You are on page 1of 218

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN SONG HOÀN NGUYÊN

ĐẶC TRƯNG KHAI THÁC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG


TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN
VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN SONG HOÀN NGUYÊN

ĐẶC TRƯNG KHAI THÁC VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG


TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN
VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 62.58.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS.TS.KTS LÊ THANH SƠN


2. PGS.TS.KTS TRỊNH DUY ANH

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2016


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1


2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 5
4. Các nghiên cứu liên quan và vấn đề còn tồn tại ............................................................. 5
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 10
6. Cấu trúc của luận án ..................................................................................................... 10

CHƯƠNG I

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở VIỆT NAM
1.1 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam ................................................ 11
1.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống ............................................................................. 11
1.1.2 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam .................................... 15
1.1.3 Giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam .......................... 16
1.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam ................ 18
1.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống .......................................................................... 20
1.2.2 Nhà ở đô thị truyền thống ................................................................................. 26
1.3 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt
Nam hiện nay ................................................................................................................ 30
1.3.1 Nhà phố (nhà ở liên kế mặt phố)....................................................................... 31
1.3.2 Nhà ở biệt thự.................................................................................................... 36
1.3.3 Nhà ở chung cư ................................................................................................. 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ..................................................................................................... 46

CHƯƠNG II

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM
2.1 Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở đô thị .......... 49
2.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống như một hệ thống ................................................ 49
2.1.2 Cấu trúc hệ giá trị văn hóa truyền thống ........................................................... 51
2.1.3 Thang giá trị và sự tương tác giữa các giá trị văn hóa truyền thống................. 55
2.1.4 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với các học thuyết kiến trúc thế
giới .................................................................................................................... 61
2.2 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với không gian công năng trong kiến
trúc nhà ở đô thị Việt Nam ........................................................................................... 63
2.2.1 Lý thuyết nhu cầu trong kiến trúc nhà ở đô thị ................................................. 63
2.2.2 “Tháp công năng” trong kiến trúc nhà ở đô thị................................................. 66
2.2.3 “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” trong kiến trúc nhà ở đô thị ..................... 70
2.2.4 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với không gian công năng
trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam .............................................................. 73
2.3 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt
Nam ............................................................................................................................. 76
2.3.1 Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc nhà ở đô thị76
2.3.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc nhà ở đô
thị ...................................................................................................................... 83
2.3.3 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc
nhà ở đô thị Việt Nam ....................................................................................... 88
KẾT LUẬN CHƯƠNG II.................................................................................................... 90

CHƯƠNG III

MÔ HÌNH KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC
NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM
3.1 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng .................................... 93
3.1.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống ................................................ 93
3.1.2 Đặc điểm không gian công năng của giá trị văn hóa truyền thống ................... 99
3.1.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng ...... 105
3.2 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức ................................... 111
3.2.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống .............................................. 111
3.2.2 Đặc điểm hình thức của giá trị văn hóa truyền thống ..................................... 117
3.2.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức ....... 121
3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị
lớn Việt Nam .............................................................................................................. 124
3.3.1 Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và kiến trúc nhà ở trên thế giới .. 124
3.3.2 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng... 127
3.3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức .... 131
3.4 Luận bàn về đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các đô
thị lớn Việt Nam ......................................................................................................... 134
3.4.1 Khai thác văn hóa truyền thống theo quan điểm hệ giá trị ............................. 134
3.4.2 Khai thác văn hóa truyền thống có tính quy luật ............................................ 134
3.4.3 Khai thác văn hóa truyền thống có thể định lượng ......................................... 135
3.4.4 Khai thác văn hóa truyền thống mang 2 thuộc tính chủ động và thụ động..... 136
3.4.5 Khai thác văn hóa truyền thống trên cơ sở tham chiếu quan điểm phát triển
kiến trúc nhà ở thế giới ................................................................................... 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG III ................................................................................................ 138

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .................................................................................. 141

PHỤ LỤC
CHỮ VIẾT TẮT

VHTT : Văn hóa truyền thống


KTNO : Kiến trúc nhà ở
KTTT : Kiến trúc truyền thống
DANH MỤC BẢNG BIỂU

I. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG I

1. Bảng 1.1: Giá trị VHTT Việt Nam


2. Bảng 1.2: Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam
3. Bảng 1.3: Giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam
4. Bảng 1.4: Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn
truyền thống tại các vùng tiêu biểu
5. Bảng 1.5: Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn
truyền thống tại các vùng tiêu biểu
6. Bảng 1.6: Sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong yếu tố công năng từ nhà ở nông thôn
sang nhà ở đô thị truyền thống tại các vùng tiêu biểu
7. Bảng 1.7: Sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức từ nhà ở nông thôn
sang nhà ở đô thị truyền thống tại các vùng tiêu biểu
8. Bảng 1.8: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà phố tại các đô
thị lớn Việt Nam
9. Bảng 1.9: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà phố tại các đô thị
lớn Việt Nam
10. Bảng 1.10: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà ở biệt thự tại các
đô thị lớn Việt Nam
11. Bảng 1.11: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà ở biệt thự tại các
đô thị lớn Việt Nam
12. Bảng 1.12: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng nhà ở chung cư tại
các đô thị lớn Việt Nam
13. Bảng 1.13: Sự chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức nhà ở chung cư tại
các đô thị lớn Việt Nam

II. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG II

14. Bảng 2.1: Thang giá trị VHTT trong KTNO Việt Nam;
15. Bảng 2.2: Biểu đồ biến thiên giá trị VHTT trong KTNO Việt Nam;
16. Bảng 2.3: [Đề xuất 1] Thang giá trị VHTT chung trong KTNO tại các đô thị lớn
Việt Nam hiện nay (từ phương pháp định tính)
17. Bảng 2.4: So sánh thang giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống theo phương
pháp định tính và định lượng
18. Bảng 2.5: So sánh thang giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay theo
phương pháp định tính và định lượng
19. Bảng 2.6: [Đề xuất 2] Thang giá trị VHTT chung trong KTNO tại các đô thị lớn
Việt Nam hiện nay (kết hợp giữa định tính và định lượng)
20. Bảng 2.7: Tổng hợp quan điểm của các học kiến trúc thế giới liên quan đến khai
thác giá trị VHTT
21. Bảng 2.8: So sánh các mô hình lý thuyết về nhu cầu và chất lượng ở trong kiến trúc
– quy hoạch nhà ở đô thị
22. Bảng 2.9: Vận dụng lý thuyết “Tháp nhu cầu” trong các lĩnh vực nghiên cứu
23. Bảng 2.10: [Đề xuất 3] Thang giá trị VHTT trên phương diện công năng trong
KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay

III. DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG III

24. Bảng 3.1: Trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô thị
Việt Nam hiện nay
25. Bảng 3.2: Các trạng thái khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức
KTNO đô thị Việt Nam hiện nay
26. Bảng 3.3: Tổng hợp quan điểm của các tác giả đạt giải Fritzker
27. Bảng 3.4: [Đề xuất 4]: Thang giá trị VHTT cơ bản trong yếu tố công năng cho cấp
nhu cầu cơ bản và mở rộng
28. Bảng 3.5: [Đề xuất 5]: Thang giá trị VHTT nâng cao trong yếu tố công năng
cho cấp nhu cầu phát triển

IV. DANH MỤC BẢNG BIỂU PHỤ LỤC

29. Bảng PL2.1: Quan điểm của kiến trúc Hữu cơ liên quan đến khai thác giá trị VHTT
30. Bảng PL2.2: Quan điểm của kiến trúc Hậu hiện đại liên quan đến khai thác giá trị
văn hóa truyền thống
31. Bảng PL2.3: Quan điểm của kiến trúc Bản địa mới liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
32. Bảng PL2.4: Quan điểm của kiến trúc Sinh thái liên quan đến khai thác giá trị VHTT
33. Bảng PL2.5: Quan điểm của kiến trúc Chuyển hóa luận liên quan đến khai thác giá
trị VHTT
34. Bảng PL2.6: Quan điểm của kiến trúc Cộng sinh liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
35. Bảng PL2.7: Quan điểm của học thuyết Nơi chốn liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
36. Bảng PL2.8: Quan điểm của Hiện tượng học kiến trúc liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
37. Bảng PL2.9: Quan điểm của Ký hiệu học kiến trúc liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
38. Bảng PL2.10: Quan điểm của kiến trúc High-tech liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
39. Bảng PL2.11: Quan điểm của kiến trúc Giải tỏa kết cấu liên quan đến khai thác giá trị
VHTT
40. Bảng PL3.1: Các quan điểm chức năng của nhà ở
41. Bảng PL3.2: Tổng hợp chức năng nhà ở và các không gian công năng tương ứng
DANH MỤC HÌNH MINH HỌA
I. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG I

1. Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu biểu hiện giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống
Việt Nam
2. Hình 1.2: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền
thống Bắc Bộ
3. Hình 1.3: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền
thống Trung Bộ
4. Hình 1.4: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn truyền
thống Nam Bộ
5. Hình 1.5: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền
thống Bắc Bộ
6. Hình 1.6: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền
thống Trung Bộ
7. Hình 1.7: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn truyền
thống Nam Bộ
8. Hình 1.8: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở đô thị truyền
thống Bắc Bộ
9. Hình 1.9: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở đô thị truyền
thống Trung Bộ
10. Hình 1.10: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở đô thị truyền thống
Bắc Bộ
11. Hình 1.11: Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở đô thị truyền thống
Trung Bộ
12. Hình 1.12: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà phố
13. Hình 1.13: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà phố
14. Hình 1.14: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức nhà phố
15. Hình 1.15: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự
16. Hình 1.16: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự
17. Hình 1.17: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng biệt thự
18. Hình 1.18: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức biệt thự
19. Hình 1.19: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà ở chung cư
20. Hình 1.20: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong công năng nhà ở chung cư
21. Hình 1.21: Biểu hiện giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức nhà ở chung cư
II. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG II

22. Hình 2.1: Cấu trúc hệ giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam
23. Hình 2.2: Tương tác giữa các giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam
24. Hình 2.3: Tương tác giữa các giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay
25. Hình 2.4: Mối quan hệ giữa giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam với các
học thuyết kiến trúc thế giới
26. Hình 2.5: Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) cùa A. H. Maslow
27. Hình 2.6: Mô hình Tháp nhu cầu với các nhóm xã hội
28. Hình 2.7: Mô hình “Tháp công năng” trong KTNO đô thị
29. Hình 2.8: “Tháp giá trị VHTT ” trong KTNO đô thị
30. Hình 2.9: Tương tác giữa giá trị VHTT với không gian công năng trong KTNO đô
thị Việt Nam
31. Hình 2.10: Vai trò của giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam
32. Hình 2.11: “Tam giác ký hiệu” dựa trên lý thuyết của Charles Sanders Peirce
33. Hình 2.12: Quan hệ giữa cái biểu đạt (Signifier) và cái được biểu đạt (Signified) theo
lý thuyết của Ferdinand de Saussure
34. Hình 2.13: Quan hệ giữa cái biểu đạt (Signifier), cái được biểu đạt (Signified) và
hàm nghĩa (Implication) theo lý thuyết của Ferdinand de Saussure
35. Hình 2.14: Mô hình “Tam giác ký hiệu học” của O.K.Ogden và I.A.Richard
36. Hình 2.15: Tam giác ký hiệu học trong kiến trúc
37. Hình 2.16: Cơ chế chuyển đổi giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam
38. Hình 2.17: Tương tác giữa giá trị VHTT với hình thức KTNO đô thị Việt Nam

III. DANH MỤC HÌNH CHƯƠNG III

39. Hình 3.1: Mô hình “Tháp nhu cầu” của Maslow theo 3 phân khúc phát triển
40. Hình 3.2 : Mô hình “Tháp Công Năng” theo 3 cấp độ nhu cầu
41. Hình 3.3: Mô hình tổng hợp giá trị VHTT trong yếu tố công năng (mô hình lý
thuyết)
42. Hình 3.4: Hai giai đoạn phát triển tính đa năng trong nhà ở
43. Hình 3.5: Mô hình ứng dụng giá trị VHTT trong yếu tố công năng
44. Hình 3.6: Đặc điểm không gian của giá trị văn hóa trong KTNO nông thôn truyền
thống
45. Hình 3.7: Đặc điểm không gian của giá trị văn hóa trong KTNO đô thị truyền thống
46. Hình 3.8: Đặc điểm không gian của tính linh hoạt/đa năng trong KTNO tại các đô
thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu cầu
47. Hình 3.9: Đặc điểm không gian của tính dung hòa với tự nhiên trong KTNO tại các
đô thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu cầu
48. Hình 3.10: Đặc điểm không gian của tính cộng đồng, tính tư hữu, truyền thống gia
đình Việt trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam theo các cấp độ nhu
cầu
49. Hình 3.11: Các xu hướng chuyển đổi cấu trúc công năng nhà ở theo nhu cầu
50. Hình 3.12: Đặc trưng khai thác giá trị VHTT trong yếu tố công năng
51. Hình 3.13: Mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với hình thức KTNO đô
thị
52. Hình 3.14: Mô hình khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO tại các đô thị lớn
Việt Nam
53. Hình 3.15: Sự phối hợp giữa quy luật thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ và giá trị
VHTT trong KTNO đô thị
54. Hình 3.16: Đặc điểm hình thức của các giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống
Việt Nam
55. Hình 3.17: Sự chuyển đổi đặc điểm hình thức thẩm mỹ truyền thống trong KTNO tại
các đô thị lớn Việt Nam
56. Hình 3.18: Quy trình chuyển đổi và nhận diện giá trị thẩm mỹ truyền thống trong
hình thức KTNO đô thị Việt Nam
57. Hình 3.19: Đặc trưng khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO tại các đô thị
lớn Việt Nam
58. Hình 3.20: Xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng
59. Hình 3.21: Xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố hình thức

IV. DANH MỤC HÌNH PHỤ LỤC

60. Hình PL1: Phân nhóm giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam
1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Vấn đề khai thác văn hóa truyền thống (VHTT) trong kiến trúc nhà ở (KTNO)
tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay đang đứng trước nhiều sự lựa chọn, diễn ra trên
cả phương diện lý thuyết và thực hành, ứng với 2 đối tượng chính là công năng và
hình thức. Trong yếu tố công năng, sự phân hóa đa dạng nhu cầu của con người đặt
ra những mục tiêu khác nhau về không gian chức năng nhà ở, xuất phát từ mức thấp
nhất là để duy trì hoạt động sống cho đến mức cao nhất nhằm thỏa mãn tiện nghi
nghỉ dưỡng, tự do phát triển năng lực và sở thích cá nhân. Trong yếu tố hình thức,
việc ứng dụng thành tựu công nghệ xây dựng và vai trò sáng tạo cá nhân cho ra đời
các giải pháp tạo hình mới. Sự giao lưu văn hóa trong xu thế toàn cầu mang đến xu
hướng và phong cách thẩm mỹ khác lạ so với truyền thống. Nhìn chung, cả công
năng và hình thức đều xuất hiện các nhân tố chưa từng có tiền lệ trong nhà ở truyền
thống.
Trong giai đoạn hiện nay, việc khai thác VHTT trong KTNO vẫn đang tiếp tục
diễn ra theo 2 phương thức chủ yếu là thụ động sao chép hay chủ động sáng tạo,
cùng với sự tham gia của giới chuyên môn lẫn đối tượng sử dụng. Điều đó chứng
minh đây là một nhu cầu thực tế và có thể tách rời những lý luận chuyên ngành còn
nhiều mâu thuẫn. Tham chiếu trong xu hướng phát triển kiến trúc thế giới cho thấy
sự tồn tại các quan điểm tìm về với giá trị truyền thống và bản địa, được diễn đạt
bằng nội dung của các học thuyết (Bản địa mới, Sinh thái, Hiện tượng học, Nơi
chốn…) và công trình của những cá nhân tiêu biểu (Shigeru Ban, Toyo Ito, Sejima
& Nishizawa, Peter Zumthor…). Như vậy, kế thừa giá trị truyền thống không chỉ là
vấn đề riêng của Việt Nam mà đã trở thành tiêu chí chung thế giới (Bản địa hóa
kiến trúc quốc tế - Quốc tế hóa kiến trúc bản địa).
Đánh giá từ công trình nhà ở xây dựng trong những năm gần đây cho thấy việc
khai thác truyền thống đạt được nhiều thành tựu khích lệ, thể hiện tính kế thừa có
2

chọn lọc và phù hợp với xu hướng phát triển năng động của thời đại. Đó là giải
pháp tạo dựng nhà ở thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng vật liệu tự
nhiên; thiết lập không gian ở hài hòa với môi trường sinh thái, phù hợp nhu cầu và
lối sống của đối tượng sử dụng (bao gồm nhu cầu văn hóa), vận dụng các quy luật
thẩm mỹ truyền thống… Những thành công này cần tiếp tục phát huy để đem đến
tính bản sắc cho KTNO Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình khai thác cũng mang lại
những kết quả không mong muốn. Tiêu biểu là hiện tượng sao chép mẫu hình nhà ở
truyền thống trong các đô thị hiện đại. Điều này đi ngược quy luật phát triển kiến
trúc do không xét đến vai trò của những yếu tố can thiệp luôn biến đổi liên tục.
Trong 5 yếu tố tác động đến nhà ở là kinh tế, văn hóa – xã hội, điều kiện tự nhiên,
công nghệ, sáng tạo thì chỉ có yếu tố tự nhiên duy trì sự ổn định lâu dài. Vì vậy,
phương thức kế thừa này chịu nhiều phê phán và có xu hướng bị đào thải. Tiếp đến
là phương thức lựa chọn thành phần thẩm mỹ đặt thù để khai thác (mái, cửa, chi tiết
lan can, con tiện…), có hiệu quả gợi nhắc tức thì đến vẻ đẹp truyền thống. Cách làm
đó gần tương đồng với quan điểm thực hành của kiến trúc Hậu hiện đại, nhưng
chính nó cũng bị phê phán do còn lệ thuộc nhiều vào yếu tố lịch sử. Theo Kenzo
Tange, không ai ấu trĩ đem mái nhà cổ úp lên một công trình kiến trúc hình hộp rồi
cho đó là dân tộc – hiện đại. Như vậy đây cũng không phải là phương thức kế thừa
truyền thống hợp lý và nhiều triển vọng.
Trên phương diện công năng, việc thiết lập cấu trúc không gian nhà ở cũng tồn
tại những bất cập, quy đồng mong muốn phát huy truyền thống cho mọi cấp độ nhu
cầu khác nhau mà chưa xem xét đặc thù của từng giá trị văn hóa và khả năng
chuyển tải của không gian. Điều này có thể dẫn đến sự mâu thuẫn trong cấu trúc
công năng, làm “lệch pha” giữa nhu cầu sử dụng và nhu cầu văn hóa, mang lại hiệu
quả khai thác kém. Bên cạnh đó, việc gạt bỏ hoàn toàn sự quan tâm văn hóa ở trong
các loại hình nhà xây dựng sẵn cũng gây bất lợi và khó khăn, dẫn đến hiện tượng
phá bỏ để xây dựng lại, làm lãng phí và suy giảm cảm nhận về “nơi chốn” – một
trong những yếu tố gắn kết con người với môi trường cư trú.
Từ thực tế phát triển KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam nhận thấy cần thiết
lập cơ sở lý thuyết có tính ứng dụng để định hướng cho việc khai thác truyền thống
3

đạt hiệu quả cao hơn; vừa phát huy vai trò công nghệ và sự sáng tạo, phù hợp với
nhu cầu sử dụng, vừa duy trì khả năng nhận diện tính dân tộc.
Vấn đề này đã được triển khai trong nhiều nghiên cứu trước đây, tựu chung
thể hiện quan điểm khai thác trong 2 khía cạnh có tính đối lập của văn hóa và kiến
trúc:
 Khai thác giá trị phi hiển thị: là những yếu tố thuộc phạm trù tinh thần, tư
tưởng, tập quán, lối sống, tín ngưỡng và tâm linh;
 Khai thác giá trị hiển thị: là các biểu hiện hình thể, vẻ đẹp bên ngoài của
KTNO truyền thống.
Nội dung của các nghiên cứu và đề xuất thường hướng đến việc tạo dựng môi
trường nhà ở hài hòa với thiên nhiên, phù hợp với phương thức tổ chức cuộc sống
của người Việt, khuyến khích sử dụng vật liệu tự nhiên, khai thác yếu tố mái và
hình thức trang trí truyền thống… Những đề xuất này dựa trên sự chọn lọc đặc tính
văn hóa và kiến trúc truyền thống để ứng dụng vào nhà ở đô thị, tuy nhiên chưa đề
cập đến mối quan hệ có tính hệ thống của chúng. Giữa văn hóa và kiến trúc luôn
tồn tại sự tương tác ràng buộc lẫn nhau; theo đó văn hóa chi phối quá trình tạo thành
kiến trúc và kiến trúc là phương tiện chuyển tải văn hóa. Cùng với tiến trình chuyển
đổi mô hình nhà ở từ nông thôn lên đô thị truyền thống và từ đô thị truyền thống
đến đô thị hiện đại, hệ giá trị văn hóa trong KTNO luôn chịu sự can thiệp của các
nhân tố mới xuất hiện, tạo ra môi trường tương tác đa dạng và phức tạp giữa yếu tố
cũ và mới, giữa truyền thống và hiện đại. Sức mạnh của hiện đại là khả năng đáp
ứng nhu cầu cần thiết cho hoạt động sống của con người trong môi trường nhà ở,
sức mạnh của truyền thống là để duy trì đặc điểm lối sống đã gắn liền với tâm thức
cá nhân và gia đình. Giữa hai yếu tố này luôn có sự tương đồng và mâu thuẫn, từ đó
dẫn đến xu hướng kế thừa và đào thải. Những giá trị còn phù hợp với nhu cầu hiện
tại sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy, ngược lại sẽ bị suy yếu và loại bỏ. Như vậy,
khai thác VHTT trong KTNO hiện nay là việc chọn lọc các giá trị còn khả năng
thích ứng với nhu cầu hiện tại, và sự chọn lọc đó phải được đặt trong quan điểm tiếp
cận hệ thống. Nghĩa là, mối quan hệ nội sinh giữa các giá trị VHTT với nhau và
ngoại sinh giữa giá trị VHTT với các thành phần KTNO (gồm công năng và hình
4

thức) cần được nhận diện và chọn lọc bằng hệ thống tương tác. Thông qua hệ thống
này sẽ dẫn đến sự thiết lập trật tự, phản ánh tính chất “mạnh – yếu” của từng giá trị
trong mối tương quan lẫn nhau; ngoài ra còn cho thấy những giá trị nào duy trì mức
tác động cao lên các thành phần của KTNO. Tiếp đến, vận dụng kết quả nói trên để
hướng tới xây dựng mô hình khai thác trong cả 2 yếu tố công năng và hình thức, thể
hiện các bước ứng dụng giá trị VHTT nhằm phù hợp với nhu cầu sử dụng không
gian và đặc tính thẩm mỹ của nhà ở hiện đại. Như vậy, bằng quan điểm hệ thống,
quá trình khai thác đi từ chọn lọc cho đến giới thiệu mô hình ứng dụng giá trị
VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam là nội dung chưa từng được nghiên cứu trước
đây, và cũng là lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của luận án là mối quan hệ giữa giá trị VHTT với
KTNO đô thị, bao gồm cả 2 thành phần công năng và hình thức. Thông qua phân
tích mối quan hệ này để đi đến chọn lọc các giá trị tiêu biểu và xây dựng mô hình
ứng dụng trong KTNO đô thị hiện nay.
Trong tổng thể nền văn hóa cổ truyền Việt Nam, luận án giới hạn phạm vi
nghiên cứu vào VHTT của người Việt (Kinh) bởi dân tộc này chiếm số lượng
đông nhất cả nước (khoảng 87% dân số) và có chiều dày lịch sử lâu đời. Cộng đồng
người Việt cũng là lực lượng dân cư chính trong các đô thị và là đối tượng có nhu
cầu nhà ở lớn nhất; theo đó VHTT sẽ hội đủ điều kiện để tương tác và tạo ra biểu
hiện rõ nét trong những hình thức cư trú. Đây là cơ sở quan trọng nhằm tập hợp dữ
liệu cần thiết cho nghiên cứu. Vì tính chất và phạm vi phân cấp đô thị hiện nay rất
đa dạng (788 đô thị) nên luận án xác định mục tiêu phân tích và khai thác vào
những đô thị lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh... Điều này xuất phát từ 3
lý do: 1) đô thị lớn là nơi mà KTNO truyền thống hình thành, phát triển và còn lưu
lại những công trình tiêu biểu được thừa nhận; 2) có cộng đồng người Việt tập trung
đông nhất; 3) hội tụ đầy đủ các loại hình nhà ở đô thị đặc trưng. Các đô thị nói trên
còn dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế, xã hội, công nghệ và giao lưu văn hóa.
5

Những yếu tố đó can thiệp trực tiếp đến mức độ gia tăng nhu cầu không gian chức
năng nhà ở và sự biến đổi hình thức thẩm mỹ kiến trúc; đóng góp các nhân tố mới
quan trọng vào quá trình tương tác và chọn lọc giá trị VHTT để tiếp tục kế thừa.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu của luận án tập trung vào 3 mục tiêu chính sau đây:
 Tập hợp hệ giá trị VHTT và nhận diện biểu hiện của nó trong KTNO tại
các đô thị lớn Việt Nam hiện nay;
 Phân tích mối quan hệ giữa giá trị VHTT với công năng và hình thức, từ đó
chọn lọc những giá trị có mức tác động cao để tiếp tục kế thừa;
 Xây dựng mô hình và phương thức khai thác giá trị VHTT được chọn
trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam.

4. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI

Năm 1994, tác phẩm “Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong kiến trúc Việt
Nam” [64] lần đầu tiên tập hợp quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu có uy tín trong
nước như Nguyễn Cao Luyện, Tạ Mỹ Duật, Ngô Huy Quỳnh, Vũ Khiêu, Vũ Tam
Lang, Đàm Trung Phường, Nguyễn Kim Luyện,… Nội dung của tác phẩm này đề
cập đến mối quan hệ giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc và kiến
trúc nhà ở, thống nhất với 2 ý chính sau:
- Nền kiến trúc Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời và đã sản sinh ra các giá
trị truyền thống quý báu. Những giá trị đó cần được kế thừa xứng đáng trong suốt
chặng đường phát triển dựa trên tinh thần chọn lọc một cách sáng tạo để không là
rào cản cho các giá trị hiện đại.
- Kiến trúc Việt Nam được hình thành từ điều kiện đặc thù về tự nhiên và
phong tục tập quán, luôn có sự biến đổi để duy trì khả năng tồn tại. Vì vậy, việc kế
thừa giá trị truyền thống trong kiến trúc và KTNO hiện nay không rập khuôn theo
hình mẫu cố định mà phải có sự chọn lọc nhằm thích ứng với thực tế phát triển.
Năm 2000, với tinh thần kế thừa quan điểm của Kisho Kurokawa, Lê Thanh
6

Sơn đề cập đến xu hướng kết nối giữa truyền thống và hiện đại như một hiện tượng
cộng sinh kiến trúc, được trình bày trong luận án tiến sĩ “Hiện tượng cộng sinh văn
hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam từ cuối thế kỷ
XIX đến giữa thế kỷ XX” [45]. Từ những dẫn luận và phân tích, tác giả chứng minh
bản chất của kiến trúc là sự cộng sinh của ba vật thể: vật lý - xã hội - tinh thần.
Trong đó, vật thể vật lý là cái vỏ tạo nên kiến trúc, vật thể xã hội được diễn đạt bởi
các chức năng sử dụng. Hai vật thể đó chuyển tải giá trị mang ý nghĩa vật chất; vật
thể tinh thần thực hiện chức năng thẩm mỹ và tâm linh (hay biểu tượng). Cơ sở lý
luận này củng cố cho quan điểm kế thừa giá trị truyền thống trong kiến trúc và
KTNO hiện đại là cần thiết nhằm kết nối liên tục mạch nguồn văn hóa dân tộc.
Năm 2000, Hoàng Ngọc Hoa chọn yếu tố nước làm đối tượng nghiên cứu
trong luận án tiến sĩ "Yếu tố nước trong tổ chức không gian kiến trúc Việt Nam hiện
đại" [22]. Tác giả cho rằng kiến trúc truyền thống luôn tồn tại gắn bó với thiên
nhiên, cây xanh và mặt nước. Đây là những thành phần có giá trị trong tổ chức
không gian. Đặc biệt, yếu tố nước đã để lại dấu ấn trong tạo tác kiến trúc và tâm
thức của người dân bằng một số quy luật biểu đạt không gian; ngày nay vẫn tiếp tục
đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo và thực hành kiến trúc. Vì vậy, tác giả đã tìm
về cội nguồn văn hóa của yếu tố nước nhằm phát hiện quy luật, giá trị lịch sử, nghệ
thuật và tâm linh để kế thừa trong các loại hình công trình công cộng và nhà ở.
Năm 2001, trong luận văn thạc sĩ “Mã dân gian trong nhà ở đô thị hiện nay”
[28], Lê Thị Thu Hương xem xét KTNO như một hệ thống ký hiệu không gian, còn
gọi là mã kiến trúc. Theo đó, cái biểu hình là lớp vỏ vật chất bên ngoài, còn cái biểu
nghĩa là các chức năng. Tác giả chứng minh tạo tác KTNO truyền thống là sự mã
hóa nhu cầu vật chất và tinh thần vào trong không gian, được con người giải mã
trong quá trình sử dụng. Đó cũng là nguyên tắc có thể tiếp tục vận dụng nhằm khai
thác giá trị truyền thống trong KTNO tại các đô thị Việt Nam hiện nay.
Năm 2003, trong luận án tiến sĩ “Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu
nhà ở của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng sống của môi trường đô thị” [61],
Đàm Thu Trang đề cập kinh nghiệm dân gian trong tổ chức kiến trúc cảnh quan
khuôn viên nhà ở và làng xóm cổ truyền. Những kinh nghiệm này được xem xét
7

dưới ba góc độ: chức năng – thẩm mỹ và môi trường; đồng thời là cơ sở để áp dụng
vào tổ chức môi trường nhà ở hiện nay khi mà yếu tố sinh thái, phát triển bền vững
là những yêu cầu của sự phát triển trong thế kỷ tới.
Năm 2006, trong tác phẩm “Kiến trúc nhà ở” [57], Nguyễn Đức Thiềm xác
định VHTT và bài học kinh nghiệm từ kiến trúc dân gian Việt Nam như là cơ sở
khoa học cho việc nghiên cứu thiết kế nhà ở hiện đại. Ông cho rằng cần nắm bắt
những nét riêng trong lối sống gia đình, trong quan hệ giữa gia đình với cộng đồng
để tổ chức không gian nhà ở hợp lý, đậm đà bản sắc dân tộc.
Năm 2010, Nguyễn Việt Châu đăng tải bài viết có nhan đề “Kiến trúc sinh
thái – đỉnh cao của kiến trúc hiện đại, truyền thống” [2]. Tác giả khẳng định chúng
ta đang lúng túng trên con đường xây dựng một nền kiến trúc hiện đại, đậm đà bản
sắc dân tộc. Đây là bài toán ra sai đầu bài do còn gò ép vào những giá trị hữu hình
của kiến trúc truyền thống; trong khi đó, bản sắc kiến trúc là cái không thể nhìn
thấy mà chỉ có thể cảm nhận được khi liên tưởng xâu chuỗi với lịch sử văn hóa xã
hội. Kiến trúc hiện đại – truyền thống thường chỉ dừng ở mức phản ánh và phù hợp
với các yếu tố thiên nhiên, tâm lý lối sống của con người bản địa; còn kiến trúc sinh
thái là sự giữ gìn thiên nhiên (sinh thái tự nhiên) và bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử,
văn hóa, xã hội (sinh thái nhân văn). Đây là đỉnh cao của kiến trúc hiện đại – truyền
thống.
Năm 2011, trong luận án tiến sĩ “Khai thác yếu tố nơi chốn nhằm tạo lập bản
sắc đô thị - lấy thành phố Đà Nẵng làm địa bàn nghiên cứu” [7], Nguyễn Văn
Chương trình bày những bài học kinh nghiệm từ truyền thống Việt Nam trong việc
khai thác yếu tố nơi chốn nhằm tạo lập bản sắc KTNO và kiến trúc đô thị tại thành
phố Đà Nẵng.
Năm 2011, trong luận án tiến sĩ “An analysis of passive design and unique
spatial characteristics inherent in Vietnamese indigenous housing and their
applications to contemporary high-rise housing in Vietnam" - (lược dịch: Phân tích
thiết kế thụ động và những đặc điểm đơn nhất vốn có trong kiến trúc nhà ở bản địa
và ứng dụng vào nhà ở cao tầng Việt Nam) [80], Lê Thị Hồng Na giới thiệu nguyên
tắc thiết kế thụ động (passive design) của các loại hình nhà ở cao tầng. Thông qua
8

phân tích kiến trúc nhà ở truyền thống, tác giả xác định những đặc trưng đơn nhất
vốn có và khả năng chuyển đổi tương ứng trong điều kiện hiện nay; từ đó đề xuất
phương thức ứng dụng qua mô hình căn hộ cao tầng trên cả 2 miền Bắc và Nam
Việt Nam;
Năm 2012, trong luận án tiến sĩ “A Critical Regionalist Approach to Housing
Design in Vietnam: Socio-Environmental Organisation of Living Spaces in Pre- and
Post-Reform Houses” (lược dịch: Tiếp cận chủ nghĩa địa phương phê phán trong
thiết kế nhà ở Việt Nam: Tổ chức môi trường – xã hội của không gian sống trước và
sau cải cách nhà ở) [81], Lý Thế Phương nghiên cứu quy luật tổ chức không gian
trước và sau đổi mới về nhà ở tại Việt Nam nhằm xác định sự ảnh hưởng của môi
trường - xã hội đến thiết kế kiến trúc. Tổng hợp kết quả phân tích, tác giả đề xuất
một số nguyên tắc tổ chức không gian nhà ở để phù hợp với lối sống của người Việt
trong hiện tại và tương lai.
Còn nhiều đề tài nghiên cứu khai thác giá trị VHTT trong kiến trúc và KTNO
Việt Nam nhưng chưa có dịp trình bày. Tuy nhiên, với những tóm lược trên đây cho
thấy hướng nghiên cứu tập trung vào 2 đối tượng chính là các giá trị vật thể và phi
vật thể của KTNO truyền thống. Khai thác giá trị vật thể quan tâm đến yếu tố tạo
hình bên ngoài để tìm ra nguyên tắc, quy luật nhằm vận dụng vào công trình kiến
trúc và nhà ở hiện đại. Khuynh hướng này từng phổ biến trong các giai đoạn trước
đây, tuy nhiên thường dẫn đến sự sa đà vào hình thức mà đôi khi làm suy giảm giá
trị tích cực của truyền thống với hiện tượng “nệ cổ”, “nhại cổ”. Khai thác các giá trị
phi vật thể tìm đến sự chọn lọc giá trị VHTT trong tổ chức không gian sinh hoạt,
sản xuất và tâm linh để ứng dụng vào KTNO. Khuynh hướng này khơi nguồn cho
các giá trị VHTT ẩn sâu dưới những biểu hiện bên ngoài của kiến trúc, có quá trình
biến đổi chậm chạp trước tác động của yếu tố ngoại sinh, chi phối đến sự hình thành
sắc thái riêng của kiến trúc Việt Nam truyền thống và hiện đại.

Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu hiện nay còn tồn tại những vấn đề sau:

 Về tính hệ thống: mối quan hệ giữa VHTT và kiến trúc nhà ở đã được xác
định khá đa dạng trên cả 2 phương diện vật thể và phi vật thể, ứng với các thành
9

phần công năng và hình thức; tuy nhiên thường tách rời các giá trị để xem xét mà
chưa tiếp cận từ hệ giá trị VHTT. Trên phương diện lý thuyết, mỗi giá trị văn hóa
luôn mang thuộc tính hệ thống, đại diện bằng các hình thức tương tác, ràng buộc
qua lại. Vì vậy, không phải giá trị nào cũng đóng vai trò quan trọng giống nhau mà
chúng có sự sắp xếp thứ bậc, thể hiện tính chất ưu tiên trong nội bộ hệ thống. Ngoài
ra, thông qua tương tác với kiến trúc nhà ở đô thị, hệ giá trị VHTT chịu thêm sự can
thiệp của các yếu tố mới có khả năng làm thay đổi thứ bậc của các giá trị. Nếu
không đặt vấn đề nghiên cứu xuất phát từ sự tương tác nội hệ (giữa các giá trị văn
hóa với nhau) và ngoại hệ (giữa giá trị văn hóa với những thành phần của kiến trúc
nhà ở) sẽ dễ dẫn đến nhận định chủ quan và cảm tính khi chọn lọc giá trị cốt lõi của
VHTT để khai thác trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay.
 Về tính liên ngành: nghiên cứu vai trò tác động của VHTT trong kiến trúc
nhà ở đô thị Việt Nam có thể xem là một nghiên cứu liên ngành, đòi hỏi phải có sự
vận dụng các khái niệm, lý thuyết liên quan đến văn hóa học, kiến trúc, tâm lý học,
mỹ học, ký hiệu học. Văn hóa học đóng góp lý luận về mối quan hệ 2 mặt giữa giá
trị vật thể và phi vật thể, ngoài ra còn thể hiện tính phân cấp giá trị trong thang giá
trị truyền thống của kiến trúc nhà ở. Kiến trúc diễn đạt nội dung cấu trúc không gian
và đặt tính thẩm mỹ theo nhu cầu sử dụng, cập nhật tiến bộ trong sáng tạo và ứng
dụng công nghệ mang tính thời đại. Tâm lý học giúp xác lập cấu trúc phân cấp nhu
cầu con người theo diễn trình phát triển cá nhân và xã hội, liên quan đến nhu cầu sử
dụng không gian nhà ở. Mỹ học và mỹ học kiến trúc xác định vai trò của VHTT
trong hình thức thẩm mỹ. Ký hiệu học xây dựng các cơ chế chuyển đổi giá trị
VHTT trong hình thức kiến trúc nhà ở đô thị hiện nay.
Như vậy, thông qua tập hợp các nghiên cứu cho thấy vấn đề khai thác VHTT
trong kiến trúc nhà ở chưa được tiếp cận từ hệ giá trị văn hóa. Theo đó, luận án sẽ
vận dụng những lý thuyết liên ngành, kết hợp tham chiếu quan điểm phát triển kiến
trúc thế giới để biện chứng, phân tích logic nhằm tìm ra các thuộc tính, quy luật và
xây dựng mô hình ứng dụng dựa trên phép tính toán học, có thể định lượng cấp độ
khai thác VHTT trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam. Đây là phương
thức tiếp cận và giải quyết vấn đề riêng của luận án mà chưa từng được các tác giả
10

thực hiện trước đó.

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để triển khai nội dung nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau:
 Phương pháp lịch sử: được ứng dụng nhằm tìm hiểu nguồn gốc phát
sinh và quá trình chuyển đổi giá trị VHTT theo sự biến động mô hình nhà ở từ nông
thôn lên đô thị truyền thống, qua đó phát hiện bản chất và quy luật chi phối của nó
trong thành phần công năng và hình thức kiến trúc. Đây là cơ sở ban đầu để nhận
diện khả năng chuyển đổi giá trị VHTT trong kiến trúc nhà ở đô thị hiện nay.
 Phương pháp hệ thống cấu trúc: được ứng dụng nhằm tìm hiểu mối
quan hệ nội sinh và ngoại sinh giữa giá trị VHTT với các thành phần kiến trúc nhà
ở, phân tích sự tác động qua lại trong những hệ thống tương tác, từ đó xác lập trật tự
liên kết bằng các thang giá trị có tính phân cấp, thể hiện mức độ “mạnh – yếu” của
từng giá trị để được chọn lọc và khai thác.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: được ứng dụng nhằm
phát hiện mối liên hệ giữa giá trị VHTT với quan điểm của các học thuyết kiến trúc
thế giới; ngoài ra còn để phân tích lý thuyết về văn hóa học, tâm lý học, mỹ học, ký
hiệu học. Tổng hợp và quy chiếu kết quả phân tích với hệ giá trị VHTT trong kiến
trúc nhà ở Việt Nam giúp xác lập các nguyên tắc và cơ chế chuyển đổi, hướng tới
phục vụ cho mục tiêu khai thác của luận án.
 Phương pháp mô hình hóa: được ứng dụng nhằm xây dựng mô hình
tương tác nội – ngoại hệ giữa giá trị văn hóa với kiến trúc nhà ở, thông qua đó chọn
lọc giá trị nào duy trì mức tác động cao đến công năng và hình thức để tiếp tục khai
thác. Ngoài ra, phương pháp mô hình hóa còn giúp thiết lập mô hình ứng dụng giá
trị VHTT phù hợp với nhu cầu công năng và hình thức thẩm mỹ nhà ở hiện nay.

6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN


11

CHƯƠNG I

GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở
VIỆT NAM

1.1 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam

1.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống

Văn hóa là lĩnh vực có tầm bao quát rộng trong các hoạt động sản sinh
ra giá trị vật chất và tinh thần của con người, vì vậy hiện nay tồn tại nhiều khái niệm
để diễn đạt nội dung và phạm vi ảnh hưởng của nó. Thế kỷ XVII, Samuel Von
Pufendorf (1632 – 1694) dùng từ “văn hóa” để biểu thị tất cả những gì mà con
người làm ra hay học được trong xã hội, văn hóa là nhân tạo [1]. Tương tự, Từ
Chi cho rằng cái gì không phải tự nhiên thì là văn hóa [59, tr.18]. Tuy nhiên Eluard
Heriot đề xuất chỉ xem văn hóa là cái còn đọng lại khi người ta quên đi tất cả [29].
Bằng cách tiếp cận hệ thống – loại hình, Trần Ngọc Thêm nhìn nhận văn hóa là hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy
trong quá trình hoạt động thực tiễn [54, tr.25]. Theo quan điểm này thì chỉ những
cái đã kết tinh thành giá trị mới là cốt lõi của văn hóa. Năm 2001, UNESCO cũng
đưa ra cách hiểu văn hóa nên được xem như một tập hợp các đặc điểm nổi bật về
tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội; ngoài văn
học, nghệ thuật, nó còn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống
giá trị, các truyền thống và tín ngưỡng [9].
Như vậy chỉ với 5 dẫn chứng trên đây cho thấy có những quan điểm không
giống nhau về văn hóa, tuy nhiên vẫn làm sáng tỏ 2 nội dung: 1) tính bao hàm của
văn hóa: gộp chung tất cả những sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra để khu biệt với những gì thuộc về tự nhiên; 2) tính chọn lọc của văn hóa: là
những gì thực sự có ý nghĩa (có giá trị) chứ không phải tất cả sản phẩm do sự sáng
tạo của con người. Như vậy, quan điểm thứ nhất hàm chứa quan điểm thứ hai nhưng
được mở rộng hơn. Và 2 quan điểm cùng bổ sung để hướng đến khái niệm giá trị
12

văn hóa (cultural value).


