyết đầu tiên ra đời trên đất nước Nhật Bản là
tiểu thuyết tâm lý. Ra đời ngay từ thời kỳ đời đầu tiên nhưng tiểu thuyết Nhật
Bản đã mang trong mình hình thức hiện đại của tiểu thuyết thời hiện đại ngày
nay. Bên cạnh tiểu thuyết, nhật ký và tùy bút của các nữ văn sĩ cũng ghi lại
được những tâm tư, tình cảm của mình, thể loại của tùy bút và nhật kí cũng
mang mang đậm màu sắc nữ tính.
Văn tự giai đoạn này phát triển với văn tự chữ Kana. Nếu như là chữ
Hán, chữ Calli thì hình thức bên ngoài của nó sẽ là những đường nét khá cứng
cáp, còn chữ Kana thì hình thức bên ngoài nó mềm mại hơn nhiều so với chữ
Hán và chữ Kana. Đặc biệt nó rất phù hợp với đặc điểm với dòng văn học Nữ
tính này bởi nét mềm mại của nó.
Về mặt tư tưởng thẩm mĩ thì thời kì Heian có sự kết hợp giữa hai tư
tưởng Mono no aware và tư tưởng Miyabi. Tư tưởng thẩm mỹ Mono no
aware chính là niềm bi cảm, là nỗi buồn của sự vật, là cảm xúc xao xuyến
bâng khuâng trước vẻ đẹp luôn luôn biến đổi vô thường của sự vật và còn là
sự tôn thờ cái đẹp. Còn tư tưởng Miyabi là sự tinh tế và tao nhã, thể hiện sự
dung động, nhạy cảm trước thiên nhiên, sự nâng niu, trân trọng của những tạo
vật đấy. Tuy vậy, tư tưởng thẩm mĩ nổi bật chi phối đến đời sống văn hóa vẫn
là tư tưởng Mono no aware.
Tất cả những điều trên đã chứng tỏ điểm quan trọng trong văn học thời
kì Heian đó là sự hình thành dòng văn học Nữ tính, mang đặc trưng là đa cảm
và diễm tình, điều này nó sẽ biểu hiện rất rõ cụ thể qua các tác phẩm văn học,
cụ thể là tác phẩm Genji monogatari của Murasaki Shikibu.
2.2 Đặc điểm của dòng văn học Nữ tính thời kỳ Heian qua tác phẩm
Genji monogatari của Murasaki Shikibu
Genji monogatari hay còn gọi là Truyện Genji - là tác phẩm tiêu biểu
nhất của giai đoạn thời kỳ Heian, nó gắn bó sâu sắc với lí tưởng thẩm mĩ
monogatari, là lí tưởng chi phối trong giai đoạn này. Tác giả của cuốn tiểu

5
thuyết Genji monogatari là Murasaki Shikibu. Theo các nhà nghiên cứu thì
Murasaki có thể là tên một nhân vật trong tác phẩm Genji mà tác giả đã lấy nó
ra làm tên biệt danh cho mình, và cũng có ý kiến đó là tên do người thân đặt
cho. Còn Shikibu là tên một tước hiệu của người cha Murasaki. Murasaki là
một người phụ nữ rất thông minh, được cha giáo dục rất bài bản, nhưng số
phận của Murasaki có nhiều nỗi buồn tủi. Bà phải chịu cảnh góa bụa rất sớm
và sau này bà được đưa vào trong triều đình để dạy học cho công chúa dưới
thời của bà hoàng Akihito. Chúng ta có thể thấy Murasaki là người có cơ hội
tiếp xúc với cuộc sống cung đình rất sớm và bà cũng là người nhận được sự
tin yêu của Akihito.
Monogatari trong Genji monogatari là thuật ngữ chỉ thể loại của các
văn xuôi tự sự trước thời điểm các thuật ngữ của văn học phương Tây như
truyện ngắn, truyện, tiểu thuyết du nhập vào đất nước Nhật Bản thì tất cả các
tác phẩm văn xuôi tự sự hay các câu truyện được viết với tiêu đề là
monogatari. Ví dụ như Truyện xứ Ise thì sẽ là Ise monogatari, Truyện nàng
Ochikubo sẽ là Ochikubo monogatari và không ngoại trừ Truyện Genji sẽ là
Genji monogatari. Ban đầu monogatari là thuật ngữ để chỉ các sáng tác mang
đậm màu sắc huyện thoại, và dấu ấn của các truyền thuyết dân gian. Nhưng
càng về sau thuật ngữ monogatari càng mang đặc điểm của văn học hiện đại,
nó gắn với các dấu hiệu của văn học hiện đại. Trong nghĩa chung thì
monogatari là thuật ngữ chỉ truyện kể nói chung, bới trong tác phẩm có các
nhân vật, có cốt truyện, có hư cấu, có lịch sử.
Cũng vì bà sống trong hoàn cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội đấy mà
Murasaki có một số quan niệm riêng về tiểu thuyết của mình, và từ những
quan niệm đấy đã làm nên đặc trưng trong tiểu thuyết của Murasaki.
Quan niệm đầu tiên của Murasaki cho rằng tiểu thuyết giúp cho ta hiểu
về cuộc sống hơn là sử sách. Bà cho rằng những vấn đề được đưa vào tiểu
thuyết là những vấn đề chân thực nhất của cuộc sống, nhờ vậy khi chúng ta
muốn hiểu về cuộc sống thì ta phải tìm những cuốn tiểu thuyết, và tiểu thuyết
phải là những cái mang đến cho ta tri thức trong cuộc sống.

