You are on page 1of 5

LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

I. Giới thiệu
Làng Gốm Bát Tràng là tên gọi chung của các loại đồ gốm Việt Nam được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã
Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
II. Lịch sử.
Làng gốm Bát Tràng được hình thành khi Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, 5 dòng họ làm gốm nổi tiếng đã
quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp.
Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay là xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội), 5
dòng họ đã kết hợp với họ Nguyễn ở đây mở lò sản xuất gốm, lập nên làng gốm Bát Tràng.
1. Thế kỉ 15 – 16.
Chính sách của nhà Mạc đối với công thương nghiệp trong thời gian này là cởi mở, không chủ trương "ức
thương" như trước nên kinh tế hàng hoá có điều kiện phát triển thuận lợi hơn; nhờ đó, sản phẩm gốm Bát Tràng
được lưu thông rộng rãi.
2. Thế kỉ 16 – 17.
Trong thời gian này, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có đồ gốm Bát Tràng có điều kiện phát
triển mạnh.
 Thế kỉ 15 – 17 là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất gốm xuất khẩu Việt Nam.
 Các công ty phương Tây đã mua nhiều đồ gốm Việt Nam bán sang thị trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
3. Cuối thế kỉ 17 – đầu thế kỉ 18.
Việc xuất khẩu và buôn bán đồ gốm Việt Nam ở Đông Nam Á bị giảm sút nhanh chóng vì sau khi Đài Loan được
giải phóng (1684) và triều Thanh bãi bỏ chính sách cấm vượt biển buôn bán với nước ngoài.
4. Thế kỉ 18 – 19.
Một số nước phương Tây đi vào cuộc cách mạng công nghiệp với những hàng hoá mới cần thị trường tiêu thụ.
Tình hình kinh tế đó cùng với chính sách hạn chế ngoại thương của các chính quyền Trịnh, Nguyễn trong thế kỉ
18 và của nhà Nguyễn trong thế kỉ 19 đã làm cho quan hệ mậu dịch đối ngoại của Việt Nam sa sút và việc xuất
khẩu đồ gốm cũng bị suy giảm.
5. Thế kỉ 19 đến nay.
- Trong thời Pháp thuộc, các lò gốm Bát Tràng tuy bị một số xí nghiệp gốm sứ và hàng ngoại nhập cạnh
tranh nhưng vẫn duy trì được hoạt động bình thường.
- Sau năm 1986 làng gốm Bát Tràng có sự chuyển biến lớn theo hướng kinh tế thị trường.
- Hiện nay, sản phẩm gốm Bát Tràng càng ngày càng phong phú và đa dạng. Ngoài các mặt hàng truyền
thống, các lò gốm Bát Tràng còn sản xuất nhiều sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong Việt Nam
như các loại ấm chén, bát đĩa, lọ hoa... kiểu mới, các vật liệu xây dựng, các loại sứ cách điện... và các sản
phẩm xuất khẩu theo đơn đặt hàng của nước ngoài.

Đến Bát Tràng, du khách không nên bỏ lỡ điểm check-in thú vị, đó là Trung tâm tinh hoa làng nghề Việt mà
nhiều người quen gọi là “Bảo tàng gốm Bát Tràng”. Công trình này nằm ở thôn 5, xã Bát Tràng, mới được đưa
vào khai thác sử dụng vào tháng 6-2021, trở thành điểm thu hút du khách bởi kiến trúc đặc trưng, mô phỏng hình
dáng đất nặn trên bàn xoay.
Bên trong “Bảo tàng gốm Bát Tràng” là các gian trưng bày, giới thiệu các sản phẩm gốm Bát Tràng tinh xảo.
Ngoài ra, nơi đây còn dự kiến tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho du khách.
Đến Bát Tràng, du khách còn gặp nhiều điều bất ngờ khi khám phá làng cổ Bát Tràng có tuổi đời hơn 700 năm.
Tại đây, du khách sẽ được trải nghiệm con đường làng nhỏ xinh, có khi chỉ vừa 1-2 người đi.
Tại làng gốm cổ hiện còn có nhiều ngôi nhà, bức tường cổ kính, minh chứng là nếp sinh hoạt xưa của người Bát
Tràng.
Một điểm đến thú vị nữa, du khách không nên bỏ qua trong hành trình tham quan là đến thăm lò bầu cổ duy nhất
còn sót lại của Bát Tràng. Lò cổ này gồm có 5 bầu, có tuổi đời gần 100 năm. Trước kia, lò bầu này được dùng để
nung gốm theo cách thức thủ công. Tuy nhiên, ngày nay, người Bát Tràng đã sử dụng kỹ thuật nung hiện đại để
tránh gây ô nhiễm môi trường, lò bầu cổ được giữ lại để khách tham quan.
Du khách có thể chui được vào bên trong các lò bầu này, xem không gian sắp đặt các bình nung được mô phỏng
như cách sắp xếp lò nung trước kia. Ngoài ra, du khách còn được thấy lớp gạch phía bên trong lò được phủ một
lớp tráng men đẹp mắt sau 100 năm nung gốm.
Trong làng gốm cổ, du khách sẽ khám phá nhiều ngôi nhà có kiến trúc đẹp, nay trở thành điểm tham quan, trưng
bày gốm. Điển hình như ngôi nhà bằng gỗ của họa sĩ Mạnh Đức (con trai nhà văn Kim Lân) được thiết kế mô
phỏng nhà dinh thự Vua Mèo (ở Hà Giang). Ngôi nhà có giếng trời lớn, xung quanh là các gian trưng bày.
Ngôi nhà còn có một sân khấu nhỏ để biểu diễn ca trù vào buổi tối.
Chủ của ngôi nhà dành phần lớn diện tích để trưng bày các sản phẩm gốm của Bát Tràng và tinh hoa gốm của
nhiều địa phương.
Ở làng cổ còn có ngôi nhà với không gian lạ mắt, gần như không có cửa. Ngôi nhà được xây vào những năm 80
của thế kỷ trước, từng là xưởng làm gốm của nhiều hộ gia đình, nên có các tầng kiến trúc khác nhau.
Hiện ngôi nhà này là nơi làm việc của các họa sĩ sinh sống tại Bát Tràng. Thời gian tới, đây sẽ trở thành nơi tổ
chức các sự kiện nghệ thuật.
Tham quan Bát Tràng, du khách sẽ được xem và tìm hiểu các công đoạn làm gốm.
Hiện tại, Công ty Lữ hành Hanoitourist và UBND xã Bát Tràng đang tổ chức, xây dựng lại sản phẩm du lịch tại
Bát Tràng để tăng tính kết nối cho du khách cũng như xây dựng một trong trong những tuyến du lịch trung tâm
của Hà Nội. Sản phẩm này sẽ được giới thiệu cho du khách trong nước và quốc tế, hướng đến dịp SEA Games 31
được tổ chức tại Hà Nội

You might also like