Theo J.H. Ficher, tất cả những gì có ích lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng
kính phục đối với con người hoặc nhóm đều “có một giá trị” [31, tr.173]. Ngô Đức
Thịnh cho rằng giá trị văn hóa là một hình thái của đời sống tinh thần và giá trị là
hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người về bất cứ một hiện
tượng tự nhiên, xã hội nào [58, tr.131].
Dẫn chứng trên xác lập tính hệ thống của giá trị văn hóa với ý nghĩa là các
giá trị đó nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ tác động lẫn nhau. Ngoài ra, hệ giá trị văn
hóa có tính định hướng mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong
các xã hội. Hệ giá trị văn hóa thường bao hàm hai nội dung: 1) các giá trị riêng lẻ
kết hợp tạo nên hệ thống hữu cơ; 2) có sự sắp đặt trước sau, độ nhấn về tầm quan
trọng của từng nhân tố trong một thang giá trị [64, tr.55]. Đồng quan điểm này, Tạ
Văn Thành nhận định các giá trị văn hóa luôn tồn tại trong một hệ thống; gắn bó,
đan xen, tác động qua lại tạo thành một chỉnh thể thống nhất [50].
Như vậy, hệ giá trị văn hóa là hệ thống các giá trị kết hợp hữu cơ với nhau, có
tác dụng định hướng cho mục tiêu hành động của con người trong xã hội. Hệ giá trị
văn hóa mang tính chủ quan và tương đối. Do vậy, để đánh giá tính giá trị hay phi
giá trị, giá trị cao hay thấp thì phải đặt nó trong tọa độ về mặt không gian, thời gian
và chủ thể văn hóa1. Điều này cho thấy hệ giá trị văn hóa có thể thay đổi chứ không
tồn tại “nhất thành bất biến”. Theo Nguyễn Văn Hiệu, giá trị văn hóa là một phạm
trù lịch sử, có quá trình vận động của nó. Ngay trong nội bộ một nền văn hóa, các
giá trị cụ thể và cả hệ giá trị cũng luôn vận động và biến đổi [20]. Ngoài ra, những
giá trị hình thành trong tiến trình phát triển dân tộc và còn ảnh hưởng đến xã hội
hiện nay được gọi là văn hóa truyền thống (VHTT).
Bách khoa thư Từ điển của Liên Xô (cũ) nêu khái niệm truyền thống là
những yếu tố của di tồn văn hóa từ đời này qua đời khác và được lưu giữ trong
các xã hội, giai cấp và nhóm xã hội bởi một quá trình lâu dài. Truyền thống được
thể hiện trong các định chế xã hội, chuẩn mực và hành vi, các giá trị tư tưởng,
phong tục tập quán và lối sống [59, tr.20]. Theo từ điển Hán – Việt, truyền thống
1
Trần Ngọc Thêm gọi là tọa độ C – T – K.
13

được định nghĩa là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử…
Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người và
biểu hiện tính kế thừa của lịch sử.
Như vậy, VHTT là hệ thống các giá trị được chọn lọc từ quá khứ, có sự lưu
truyền và biến đổi theo từng thời kỳ, tiềm ẩn sức mạnh chi phối hoạt động của con
người trong xã hội ngày nay. VHTT còn là động lực thúc đẩy sự phát triển của các
dân tộc trong cộng đồng nhân loại nói chung; biểu hiện trên nhiều lĩnh vực, tạo nên
bộ mặt tinh thần phong phú. Đó là những giá trị thuộc đời sống sinh hoạt (ăn, mặc,
ở, đi lại), tổ chức và quản lý xã hội, giáo dục, đào tạo, văn học, nghệ thuật, kiến
trúc,... Tóm lại, VHTT là những sáng tạo của nhân dân trải qua hàng nghìn năm đã
kết tinh thành giá trị, trở thành hệ điều tiết đối với sự phát triển xã hội... Giá trị
văn hóa của mỗi cộng đồng bao giờ cũng tạo nên một hệ thống, với ý nghiã là các
giá trị ấy nảy sinh, tồn tại trong sự liên hệ, tác động hữu cơ với nhau [59, tr.7].
Trên thế giới, nhiều nền văn hóa và văn minh lớn đã định hình các hệ giá trị
tiêu biểu. Với Trung Hoa cổ đại là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ thường); với phương
Tây cổ đại là chân, thiện, mỹ.
Ở Việt Nam, Đào Duy Anh đề xuất 7 giá trị VHTT, bao gồm: 1) sức kí ức tốt,
thiên về nghệ thuật và trực giác; 2) ham học, thích văn chương; 3) ít mộng tưởng
(thiết thực); 4) sức làm việc khó nhọc (cần cù); 5) nhẫn nhục; 6) chuộng hòa bình;
7) thích ứng và dung hòa [53]. Trần Văn Giàu cũng nêu 7 giá trị truyền thống là: 1)
yêu nước; 2) cần cù; 3) anh hùng; 4) sáng tạo; 5) lạc quan; 6) thương người; 7) vì
nghĩa [59, tr.95]. Ngô Đức Thịnh tóm lược hệ giá trị tổng quát gồm 5 thành tố: 1)
chủ nghĩa yêu nước; 2) tinh thần cộng đồng; 3) tinh thần lạc quan; 4) tinh thần cần
cù, chịu đựng gian khổ; 5) tiếp nhận có chọn lọc trong giao lưu văn hóa [59,
tr.178]. Với quan điểm cho rằng văn hóa Việt Nam là một “hệ thống mở”, Nguyễn
Kiến Giang đề xuất một số giá trị cơ bản như: 1) tục thờ cúng tổ tiên; 2) tư duy
thiên về “vận dụng”; 3) tâm thức duy cộng đồng; 4) tinh thần “nhu đạo”, linh hoạt,
lưu động [31, tr.19].
Nhìn chung, những quan điểm tương tự như vậy khá nhiều và có thể trùng lặp
giữa những tác giả, nhưng phần lớn đều là nhận định cảm tính. Do đó, vận dụng
14

phương pháp hệ thống – loại hình với thủ pháp “năm định”2, Trần Ngọc Thêm tổng
kết 5 giá trị cần và đủ để nhận diện và khu biệt VHTT Việt Nam, gồm có: 1) tính
cộng đồng; 2) tính ưa hài hòa; 3) tính trọng âm; 4) tính tổng hợp; 5) tính linh hoạt
[53, tr.173].
Tổng hợp quan điểm giá trị VHTT Việt Nam [bảng 1.1] nhận thấy giữa các
tác giả có sự thống nhất cao về 2 giá trị nổi trội là tính cộng đồng và tính linh hoạt.
Tuy nhiên, đây không phải là những giá trị riêng có mà sự khác biệt với các quốc
gia nằm ở sắc thái và cách biểu hiện do đặc thù lịch sử đem lại. Điều kiện tự nhiên,
kinh tế và tập quán tổ chức xã hội Việt Nam cấu thành nên tính cộng đồng và tính
linh hoạt rõ nét hơn các giá trị khác; ngược lại, chính các giá trị này cũng chi phối
sâu sắc nhiều lĩnh vực xã hội. Bên cạnh đó, việc chọn lọc hệ giá trị VHTT Việt
Nam còn tùy thuộc góc độ nghiên cứu của từng tác giả, phản ánh tính chủ quan và
tương đối của văn hóa. Từ quan điểm này mở ra khả năng xác lập hệ giá trị văn hóa
của kiến trúc truyền thống (KTTT) Việt Nam nói chung và kiến trúc nhà ở nói riêng
dựa trên phương pháp tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, qua đó chọn
lọc những giá trị chung nhất để làm tiền đề lý thuyết cho luận án.
BẢNG 1.1: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Stt Đào Duy Anh Trần Văn Giàu Ngô Đức Thịnh Nguyễn K. Giang Trần Ngọc Thêm
1 Thích ứng, dung hòa Sáng tạo Tiếp nhận chọn lọc Linh hoạt Tính linh hoạt
2 Chuộng hòa bình Thương người Cộng đồng Cộng đồng Tính cộng đồng
3 Cần cù Cần cù Cần cù
4 Lạc quan Lạc quan
5 Yêu nước Yêu nước
6 Thiết thực Tư duy vận dụng
7 Sức kí ức
8 Ham học
9 Nhẫn nhục
10 Vì nghĩa
11 Thờ cúng tổ tiên
12 Tính tổng hợp
13 Tính trọng âm
14 Tính ưa hài hòa

2
Thủ pháp “năm định” bao gồm: 1) định vị đối tượng trong hệ tọa độ gốc C-T-K; 2) định vị đối tượng
trong hệ loại hình văn hóa; 3) định tính phẩm chất trong cặp đối lập; 4) định lượng đối tượng trên thang
giá trị; 5) định hệ cho các giá trị thu được.
15

1.1.2 Giá trị văn hóa trong kiến trúc truyền thống Việt Nam

Trong văn hóa của mỗi quốc gia có một mảng đặc thù và quan trọng là
kiến trúc – một biểu hiện đa diện của văn hóa – sự kết hợp của sáng tạo nghệ thuật
với kiến thức khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên cơ sở hiểu biết về thiên nhiên, con
người và xã hội [40]. Hiện nay đang tồn tại 2 xu hướng nghiên cứu giá trị bản sắc
văn hóa trong KTTT Việt Nam. Sự khác biệt này xuất phát từ cấu trúc hai bậc [14]
của văn hóa, đó là:
- Cấu trúc bề mặt (biểu tầng): những biểu hiện bên ngoài và biến đổi liên
tục. Đây là biến số - yếu tố động của văn hóa.
- Cấu trúc chiều sâu (cơ tầng): cấu trúc bên trong, ít biến đổi. Đây là hằng
số - yếu tố tĩnh của văn hóa. Nó được xem là cái gốc điều chỉnh mọi sinh hoạt đời
sống, giữ cho xã hội tính liên tục, ổn định và nằm sâu trong tâm thức, đức tin tâm
linh của con người, khắc họa nên bản sắc văn hóa của dân tộc này so với dân tộc
khác.
Giữa biểu tầng và cơ tầng có mối quan hệ tương tác; biểu tầng thường xuyên
biến đổi dù hỗn loạn và ngẫu nhiên vẫn theo một trật tự nhất định. Cái quy định sự
biến đổi này vừa trực tiếp vừa gián tiếp chính là hệ giá trị nằm sâu dưới cơ tầng.
Còn cơ tầng tuy ít biến đổi, nhưng do tác động của biểu tầng nên cũng biến đổi theo
dù rất chậm.
Dưới góc độ chuyên môn, Nguyễn Việt Châu cho rằng bản sắc kiến trúc là cái
không thể nhìn thấy mà chỉ có thể cảm nhận được khi liên tưởng xâu chuỗi với lịch
sử phát triển văn hóa xã hội [2]. Theo Hoàng Đạo Kính thì bản sắc không phải là
một khái niệm hình thức [34]. Đồng quan điểm trên, Tạ Mỹ Duật nhận định tính dân
tộc trong hình tượng kiến trúc không phải là cái gì “trông vào thấy ngay”… sa vào
quan niệm như vậy sẽ không khỏi sơ lược và hẹp hòi [11].
Trong giai đoạn trước đây, nhiều nhà lý luận và thực hành kiến trúc đã xem
những giá trị hiển thị (biểu tầng) như là bản sắc của KTTT Việt Nam, cho nên
thường đề cập đến các chi tiết cụ thể (đầu đao hình rồng, con nghê, con phượng, bậc
tam cấp, cửa bức bàn...) và ứng dụng vào công trình hiện đại với mong muốn có
16

được ngôi nhà “đậm đà bản sắc”. Xét về lý thuyết thì phương thức này khó phản
ánh đúng giá trị cốt lõi của KTTT. Ngược lại, các nhà văn hóa học đặt trọng tâm
vào giá trị phi hiển thị (cơ tầng) và cho đó là những chuẩn mực tạo nên bản sắc
KTTT Việt Nam. Theo Trần Ngọc Thêm, các giá trị văn hóa có thể mang tính tĩnh
(ổn định) hoặc mang tính động (biến đổi). Vật chất thì tĩnh ngắn, động dài, còn tinh
thần thì động ngắn, tĩnh dài. Vì vậy, bản sắc văn hóa không nằm ở các giá trị vật
chất mà chỉ có thể nằm ở giá trị tinh thần [63, tr.42]. Tương tự, Nguyễn Thế
Nghĩa cho rằng bản sắc văn hóa là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi của dân
tộc [63, tr.43]. Và bản sắc văn hóa không phải là một vật mà là một kiểu quan hệ.
Kiểu quan hệ kết hợp, chắp nối từ nhiều gốc khác nhau nhưng tạo nên một thể
thống nhất hữu cơ [42, tr.133].
Như vậy, trong khi tồn tại những quan điểm đề cao giá trị vật chất - hiển thị
(biểu tầng) là bản sắc của KTTT, thì cũng đồng thời xuất hiện quan điểm trái ngược
cho rằng đó phải là các giá trị tinh thần – phi hiển thị (cơ tầng). Từ tính không nhất
quán này, luận án xác lập cở sở luận dựa vào sự dung hòa 2 quan điểm nêu trên;
nghĩa là các giá trị hiển thị và phi hiển thị đều được chọn lọc cho nội dung nghiên
cứu.
Tổng hợp quan điểm giá trị văn hóa trong KTTT Việt Nam [bảng 1.2] cho
thấy giữa các nhà lý luận kiến trúc và văn hóa học thống nhất về 2 giá trị là tính
dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt. Đây có thể xem như hằng số văn hóa của
KTTT Việt Nam. Ngoài ra cũng có một số quan điểm gần giống nhau nhưng mức
độ thống nhất không cao tuyệt đối, tùy thuộc vào góc độ khảo sát của từng tác giả.
Như vậy, các biến số văn hóa còn lại có thể được suy luận và chọn lọc một cách
tương đối từ những nghiên cứu nêu trên để cấu thành hệ giá trị văn hóa trong
KTNO truyền thống Việt Nam.

1.1.3 Giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam

Giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống thường được hiểu là những
giá trị kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ, thực chất đó cũng là nét đặc trưng
17

của loại hình kiến trúc phi chính thống (không có kiến trúc sư). Tuy nhiên, các công
trình kiến trúc chính thống và phi chính thống ở Việt Nam đều có nguồn gốc từ dân
gian [62, tr.176], cho nên cùng mang một số giá trị cơ bản giống nhau. Tuy nhiên,
KTNO truyền thống không chỉ bó buộc trong khuôn mẫu của dòng kiến trúc chính
thống mà còn có điều kiện phát triển riêng, do đó cũng tự hình thành một số đặc thù
để làm phong phú thêm hệ giá trị VHTT Việt Nam.
Hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu KTNO truyền thống các vùng miền trên
cả nước, nhưng chiếm số lượng nhiều hơn hết vẫn là KTNO của người Việt tại vùng
đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh duyên hải miền
Trung. Thông qua đó, các tác giả tổng hợp một số giá trị chung nhất, là nguồn gốc
sản sinh ra loại hình KTNO truyền thống Việt Nam. Xuất phát từ tác động của
những giá trị này, KTNO tại các vùng miền khác nhau sẽ có những biểu hiện chung
và riêng, làm phong phú thêm sắc thái truyền thống và bản địa. Mục tiêu của luận
án đặt trọng tâm nghiên cứu sự chuyển đổi giá trị truyền thống vào trong KTNO đô
thị hiện nay, cho nên những giá trị tổng hợp nói trên có thể được sử dụng để xây
dựng cơ sở lý thuyết ban đầu.
Nguyên tắc chọn lọc giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống được thực hiện
theo 2 bước: 1) tổng hợp từ nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau; 2) suy luận để
tìm ra giá trị chung nhất. Thao tác này giúp liệt kê các giá trị theo một “phổ” tương
đối rộng, kết tập thành hệ thống và tương tác lẫn nhau, đồng thời tương tác với
những thành phần (công năng & hình thức) của KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam;
thông qua đó chọn lọc các giá trị còn phù hợp với nhu cầu phát triển trong hiện tại
và tương lai.
Tổng hợp quan điểm giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống của các tác giả
[bảng 1.3] cho thấy 3 giá trị nổi trội là: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa
năng và tính cộng đồng. Ngoài ra, với 10 giá trị văn hóa thì có tới 9 giá trị thuộc cơ
tầng và chỉ có một giá trị thuộc biểu tầng (tính biểu hình). Như vậy, đối với KTNO
truyền thống, các tác giả tập trung hướng nghiên cứu vào cấu trúc văn hóa chiều sâu
hơn là cấu trúc bề mặt. Điều này được hiểu là do KTNO truyền thống có hình thức
giản đơn, tuy nhiên chứa đựng nhiều phương thức tổ chức sinh hoạt, sản xuất, tâm
18

linh, gia đình và dòng tộc. Vì các giá trị văn hóa tập trung dưới cơ tầng nên sự biến
đổi của nó diễn ra chậm so với biến đổi xã hội; và sẽ là lực ngầm chi phối tiến trình
phát triển KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam. Một số giá trị vẫn mang tính thời đại
nhưng cũng có những giá trị không còn thích ứng với nhu cầu thực tế, cho nên
chúng cần được chọn lọc để khai thác trong môi trường nhà ở, phù hợp với lối sống
của người Việt tại các đô thị hiện nay. Nguồn gốc, đặc điểm và phân nhóm giá trị
văn hóa truyền thống được trình bày trong Phụ lục 1.

1.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt
Nam

Tìm hiểu biểu hiện của giá trị văn hóa sẽ được triển khai theo 2 yếu tố công
năng và hình thức KTNO truyền thống; thông qua đó nhận diện đặc điểm tăng
cường hoặc suy thoái do sự chuyển đổi từ nhà ở nông thôn một tầng sang nhà ở đô
thị nhiều tầng. Đây là bước chuyển đổi đầu tiên (phân khúc thứ nhất - sự lệch pha
về không gian) trong tiến trình hòa nhập văn hóa nông nghiệp nông thôn sang văn
hóa đô thị Việt Nam giai đoạn tiền công nghiệp. Nó còn là động lực để tiếp tục khảo
sát phân khúc thứ hai - sự lệch pha về thời gian (giữa nhà ở đô thị truyền thống và
nhà ở đô thị hiện đại). Dựa theo các phân khúc nói trên có thể khái quát mức độ di
tồn VHTT trong KTNO. Bước sau cùng là phân tích, đánh giá và chọn lọc phân
khúc thứ ba – khai thác giá trị VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam
hiện nay. Phân khúc này được trình bày trong chương II và III của luận án.
Nhận diện biểu hiện giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống ứng với 3 vùng
địa lý chính là Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ. Đây cũng là các vùng văn hóa tiêu
biểu của cộng đồng người Việt trên khắp cả nước. Loại hình nhà ở được chọn lọc
gồm nhà ở đô thị và nhà ở nông thôn với một số mẫu hình tiêu biểu. Đối với vùng
Bắc bộ chọn nhà ở nông thôn (nhà bà Dương Lan, làng Đường Lâm, Sơn Tây, Hà
Nội, năm xây dựng 1780)3 và nhà ở đô thị (nhà cổ 87 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm,

3
Công trình thuộc quần thể di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, chứng nhận ngày 19/05/2006;
19

Hà Nội, năm xây dựng 1890)4; vùng Trung bộ chọn nhà ở nông thôn (nhà vườn An
Hiên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, Huế, năm xây dựng 1883)5 và nhà ở đô thị
(nhà cổ Tấn Ký, 101 Nguyễn Thái Học, Hội An, xây dựng vào cuối thế kỷ XVIII)6;
vùng Nam bộ chọn nhà ở nông thôn (nhà cổ Trần Công Vàng, số 21 đường Ngô
Tùng Châu, Thủ Dầu Một, Bình Dương, năm xây dựng 1889)7.
Hầu hết mẫu chọn là những công trình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin8 cấp
chứng nhận di sản quốc gia; nghĩa là chúng hội đủ các điều kiện đặc thù để đại diện
cho hình thái kiến trúc nhà ở người Việt trên 3 vùng miền của cả nước. Ngoài ra,
tham khảo thêm tài liệu “Nguồn gốc và quá trình phát triển kiến trúc nhà ở dân
gian truyền thống người Việt”9 của tác giả Trần Thị Quế Hà, tóm tắt kết quả nghiên
cứu từ 4287 ngôi nhà truyền thống tại 10 tỉnh đồng bằng, chia theo 3 vùng Bắc bộ,
Trung bộ và Nam bộ10 cho thấy: trong cùng một vùng khảo sát, kiến trúc nhà ở
truyền thống về cơ bản có nhiều đặc điểm giống nhau11; sự khác biệt chủ yếu nằm
trong giải pháp vì kèo và quy mô lớn nhỏ (3, 5, 7 gian). Như vậy, thay vì tập hợp
nhiều mẫu chọn cho từng vùng văn hóa, luận án kế thừa kết quả nghiên cứu trên và
sử dụng những công trình đã được Bộ văn hóa cấp chứng nhận nhằm thiết lập cứ
liệu (có tính tiêu biểu) cho việc phân tích tác động của văn hóa tới KTNO truyền
thống12, triển khai theo sơ đồ sau [hình 1.1]:

4
Công trình được cấp bằng di sản quốc gia ngày 16/02/2004;
5
Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế (http://thuathienhue.gov.vn) đánh giá: “An Hiên là nhà vườn
tiêu biểu nhất trong số các nhà vườn còn lại cho đến nay ở miền sông Hương núi Ngự”;
6
Công trình được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp bằng chứng nhận “Công trình văn hóa” vào năm 1985;
7
Công trình được công nhận di tích cấp quốc gia ngày 07/01/1993;
8
Nay là Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch;
9
Đăng trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, năm 2008;
10
Nghiên cứu thuộc chương trình: “Nghiên cứu điều tra nhà ở dân gian truyền thống trên toàn quốc Việt
Nam” được tiến hành năm 1997 với sự hợp tác giữa Cục Di sản, Bộ Văn hoá – Thông tin và Truờng Đại
học Nữ Showa – Nhật Bản;
11
Ví dụ trích dẫn: “Thông thường, nhà ở dân gian miền Bắc được xây dựng kiểu hai mái với mặt bằng bố
cục đối xứng và số gian lẻ (3, 5, 7), bao gồm ba gian giữa và hai gian buồng nằm về hai phía của gian
giữa. Phía trước nhà thường có thêm một hàng hiên chạy dài suốt chiều ngang mặt đứng. Bên trong nhà,
giữa gian giữa và hai gian buồng được ngăn cách bởi vách ngăn bằng gỗ (bức thuận), mặt hướng ra gian
giữa được chạm trổ công phu. Phía trong cùng của gian giữa là nơi đặt bàn thờ tổ tiên. Không gian hai
bên và phía trước của bàn thờ được đặt các bộ phản hoặc bàn ghế là nơi tiếp khách và chỗ ngủ của chủ
nhà..”.
12
Ngoài ra, việc phân tích tác động và biểu hiện của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống
không nhất thiết cần số lượng lớn công trình để chứng minh lại từ đầu mà chỉ nhằm kiểm chứng kết quả
nghiên cứu của nhiều tác giả thực hiện trước đó (đã được tập hợp trong hệ giá trị văn hóa – bảng 1.3), tạo
tiền đề cho các phân tích tiếp theo trong nội dung luận án;
20

Hình 1.1: Sơ đồ nghiên cứu biểu hiện giá trị văn hóa trong KTNO truyền thống Việt Nam

Đối tượng nghiên cứu được xác định theo 2 mục tiêu: 1) nhận diện sự tác
động của giá trị văn hóa đối với KTNO truyền thống thông qua những biểu hiện
trên 2 khía cạnh công năng và hình thức, đồng thời so sánh điểm tương đồng và
khác biệt của những biểu hiện đó trong KTNO các vùng miền (do sự sai khác về thứ
bậc giá trị trên thang/hệ giá trị văn hóa)13; 2) phân tích sự chuyển đổi biểu hiện của
giá trị văn hóa từ nhà ở nông thôn sang nhà ở đô thị truyền thống.

1.2.1 Nhà ở nông thôn truyền thống

1.2.1.1 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố công năng

Biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông
thôn truyền thống vùng Bắc bộ [hình 1.2], Trung bộ [hình 1.3], Nam bộ [hình 1.4]
được trình bày theo cùng một định dạng; từng giá trị văn hóa diễn đạt tương ứng với
cấu trúc công năng để đem đến cái nhìn so sánh giữa các vùng miền.

13
Sự khác nhau giữa các vùng văn hóa Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ phụ thuộc vào 3 yếu tố chính: 1)
nguồn gốc cư dân; 2) điều kiện tự nhiên; 3) điều kiện kinh tế - xã hội. Mười giá trị VHTT đã được tổng
hợp trong bảng 1.3 mang tính đặc trưng chung cho cả nước; tuy nhiên, theo lý thuyết về hệ giá trị thì giữa
chúng có sự khác nhau về độ nhấn của tầm quan trọng và thứ tự ưu tiên trước sau. Vì vậy, sự khác nhau
của văn hóa vùng cũng sẽ dẫn đến sự khác nhau về thứ tự các thành tố văn hóa trên thang giá trị. Ví dụ:
trong khi văn hóa Bắc bộ đề cao tính cộng đồng thì Nam bộ phát triển vai trò cá nhân và tính tư hữu
(nguyên nhân này xuất phát từ tình hình sở hữu ruộng đất công); hoặc truyền thống gia đình/gia tộc đối
với người Bắc bộ rất quan trọng (do làng được hình thành từ các dòng họ định cư lâu dài) thì ở Nam bộ
gần như không gia đình nào có gia phả (người Nam bộ phần nhiều là lưu dân từ các vùng miền khác đến
và còn có thể di chuyển), thay vào đó họ đề cao tính hiếu khách (bao dung, hào sảng); văn hóa Nam bộ có
tính năng động, linh hoạt và cởi mở hơn văn hóa Bắc bộ (vì là nơi hội tụ của dân cư các nơi, hợp lưu của
các dòng văn hóa).
21

Biểu hiện tính dung hòa với tự nhiên trong tổng thể mặt bằng nhà ở nông
thôn truyền thống là kiểu bố cục phân tán, các dãy nhà phụ tách ra khỏi nhà chính,
đặt song song hoặc vuông góc để thông gió; xen cài vào đó còn có các khoảng sân
vườn, cầu nối, hàng hiên... Nhìn chung, giữa không gian nhà ở và môi trường tự
nhiên có mối quan hệ hữu cơ [21, tr.7]. Ngôi nhà chính vùng Bắc bộ và Trung bộ
đối mặt với hướng gió chủ đạo là Nam và Đông Nam, kết hợp chủng loại cây trồng
thích hợp (trước cau, sau chuối) nhằm khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên.
Vùng Nam bộ có khí hậu mát mẻ quanh năm nên linh hoạt hơn trong cách tổ chức.
Nhà chính có thể không theo nguyên tắc hướng Nam mà quay mặt về trục giao
thông thủy bộ; hàng hiên thiết lập xung quanh (4 mặt) như là không gian đệm
chuyển nối giữa trong nhà và ngoài trời, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt
hằng ngày [62, tr.157]. Hàng hiên nhà ở Bắc bộ kéo dài suốt mặt trước, trong khi
nhà ở Trung bộ chỉ chiếm một phần các gian giữa.
Hoạt động cư trú và sản xuất trong nhà ở nông thôn được tổ chức đan xen lẫn
nhau, thúc đẩy sự phát triển kiểu cấu trúc không gian mở. Các chức năng không
ngăn thành phòng mà phát triển theo hướng sử dụng chung. Ngoài buồng ngủ đồng
thời là nơi cất giữ tài sản thường được ngăn riêng, nội thất trong nhà là một không
gian liền khối thông thoáng [62, tr.156]. Nhà chính, nhà phụ có tính đồng nhất và
liên tục, chuyển tải nhiều hoạt động như: tiếp khách, thờ cúng, nghỉ ngơi, sum họp
gia đình, sản xuất... Có thể nói, không gian trong – ngoài, đóng – mở chuyển hóa dễ
dàng là đặc trưng của nhà ở cổ truyền [21, tr.6], biểu hiện tác động của tính linh
hoạt/đa năng. Điểm khác nhau trong cấu trúc công năng nhà ở Bắc bộ là có chiều
sâu hẹp (thường 5 hàng cột) và kéo dài (3,5,7... gian), trong khi đó nhà ở Trung bộ
và Nam bộ phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu (7,8 hàng cột, chia thành 2
không gian trước - sau). Ngoài ra, tính chất sử dụng chung phát triển đã khống chế
sự gia tăng các phòng/không gian cá nhân, phản ánh văn hóa đề cao tính cộng đồng
của người Việt. Vì vậy tính tư hữu chưa can thiệp vào cấu trúc không gian bên
trong mà chỉ thể hiện bằng ranh giới tường rào và cổng ngõ, quy định phạm vi sử
dụng riêng của từng gia đình. Tuy nhiên sự ngăn cách này cũng mang tính ước lệ,
không cản trở giao tiếp giữa xóm giềng với nhau.
22

Tác động của truyền thống gia đình Việt trong nhà ở nông thôn tạo ra các
biểu hiện: 1) không gian thờ cúng tổ tiên luôn đặt tại gian giữa nhà chính, đây là nơi
trang trọng và thiêng liêng nhất, mọi hoạt động đều lấy đó làm trung tâm [62,
tr.171], thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”; 2) không gian sum họp phân bố đa
dạng theo các khu vực chức năng nhà ở để phát huy mối quan hệ huyết thống. Gia
đình cổ truyền của người Việt thường tập trung nhiều thế hệ, tạo nên sự gắn kết
khăng khít giữa các thành viên trong một không gian sinh hoạt chung [16]; 3)
không gian nhà ở chia thành 2 khu vực (nhà trên/nhà chính – nhà dưới/nhà phụ)
với sự ưu tiên cho các hoạt động của nam giới, thể hiện tư tưởng trật tự của Nho
giáo. Do cấu trúc phát triển theo cả 2 phương nên nhà ở Nam bộ còn chia nhà chính
thành 2 không gian phía trước (dành cho hoạt động giao tiếp đối ngoại, thờ cúng,
sum họp...) và phía sau (chỗ ngủ, làm nghề phụ, kho...), được ngăn cách bởi các bức
vách và cửa đi.
Cấu trúc công năng nhà ở nông thôn có tính hướng ngoại; các dãy nhà chính
và phụ mở ra sân phía trước với các dạng cửa có thể cơ động di chuyển, nối liền
không gian bên trong và bên ngoài. Hoạt động giao tiếp đối ngoại (tính cộng đồng)
và các sinh hoạt nội bộ không có sự ngăn cách, trải rộng từ gian giữa nhà chính cho
đến hàng hiên và sân vườn. Cách tổ chức đó còn cho thấy tính hiếu khách của các
gia đình truyền thống Việt Nam. Nơi tiếp khách luôn chiếm vị trí trang trọng và
cũng là trung tâm bố cục nhà chính, gắn liền với hoạt động tâm linh, tín ngưỡng.
Nhìn chung, quy mô và sự tinh xảo trong cách bày trí không gian tiếp khách nhà ở
Trung bộ và Nam bộ giai đoạn về sau phát triển hơn nhà ở Bắc bộ.
Không gian thờ cúng được phân bố đa dạng bên trong nhà ở là biểu hiện tác
động của văn hóa thờ cúng, hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ
chính hay thờ vọng). Ngoài ra, do đặc tính văn hóa đa thần, nhà ở truyền thống còn
có không gian thờ phụng các vị tôn thần [41]. Mỗi ngôi nhà thường có 3 khu vực
thờ, gồm: bàn thờ thiên bố trí ngoài sân; bàn thờ gia tiên bên trong nhà chính; bàn
thờ thần bếp đặt tại nhà phụ. Tùy theo tín ngưỡng từng vùng mà số lượng không
gian có sự thay đổi khác nhau.
Trong nhà ở nông thôn truyền thống, không gian sản xuất (tính sinh lợi) và cư
23

trú được bố trí đan xen để thích ứng với điều kiện kinh tế tiểu nông, tự cung tự cấp.
Hoạt động nuôi trồng, làm nghề thủ công kéo dài từ sân vườn cho đến nhà chính,
nhà phụ. Nhà ở Bắc bộ đặc trưng bởi mô hình vườn – ao – chuồng; Trung bộ có 2
hình thức: vườn phong thủy (kết hợp với sân, bình phong, bể cạn) và vườn canh tác
(trồng cây ăn trái và các loại rau). Vườn Nam bộ bố cục khá tự do gồm vườn cảnh
trước mặt nhà và vườn canh tác bố trí xung quanh. Ngoài ra, Nam bộ gắn liền với
yếu tố sông nước nên không gian cư trú còn có thêm hình thức nuôi trồng thủy sản.
Vận dụng thuật phong thủy trong xây dựng nhà ở truyền thống có những biểu
hiện sau: 1) số gian nhà thường lấy theo số lẻ (ứng với thuyết tam tài – ngũ hành);
2) chọn đất dựng nhà và chọn hướng nhà chính. Người Việt rất coi trọng việc chọn
địa điểm dựng nhà… được đất rồi lại phải tính đến hướng nhà [62, tr.151]. Về đặc
tính văn hóa này có thể xem nhà vườn Huế là hình mẫu tiêu biểu bởi nguyên tắc
phong thủy luôn được tuân thủ nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khi tiến dần về phía Nam
thì ảnh hưởng của thuật phong thủy suy giảm, ngôi nhà bố trí theo đường giao thông
thủy bộ. Đó là do khí hậu ôn hòa của khu vực và tính chất định cư không bền vững
của lưu dân nơi đây tạo nên. Điểm chung của nhà ở Nam bộ và Bắc bộ là cổng ngõ
thường không đối diện với nhà chính. Ở nông thôn, nhà chính không nhìn thẳng ra
đường làng, ngay đến cổng ngõ cũng bố trí sang bên cạnh để không nhìn vào nhà
chính [62, tr.15]; ngược lại, trong nhà vườn Huế thì cổng, sân trước và nhà chính
luôn nằm trên một trục (có bình phong che chắn).
Tổng hợp biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố công năng nhà ở nông thôn
truyền thống Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ được trình bày trong bảng 1.4

1.2.1.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức

Hình thức KTNO nông thôn truyền thống Việt Nam chịu tác
động của tính biểu hình gồm 3 yếu tố: kỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình,
giải pháp dung hòa với tự nhiên. Đây còn gọi là giá trị thẩm mỹ truyền thống, đại
diện cho các nguyên tắc và quy luật tạo hình chi phối KTNO Bắc bộ [hình 1.5],
Trung bộ [hình 1.6], Nam bộ [hình 1.7].
Về kỹ thuật truyền thống, nhà ở nông thôn có đặc điểm sử dụng vật liệu địa
24

phương, sản xuất thủ công với các chủng loại phong phú như tre, gỗ, đá, đất
nung,… Nhà cửa dân gian dù tranh hay ngói đều được xây dựng từ những vật liệu
sẵn có trong thiên nhiên [62, tr.143]. Nhìn chung, hình thức ngôi nhà có thể thay
đổi tùy thuộc chất liệu sử dụng nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp thô mộc và gần gũi. Nhà
ở Bắc bộ được xây bằng tường gạch, mái lợp ngói, khung kết cấu tre, gỗ. Nhà ở
Trung bộ, Nam bộ có quy mô lớn hơn và vật liệu tinh xảo hơn (gỗ quí, ngói âm
dương, gạch tráng men...). Ngoài ra, kỹ thuật xây dựng truyền thống còn hình thành
kiểu cấu trúc tháo lắp (tính cơ động) với các chi tiết điển hình hóa (khung, cột,
kèo...), liên kết bằng mộng và lỗ mộng mà không cần sự tham gia của kim loại. Hệ
cấu trúc cửa và các tấm phên giại cũng có khả năng dịch chuyển để mở rộng không
gian. Quá trình xây dựng tiến hành theo một quy trình khoa học. Hệ khung kết cấu
có sự kế thừa cùng tiến trình chuyển dịch cư dân từ Bắc vào Nam, tuy vậy vẫn cho
thấy tính sáng tạo cao14.
Trên phương diện nghệ thuật tạo hình, Nguyễn Đức Thiềm cho rằng cái đẹp,
cái khéo của KTNO truyền thống Việt Nam có thể tìm thấy ở tính hài hoà thống
nhất; thanh thoát gần gũi với con người thông qua hệ thống tỷ lệ đẹp, tinh tế giữa
các chi tiết và giữa chi tiết với tổng thể, giữa tổng thể với con người, với cảnh quan
[55, tr.166]. Thông qua phân tích hình thức nhà ở nông thôn truyền thống có thể
tổng hợp trong 7 đặc điểm: 1) sử dụng trang trí chạm trổ trực tiếp lên cấu kiện với
các đề tài mang tính dân gian như: tứ quí, bát bửu, hoa lá, chữ Tàu... Nội dung và kỹ
thuật trang trí tùy thuộc tay nghề của nghệ nhân từng vùng. Một số bộ phận nằm
trong kết cấu có tác dụng chịu lực như bẩy, kẻ, rường.. được trang trí chạm nổi,
đảm bảo độ đặc bền. Số khác như các xà, câu đầu chủ yếu trang trí bằng soi gờ,
chạy chỉ…[62, tr.166]; 2) màu sắc ngôi nhà thường là màu tự nhiên của vật liệu
(màu đất, màu ngói, màu gỗ...), ít sử dụng sơn; 3) tính vần điệu: số gian và cột hiên
sử dụng thủ pháp đồng dạng, lặp lại tạo thành vần điệu; 4) tính đối xứng, cân bằng
xuất hiện do cấu trúc nhà ở có số gian lẻ; 5) tỷ lệ hài hòa với tầm thước con người
và hài hòa giữa các thành phần cấu tạo với nhau; 6) tính hình học (vuông, thẳng,

14
Nhà ở Bắc bộ đặc trưng bởi kết cấu cột – xà – kẻ (bẩy); nhà rường Trung bộ là kết cấu cột – kèo chồng –
xuyên/trính; nhà ở Nam bộ là kết cấu kèo – cột giữa/trụ (trính) – đòn đông.
25

nghiên, tam giác…) do quá trình thiết lập bộ khung kết cấu dựa trên các thước
chuẩn15; 7) tổ hợp theo phương ngang (3,5,7...gian) và chỉ cao 1 tầng.
Tuy nhiều điểm chung nhưng hình thức KTNO Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ
vẫn có sự khác nhau là do tác động của các yếu tố biến đổi như: nguồn vật liệu sử
dụng khác nhau; hình thức trang trí mỗi vùng mang đặc điểm riêng; sử dụng thước
chuẩn (modul) khác nhau; phương thức kết cấu thay đổi; con người sáng tạo không
giống nhau. Với kiến trúc, cùng một hiệp thợ nhưng mỗi công trình có vẻ đẹp riêng
[62, tr.10].
KTNO nông thôn truyền thống phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên nên
hình thức thẩm mỹ cũng phản ánh rõ nét mối liên hệ đó (giải pháp dung hòa với tự
nhiên). Trong môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhà ở Bắc bộ, Trung bộ và
Nam bộ hình thành 6 giải pháp thích ứng gồm: 1) thông gió tự nhiên nhằm giải
phóng lượng nhiệt tồn và làm mát không gian sinh hoạt, chống ẩm mốc. Vì vậy hình
thức cửa có kiểu “thượng song hạ bản” và luôn mở rộng về hướng gió; ngoài ra
còn sử dụng các tấm phên giại, mành che để cho gió xuyên qua nhưng vẫn hạn chế
tác hại của nắng. Phía trước hiên thường dựng hàng giại, chừa những gian để ra
vào thì treo mành, cũng có khi thay bằng những tấm liếp, sáo… để che mưa che
nắng mà không cản gió mát [62, tr.158]. Nhà ở Bắc bộ và Trung bộ ít mở cửa về
hướng Bắc, Tây và Đông; trong khi nhà ở Nam bộ có thể mở ra cả 4 hướng; 2) sử
dụng hàng hiên che nắng và mái nhà vươn xa khỏi mặt tường để hạn chế lượng
bức xạ mặt trời, kéo mái đua rộng xuống thấp che cho một phần tường đỡ bị nắng
nung và mưa xói mòn [62, tr.155]. Hàng hiên trong nhà ở Nam bộ bao quanh 4 mặt,
nhưng Trung bộ và Bắc bộ chỉ bố trí ở mặt trước; 3) sử dụng nguồn sáng gián tiếp
bằng hiện tượng khuếch tán qua một mặt cản (hiên, mái, phên, giại); 4) chống tạt
nước bằng hình thức mái nhà có độ dốc lớn, vươn xa. Nhà ở Bắc bộ thường có 2
mái bít dốc với độ nghiêng khoảng 350, nhà ở Trung bộ và Nam bộ thường 4 mái
(kiểu nửa chỏm), có độ nghiên lần lượt là 300 và 250 ; 5) vùng bóng râm dày và
đậm hình thành trên mặt nhà do sử dụng hàng hiên, mái đua; 6) chống ẩm cho nhà
ở bằng cách nâng nền cao hơn mặt sân từ 40 – 60 cm.
15
Bắc bộ sử dụng thước Tầm/Sàm, Trung bộ và Nam bộ dùng thước Nách;
26

Như vậy, thông qua việc tạo hình để thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm, KTNO Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ có một số đặc điểm giống nhau như:
mái dốc lớn, vươn xa; hàng hiên kéo dài trước mặt nhà; cửa mở rộng và tấm che có
dạng song thưa (cản nắng mà không cản gió); vùng bóng râm dày và đậm trên bề
mặt.
Tổng hợp biểu hiện giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức nhà ở nông thôn
truyền thống Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ được trình bày trong bảng 1.5

1.2.2 Nhà ở đô thị truyền thống

Giữa nông thôn và đô thị truyền thống có sự khác nhau về môi trường
cư trú - sản xuất, tác động làm chuyển đổi cấu trúc công năng và hình thức nhà ở.
Giai đoạn chuyển đổi đó được xem là phân khúc thứ nhất - sự lệch pha về không
gian. Nhà ở đô thị truyền thống mang hình thể đặc trưng là chiều ngang hẹp, chiều
sâu lớn và nhiều tầng (2 tầng); tuy nhiên vẫn chuyển tải đầy đủ những chức năng cơ
bản như tiếp khách, thờ cúng, nghỉ ngơi, giao tiếp, sản xuất.
Trong phân khúc này sẽ tiến hành nhận dạng biểu hiện giá trị VHTT theo sự
biến động mô hình nhà ở. Mục đích nhằm chứng minh giá trị văn hóa có tính
chuyển đổi để thích ứng với điều kiện tồn tại mới, được triển khai bằng các mẫu
chọn là nhà ở đô thị truyền thống Bắc bộ và Trung bộ. Nhà ở đô thị Nam bộ chủ
yếu do người nước ngoài (Pháp, Hoa, Ấn…) xây dựng nên không thuộc đối tượng
phân tích của luận án16.