6
Quan niệm thứ hai về tiểu thuyết của Murasaki là tiếng nói của cảm
xúc. Với quan niệm này ta thấy trong tác phẩm của Murasaki thì bà quan tâm
đến vấn đề khai thác đời sống nội tâm, tâm lí của nhân vật. Ví dụ như trong
tác phẩm Genji monogatari nói đến mối tình của Genji với người mẹ kế của
mình là Fujitsubo. Tâm trạng của Genji được thể hiện rất sâu sắc và tinh tế
qua đoạn Fujitsubo bế đứa con trai mới sinh là Reisen và nhà vua đã nói một
câu rằng “đứa trẻ này rất giống Genji, phải chăng nó là anh em họ nên mới
thế”. Câu nói đó đã làm cho Genji cảm thấy vô cùng hổ thẹn bởi trên danh
nghĩa đó là con của Fujitsubo với Thiên hoàng nhưng thực tế lại là con của
Fujitsubo với Genji. Và cả tâm trạng của Fujitsubo khi quá ám ảnh và có sự
hối lỗi với mối tình ngang trái với Genji, nên Fujitsubo đã quyết định đi tu để
có thể thanh thản hơn. Ở những đoạn như vậy Murasaki đều chú trọng đến
cảm xúc, tiếng nói tâm lí của nhân vật.
Quan niệm thứ ba của Murasaki về tiểu thuyết là mọi điều tốt xấu trong
cuộc sống này đều có thể trở thành đề tài cho người viết, hay nói một cách
khác tiểu thuyết là cuộc sống với tất cả các hình dáng, mọi vấn đề đưa vào
tiểu thuyết đều là vấn đề cuộc sống.
Với các quan niệm như vậy Murasaki đã sáng tác Genji monogatari,
một cuốn tiểu thuyết chú trọng đến việc khai thác đời sống tâm lí của mỗi
nhân vật trong tác phẩm. Và đây được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên ở trên
thế giới theo đúng tinh thần của tiểu thuyết hiện đại. Tác phẩm Genji
monogatari gồm 54 chương và được chia thành hai phần riêng biệt. Phần một
gồm 40 chương đầu với nội dung là cuộc đời của hoàng tử Genji và những
cuộc phiêu lưu tình ái của chàng, phần hai gồm 14 chương còn lại với nội
dung là nói về nhân vật Kaoru - trên danh nghĩa là con của Genji nhưng thực
chất là con của vợ Genji với nhân tình của mình
Tác phẩm được xem như là một sáng tạo thuần túy nhất của Nhật Bản
với kết cấu như một bức tranh cuộn của Nhật Bản. Tranh cuộn là một hình
thức truyền thống của văn hóa Nhật Bản, nó thường chia làm các mảnh, ở mỗi
mảnh đó sẽ có một trung tâm riêng của mảnh tranh đó và sau khi ghép lại sẽ
tạo thành một bức tranh tổng thể. Bức tranh Genji monogatari cũng có kết cấu
như một bức tranh cuộn vậy, do tác phẩm có hai phần khác nhau là cuộc đời

7
của Genji và cuộc đời Kaoru nên bức tranh cũng có những mảng khác nhau
của bức tranh cuộn, nó tách biệt với nhau nhưng khi kết hợp lại nó lại tạo
thành một bức tranh có tổng thể của đời sống cung đình thời kỳ Heian. Và ở
phần một của tác phẩm lại chia thành các giai đoạn khác nhau, gắn với những
mảng tranh khác nhau của Genji và những cuộc phiêu lưu tình ái của chàng.
Những mảng tranh đó lại có một trung tâm riêng, mỗi một mảng tranh trong
đấy sẽ là một câu truyện của Genji với người nhân tình nào đó của chàng.
Cuối cùng khi mở toàn bộ bức tranh ra ta thấy được toàn diện cuộc đời của
chàng hoàng tử Genji.
Trong tác phẩm Genji monogatari thì tác giả không chú trọng mô tả
hành động, mà chịu sự chi phối của cảm xúc chung và được xem như một thế
giới cảm xúc tinh tế. Chắc bởi vì văn hóa Nhật Bản và con người Nhật Bản là
những người duy mỹ và duy tình nên đặc điểm về đời sống tình cảm và đời
sống nội tâm là cái mà được họ hết sức quan tâm. Ví dụ như trong tác phẩm,
đoạn người tình của Genji là nhân vật Rokujo còn gọi là “hồn ma sống”.
Nhân vật này được xây dựng một cách đặc biệt, nàng đấy rất yêu Genji và
muốn chung sống với chàng, nhưng chỉ nhận lại được một thái độ thờ ơ, hờ
hững của Genji. Khi nhận được thái độ đó, nhân vật đã tách biệt mình ra
thành “hồn ma sống” để có thể đi gặp những người phụ nữ khác của Genji. Ta
có thể thấy được Murasaki khắc họa rất chi tiết diễn biến sự thay đổi tâm lí,
nhân vật từ trạng thái yêu thương, tình cảm, ân ái với Genji cho đến khi biến
thành hồn ma sống.
Tác phẩm Genji monogatari là một trong những tác phẩm tiêu biểu thể
hiện cho niềm bi cảm Mono no aware nên hình tượng nhân vật Genji - hình
tượng nhân vật trung tâm ở trong tác phẩm Genji monogatari được miêu tả
với vẻ bề ngoài là một Genji sáng chói hay còn có thể gọi là Genji hào quang.
Cái vẻ đẹp của tràng làm con người ta quên hết muộn phiền và tất cả những
người phụ nữ đến với Genji đều là bị mê hoặc trước vẻ đẹp của chàng, với tất
cả những người phụ nữ đấy thì Genji là người đàn ông lí tưởng. Có nhiều ý
kiến cho rằng Genji là hình ảnh của một chàng đông gioăng của phương Đông
hay một thằng sở khanh của Việt Nam. Là một người đàn ông rất trăng hoa
thường đi quyến rũ những người phụ nữ để thỏa mãn dục vọng của mình.

8
Nhưng trên thực tế, khi ta lí giải nhân nhật Genji trên quan niệm thẩm mĩ của
thời kỳ Heian thì nó sẽ đem đến cho ta một góc nhìn khác. Dưới sự ảnh hưởng
của lí tưởng thẩm mĩ thời kì Heian thì Genji là một người tình lí tưởng, là một
Genji sáng chói. Genji đẹp đến mức mà người khác có thể đồn rằng những tu
sĩ khắc khổ đã thoát tục, bỏ lại trần thế khi mà gặp chàng cũng quên hết mọi
tội lỗi và buồn đau trong cuộc sống, từ đấy muốn được sống lâu hơn trong thế
giới có nhiều vẻ đẹp như vậy. Chính cái vẻ đẹp của chàng còn kiến cho những
người phụ nữ trong tác phẩm phải si mê và sẵn sàng dâng hiến cho Genji. Một
số nhà nghiên cứu cho rằng nhân vật Genji đó là một lí tưởng duy mĩ của
người Nhật Bản, bởi Genji mang trong mình vẻ đẹp như một ánh hòa quang
sáng chói nên vẻ đẹp đấy khiến người ta tôn thờ. Tóm lại, Genji là một người
tình lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ của Nhật Bản thời kì Heian bởi vì chàng
là người có ngoại hình xuất sắc, hơn người, có tài hoa xuất chúng và đa tình
nhưng trong tình yêu thì chàng tỏ ra là mình chân thành và có trách nhiệm.
Đấy chính là một trong số những hình mẫu lí tưởng của thời kì Heian. Đó
cũng giống như một nhận định của nhà nghiên cứu Nhật Bản Motoori
Norinaga khi nói về Genji, học giả nói rằng mục đích của truyện Genji có thể
so với “một người vì yêu hoa sen, phải gom cả bùn lầy để vun trồng loài hoa
ấy”. Chất bùn ô trọc của những tình yêu bất chính ở trong truyện Genji không
được đưa ra để làm gương mà để vun trồng cho loài hoa của niềm bi cảm
nhân sinh. Có nghĩa là những câu truyện tình ái của Genji ở trong tác phẩm
không được nhìn từ góc độ đạo đức, mà ở đây nó được nhìn từ góc nhìn bi
cảm về cái đẹp. Mà chàng hoàng tử Genji ở đây giống như một người có tâm
hồn nhạy cảm và có tình yêu với cái đẹp. Bởi vậy nên các mối tình của chàng
giống như các cái hành động để có thể níu giữ vẻ đẹp. Và những câu chuyện
tình của Genji nó giống như cái chất để vun đúc lên khẳng định cho quan
điểm thẩm mĩ thời bấy giờ - đó là niềm bi cảm về nhân sinh. Hành động của
hoàng tử Genji cũng tựa như bông hoa sen nó được cắm rễ trong nước đục
của bùn lầy. Tính cách của chàng hoàng tử Genji là sự hào hoa, sự độ lượng,
sự chân thành, sự trách nhiệm, sự đa tình. Chính sự đa tình của Genji là một
trong số biểu hiện cho sự nâng niu cái đẹp. Bởi cái đẹp luôn gắn với niềm bi
cảm nhân sinh.