1.2.2.1 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố công năng

Các chức năng của nhà ở đô thị truyền thống được tổ chức theo
chiều cao và chiều sâu, cũng là đặc điểm chung cho cả 2 vùng Bắc bộ [hình 1.8] và
Trung bộ [hình 1.9]. Do hạn chế về khả năng phát triển không gian cây xanh và mặt
nước nên yếu tố tự nhiên (tính dung hòa với tự nhiên) được thay thế bằng hình

16
Trong các nghiên cứu hiện nay không thấy đề cập đến nhà ở đô thị truyền thống Nam bộ (kiểu nhà phố
thị); đồng thời trong hệ thống các công trình được cấp chứng nhận di sản cũng không có tên hạng mục
này.
27

thức sân trong (giếng trời). Với hình thể dài và hẹp, cách tạo ra giếng trời giữa nhà
là giải pháp để thông thoáng và lấy sáng cho các phòng bên trong; đây là hình thức
chuyển tiếp cái sân trong nhà ở nông thôn truyền thống và là điển hình của nhà ở
kiểu ống [18]. Nhà ở Bắc bộ thường tổ chức 2 sân để tăng cường khả năng đối lưu
không khí. Hình thể ngôi nhà càng dài thì số lượng sân trong càng nhiều. Hàng hiên
được bố trí quay vào các sân này. Hướng của ngôi nhà không theo hướng gió mà
tùy thuộc vào đường giao thông. Nhà ở Trung bộ có 2 trục đường phía trước (dành
làm cửa hàng) và phía sau (tiếp cận bờ sông dành làm kho hàng). Nhìn chung, so
với nhà ở nông thôn thì giải pháp thích ứng khí hậu trong nhà ở đô thị mang tính thụ
động.
Tính chất sử dụng chung không gian (tính linh hoạt/đa năng) tiếp tục được
phát huy trong nhà ở đô thị truyền thống. Theo đó, các chức năng hoạt động triển
khai trong những không gian đồng nhất, ít ngăn chia và ít phòng ở cá nhân. Đối với
nhà phố xưa kia, không gian sử dụng thường mang tính đa năng, trong đó sự phân
bố và vận động của những không gian này phần lớn là quy ước, sự thay đổi đa dạng
trong chức năng đều có tính thời điểm…Ở đây, những khái niệm về “phòng” và
“buồng” chỉ tạm thời và được quy định theo thời điểm trong ngày hoặc mùa [26].
Giao thông theo kiểu xuyên phòng làm hạn chế các hoạt động riêng tư. Không gian
mua bán, sản xuất (tính sinh lợi) chiếm vị trí mặt trước, đẩy lùi không gian sinh
hoạt khác và làm gia tăng tính linh hoạt để lồng ghép các chức năng. Ngôi nhà
không chia buồng mà chia theo các gian cho từng công năng khác nhau [44]. Ngoài
ra, nhà ở đô thị còn có thể phân thành 2 vùng hoạt động riêng theo các tầng: tầng
trệt kết hợp giao tiếp, mua bán với các hoạt động nghỉ ngơi cơ bản (ăn uống, vệ
sinh..); tầng lầu dành cho sinh hoạt nội bộ gia đình.
Tuy có sự chuyển đổi mô hình cư trú nhưng truyền thống gia đình Việt vẫn
được duy trì trong nhà ở đô thị, thể hiện qua các giải pháp: 1) gian thờ tổ tiên không
còn chiếm vị trí trung tâm ngôi nhà nhưng vẫn được tổ chức trang trọng, thường
gắn liền với nơi tiếp khách; 2) không gian sum họp phân bố dàn trải theo nhiều chức
năng (ăn uống, giao tiếp, nghỉ ngơi, …), kéo dài từ trước ra sau nhà và lên trên tầng
lầu. Đặc tính không gian thiên về sử dụng chung tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ
28

giao tiếp giữa các thành viên và duy trì thiết chế gia đình bền vững. Hoạt động đối
ngoại (tính cộng đồng) trong nhà ở đô thị thu hẹp phạm vi do hạn chế về diện tích,
thường chỉ được triển khai trong phòng khách hoặc kết hợp giữa không gian mua
bán với tiếp khách. Phòng khách có thể đặt tại tầng trệt (Trung bộ) hoặc tầng lầu
(Bắc bộ). Thông qua cách bày trí cho thấy đây vẫn là không gian quan trọng của
nhà ở, gắn liền với gian thờ tổ tiên, thể hiện tính hiếu khách của người Việt.
Trên phương diện sở hữu, nhà ở đô thị là một đơn vị cư trú độc lập và được
xác định bởi các ranh giới cụ thể, khẳng định sự riêng tư của từng gia đình (tính tư
hữu). Các hoạt động hướng vào bên trong, chỉ có cửa hàng phía trước tiếp xúc với
đường phố. Ngôi nhà thị dân buôn bán, thủ công đa năng hơn và là một đơn vị khép
kín hơn ngôi nhà nông thôn [44]. Không gian phát triển theo hướng sử dụng chung
nên ít có phòng ở cá nhân, không ưu tiên cho các sinh hoạt riêng. Vì vậy, tính tư
hữu chưa tác động nhiều đến cấu trúc công năng nhà ở đô thị truyền thống.
Cũng giống nhà ở nông thôn, văn hóa thờ cúng trong nhà ở đô thị tổ chức đa
dạng với nhiều vùng không gian khác nhau (thờ tổ tiên, thờ gia thần…). Tuy nhiên
cách thức bố trí linh hoạt hơn để thuận tiện sắp xếp các chức năng khác. Nhà ở Bắc
bộ đặt gian thờ tổ tiên trên tầng lầu (phía nhà trước) còn Trung bộ đặt tại tầng trệt
(liền sau cửa hàng) và hướng vào sân trong. Như vậy, gian thờ tổ tiên trong nhà ở
đô thị đã có sự chuyển đổi để phù hợp với điều kiện cư trú mới mà không nhất thiết
chiếm vị trí trung tâm và hướng ra bên ngoài.
Do đặc thù về khu đất nên ứng dụng thuật phong thủy trong nhà ở đô thị cũng
có nhiều thay đổi, hướng nhà do trục đường giao thông quyết định. Tuy nhiên, cấu
trúc ngôi nhà vẫn duy trì số gian lẻ (tam tài); nhà ở Bắc bộ và Trung bộ đều là
những ngôi nhà 3 gian mặc dù có chiều ngang không lớn.
Tóm lại, các giá trị văn hóa của nhà ở nông thôn truyền thống hầu hết đều
được chuyển đổi vào trong nhà ở đô thị, tuy biểu hiện có khác nhau nhưng vẫn phát
huy tác động lên cấu trúc công năng. Đó là những giá trị: tính linh hoạt/đa năng,
tính sinh lợi, tính cộng đồng, tính tư hữu, văn hóa thờ cúng, truyền thống gia đình
Việt,. Điểm khác nhau cơ bản là không gian nhà ở đô thị tổ chức linh hoạt hơn,
không tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đối xứng, trước - sau, chính – phụ như
29

trong nhà ở nông thôn. Đặc biệt, không gian sinh lợi chiếm vị trí phía trước nhà đã
đẩy lùi các chức năng khác vào sâu bên trong, làm cho tính linh hoạt/đa năng phát
triển mạnh. Ngoài ra, trong nhà ở đô thị có 3 giá trị suy giảm mức độ can thiệp là:
tính dung hòa với tự nhiên, tính hiếu khách và thuật phong thủy.
Biểu hiện của sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong yếu tố công năng từ nhà ở
nông thôn sang nhà ở đô thị truyền thống được tổng hợp trong bảng 1.6.

1.2.2.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa trong yếu tố hình thức

Tiếp tục áp dụng cách phân tích tương tự nhà ở nông thôn để
nhận dạng biểu hiện giá trị văn hóa trong hình thức kiến trúc nhà ở đô thị truyền
thống Bắc bộ [hình 1.10] và Trung bộ [hình 1.11].
Về yếu tố kỹ thuật truyền thống, nhà ở đô thị kế thừa giải pháp sử dụng vật
liệu địa phương, sản xuất thủ công và phương thức tháo ráp các cấu kiện điển hình.
Chủng loại vật liệu thay đổi theo từng khu vực: Bắc bộ sử dụng tường gạch, mái lợp
ngói ta, khung kết cấu bằng gỗ soan hoặc mít, nền lát gạch Bát Tràng; Trung bộ xây
tường gạch, mái lợp ngói âm dương, khung kết cấu bằng gỗ mít, kiền kiền, chua…,
nền lát gạch tráng men. Ngoài ra, hệ thống cửa bức bàn đóng mở linh hoạt cũng tiếp
tục được ứng dụng. Sự khác nhau giữa nhà ở nông thôn và đô thị nằm trong kết cấu
nhiều tầng. Do tính chất chịu lực phức tạp nên hệ khung cấu trúc giảm bớt yếu tố
thừa, đồng thời giảm số lượng mô típ trang trí; bắt đầu xuất hiện tường chịu lực
(Bắc bộ). Sự sáng tạo trong tạo hình kết cấu và sử dụng vật liệu làm cho hình thức
nhà ở đô thị không giống nhà ở nông thôn. Giữa nhà ở Bắc bộ và Trung bộ cũng
không hoàn toàn giống nhau.
Các quy luật của nghệ thuật tạo hình nhà ở nông thôn được chuyển đổi gần
như đầy đủ trong nhà ở đô thị truyền thống; theo đó có tới 6/7 yếu tố tạo hình giữ
nguyên mức độ tác động là tính hình học, tính đối xứng, tỷ lệ hài hòa, tính vần điệu,
màu sắc tự nhiên, trang trí hoa văn. Mặc dù phát triển về chiều cao nhưng nhà ở đô
thị vẫn duy trì tỷ lệ hài hòa giữa con người với công trình thông qua việc sử dụng
mái đua để phân vị các tầng. Hình thể ngôi nhà tuân theo quy tắc đối xứng với cấu
trúc 3 gian và là tổ hợp của các đường ngang, thẳng, ô vuông, chữ nhật, mái dốc (2
30

mái). Các yếu tố này tạo nên sự cân đối và vần điệu cho bề mặt công trình.
Trong việc thích ứng với điều kiện khí hậu (giải pháp dung hòa với tự nhiên),
nhà ở đô thị truyền thống kế thừa giải pháp tạo hình của nhà ở nông thôn nhưng
chuyển đổi để phù hợp với hình dạng mới. Đó là: sử dụng các cấu trúc dạng ô lưới
thông gió cho cửa và đỉnh tường; lắp dựng mái đua, hàng hiên che nắng, chống mưa
tạt và tạo bóng râm trên bề mặt; nền nhà nâng cao để chống ẩm.
Như vậy, xét trên phương diện hình thức thì nhà ở đô thị truyền thống chịu tác
động của các yếu tố tạo hình có nguồn gốc từ nhà ở nông thôn. Sự chuyển đổi đó
được tổng hợp trong bảng 1.7.

1.3 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở tại các
đô thị lớn Việt Nam hiện nay

Tinh thần kế thừa giá trị văn hóa truyền thống tạo nên động lực làm chuyển
đổi biểu hiện trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay. Đây được
xem là phân khúc thứ hai - sự lệch pha về thời gian. Nếu tính từ nhà ở nông thôn
truyền thống thì toàn bộ quá trình trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn đầu là sự chuyển
đổi môi trường cư trú từ nông thôn lên đô thị truyền thống; giai đoạn thứ 2 là từ đô
thị truyền thống đến đô thị hiện đại. Trong thế kỷ XXI, những thay đổi lớn trên
nhiều lĩnh vực xã hội đã chi phối vai trò và sức ảnh hưởng của VHTT; vì vậy, nhận
diện các biểu hiện là cơ sở thực tiễn chứng minh khả năng tác động liên tục của
VHTT đến sự phát triển kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam. Nội dung này triển khai
theo 3 loại hình nhà ở tiêu biểu là nhà phố, chung cư và biệt thự.
Luận án xác định phạm vi khảo sát trong các đô thị lớn vì tính chất phân cấp
đô thị Việt Nam hiện nay rất đa dạng, cho nên nhiều đô thị không hội tụ đầy đủ 3
loại hình nhà ở tiêu biểu nói trên. Hơn nữa, có thể trong những đô thị cấp II, III vẫn
đáp ứng được tiêu chí này thì mức độ hoàn thiện cấu trúc công năng và vai trò tiên
phong về tạo hình thẩm mỹ còn nhiều hạn chế, chưa khái quát sự đối trọng giữa tính
hiện đại và truyền thống cũng như những khả năng can dự của văn hóa trong điều
kiện phát triển kiến trúc nhà ở đương đại.
31

Quá trình phân tích tác động và biểu hiện VHTT được nhận diện từ thực tế
phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam. Vì tính chất đặc thù địa
phương trong hầu hết các đô thị có xu hướng bị phá vỡ17 nên luận án không đặt mục
tiêu tiếp cận từng đô thị cụ thể mà hàm ý tổng hợp các biểu hiện chung nhất, tìm
hiểu vai trò can thiệp của văn hóa ứng với mỗi loại hình nhà ở tiêu biểu (nhà phố,
chung cư, biệt thự), có thể nhận thấy trong bất kỳ đô thị lớn nào (Hà Nội, Đà Nẵng,
Tp Hồ Chí Minh…). Ảnh hưởng mạnh mẽ của toàn cầu hóa làm cho sự phát triển
nhà ở dần xóa bỏ ranh giới khu vực, hướng đến đáp ứng nhu cầu sử dụng không
gian tiện nghi, hiện đại với các hình thức thẩm mỹ mới lạ, thể hiện vai trò sáng tạo
cá nhân và công nghệ xây dựng. Vì vậy, việc phân định tính chất “địa văn hóa” rất
khó được thực hiện18 (điều này trái ngược với kiến trúc nhà ở truyền thống). Trong
bối cảnh chung đó, luận án tập trung phân tích đặc điểm cấu trúc công năng và hình
thức thẩm mỹ để phát hiện các quy luật chi phối có tính “ẩn danh” – là nhân tố tác
động đến sự tạo thành kiến trúc nhà ở truyền thống và đương đại. Những quy luật
này, nếu được phát hiện, sẽ chứng minh tính kế thừa liên tục giá trị VHTT; đồng
thời cho thấy sự linh hoạt chuyển đổi để phù hợp với điều kiện tồn tại mới; tạo tiền
đề cho các nghiên cứu tiếp theo (chọn lọc và xây dựng mô hình khai thác trong
Chương II, III).

1.3.1 Nhà phố (nhà ở liên kế mặt phố)

1.3.1.1 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng

Tính dung hòa với tự nhiên [hình 1.12a] là một trong những giá trị

17
“Có dịp đi đường bộ qua một loạt đô thị mới ở miền Bắc, miền Trung cũng như miền Nam ai cũng thấy là
không thể phân biệt được nữa. Không nhớ được những nơi mình đã đi qua nữa. Sự giống nhau của các
đô thị mới, đường phố mới, trung tâm mới, công trình mới thật thảm hại. Các đô thị phát triển bất chấp
các đặc trưng và truyền thống, làm tiêu tán nhiều giá trị văn hoá địa phương” - (Lược trích bài viết của
Kts Dương Hồng Hiến trong trang điện tử Http://ashui.com/mag/tuongtac/goc-nhin với chủ đề “Kiến trúc
đô thị và những bản sao tạp nham”;
18
“Trong xu hướng toàn cầu hoá, việc xoá nhoà ranh giới “địa văn hoá” của kiến trúc là một nguy cơ. Nỗi
lo về việc xoá nhoà hình ảnh đặc thù, nét riêng của từng đô thị khác nhau là có thật khi mà Singapore và
Hong Kong không khác nhau mấy, TP.HCM sẽ không khác gì Đà Nẵng với các công trình kiến trúc lặp
lại nét tân kỳ của Thượng Hải hay Quảng Châu” - (Lược trích tham luận của nhà phê bình mỹ
thuật Nguyễn Quân tại Diễn đàn kiến trúc sư châu Á - ARCASIA Forum 16 với chủ đề “Đô thị châu Á
thế kỷ 21”).
32

ưu tiên hàng đầu của quá trình thiết lập nhà ở, được kế thừa qua các giai đoạn phát
triển cho đến hiện nay. Phát huy ảnh hưởng của đặc tính này lên công năng nhà phố
có thể đem đến sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo; biểu hiện bằng
sự chuyển tiếp hình thức sân trong (giếng trời) và không gian xanh. Sân được bố trí
giữa nhà tạo nên khoảng trống để đối lưu không khí và giải quyết yêu cầu chiếu
sáng. Đây là điểm đặc trưng của loại nhà ở có hình thể dài và hẹp, thường thấy
trong các đô thị Việt Nam. Ngoài ra, không gian xanh cũng được tổ chức linh hoạt
theo nhiều vị trí: sân trước, sân sau, sân thượng, trên tường hoặc xen cài vào các
không gian sử dụng chung và riêng. Mối liên hệ giữa không gian xanh với chức
năng nhà phố đa dạng và phong phú hơn nhà ở đô thị truyền thống, gia tăng tính
thẩm mỹ thông qua nghệ thuật vườn cảnh và non bộ. Bên cạnh đó, các hình thức
không gian đệm (hiên/logia) cũng tiếp tục được vận dụng để thích ứng với điều kiện
khí hậu nhiệt đới, kết hợp với nghỉ ngơi và ngắm cảnh. Tùy theo loại hình nhà phố19
mà tính dung hòa tự nhiên đạt các cấp độ phát triển khác nhau, chuyển dần từ thụ
động (giống nhà ở đô thị truyền thống) sang chủ động thích ứng.
Hình thể nhà phố có xu hướng giới hạn chiều dài và phát triển theo chiều cao,
phân chia chức năng theo các tầng. Không gian có tính chất sử dụng chung, hướng
ngoại thường bố trí tại tầng thấp và không gian sử dụng riêng, hướng nội đặt trên
tầng cao. Điều này giúp hoạch định khu vực sinh hoạt rõ ràng, giảm thiểu sự ảnh
hưởng đan xen giữa các chức năng có tính chất hoạt động khác nhau. Không gian sử
dụng chung (tiếp khách, sinh hoạt, ăn uống, giải trí nghe nhìn, thờ cúng,…) tiếp tục
phát triển hình thức không gian mở nhằm gia tăng hiệu quả và tiện nghi nhà ở, thể
hiện sự tác động của tính linh hoạt/đa năng [hình 1.12b]. Ngoài ra, đặc tính này
còn có khả năng can thiệp sâu hơn vào không gian sử dụng riêng (phòng ngủ, không
gian chuyên dụng) để tối ưu hóa nhu cầu cá nhân theo hướng sử dụng tại chỗ, giảm
thời gian di chuyển. Biểu hiện đặc trưng là phòng ngủ chuyển từ tính chất đơn năng
sang đa năng, trở thành “tiểu tổ hợp” nghỉ ngơi – giải trí – làm việc, độc lập với các
chức năng hoạt động bên ngoài. Như vậy, tính linh hoạt/đa năng trong nhà phố đã
có bước chuyển đổi đa dạng hơn nhà ở đô thị truyền thống, triển khai trên cả 2 vùng
19
Có 2 loại hình nhà phố tiêu biểu trong các đô thị Việt Nam là nhà phố cư trú và nhà phố thương mại;
33

không gian sử dụng chung và riêng.


Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù biến động về cấu trúc với xu hướng tan rã
của gia đình nhiều thế hệ, nhưng thực tế vẫn cho thấy tính kế tục các mối quan hệ
truyền thống. Văn hóa gia đình đang chuyển sang hiện đại song vẫn không thể tách
rời những giá trị truyền thống [16]. Vì vậy, công năng nhà phố tiếp tục thiết lập
không gian để đáp ứng nhu cầu văn hóa nói trên (truyền thống gia đình Việt) [hình
1.13]. Thờ cúng tổ tiên được tổ chức trong không gian riêng hoặc kết hợp với không
gian sinh hoạt chung. Hoạt động sum họp thành viên phân bố đa dạng trong nhiều
không gian chức năng khác nhau, trải rộng từ sinh hoạt nghỉ ngơi cơ bản cho đến
các hình thức giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp nhằm tăng cường, gắn kết mối quan hệ
huyết thống và kế thừa truyền thống gia đình. Bên cạnh gian thờ tổ tiên còn có
không gian thờ thần, thay đổi tùy theo tín ngưỡng tâm linh của đối tượng sử dụng
nhà ở (văn hóa thờ cúng).
Sự phát triển năng động của kinh tế, văn hóa, xã hội trong giai đoạn hiện nay
tạo động lực nâng cao vai trò cá nhân, hướng đến đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn
biến đổi của con người. Nguyên nhân này tác động trực tiếp xu hướng phát triển
không gian sử dụng riêng (tính tư hữu) [hình 1.13] trong công năng nhà phố, tạo ra
sự khác biệt cơ bản so với nhà ở đô thị truyền thống. Số lượng phòng ngủ cá nhân
và các phòng chức năng chuyên dụng (phòng làm việc riêng, phòng sáng tác nghệ
thuật, phòng trưng bày cá nhân…) đang ngày càng gia tăng; trong mức phát triển
cao có thể vượt quá số người sử dụng. Như vậy, tính tư hữu đã chuyển đổi vai trò để
trở thành một trong những tác nhân chính chi phối công năng nhà phố.
Kế thừa tính cộng đồng [hình 1.13] của nhà ở truyền thống, chức năng giao
tiếp đối ngoại tiếp tục đóng vai trò quan trọng, thể hiện bằng sự phát triển đa dạng
các hình thức không gian. Hoạt động đối ngoại không chỉ giới hạn trong phạm vi
phòng khách mà có xu hướng gia tăng theo sự mở rộng chức năng nhà phố. Bên
cạnh kiểu sinh hoạt truyền thống (trò chuyện, uống trà), nhà ở ngày nay còn hình
thành không gian giải trí (karaoke, xem phim, chơi cờ, ngắm vườn cảnh…), nghỉ
dưỡng (mát xa, tắm hơi, ăn uống…) có tính sử dụng chung, dành cho các đối tượng
cả bên trong lẫn bên ngoài gia đình. Như vậy, tùy theo nhu cầu mà tính cộng đồng
34

được duy trì trong không gian giao tiếp đơn thuần hoặc phát triển sâu hơn vào các
không gian chức năng khác.
Đối với nhà phố thương mại, hoạt động sinh lợi (thương mại, dịch vụ, văn
phòng) thường bố trí tại tầng trệt, đẩy lùi các chức năng khác vào bên trong và lên
trên tầng cao; thể hiện sự kế thừa tính sinh lợi của nhà ở đô thị truyền thống. Đây
cũng là tác nhân dẫn đến sự phát triển không ngừng của loại hình nhà ở này trong
các đô thị lớn Việt Nam; ngoài khả năng sinh lợi, nó còn gây ra nhiều ảnh hưởng
tiêu cực đối với mỹ quan. Bức tranh đô thị trở nên hỗn độn như một bảng pallete
lấm màu, hệ quả là thẩm mỹ của kiến trúc đô thị bị phá vỡ kéo theo những bất cập
về môi trường văn hoá xã hội [24].
Ứng dụng thuật phong thủy trong xây dựng có tác dụng định vị hướng bếp,
hướng cửa, gian thờ,… Nguyễn Đức Thiềm cho đó như là xu hướng văn hóa trở về
với thiên nhiên [56, tr.159]. Nhìn chung, ảnh hưởng của của giá trị văn hóa này lên
cấu trúc công năng không đem lại nhiều biểu hiện để nhận diện.
Tóm lại, bằng các phân tích trên cho thấy VHTT vẫn tiếp tục được kế thừa
trong yếu tố công năng nhà phố; biểu hiện trên 2 xu hướng có tính tăng cường hoặc
suy thoái tùy thuộc vào đặc điểm của từng giá trị văn hóa [bảng 1.8].

1.3.1.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức

Hình thức nhà ở ngày nay chịu tác động của 2 yếu tố có tính phát
triển năng động là công nghệ và sự sáng tạo, thiết lập nên các thể thức thẩm mỹ
mới phù hợp với xu thế chung toàn cầu. Vai trò của công nghệ can thiệp trực tiếp
đến giải pháp tạo hình nhà ở thông qua ứng dụng vật liệu và kỹ thuật xây dựng tiến
bộ. Tính sáng tạo cá nhân đem đến sự phong phú và đa dạng hình thức thẩm mỹ.
Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay, nếu thiếu sự đối trọng của yếu tố truyền thống
sẽ dễ dẫn đến tình trạng quy đồng các giá trị, làm suy yếu khả năng nhận diện bản
sắc kiến trúc. Vì vậy, nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam cần tiếp tục kế thừa truyền
thống, đồng thời chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Trên quan
điểm đó, việc nhận diện biểu hiện thẩm mỹ kiến trúc nhà phố là nhằm phát hiện các
tiềm năng để duy trì và phát huy trong hiện tại và tương lai.
35

Yếu tố kỹ thuật luôn song hành với những tiến bộ của kiến trúc nhà ở và có
thể xem là nhân tố đại diện cho các giai đoạn phát triển. Vì vậy, việc ứng dụng kỹ
thuật truyền thống trong lắp dựng không còn phù hợp với điều kiện hiện nay; tuy
nhiên giá trị này vẫn có thể được khai thác thông qua hình thức sử dụng vật liệu tự
nhiên [hình 1.14a] sản xuất thủ công. Một số xu hướng kiến trúc thế giới (kiến trúc
Hữu cơ, Bản địa mới, Sinh thái,…) xem đây như là phương thức đem lại mỹ cảm
truyền thống cho các công trình hiện đại. Ngoài ra, tính cơ động [hình 1.14b] của
các cấu trúc dịch chuyển như khung cột, cửa, phên giại,… đang có xu hướng được
ứng dụng rộng rãi; chuyển đổi thành thể thức mái, mái hiên, ô văng di động; hệ
thống lam và cửa linh hoạt thay đổi góc che nắng.
Nghệ thuật tạo hình truyền thống là yếu tố có nhiều khả năng chuyển đổi, thể
hiện thông qua các quy luật thẩm mỹ sau: 1) tính hình học [hình 1.14c] của nhà ở
truyền thống là các dạng đường (thẳng, ngang, xiên) và mặt (mặt phẳng, mặt
nghiên, mặt lưới); được tổ hợp thành cấu trúc mái, thân và nền. Sự sáng tạo hình
thức nhà phố trên tinh thần chuyển đổi các đặc điểm hình học nói trên giúp tăng
cường khả năng nhận diện “tính quen thuộc” của nhà ở truyền thống; 2) tính đối
xứng [hình 1.14c] cũng là quy luật thẩm mỹ tiêu biểu của kiến trúc nhà ở truyền
thống, đang tiếp tục được khai thác trong giải pháp tạo hình nhà ở đương đại; 3)
tính vần điệu [hình 1.14d] diễn đạt thành thể thức đồng dạng hoặc lặp lại của các
yếu tố cấu tạo. Đây không chỉ là đặc trưng riêng của nhà ở truyền thống Việt Nam
mà còn là giá trị nghệ thuật tạo hình chung, có tác dụng duy trì sự trật tự và thống
nhất. Vì tính vần điệu mang cả 2 thuộc tính truyền thống và hiện đại nên vẫn còn
được ứng dụng; 4) tỷ lệ hài hòa [hình 1.14d] là sự tương quan về kích thước giữa
nhà ở với con người và giữa các thành phần cấu tạo với nhau, thể hiện rõ nét trong
công trình kiến trúc truyền thống. Tuy nhiên, hình dáng nhà phố có xu hướng phát
triển đột biến về chiều cao nên tiềm ẩn khả năng phá vỡ quy luật nói trên; vì vậy
hiện nay xuất hiện giải pháp sử dụng mái đua trên các tầng để chia nhỏ tỷ lệ và kéo
gần cảm giác về khoảng cách.
Giải pháp tạo hình để thích ứng với điều kiện tự nhiên cũng là đối tượng chịu
ảnh hưởng từ truyền thống (tính dung hòa với tự nhiên), biểu hiện trong các hình
36

thức cụ thể sau: 1) thông gió tự nhiên [hình 1.14e]: mở rộng cửa về hướng gió, sử
dụng cấu trúc dạng ô lưới để thông gió như cửa chớp, lam kim loại, tường 2 lớp,
tường hoa; 2) che nắng, chiếu sáng tự nhiên, tạo vùng bóng râm [hình 1.14f]:
thiết lập các không gian đệm có chiều sâu lớn như hiên, logia; sử dụng cấu trúc mái,
ô văng đua xa khỏi mặt nhà; các dạng lam di động và tường hoa làm cho ánh sáng
bị khuếch tán; 3) chống mưa tạt, chống ẩm [hình 1.14f]: để thoát nước nhanh và
chống mưa tạt vào kết cấu, nhà phố sử dụng mái đua, ô văng, hiên che với chức
năng giống như nhà ở truyền thống. Nền được tôn cao so với mặt sân để chống ẩm,
làm cho hình dáng ngôi nhà trở nên vững chắc.
Sự chuyển đổi giá trị VHTT trên phương diện hình thức được tổng hợp trong
bảng 1.9.

1.3.2 Nhà ở biệt thự

Biệt thự là loại hình nhà ở dẫn đầu về chất lượng thẩm mỹ và tiện nghi
sinh hoạt, hội tụ nhiều tiềm năng để các giá trị VHTT tham dự và phát huy. Đây
cũng là môi trường cho tiến bộ công nghệ và sự sáng tạo có tính thời đại được áp
dụng. Vì vậy, bằng việc phân tích biểu hiện trong kiến trúc biệt thự có thể tiếp tục
chứng minh xu hướng kế thừa giá trị VHTT trong kiến trúc nhà ở giai đoạn hiện
nay.

1.3.2.1 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng

Nhà ở biệt thự có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy giải pháp
thích ứng với tự nhiên (tính dung hòa tự nhiên) [hình 1.15a]. Đối với khu đất có
diện tích lớn, không gian công năng có thể tổ chức phân tán giống nhà ở nông thôn
truyền thống nhằm tăng cường khả năng thống gió và chiếu sáng. Theo đó, không
gian xanh và mặt nước được bố trí xung quanh hoặc xen cài vào không gian ở làm
cho môi trường cư trú gắn kết hài hòa với thiên nhiên. Đây là ưu thế mà các loại
hình nhà ở khác không thể đạt được. Ngoài giá trị sinh thái, không gian thiên nhiên
còn nâng cao chất lượng thẩm mỹ bằng nghệ thuật trang trí vườn cảnh và non bộ;
37

đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động nghỉ dưỡng (hồ bơi, ăn uống ngoài trời, thể
thao, ngắm cảnh, vui chơi trẻ em…), đem lại tiện nghi cao cấp cho người sử dụng.
Nhìn chung, các không gian chức năng quan trọng đều có xu hướng mở ra bên
ngoài để cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo. Bên cạnh đó, biệt thự còn
kế thừa giải pháp không gian đệm (hiên/logia) trong nhà ở truyền thống để thích
ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới, kết hợp nghỉ ngơi với nghệ thuật trang trí tiểu
cảnh. Như vậy, nhà ở biệt thự đã chủ động tăng cường tính dung hòa tự nhiên của
nhà ở truyền thống, mở rộng sự can thiệp từ không gian chung cho đến không gian
riêng bằng nhiều hình thức phong phú như: vườn bên ngoài, vườn bên trong, vườn
trên tường, vườn trên mái.
Do yêu cầu tiện nghi sinh hoạt cao cấp nên công năng nhà ở biệt thự loại trừ
hoàn toàn tính chất sử dụng chung theo kiểu tất cả chức năng dồn nén trong một
không gian (đặc thù của nhà ở truyền thống). Các chức năng chính (nghỉ ngơi, giao
tiếp, giáo dục, làm việc..) được phân chia theo những nhóm không gian độc lập. Các
hoạt động có tính chất bổ trợ nhằm nâng cao mức độ tiện nghi được sắp đặt trong
một không gian chung20. Ngoài ra, nhà ở biệt thự còn hình thành không gian nghỉ
ngơi năng động21, có thể phá vỡ tính phân cấp nói trên để tham dự vào mọi chức
năng chính và làm gia tăng hiệu quả sử dụng thời gian rỗi. Việc sử dụng thời gian
rỗi theo truyền thống được bổ sung bằng nhiều dạng thức mới mẻ, hiện đại và được
hỗ trợ bởi những hình thức giải trí nhiều tiện ích [12]. Như vậy, đặc điểm cấu trúc
không gian vừa có tính phân li vừa có tính linh hoạt/đa năng [hình 1.15b]. Không
gian sử dụng chung triển khai cùng các nhóm chức năng chính tiếp tục vận hành
theo nguyên tắc đa năng. Không những vậy, không gian sử dụng riêng (phòng ngủ,
phòng chuyên dụng) cũng phát huy đặc tính này lên mức cao hơn, đáp ứng nhu cầu
phát triển cá nhân. Theo đó, phòng ngủ không còn mang tính đơn năng thuần nhất
mà chuyển đổi thành tổ hợp đa chức năng (nghỉ ngơi – giải trí – làm việc), tách biệt

20
Ví dụ: phòng khách có thể bao gồm không gian tiếp khách, nghe nhạc, chơi cờ, quầy bar, trưng bày nghệ
thuật, tiểu cảnh – không gian xanh … có tác dụng nâng cao tiện nghi của chức năng giao tiếp.
21
Nghỉ ngơi thụ động là các hoạt động để đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản của con người như ăn, ngủ, vệ
sinh…; Nghỉ ngơi năng động là các hoạt động nhằm hướng đến sự phát triển thể chất (vận động thể thao,
nghỉ dưỡng tự do) và tinh thần của con người (hoạt động sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, hoạt động
giải trí, hoạt động làm đẹp, hoạt động tâm linh);
38

với sinh hoạt bên ngoài và thiết lập theo sở thích của đối tượng sở hữu (tính tư
hữu) [hình 1.17]. Mục đích chuyển đổi nhằm giải quyết yêu cầu sử dụng tại chỗ,
giảm thời gian di chuyển, tích hợp nhiều chức năng để đạt mức tiện nghi cao cấp22.
Ngoài ra, nhà ở còn có các phòng chuyên dụng, mở rộng nhu cầu sinh hoạt cá nhân
ra ngoài phạm vi phòng ngủ. Tổng hợp trên cả hai tính chất sử dụng chung và riêng
cho thấy công năng biệt thự có thể đáp ứng đầy đủ chức năng cần thiết cho các cấp
độ nhu cầu, thỏa mãn tối đa sự phát triển thể chất và tinh thần của đối tượng sử
dụng. Điều này chứng minh sự gia tăng vai trò tác động của hai giá trị VHTT là tính
linh hoạt/đa năng và tính tư hữu.
Chức năng giao tiếp (tính cộng đồng) [hình 1.16] của nhà ở biệt thự được
phát triển trong một nhóm không gian riêng, đóng vai trò quan trọng để tổ chức các
hoạt động đối ngoại. Do khả năng mở rộng diện tích và đáp ứng tiện nghi cao cấp
nên không gian giao tiếp có bước chuyển đổi vượt bậc so với nhà ở truyền thống.
Hình thức giao tiếp không chỉ bó hẹp trong phòng khách mà còn xuất hiện các
phòng/không gian chức năng mới để làm phong phú thêm hoạt động này, đồng thời
phá vỡ tính hướng ngoại của không gian truyền thống. Các loại hình nhà ở cao cấp
ngày nay có xu hướng kết hợp giữa hoạt động giao tiếp thông thường với hoạt động
nghỉ dưỡng, giải trí; nghĩa là cùng sử dụng các tiện ích sinh hoạt có tính nội bộ như:
bơi lội, ăn uống, mát xa, thể dục thẩm mỹ, xem phim, nghe nhạc, ngắm cảnh,
thưởng thức nghệ thuật, làm việc, đọc sách… Điều này thúc đẩy sự ra đời các
không gian chức năng mới như: phòng ăn tiếp khách, phòng ngủ khách, giao tiếp
ngoài nhà (chòi nghỉ, sân vườn)... Như vậy, sự can thiệp của tính cộng đồng phát
triển sâu hơn vào không gian sinh hoạt gia đình, làm xóa mờ tính phân lập giữa hoạt
động đối nội và đối ngoại; chứng minh vai trò tác động tăng cường của hai giá trị
VHTT là tính cộng đồng [hình 1.16] và tính hiếu khách.
Cùng với nghỉ ngơi và giao tiếp, công năng nhà ở biệt thự còn tạo điều kiện
phát triển chức năng giáo dục truyền thống gia đình, triển khai trong không gian thờ
cúng tổ tiên và sum họp thành viên. Hoạt động thờ cúng tổ tiên là để kế thừa “tâm

22
Phòng ngủ có thể là một tổ hợp gồm không gian ngủ, trang điểm, làm việc, thể thao nhẹ, giải trí nghe
nhìn, ghế ngồi, tiểu cảnh – không gian xanh, vệ sinh (cũng có tính tổ hợp).
39

thức” gia đình truyền thống thông qua tưởng nhớ và ghi ơn (có tính chất tĩnh); hoạt
động sum họp nhằm duy trì khuôn mẫu gia đình hiện tại bằng giáo dục con cái và
phát huy kinh nghiệm (có tính chất động). Giữa hai hoạt động này khác nhau về tính
chất động và tĩnh, làm cho không gian của nó cũng mang đặc tính tương tự. Nhà ở
biệt thự thường thiết lập nơi thờ cúng tổ tiên trong không gian trang nghiêm, tách
rời các sinh hoạt khác và thể hiện sự tôn kính. Ngoài ra, hình thức thờ cúng cũng
bao gồm tín ngưỡng và tôn giáo, phân bố trong nhiều vùng không gian khác nhau
để phù hợp với văn hóa đa thần (văn hóa thờ cúng). Không gian sum họp phát triển
năng động, kết hợp nhiều chức năng nhà ở nhằm gia tăng sự tiếp xúc giữa các thành
viên; đồng thời chuyển đổi đa dạng hình thức giao tiếp bằng cách sử dụng chung
tiện nghi sinh hoạt. Khi đó, việc phát huy truyền thống gia đình đi kèm với hoạt
động nâng cao thể chất và tinh thần. Như vậy, truyền thống gia đình Việt [hình
1.16] tiếp tục góp phần định hình công năng nhà ở biệt thự.
Trên phương diện kinh tế, nhà ở biệt thự không duy trì hoạt động thương mại
mua bán giống nhà phố mà chuyển đổi theo mô hình văn phòng, bố trí trong không
gian độc lập nhất định. Tuy nhiên đây cũng không phải là không gian đặc thù của
loại hình nhà ở cao cấp này. Trong thời đại thông tin hiện nay thì hình thức sinh lợi
truyền thống có thể chuyển đổi thành không gian làm việc tại nhà, sử dụng cho cả 2
mục đích sử dụng chung và riêng, kéo dài đến từng phòng ở cá nhân. Sự chuyển đổi
nói trên tác động đến công năng biệt thự làm xuất hiện 2 tổ hợp cấu trúc “nghỉ ngơi
– giải trí – làm việc”, phân bố theo các không gian chức năng là: “đại cấu trúc nhà
ở” và “tiểu cấu trúc phòng ở”. Nhìn chung, tính sinh lợi của nhà ở truyền thống đã
suy thoái hoặc chuyển đổi hoàn toàn trong công năng biệt thự.
Vận dụng thuật phong thủy có thể đưa đến một số biểu hiện giống nhà ở
truyền thống như: hướng nhà quay theo hướng gió mát, cổng ngõ lệch hướng nhà
chính. Ngoài ra nó còn được dùng để định vị các không gian chức năng; tuy nhiên
sự tác động đó khó nhận diện và có sự thay đổi tùy theo đối tượng sở hữu, không
mang tính phổ quát.
Sự chuyển đổi giá trị VHTT trên phương diện công năng nhà ở biệt thự được
tổng hợp trong bảng 1.10.
40

1.3.2.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức

Hình thức thẩm mỹ nhà ở biệt thự hiện nay phát triển phong phú và
đa dạng, thể hiện khả năng vận dụng linh hoạt các thủ pháp tạo hình và những tiến
bộ công nghệ xây dựng. Tuy nhiên, bên cạnh xu hướng thẩm mỹ mới, hình thức
kiến trúc biệt thự vẫn chọn lọc giá trị truyền thống để kế thừa và phát huy trong các
đô thị lớn Việt Nam.
Đặt trong điều kiện tương tự nhà phố, quá trình xây dựng biệt thự không thể
ứng dụng phương thức lắp dựng thủ công của nhà ở truyền thống. Thay vào đó, yếu
tố kỹ thuật truyền thống được duy trì bằng hình thức sử dụng vật liệu tự nhiên
[hình 1.18a] cho cả 2 mục đích xây lắp và trang trí. Nhờ vào chất cảm bề mặt có
thể đem đến vẻ đẹp thô mộc và giản dị, gợi nhắc mỹ cảm nhà ở truyền thống. Cấu
trúc sử dụng vật liệu tự nhiên cũng đa dạng theo các vị trí, mở rộng phạm vi khai
thác từ nền, cửa, tường, các dạng bao che đặc thù (lam, tường hoa), khung cột cho
đến mái nhà. Bằng thể thức tạo hình có tính sáng tạo, vật liệu tự nhiên vừa thể hiện
vẻ đẹp hiện đại nhưng vừa duy trì tinh thần truyền thống. Ngoài ra, tính cơ động
[hình 1.18b] cũng được ứng dụng cho nhiều chi tiết cấu tạo như: mái, mái hiên, ô
văng di động; hệ thống lam và cửa có thể dịch chuyển góc chiếu sáng. Như vậy, bên
cạnh loại trừ giải pháp xây dựng không phù hợp thì tính cơ động và vật liệu tự nhiên
tiếp tục được ứng dụng trong loại hình nhà ở cao cấp của Việt Nam.
Các quy luật thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình được chuyển đổi trong kiến
trúc biệt thự có khả năng đem lại hiệu quả cao cho việc nhận diện. Sử dụng yếu tố
này cũng dễ dẫn đến tình trạng sao chép, tuy nhiên nếu được vận dụng linh hoạt sẽ
góp vai trò quan trọng để giữ gìn giá trị truyền thống và bản địa. Đó là: 1) tính hình
học [hình 1.18c]: đặc tính biểu hình của kiến trúc nhà ở truyền thống có thể được
cảm nhận nhanh chóng thông qua chuyển đổi mô thức hình học (đường thẳng, mặt
phẳng, khối); tuy nhiên quá trình vận dụng cần chọn lọc theo những đặc điểm cơ
bản, phối hợp đồng bộ với các quy luật tạo hình khác, đi kèm nguyên tắc sáng tạo
và ứng dụng công nghệ. Điều này giúp mang lại thẩm mỹ mới cho nhà ở biệt thự
nhưng không làm tách rời truyền thống. Hiện nay, một số yếu tố hình học vẫn tiếp
41

tục được phát triển như: mái dốc (2 mái hoặc 4 mái kiểu nửa chỏm), tổ hợp các
đường ngang - thẳng của thân và nền; cấu trúc mặt lưới, mặt phẳng, mặt nghiên;
đường bao của toàn bộ khối nhà. Trong đó, khai thác hình dáng mái và cấu trúc mặt
lưới dễ gây cảm nhận quen thuộc, phản ánh thẩm mỹ đặc thù của kiến trúc nhà ở
vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm; 2) tính đối xứng [hình 1.18c]: áp dụng trong hầu
hết công trình kiến trúc truyền thống; vì vậy đây được xem là phương thức tiếp cận
thuận lợi cho nhà ở biệt thự; 3) tính vần điệu [hình 1.18d]: nhằm duy trì trật tự và
ổn định của tất cả các biểu hiện nghệ thuật. Phân tích trong nhà ở truyền thống thì
đó là thể thức đồng dạng hoặc lặp lại của cấu trúc tường, cửa, khung cột, mái đua.
Vì vậy, sự chuyển đổi thể thức này giúp tiếp tục phát huy vẻ đẹp truyền thống; 4)
tính hài hòa [hình 1.18d]: có tác dụng tạo ra sự cân đối giữa con người với công
trình kiến trúc và giữa các cấu trúc công trình với nhau. Vì không mang xu hướng
phát triển đột biến về kích thước nên biệt thự có nhiều tiềm năng để kế thừa.
Do tác động ổn định và lâu dài của điều kiện khí hậu nhiệt đới nên nhà ở biệt
thự ngày nay cũng thiết lập giải pháp để thích ứng (tính dung hòa với tự nhiên),
sáng tạo hình thức bao che mới trên tinh thần chuyển đổi kinh nghiệm và đặc tính
của các giải pháp truyền thống; thể hiện trong những yếu tố sau: 1) thông gió tự
nhiên [hình 1.18e]: sử dụng hệ thống lam, cửa có cấu trúc dạng ô lưới; kết hợp
tường hoa, ô thông gió mái và đỉnh tường; tăng diện tích cửa trên các diện tường
đón gió; 2) Che nắng, tạo vùng bóng râm [hình 1.18f]: sử dụng mái dốc vươn xa,
hàng hiên/logia, mái đua che nắng và tạo hiệu ứng “vùng bóng râm” trên bề mặt; 3)
Chống ẩm: nền nhà được nâng cao so với mặt sân.
Tóm lại, vận dụng yếu tố kỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình và giải
pháp dung hòa với tự nhiên đóng vai trò quan trọng để nhận diện hình thể và
nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống trong kiến trúc nhà ở biệt thự. Sự chuyển đổi các
giá trị đó được tổng hợp trong bảng 1.11.