9
Không chỉ có nhân vật Genji chịu sự chi phối của tư tưởng Mono no
aware mà còn nhiều nhân vật khác trong Truyện Genji nữa. Ví dụ như nhân
vật Fujitsubo (phu nhân áo tím) người mẹ kế của Genji đồng thời cũng là
nhân tính của Genji và nhân vật Kiritsubo là mẹ đẻ của Genji. Họ đều là
những nhân vật nữ trong tiểu thuyết và họ còn là người còn rất trẻ và xinh
đẹp, nhưng số phận của họ cũng gắn với những nỗi buồn. Vậy tại sao người
tình của Genji lại trở thành mẹ kế của chàng? Bởi vì mẹ đẻ của Genji đã mất
từ lúc chàng vẫn còn nhỏ. Ngay cả mẹ của Genji cũng điển hình cho sự bất
hạnh của người phụ nữ, chỉ vì nhận được sự sủng hạnh, yêu quý của nhà vua
mà bị những người xung quanh ghét bỏ. Bởi vì thân thể bà yếu đuối nên bà đã
qua đời từ khi rất trẻ và để lại chàng hoàng tử Genji mới có mấy năm tuổi.
Còn Fujitsubo được nhà vua lấy về vì nàng mang những đặc điểm giống với
người vợ trước của nhà vua. Về bản chất thì nàng cũng giống như thế thân
cho người vợ trước của nhà vua, ngay bản thân Genji cũng tìm thấy hình ảnh
của mẹ mình trong Fujitsubo. Câu truyện của Genji và Fujitsubo đã được tâm
lí học và phân tâm học đề cập đến, bở theo lý thuyết phân tâm học của
Sigmund Freud về cảm thức liên quan đến người nam và người nữ. Theo quan
niệm của Freud, trong tiềm thức của người nam luôn tồn tại một phần của
người nữ và ngược lại, bởi vậy nên trong tiền thức của người con trai luôn có
xu hướng muốn tìm đến hình ảnh người nữ trong hình dáng của người mẹ.
Còn những người con gái tìm đến hình ảnh người nam trong hình dáng của
người cha. Chính vì vậy trong hình ảnh mối quan hệ tình cảm của Genji với
mẹ kế Fujitsubo trước hết là nó xuất phát từ niềm tiếu thốn hình ảnh của tình
mẹ và Genji tìm thấy hình ảnh đó trong người mẹ kế của mình. Sau đó
Fujitsubo và genji đã rơi vào mối tình ngang trái, chính họ cũng bị dằn vặt bởi
chính mối tình của mình. Và rồi cuối cùng Fujitsubo chọn cho mình cái kết là
cắt tóc để vào chốn tu hành. Cái kết lại cho hai nhân vật nữ Fujitsubo và
Kiritsubo đều mang màu sắc buồn tủi và bi cảm, một người sinh bệnh mà chết
còn một người phải xuống tóc đi tu.
Nhân vật Murasaki được Genji đưa về lúc mới mười hai tuổi, mà Genji
lại tìm thấy ở Murasaki hình ảnh của Fujitsubo, bởi Murasaki vốn là cháu của
Fujitsubo. Thời gian lâu dần thì Fujitsubo và genji đã hình thành nên một tình