1.3.3 Nhà ở chung cư

Nhà ở chung cư xuất hiện muộn tại Việt Nam, chính thức ra đời vào
42

khoảng đầu những năm 60 thế kỷ XX, gắn liền với việc khởi sự xây dựng tiểu khu
Kim Liên [51]. Trải qua nhiều giai đoạn, nhà ở này đã phát triển thành một trong
những loại hình cư trú tiêu biểu của các đô thị lớn hiện nay.

1.3.3.1 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng

Giống như nhà phố và biệt thự, công năng nhà ở chung cư có thể đáp
ứng đa dạng nhu cầu của đối tượng sử dụng, từ mức sinh hoạt cơ bản cho đến tiện
nghi nghỉ dưỡng cao cấp; do đó tùy theo tính chất phát triển không gian mà giá trị
VHTT gia tăng hoặc suy giảm mức độ can thiệp.
Trên quy mô tổng thể, chung cư được tổ hợp bằng các đơn nguyên, xác định vị
trí dựa vào mối quan hệ với trục đường giao thông và đặc điểm khí hậu. Trong điều
kiện lý tưởng, mọi đơn nguyên đều khai thác hướng gió mát và tránh nắng; đồng
thời xen cài giữa các khối nhà là khoảng trống để tổ chức sân vườn, hồ nước, công
viên… làm nơi sinh hoạt cộng đồng và vui chơi trẻ em. Xét trong phạm vi căn hộ,
không gian xanh được thiết lập trên các ban công, logia (không gian đệm) để đem
thiên nhiên vào gần không gian ở. Đặc biệt, với những căn hộ cao cấp diện tích lớn
(penthouse) có thể tổ chức sân vườn, hồ bơi gia đình để đáp ứng yêu cầu sinh thái
và nghỉ dưỡng. Ngoài ra, nhiều công trình còn tạo lập sân vườn công cộng, phân
theo nhóm tầng cao (từ 3 – 5 tầng có 1 sân vườn); hoặc trồng cây xanh trên mặt nhà
nhằm gây hiệu ứng thẩm mỹ và giảm nhiệt độ bức xạ. Như vậy, tuy chung cư không
có tiền lệ trong nhà ở truyền thống nhưng đã chuyển đổi tính dung hòa với tự
nhiên [hình 1.19a -b] để tạo lập môi trường cư trú sinh thái và tiện ích.
Cấu trúc công năng căn hộ chung cư thường phân chia thành 2 khu vực theo
tính chất sử dụng chung và riêng. Trong trường hợp phổ biến là các chức năng bố trí
trên một mặt bằng thì không gian sử dụng chung luôn vận hành theo nguyên tắc đa
năng, tích hợp cùng lúc các hoạt động: giao tiếp, sum họp gia đình, ăn uống, thờ
cúng, làm việc… Không gian này có đặc điểm gần tương tự nhà ở truyền thống
(tính linh hoạt/đa năng) [hình 1.19c]. Nếu căn hộ nhiều phòng ở thì có thể phân
tách một phần cho các chức năng nói trên để nâng cao hiệu quả hoạt động (phòng
43

làm việc, phòng thờ, phòng giải trí…). Hiện nay tại Việt Nam, việc đánh giá quy
mô căn hộ chung cư thường căn cứ theo số phòng ngủ, hướng đến bằng hoặc nhiều
hơn số người sử dụng; thiết lập không gian cho nhu cầu cá nhân (tính tư hữu)
[hình 1.20]. Trong cấp nhu cầu thấp, không gian sinh hoạt chung cũng có thể kết
hợp với chỗ ngủ. Ngược lại, cấp nhu cầu cao còn có thêm các phòng chuyên dụng
để mở rộng không gian riêng ra ngoài phạm vi phòng ngủ. Tùy điều kiện diện tích
mà các phòng chức năng vận hành theo đơn năng (diện tích < 9m2) hoặc đa năng
(có tính tổ hợp). Nhìn chung, cấu trúc công năng căn hộ chung cư có thể mở rộng
hoặc thu hẹp theo cấp độ nhu cầu. Nhu cầu càng thấp thì tính sử dụng chung càng
gia tăng (đa năng theo kiểu truyền thống) và phòng ở có tính đơn năng (hoặc không
tồn tại). Ngược lại, trong cấp nhu cầu cao (nhiều phòng ở, diện tích lớn), không gian
sử dụng chung được phân vùng hoạt động để đạt chất lượng tiên nghi, giảm sự cản
trở qua lại; tính đa năng ứng dụng cho cả khu vực sử dụng chung và riêng, hình
thành kiểu căn hộ đa năng – phòng ở đa năng.
Xét trên quy mô đơn nguyên và tổ hợp đơn nguyên, nhà ở chung cư còn tích
hợp thêm các chức năng công cộng như: thương mại, thể thao, văn phòng làm việc,
trông giữ trẻ em, dịch vụ làm đẹp, rạp chiếu phim, nhà hàng, cà phê, … Các loại
hình này phát triển cùng tính chất cao cấp của nhà ở và giá trị thương mại khu đất
xây dựng. Điều đó cho thấy tính đa năng không những chi phối không gian căn hộ
mà còn mở rộng ra bên ngoài các đơn nguyên. Tuy nhiên nó không xuất phát hoặc
chuyển đổi từ nhà ở truyền thống mà do đặc tính vốn có của loại hình nhà ở này
đem lại; mục đích nhằm bổ sung nhu cầu tiện ích cho cộng đồng cư dân và cũng là
đặc điểm phổ quát của hầu hết mô hình chung cư trên thế giới.
Chức năng giao tiếp (tính cộng đồng) [hình 1.20] được lồng ghép sử dụng
chung với không gian sinh hoạt gia đình hoặc phân tách thành không gian riêng tùy
theo quy mô căn hộ. Nhưng trong bất kỳ điều kiện nào thì đây vẫn được xem là
không gian quan trọng, thể hiện thông qua cách sắp đặt và bày trí khang trang,
hướng tầm nhìn ra thiên nhiên. Khác với nhà phố, biệt thự và các loại hình nhà ở
truyền thống, hoạt động giao tiếp cộng đồng trong nhà ở chung cư được triển khai
cả bên trong theo tính chất sở hữu gia đình và bên ngoài theo tính chất sở hữu tập
44

thể. Giao tiếp bên ngoài căn hộ được tổ chức trong các khu vực công cộng như:
hành lang, sảnh, phòng cộng đồng, công viên, vườn cảnh, khu vực hồ bơi… nhằm
tăng cường mối liên hệ xóm giềng (cũng là đặc trưng VHTT) và phát triển không
gian vận động, góp phần nâng cao chất lượng nhà ở. Do phối hợp các không gian
giao tiếp nói trên nên nhà ở chung cư chuyển đổi tính cộng đồng của nhà ở truyền
thống lên mức cao hơn.
Việc thiết lập công năng căn hộ hiện nay ít hoặc chưa chú trọng đến không
gian thờ cúng. Tuy nhiên, do nhu cầu duy trì truyền thống gia đình Việt [hình
1.20] và văn hóa thờ cúng (đa thần) nên đối tượng sử dụng thường tự tổ chức, kết
hợp trong không gian sinh hoạt chung hoặc thay vào không gian phòng ngủ. Các
căn hộ cao cấp có thể chủ động dành phòng riêng cho sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh.
Ngoài ra, vì chung cư là loại hình nhà ở xây dựng sẵn nên thuật phong thủy không
còn chi phối cấu trúc không gian căn hộ.
Tóm lại, do nhà ở chung cư có tính ngoại lai, loại trừ sự can thiệp của đối
tượng sử dụng nên nhiều giá trị VHTT không được chủ động chuyển đổi trong quá
trình xây dựng và trở nên suy thoái. Tuy nhiên, bằng phân tích trên đây cho thấy
một số giá trị vẫn tiếp tục được kế thừa và phát huy, tổng hợp trong bảng 1.12.

1.3.3.2 Biểu hiện của giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức

Nhà ở chung cư là loại công trình quy mô lớn, được xây dựng bằng
công nghệ hiện đại và có tính chất đồng loạt; vì vậy, phương thức lắp dựng và sử
dụng vật liệu tự nhiên kiểu truyền thống không còn phù hợp. Yếu tố kỹ thuật truyền
thống được duy trì thông qua sự chuyển đổi tính cơ động [hình 1.21a-b] trong các
cấu trúc dịch chuyển như: lam che nắng, mái hiên di động, cửa trượt.
Các quy luật thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình cũng suy giảm mức độ ảnh
hưởng do hình thể chung cư chưa từng tồn tại trong nhà ở truyền thống Việt Nam,
đặc biệt là độ lớn của các chiều kích. Nó phá vỡ hoàn toàn tỷ lệ hài hòa với con
người mà chỉ có thể tạo ra sự hài hòa giữa các bộ phận công trình [hình 1.21d].
Tính hình học [hình 1.21c] thể hiện trong cấu trúc mái, thân, nền; đúc kết thành
45

các dạng đường và mặt vẫn được chọn lọc và khai thác để gợi nhắc đến vẻ đẹp
truyền thống; đặc biệt hiệu quả khi ứng dụng trong tạo hình mái và các cấu trúc mặt
lưới. Tính vần điệu [hình 1.21d] và tính đối xứng [hình 1.21c] là những quy luật
thẩm mỹ phổ quát, vừa có tính truyền thống vừa có tính hiện đại nên tiếp tục được
kế thừa.
Tác động nhiều nhất trong yếu tố tạo hình để chuyển tải giá trị thẩm mỹ truyền
thống là các giải pháp dung hòa với tự nhiên, phản ánh tính đặc thù của nhà ở vùng
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Đó là: 1) thông gió tự nhiên [hình 1.21e]: do mật độ
xây dựng thấp (dưới 40%) nên các đơn nguyên có thể xác định theo hướng gió.
Trong căn hộ, diện tích cửa mở rộng trên diện tường đón gió và khai thác các dạng
kết cấu hở để thông gió như lam, mành thưa, ô văng, tường hoa; 2) Che nắng,
chiếu sáng tự nhiên, tạo vùng bóng râm [hình 1.21f]: sử dụng ban công, lôgia có
chiều sâu lớn chuyển tiếp tác động của nắng, giảm lượng bức xạ. Tổ hợp hình khối
giật cấp tạo bóng râm trên mặt nhà cũng là giải pháp che nắng hữu hiện. Nhà ở
chung cư tại Việt Nam ít sử dụng vách kính lớn; thay vào đó là các ô cửa và khoảng
không gian lùi sâu hình thành vùng bóng râm kéo dài nhịp điệu theo các tầng nhà;
3) Chống mưa tạt, chống ẩm: kết cấu ô văng, lam kim loại, ban công, logia…
ngoài chức năng đã trình bày còn có tác dụng chống mưa tạt. Nền nhà chung cư
thường nâng cao hơn mặt vỉa hè để chống ẩm và tạo thế vững chãi cho công trình.
Sự chuyển đổi giá trị VHTT trên phương diện hình thức nhà ở chung cư được
tổng hợp trong bảng 1.13.
46

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

1. VHTT là hệ thống các giá trị được chọn lọc từ quá khứ, luôn vận động và
biến đổi, tiềm ẩn sức mạnh chi phối nhiều lĩnh vực hoạt động của con người trong
xã hội ngày nay, bao gồm kiến trúc và những loại hình nghệ thuật khác. Hệ giá trị
VHTT có tính chủ quan và tương đối, được thống nhất trong một số giá trị tiêu biểu
nhưng không trùng lặp trong nhiều giá trị khác tùy thuộc góc độ nghiên cứu của
từng tác giả.

2. Việc xác định hệ giá trị văn hóa trong kiến trúc và KTNO truyền thống
Việt Nam phân lập theo 2 xu hướng, thể hiện tính 2 mặt của văn hóa là các giá trị
hiển thị và phi hiển thị. Trong khi tồn tại những quan điểm đề cao giá trị hiển thị là
bản sắc thì cũng đồng thời xuất hiện quan điểm trái ngược cho rằng đó phải là các
giá trị phi hiển thị. Từ tính không nhất quán này nên luận án xác lập cở sở luận dựa
vào sự dung hòa 2 quan điểm nêu trên, nghĩa là các giá trị hiển thị và phi hiển thị
đều được chọn lọc cho nội dung nghiên cứu.

3. Tìm hiểu KTNO truyền thống của người Việt tại các vùng Bắc bộ, Trung
bộ và Nam bộ, nhiều tác giả đúc kết thành những giá trị đặc trưng, tuy nhiên cũng
tồn tại quan điểm không giống nhau. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp tập hợp
và suy luận để chọn ra 10 giá trị tiêu biểu là: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh
hoạt/đa năng, tính cộng đồng, tính tư hữu, tính sinh lợi, tính hiếu khách, truyền
thống gia đình Việt, văn hóa thờ cúng, thuật phong thủy, tính biểu hình.

4. Mỗi giá trị văn hóa tác động đến KTNO nông thôn truyền thống làm phát
sinh các biểu hiện cụ thể trong cả 2 yếu tố công năng và hình thức.
Trên phương diện công năng: tính dung hòa tự nhiên tạo ra không gian nhà ở
gắn kết hữu cơ với môi trường thiên nhiên xung quanh, bố cục phân tán và sử dụng
giải pháp hàng hiên che nắng; tính linh hoạt/đa năng thúc đẩy sự phát triển kiểu cấu
trúc không gian mở, các chức năng sử dụng chung; tính tư hữu thể hiện bằng ranh
giới tường rào và cổng ngõ, quy định phạm vi sử dụng riêng của từng gia đình;
truyền thống gia đình Việt hình thành không gian thờ cúng tổ tiên và các không gian
47

sum họp thành viên, phân bố đa dạng theo nhiều hình thức sinh hoạt; tính cộng
đồng, tính hiếu khách được nhận biết trong không gian giao tiếp khang trang, tập
trung tại gian giữa nhà chính và hướng ngoại; văn hóa thờ cúng làm xuất hiện nhiều
vùng không gian thờ cúng bên trong nhà ở (thờ tổ tiên, thờ gia thần); tính sinh lợi
đưa không gian sản xuất, làm nghề phụ xen cài vào không gian ở; thuật phong thủy
định hướng nhà theo hướng gió, số gian nhà lẻ, cổng ngõ lệch hướng nhà chính
hoặc có bình phong che chắn.
Trên phương diện hình thức: nhà ở chịu tác động của tính biểu hình gồm 3
yếu tố
- Kỹ thuật truyền thống: đại diện bởi giải pháp sử dụng vật liệu tự nhiên, sản
xuất thủ công; cấu trúc cơ động, dịch chuyển (khung cột, cửa bức bàn, phên giại…);
- Nghệ thuật tạo hình: sử dụng trang trí chạm trổ, màu sắc tự nhiên, tính vần
điệu, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính hình học, tổ hợp theo phương
ngang;
- Giải pháp dung hòa với tự nhiên: thông gió tự nhiên, sử dụng hàng hiên che
nắng và mái nhà vươn xa khỏi mặt tường; nguồn sáng gián tiếp, chống mưa tạt; tạo
vùng bóng râm trên mặt nhà; chống ẩm.

5. Phân tích sự chuyển đổi giá trị văn hóa trong KTNO đô thị truyền thống
(phân khúc thứ nhất – sự lệch pha về không gian) cho thấy có sự tăng cường hoặc
suy giảm biểu hiện của các giá trị.
Trên phương diện công năng: tính dung hòa với tự nhiên chuyển từ chủ động
sang thụ động thích ứng bằng hình thức sân trong và không gian đệm (hiên/logia);
tính linh hoạt/đa năng gia tăng mức độ phối hợp không gian sinh hoạt; tính sinh lợi
chuyển đổi thành không gian mua bán, sản xuất bố trí phía trước nhà; truyền thống
gia đình Việt tiếp tục duy trì không gian thờ cúng tổ tiên và sum họp; tính cộng
đồng, tính hiếu khách thu hẹp phạm vi hoạt động; tính tư hữu thể hiện trong các
ranh giới sở hữu riêng của nhà ở; văn hóa thờ cúng linh hoạt tổ chức không gian thờ
theo các khu vực chức năng; thuật phong thủy suy giảm mức biểu hiện.
Trên phương diện hình thức: tiếp tục duy trì giải pháp sử dụng vật liệu tự
nhiên và các cấu trúc di động (kỹ thuật truyền thống); tuy nhiên, do nhà ở có kết cấu
48

nhiều tầng nên giảm bớt yếu tố thừa và trang trí. Vận dụng hầu hết các quy luật tạo
hình của nhà ở nông thôn (nghệ thuật tạo hình) và giải pháp thích ứng khí hậu
nhưng có sự chuyển đổi để phù hợp với hình thể mới.

6. Căn cứ đặc điểm không gian công năng và hình thức KTNO truyền thống
để phân tích biểu hiện trong nhà ở đô thị hiện nay cho thấy: giá trị VHTT tiếp tục có
sự chuyển đổi để vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, vừa duy trì tính truyền
thống và bản địa. Đây là phân khúc thứ hai – sự lệch pha về thời gian và cũng là
giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ của VHTT. Trong yếu tố công năng, nhà ở đô thị
được phân chia rõ ràng theo cấp độ nhu cầu, từ mức cơ bản để duy trì hoạt động
sống cho đến các mức phát triển cao hơn, hướng vào tính tiện nghi và yêu cầu cá
nhân. Sự thay đổi cấu trúc nhu cầu diễn đạt cùng với tiến trình mở rộng không gian
chức năng của các loại hình nhà ở tiêu biểu là nhà phố, chung cư và biệt thự. Tương
ứng tiến trình này là sự tham dự và can thiệp của giá trị VHTT bằng 2 xu hướng
tăng cường hoặc suy thoái tùy theo đặc điểm của từng giá trị. Trong yếu tố hình
thức, do tác động mạnh mẽ của công nghệ và sự sáng tạo cá nhân nên giải pháp tạo
hình nhà ở cũng có những thay đổi lớn, loại trừ yếu tố không phù hợp và hướng đến
sự kế thừa các quy luật thẩm mỹ hay phương thức thích ứng với điều kiện khí hậu;

7. Tổng hợp biểu hiện giá trị VHTT trong nhà phố, chung cư và biệt thự cho
thấy tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu, tính cộng
đồng và truyền thống gia đình Việt có xu hướng gia tăng mức độ tác động lên yếu
tố công năng, đồng thời chuyển đổi để đáp ứng các nhu cầu cao hơn chưa từng có
tiền lệ trong nhà ở truyền thống. Về phương diện hình thức, giải pháp tạo hình
truyền thống được chuyển đổi trên tinh thần sáng tạo và ứng dụng công nghệ xây
dựng tiến bộ. Vì vậy, nhà ở có xu hướng kế thừa các nguyên tắc và quy luật thẩm
mỹ như: tính hình học, tính hài hòa, tính đối xứng, tính vần điệu, tính cơ động,
tính thích ứng khí hậu. Sự kế thừa này được xem là bước chuyển đổi phù hợp với
nhu cầu phát triển nhà ở trong các đô thị lớn Việt Nam, tiếp tục duy trì sự ảnh
hưởng của VHTT nhưng không làm suy giảm vai trò của tính hiện đại.
49

CHƯƠNG II

MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM

2.1 Mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở
đô thị

2.1.1 Giá trị văn hóa truyền thống như một hệ thống

Trong nhiều phương pháp nghiên cứu giá trị VHTT thì luận án chọn
cách tiếp cận hệ thống, nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối liên kết giữa các
yếu tố cấu tạo nên hệ thống và tương tác giữa chúng. Tiếp cận hệ thống nhìn nhận
thế giới qua cấu trúc, thứ bậc và động lực; đó là cách tiếp cận động và toàn diện
[25, tr.28]. Theo Ludwig Von Bertalanffy23, các khoa học hiện đại đều tiến đến
nguyên lý chung về sự toàn vẹn năng động, gọi là hệ thống năng động. Ông định
nghĩa hệ thống là một tổng thể, duy trì sự tồn tại bằng tương tác giữa các tổ phần
tạo nên nó [25, tr.2]. Tiếp cận hệ thống trong học thuyết của Bertalanffy là phương
pháp tư duy khoa học, thể hiện quan điểm nhận thức các đối tượng, thực thể phức
tạp có đặc điểm của một hệ thống. Về mặt diễn ngôn, lý thuyết hệ thống có khả năng
diễn đạt các quy luật, định nghĩa về các khái niệm của nó một cách định lượng
dưới công thức toán học và vật lý học [26].
Như trình bày ở chương I, giá trị VHTT trong KTNO Việt Nam hàm chứa đầy
đủ tính chất của một hệ thống, được hợp thành từ những giá trị riêng lẻ liên quan
mật thiết với nhau (tương tác nội hệ) và biến động liên tục theo những thay đổi của
điều kiện hình thành nhà ở (tương tác ngoại hệ), làm đảo chiều thứ bậc trên thang
giá trị và mức độ quan trọng của từng giá trị; tuy nhiên vẫn duy trì được tính thống
nhất, hoàn chỉnh và ổn định. Chức năng của hệ giá trị VHTT vượt ra ngoài sự cộng

23
Ludwig.Von. Bertalanffy (1901 – 1972) là người khởi xướng lý thuyết hệ thống, được đăng tải lần đầu
tiên trên báo triết học của Anh số ra tháng 8 năm 1950: “An outline of General System Theory”.
50

gộp từng giá trị thành phần, có khả năng đảm nhiệm vai trò mà mỗi giá trị độc lập
không thể có được. Vì vậy, tiếp cận hệ thống là hướng nghiên cứu khả thi và hứa
hẹn nhiều luận giải logic cho vấn đề phức tạp như sự ảnh hưởng của VHTT trong
KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam, mà dường như lâu nay chỉ được đánh giá và suy
luận theo cảm tính.
Cũng từ cách phân loại của Bertalanffy có thể xếp các hệ giá trị văn hóa là
những hệ thống mở; bởi vì một hệ thống mở là khi hệ thống có dòng vào và dòng
ra, và như vậy có sự biến đổi của các vật chất hợp thành. Ngược lại, một hệ thống
đóng là khi hệ thống không có vật chất nào xâm nhập vào hay không có vật chất
nào thoát ra khỏi nó [26]. Nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, M.
Epstein cũng đề xuất văn hóa như một thể “thống nhất hữu cơ” – một hệ thống mở,
năng động [20]. Cho nên, hệ thống đóng là đối tượng nghiên cứu của vật lý học và
hóa học vô cơ; còn hệ thống mở là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học về
hệ thống sống, khoa học xã hội và nhân văn. Hệ thống mở đặc trưng bởi sự tương
tác với các hệ thống bên ngoài khác và biến đổi liên tục [26]. Đây là lý thuyết cốt
lõi để lý giải cho sự chuyển đổi biểu hiện VHTT trong các loại hình nhà ở tại các đô
thị lớn Việt Nam, mà nguyên nhân chủ yếu là do tác động từ bên ngoài (môi trường
của hệ thống) như đã được trình bày (sự lệch pha không - thời gian).
Trong nhiều cách tiếp cận hệ thống24 thì luận án chọn tiếp cận phân tích và
xây dựng mô hình.
 Tiếp cận phân tích giản hóa các thành tố cơ bản của hệ thống nhằm
nghiên cứu chi tiết và tìm hiểu các loại quan hệ của nó. Thông qua việc biến đổi
từng yếu tố, tiếp cận phân tích tìm ra quy luật chung cho phép dự đoán tính chất
của hệ thống trong những điều kiện khác nhau [25, tr.26]. Các thành tố được xét
đến ở đây là 10 giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam. Những giá trị này gắn
kết và liên tục tương tác với nhau theo một tiến trình năng động cùng với sự thay
đổi của hình thức nhà ở trong điều kiện lịch sử, xã hội, kinh tế và kỹ thuật khác
nhau. Cũng vì vậy mà từng giá trị văn hóa luôn biến thiên tăng giảm trên thang giá

24
Thông thường có 5 cách tiếp cận hệ thống: 1) hộp đen; 2) phân tích - tổng hợp; 3) mô hình - mô phỏng;
4) tiếp cận cứng - tiếp cận mềm; 5) tập hợp thông tin - ra quyết định;
51

trị. Có thể giản lược điểm khác biệt không đáng kể trong mỗi loại hình nhà ở để
thống nhất một thang giá trị chung (ví dụ: thang giá trị của nhà phố, biệt thự, chung
cư), nhưng giữa các loại nhà ở khác nhau thì thang giá trị không giống nhau. Tuy
nhiên vẫn nhận thấy tính thống nhất toàn vẹn của cả hệ giá trị VHTT qua sự khác
biệt đó. Nguồn gốc và đặc điểm những giá trị riêng lẻ được trình bày trong Phụ lục
1, cho nên ở đây chỉ phân tích cấu trúc và sự tương tác của chúng. Phần cấu trúc
gồm 2 nội dung: cấu trúc toàn thể (bối cảnh mà hệ giá trị được đặt vào) và cấu trúc
nội hệ (sự xếp đặt trật tự của các giá trị). Tương ứng với nó cũng sẽ có 2 mối quan
hệ xuất hiện là tương tác bên trong hệ thống (giữa các giá trị văn hóa với nhau – nội
sinh) và tương tác bên ngoài hệ thống (giữa giá trị văn hóa với không gian công
năng và hình thức KTNO - môi trường của hệ thống – ngoại sinh).
 Mô hình là sự hợp nhất các thành tố chính để xem xét hành vi của hệ thống
như một tổng thể, bằng cách đề cập thật nhiều (đến mức có thể) sự phụ thuộc qua
lại giữa các yếu tố. Xây dựng mô hình như một phần của cách tiếp cận phân tích
[25, tr.27]. Việc thiết lập mô hình tiến hành theo 2 nội dung tương tác nội hệ và
ngoại hệ nhằm đạt đến mục tiêu diễn tả đầy đủ những khả năng liên hệ/kết nối có
thể xãy ra giữa các giá trị VHTT với nhau và với các thành phần của KTNO. Số
lượng liên kết và tính chất liên kết (tương sinh hay tương khắc, chủ động hay thụ
động) phản ánh vai trò và tiềm năng của từng giá trị cũng như của cả hệ giá trị
VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay.

2.1.2 Cấu trúc hệ giá trị văn hóa truyền thống

Trên phương diện lý thuyết tổng quát, cấu trúc của một hệ thống là
“hình thức tổ chức nhất định của các thành tố”. Ngoài ra, “các thành tố của hệ
thống luôn kết hợp và có mối quan hệ qua lại với nhau: quan hệ bên trong (giữa
các thành tố của hệ thống) và quan hệ bên ngoài (giữa hệ thống với môi trường)”
[49, tr.83]. Khi nghiên cứu về phân hóa cấu trúc hệ thống xã hội, Talcott Parsons
cho biết: hệ thống bị phân hóa thành các thành phần hệ thống hay các tiểu hệ thống
tương tác với nhau theo một trật tự thứ bậc kiểm soát nhất định từ trên xuống dưới
52

[26]. Cũng vậy, L.A.Zadch nhận định: trật tự bên trong hệ thống, vị trí và sự sắp
xếp các bộ phận hay các yếu tố của một chỉnh thể cũng như những tương tác đặc
trưng của chúng trong khung cảnh hệ thống tạo nên cơ cấu của nó [5, tr.83]. Như
vậy có thể hiểu cấu trúc là hình thức cấu tạo bên trong hệ thống, bao gồm sự sắp
xếp trật tự các bộ phận, phần tử và quan hệ giữa chúng theo cùng một dấu hiệu nào
đó.
Lý luận trên cho phép phân tách cấu trúc hệ giá trị VHTT ra 2 nội dung: 1)
trật tự của các giá trị văn hóa (còn gọi là thang giá trị)25; 2) sự tương tác của các
giá trị văn hóa (bao gồm tương tác nội hệ và ngoại hệ). Tuy hai nội dung này riêng
biệt nhưng chúng không độc lập mà có mối quan hệ nhân – quả. Nghĩa là, khi các
giá trị văn hóa xuất hiện thì đồng thời nảy sinh sự tác động qua lại theo 2 xu hướng:
tương sinh (bổ trợ lẫn nhau) hoặc tương khắc (loại trừ lẫn nhau), từ đó xác định
“độ” mạnh - yếu của từng giá trị trong hệ thống thông qua số lượng và tính chất
(chủ động hay thụ động) của liên kết. Những giá trị văn hóa cốt lõi (“hằng số” văn
hóa), gắn liền với đặc điểm và điều kiện hình thành nhà ở, thường đóng vai trò chủ
động trong tương tác (như tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính
cộng đồng…); chúng nắm giữ sức chi phối (làm gia tăng hoặc kiềm hãm) biểu hiện
của những giá trị khác một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, với vai trò kiểm soát đó, các
giá trị văn hóa này cũng chịu ràng buộc bởi giá trị có sức tương tác yếu hơn (chẳng
hạn tính tư hữu có khả năng kìm hãm biểu hiện của tính cộng đồng). Ngoài ra, hệ
giá trị VHTT khi đặt vào môi trường khác nhau cũng có những biến đổi không đồng
nhất. Đó là do tương tác từ yếu tố bên ngoài, được giản hóa thành các nhu cầu của
KTNO với những điều kiện cụ thể. Kết quả là tính từ một điểm xuất phát (nhà ở
nông thôn truyền thống) đã phân hóa thành nhiều thang giá trị văn hóa trong KTNO
đô thị Việt Nam.
Có 2 cách tiếp cận thang giá trị của từng loại hình nhà ở bằng định tính và
định lượng. Cách thứ nhất: suy luận biện chứng dựa trên mức độ biểu hiện giá trị
VHTT như đã trình bày ở chương I. Đây còn gọi là phương pháp ngoại suy. Cách

25
Theo Ngô Đức Thịnh thì có sự sắp đặt trước sau, độ nhấn về tầm quan trọng của từng nhân tố giá trị trong
một thang giá trị.
53

thứ 2: phân tích các mối quan hệ tương tác bằng mô hình – gọi là phương pháp nội
suy. Kết hợp cả 2 phương pháp này giúp nhận thức vai trò, tính chất và sự biến đổi
từng giá trị cũng như của cả hệ giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam; từ đó
chọn lọc những giá trị còn có thể tiếp tục duy trì và phát huy dựa trên các tiêu chí cơ
bản và hướng đến phục vụ những mục đích cụ thể mà luận án đề ra.
Hình 2.1 diễn đạt cấu trúc hệ giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện
nay. Đầu vào của hệ thống gồm 2 nhóm yếu tố: các thành phần không gian công
năng và hình thức kiến trúc. Các yếu tố này được hiểu là khi chưa chịu sự tác động
của VHTT. Đây còn được xem như môi trường của hệ thống bởi nó là những đại
diện tương tác trực tiếp với hệ thống. Thay vì tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của hệ
giá trị văn hóa toàn thể26 (siêu hệ thống - hệ thống mẹ) xét trong điều kiện các đô
thị lớn Việt Nam (môi trường, kinh tế, kỹ thuật, văn hóa, xã hội); thì luận án đặt
mục tiêu nghiên cứu trực tiếp vào công năng và hình thức KTNO. Nghĩa là, những
đặc điểm và chức năng của 2 yếu tố nói trên trước khi tương tác với hệ giá trị
VHTT thì đã được định nghĩa theo các giá trị chung (có tính thời đại/tính toàn cầu
và cả xu hướng phát triển)27. Việc phân chia như vậy nhằm làm rõ hơn đặc trưng và
tính chất của hệ giá trị VHTT. Yếu tố đầu ra của hệ thống là những tổ hợp không
gian công năng và hình thức KTNO, tức đã có sự sắp đặt theo một trật tự hoặc
nguyên tắc nào đó. Những tổ hợp này được tạo thành từ lập luận sáng tạo hay sự
giao thoa giữa các nguyên lý thiết kế, xu hướng kiến trúc, nhu cầu thực tế… trong
đó có sự đóng góp của giá trị VHTT. Nếu xét một cách tổng toàn thì theo chiều
thuận, giá trị VHTT là một trong những động lực thiết lập nên công năng và hình
thức KTNO đô thị. Còn theo chiều ngược lại, chính giải pháp công năng và sản
phẩm tạo hình thẩm mỹ giúp nhận diện tính dân tộc (bản sắc) của KTNO. Cần nhấn
mạnh thêm rằng, VHTT trong đầu ra không bao gồm tất cả 10 giá trị như đã trình
bày, mà chúng đã được chọn lọc thành những giá trị tiêu biểu bởi quá trình tương
tác, dựa trên 3 tiêu chí: 1) tính thời đại: phù hợp với nhu cầu thực tiễn, không tách

26
Hệ giá trị văn hóa toàn thể: hệ giá trị văn hóa trong KTNO đô thị nói chung, bao gồm hệ giá trị VHTT và
đương đại;
27
Trong thực tế điều này không xãy ra mà luôn có sự đan xen, trộn lẫn và trên mức độ nào đó là sự tiếp diễn
đồng thời giữa VHTT và văn hóa đương đại.
54

rời xu hướng phát triển chung của thế giới; 2) tính tương tác cao: có mối liên hệ
thường xuyên và chủ động với các giá trị khác; 3) tính ổn định: chậm bị biến đổi
theo những hấp lực toàn cầu hóa/khu vực hóa hay các nhu cầu nhất thời. Cuối cùng,
việc thiết lập, vận dụng và sáng tạo hệ giá trị VHTT trong KTNO đô thị là nhằm đạt
đến 4 mục đích, cũng đồng thời phản ánh 4 chức năng của hệ thống: 1) thích nghi
với điều kiện tự nhiên; 2) thích nghi với điều kiện đô thị hiện đại; 3) phù hợp với lối
sống của người Việt; 4) nhận diện tính dân tộc (bản sắc) của KTNO. Để đạt được 4
mục đích này thì tự thân các giá trị riêng lẻ phải phát huy vai trò của chính nó trong
sự tương tác với môi trường nhưng cũng đồng thời phát huy vai trò của cả hệ thống
thông qua những hình thức liên kết, cộng tác dụng28. Ba chức năng đầu tiên hướng
đến các mục đích trọng tâm nhất (tính hướng đích của hệ thống), và khi đạt được thì
nó cũng đưa đến mục đích sau cùng là giúp nhận diện đặc trưng riêng biệt (bản sắc)
của KTNO đô thị Việt Nam.
Với cấu trúc của hệ giá trị VHTT nêu trên có thể chia thành 2 phân khúc:
 Phân khúc 1: tương tác giữa hệ giá trị VHTT với các thành phần (công
năng & hình thức) của KTNO đô thị. Đây là quá trình diễn ra xung động bên trong
và bên ngoài hệ thống nhằm đạt đến mục tiêu dung hòa và xác lập trật tự cũng như
khuynh hướng (gia tăng/suy giảm/duy trì) của các giá trị trong từng loại hình nhà ở
cụ thể.
 Phân khúc 2: chọn lọc và khai thác VHTT trong KTNO đô thị. Đây là kết
quả phân khúc thứ nhất nhằm phục vụ cho các mục tiêu của luận án. Tuy nhiên, để
tránh phán quyết chủ quan trong nghiên cứu thì luận án đặt thêm cơ sở tham chiếu
tính tương đồng/thống nhất giữa giá trị VHTT với quan điểm của các học thuyết
kiến trúc thế giới [mục 2.1.4]. Qua sự so sánh này sẽ giúp nhận thức các điểm
chung và riêng của việc khai thác giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam.

28
Ví dụ: tính linh hoạt/đa năng có thể phối kết cùng tính dung hòa với tự nhiên và thuật phong thủy để đạt
tới mục đích thích nghi với điều kiện tự nhiên của KTNO.
55

2.1.3 Thang giá trị và sự tương tác giữa các giá trị văn hóa truyền thống

2.1.3.1 Thang giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở
Việt Nam

Trên cơ sở thiết lập mối quan hệ giữa các giá trị có thể xây
dựng những thang giá trị VHTT dựa vào biểu hiện của nó trong các loại hình
KTNO. Đây là cách tiếp cận định tính, có tác dụng khái quát trật tự thứ bậc thành
phần của hệ thống. Tuy mức độ tin cậy ở phương pháp này không cao nhưng bước
đầu cho thấy tính năng động trong xu hướng tăng giảm của từng giá trị. Để làm rõ
nội dung vừa nêu thì cần phân lập 2 thang giá trị theo các giai đoạn lịch sử như sau:
1) Thang giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống: 2 đối tượng
được xét đến gồm nhà ở đô thị và nông thôn. Như đã diễn đạt trong chương I, các
giá trị VHTT khởi nguồn từ nhà ở nông thôn, sau đó chuyển sang nhà ở đô thị. Sự
chuyển dịch này làm thay đổi thứ bậc các giá trị do phát sinh điều kiện cư trú mới;
trong đó có những giá trị vẫn giữ nguyên mức tác động (tính biểu hình, tính cộng
đồng, văn hóa thờ cúng…) nhưng cũng có một số giá trị gia tăng, đồng thời làm đẩy
lùi các giá trị còn lại29 [bảng 2.1]. Đối chiếu 2 thang giá trị văn hóa trong KTNO
nông thôn và đô thị truyền thống cho thấy một số giá trị luôn giữ ở thang bậc cao,
mặc dù đã trải qua quá trình biến đổi như: tính linh hoạt/đa năng, tính dung hòa với
tự nhiên, tính biểu hình, tính cộng đồng. Điều này dẫn đến khả năng phán đoán: có
những giá trị VHTT luôn tiềm ẩn sức tương tác lớn trong điều kiện thay đổi của mô
hình nhà ở. Đó cũng là đối tượng cần được nhận dạng và chọn lọc cho nghiên cứu
của luận án.
2) Thang giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở đô thị hiện nay:
để xác lập vai trò và tiềm lực của các giá trị VHTT, luận án lập bảng so sánh thang
giá trị của từng loại hình nhà ở trên cơ sở chọn nhà ở đô thị truyền thống làm mốc
qui chiếu. Theo đó, vị trí của các giá trị trên thang giá trị này được đưa về mức tọa

29
Ví dụ: tính sinh lợi trong nhà ở nông thôn xét trong mối quan hệ với các giá trị khác thì xếp vị trí thứ
6/10, nhưng khi chuyển đổi sang nhà ở đô thị đã nâng lên vị trí thứ 2/10 (sau tính linh hoạt/đa năng) và
đẩy lùi tính dung hòa với tự nhiên xuống vị trí 5/10;
56

độ (0); sự thay đổi tăng lên hay giảm xuống trong các thang giá trị còn lại được
đánh dấu (+) hay (-), kèm theo mức tăng giảm cụ thể của nó. Có 4 loại hình nhà ở
được xét đến, đó là: nhà phố thương mại, nhà phố chỉ dành cho mục đích cư trú30,
biệt thự và chung cư (cao tầng)31. Từ bảng 2.1 có thể rút ra những nhận định như
sau:
 Căn cứ vào sự gia tăng biểu hiện trong KTNO để lập ra các thang giá
trị VHTT, từ đó chia thành 3 mức độ: 1) mức biểu hiện cao; 2) mức biểu hiện trung
bình; 3) mức biểu hiện thấp. Trong 2 mức đầu tiên chủ yếu xuất hiện 6 giá trị, đó là:
tính linh hoạt/đa năng, tính dung hòa với tự nhiên, tính cộng đồng, tính tư hữu,
truyền thống gia đình Việt, tính biểu hình. Các giá trị còn lại ổn định ở mức thứ 3 -
thấp nhất.
 Luôn giữ vị trí cao nhất trên các thang giá trị là tính linh hoạt/đa
năng. Ngoài ra, tính tư hữu đạt mức tăng trưởng đột biến, từ rất thấp trong nhà ở
truyền thống lên đến các nấc thang cao hàng đầu trong nhà ở hiện nay, đồng thời
làm suy giảm thứ bậc của tính cộng đồng. Tính dung hòa với tự nhiên tăng trưởng
cao và ổn định. Truyền thống gia đình Việt có tăng lên nhưng không thể đạt tới mức
1. Tính biểu hình giảm xuống đáy của mức 2 do những thay đổi lớn về công nghệ
và sự sáng tạo trong xây dựng nhà ở hiện nay. Sau cùng, tính sinh lợi chỉ xuất hiện
1 lần (đạt mức 1) trong nhà phố thương mại nhưng sau đó rơi hẳn xuống mức 3
trong các nhà ở khác.
 Tập hợp kết quả biện chứng trong bảng 2.1 diễn đạt thành Biểu đồ
biến thiên giá trị văn hóa truyền thống [bảng 2.2]. Thông qua biểu đồ này cho phép
đánh giá tổng quan xu thế tăng giảm của các giá trị ứng với từng loại hình nhà ở.
Đây cũng là căn cứ để chọn lọc và đề xuất Thang giá trị VHTT chung trong
KTNO đô thị Việt Nam hiện nay (theo phương pháp định tính) như sau:

30
Cần phải xét riêng hai loại hình nhà ở này do sự khác biệt lớn về công năng và hình thức kiến trúc của
chúng.
31
Luận án chỉ xét chung cư cao tầng do trong hơn 10 năm trở lại đây, tại các đô thị lớn Việt Nam không còn
hướng đến đầu tư xây dựng loại nhà chung cư thấp tầng;
57

BẢNG 2.3 – [ĐỀ XUẤT 1]: THANG GIÁ TRỊ VHTT CHUNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở
TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM HIỆN NAY (THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH)

THỨ BẬC TRÊN


GIÁ TRỊ VHTT
THANG GIÁ TRỊ
Ưu tiên 1 Tính linh hoạt/đa năng
Ưu tiên 2 Tính dung hòa với tự nhiên
Ưu tiên 3 Tính cộng đồng
Ưu tiên 4 Tính tư hữu
Ưu tiên 5 Truyền thống gia đình Việt
Ưu tiên 6 Tính biểu hình

2.1.3.2 Sự tương tác giữa các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến
trúc nhà ở Việt Nam

Để bổ sung chứng cứ khoa học và gia tăng cơ sở biện luận cho


đề xuất trên, luận án tiếp tục triển khai mô hình tương tác giữa các giá trị VHTT
(phương pháp định lượng). Đây được hiểu là quá trình thiết lập các mối liên hệ tác
động qua lại dựa trên những khả năng kết nối có thể xãy ra giữa chúng. Các liên kết
này được phân biệt thành 2 xu hướng:
1) Tương sinh: đặc trưng của mối quan hệ có tính chất bổ trợ lẫn nhau, cùng
đem lại sự tiến triển. Trong đó phân thành 2 loại:
 Tương tác chủ động: xãy ra khi một giá trị có khả năng tác động theo
cách chi phối, định hướng và đa dạng hóa mức độ biểu hiện của các giá trị khác;
được gọi là giá trị chủ sinh;
 Tương tác thụ động: xãy ra khi một giá trị chịu tác động của một hay
nhiều giá trị chủ sinh, nhưng không bị làm suy giảm mà ngược lại còn gia tăng mức
độ biểu hiện và sự phong phú của nó; được gọi là giá trị thụ sinh.
Giữa 2 giá trị nêu trên thì giá trị chủ sinh được ưu tiên chọn lọc cho việc khai
thác VHTT trong KTNO đô thị.
2) Tương khắc: đặc trưng của mối quan hệ chế ngự, kìm hãm, loại trừ lẫn
nhau. Nếu 2 giá trị hình thành kiểu quan hệ tương khắc thì khi giá trị này gia tăng sẽ
làm suy giảm sức biểu hiện của giá trị kia và ngược lại. Tuy nhiên, hệ giá trị VHTT
58

luôn ràng buộc, đan xen giữa tác động tương sinh và tương khắc cho nên không có
giá trị nào bị triệt tiêu hoàn toàn bởi sự phát triển quá độ của giá trị khác. Nếu một
giá trị nào đó biến mất (ví dụ: thuật phong thủy không tồn tại trong nhà ở chung cư)
là do nhu cầu và đặc điểm của loại hình nhà ở chứ không phải do tương tác giữa các
giá trị.
Tiến hành thiết lập mô hình tương tác cũng phân biệt theo 2 giai đoạn lịch sử:
1) Mô hình tương tác giữa các giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền
thống [hình 2.2]: mô tả nội dung tương tác giữa các giá trị, được phân theo 5
nhóm: giá trị tự nhiên, giá trị sinh lợi, giá trị không gian, giá trị xã hội, giá trị tinh
thần & thẩm mỹ [phụ lục 1]. Vòng trong cùng thể hiện các mối liên kết theo 2 xu
hướng tương sinh và tương khắc; vòng ngoài cùng biểu thị mức độ biến thiên của
các giá trị (định tính) lấy từ mục 2.1.3.1 nhằm làm cơ sở so sánh. Tổng hợp các
tương tác đưa đến kết quả sau đây:
 Trong 3 cấp độ tương tác (cao – trung bình – thấp) thì ở 2 cấp độ đầu
có 6 giá trị văn hóa xếp theo trật tự từ trên xuống dưới lần lượt là: tính linh hoạt/đa
năng > tính dung hòa với tự nhiên > tính biểu hình >tính cộng đồng > truyền thống
gia đình Việt > tính sinh lợi. Những giá trị dẫn đầu chiếm số lượng lớn các tương
tác chủ động và không bị khống chế bởi quan hệ tương khắc. Mặc dù vậy, tính biểu
hình tuy không có tương tác chủ động nào nhưng vẫn được xếp vào cấp đầu tiên là
do nó chịu chi phối của rất nhiều giá trị chủ sinh khác (7/9 giá trị). Xét về thực tiễn
thì hình thức kiến trúc nói chung (trước khi có sự ra đời các học thuyết tìm về giá trị
tự thân của thẩm mỹ kiến trúc, đặc biệt nở rộ sau khi chủ nghĩa Hiện đại bị phê
phán) là sự thể hiện thụ động32 các đặc điểm không gian và những giới hạn của vật
liệu, kỹ thuật xây dựng. Cho nên, càng chịu tác động của nhiều giá trị văn hóa thì
sức biểu hiện thẩm mỹ (tính biểu hình) càng cao.
 Mối quan hệ giữa tiếp cận định tính và định lượng: có sự thống nhất
giữa 2 phương pháp này về số lượng 6 giá trị mang cấp độ tương tác nằm trong mức
1 & 2 (tính linh hoạt/đa năng, tính dung hòa với tự nhiên, tính biểu hình, tính cộng
đồng, truyền thống gia đình Việt, tính sinh lợi). Đối với nhà ở nông thôn truyền
32
Hình thức đi sau nội dung
59

thống thì kết quả hoàn toàn trùng lắp giữa phân tích định tính và định lượng33; tuy
nhiên nhà ở đô thị có một số sai biệt phát sinh do quá trình chuyển đổi môi trường
cư trú. Đó là sự đảo chiều của tính sinh lợi và tính dung hòa với tự nhiên [bảng
2.4]. Nhìn chung 6 giá trị nói trên qua mô hình tương tác cho thấy khả năng liên kết
cao, do vậy dù biến động thứ bậc trên thang giá trị nhưng đều không thoát ra khỏi
mức 1 & 2.
BẢNG 2.4: SO SÁNH THANG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

THỨ BẬC THANG GIÁ TRỊ VH THEO


PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH THANG GIÁ TRỊ VH
TRÊN
THEO PHƯƠNG PHÁP
THANG Nhà ở đô thị Nhà ở nông thôn ĐỊNH LƯỢNG
GIÁ TRỊ truyền thống truyền thống
Ưu tiên 1 Tính linh hoạt/đa năng Tính linh hoạt/đa năng Tính linh hoạt/đa năng

Ưu tiên 2 Tính sinh lợi Tính dung hòa với tự nhiên Tính dung hòa với tự nhiên

Ưu tiên 3 Tính biểu hình Tính biểu hình Tính biểu hình

Ưu tiên 4 Tính cộng đồng Tính cộng đồng Tính cộng đồng

Ưu tiên 5 Tính dung hòa với tự nhiên Truyền thống gia đình Việt Truyền thống gia đình Việt

Ưu tiên 6 Truyền thống gia đình Việt Tính sinh lợi Tính sinh lợi

2) Mô hình tương tác giữa các giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc
nhà đô thị Việt Nam hiện nay [hình 2.3]: mô hình này diễn đạt 2 nội dung chính:
1) thông qua số lượng và tính chất tương tác cho thấy khả năng của từng giá trị cũng
như xu thế thiết lập trật tự của chúng trên thang giá trị (vòng tròn trong cùng); 2)
đối chiếu mức độ biểu hiện (định tính) trong từng loại hình nhà ở cụ thể để phát
hiện tiềm năng thực sự của các giá trị (vòng tròn ngoài cùng). Nhìn vào bảng kết
quả nhận thấy có 6 giá trị được xếp đặt theo trật tự từ cao xuống thấp như sau: tính
linh hoạt/đa năng > tính dung hòa với tự nhiên > tính tư hữu > truyền thống gia
đình Việt > tính biểu hình > tính cộng đồng. Giữa phương pháp định tính và định
lượng sẽ xuất hiện các sai biệt, cho nên cần so sánh điểm chung và riêng của chúng
với nhau, sau đó biện luận để hướng tới hình thành Thang giá trị VHTT chung
trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay (kết hợp giữa định tính và định lượng).

33
Do nhà ở nông thôn truyền thống được xem là nguồn gốc chuyển đổi giá trị VHTT trong các loại hình
nhà ở khác;
60

Bảng 2.5 cho thấy sự giống nhau về trật tự thứ bậc của 2 giá trị là tính linh
hoạt/đa năng và tính dung hòa với tự nhiên, 4 giá trị còn lại chênh lệch trên thang
giá trị, trong đó đáng chú ý là tính cộng đồng có dung sai lớn. Bằng cách so sánh
này có thể đưa ra đề xuất thang giá trị như bảng 2.6, theo đó 6 giá trị chia thành 2
nhóm:
 Nhóm I (ổn định ở mức cao nhất) gồm: tính linh hoạt/đa năng và tính
dung hòa với tự nhiên. Đây được xem là “hằng số” trong khai thác giá trị VHTT;
 Nhóm II (biến động) gồm: tính tư hữu, truyền thống gia đình Việt,
tính cộng đồng, tính biểu hình. Mặc dù các giá trị này sắp xếp theo trật tự từ trên
xuống dưới nhưng có khả năng đảo lộn vị trí tùy theo việc ứng dụng vào từng loại
hình nhà ở.

BẢNG 2.5: SO SÁNH THANG GIÁ TRỊ VHTT TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM
HIỆN NAY THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

THỨ BẬC TRÊN THANG GIÁ TRỊ VHTT THEO


THANG GIÁ TRỊ VHTT THEO
THANG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
GIÁ TRỊ [ĐỀ XUẤT 1]

Ưu tiên 1 Tính linh hoạt/đa năng Tính linh hoạt/đa năng


Ưu tiên 2 Tính dung hòa với tự nhiên Tính dung hòa với tự nhiên
Ưu tiên 3 Tính cộng đồng Tính tư hữu
Ưu tiên 4 Tính tư hữu Truyền thống gia đình Việt
Ưu tiên 5 Truyền thống gia đình Việt Tính biểu hình
Ưu tiên 6 Tính biểu hình Tính cộng đồng

BẢNG 2.6 -[ĐỀ XUẤT 2]: THANG GIÁ TRỊ VHTT CHUNG TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC
ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM HIỆN NAY (KẾT HỢP GIỮA ĐỊNH TÍNH & ĐỊNH LƯỢNG)

THỨ BẬC TRÊN


GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
THANG GIÁ TRỊ

Ưu tiên 1 Tính linh hoạt/đa năng


NHÓM I ỔN ĐỊNH
Ưu tiên 2 Tính dung hòa với tự nhiên
Ưu tiên 3 Tính tư hữu
Ưu tiên 4 Truyền thống gia đình Việt
NHÓM II BIẾN ĐỘNG
Ưu tiên 5 Tính cộng đồng
Ưu tiên 6 Tính biểu hình
61

Thang giá trị VHTT chung trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam
hiện nay [Đề xuất 2] được xem là kết quả phân tích mối quan hệ nội sinh (tương
tác nội hệ) giữa các giá trị VHTT với nhau, tổng hợp từ 2 phương pháp định tính và
định lượng. Thông qua kết quả này có thể nhận biết trật tự phân cấp của các giá trị;
đồng thời phát hiện tiềm lực sẵn có của chúng dựa theo đặc tính ổn định và biến
động. Tuy nhiên, đây chưa phải là kết quả cuối cùng để ứng dụng vào trong kiến
trúc nhà ở đô thị Việt Nam, bởi vì các giá trị đó còn có khả năng tiếp tục biến đổi
khi tương tác trực tiếp với những thành phần công năng và hình thức kiến trúc nhà ở
(tương tác ngoại hệ).

2.1.4 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với các học thuyết
kiến trúc thế giới

Nội dung Phụ lục 2 trình bày quan điểm của 11 học thuyết kiến trúc đề
cập đến vấn đề khai thác VHTT, được tổng hợp trong bảng 2.7. Trên thực tế, quy
mô này chưa phản ánh đầy đủ bối cảnh và xu hướng chung của kiến trúc thế giới,
nhưng phần nào chứng minh động lực phát triển nhà ở luôn song hành với việc duy
trì và phát huy giá trị bản sắc, thể hiện bằng tiêu chí: “Bản địa hóa kiến trúc quốc tế
- Quốc tế hóa kiến trúc bản địa”. Mỗi học thuyết xây dựng cách tiếp cận tính dân
tộc khác nhau nhưng vẫn cho thấy nhiều nét tương đồng, hơn nữa còn phát họa mối
quan hệ với giá trị VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam mà luận án đã phân tích.
Mối quan hệ đó có thể được giải thích dựa vào lý thuyết chung của các nền kiến
trúc bản địa, là sự dung hòa 3 yếu tố: kiến trúc – tự nhiên – xã hội. Trong đó, kiến
trúc đóng vai trò vật thể đa chức năng (vật lý – xã hội - tinh thần) chuyển tải những
khả năng thích ứng với môi trường tự nhiên, hoạt động xã hội của lối sống và các
hình thái ý thức cộng đồng. Như vậy, khai thác kiến trúc truyền thống đồng nghĩa
tạo dựng môi trường nhân tạo, mà qua đó các giá trị văn hóa được phô bày theo
nhiều thể thức khác nhau. Chúng có thể được giải mã bằng trực giác, xúc cảm và kí
ức; giúp con người định vị chính họ trong bối cảnh không gian địa lý và khu vực.
Để làm rõ nội dung trên, luận án sắp đặt quan điểm các học thuyết kiến trúc
62

theo thứ tự mốc thời gian xuất hiện [hình 2.4]. Ở những thập niên đầu thế kỷ XX,
kiến trúc nhấn mạnh đến sự hài hòa giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo, khai thác
giá trị biểu hình và đặc tính của không gian. Nhưng càng về sau, ngoài những yếu tố
đó còn thêm mối quan tâm đến văn hóa – xã hội, và hơn hết là sự cảm nhận của con
người trong môi trường kiến trúc. Chúng được cụ thể thành các mục tiêu và quan
điểm khai thác nhưng không rập khuôn cứng nhắc mà tỏ ra linh hoạt. Vì vậy, cùng
một xu hướng nhưng có nhiều cách thể hiện và trải nghiệm khác nhau, làm phong
phú và mở rộng sự tự do sáng tạo. Những quan điểm này được đồng nhất với giá trị
VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam thành 5 nhóm và rút ra 3 giá trị tiêu biểu là:
tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính biểu hình.
Đối chiếu với Đề xuất 2 [mục 2.1.3] một lần nữa khẳng định ưu thế vượt trội
của tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt/đa năng. Như vậy, đây không phải
là giá trị riêng có của kiến trúc truyền thống Việt Nam mà là đặc tính chung của các
nền kiến trúc bản địa trên thế giới. Sự khác nhau nằm trong cách thức vận dụng
chúng tùy theo mối quan hệ với các yếu tố tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống và
kinh nghiệm cổ truyền.
Có thể thấy, các học thuyết kiến trúc đề cao tính biểu hình như là cơ sở quyết
định thực thi vấn đề khai thác VHTT. Nó có khả năng truyền đạt bằng trực giác một
cách nhanh nhất tính bản sắc của kiến trúc, tác động trực tiếp đến khả năng nhận
biết của đối tượng thưởng lãm. Đây cũng là điểm khác biệt với đề xuất của luận án
(tính biểu hình xếp vị trí sau cùng). Mặc dù vậy, giữa 2 cách tiếp cận này không
mâu thuẫn mà chỉ khác nhau về lối diễn đạt; cũng tương tự như phương pháp diễn
dịch và quy nạp trong văn phạm ngữ pháp. Luận án cho rằng trước tiên cần chuyển
tải 5 giá trị (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính cộng đồng, tính
tư hữu, truyền thống gia đình Việt) thì tính biểu hình sẽ được cảm thụ một cách tự
nhiên và tất yếu. Điều này tương đồng với quan điểm của các nhà văn hóa học khi
khẳng định bản sắc kiến trúc truyền thống Việt Nam nằm trong các giá trị phi vật
thể - cơ tầng văn hóa [mục 1.1.2].
Xem xét số lượng quan điểm của các học thuyết kiến trúc qua sự đối chiếu với
giá trị VHTT Việt Nam cho thấy:
63

 Kiến trúc Bản địa mới có nhiều quan điểm gần nhất với việc khai thác
VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay;
 Bốn học thuyết kiến trúc bổ sung quan điểm cần thiết cho nội dung khai
thác là: cộng sinh văn hóa, hiện tượng học, nơi chốn, ký hiệu học.

2.2 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với không gian công năng
trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam

2.2.1 Lý thuyết nhu cầu trong kiến trúc nhà ở đô thị

2.2.1.1 Lý thuyết Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs)

Năm 1945, Abraham Harold Maslow (1908-1970) đề xuất lý


thuyết hệ thống phân cấp nhu cầu của con người, diễn đạt thành 5 cấp độ phụ thuộc
lẫn nhau và được hiển thị như một kim tự tháp [77], gồm:
1) Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): là nhu cầu quan trọng nhất cho sự
tồn tại của con người như: thức ăn, nước uống, không khí và giấc ngủ. Maslow cho
rằng đây là nhu cầu cơ bản và bản năng nhất trong hệ thống, bởi vì tất cả các nhu
cầu khác sẽ trở thành thứ cấp cho đến khi nhu cầu sinh lý được đáp ứng.
2) Nhu cầu an toàn (Safety Needs): là nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu này
cũng quan trọng cho sự sống nhưng không đòi hỏi khắt khe như nhu cầu sinh lý. Ví
dụ: mong muốn công việc ổn định, bảo hiểm y tế, môi trường cư trú an ninh.
3) Nhu cầu xã hội (Social Needs): là nhu cầu quan hệ họ hàng, tình cảm,
hay thuộc về một nhóm xã hội. Maslow coi nhu cầu này ít cơ bản hơn nhu cầu sinh
lý và an toàn.
4) Nhu cầu tôn trọng (Esteem Needs): sau khi ba nhu cầu đầu tiên được đáp
ứng, nhu cầu tôn trọng trở nên cần thiết đối với cá nhân con người. Chúng bao gồm
những yếu tố để thỏa mãn lòng tự trọng, giá trị tự thân, sự thừa nhận của xã hội về
các thành tựu.
5) Nhu cầu tự thực hiện (Self-Actualizing Needs): đây là mức cao nhất
trong hệ thống nhu cầu của Maslow, bao gồm: tự nhận thức, quan tâm đến sự phát
64

triển cá nhân hơn là ý kiến của người khác, tập trung khai phá tiềm năng con người
với tư cách là các cá thể độc lập.
Maslow cho rằng những nhu cầu tương tự như bản năng và đóng vai trò động
lực của hành vi. Sinh lý, an toàn, xã hội, và lòng tự trọng là nhu cầu thiếu (Deficit
Needs), phát sinh do sự thiếu thốn. Ông gọi cấp cao nhất của kim tự tháp là nhu cầu
tăng trưởng (The being Needs). Nó không xuất phát vì thiếu một cái gì đó mà là từ
mong muốn phát triển như một con người.
Tuy nhiên, Maslow cũng lưu ý thứ bậc của các nhu cầu không phải luôn diễn
ra theo trình tự cứng nhắc như trên [82]. Ví dụ: đối với một số cá nhân, nhu cầu tự
trọng thì cần thiết hơn tình cảm. Đối với những người khác, sự thực hiện sáng tạo
có thể thay thế ngay cả nhu cầu cơ bản nhất. Như vậy trong bản chất cấu trúc nhu
cầu đã tồn tại những khả năng bị phá vỡ.
Tóm lại, tổng thể lý thuyết của Maslow sắp xếp nhu cầu con người trong một
hệ thống phân cấp theo nguyên tắc: nhu cầu cơ bản (duy trì sự tồn tại) phải được
đáp ứng thì mới xuất hiện các nhu cầu cao hơn. Thực tế chứng minh hiện nay các
nước đang phát triển tập trung cho nhu cầu cấp 1 và 2 với mục tiêu: xóa đói, giảm
nghèo, có nhà ở, việc làm...; trong khi đó, các nước phát triển đã đạt đến cấp 3, 4 và
5 (tự do thể hiện năng lực cá nhân) trên cơ sở thành tựu về kinh tế, xã hội và khoa
học kỹ thuật.
Cấu trúc Tháp nhu cầu có thể chia thành 2 cấp độ: nhu cầu cơ bản (sinh lý, an
toàn) và nhu cầu nâng cao (xã hội, tôn trọng, tự thực hiện) [hình 2.5].

Hình 2.5: Tháp nhu cầu (Hierarchy of Needs) cùa A. H. Maslow


65

Lý thuyết nhu cầu cũng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học,
quản trị, kinh tế, xã hội học, quy hoạch, kiến trúc... [bảng 2.8]

2.2.1.2 Ứng dụng lý thuyết Tháp nhu cầu trong phát triển nhà ở tại
các đô thị Việt Nam

Nội dung Phụ lục 3 trình bày phân nhóm chức năng nhà ở và
các thành phần không gian công năng tương ứng. Bằng cách tập hợp quan điểm của
nhiều tác giả, luận án tổng hợp thành 5 nhóm chức năng, gồm: nghỉ ngơi thụ động,
làm việc, giáo dục, giao tiếp đối ngoại, nghỉ ngơi năng động.
Trong cấu trúc công năng nhà ở, quan hệ giữa các chức năng không ngang
bằng nhau mà được thiết lập thứ tự ưu tiên theo cấp độ nhu cầu, gia tăng số lượng
theo mức độ tiện nghi. Trong cấp nhu cầu thấp, nhà ở cần không gian tối thiểu để
duy trì sự tồn tại của con người (tương ứng với nhu cầu cơ bản trong lý thuyết của
Maslow); tiến lên cấp cao hơn, các không gian phát triển thể chất và tinh thần lần
lượt xuất hiện, hướng đến thỏa mãn sở thích cá nhân và sự riêng tư (nhu cầu nâng
cao). Như vậy, với mỗi cấp độ nhu cầu sẽ có những không gian cần thiết nhất để
đáp ứng. Trên nguyên tắc đó có thể suy luận sự tương đồng giữa 5 cấp độ nhu cầu
con người trong lý thuyết của Maslow với 5 chức năng nhà ở và 5 nhóm không gian
công năng, diễn đạt theo trình tự: 1. nghỉ ngơi thụ động → 2. làm việc → 3. giáo
dục → 4. giao tiếp đối ngoại → 5. nghỉ ngơi năng động. Chức năng cơ bản (nghỉ
ngơi thụ động) là chức năng phải có trong bất kỳ loại hình nhà ở nào, nhưng thỏa
mãn nhu cầu phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ (nghỉ ngơi năng động) là
chức năng hướng đến trong quá trình nâng cấp tiện nghi. Theo Maslow, chính thang
bậc cuối cùng này mới phản ánh bản chất nhu cầu một cách trọn vẹn.
Như vậy, việc phân cấp các nhóm không gian công năng là cần thiết để phù
hợp với chất lượng tiện nghi nhà ở; có thể được đánh giá qua chỉ số diện tích, số
lượng các nhóm chức năng và đặc tính không gian. Ngoài ra, sự phân cấp công
năng còn là mục tiêu nghiên cứu quan trọng trong chiến lược phát triển nhà ở xét
trên các nhóm đối tượng xã hội. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Việt Nam
66

có 5 nhóm đối tượng chia theo mức thu nhập như sau: 1) nhóm thu nhập thấp nhất;
2) nhóm thu nhập dưới trung bình; 3) nhóm thu nhập trung bình; 4) nhóm thu nhập
khá; 5) nhóm thu nhập cao.
Đối tượng thuộc nhóm 1 & 2 gọi chung là nhóm thu nhập thấp cần chính sách
hỗ trợ để có nhà ở với tiện nghi tối thiểu (nhà ở xã hội). Diễn giải trên Tháp nhu cầu
thì nhóm này tương ứng với cấp cơ bản [hình 2.6]. Các nhóm còn lại thuộc đối
tượng nhà ở thị trường, tương ứng cấp nhu cầu nâng cao; do đó tùy theo đặc điểm
xã hội, nghề nghiệp, sở thích... để xác định không gian ở phù hợp. Như vậy, việc
thiết lập cấu trúc công năng theo đối tượng sử dụng có thể xây dựng kế hoạch phát
triển nhà ở hợp lý và hiệu quả.

Hình 2.6: Mô hình “Tháp nhu cầu” với các nhóm xã hội

2.2.2 “Tháp công năng” trong kiến trúc nhà ở đô thị

“Tháp nhu cầu” của Maslow được xem là mô hình lý thuyết dựa trên
phân tích lý tính chủ quan của tác giả. Tuy nhiên theo thời gian, bằng sự ảnh hưởng
và tính ứng dụng phổ biến của nó trong nhiều lĩnh vực khác nhau cho thấy logic
nghiên cứu này có giá trị khoa học; vì vậy có thể tiếp tục kế thừa để bổ sung cơ sở
lý thuyết cho luận án. Do công năng nhà ở là một trong những đối tượng của nhu
cầu, mà theo Maslow, nhu cầu có tính phân cấp nên công năng cùng mang đặc tính
nói trên.
Căn cứ lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow có thể thiết lập mô hình công năng
67

trong KTNO đô thị dựa trên 5 chức năng chính. Mục đích của thao tác này là nhằm
xây dựng cấu trúc thứ bậc các nhóm không gian công năng theo sự gia tăng chất
lượng tiện nghi.
Tính thống nhất giữa “Tháp nhu cầu” và “Tháp công năng” [hình 2.7] trong
KTNO đô thị được diễn giải như sau:
1) Nhu cầu sinh lý (ưu tiên 1): là nhu cầu quan trọng nhất cho sự tồn tại của
con người như; tương ứng với nhóm không gian thuộc chức năng nghỉ ngơi thụ
động, gồm: khu bếp, phòng ăn (nội bộ), phòng ngủ, vệ sinh, ban công, lô gia, hành
lang, sân trong/không gian xanh (diện tích nhỏ), không gian sinh hoạt cá nhân. Đây
là những không gian không thể thiếu trong bất cứ loại hình nhà ở nào và đòi hỏi
phải được xét đến trước khi có sự xuất hiện của các không gian chức năng khác.
2) Nhu cầu an toàn (ưu tiên 2): là nhu cầu được bảo vệ an toàn và an ninh.
Suy luận trong các nhóm chức năng nhà ở thì mức ưu tiên này thuộc chức năng làm
việc; vì sau nhu cầu tồn tại cơ bản, con người cần triển khai hoạt động sinh lợi để
duy trì và phát triển cuộc sống. Nhóm không gian thuộc chức năng làm việc gồm:
thương mại, dịch vụ, làm nghề thủ công, văn phòng, làm việc cá nhân. Những
không gian đó có sự chuyển đổi từ nhà ở truyền thống, xuất phát bởi đặc điểm kết
hợp giữa cư trú và sản xuất trong điều kinh tế tiểu nông, tiểu thương.
3) Nhu cầu xã hội (ưu tiên 3): là nhu cầu thuộc về một nhóm xã hội nào đó.
Đối với người Việt, gia đình là đơn vị xã hội cơ bản nhất, nơi mà con người được
gắn bó, yêu thương và đùm bọc. Tuy nhiên, để cho gia đình giữ trạng thái ổn định
và phát triển thì giáo dục luôn đóng vai trò tiên phong. Tương ứng với nó là nhóm
không gian thuộc chức năng giáo dục, gồm: phòng sinh hoạt chung, không gian
học tập & nghiên cứu, thư viện, không gian thờ cúng tổ tiên & gia thần, không gian
lưu niệm. Phòng sinh hoạt chung thực hiện kết nối và duy trì văn hóa gia đình hiện
tại; không gian thờ cúng tổ tiên và gia thần duy trì “tâm thức” gia đình thông qua
giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn” và đức tin tâm linh.
4) Nhu cầu tôn trọng (ưu tiên 4): là những đòi hỏi về sự tôn trọng của người
khác và mong muốn khẳng định địa vị xã hội; tương ứng với nhóm không gian
thuộc chức năng giao tiếp đối ngoại, gồm: phòng khách, phòng ăn chính (tiếp
68

khách), cổng ngõ, hiên nhà, tiền sảnh, hành lang công cộng, sân vườn. Các không
gian này diễn ra sự tiếp xúc giữa người ở với đối tượng bên ngoài. Phòng khách
trong nhà ở người Việt là nơi thể hiện vị thế, tính cách, lối sống của gia chủ một
cách trực quan và sinh động;
5) Nhu cầu tự thực hiện (ưu tiên 5): là nhu cầu tự do theo đuổi sở thích cá
nhân, tự trải nghiệm và sự hài lòng về cuộc sống; tương ứng với nhóm không gian
thuộc chức năng nghỉ ngơi năng động, gồm: phòng tập Thiền - Yoga, phòng giải
trí chuyên dụng, phòng tắm hơi, hồ bơi, phòng nghe nhạc - xem phim, phòng chơi
của trẻ em, sân vườn, tiểu cảnh, phòng sáng tác nghệ thuật…. Chất lượng và số
lượng các không gian này càng tăng đồng nghĩa với tiện nghi nhà ở càng cao.
Như vậy, giữa lý thuyết nhu cầu của Maslow và các nhóm không gian công
năng trong nhà ở có tính tương đồng về cấu trúc phân cấp; tuy nhiên, cách qui chiếu
này cũng chỉ tương đối để giúp nhận biết vai trò của các chức năng nhà ở tùy thuộc
vào cấp độ nhu cầu. Trong thực tế, công năng nhà ở không được thiết lập theo trật
tự cứng nhắc như trên mà có thể kết hợp linh hoạt giữa các không gian với nhau. Do
đó trong cấp nhu cầu thấp, nhà ở vẫn có thể xuất hiện những không gian của cấp
nhu cầu cao hơn thông qua giải pháp đa năng (dồn nén các chức năng trong một
không gian giống như nhà ở truyền thống). Tóm lại, việc phân chia cấu trúc công
năng theo nhu cầu là để khẳng định tính chất tồn tại chính thức (mặc định) và phi
chính thức (bổ sung/đa năng) của các nhóm không gian chức năng. Khái niệm tồn
tại chính thức nghĩa là cấp độ nhu cầu nào thì không gian đó (ví dụ: cấp nhu cầu cơ
bản cần thiết nhất là không gian nghỉ ngơi thụ động và làm việc); ngoài ra, nếu phát
sinh các nhu cầu sử dụng khác (tiếp khách, giải trí, thờ cúng…) thì sẽ được lồng
ghép vào 2 không gian chính thức trên theo hình thức sử dụng chung (bổ sung – phi
chính thức). Tuy nhiên, phương thức phối hợp đa năng này cũng phải tuân theo một
số nguyên tắc để đảm bảo sự vận hành không gian ở đạt hiệu quả, giảm dần tính cản
trở theo kiểu hoạt động này triển khai thì hoạt động khác tạm ngưng. Nguyên tắc đó
được diễn đạt bằng các liên hệ đa năng đồng cấp và đa cấp.
Căn cứ mô hình “Tháp công năng” nhận thấy có 4 liên hệ “ĐA NĂNG ĐỒNG
CẤP” trong KTNO như sau:
69

1) Liên hệ đa năng phổ quát (sử dụng chung): các chức năng khác nhau có
thể được kết hợp trong một không gian đồng nhất. Đó là: thờ cúng, tập Thiền
(Yoga), nghe nhạc – xem phim, chỗ chơi cho trẻ em, tiểu cảnh – không gian xanh,
tiếp khách, ăn uống, nấu bếp, sản xuất nhỏ, sinh hoạt chung, làm việc... Tùy theo
quy mô nhà ở và nhu cầu sử dụng mà có thể gộp nhiều chức năng vào cùng một
không gian, triển khai dựa trên mức độ tương đồng (đồng cấp) về tính chất sử dụng
theo hướng bổ trợ lẫn nhau (ít gây cản trở qua lại), gia tăng hiệu quả khai thác
không gian.
2) Liên hệ đa năng giới hạn (sử dụng riêng): chỉ sử dụng cho một số đối
tượng nhất định, thường triển khai trong không gian phòng ngủ và phòng chuyên
dụng. Ví dụ: phòng ngủ có thể phối hợp giữa chức năng ngủ, làm việc, nghe nhạc –
xem phim, bar, trang điểm – thay đồ, tiểu cảnh – không gian xanh.
3) Liên hệ đa năng chuyên biệt (sử dụng cho 1 mục đích): nhằm tăng
cường tính hiệu quả và tiện nghi cho một mục đích sử dụng. Ví dụ: phòng vệ sinh
có thể kết hợp giữa chức năng tắm, vệ sinh, xông hơi, trang điểm – thay đồ, nghe
nhạc, tiểu cảnh – không gian xanh, thể thao nhẹ….
4) Liên hệ đa năng sinh thái: là sự kết hợp giữa các không gian để nâng cao
mức tiện nghi sinh thái trong nhà ở như: tiểu cảnh – không gian xanh, sân trong
(giếng trời), sân vườn, ban công, lô gia, hiên, hành lang.
Ngoài ra trong KTNO, không gian công năng còn có các liên hệ “ĐA NĂNG
ĐA CẤP”, phá vỡ tính phân cấp, linh hoạt kết hợp với mọi chức năng sử dụng
chung và riêng để đáp ứng nhu cầu sử dụng tại chỗ, gia tăng tiện nghi sinh hoạt. Đó
là các không gian: nghe nhạc – xem phim, tiểu cảnh – không gian xanh, làm việc,
ban công, lô gia, chỗ chơi trẻ em... Ví dụ: tiểu cảnh – không gian xanh có thể xuất
hiện nhiều nơi như: phòng khách, phòng sinh hoạt chung, phòng ăn, phòng ngủ,
phòng tắm – vệ sinh....; không gian làm việc có thể kết hợp với phòng sinh hoạt
chung, phòng khách và phòng ngủ. Những không gian thuộc chức năng nghỉ ngơi
năng động thường sử dụng liên hệ đa năng đa cấp để nâng cao chất lượng nhà ở.
70

2.2.3 “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” trong kiến trúc nhà ở đô thị

Hệ giá trị VHTT được hình thành dựa trên tư duy tổng hợp của phương
Đông; tuy nhiên thực tế phát triển kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam hiện
nay chịu nhiều ảnh hưởng của lối phân tích phương Tây (phân tích cấu trúc công
năng và các quy luật tạo hình thẩm mỹ). Có thể nói trong nhà ở, tính truyền thống
(phương Đông) và hiện đại (phương Tây) đang tồn tại đan xen lẫn nhau. Ngoài ra,
VHTT còn là đối tượng của nhu cầu, vì vậy luận án ứng dụng lý thuyết Maslow như
một cơ sở tham chiếu độc lập để xem xét khả năng thiết lập trật tự thang giá trị theo
tư duy phân tích, cung cấp thêm luận cứ khách quan cho việc xây dựng mô hình
trong nội dung Chương III.
Quy chiếu nguyên tắc thiết lập thang bậc nhu cầu trong lý thuyết Maslow vào
đối tượng nghiên cứu của luận án nhận thấy: các giá trị VHTT cũng có thể được xếp
đặt theo trật tự trước – sau tùy theo mức độ quan trọng và cần thiết của chúng.
Trong Đề xuất 2 [mục 2.1.3.2] có 6 giá trị được chọn lọc bằng phương pháp kết hợp
giữa định tính và định lượng; tuy nhiên, trên phương diện công năng thì tính biểu
hình không được xét đến vì nó chỉ đóng góp cho hình thức KTNO. Do đó, 5 giá trị
còn lại sẽ tiếp tục được phân tích để tìm ra thứ bậc tương ứng 5 cấp độ nhu cầu.
Mặc dù vậy, sự quy chiếu này cũng chỉ tương đối bởi nó thuộc 2 lĩnh vực hoàn toàn
khác biệt nhau (giữa tâm lý học và kiến trúc), diễn giải bằng phương pháp suy luận
biện chứng.
Trong thực tế, lý thuyết Tháp nhu cầu đã được mô tả lại bởi nhiều tác giả
thuộc các phạm vi nghiên cứu khác nhau [bảng 2.9], từ đó cho thấy lý thuyết này có
thể là cơ sở ban đầu để mở rộng đối tượng nghiên cứu. Đặc điểm chung trong các
mô tả là tính phân cấp của các phần tử thuộc một hệ thống cấu trúc. Như vậy, 5
cấp độ trong lý thuyết nhu cầu có thể đặt lại tên gọi tương ứng, tuy nhiên vẫn thể
hiện tính chất phát triển tuần tự của chúng như sau: Cấp 1: cơ sở → Cấp 2: tiêu
chuẩn → Cấp 3: cân bằng → Cấp 4: mở rộng → Cấp 5: phát triển. Căn cứ theo
tính phân cấp này để suy luận trật tự các giá trị VHTT trong yếu tố công năng của
kiến trúc nhà ở như sau: Cấp 1: tính dung hòa với tự nhiên → Cấp 2: truyền thống
71

gia đình Việt → Cấp 3: tính cộng đồng → Cấp 4: tính tư hữu → Cấp 5: tính linh
hoạt/đa năng.
BẢNG 2.9: VẬN DỤNG LÝ THUYẾT “THÁP NHU CẦU” TRONG CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU

1) Cấp cơ sở: tính dung hòa với tự nhiên


Nguồn gốc tồn tại của nhà ở là nhằm bảo vệ con người trước những tác động
bất lợi từ bên ngoài; tiến đến hòa hợp, chung sống trên tinh thần tôn trọng và hiểu
biết thiên nhiên. Vì vậy, tính dung hòa với tự nhiên được xem là giá trị cơ bản và
cần thiết nhất.
2) Cấp tiêu chuẩn: truyền thống gia đình Việt
Ngoài chức năng che chở, ngôi nhà còn là nơi quần cư của “tiểu xã hội” – gia
đình. Đây được xem là môi trường nuôi dưỡng cho sự phát triển của con người
trước khi hòa nhập vào “đại xã hội” – dân tộc, quốc gia, nhân loại; đồng thời duy trì
bền vững các giá trị văn hóa tiêu biểu của cả 2 cộng đồng xã hội nói trên. Vì vậy,
truyền thống gia đình Việt được xếp vào vị trí cần thiết tiếp theo.
3) Cấp cân bằng: tính cộng đồng
Vượt ra ngoài phạm vi gia đình, con người có xu hướng hòa nhập vào môi
trường xã hội, hoạt động góp phần xây dựng các thể chế văn hóa và những giá trị
chung. Tuy nhiên với tư cách cá nhân, con người lại chịu sự chi phối và điều chỉnh
72

bởi các giá trị chung mà họ tạo ra; thể hiện mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, đặc
biệt phát huy trong các xã hội truyền thống phương Đông và Việt Nam. Như vậy,
tính cộng đồng có thể xếp vị trí tiếp theo về mức độ cần thiết.
4) Cấp mở rộng: tính tư hữu
Sau khi hòa nhập vào môi trường xã hội (từ gia đình cho đến làng xã, đô
thị…); con người tiếp tục có xu hướng hoạt động để khẳng định địa vị cá nhân, cần
sự tôn trọng bằng các hình thức sở hữu riêng. Vì vậy, tính tư hữu được xếp vào cấp
độ này.
5) Cấp phát triển: tính linh hoạt/đa năng
Cuối cùng, khi 4 tính cách văn hóa nói trên đã được thể hiện và đáp ứng, con
người hướng đến sự tự do hành động và tư duy mà không muốn bị ràng buộc bởi
những yêu cầu khắt khe nào. Để đáp ứng nhu cầu đó, trong những giới hạn về vật
chất và tinh thần, người Việt đã phát triển tính linh hoạt/đa năng lên mức cao nhất
nhằm thích ứng với các tình huống.
Tổng hợp tính phân cấp của các giá trị VHTT được trình bày trong hình 2.8.