10
yêu mới. Do xuất thân của Fujitsubo là một người ở tầng lớp thấp kém nên
không thể ở bên Genji với danh nghĩa là một người vợ chính thức được.
Trong khoảng thời gian sống với nhau thì Fujitsubo cũng không có con, điều
này là một nỗi bất hạnh với một người phụ nữ nói chung và Fujitsubo nói
riêng. Và ngay cả Aoi no ue người vợ chính thức của Genji cũng không nhận
được sự yêu thương từ chàng, cuối cùng Aoi phải tìm đến người đàn ông
khác. Tất cả những người phụ nữ trong tác phẩm Genji monogatari đều là
những người phụ nữ đẹp và trẻ chung nhưng bản thân họ cũng mang trong
mình nỗi bất hạnh, cũng gắn với sự yểu mệnh. Bởi nó chịu sự ảnh hướng của
lí tưởng Mono no aware, nó là niềm bi cảm và trong cái đẹp luôn ẩn chứa
một nỗi buồn.
Genji monogatari là cuốn tiểu thuyết của những niềm bi cảm và cũng là
cuốn tiểu thuyết toàn bích niềm bi cảm của con người trong cuộc sống. Đó là
niềm bi cảm về thời gian, là cảm thức về thời gian và cũng là cảm thức về sự
chảy trôi của thời gian. Cảm xúc đó rất rõ rất rõ trong sự thất thường của con
người trải qua thời gian. Xuân Diệu cũng nói rằng “Nói làm chi rằng xuân vẫn
tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại/ Còn trời đất nhưng chẳng còn
tôi mãi”. Là thời gian của vũ trụ và tuần hoàn, thế nhưng thời gian của con
người là hữu hạn và cũng bởi sự hữu hạn của con người trong sự tuần hoàn đó
càng làm cho con người cảm thấy sâu sắc hơn cảm thức về sự chảy trôi của
thời gian, về sự suy tàn, về cái chết và về sự mất đi của thời gian.

11
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Văn học thời kì Heian là giai đoạn văn học chịu sự ảnh hưởng rất lớn
của lịch sử - văn hóa - xã hội trên đất nước Nhật Bản. Đặc biệt là chịu sự ảnh
hưởng, chi phối của tư tưởng và quan điểm Mono no aware. Là quan điểm
của niềm bi cảm, là nỗi buồn của sự vật, là cảm xúc xao xuyến bâng khuâng
trước vẻ đẹp luôn luôn biến đổi vô thường của sự vật và còn là sự tôn thờ cái
đẹp. cũng chính quan niệm đó đã hình thành nên dòng văn học mới cho đất
nước Nhật Bản, đó là dòng văn học Nữ tính. Dòng văn học này cũng chịu ảnh
hưởng rấ lớn từ tư tưởng Mono no aware nên nó mang đặc trưng của sự đa
cảm và diễm tình, điều này nó sẽ biểu hiện rất rõ qua các tác phẩm văn học,
cụ thể là tác phẩm Genji monogatari của Murasaki Shikibu.
Niềm bi cảm về cái đẹp được thể hiện trong Genji rất nhiều, cái đẹp là
bất tử nhưng hiện thân của nó là phù du, nó chỉ là khoảnh khắc và sự vô
thường. Bởi vậy nó mang sẵn nỗi buồn, số phận của những người phụ nữ
trong tác phẩm của Genji monogatari chính là sự bi cảm về cái đẹp. Từ đây
nó cũng thể hiện niềm bi cảm lên toàn bộ Genji monogatari là niềm bi cảm về
nhân sinh. Trong vũ trụ này không có gì là vĩnh cửu, không có gì là tâm điểm,
là bất biến cả. Cuộc đời của con người dù vinh hoa đến mấy thì cũng trôi vào
dòng chảy bất tận của thời gian và không có gì là đổi thay, kể cả tình cảm của
con người nhưng có lẽ tình cảm của con người lại dễ đổi thay nhất. Đây chính
là niềm bi cảm về nhân sinh, niềm bi cảm về nhân sinh đó nó được gợi lên từ
cái niềm bi cảm về thời gian và niềm bi cảm về cái đẹp.

12
Đối với Genji monogatari có thể nói đó là một tác phẩm thể hiện toàn
bích niềm bi cảm của con người trong cuộc sống. Niềm bi cảm đó gắn liền
với lí tưởng thẩm mĩ của thời kỳ Heian này, nó chi phối đến việc xây dựng
nhân vật trong tác phẩm này. Đây cũng chính là điểm nổi bật của Genji
monogatari.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngô Minh Thủy, Ngô Tự Lập, Nhật Bản: Đất nước, con người và
văn học, NXB Văn hóa, Hà Nội, 2003.
2. Nhật Chiêu, Nhật Bản trong chiếc gương soi, Xí nghiệp in sách giáo
khoa, 210 Trần Bình Trọng, TP Hồ Chí Minh, 1997.
3. Mai Liên, Tập hợp văn học Nhật Bản, Nhà xuất bản lao động

13

You might also like