Hình 2.8: “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” trong kiến trúc nhà ở đô thị

So sánh “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” với Đề xuất 2 [bảng 2.6] nhận
thấy có sự phân li về thứ tự ưu tiên giữa 2 giá trị cốt lõi: tính dung hòa với tự nhiên
và tính linh hoạt/đa năng. Điều này giúp nhận biết tiềm năng của các giá trị văn hóa
theo 2 cực trạng thái: 1) cần thiết nhất cho sự tồn tại (tính dung hòa với tự nhiên);
2) cần thiết nhất cho sự phát triển (tính linh hoạt/đa năng). Hai giá trị VHTT này
73

đã bao hàm những nội dung quan trọng nhất của tiến trình hình thành và thúc đẩy sự
hoàn thiện KTNO; cho nên chúng hiển nhiên chiếm vị trí cao nhất trong việc khai
thác và ứng dụng, không chỉ đối với KTNO Việt Nam mà còn với nhiều nền kiến
trúc khác [mục 2.1.4]. Các giá trị còn lại tùy theo nhu cầu văn hóa mà thiết lập trật
tự. Như vậy, “Tháp giá trị văn hóa truyền thống” có thể xem là mô hình lý thuyết
phân cấp giá trị văn hóa, được xây dựng dựa trên cơ sở qui chiếu với mô hình lý
thuyết phân cấp nhu cầu của con người (lý thyết của Maslow).

2.2.4 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với không
gian công năng trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam

Thiết lập sự tương tác giữa giá trị VHTT với không gian công năng
trong KTNO đô thị Việt Nam nhằm 3 mục đích sau:
1) Xác định giá trị VHTT nào có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến không gian
công năng trong KTNO đô thị, được đánh giá thông qua số lượng và tính chất của
tương tác (chính/phụ);
2) Xác định không gian công năng nào chịu sự chi phối nhiều nhất của các
giá trị VHTT, được đánh giá thông qua cấp độ/vùng tương tác: cao – trung bình –
thấp;
3) Đề xuất thang giá trị VHTT trên phương diện công năng.
Nội dung tương tác được hiển thị trong hình 2.9 với các KẾT QUẢ CHÍNH
như sau:
 KẾT QUẢ 1 (theo trục dọc): căn cứ vào số lượng tương tác cho thấy 5 giá
trị văn hóa được chia thành 2 nhóm: quan trọng (tính dung hòa với tự nhiên, tính
linh hoạt đa năng) và ít quan trọng (truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu, tính
cộng đồng). Như vậy, tổng hợp tương tác nội hệ (giữa các giá trị văn hóa với nhau –
Đề xuất 2) và tương tác ngoại hệ (giữa giá trị văn hóa với không gian công năng)
vẫn đưa đến cùng kết quả: tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt đa năng là
2 giá trị dẫn đầu trong việc khai thác VHTT. Tuy nhiên, vị trí ưu tiên đã có sự đảo
chiều mà vai trò quan trọng nhất thuộc về tính dung hòa với tự nhiên. Đối chiếu với
74

“Tháp giá trị văn hóa truyền thống” cho thấy sự thống nhất trên quan điểm: nhu cầu
tồn tại cần phải đáp ứng trước tiên, sau đó mới tính đến nhu cầu phát triển. Các giá
trị còn lại có thự tự lần lượt là: truyền thống gia đình Việt → tính tư hữu → tính
cộng đồng. Mức độ chênh lệch chỉ số tương tác giữa tính tư hữu và tính cộng đồng
không đáng kể nên có nhiều khả năng thay đổi vị trí cho nhau.
 KẾT QUẢ 2 (theo trục ngang): căn cứ vào số giá trị VHTT tác động đến
không gian công năng trong KTNO đô thị để chia thành 3 cấp độ/vùng tương tác,
gồm:
 Vùng tương tác cao (vùng 1): chủ yếu tập trung vào các không gian
quan trọng hàng đầu của nhà ở như: ăn, ngủ, tiếp khách, sinh hoạt chung, sân
vườn,… Đây hầu hết là những không gian “đa năng phổ quát” [mục 2.2.2], có thể
dung chứa thêm nhiều chức năng hoạt động khác theo hướng bổ trợ lẫn nhau. Đặc
biệt, trong giới hạn tương tác này, 3 giá trị văn hóa gồm: tính dung hòa với tự nhiên,
tính linh hoạt/đa năng, truyền thống gia đình Việt có vai trò ngang nhau (cùng số
lượng tác động), và tính cộng đồng thì cao hơn tính tư hữu;
 Vùng tương tác trung bình (vùng 2): tập trung vào các không gian
sinh hoạt nội bộ gia đình (không gian chơi của trẻ em, thờ cúng tổ tiên & gia thần,
lưu niệm, học tập & nghiên cứu, sinh hoạt cá nhân,…). Tại đây, vai trò của tính
dung hòa với tự nhiên gần ngang bằng với tính linh hoạt/đa năng (chủ yếu là các
không gian “đa năng giới hạn”); truyền thống gia đình Việt thì cao hơn tính tư hữu
và tính cộng đồng;
 Vùng tương tác thấp (vùng 3): đa phần là các không gian đáp ứng cho
các nhu cầu phát triển thể chất, tinh thần và thẩm mỹ nhằm nâng cao chất lượng tiện
nghi nhà ở (ví dụ: giải trí chuyên dụng, tắm hơi, sáng tác nghệ thuật,…). Vì những
chức năng này hình thành muộn hơn (trong giai đoạn hiện đại) nên ít chịu tác động
của VHTT. Đặc điểm văn hóa cơ bản của chúng là tính dung hòa với tự nhiên, kế
đến là tính linh hoạt (để kết hợp với các chức năng khác) và sử dụng cho nhiều
thành viên gia đình (truyền thống gia đình Việt). Hai giá trị còn lại gồm tính cộng
đồng và tính tư hữu đóng góp vai trò rất thấp.
Tóm lại, tác động của VHTT xét trên các vùng không gian công năng trong
75

KTNO hầu hết đều có sự biến đổi mà không cố định theo một trật tự cứng nhắc.
Duy nhất chỉ có tính dung hòa với tự nhiên luôn giữ vị trí dẫn đầu và ổn định mức
độ tương tác trong cả 3 vùng không gian; tính linh hoạt/đa năng giữ vị trí kế tiếp
nhưng suy giảm nhiều trong vùng 3; các giá trị còn lại thì tùy theo vùng không gian
mà biểu hiện mức độ tác động khác nhau. Kết quả phân vùng tương tác trên đây
giúp giới hạn và định hướng cho việc vận dụng, khai thác VHTT trên khía cạnh
công năng một cách cụ thể và rõ nét hơn. Theo đó, các không gian chức năng thuộc
vùng 1 (tương tác cao) và vùng 2 (tương tác trung bình) sẽ là đối tượng chính để
khai thác giá trị VHTT.
 KẾT QUẢ 3: thang giá trị VHTT trên phương diện công năng (tương tác
ngoại hệ)
Căn cứ theo kết quả tương tác trong hình 2.9 có thể đề xuất thang giá trị
VHTT trên phương diện công năng như sau [Đề xuất 3]:

BẢNG 2.10 -[ĐỀ XUẤT 3]: THANG GIÁ TRỊ VHTT TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÔNG NĂNG
TRONG KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM HIỆN NAY

THỨ BẬC TRÊN


THANG GIÁ TRỊ VHTT TRÊN PHƯƠNG DIỆN CÔNG NĂNG
THANG GIÁ TRỊ

Ưu tiên 1 Tính dung hòa với tự nhiên


ỔN ĐỊNH
Ưu tiên 2 Tính linh hoạt/đa năng

Ưu tiên 3 Truyền thống gia đình Việt

BIẾN ĐỘNG Ưu tiên 4 Tính cộng đồng

Ưu tiên 5 Tính tư hữu

Giữa tương tác nội hệ [Đề xuất 2] và ngoại hệ [Đề xuất 3] có sự thống nhất
về 2 nhóm giá trị: ổn định (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng) và
biến động (tính cộng đồng, tính tư hữu, truyền thống gia đình Việt). Tuy nhiên,
trong mỗi nhóm giá trị đó, các thành phần của nó có sự thay đổi thứ bậc tùy theo
môi trường tương tác. Điểm lưu ý lớn nhất là khi đối chiếu với Tháp giá trị VHTT
(dựa trên lý thuyết nhu cầu) thì xuất hiện sự khác biệt rõ rệt về vai trò và vị trí của
tính linh hoạt/đa năng, làm đảo lộn trật tự của cả hệ thống. Theo nguyên tắc thiết
lập Tháp giá trị văn hóa truyền thống, đặc tính này thuộc cấp độ thứ 5 – cấp phát
76

triển; nghĩa là nó sẽ xuất hiện sau khi các giá trị khác đã được đáp ứng. Tuy nhiên,
trong bối cảnh chung của KTNO Việt Nam, tính linh hoạt/đa năng thuộc vị trí thứ
2, ngay sau nhu cầu tồn tại; như vậy đã bỏ qua hoặc xem nhẹ các giá trị khác mà
không tính đến quy luật tất yếu của một tiến trình phát triển có tính ổn định, bền
vững là phải được thiết lập theo nguyên tắc trật tự từ thấp đến cao. Nói cách khác,
khó có thể đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển ngay khi mới vừa thỏa mãn nhu
cầu tồn tại. Vì lý do đó, nếu xem VHTT như là động lực thì trong nội tại của nó đã
xuất hiện các mâu thuẫn. Thực tế chứng minh rằng trong một thời gian dài, cách tổ
chức công năng nhà ở của người Việt có nhiều bất cập, và thích hợp cho lối sống
mà những đòi hỏi về nhu cầu chỉ ở mức độ sơ cấp, tạm chấp nhận theo kiểu “sử
dụng chung” (nghỉ ngơi - làm việc – giải trí hòa lẫn vào nhau)34. Điều này dường
như không còn ý nghĩa với những đỏi hỏi tiện nghi cao hơn của nhu cầu không gian
công năng trong nhà ở đô thị hiện nay, khi mà động lực phát triển kinh tế và sự cần
thiết phải đáp ứng tính chất riêng tư ngày càng gia tăng; ngoài ra còn phải tính đến
trình độ nhận thức thẩm mỹ và nhu cầu giải trí, nghỉ dưỡng đã được nâng cao vượt
trội. Như vậy, tháp giá trị VHTT là một đóng góp có giá trị để định hướng cho việc
khai thác. Điều này không nhằm dẫn đến kết luận phản biện hoàn toàn vai trò của
thang giá trị VHTT trên phương diện công năng mà đặt lại cách hiểu và vận dụng
tính linh hoạt/đa năng ở một tầm mức khác hơn. Phương thức giải quyết sẽ được
trình bày trong Chương III của luận án, nhưng có thể khẳng định rằng những giá trị
văn hóa cần được đặt vào các vị trí tương xứng để phát huy vai trò và ảnh hưởng
của chúng trong xu hướng phát triển nhà ở hiện nay.

2.3 Mối quan hệ giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức kiến trúc
nhà ở đô thị Việt Nam

2.3.1 Vai trò của giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc
nhà ở đô thị

34
Mô hình này thích hợp cho điều kiện kinh tế tiểu nông, tiểu thương và lạc hậu.
77

2.3.1.1 Tiếp cận quan điểm Mỹ học (Aesthetic) và Mỹ học Kiến trúc
(Aesthetic of Architecture)

Thẩm mỹ được xem là một trong những mục tiêu chính của
kiến trúc. Theo Vitruvius (80 – 15 TCN), một công trình kiến trúc tốt phải đáp ứng
3 yêu cầu: vẻ đẹp (venustas) – tiện ích (utilitas) – vững chắc (firmitas). Ngày nay
chúng được hiểu là: hình thức – công năng – kết cấu. Trong đó, hình thức đề cập
đến khía cạnh thẩm mỹ của tòa nhà và việc nghiên cứu được hỗ trợ bởi lý luận của
Mỹ học và Mỹ học kiến trúc.
Plato (427 – 347 TCN), người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết về cái Đẹp
(Beauty), xem nó thuộc đối tượng của nhận thức hơn là của thế giới hiện tượng; và
sự hiểu biết cái đẹp đòi hỏi phải được tư duy phân tích triết học. Giai đoạn về sau,
từ Descartes đến Hume và Collingwood tiếp tục làm rõ ý nghĩa thẩm mỹ như là
phạm trù tinh thần của con người [67].
Theo quan điểm của I. Kant (1724 – 1804), sai lầm của các nhà siêu hình học
cũ kể từ Aristote đến Bacon, Descartes, Spinoza… là khi nhận thức thế giới: hoặc
rơi vào Chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism), tuyệt đối hóa vai trò của cảm giác,
kinh nghiệm; hoặc rơi vào Chủ nghĩa duy lý (Rationalism), đề cao vai trò của lý
tính, tư duy trong quá trình nhận thức. Để khắc phục hạn chế đó, trong tác phẩm
“Phê phán năng lực phán đoán”, Kant đề xuất quan điểm dung hòa: cái đẹp là một
phạm trù không xác định, vừa mang tính phổ quát tất yếu, vừa mang tính chủ quan
cá thể [48]; đồng thời xây dựng năng lực phán đoán thẩm mỹ dựa trên 4 phương
diện: chất lượng, số lượng, quan hệ và tình thái.
Đối với Hegel (1770 – 1831), vẻ đẹp của một tác phẩm nghệ thuật là sự kết
hợp 2 mặt: nội dung của nghệ thuật là ý niệm; hình dáng của nghệ thuật là hình
dáng dễ cảm nhận và giàu sức tưởng tượng [52]. Nghệ thuật còn được hiểu là: lý
tính của cái hiện thực.
Với tác phẩm “Beauty and Illusion” (Cái đẹp và Ảo giác), Samuel Alexander
trình bày khái niệm “tính phù du” của cái đẹp trong nghệ thuật như là khả năng
truyền đạt những gì không tồn tại (hoặc mô tả một cách rõ ràng). Ông ví dụ: câu từ
của một bài thơ không chỉ đơn thuần để mô tả mà còn tràn ngập các cảm xúc và ý
78

nghĩa. Vì như vậy, một mô tả khoa học đơn thuần sẽ không có [68]. Điều này dường
như tương đồng với kiến trúc, bởi ngoài chức năng sử dụng nó còn là đối tượng
mang thông tin, chuyển tải những “câu chuyện về lịch sử, văn hóa” thông qua ngôn
ngữ của hình thức và không gian.
Đầu thế kỷ XX, Le Corbusier (1887 - 1965) bàn về sự khác biệt và liên quan
giữa tính thẩm mỹ kỹ thuật với kiến trúc, ông cho rằng kỹ thuật lấy cảm hứng từ
nguyên tắc kinh tế và điều chỉnh nó thông qua những phép tính toán học để phù hợp
quy luật phổ quát, từ đó đạt được sự hài hòa. Nhưng kiến trúc thì không chỉ có hài
hòa mà còn gợi lên cảm xúc, và do đó đạt được vẻ đẹp. Kiến trúc là một vật thể
nghệ thuật, một hiện tượng của những cảm xúc và nằm ngoài vấn đề xây dựng
[79].
Susanne Langer (1895 - 1985) lần đầu tiên đề cập khái niệm “vùng dân tộc”
(ethnic domain) trong việc tìm hiểu thẩm mỹ kiến trúc bằng lập luận: hình ảnh của
cuộc sống được tạo ra trong các tòa nhà. Thông qua sự biểu hiện và tác động lẫn
nhau của các hình thức có thể nhận thấy “vùng dân tộc” hay các biểu tượng của
nhân loại. Langer cho rằng kinh nghiệm thẩm mỹ kiến trúc phụ thuộc vào sự tham
gia tích cực vào cuộc sống; và nhờ đó, kiến trúc sư sáng tạo ra hình ảnh công trình:
một thể vật lý của môi trường hiện tại, phản ánh đặc tính có quy luật của các hình
mẫu chức năng được cấu thành văn hóa [78].
Theo Roger Scruton (1944): thẩm mỹ kiến trúc trước tiên phải đến từ hiểu biết
về tính tiện ích, và nó là sự hợp nhất các kinh nghiệm của tư duy phân tích [89].
Ông đánh giá kiến trúc như là một đối tượng của nghệ thuật (bên cạnh tính tiện ích)
và khẳng định phong cách kiến trúc cổ điển (Phục hưng Ý) có "đạo đức" vượt trội
hơn phong cách Hiện đại. Quan điểm này thống nhất với xu hướng Hậu hiện đại.
Trong tác phẩm “Complexity and Contradiction in Architecture” (Sự phức tạp và
mâu thuẫn trong kiến trúc), Robert Venturi cho rằng việc sử dụng trang trí và
“ngôn từ biểu tượng” (symbolic rhetoric) là cần thiết, từ đó đặt trọng tâm khai thác
kiến trúc vào giá trị lịch sử, văn hóa địa phương nhằm gợi lên các ý nghĩa và cảm
xúc.
Với một số trích dẫn trên đây cho thấy thẩm mỹ là đề tài có tính bao quát rộng
79

và việc trình bày các khái niệm liên tục được cập nhật, sáng tạo bởi nhiều học giả
trong các khía cạnh nghiên cứu khác nhau. Mỹ học kiến trúc là một phân nhánh của
mỹ học thực dụng [19, tr.20]; nó không giống với vẻ đẹp của các bộ môn nghệ thuật
khác như điêu khắc, hội họa…. Trong cái đẹp kiến trúc chứa đựng tính kỹ thuật vật
chất và hiệu quả xã hội không thể chia tách. Mỹ học kiến trúc được giải thích bằng
một số lý thuyết (tóm lược) như sau [8, tr.55-78]:
 Thuyết Ích Mỹ: hữu dụng tức là đẹp. Chủ nghĩa công năng là một trong
những tư tưởng có sức ảnh hưởng mạnh nhất, điển hình của “ích mỹ” cận đại. Có 2
hình thức biểu hiện: 1) vẻ đẹp của sự “so sánh với sinh vật” (Kiến trúc hữu cơ –
Frank Lloyd Wright); 2) vẻ đẹp so sánh với máy móc (Nhà là cái máy để ở - Le
Corbusier);
 Thuyết Vui sướng: cái đẹp chỉ có thể nhìn thấy trong hình tượng (công
trình kiến trúc tự nó có quy luật riêng tồn tại khách quan). Lý thuyết này tìm kiếm
vẻ đẹp từ mối quan hệ tương hỗ của các yếu tố như: hình thể, kết cấu, tính cơ lý,…
bằng sự nhịp nhàng của tỷ lệ, sự hài hòa giữa các bộ phận, màu sắc tươi sáng. Theo
Le Corbusier, đường khống chế là loại đường làm thỏa mãn yêu cầu tinh thần, giúp
tìm được quan hệ hài hòa tuyệt diệu và đem đến một tác phẩm có hồn. Đó cũng là
nguyên nhân sự tồn tại vẻ đẹp của tác phẩm;
 Thuyết Biểu hiện: gồm
1) Biểu hiện chủ quan: hình thức kiến trúc chuyển tải ý nghĩa và quan
điểm nào đó, thể hiện tình cảm con người và môi trường thiên nhiên nhất định.
Theo Susanne Langer thì kiến trúc cần thông qua lĩnh vực khu vực, phạm vi, nơi
chốn, không gian để biểu thị dấu hiệu tình cảm35. Ngoài ra, thuyết biểu hiện chủ
quan còn nhấn mạnh đến hình thái kết hợp từ các bộ phận và vật liệu như: mái nhà,
tường đỡ, cột, dầm, xà, cửa, nền và gạch, gỗ, ngói, đá,… Ở đây, hình thức kiến trúc
như “một hệ thống ngôn ngữ” mà Chales Jencks đề xuất đó là thức cổ điển36 và đặc
tính của vật liệu.
2) Biểu hiện khách quan: thể hiện thế giới khách quan của tự nhiên và xã
35
Ví dụ: nhà ở là biểu tượng của gia đình; chùa miếu là dấu hiệu của “thiên đường thượng giới”…
36
Ví dụ: kiểu dáng cột Doric thể hiện vẻ đẹp của đàn ông tráng kiện, mạnh mẽ; kiểu cột Korinth thể hiện vẻ
đẹp nữ tính, tinh tế, diễm lệ…
80

hội37. Tiêu biểu: chủ nghĩa biểu hiện Đức, chủ nghĩa công năng Hoa Kỳ, chủ nghĩa
phong cách Hà Lan, chủ nghĩa kết cấu Nga, chủ nghĩa vị lai Ý, kiến trúc High-
tech… Chúng nặng về thể hiện đối tượng khách quan mà không phải thể hiện chủ
quan tự mình (biểu hiện “vật” mà không biểu hiện “người”).
 Thuyết Lưỡng tầng: vẻ đẹp của các công trình kiến trúc có thể chia thành 2
cấp độ:
1) Đẹp hình thức: đề cập đến các yếu tố của hình thức như tỷ lệ, sự hài
hòa, cân bằng, đối xứng, hư thực, màu sắc và cảm quan.
2) Đẹp nghệ thuật: ngoài các yếu tố nêu trên còn đề cập đến tính tư tưởng
và tính nghệ thuật, làm cho công trình có sức truyền cảm, có sáng tạo “ý cảnh” (thể
hiện nội dung qua hình ảnh).

2.3.1.2 Vai trò của văn hóa truyền thống trong hình thức kiến trúc
nhà ở đô thị Việt Nam

Từ việc phân tích các lý thuyết trên đây có thể nhận thấy 3 xu
hướng thẩm mỹ như sau [hình 2.10]:
1) Xu hướng chủ quan: quan điểm cái đẹp thuộc về phạm trù tinh thần hay
lý tính chủ quan khi xem xét một đối tượng bên ngoài - kiến trúc. Nói cách khác, tác
phẩm kiến trúc là phương tiện thể hiện ý chí, tình cảm, tư tưởng của con người và
được sáng tạo bởi mỹ cảm38. Khi đó, kiến trúc có thể không tuân theo quy luật tạo
hình thẩm mỹ nào. Để cảm thụ được ý nghĩa của nó đòi hỏi người xem phải có một
thái độ thẩm mỹ nhất định, kinh nghiệm sống và trình độ văn hóa… Một số tác giả
đại diện cho quan điểm này như: Plato, Bacon, Descartes, Susanne Langer, Roger
Scruton, Chales Jecnks…;
2) Xu hướng khách quan: quan điểm cái đẹp thuộc về đối tượng/khách thể
hay vẻ đẹp tự thân của kiến trúc. Điều kiện đặt ra khi đó là kiến trúc phải đáp ứng
những tiêu chí nhất định, tuân theo các quy luật của tạo hình thẩm mỹ (có tính chất

37
Ví dụ: biểu hiện sức sống thịnh vượng của thiên nhiên, hiện tại và tương lai, “lực” vận động và thời gian,
công năng vật liệu và kết cấu, sự phát triển của kỹ thuật hiện đại…
38
Mỹ cảm: ý thức thẩm mỹ, tâm lý thẩm mỹ, thái độ thẩm mỹ, lập trường thẩm mỹ, kinh nghiệm thẩm mỹ.
81

khách quan) như: tính hài hòa, biến hóa và thống nhất, đối xứng, tỷ lệ, cân bằng, các
quy luật số học... Xu hướng khách quan dẫn đến sự ra đời chủ nghĩa hình thức và
các quy luật hình thức39. Những quy luật này tương đồng với bản chất tự nhiên của
con người, vì vậy gây nên sự rung cảm trước vẻ đẹp nhưng không truyền đạt một tư
tưởng hay lý giải nào. Vấn đề chính của chủ nghĩa hình thức, trong hình thái tiêu
chuẩn của nó, không phải là ở chỗ nó bỏ qua nội dung biểu hiện – dù đó cũng là
một lỗi nghiêm trọng – mà ở chỗ nó khăng khăng cho rằng điều quan trọng nhất
của tác phẩm là hình thức bề ngoài, chứ không phải lịch sử hình thành [86]. Ngoài
ra, khi tác phẩm nghệ thuật hoàn toàn mất đi công dụng xã hội, chỉ còn dành để
thưởng thức thẩm mỹ thôi, nó trở thành “cái đẹp thuần túy”, một thứ trang sức
hoàn mỹ và có xu hướng suy vong [19, tr.180]. Một số tác giả đại diện cho quan
điểm này như: Oscar Wlide40, Le Corbusier, Ludwig Mies Van Der Rohe…;
3) Xu hướng kết hợp (thống nhất chủ - khách quan): để đạt được vẻ đẹp
thì đối tượng thẩm mỹ - kiến trúc phải có những tố chất khách quan phù hợp với
hình thái ý thức chủ quan41. Vì vậy, kiến trúc được sáng tạo theo quy luật của cái
đẹp và thống nhất với mỹ cảm; thể hiện tư tưởng, tình cảm, tư duy của con người.
Bản thể tình cảm hay cấu trúc tâm lý thẩm mỹ với tư cách là bộ phận quan trọng
của việc nhân hóa tự nhiên nội tại của con người, tác phẩm nghệ thuật chính là sản
phẩm đối ứng vật thể hóa của nó [19, tr.183]. Một số tác giả đại diện cho quan điểm
này như: Immanuel Kant, Theodor Lipps, Samuel Alexander, Kisho Kurokawa,...
Xét theo cách phân loại trên đây thì KTNO truyền thống là đối tượng thẩm mỹ
thuộc xu hướng thứ 3 (thống nhất chủ - khách quan), được tạo tác theo các quy luật
hình thức (tính hình học, tính vần điệu, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa…).
Hình thể mà nó mang lại tác động tới bản thể tình cảm của con người, khơi gợi nên
ý nghĩa về nơi chốn, các truyền thống gia đình, triết lý vũ trụ quan, tư tưởng xã hội,

39
Qui luật hình thức: tạo hình theo qui luật của cái đẹp và là thuộc tính tự nhiên của vật chất;
40
Oscar Wlide (1854 – 1900): nhà mỹ học nổi tiếng Ireland, người khai sáng phong trào nghệ thuật vị nghệ
thuật;
41
“Thuyết đồng cấu” trong tâm lý học Gestal giải thích: do “lực” của thế giới bên ngoài (vật lý) và thế
giới bên trong (tâm lý) về cấu trúc hình thức có quan hệ “đồng cấu”, giữa chúng có một sự đối ứng với
nhau về mặt cấu trúc, gây nên trong đại não một xung động điện mạch. Vì vậy, đối tượng bên ngoài và
tình cảm bên trong hòa thành một nhịp, chủ khách hợp điệu, sự vật và cái tôi thống nhất…nảy sinh niềm
thích thú mỹ cảm.
82

văn hóa cộng đồng… Chính vì vậy, KTNO truyền thống còn là một tác phẩm nghệ
thuật 42, tổng hòa của vẻ đẹp tự thân và mỹ cảm.
Căn cứ vào quan điểm nêu trên nhận thấy giá trị VHTT có thể đóng góp cho
hình thức KTNO đô thị 3 vai trò sau đây:
1) Xây dựng quy luật thẩm mỹ truyền thống: gồm 3 yếu tố: nghệ thuật tạo
hình, kỹ thuật truyền thống, giải pháp dung hòa với tự nhiên. Đây là những yếu tố
khách quan tác động trực tiếp đến vẻ đẹp của ngôi nhà, đại diện bởi các thuộc tính
vật thể (vật liệu tự nhiên, màu sắc, motif trang trí…) và phi vật thể (tính vần luật,
tính hình học, tỷ lệ hài hòa…).
2) Chuyển tải hình thái ý thức: thông qua hình thức thẩm mỹ để truyền đạt
nội dung tinh thần, tư tưởng của người Việt. Đó là: triết lý Thiên Địa Nhân hợp nhất
(tính dung hòa với tự nhiên), tư tưởng Nho giáo (truyền thống gia đình Việt), tư duy
cộng đồng (tính cộng đồng), quan điểm cá nhân (tính tư hữu), quan điểm thích ứng
với môi trường tự nhiên và xã hội (tính linh hoạt/đa năng).
Hai vai trò nêu trên có nhiều điểm tương đồng với cách tiếp cận theo lý thuyết
Ký hiệu học (Semiology) [phụ lục 1], gồm cái biểu đạt (cấu trúc thẩm mỹ) và cái
được biểu đạt (hình thái ý thức); hay hình thức chuyển tải nội dung. Ngoài ra, bằng
cách tổng hợp chúng còn đưa đến sự xuất hiện vai trò thứ 3, đó là:
3) Xây dựng nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống: vừa mang tính khách quan
của đối tượng (hình thức KTNO) vừa mang tính chủ quan của con người (tư duy,
tình cảm, mỹ cảm…). Nguyên tắc thẩm mỹ bao gồm các quy luật thẩm mỹ và
những hàm nghĩa, đồng thời được cấu trúc theo một trật tự thứ bậc nhất định. Điều
này tương ứng với tính phân cấp của hệ giá trị VHTT như đã trình bày. Thông qua
nguyên tắc thẩm mỹ, quy luật thẩm mỹ và các hàm nghĩa có thể nhận diện đặc trưng
thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
Nguyên tắc thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam bao gồm 5
yếu tố sau:
- Đẹp – Đẹp thành tố: vẻ đẹp tự thân của kiến trúc nhà ở, đại diện bởi các
42
Theo định nghĩa của Lý Trạch Hậu [19, tr.180]: Chỉ khi một đối tượng vật chất được chế tác nhân tạo với
hình thể tồn tại của riêng nó tác động tới bản thể tình cảm của con người thì tác phẩm nghệ thuật mới
xuất hiện và tồn tại một cách hiện thực.
83

thành phần có thuộc tính hình học và tỷ lệ như đường (đường thẳng của cột, đường
xiên của mái…), đường bao, mặt lưới (hình thức của phên, giại, nan cửa), bóng râm
(tạo thành dưới mái che, hàng hiên, ô văng), chi tiết cấu kiện (hoa văn trang trí đầu
cột, đỉnh mái, cửa…). Nguyên tắc đẹp thành tố dẫn nghĩa đến các giá trị riêng trong
văn hóa truyền thống (tính tư hữu).
- Đẹp – Đẹp hài hòa với tự nhiên: vẻ đẹp của ngôi nhà không tách rời với
khung cảnh, môi trường thiên nhiên xung quanh; dẫn nghĩa đến sự thích ứng với
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (tính dung hòa với tự nhiên).
- Đẹp – Đẹp tổng thể: vẻ đẹp của ngôi nhà được nâng cao bởi sự thống nhất
giữa các thành phần cấu trúc; dẫn nghĩa đến tính cộng đồng của người Việt;
- Đẹp – Đẹp trật tự: vẻ đẹp của ngôi nhà có tính thứ tự trước – sau, chính -
phụ theo các nguyên tắc đối xứng hoặc cân bằng; dẫn nghĩa đến giá trị truyền thống
gia đình Việt.
- Đẹp – Đẹp đa dạng: vẻ đẹp của ngôi nhà mang tính động và biến đổi bởi
các cấu trúc có khả năng dịch chuyển (phên, giại, cửa, khung cột); dẫn nghĩa đến
tính linh hoạt/đa năng.
Như vậy, các vai trò trên đây là cơ sở định hướng cho sự chuyển đổi giá trị
VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam hiện nay theo một thể thức trật tự và
thống nhất, đảm bảo việc ứng dụng không vượt ra khỏi đặc trưng thẩm mỹ truyền
thống nhưng vẫn có thể phát huy tính thời đại bằng công nghệ và sự sáng tạo.

2.3.2 Sự chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong hình thức kiến
trúc nhà ở đô thị

2.3.2.1 Tiếp cận phương pháp Ký hiệu học (Semiology)

Ký hiệu học là khoa học đề cập đến việc nhận biết và phân tích
các dấu hiệu (sign), biểu tượng (symbol) trong tất cả các hình thức và khía cạnh,
bao gồm ngôn ngữ (nói - viết) và phi ngôn ngữ như: sinh lý học, sinh học, ngữ
nghĩa học, hệ thống giá trị và tất cả các dạng chuyển động, tâm trạng, ý thức, vô
thức… Ký hiệu học hiện đại hình thành vào đầu thế kỷ XIX (dựa trên nền tảng ký
84

hiệu học Hy Lạp cổ đại), sử dụng trước tiên cho ngôn ngữ học, sau đó mở rộng để
nhận thức các cơ chế truyền thông. Học thuyết này được phát triển bởi nhiều tác giả
như Charles Sanders Peirce, Ferdinand de Saussure, Charles W. Morris, Umberto
Eco, Levi Strauss, Jacques Lacan, Roland Barthes [bảng 2.11]; trong đó, quan điểm
của Peirce [hình 2.11] và Saussure [hình 2.12; 2.13] được xem là lý thuyết cơ bản
nhất cho các nghiên cứu nhân học, văn hóa, lịch sử và nghệ thuật.
Trong kiến trúc, ứng dụng ký hiệu học gặp phải những thách thức vì đã tồn tại
quan niệm cho rằng kiến trúc được tạo ra là để thực hiện các chức năng chứ không
nhằm mục đích giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế chứng minh kiến trúc vừa có thể chứa
đựng các hoạt động của con người nhưng cũng là đối tượng mang thông tin.
Phát triển từ lý thuyết của Ferdinand de Sassures, O.K.Ogden và I.A.Richard
đề xuất cách tiếp cận theo mô hình “Tam giác ký hiệu học” (Semiological Triangle)
[66], thể hiện mối quan hệ giữa 3 yếu tố: tư tưởng (thought) – biểu tượng (symbol)
– vật/sự ám chỉ (referent) [hình 2.14]. Trước đó, Chales Jencks cũng đã xây dựng
“Tam giác ký hiệu học” mà 3 đỉnh của nó gồm: tư tưởng (thought) - ngôn ngữ
(language) - thực tế (reality) [74].

Hình 2.14: Mô hình “Tam giác ký hiệu học” của O.K.Ogden và I.A.Richard

Theo mô hình này, các công trình kiến trúc là thực thể phản ánh những tham
số văn hóa - xã hội được gắn kết trên cả 2 khía cạnh không gian và hình thức thẩm
mỹ, thể hiện niềm tin và ý tưởng của con người trong cuộc sống. Ngoài ra, kiến trúc
còn được xem như một phần của văn hóa toàn thể, đại diện cho một xã hội hay dân
tộc. Cho nên, nó còn là phương tiện để nhận thức giá trị văn hóa, tư tưởng của xã
85

hội và dân tộc đó.


Ứng dụng mô hình trên vào việc phân tích giá trị VHTT trong KTNO thành
phố Bushehr – Iran, Mojtaba Parsaee, Mohammad Parva và Bagher Karimi đề xuất
“Tam giác ký hiệu học trong kiến trúc” [84] như sau:

Hình 2.15: Tam giác ký hiệu học trong kiến trúc

Luận điểm của các tác giả cho rằng cơ chế kiến trúc gồm 2 thành phần: tổ
chức không gian và hình thể vật lý. Chúng được tạo nên bởi nhu cầu sử dụng của
con người, gắn liền với vai trò tác động của các yếu tố văn hóa – xã hội. Như vậy,
bản thân mỗi thành phần kiến trúc đều có khả năng chuyển tải các giá trị đặc trưng
văn hóa – xã hội thông qua quá trình phân tích các nội dung của nó.

2.3.2.2 Cơ chế43 chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong hình
thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam dựa trên phương pháp
Ký hiệu học

Kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam xét trên khía cạnh hình
thức được chia thành 2 tiểu cấu trúc:
1) Cấu trúc bề mặt (đặc điểm nhận dạng/cái biểu đạt - signifier): là những
thành phần nhìn thấy được (hình thể vật lý), bao gồm: mái, cửa đi & cửa sổ, kết cấu
bao che đặc thù (phên, giại, ô thoáng), hàng hiên/lô gia, khung cột, nền. Mỗi thành
phần này mang đặc điểm nhận dạng riêng, tổng hợp trong bảng 2.12; thông qua đó

43
Từ điển Le Petit Larousse (1999) giảng nghĩa "mécanisme" (cơ chế) là "cách thức hoạt động của một tập
hợp các yếu tố phụ thuộc vào nhau". Từ điển Tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học 1996) giảng nghĩa cơ chế
là "cách thức theo đó một quá trình thực hiện".
86

có thể phân biệt KTNO của từng dân tộc hay từng vùng văn hóa khác nhau.
2) Cấu trúc chiều sâu (hàm nghĩa/cái được biểu đạt – signified): là những
giá trị văn hóa tiềm ẩn nhưng đóng vai trò chi phối nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ
của hình thức KTNO. Đây được gọi là yếu tố tác động (cái được biểu đạt –
signified), gồm 3 giá trị: 1) kỹ thuật truyền thống; 2) nghệ thuật tạo hình; 3) giải
pháp dung hòa với tự nhiên. Phân tích vào bên trong, mỗi giá trị đó lại được hợp
thành bởi nhiều đặc tính thuộc phạm trù vật thể và phi vật thể, tạo nên một cơ tầng
văn hóa phong phú và đa dạng. Ngoài ra, sự tồn tại của chúng không phải ngẫu
nhiên mà dựa trên 3 cơ sở tham chiếu (referent) có tính chất bắt buộc và cũng là
những đại diện của môi trường kiến trúc, gồm: 1) điều kiện kinh tế; 2) điều kiện văn
hóa – xã hội; 3) điều kiện tự nhiên. Trong đó, 2 cơ sở tham chiếu đầu tiên luôn tiềm
ẩn những động lực biến đổi – bất định – theo xu hướng phát triển của xã hội loài
người nói chung và từng quốc gia, dân tộc nói riêng. Tuy nhiên, phía sau sự bất
định vẫn tồn tại những giá trị mà mức độ thay đổi rất chậm chạp, được gọi chung là
các giá trị truyền thống hay bản sắc (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa
năng, tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu). Đối với KTNO
truyền thống thì vai trò của công nghệ và tính sáng tạo44 không được đánh giá cao,
nhưng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong sự tạo thành thẩm mỹ của hình thức
KTNO đô thị Việt Nam hiện nay.
Bằng những phân tích trên cho thấy cơ chế chuyển đổi giá trị VHTT trong
hình thức KTNO đô thị Việt Nam đặt trọng tâm vào 5 đối tượng tham chiếu, với 4
đối tượng bất định là: điều kiện kinh tế, điều kiện văn hóa – xã hội, công nghệ và
tính sáng tạo; chỉ có điều kiện tự nhiên duy trì được sự ổn định lâu dài. Như vậy,
các động lực của hình thức KTNO mang thiên hướng vận động và biến đổi trên nền
tảng có tính chất quyết định của công nghệ và tư duy sáng tạo. Đây cũng là nguyên
nhân đưa đến điểm khác biệt và nở rộ của hình thức nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay
so với truyền thống. Tuy nhiên, nhờ vào vai trò của tính sáng tạo mà các giá trị
VHTT được gắn kết và còn tiếp tục phát huy trong sự tìm tòi và khai thác. Bên cạnh

44
Công nghệ và sự sáng tạo cũng là các đối tượng biến đổi không ngừng theo sự phát triển của kinh tế - xã
hội và quan niệm thẩm mỹ hiện nay.
87

đó cũng không thể tránh khỏi những trường hợp phủ nhận sạch trơn, gây ra các
phản biện trái ngược về lý luận kiến trúc giống những gì chủ nghĩa Hiện đại đã làm.
Cho đến nay, việc khôi phục các giá trị này là cần thiết và cấp bách. Mục tiêu xây
dựng cơ chế chuyển đổi là để nhận thức rõ hơn phương pháp tiếp cận giá trị thẩm
mỹ truyền thống trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay. Đó là các cơ chế
sau [hình 2.16]:
1) Chuyển đổi nguyên gốc: đặc trưng bởi sự sao chép (kế thừa thụ động) các
giá trị VHTT trong KTNO. Về nguyên tắc, điều này đi ngược lại tính chất năng
động của xu hướng phát triển, vì vậy phát sinh các trở lực và mâu thuẫn. Điểm then
chốt của sự chuyển đổi này là loại bỏ hoàn toàn tính sáng tạo, mức độ tương tác với
các yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ khá mờ nhạt; nhưng lại kế thừa
hoàn chỉnh khả năng thích nghi với điều kiện tự nhiên từ văn hóa và kiến trúc
truyền thống. Trong giai đoạn khởi đầu, khi mà nhu cầu cơ bản của xã hội chưa cao
thì sự sao chép có thể phù hợp nhất định với nhận thức thẩm mỹ và sáng tạo có giới
hạn. Tuy nhiên, xét về lâu dài, phương thức chuyển đổi này chỉ được xem là bước
trung chuyển cho chặng đường khai phá những tiềm năng to lớn hơn ở các giai đoạn
phát triển về sau.
2) Chuyển đổi một phần: sau khi phân tích và thống nhất một số đặc trưng
tiêu biểu của kiến trúc truyền thống (ví dụ: yếu tố mái, chi tiết trang trí hoa văn, lan
can, con tiện,…), tiếp đó chúng được vận dụng vào trong KTNO hiện đại để “gợi ý”
về tính dân tộc và bản sắc. Phương thức chuyển đổi như vậy gần tương đồng với
quan điểm thực hành của học thuyết kiến trúc Hậu hiện đại; tuy nhiên, chính nó
cũng bị phê phán bởi còn lệ thuộc nhiều vào yếu tố lịch sử. Trong cơ chế này, tính
sáng tạo và khả năng bức phá của công nghệ cho tạo hình thẩm mỹ vẫn còn thấp;
nhưng nhìn chung đã bắt đầu định vị vai trò sáng tạo cá nhân trong hình thức kiến
trúc nhà ở.
3) Chuyển đổi tương ứng: đại diện cho tính chủ động sáng tạo trong hình
thức KTNO đô thị Việt Nam hiện nay, bao hàm cả sự đóng góp không nhỏ của
những tiến bộ công nghệ xây dựng và sự kết nối chặt chẽ với những biến đổi của
điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội. Điểm nổi bật của cơ chế này là sự tự do phát
88

triển hình thức KTNO; tính kế thừa giá trị thẩm mỹ truyền thống như được đặt
trong môi trường rộng mở bằng những tìm tòi và khám phá. Nó tháo bỏ hoàn toàn
sự ràng buộc vào các khuôn mẫu cứng nhắc, cố định mà chỉ tập trung khai thác tiềm
lực bên trong, tồn tại dưới dạng động năng tạo thành thẩm mỹ KTNO. Đó là sự ứng
dụng các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống để chuyển tải các hàm
nghĩa, thể hiện quan điểm về cái đẹp và những trạng thái tinh thần của người Việt.
Tại đây, VHTT được nhận diện thông qua sự giải mã các thông tin bằng cảm giác
nhiều hơn trực giác, bằng liên tưởng, phán đoán nhiều hơn sự chỉ định. Có nghĩa là
mức độ liên kết giữa ký hiệu (hình thức KTNO) - với sự ám chỉ (tham số văn hóa –
xã hội) khá phong phú chứ không theo một phương thức duy nhất, cố định theo kiểu
nhìn vào thấy ngay. Như vậy, hình thức KTNO hiện đại là một thể có tính trừu
tượng và hàm ý mà đòi hỏi người xem phải tích lũy kinh nghiệm tối thiểu về kiến
trúc truyền thống để cảm thụ chúng. Đây cũng là cơ chế sẽ được tập trung khai thác
trong Chương III của luận án.

2.3.3 Đặc điểm tương tác giữa giá trị văn hóa truyền thống với hình thức
kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam

Thiết lập mô hình tương tác giữa giá trị VHTT với hình thức KTNO đô
thị Việt Nam nhằm 2 mục đích sau:
1) Xác định thành phần kiến trúc nào chịu sự tác động nhiều nhất của VHTT,
được đánh giá thông qua số lượng tương tác;
2) Xác định giá trị VHTT nào có vai trò ảnh hưởng lớn nhất đến hình thức
KTNO đô thị, được đánh giá thông qua cấp độ tương tác (cao/thấp);

Nội dung tương tác được biểu thị trong hình 2.17 với các KẾT QUẢ CHÍNH
như sau:

 KẾT QUẢ 1 (theo trục dọc): căn cứ vào số lượng tương tác cho thấy 6
yếu tố của hình thức KTNO đô thị được chia thành 2 nhóm: quan trọng (kết cấu
bao che đặc thù, cửa, mái, hiên/logia) và ít quan trọng (khung/cột, nền nhà). Mức
độ quan trọng hay ít quan trọng tùy thuộc vào mối quan hệ với các giá trị VHTT.
89

Nghĩa là, đối với những yếu tố dẫn đầu về số lượng tương tác thì việc khai thác
chúng sẽ đem lại nhiều hiệu quả hơn để nhận diện giá trị VHTT. Mô hình tương tác
này được xét trong điều kiện là tất cả các giá trị thẩm mỹ truyền thống đều phát huy
hết khả năng tham dự trong từng yếu tố của hình thức KTNO. Chỉ bằng cách này
mới có thể xác lập và so sánh mức độ quan trọng của các giá trị, từ đó chọn lọc
những giá trị có nhiều tiềm năng để kế thừa. Trong thực tế, mối quan hệ đầy đủ như
vậy khó xãy ra, cho nên đây được xem là mô hình tương tác lý tưởng.
 KẾT QUẢ 2 (theo trục ngang): căn cứ vào số lượng tác động của từng
giá trị VHTT đối với các yếu tố hình thức KTNO đô thị để chia thành 2 cấp độ:
- Cấp độ 1 – tương tác cao: gồm 9 đặc tính thẩm mỹ là hình thức
thông gió tự nhiên, che nắng, tạo bóng râm, vật liệu tự nhiên, tính đối
xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính hình học, tính cơ động, tính vần
điệu. Đây là các đặc tính sẽ được chọn lọc để xây dựng mô hình khai
thác trong Chương III;
- Cấp độ 2 – tương tác thấp: gồm 7 đặc tính thẩm mỹ là vật liệu sản
xuất thủ công, hình thức chống ẩm, cấu trúc điển hình hóa, trang trí
hoa văn, tổ hợp theo phương ngang, hình thức chiếu sáng tự nhiên,
chống mưa tạt. Do khả năng chuyển tải giá trị thẩm mỹ truyền thống
hạn chế nên các đặc tính này sẽ bị loại trừ.
Như vậy, bằng cách thiết lập mô hình tương tác giữa giá trị VHTT với các yếu
tố của hình thức kiến trúc nhà ở đô thị đã chọn lọc được các đối tượng cần thiết để
xây dựng mô hình khai thác (triển khai trong Chương III). Đó là những yếu tố thuộc
nhóm quan trọng (kết cấu bao che đặc thù, cửa, mái, hiên/logia) và 9 đặc tính
thẩm mỹ truyền thống (hình thức thông gió tự nhiên, che nắng, tạo bóng râm, vật
liệu tự nhiên, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính hình học, tính cơ động, tính
vần điệu). Quá trình chọn lọc này giúp tập trung hướng khai thác vào những đối
tượng có khả năng đem lại hiệu quả cao cho việc chuyển tải giá trị VHTT trong
hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay.
90

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

1. Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu giá trị VHTT được xem là cách tiếp
cận động và toàn diện, xác lập mối quan hệ giữa các thành phần giá trị theo một cấu
trúc thứ bậc, có thể định lượng bằng công thức toán học để xây dựng nên các thang
giá trị. Ngoài ra, hệ giá trị VHTT được xem là hệ thống mở, đặc trưng bởi sự tương
tác và biến đổi liên tục. Trong nhiều cách tiếp cận hệ thống thì luận án chọn tiếp
cận phân tích và xây dựng mô hình. Tiếp cận phân tích giản hóa thành tố cơ bản
của hệ thống (gồm 10 giá trị văn hóa) nhằm nghiên cứu chi tiết và tìm hiểu các loại
quan hệ của nó. Cách tiếp cận này giúp phân tích cấu trúc và sự tương tác của các
giá trị. Xây dựng mô hình là sự hợp nhất các giá trị để xem xét hành vi của hệ
thống như một tổng thể. Việc thiết lập mô hình tiến hành theo 2 nội dung tương tác
nội hệ và ngoại hệ nhằm đạt đến mục tiêu diễn tả đầy đủ những khả năng kết nối có
thể xãy ra giữa các giá trị VHTT với nhau và với thành phần của KTNO.

2. Cấu trúc hệ giá trị VHTT thể hiện thông qua trật tự (thang giá trị văn
hóa) và sự tương tác giữa các giá trị. Có 2 cách tiếp cận thang giá trị của từng loại
hình nhà ở bằng định tính (nội suy) và định lượng (ngoại suy). Sự tương tác cũng
được chia theo 2 nội dung: tương tác nội hệ (giữa các giá trị văn hóa với nhau – nội
sinh) và ngoại hệ (giữa giá trị văn hóa với công năng và hình thức KTNO – ngoại
sinh). Tổng hợp kết quả tương tác nội ngoại hệ là cơ sở quan trọng để phát hiện khả
năng duy trì tính ổn định hay biến động giá trị VHTT trong quá trình chuyển đổi mô
hình nhà ở. Những giá trị vẫn giữ mức ổn định cao sẽ là đối tượng chọn lọc chính
cho việc xây dựng mô hình khai thác VHTT.

3. Xét trong mối quan hệ nội sinh giữa các giá trị VHTT, bằng phương pháp
định tính có thể thiết lập thang giá trị theo sự tăng giảm biểu hiện trong từng mô
hình nhà ở; đối chiếu các thang giá trị này với nhau giúp nhận diện xu hướng biến
thiên của từng giá trị, từ đó đề xuất thang giá trị VHTT chung cho các loại hình nhà
ở đô thị. Phương pháp định lượng triển khai phân tích mối quan hệ giữa các giá trị
theo mô hình, thể hiện khả năng liên kết thông qua tính chất tương sinh và tương
91

khắc. Tổng hợp các khả năng đó cũng có thể xây dựng thang giá trị VHTT. Kết hợp
2 thang giá trị theo phương pháp định tính và định lượng dẫn đến đề xuất thang giá
trị VHTT chung trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay [lập luận 1].

4. Xét trong mối quan hệ ngoại sinh giữa giá trị VHTT với không gian công
năng và hình thức kiến trúc nhà ở đô thị cho thấy: việc xây dựng mô hình tương tác
giúp chọn lọc các giá trị và chỉ định những thành phần kiến trúc cần tập trung khai
thác. Với công năng, tổng hợp chỉ số tương tác đưa đến thang giá trị VHTT trong
yếu tố công năng [lập luận 2], ngoài ra còn xác lập vùng không gian có nhiều khả
năng chuyển tải giá trị VHTT. Với hình thức, tổng hợp chỉ số tương tác đưa đến sự
chọn lọc giá trị thẩm mỹ truyền thống và yếu tố tạo hình (mái, cửa, bao che,
hiên/logia) để ưu tiên khai thác.

5. Bản chất nhu cầu của con người có tính phân cấp, thiết lập từ mức cơ bản
và gia tăng theo các trạng thái phát triển. Đặc tính này được Maslow mô tả trong lý
thuyết Tháp nhu cầu và được nhiều tác giả diễn đạt lại bằng các lĩnh vực nghiên cứu
khác nhau. VHTT là đối tượng thuộc nhu cầu của con người và có tính phân cấp,
được định chế trong các thang giá trị; vì vậy có thể sử dụng nguyên tắc phân chia
của lý thuyết trên để xây dựng thang giá trị VHTT theo nhu cầu con người (Tháp
giá trị VHTT). Thang giá trị này này hoàn toàn độc lập với thang giá trị theo tương
tác nội ngoại hệ, xác định dựa vào cơ sở lý thuyết chung đã được thừa nhận rộng rãi
[lập luận 3].
Không gian công năng trong kiến trúc nhà ở cũng là đối tượng có tính phân
cấp, mở rộng và phát triển cùng với nhu cầu con người, thiết lập nên các loại hình
nhà ở có chất lượng tiện nghi từ cơ bản cho đến cao cấp. Vì vậy, luận án tiếp tục sử
dụng lý thuyết của Maslow để phân chia cấu trúc các nhóm không gian chức năng,
diễn đạt mức độ quan trọng và cần thiết theo cấp độ phát triển, xây dựng nên mô
hình “Tháp công năng” trong kiến trúc nhà ở đô thị [lập luận 4].
Kết hợp 4 lập luận trên cho thấy giữa giá trị VHTT, công năng nhà ở và nhu
cầu con người có cùng chung tính phân cấp mà nguồn gốc phát sinh là từ con
người; như vậy giữa chúng có mối liên hệ tương ứng với nhau, có thể thiết lập cùng
92

một mô hình cấu trúc, diễn đạt trình tự từ thấp đến cao. Tại đây hội đủ cơ sở để suy
luận trong kiến trúc nhà ở đô thị sẽ diễn ra chu trình phát triển có tính quy luật là:
nhu cầu nào thì công năng đó và văn hóa tương ứng. Đây là lập luận quan trọng
cho việc xây dựng mô hình khai thác giá trị VHTT trong Chương III.

6. Tiếp cận quan điểm Mỹ học và Mỹ học kiến trúc cho thấy hình thức kiến
trúc nhà ở truyền thống là đối tượng thẩm mỹ thể hiện sự thống nhất giữa quy luật
tạo hình khách quan và hàm nghĩa chủ quan của con người; vì vậy nó có khả năng
đóng góp cho hình thức kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay 3 vai trò: xây
dựng quy luật thẩm mỹ truyền thống; chuyển tải hình thái ý thức của người Việt;
xây dựng nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống. Những vai trò này giúp định hướng
chuyển đổi giá trị thẩm mỹ truyền thống mà vẫn phát huy ưu thế của thời đại bằng
công nghệ và sự sáng tạo.

7. Tiếp cận quan điểm Ký hiệu học nhận diện 3 cơ chế chuyển đổi giá trị
thẩm mỹ truyền thống trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay là: chuyển đổi
nguyên gốc; chuyển đổi một phần; chuyển đổi tương ứng. Trong đó chuyển đổi
tương ứng có khả năng khai thác ưu thế của công nghệ xây dựng và sự sáng tạo,
đồng thời vẫn kế thừa giá trị VHTT bằng các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ. Đây
là quá trình cài mã và giải mã có chọn lọc, cũng là mục tiêu nghiên cứu của luận án.

8. Bằng mô hình tương tác giữa giá trị VHTT với yếu tố hình thức kiến trúc
nhà ở đô thị chọn lọc được các đối tượng cần thiết để xây dựng mô hình khai thác.
Đó là những yếu tố thuộc nhóm quan trọng (kết cấu bao che đặc thù, cửa, mái,
hiên/logia) và 9 đặc tính thẩm mỹ truyền thống (hình thức thông gió tự nhiên, che
nắng, tạo bóng râm, vật liệu tự nhiên, tính đối xứng/cân bằng, tỷ lệ hài hòa, tính
hình học, tính cơ động, tính vần điệu).

9. Thông qua phương pháp đối chiếu quan điểm của những học thuyết kiến
trúc thế giới cho thấy có sự tương đồng với các giá trị VHTT; trong đó kiến trúc
Bản địa mới và học thuyết Cộng sinh văn hóa, Hiện tượng học, Nơi chốn, Ký hiệu
học có nhiều quan điểm gần nhất với việc khai thác VHTT trong KTNO đô thị Việt
Nam hiện nay.
93

CHƯƠNG III

MÔ HÌNH KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở TẠI CÁC ĐÔ THỊ LỚN VIỆT NAM

3.1 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công năng

3.1.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống

Lý thuyết của Maslow chia cấu trúc nhu cầu theo 2 cấp độ: cơ bản và
nâng cao; đồng thời phân tách thành nhu cầu thiếu và nhu cầu phát triển [mục
2.2.1]. Giữa 2 cách phân chia có sự chênh lệch và giao của chúng phản ánh 3 phân
khúc nhu cầu của con người. Trong đó, phân khúc đầu tiên là các yếu tố quan trọng
nhất cho sự tồn tại; phân khúc thứ 2 là các yếu tố có tính xã hội (bên ngoài con
người); phân khúc thứ 3 đại diện cho sự phát triển không giới hạn các tiềm lực và
tính năng động tuyệt đối của nhu cầu con người [hình 3.1].

Hình 3.1 : Mô hình “Tháp nhu cầu” của Maslow theo 3 phân khúc phát triển

Lý thuyết này có thể diễn giải tương ứng với 3 cấp độ nhu cầu không gian
trong nhà ở, gồm: nhu cầu cơ bản – nhu cầu mở rộng – nhu cầu phát triển. Các nhu
cầu sau đã bao hàm nhu cầu trước nhưng mở rộng và nâng cao hơn, đồng thời hướng
đến yêu cầu cá nhân; chuyển dần từ tính chất sử dụng chung sang riêng. Như vậy,
các thành phần chức năng nhà ở có thể được thiết lập theo cấu trúc nhu cầu như sau:
94

Hình 3.2 : Mô hình “Tháp Công Năng” theo 3 cấp độ nhu cầu

Theo mô hình trên, công năng nhà ở xuất phát từ cấp cơ bản nhất gồm 2 chức
năng: nghỉ ngơi thụ động và làm việc. Đây là các chức năng tối thiểu cần có của bất
cứ loại hình nhà ở nào nhằm duy trì hoạt động sống của con người (ăn, ngủ, vệ sinh,
làm việc…) nhưng chưa tính đến tiện nghi giải trí hay thẩm mỹ. Trên mức cao hơn
(cấp mở rộng), nhà ở được chính thức bổ sung thêm chức năng giáo dục và giao tiếp
đối ngoại. Nghĩa là, sau khi đáp ứng yêu cầu tồn tại cơ bản, con người cần không
gian để duy trì khuôn mẫu gia đình, nâng cao năng lực cá nhân và nối dài hoạt động
giao tiếp xã hội; không gian riêng tư cũng đồng thời phát triển theo. Đầu tiên, nhà ở
chủ yếu đáp ứng cho hoạt động mang tính sử dụng chung, do đó không gian cá nhân
ít xuất hiện hoặc không tồn tại45. Khi nhu cầu tăng lên, số lượng phòng ở cá nhân
(phòng ngủ, phòng làm việc, không gian thư giãn) đóng vai trò nhiều hơn. Đạt đến
cấp độ mở rộng, không gian nhà ở đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho hoạt
động sống với cả 3 tiêu chí: nghỉ ngơi – giải trí – làm việc [30]. Tuy nhiên, các tiêu
chí đó cũng chỉ dừng lại ở mức “đáp ứng” (responed) nhưng chưa thể “thỏa mãn”
(satisfied) nhu cầu của con người. Hiện nay, nhà ở có xu hướng tích hợp thêm nhiều
chức năng do các nhu cầu mới phát sinh, đặc biệt hướng tới sự gia tăng chất lượng
tiện nghi không gian bằng các hình thức nghỉ ngơi năng động kết hợp tính thẩm mỹ
chuyên nghiệp (sáng tạo nghệ thuật không gian ở). Sự tham dự của yếu tố thẩm mỹ
là một tiến trình tất yếu bởi “loài người sáng tạo thế giới theo nguyên tắc đẹp” (Karl
Marx). Như vậy, với cấp độ thứ 3 - nhu cầu phát triển, sự chuyển biến không gian

45
Nhà ở nông thôn truyền thống hoặc nhà tập thể được xây dựng trong những năm 60 (Tk XX) ở miền bắc
Việt Nam là các ví dụ tiêu biểu.
95

công năng nhà ở gần như không thể xác lập một cách cố định và chính xác, bởi nó
luôn thay đổi để thích ứng nhu cầu không giới hạn của con người. Tuy nhiên, công
năng nhà ở không vì vậy gia tăng vượt mức về số lượng hay quy mô diện tích mà có
khuynh hướng phát triển tính linh hoạt/đa năng với tầm mức sâu rộng hơn46. Nghĩa
là, cùng với việc bổ sung một số chức năng mới, đặc tính không gian chuyển dần
theo xu hướng: “động - mở - tích hợp”; hay “một không gian – nhiều chức năng
phối hợp” trên cả 2 mục đích sử dụng chung và riêng nhằm đáp ứng yêu cầu tại chỗ,
giảm thời gian di chuyển, tăng chất lượng tiện nghi. Bằng cách này, nhà ở góp phần
nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian rỗi47 - một trong những tiêu chí đánh giá chất
lượng cuộc sống con người ngày nay.
Mô hình tổng hợp giá trị VHTT (mô hình lý thuyết) [hình 3.3] được đúc kết
từ 3 mô hình cơ sở gồm: 1) mô hình giá trị VHTT theo tương tác nội hệ48 [mục
2.1.3.2]; 2) mô hình giá trị VHTT theo tương tác ngoại hệ 49[mục 2.2.4]; 3) mô hình
giá trị VHTT theo lý thuyết nhu cầu [mục 2.2.3]. Mô hình tương tác nội - ngoại hệ
là kết quả phân tích mối quan hệ giữa các giá trị văn hóa xét trong 2 môi trường tiêu
biểu (bên trong và bên ngoài hệ thống). Ngoài ra, để đối chiếu với phân tích trên,
mô hình giá trị thứ 3 được thiết lập dựa theo lý thuyết “Tháp nhu cầu”. Tổng hợp cả
3 mô hình này phản ánh sự kết hợp biện chứng giữa lý thuyết và thực tiễn. Do xuất
phát từ các điều kiện tham chiếu khác nhau nên cấu trúc thang giá trị của 3 mô hình
cũng có sự lệch pha, vị trí các giá trị có thể không trùng lặp. Vì vậy, nếu muốn
thống nhất về một mô hình chung thì cần xác lập thứ bậc giá trị theo số lần xuất
hiện và mức độ cần thiết của chúng trên cùng một hệ quy chiếu.
Nếu căn cứ kết quả tương tác nội - ngoại hệ để chia giá trị VHTT theo thứ tự
ưu tiên thành 2 nhóm50 thì nhận thấy tính dung hòa với tự nhiên và tính linh hoạt/đa

46
Khuynh hướng phát triển tính linh hoạt/đa năng tồn tại như một đặc tính chủ đạo trong nhà ở truyền thống
Việt Nam.
47
Thời gian rỗi là quãng thời gian mà con người không phải chịu những quy định, nguyên tắc ràng buộc
của công việc, được tự do trong mọi hoạt động để thư giãn, giải tỏa áp lực công việc và cuộc sống.
48
Mô hình giá trị VHTT chung trong KTNO đô thị Việt Nam (kết hợp giữa định tính và định lượng);
49
Mô hình tương tác giữa giá trị VHTT với yếu tố công năng;
50
Kết quả tương tác nội hệ chia giá trị VHTT thành 2 nhóm: ổn định và biến động [bảng 2.6]; kết quả
tương tác ngoại hệ cũng xác lập 2 nhóm: quan trọng và ít quan trọng [hình 2.9]; Như vậy, nhóm thứ
nhất là các giá trị cơ bản và quan trọng nhất, luôn chi phối tổ chức không gian nhà ở trong mọi điệu kiện
cư trú; nhóm thứ 2 là các giá trị có vai trò tác động ít hơn và không ổn định;
96

năng thuộc nhóm thứ nhất, đại diện cho mức quan trọng và cần thiết để được chọn
lọc khai thác trước tiên trong mọi điều kiện nhà ở.
Nếu căn cứ kết quả phân tích thứ bậc giá trị VHTT theo lý thuyết nhu cầu51 thì
tính dung hòa với tự nhiên thuộc nhóm thứ nhất – đại diện cho nhu cầu cơ bản, và
tính linh hoạt/đa năng thuộc nhóm thứ 2 – đại diện cho nhu cầu nâng cao [hình
2.8].
Kết hợp 2 kết quả phân tích trên cho thấy sự phân li của tính linh hoạt/đa
năng theo 2 cấp độ khác nhau. Điều đó được lý giải bởi 2 giai đoạn phát triển của
giá trị văn hóa này trong yếu tố công năng: giai đoạn đầu, nhà ở thường là một
không gian lớn đa năng (sử dụng chung/đa năng tiền cấp); về sau, tính đa năng chi
phối đến từng không gian sử dụng chung và riêng theo hình thức nhà ở đa năng –
phòng ở đa năng (đa năng nâng cao) [hình 3.4].

Hình 3.4: Hai giai đoạn phát triển tính đa năng trong nhà ở

Kết hợp 2 kết quả phân tích trên còn dẫn đến mâu thuẫn giữa mô hình theo
tương tác nội – ngoại hệ và theo lý thuyết nhu cầu. Tuy nhiên, nếu muốn thống nhất
về một mô hình giá trị chung thì phải nhìn nhận sự phân li của tính linh hoạt/đa
năng như là quy luật tất yếu trong tiến trình phát triển nhà ở. Do đó, mô hình tổng
hợp giá trị VHTT (mô hình lý thuyết) là phép cộng của 3 mô hình cơ sở phải được
chia thành 3 nhóm (để tương ứng với 3 cấp độ nhu cầu như đã phân tích):
- Nhóm văn hóa 1 (cơ bản): tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa

51
Các giá trị VHTT theo lý thuyết nhu cầu cũng được chia thành 2 nhóm: cơ bản và nâng cao [mục 2.2.3].
97

năng (tiền cấp);


- Nhóm văn hóa 2 (mở rộng): truyền thống gia đình Việt, tính cộng đồng,
tính tư hữu;
- Nhóm văn hóa 3 (phát triển): tính linh hoạt/đa năng (nâng cao).
Quy chiếu các cấp độ nhu cầu của mô hình “Tháp công năng” và các nhóm
trong mô hình tổng hợp giá trị VHTT (mô hình lý thuyết) thấy có sự giống nhau về
cấu trúc 3 cấp độ52. Điều đó phản ánh quy luật phát triển đồng dạng của 2 khía cạnh
nghiên cứu có mối quan hệ tương tác trong cùng một đối tượng - nhà ở đô thị. Mô
hình “Tháp công năng” là diễn trình tất yếu nhu cầu của con người trong không
gian nhà ở; còn mô hình giá trị VHTT là kết quả biện chứng thực tiễn vai trò tham
dự của giá trị văn hóa trong diễn trình đó. Tính chất phát triển “cặp đôi” có thể được
nhận biết thông qua các loại hình KTNO Việt Nam như sau:
- Nhà ở nông thôn và đô thị truyền thống gồm 2 chức năng chủ yếu là cư trú
và sản xuất. Hoạt động của con người diễn ra trong các không gian lớn đồng nhất, ít
số lượng phòng ở cá nhân. Chức năng giáo dục và giao tiếp đối ngoại chưa tồn tại
riêng biệt mà được lồng ghép với các chức năng khác. Loại hình nhà ở này đại diện
cho cấp nhu cầu đầu tiên (nhu cầu cơ bản) với 2 đặc tính tiêu biểu: tính linh hoạt/đa
năng (tiền cấp) và tính dung hòa với tự nhiên53;
- “Phổ” nhu cầu sử dụng không gian của nhà ở đô thị hiện nay được mở rộng

và phong phú hơn, đi từ cấp cơ bản cho đến phát triển. Trong giới hạn trên của
nhóm “nhu cầu thiếu”54, các chức năng nhà ở như nghỉ ngơi thụ động, làm việc,
giáo dục, giao tiếp đối ngoại chính thức khẳng định vai trò bằng những không gian
độc lập, đủ về số lượng, diện tích và cấu trúc ngăn chia để không bị ảnh hưởng đan
xen lẫn nhau55. Tính chất sử dụng chung và riêng gần đạt tới trạng thái cân bằng; vì
vậy, tính tư hữu, tính cộng đồng và truyền thống gia đình Việt56 gia tăng mức độ chi
phối lên phương thức tổ chức không gian. Tuy nhiên, phạm vi này vẫn chưa có

52
Cấu trúc 3 cấp độ gồm: cơ bản – mở rộng – phát triển;
53
Thuộc nhóm văn hóa 1;
54
Nhu cầu thiếu gồm nhu cầu cơ bản và nhu cầu mở rộng (phân chia theo lý luận của Maslow);
55
Sự ảnh hưởng đan xen trong các hoạt động là do cùng một phạm vi không gian nhưng sử dụng nhiều mục
đích khác nhau;
56
Thuộc nhóm văn hóa 2;
98

nhiều sự tham gia của hoạt động nghỉ ngơi năng động (tự do phát triển nhu cầu thể
chất và tinh thần của từng cá nhân), dẫn đến đặc điểm phối hợp giữa các chức năng
không cao. Đạt tới nhu cầu phát triển, thành phần công năng nhà ở có sự thay đổi
lớn bởi các yêu cầu sinh hoạt – làm việc - nghỉ dưỡng cao cấp. Cấu trúc không gian
vận động theo xu hướng “tích hợp - đa năng - tiện nghi - sinh thái - thẩm mỹ”,
hình thành các khái niệm mới như: nhà ở thông minh, chung cư cao cấp, biệt thự
nghỉ dưỡng … Mục tiêu lớn nhất của các loại hình nhà ở này là đem lại tiện ích tối
đa cho hoạt động sống của con người. Do kết hợp nhiều chức năng và sự tham dự
của hoạt động nghỉ ngơi năng động trong không gian nhà ở nên tính linh hoạt/đa
năng (nâng cao)57 phát huy ưu thế nhiều hơn.
Xét trong mối quan hệ giữa các chức năng nhà ở đô thị hiện nay với yếu tố
VHTT thì không phải thành phần không gian nào cũng đóng vai trò giống nhau. Về
cơ bản, các không gian có nguồn gốc từ nhà ở truyền thống vẫn đạt mức tương tác
cao nhất [mục 2.2.4]. Cho nên, nếu cần phân định không gian để khai thác giá trị
văn hóa thì hầu hết đều không thuộc chức năng nghỉ ngơi năng động, bởi chúng gần
như chưa có tiền lệ trong các loại hình nhà ở trước đó. Vì vậy chỉ khoảng 2/3 số
lượng không gian nhà ở đô thị hiện nay được chọn lọc để xây dựng mô hình ứng
dụng giá trị VHTT trong yếu tố công năng [hình 3.5].
Cấu trúc mô hình nói trên phản ánh mối quan hệ giữa thành phần không gian
(đã được xếp đặt theo các cấp độ nhu cầu) với đặc tính VHTT. Tuy tính chất công
năng phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng (về mặt lý thuyết), nhưng khi chịu tác động
của giá trị văn hóa, đặc điểm không gian có sự chuyển biến theo khuynh hướng
riêng hoặc bổ sung thêm một số yếu tố chỉ để phục vụ cho đối tượng chủ thể của
văn hóa đó. Đây còn là nguyên tắc duy trì, phát huy tính truyền thống và bản địa
trong KTNO.
Ngoài ra, xét trong nội hàm mối quan hệ giữa công năng với VHTT, tuy có sự
tương ứng “cặp đôi’ giữa nhu cầu không gian và nhóm giá trị văn hóa58 nhưng
thông qua các hình thức liên kết đa năng “đồng cấp” và “đa cấp”, một không gian
57
Thuộc nhóm văn hóa 3;
58
Không gian công năng thuộc nhu cầu nào (cơ bản – mở rộng – phát triển) thì chịu tác động của giá trị văn
hóa thuộc nhóm tương ứng (nhóm 1 – nhóm 2 – nhóm 3);
99

có thể chịu tác động cùng lúc của nhiều giá trị văn hóa thuộc các nhóm khác nhau59.
Điều này cũng phản ánh khả năng phá vỡ trật tự cấu trúc đã được trình bày trong lý
thuyết của Maslow.
Tóm lại, mô hình khai thác giá trị VHTT trong yếu tố công năng được diễn
đạt bởi 2 mô hình thành phần, gồm:
1) Mô hình tổng hợp giá trị VHTT (mô hình lý thuyết): là phép cộng của 3
mô hình cơ sở theo tương tác nội – ngoại hệ và lý thuyết nhu cầu; phản ánh cấu trúc
phân nhóm giá trị văn hóa phù hợp với các cấp độ phát triển không gian. Như vậy,
việc khai thác giá trị VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam tùy thuộc vào
nhu cầu công năng theo nguyên tắc “văn hóa tương ứng công năng”;
2) Mô hình ứng dụng giá trị VHTT: diễn đạt mối quan hệ có tính chất hệ
thống giữa các thành phần không gian (theo nhu cầu) và các nhóm giá trị VHTT
(tương ứng). Nó còn được hiểu như mô hình tương tác giữa hệ thống cấu trúc nhu
cầu công năng nhà ở với hệ thống giá trị VHTT. Qui trình ứng dụng của mô hình
này được thiết lập như sau:
- Đầu vào: chọn lọc thành phần không gian theo nhu cầu của đối tượng ở;
- Tương tác: đối chiếu mối quan hệ giữa thành phần không gian với giá trị
văn hóa đã được hoạch định trong sơ đồ hệ thống;
- Đầu ra: đặc điểm cần có của thành phần không gian nhằm phù hợp với lối
sống và văn hóa của người Việt trong các đô thị lớn Việt Nam hiện nay;
Như vậy, thông qua mô hình ứng dụng giá trị VHTT, thành phần không gian
nhà ở đô thị sẽ được xác lập theo nguyên tắc “công năng chuyển tải văn hóa”.

3.1.2 Đặc điểm không gian công năng của giá trị văn hóa truyền thống

Các giá trị VHTT có những đặc tính không gian khác nhau, biểu hiện
cụ thể trong KTNO nông thôn [hình 3.6] và nhà ở đô thị truyền thống [hình 3.7].
Những đặc tính này khi ứng dụng vào KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay

59
Ví dụ: nếu một không gian thuộc nhóm nhu cầu cơ bản kết hợp đa năng với không gian thuộc nhóm nhu
cầu mở rộng, nó sẽ chịu tác động đồng thời của các giá trị văn hóa đại diện cho cả 2 nhóm; vì vậy đặc
điểm của không gian này là phép cộng (dung hòa) của các đặc điểm thành phần.
100

sẽ được phân lập theo 3 cấp độ nhu cầu (cơ bản – mở rộng – phát triển) nhằm xác
định vai trò chính thức (mặc định) và phi chính thức (bổ sung) của các nhóm chức
năng.
Đối với nhu cầu cơ bản, chức năng quan trọng nhất là nghỉ ngơi thụ động và
làm việc, được thiết lập chính thức trong cấu trúc công năng nhà ở. Nếu phát sinh
nhu cầu khác, không gian sẽ bổ sung theo hình thức đa năng (phi chính thức). Đạt
đến nhu cầu mở rộng, nhà ở có thêm 2 chức năng chính thức là giáo dục và giao
tiếp đối ngoại; như vậy nghỉ ngơi năng động đóng vai trò là chức năng bổ sung.
Với nhu cầu phát triển, tất cả 5 chức năng nói trên đều cần thiết cho sự hoàn thiện
chất lượng tiện nghi nhà ở; thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng và luôn biến đổi
của con người. Khi đó giải pháp đa năng60 phát huy lợi điểm, nhưng không phải để
dồn nén không gian mà nhằm gia tăng tính chất liên kết theo hướng bổ trợ và nâng
cao hiệu quả sử dụng.
Đặc điểm không gian của tính linh hoạt/đa năng [hình 3.8] trong nhà ở
truyền thống và nhà ở đô thị hiện nay (cấp nhu cầu cơ bản) có các biểu hiện tương
đồng. Với 2 chức năng chính là nghỉ ngơi thụ động và làm việc, hoạt động chủ yếu
diễn ra theo tính chất sử dụng chung (một không gian – nhiều chức năng), đan xen
lẫn nhau. Hai hình thức liên kết đa năng phổ biến là không gian trong không gian61
và không gian giao thoa62. Ngoài ra, vì diện tích nhỏ (9 – 12m2)63 nên một số
phòng cá nhân thường chỉ đáp ứng một mục đích sử dụng (đơn năng). Với cấp nhu
cầu mở rộng, nhà ở chính thức xuất hiện thêm chức năng giáo dục và giao tiếp đối
ngoại, làm gia tăng quy mô và số lượng thành phần không gian trên cả hai phương
diện sử dụng chung và riêng. Tại đây cũng có 2 hình thức liên kết đa năng phổ biến
là không gian trong không gian và không gian tiếp nối64, đồng thời xóa bỏ hình

60
Khả năng phối hợp không gian (liên hệ đa năng) tương ứng với các cấp độ nhu cầu được thiết lập trong
mô hình “Tháp công năng” [mục 2.2.2]. Ứng dụng mô hình này cho phép xác định những không gian có
thể kết hợp với nhau trong các điều kiện liên hệ “đồng cấp” và “đa cấp”;
61
Một không gian lớn (nhà ở - căn hộ) chứa đựng nhiều vùng không gian hoạt động nhỏ hơn, ngăn chia ước
lệ bằng lối đi hoặc vật trang trí.
62
Cùng một phạm vi không gian sử dụng cho nhiều mục đích (ví dụ: vừa tiếp khách vừa là nơi sinh hoạt
chung gia đình hoặc ăn uống).
63
Tiêu chuẩn diện tích của một phòng chức năng cơ bản dành cho 1 – 2 người ở;
64
Sử dụng vách ngăn di động để linh hoạt đóng mở không gian;
101

thức không gian giao thoa (chỉ phù hợp trong trường hợp thiếu diện tích). Các
phòng ở cá nhân có thể vận hành theo đơn năng hoặc đa năng. Khác biệt giữa cấp
nhu cầu cơ bản và nhu cầu mở rộng là sự phân vùng không gian. Trong cấp đầu
tiên (cơ bản), nhà ở chưa hình thành vùng không gian riêng (tất cả trong một);
nhưng với cấp tiếp theo (mở rộng), các chức năng được phân lập cụ thể theo mục
đích sử dụng (nghỉ ngơi, giao tiếp, giáo dục…) và theo tính chất (động – tĩnh,
hướng nội – hướng ngoại). Trong cấp nhu cầu phát triển, nhà ở đạt đến sự hoàn
thiện chức năng; gia tăng đáng kể về quy mô diện tích, số lượng thành phần và tính
chất phân vùng không gian. So với các nhu cầu trước đó, cấp nhu cầu này đặc trưng
bởi sự xuất hiện chính thức của không gian nghỉ ngơi năng động, kết hợp linh hoạt
và đa năng với tất cả chức năng khác; ngoài ra còn có sự tham dự của yếu tố thẩm
mỹ thông qua sáng tạo nghệ thuật vườn cảnh, non bộ. Vì hoạt động nghỉ ngơi năng
động có thể can thiệp vào bất cứ không gian nào (từ sử dụng chung cho đến sử dụng
riêng) nên tính linh hoạt/đa năng đảm nhiệm vai trò cao hơn65. Phòng ở cá nhân
cũng phát triển theo xu hướng tích hợp để nâng cao chất lượng tiện nghi66. Hình
thức liên kết đa năng được triển khai tùy theo mục đích: 1) sử dụng chung: không
gian trong không gian và không gian tiếp nối; 2) sử dụng riêng: không gian trong
không gian và không gian giao thoa. Theo đó, các không gian dành cho nhiều người
sẽ duy trì tính mở và cơ động (vách di động), không gian cá nhân tổ chức theo kiểu
khép kín và đa năng (tổ hợp).
Tính dung hòa với tự nhiên luôn gắn liền với các loại hình nhà ở và sự
chuyển đổi đặc điểm không gian cũng tùy thuộc các cấp độ nhu cầu [hình 3.9]; biểu
hiện cụ thể bằng giải pháp che nắng, thông gió, không gian xanh, mặt nước và ô
trống67. Nhà ở truyền thống có 2 hình thức kết hợp tự nhiên theo vị trí tiếp cận bên

65
Ví dụ: phòng khách có thể bao gồm các không gian: tiếp khách, xem tivi, nghe nhạc, chơi cờ, uống trà,
chơi đàn, trưng bày tác phẩm nghệ thuật, tiểu cảnh – không gian xanh, quầy bar, làm việc;
66
Ví dụ: phòng ngủ có thể bao gồm các không gian: ngủ, trang điểm, làm việc, thể thao nhẹ, tiểu cảnh –
không gian xanh, vệ sinh (có tính chất tổ hợp), xem tivi, nghe nhạc, ghế ngồi.
67
Giải pháp che nắng: sử dụng hàng hiên hoặc logia; Giải pháp thông gió: xoay mặt nhà hoặc phòng ở
theo hướng gió, sử dụng sân trong/giếng trời để đối lưu không khí và chiếu sáng; Không gian xanh, mặt
nước: bố trí bên ngoài, bên trong nhà và trong các phòng ở;
102

ngoài và bên trong68; cấu trúc hiên được thiết lập phía trước hoặc xung quanh để
che nắng, ngôi nhà có thể chủ động xác định theo hướng gió. Các hình thức này khi
ứng dụng vào nhà ở đô thị hiện nay đã có nhiều thay đổi.
Với nhu cầu cơ bản, đặc tính chủ đạo là tất cả chức năng sử dụng chung, ít số
phòng cá nhân, điều kiện tiếp xúc tự nhiên hạn chế. Do đó, nhà ở thụ động thích
ứng tự nhiên theo phương thức lồng ghép sân (giếng trời) vào giữa để thông gió,
chiếu sáng (không gian tự nhiên bên trong); kết hợp logia và hiên che nắng (giao
thoa với không gian tự nhiên). Nhìn chung, các không gian này có diện tích nhỏ
(<9m2), được trồng thêm cây xanh để trang trí nhưng tính thẩm mỹ thấp. Tiến đến
nhu cầu mở rộng, diện tích và số lượng thành phần không gian tăng lên đáng kể,
các mặt tiếp xúc tự nhiên nhiều hơn; đồng thời xuất hiện sân vườn bên ngoài và bên
trong nhà. Vì vậy, nhà ở chuyển dần sang chủ động thích ứng tự nhiên. Các phòng
chức năng quan trọng được bố trí theo hướng gió mát, tránh nắng. Sân trong, hiên
và logia (>9m2) có thể tổ chức thành không gian nghỉ ngơi gồm tiểu cảnh, non bộ,
hồ nước, ghế ngồi, vật trang trí. Không gian xanh gắn kết với nhà ở theo 5 hình
thức: bên ngoài (sân vườn), bên trong (sân trong), giao thoa (hiên, logia), trên mái,
trên tường. Ngoài ra, yếu tố thông gió, chiếu sáng và cây xanh cũng được thiết lập
cho từng phòng cá nhân để đảm bảo tiện nghi vi khí hậu. Không gian tự nhiên trở
thành đối tượng thẩm mỹ bằng hình thức tạo hình vườn cảnh, non bộ, thác nước.
Đạt tới nhu cầu phát triển, nhà ở thích ứng tối đa với tự nhiên trong hầu hết thành
phần không gian sử dụng chung và riêng. Trên tổng thể, ngôi nhà có thể chủ động
định hướng theo điều kiện khí hậu. Xét về diện tích, từ sân vườn cho đến tiểu
cảnh/ô trống đều tăng cao hơn các cấp nhu cầu trước đó. Trong nhiều trường hợp
còn có thêm hồ bơi và hồ cảnh quan; mật độ phân bố không gian xanh và ô trống
dày hơn, có thể đến phòng ở cá nhân và phòng vệ sinh. Do chức năng nghỉ ngơi
năng động chính thức tồn tại nên sự hài hòa với tự nhiên đạt mức cao nhất, ngăn
cách giữa không gian sử dụng bên trong và không gian tự nhiên bên ngoài có thể
được xóa bỏ bằng cửa và vách di động. Các hình thức liên kết không gian xanh
68
Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, không gian tự nhiên hoàn toàn nằm bên ngoài và bao quanh ngôi
nhà; trong khi đó, nhà ở đô thị truyền thống đưa không gian tự nhiên vào giữa theo hình thức sân
trong/giếng trời.
103

giống cấp nhu cầu mở rộng (5 hình thức) nhưng khác biệt về chất lượng thẩm mỹ,
số lượng và diện tích. Nghệ thuật vườn cảnh, non bộ cũng đóng vai trò đáng kể để
nâng cao giá trị cảnh quan nhà ở.
Tương tự đặc điểm của 2 giá trị văn hóa trình bày trên, tính cộng đồng, tính
tư hữu và truyền thống gia đình Việt cũng có các trạng thái chuyển đổi theo 3 cấp
nhu cầu với chiều hướng làm gia tăng quy mô và tính chất không gian [hình 3.10].
Với nhu cầu cơ bản, các chức năng vận hành phổ biến theo nguyên tắc sử
dụng chung trên toàn không gian nhà ở (ăn, sinh hoạt chung, làm việc, tiếp khách,
giải trí…). Mỗi hoạt động cơ bản chiếm một phạm vi nhất định, không phân chia và
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau; ngoài ra, số phòng cá nhân còn hạn chế nên nhìn chung
tính tư hữu, tính cộng đồng và truyền thống gia đình Việt chưa phát huy vai trò cụ
thể lên cấu trúc công năng nhà ở. Tiến đến nhu cầu mở rộng, bên cạnh chức năng
nghỉ ngơi thụ động và làm việc, các chức năng giáo dục và giao tiếp đối ngoại
chính thức xác lập yêu cầu không gian riêng. Vì vậy, công năng nhà ở phân tách
thành các vùng không gian có tính độc lập tương đối, chia khu vực theo đặc điểm
sinh hoạt động – tĩnh, hướng nội – hướng ngoại. Không gian sum họp gia đình di
chuyển ra khỏi phòng khách và hình thành nhiều phòng/không gian có tên gọi khác
nhau69. Hoạt động giao tiếp giữa các thành viên phân bố đa dạng chứ không tập
trung như cấp nhu cầu cơ bản. Số lượng và đặc điểm không gian được định hình tùy
theo nhu cầu, lối sống và văn hóa gia đình của đối tượng sử dụng. Vì vậy, truyền
thống gia đình Việt hội đủ điều kiện chi phối cấu trúc công năng nhà ở đô thị; tuy
nhiên cũng chỉ dừng ở mức đáp ứng nhu cầu không gian giao tiếp, giáo dục, truyền
đạt kinh nghiệm chứ chưa thể lồng ghép với hoạt động nghỉ ngơi năng động (giáo
dục truyền thống gia đình thông qua các hoạt động vận động thể chất và trí lực).
Hoạt động tiếp khách cũng xác lập vùng không gian quan trọng hàng đầu trong nhà
ở với diện tích bằng hoặc lớn hơn một phòng chức năng cơ bản (9 – 18m2). Với
điều kiện đó, phòng khách có thể kết hợp giữa tiếp khách, xem tivi, góc làm việc
nhỏ, quầy bar, chậu cảnh. Tính cộng đồng đặt yêu cầu lên không gian này làm cho

69
Ví dụ: phòng sinh hoạt chung, phòng ăn nội bộ, phòng thờ cúng, phòng lưu niệm, phòng giải trí (xem
phim, nghe nhạc), không gian sum họp ngoài trời;
104

nó được kết nối liên tục với sân trước nhà và có tính hướng ngoại (tính mở). Điểm
khác biệt của cấp nhu cầu này so với trước đó là số phòng ở cá nhân đạt cân bằng
với số người, do vậy các thành viên có thể thiết lập nhu cầu sử dụng theo sở thích
riêng (thường triển khai trong các phòng ngủ); thể hiện sự tác động của tính tư hữu
lên yếu tố công năng. Tuy nhiên, diện tích của các phòng cũng chỉ duy trì như một
phòng cơ bản (9 – 12m2) nên chưa thể kết hợp hoạt động nghỉ ngơi năng động vào
bên trong, đa phần sử dụng vệ sinh chung70. Đạt cấp nhu cầu phát triển, nhà ở tăng
đồng loạt quy mô và chất lượng không gian trên tất cả các chức năng. Đặc điểm nổi
trội của cấp nhu cầu này là sự tham dự của hoạt động nghỉ ngơi năng động, đặt
trọng tâm vào nhu cầu phát triển cá nhân71. Các không gian đáp ứng cho sự vận
động cơ thể (phát triển thể lực)72, nghỉ dưỡng (cân bằng cơ thể)73 và hoạt động tư
duy (phát triển trí lực)74 đều có thể gắn theo các chức năng cơ bản hoặc được thiết
lập thành không gian riêng. Tính cộng đồng, tính tư hữu và truyền thống gia đình
Việt chi phối công năng nhà ở với mức cao nhất. Chức năng giao tiếp đối ngoại xuất
hiện thêm không gian mới để tăng tính tiện nghi cao cấp75. Ngoài ra, hoạt động giao
tiếp không dừng ở kiểu đối thoại truyền thống (trò chuyện, uống trà) mà chuyển
sang sử dụng chung các tiện ích thông qua hình thức ăn uống, giải trí, thể thao và
thưởng lãm nghệ thuật (tranh, tượng, vườn cảnh…). Vì vậy, không gian giao tiếp
không còn bị cô lập, hướng ngoại mà phát triển sâu hơn vào bên trong cấu trúc công
năng, lồng ghép với một số chức năng sinh hoạt nội bộ. Hoạt động sum họp, giao
tiếp giữa các thành viên (truyền thống gia đình Việt) cũng có tính chất phát triển
tương tự, mở rộng và chuyên sâu hơn các cấp nhu cầu trước. Mối quan hệ kiểu gia
đình truyền thống được lồng ghép thêm chức năng truyền thụ giáo dục bằng các

70
Phòng ngủ của cấp nhu cầu này thường bao gồm chỗ ngủ, góc làm việc nhỏ, tủ quần áo, kệ tivi. Ngoài ra,
một số phòng còn kết hợp với ban công hoặc logia bên ngoài.
71
Điển hình là không gian phòng vệ sinh, ngoài chức năng sinh lý cơ bản, nó còn là không gian nghỉ ngơi
với các tiện nghi cao cấp mang tính tổ hợp (tắm đứng, tắm nằm, xông hơi, ghế nghỉ, không gian xanh,
nghe nhạc, xem tivi, thể thao nhẹ, tủ quần áo, quầy bar)
72
Tập thể thao trên máy, bơi lội, chạy bộ, cử tạ, thể dục thẩm mỹ;
73
Ghế nghỉ, ghế mát xa, ăn – uống nhẹ;
74
Xem phim, nghe nhạc, sáng tác/biểu diễn nghệ thuật, thưởng lãm tác phẩm nghệ thuật, đọc sách, chơi cờ.
75
Không gian tiếp khách trong nhà, ngoài vườn; phòng ăn chính, không gian ăn ngoài trời;
105

hình thức sinh hoạt thể chất và tinh thần đa dạng76, triển khai trong nhiều vùng
không gian khác nhau và tùy theo các cấp lứa tuổi77. Sau cùng, các yêu cầu sử dụng
riêng theo sở thích (tính tư hữu) trong cấp nhu cầu này cũng được đáp ứng nhiều
nhất; càng về sau mức phát triển càng tăng cao, thúc đẩy sự chuyển đổi công năng
một cách mạnh mẽ. Do nhu cầu con người không có giới hạn, luôn đồng hành với
tính năng động của các điều kiện xã hội nên đòi hỏi không gian nhà ở phải chuyển
đổi để thích ứng; đặc biệt là sự gia tăng đột biến số lượng phòng ở cá nhân. Trước
tiên, phòng ngủ không còn mang chức năng nghỉ ngơi thuần nhất mà trở thành một
“tổ hợp” độc lập. Đây có thể xem là “tiểu cấu trúc” không gian ở được lồng ghép
trong “đại cấu trúc” nhà ở, cũng gồm đủ 3 hoạt động: nghỉ ngơi – giải trí – làm
việc78, giải quyết nhiều nhu cầu trong một phạm vi giới hạn, vận hành theo cơ chế
riêng của người sử dụng và hoàn toàn không chịu tác động bởi đối tượng ngoài sở
hữu. Bên cạnh đó, trong các nhóm chức năng còn xuất hiện nhiều không gian có
tính chuyên môn/chuyên dụng cho số ít thành viên79; nối dài nhu cầu riêng tư ra bên
ngoài phòng ngủ, làm gia tăng qui mô và đa dạng cấu trúc công năng nhà ở.

3.1.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố công
năng

Yếu tố công năng trong KTNO đô thị được phân chia theo cấu trúc nhu
cầu gồm 3 cấp độ: cơ bản – mở rộng – phát triển. Mỗi cấp nhu cầu xác định sự tồn
tại của những thành phần không gian cần thiết để chuyển tải các chức năng. Về
phương diện lý thuyết, bất kỳ loại hình nhà ở nào cũng đều có thể đảm bảo hoạt
động sống của con người dựa trên 3 tiêu chí: nghỉ ngơi – giải trí – làm việc; và tùy

76
Gồm: giáo dục thể chất (sử dụng các phương tiện thể thao trong nhà như bơi lội, chạy bộ, thể dục thẩm
mỹ) và giáo dục tinh thần (sinh hoạt thờ cúng tổ tiên, học tập – nghiên cứu, thưởng lãm và phân tích giá
trị nghệ thuật thông qua phim ảnh, âm nhạc và các tác phẩm nghệ thuật);
77
Không gian dành cho trẻ em, không gian dành cho người lớn, không gian sum họp cha mẹ và con cái,
không gian “tự sự” – không gian tâm linh (giao tiếp giữa người còn sống với tổ tiên);
78
Loại phòng ngủ này có thể bao gồm: giường ngủ, bàn làm việc, kệ tivi, dàn nghe nhạc, phòng thay đồ,
ghế nghỉ, quầy bar, bàn trang điểm, máy tập thể thao nhẹ, phòng vệ sinh (có tính chất tổ hợp), không gian
xanh, logia.
79
Ví dụ: phòng làm việc cá nhân, phòng sáng tác nghệ thuật, phòng chơi bóng bàn/bi da, phòng tập
yoga/thiền, phòng chơi trẻ em, phòng rượu.
106

theo cấp độ mà triển khai bằng những phương thức khác nhau, chuyển dần từ mức
thấp nhất (một không gian – nhiều chức năng – sử dụng chung)80 cho đến mức cao
nhất (một chức năng – nhiều không gian – sử dụng riêng)81. Sự chuyển đổi đặc tính
không gian theo diễn trình phát triển công năng nhà ở được nhận biết bởi 3 xu
hướng chủ yếu sau [hình 3.11]:

Hình 3.11: Các xu hướng chuyển đổi cấu trúc công năng nhà ở theo nhu cầu

1) Xu hướng phân chia 5 nhóm chức năng thành những vùng không gian
riêng nhằm đảm bảo cho các hoạt động không bị chồng lấn, linh hoạt bổ sung không
gian phụ trợ do phát sinh nhu cầu; đồng thời duy trì sự độc lập tương đối của những
sinh hoạt có tính chất khác biệt nhau82;
2) Xu hướng phát triển các phòng/không gian cá nhân để đáp ứng yêu cầu
sử dụng riêng của mỗi thành viên bên trong nhà ở83. Những không gian này không
chỉ được xác định bởi số lượng phòng ngủ mà còn các phòng cá nhân bên ngoài
phòng ngủ (có tính chuyên dụng) và phân bố theo từng nhóm chức năng cụ thể84.

80
Nhiều chức năng của nhà ở sử dụng chung một không gian. Ví dụ: phòng sinh hoạt chung có thể kết hợp
giữa tiếp khách, thờ cúng, ăn uống, xem ti vi, học tập… ;
81
Một chức năng có thể phân bố trong nhiều không gian khác nhau. Ví dụ: không gian làm việc có thể vừa
phân chia theo phòng ngủ, vừa thiết lập thành phòng riêng theo nhu cầu cá nhân;
82
Cấp nhu cầu cơ bản dồn nén 5 chức năng nhà ở vào trong 1 – 2 không gian lớn đồng nhất, ít ngăn chia, sử
dụng chung. Cấp nhu cầu phát triển chia 5 chức năng tương ứng với 5 vùng không gian độc lập (tương
đối), phân theo khu vực tĩnh và động, tính chất sử dụng chung và riêng được hoạch định rõ ràng;
83
Điều 1 trong Hiến chương LHQ về nhà ở có ghi: “mọi người sống riêng hay sống chung trong gia đình
đều có quyền bất di bất dịch sử dụng riêng cho mình một không gian để đem lại sức khỏe và hạnh phúc”;
84
Cấp nhu cầu cơ bản có thể không tồn tại phòng ở cá nhân; tuy nhiên đối với cấp nhu cầu phát triển, phòng
ở cá nhân là điều kiện bắt buộc và vận hành như một “tổ hợp” nghỉ ngơi – giải trí - làm việc độc lập;
107

3) Xu hướng gia tăng số lượng và quy mô không gian nghỉ ngơi năng
động trong từng nhóm chức năng cũng như trong cả 2 khu vực sử dụng chung và
riêng, đáp ứng sự phát triển của chất lượng tiện nghi nhà ở hiện nay85.
Các xu hướng trên cũng có thể xem là dấu hiệu nhận biết mức độ phân cấp
nhu cầu trong cấu trúc công năng nhà ở. Đối với cấp nhu cầu thấp, các chức năng
được lồng ghép để sử dụng chung theo kiểu một không gian lớn đa năng (không
gian sơ cấp), hạn chế không gian cá nhân; hoạt động nghỉ ngơi năng động ít xuất
hiện và không có tính khu biệt. Trên cấp nhu cầu cao hơn, chức năng nhà ở và
phòng ở cá nhân gia tăng tính độc lập, phân li thành nhiều không gian thứ cấp do sự
phát triển của nhu cầu sử dụng riêng và tiện nghi sinh hoạt; nghỉ ngơi năng động
dần thiết lập vùng không gian của chính nó để hoàn thiện chu trình vận hành86.
Ngoài ra, đánh giá sự khác nhau giữa các cấp nhu cầu công năng còn có thể
dựa trên tần suất xuất hiện và quy mô không gian sử dụng chung và riêng. Mục tiêu
cao nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu không giới hạn và luôn biến đổi của con người
trong phạm vi nhà ở. Với cấp cơ bản, hoạt động diễn ra trong những không gian lớn
đồng nhất mà chưa đặt trọng tâm vào nhu cầu từng đối tượng. Đạt đến cấp mở rộng,
tính chất sử dụng chung được triển khai cùng với 4 nhóm chức năng tách biệt (nghỉ
ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp) và hình thành các phòng ở cá nhân
(phòng ngủ) để đáp ứng một phần yêu cầu sử dụng theo sở thích, độc lập với các
sinh hoạt bên ngoài. Trong cấp phát triển, không gian sử dụng chung và riêng triển
khai đồng loạt trên toàn nhà ở, đặc trưng bởi sự tồn tại chính thức của nhiều hoạt
động nghỉ ngơi năng động và số lượng không gian cá nhân vượt ra khỏi phạm vi
phòng ngủ. Như vậy, nhu cầu càng tăng cao thì không gian sử dụng chung càng mở
rộng (cả về số lượng cũng như diện tích) và không gian sử dụng riêng càng chuyên
sâu (kết hợp giữa đa năng có tính chất tổ hợp và chuyên năng), phân bố theo các

ngoài ra còn có các không gian chuyên dụng (phòng làm việc riêng, phòng sáng tác nghệ thuật…) được
bố trí bên ngoài phòng ngủ nhưng cũng chỉ để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt cá nhân;
85
Nhiều không gian nghỉ ngơi năng động (thể thao, phòng sáng tác nghệ thuật, phòng tắm hơi, vườn
cảnh…) chỉ có thể thiết lập trong cấp nhu cầu phát triển. Đối với nhu cầu cơ bản, một số không gian nghỉ
ngơi năng động được lồng ghép với các chức năng khác để gia tăng tính tiện nghi, nhưng thường chiếm
diện tích nhỏ và không đầy đủ (Vd: không gian chơi trẻ em có thể kết hợp không gian sinh hoạt chung).
86
Ví dụ: không gian thể thao tập trung, không gian trưng bày và sáng tác nghệ thuật, hồ bơi kết hợp vườn
cảnh quan…
108

khu vực của nhà ở để đáp ứng nhiều yêu cầu mà không gian phòng ngủ không thể
kết tập một cách hoàn chỉnh.
Đồng thời với sự chuyển đổi đặc tính không gian theo các cấp độ nhu cầu,
việc khai thác giá trị VHTT cũng có sự chọn lọc và tham dự tương ứng. Tiến trình
phát triển công năng được hoạch định dựa trên tổng thể nhu cầu con người và có
tính quy luật tất yếu; tuy nhiên, sự can thiệp của VHTT là tùy thuộc vào từng đặc
tính dân tộc, có tác dụng điều chỉnh hình thức chuyển đổi không gian để phù hợp
với điều kiện sinh hoạt, lối sống của dân tộc đó. Theo lập luận phân tích trong mô
hình giá trị VHTT [mục 3.1.1], cấu trúc công năng nhà ở đô thị được quy chiếu
tương ứng với nhóm giá trị văn hóa và có cùng chung xu hướng phân chia 3 cấp độ:
cơ bản – mở rộng – phát triển. Điều này được hiểu là sự tác động của VHTT phụ
thuộc vào đặc điểm cấu trúc và nhu cầu công năng nhà ở (văn hóa tương ứng công
năng); nói cách khác, công năng định hình cho các giá trị văn hóa được tiếp cận và
ứng dụng. Ngược lại, thông qua hình thức tổ chức không gian có thể nhận biết tính
cách văn hóa và lối sống của đối tượng sở hữu (công năng chuyển tải văn hóa). Như
vậy, mối quan hệ giữa công năng và văn hóa có tính chất “cặp đôi” - tương hỗ -
hai chiều; ngoài ra, khai thác VHTT còn là sự chọn lọc giá trị tiêu biểu, phù hợp và
không giống nhau giữa các cấp nhu cầu.
Hình 3.12 diễn đạt đặc trưng khai thác giá trị VHTT trong yếu tố công năng,
phản ánh chi tiết nội dung trình bày trên đây và cũng có thể xem là ví dụ của mô
hình ứng dụng giá trị VHTT. Theo đó, 5 nhóm chức năng nhà ở được minh họa bởi
các thành phần không gian cơ bản nhất và có sự tương tác cao với giá trị VHTT
[mục 2.2.4]. Tùy theo cấp độ nhu cầu, các nhóm chức năng sẽ xuất hiện bằng 2 vai
trò: chính thức (mặc định) hoặc phi chính thức (bổ sung). Nghĩa là, với mỗi cấp
nhu cầu sẽ có những chức năng quan trọng nhất (mặc định) để đáp ứng cho sự vận
hành của nhà ở; cấp càng thấp thì số nhóm chức năng chính càng ít và ngược lại87.
Tuy nhiên, trong những điều kiện giới hạn của cấp nhu cầu thấp, các không gian
không thuộc phạm vi chức năng chính thức vẫn cần thiết cho sinh hoạt của đối
87
Cấp nhu cầu cơ bản có 2 nhóm chức năng chính thức là nghỉ ngơi thụ động và làm việc; cấp nhu phát
triển có 5 nhóm chức năng chính thức (nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp, nghỉ ngơi năng
động).
109

tượng sử dụng, và chúng sẽ tồn tại bằng giải pháp đa năng (bổ sung), lồng ghép vào
bên trong không gian chức năng chính. Bất lợi của hình thức này là hoạt động bị
dồn nén và ảnh hưởng lẫn nhau. Đạt đến cấp cao nhất (phát triển), nhà ở hoàn thiện
đầy đủ 5 nhóm chức năng; ngoài ra giải pháp đa năng có sự thay đổi cơ bản về nội
dung và tính chất liên kết. Các nhóm chức năng được phân chia độc lập, trong đó
những không gian có sự bổ trợ để nâng cao chất lượng tiện nghi nhà ở sẽ kết hợp
với nhau; loại trừ ảnh hưởng chồng lấn và cản trở theo kiểu hoạt động này triển khai
thì hoạt động khác tạm ngưng. Bên cạnh đó, giải pháp đa năng không chỉ ứng dụng
cho không gian sử dụng chung mà còn phát huy trong các không gian riêng. Cũng
vì những lý do trên, nhà ở bắt buộc gia tăng diện tích và số lượng thành phần không
gian.
Như đã trình bày, sự tham dự của giá trị VHTT tương ứng với cấp độ nhu cầu
công năng. Với cấp cơ bản, đặc trưng của nhà ở là không gian sử dụng chung (tất
cả trong một), do đó chịu sự chi phối của tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp). Ngoài
ra, tính dung hòa với tự nhiên là điều kiện tiên quyết của bất kỳ loại hình nhà ở nào,
vì vậy cũng đóng vai trò quan trọng trong cấp nhu cầu này. Với cấp mở rộng, chức
năng nhà ở phân chia thành 4 nhóm chính thức (nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo
dục, giao tiếp) và phòng ở cá nhân đạt cân bằng với số người. Điều này mở rộng
điều kiện tham gia của các giá trị văn hóa tiếp theo là: tính cộng đồng, tính tư hữu
và truyền thống gia đình Việt. Tại đây vẫn duy trì tính linh hoạt đa năng (tiền cấp)
do phải dồn nén nhiều hoạt động nghỉ ngơi năng động theo các nhóm chức năng.
Tính dung hòa với tự nhiên được nhân rộng quy mô cùng với sự gia tăng thành phần
không gian sử dụng chung và riêng; đáng kể đến là sự xuất hiện của yếu tố sân
vườn và sân trong (giếng trời), tuy nhiên diện tích các sân này không lớn. Trong cấp
phát triển, cùng với sự tồn tại chính thức của 5 nhóm chức năng, giá trị VHTT phát
huy tối đa sự ảnh hưởng lên công năng nhà ở. Tính dung hòa với tự nhiên đạt trạng
thái tối ưu để cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo, mang lại tiện nghi
sinh thái cao nhất đến từng không gian ở - phòng ở. Tính linh hoạt/đa năng chuyển
đổi hình thức liên kết để nâng tầm chất lượng tiện nghi sinh hoạt, nghỉ dưỡng, làm
việc tại chỗ. Tính cộng đồng phát triển sâu hơn vào bên trong cấu trúc công năng,
110

biểu hiện bằng sự kết hợp giữa giao tiếp đối ngoại với các hoạt động nghỉ ngơi năng
động (sử dụng chung không gian nghỉ dưỡng, giải trí). Tính tư hữu tạo động lực gia
tăng đột biến số lượng phòng ở cá nhân và phòng chức năng chuyên dụng; thỏa mãn
nhu cầu tự thể hiện lối sống và sở thích riêng. Truyền thống gia đình Việt thúc đẩy
hình thành nhiều không gian sum họp, giáo dục con cái và thờ cúng tổ tiên. Những
không gian này phân bố đa dạng theo nhóm chức năng nhà ở và có tính chất hoạt
động phong phú hơn các cấp nhu cầu trước đó.
Tóm lại, khai thác VHTT trong yếu tố công năng là tiến trình chọn lọc giá
trị tương ứng với sự phát triển của các cấp độ nhu cầu. Số lượng thành phần chức
năng càng nhiều (theo trạng thái tồn tại chính thức) thì càng mở rộng điều kiện tham
dự của VHTT. Trên bình diện tổng thể, tính dung hòa tự nhiên và tính linh hoạt/đa
năng (tiền cấp & nâng cao) tương tác lớn nhất theo sự chuyển đổi không gian. Điều
này phù hợp với 2 mục tiêu phát triển nhà ở, đó là cân bằng trạng thái sinh lý tự
nhiên của cơ thể (vì con người là một bộ phận của tự nhiên)88 và tự do thực hiện
nhu cầu cá nhân luôn biến đổi không hạn định. Có thể nói, không gian nhà ở xác lập
điều kiện cho VHTT được can thiệp và phát huy. Trong giới hạn của cấp nhu cầu
thấp, công năng phân chia ước lệ thành các “tiểu không gian văn hóa - ở”, mọi hoạt
động đan xen, chồng lấn lẫn nhau; vì vậy nhận diện mức độ ảnh hưởng của VHTT
không rõ ràng. Tuy nhiên, đạt đến mức phát triển cao nhất, các “tiểu không gian văn
hóa – ở” vận hành trong những phạm vi độc lập, thỏa mãn điều kiện về diện tích và
tính chất hoạt động để phát huy tối đa chức năng sử dụng; cho nên giá trị VHTT hội
tụ các tiềm lực tham dự và tương tác. Như vậy, cấp độ phát triển công năng nhà ở
càng cao thì càng tạo môi trường thuận lợi cho giá trị truyền thống được khai thác;
vừa đáp ứng xu hướng phát triển không ngừng của cấu trúc nhu cầu, vừa thiết dựng
không gian văn hóa - ở phù hợp với lối sống của đối tượng sử dụng trong các đô thị
lớn Việt Nam.

88
Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người quan hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có ý
nghĩa là tự nhiên liên hệ khăng khít với bản thân tự nhiên, vì con người là một bộ phận của tự nhiên (Karl
Marx);
111

3.2 Khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình thức

3.2.1 Mô hình khai thác giá trị văn hóa truyền thống

Tính biểu hình là một trong những giá trị VHTT được chọn lọc bằng
phương pháp phân tích định tính [mục 2.1.3.1] và định lượng [mục 2.1.3.2]. Giá trị
này đại diện cho thẩm mỹ KTNO truyền thống và là tổng của nhiều giá trị thuộc 3
nhóm yếu tố: kỹ thuật truyền thống, nghệ thuật tạo hình, giải pháp dung hòa với tự
nhiên. Khi chuyển đổi vào trong KTNO đô thị hiện nay, các nhóm nói trên tiếp tục
được chọn lọc bởi sự tương tác với yếu tố hình thức (mái, kết cấu bao che, cửa,
hiên/logia, khung cột, nền)89 để loại trừ những phần tử có mức biểu hiện thấp [mục
2.3.4], từ đó phân tách 9 giá trị 90 có thể khai thác và được xem là các giá trị tiêu
biểu của thẩm mỹ truyền thống. Theo cách tiếp cận Ký hiệu học [mục 2.3.2], trong
3 cơ chế chuyển đổi91 đã trình bày thì chuyển đổi tương ứng sẽ là mục tiêu của
nghiên cứu. Dựa trên quan điểm đề cao vai trò công nghệ và sự sáng tạo, quá trình
xây dựng cơ sở lý thuyết cho việc khai thác không đặt trọng tâm vào sự sao chép
đặc điểm tạo hình của KTNO truyền thống mà chỉ nhằm chuyển đổi các quy luật và
nguyên tắc thẩm mỹ, dẫn nghĩa đến các giá trị VHTT92 phản ánh tinh thần và hệ
thức tư duy của người Việt [mục 2.3.1]. Bằng cách này cho thấy giữa công năng và
hình thức có cùng chung một nguồn gốc văn hóa. Vì vậy, việc khai thác cùng lúc 2
phương diện đó cũng sẽ củng cố và tăng cường khả năng nhận diện tính bản sắc
trong kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam.
Mô hình khai thác VHTT được thiết lập dựa trên mối quan hệ giữa giá trị thẩm
mỹ truyền thống với hình thức KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam, gồm 3 loại hình
là nhà phố, chung cư và biệt thự. Trong đó, mỗi giá trị thẩm mỹ truyền thống chứa

89
Yếu tố hình thức (mái, kết cấu bao che, cửa, hiên/logia, khung cột, nền) còn có các tên gọi khác là yếu tố
tạo hình, cấu trúc hình thức, thành phần cấu trúc, yếu tố cấu tạo;
90
Gồm: tính hình học, tính đối xứng, tỷ lệ hài hòa, tính vần điệu, vật liệu tự nhiên, hình thức che nắng, tạo
bóng râm, thông gió, tính cơ động;
91
Ba phương thức chuyển đổi giá trị thẩm mỹ trong KTNO đô thị gồm: chuyển đổi nguyên gốc (thụ động);
chuyển đổi một phần (bán thụ động); chuyển đổi tương ứng (chủ động – sáng tạo);
92
Đó là các giá trị: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính cộng đồng, tính tư hữu, truyền
thống gia đình Việt;
112

đựng những yếu tố thẩm mỹ thành phần; và hình thức kiến trúc nhà ở là tập hợp
nhiều yếu tố cấu tạo (mái, cửa, bao che...). Vì vậy, quan hệ của 2 đối tượng chính
nói trên là tổng hợp mối quan hệ giữa các yếu tố thẩm mỹ thành phần và yếu tố cấu
tạo [hình 3.13]. Cách quy chiếu này giúp cung cấp dữ liệu cần thiết và cụ thể để
xây dựng mô hình khai thác.

Hình 3.13: Mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị

Các giá trị thẩm mỹ được tập hợp thông qua phân tích hình thức KTNO truyền
thống [mục 1.2] và sự chuyển đổi biểu hiện trong KTNO đô thị Việt Nam hiện nay
[mục 1.3]. Nhằm xây dựng mô hình khai thác có tính ứng dụng chung thì cả 3 loại
hình nhà ở (nhà phố, biệt thự, chung cư) đều được xét đến. Nội dung tương tác được
trình bày trong Chương II [mục 2.3.3] là để sơ lược loại trừ các phần tử có mức biểu
hiện thấp, còn mô hình tương tác trong chương này đặt mục tiêu phân tích chi tiết
và cụ thể hơn mối quan hệ của những yếu tố được chọn, hướng đến tiêu chí trọng
tâm khai thác.
Mô hình khai thác giá trị VHTT trong hình thức kiến trúc nhà ở tại các đô
thị lớn Việt Nam [hình 3.14] được xây dựng theo 3 tiêu chí sau:
1) Nhận diện giá trị thẩm mỹ truyền thống nào có khả năng tác động nhiều
113

nhất đến hình thức kiến trúc nhà ở đô thị. Mục đích nhằm thiết lập trật tự của các
quy luật và nguyên tắc thẩm mỹ, thể hiện tính phân cấp giá trị văn hóa trong yếu
tố hình thức.
2) Nhận diện thành phần cấu tạo nào có khả năng chuyển tải nhiều nhất giá
trị thẩm mỹ truyền thống. Mục đích nhằm chọn lọc đối tượng ưu tiên khai thác.
3) Xây dựng công thức tính chỉ số khai thác kết hợp. Mục đích nhằm phân
chia cấp độ khai thác và thiết lập cơ chế để đánh giá, thẩm định lại những công
trình đã xây dựng thực tế.

Các tiêu chí trên lần lượt được đáp ứng trong những kết quả sau:

 KẾT QUẢ 1:

Sử dụng phép cộng số lượng tương tác, mô hình khai thác không chỉ cho
thấy tính chất phân nhóm giá trị thẩm mỹ (tiêu biểu và phổ quát) mà còn có thể
xác lập trật tự của các nguyên tắc thẩm mỹ. Mục đích phân nhóm là để lựa chọn
những giá trị có mức tương tác cao nhất, còn xây dựng nguyên tắc là nhằm nhận
diện tính đặc thù của cái đẹp truyền thống, chuyển tải nội dung tinh thần và tư
tưởng của người Việt.
Theo phân tích từ mô hình thì không phải giá trị thẩm mỹ nào cũng đóng vai
trò giống nhau; trong đó tính hình học, tính đối xứng, tính vần điệu và tỷ lệ hài hòa
có mức tương tác cao nhất nên được xếp vào nhóm tiêu biểu. Các giá trị thẩm mỹ
còn lại (tính cơ động, vật liệu tự nhiên, giải pháp che nắng, thông gió, tạo bóng
râm) có mức tương tác thấp hơn nên được xếp vào nhóm phổ quát. Giữa 2 nhóm
nói trên thì nhóm tiêu biểu sẽ ưu tiên chọn lọc khai thác.
Giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và phổ quát còn được xem là những quy luật thẩm
mỹ93 và việc ứng dụng chúng mang lại vẻ đẹp tạo hình truyền thống cho kiến trúc
nhà ở đô thị. Ngoài ra, bản thân các giá trị đó có thể tự nó là một nguyên tắc thẩm
mỹ94, hoặc kết hợp nhiều giá trị với nhau để tạo thành một nguyên tắc [hình 3.15].

93
Quy luật thẩm mỹ truyền thống có tính khách quan, phổ biến và lặp lại; ứng dụng các quy luật này giúp
nhận diện vẻ đẹp tạo hình của KTNO truyền thống;
94
Nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống có tính chủ quan và chọn lọc; ứng dụng các nguyên tắc này giúp nhận
diện tính đặc thù của thẩm mỹ KTNO truyền thống, chuyển tải các nội dung tinh thần và tư tưởng.
114

Sự phối hợp quy luật thẩm mỹ và nguyên tắc thẩm mỹ thể hiện tính thống nhất
giữa nội dung và hình thức, vừa chuyển tải vẻ đẹp khách quan (vẻ đẹp tự thân của
kiến trúc) vừa phản ánh các hàm nghĩa tinh thần và tư tưởng của người Việt (giá trị
VHTT) [mục 2.3.1]. Ngược lại, vì giá trị VHTT là một hệ thống có tính trật tự phân
cấp cho nên nguyên tắc thẩm mỹ cũng có cùng tính chất này.

Hình 3.15: Sự phối hợp giữa quy luật thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ và giá trị VHTT trong
kiến trúc nhà ở đô thị

Hình 3.15 cho thấy sự liên quan giữa quy luật thẩm mỹ trong việc tạo thành
nguyên tắc thẩm mỹ và dẫn nghĩa đến giá trị VHTT. Các quy luật thẩm mỹ là đối
tượng trực tiếp tương tác với hình thức kiến trúc nhà ở đô thị, cho nên tổng chỉ số
tương tác của nó sẽ tạo ra trật tự phân cấp của nguyên tắc thẩm mỹ, tương ứng với
trật tự phân cấp giá trị VHTT và được mô tả trong bảng 3.1 như sau:
115

BẢNG 3.1: TRẬT TỰ NGUYÊN TẮC THẨM MỸ TRUYỀN THỐNG TRONG


HÌNH THỨC KTNO ĐÔ THỊ VIỆT NAM HIỆN NAY

NGUYÊN TẮC THẨM MỸ GIÁ TRỊ CHỈ SỐ


THỨ TỰ THAM CHIẾU
TRUYỀN THỐNG TRONG THẨM MỸ KHAI
ƯU TIÊN GIÁ TRỊ VHTT
KTNO ĐÔ THỊ VN TRUYỀN THỐNG THÁC95

- Tính hình học 39


Ưu tiên 1 ĐẸP - ĐẸP THÀNH TỐ 58 Tính tư hữu
- Tỷ lệ hài hòa 19

- Tạo bóng râm 15

- Vật liệu tự nhiên 13


ĐẸP - ĐẸP HÀI HÒA
Ưu tiên 2
VỚI TỰ NHIÊN 43 Tính dung hòa với tự nhiên
- Giải pháp thông gió 9

- Giải pháp che nắng 6

Ưu tiên 3 ĐẸP - ĐẸP TRẬT TỰ - Tính đối xứng 36 Truyền thống gia đình Việt

Ưu tiên 4 ĐẸP - ĐẸP TỔNG THỂ - Tính vần điệu 33 Tính cộng đồng

Ưu tiên 5 ĐẸP - ĐẸP ĐA DẠNG - Tính cơ động 9 Tính linh hoạt/đa năng

1) Đẹp – Đẹp thành tố: hình thức ngôi nhà là tập hợp của các yếu tố tạo hình
(mái, cửa, kết cấu bao che, hiên/logia, khung cột, nền) mang đặc điểm hình học
được chuyển đổi từ nhà ở truyền thống; có tỷ lệ hài hòa với con người và hài hòa
giữa chúng với nhau;
2) Đẹp – Đẹp hài hòa với tự nhiên: hình thức ngôi nhà thể hiện sự thích ứng
với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chứng minh vai trò ảnh hưởng của tính bản
địa bằng việc sử dụng vật liệu tự nhiên (gạch, gỗ, đá, ngói đất nung,…), giải pháp
thông gió (cấu trúc đặc – rỗng của cửa, lam, tường hoa), che nắng (mái - ô văng
vươn xa, hàng hiên, logia), các vùng bóng râm trên mặt nhà;
3) Đẹp – Đẹp trật tự: hình thức ngôi nhà được tổ hợp từ các cấu trúc có tính
phân cấp chính – phụ, trước – sau, trên - dưới; diễn đạt thông qua thể thức đối xứng
và cân bằng;
4) Đẹp – Đẹp tổng thể: hình thức ngôi nhà mang vẻ đẹp tổng hòa của các
yếu tố có cùng chung ngôn ngữ tạo hình, được thực hiện bằng thủ pháp lặp lại hình
dáng hoặc sự đồng dạng (giống về hình, khác về quy mô) của cấu trúc;
5) Đẹp – Đẹp đa dạng: hình thức ngôi nhà có tính thay đổi, biến hóa bằng

95
Chỉ số khai thác = số lượng tương tác (dẫn từ mô hình khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống).
116

các cấu trúc có khả năng dịch chuyển và cơ động (lam di động, mái – mái che di
động, cửa xếp – trượt, cửa lá sách).
Trật tự nguyên tắc thẩm mỹ là cơ sở định hướng khai thác giá trị VHTT trong
KTNO đô thị Việt Nam, trong đó 2 nguyên tắc đầu đóng vai trò rất quan trọng (do
có chỉ số tương tác cao). Vượt ra khỏi hệ thống nguyên tắc này đồng nghĩa phá vỡ
cấu trúc có khả năng đem đến sự nhận diện hay cảm thụ thẩm mỹ truyền thống. Như
vậy đây là khung lý thuyết cơ sở để tiếp cận phương pháp khai thác phù hợp với
thực tiễn, phát huy khả năng sáng tạo và tránh được sự sao chép nguyên mẫu các
thể thức tạo hình truyền thống.

 KẾT QUẢ 2:

Căn cứ theo mô hình khai thác, tổng hợp số lượng tương tác giữa giá trị
thẩm mỹ truyền thống với hình thức KTNO đô thị cho thấy vai trò của từng thành
phần cấu tạo có sự khác nhau, trong đó yếu tố mái chiếm chỉ số khai thác cao nhất
và giảm dần theo thứ tự: kết cấu bao che → cửa → hiên/logia → nền → khung
cột; đồng thời có thể chia theo 2 nhóm: quan trọng (mái, kết cấu bao che, cửa,
hiên/logia) và ít quan trọng (khung cột, nền). Nhóm quan trọng thể hiện khả năng
can thiệp/tham dự cao của giá trị thẩm mỹ truyền thống và là đối tượng chính để
chọn lọc khai thác.

 KẾT QUẢ 3:

Mỗi yếu tố cấu tạo của từng loại hình nhà ở (nhà phố, chung cư, biệt thự )
đều được đánh dấu bằng khả năng tương tác và tổng số lượng tương tác thể hiện
năng lực chuyển tải giá trị thẩm mỹ truyền thống của chúng. Tuy nhiên, khi đối
chiếu chỉ số tổng của 3 loại nhà ở trong cùng một yếu tố cấu tạo thấy có sự chênh
lệch không cao, vì vậy có thể quy đồng về các chỉ số trung bình (chỉ số chung).
Trong trường hợp tất cả giá trị thẩm mỹ đều phát huy hết khả năng can thiệp
trong các yếu tố cấu tạo thì tổng chỉ số trung bình được gọi là chỉ số lý tưởng (61
tương tác - ứng với tỷ lệ 100%). Quy chiếu ngược lại, với những mức độ khai thác
không đầy đủ có thể căn cứ theo chỉ số lý tưởng để xác lập tỷ lệ % [xem phương
pháp tính chỉ số kết hợp trong hình 3.14]. Dựa trên nguyên tắc này để chia các mức
117

độ khai thác theo 2 cấp độ (giới hạn – đặc thù) hoặc theo 3 cấp độ: thấp (10 –
40%) – trung bình (40 – 70%) – cao (71 – 100%). Nội dung phân cấp sẽ được trình
bày cụ thể trong mục 3.2.3. Tỷ lệ 10% trong cấp thấp nhất (ứng với 6 tương tác của
thành phần khung cột) được gọi là chỉ số tới hạn, bởi vì nếu nhỏ hơn nữa thì không
còn bất kỳ dấu hiệu nào để nhận diện sự tham dự của giá trị thẩm mỹ truyền thống.
Mô hình trên đây còn được sử dụng để thẩm định lại các công trình đã triển
khai trong thực tế. Bằng cách nhận diện và tính điểm số lượng biểu hiện thẩm mỹ
truyền thống của từng yếu tố cấu tạo, sau đó chia với chỉ số lý tưởng sẽ cho ra kết
quả khai thác thuộc cấp độ nào. Như vậy, việc khai thác giá trị thẩm mỹ truyền
thống được lượng hóa thay vì chỉ suy luận cảm tính và không chắc chắn. Kết quả
này cũng là một trong những đóng góp của luận án.

3.2.2 Đặc điểm hình thức của giá trị văn hóa truyền thống

Đặc điểm hình thức của VHTT phân tích theo 9 giá trị thẩm mỹ96 đã được
chọn lọc qua sự tương tác với các yếu tố tạo hình nhà ở đô thị Việt Nam [mục
2.3.4]. Đây là những giá trị còn duy trì mức biểu hiện cao và xác lập nguyên tắc để
nhận diện vẻ đẹp truyền thống. Phân tích các “mặt nhìn thấy” của chúng có thể cô
đọng thành những quy luật chung nhất, từ đó suy luận khả năng chuyển đổi nhằm
thích ứng với điều kiện nhà ở hiện nay. Như vậy, nội dung này sẽ trình bày theo 2
bước: 1) phân tích đặc điểm tạo hình trong nhà ở truyền thống tương ứng với các
giá trị thẩm mỹ [hình 3.16]; 2) sự chuyển đổi các đặc điểm đó trong KTNO đô thị
hiện nay [hình 3.17]. Các bước nói trên cũng diễn ra đồng thời với việc truy cập dữ
liệu từ những yếu tố cấu tạo cơ bản gồm: mái, kết cấu bao che, cửa, hiên/logia,
khung cột, nền.
Dẫn đầu trong các giá trị thẩm mỹ truyền thống là tính hình học, chi phối
đồng loạt đến thành phần cấu trúc với 3 yếu tố chính: 1) đường: chủ yếu là đường
thẳng, ngang, xiên và rất ít đường cong; không tồn tại các đường “bất qui tắc”; 2)
mặt: gồm mặt phẳng và mặt nghiên với cấu trúc đặc hoặc ô lưới; hình dạng các mặt
96
Gồm: 1) tính hình học; 2) tính đối xứng; 3) tỷ lệ hài hòa; 4) tính vần điệu; 5) vật liệu tự nhiên; 6) hình
thức che nắng; 7) tạo bóng râm; 8) giải pháp thông gió; 9) tính cơ động;
118

là hình chữ nhật (có hoặc không vạt góc), hình vuông, hình tam giác; 3) khối: có 3
dạng khối lớn cơ bản là khối chữ nhật (phần thân nhà), khối tam giác (2 mái) và
khối nửa chỏm (4 mái). Độ nghiên của các đường và mặt nằm trong khoảng từ 25
đến 35 . Hình thức nhà ở được tổ hợp từ các dạng hình học trên và chia thành 3
phần: mái – thân – nền; trong đó nền nhà luôn nâng cao hơn mặt sân. Nhà thấp tầng
có xu hướng trải dài theo phương ngang (chiều rộng ≥ 2 lần chiều cao); nhà nhiều
tầng thường có chiều ngang hẹp và phát triển theo phương đứng. Các nguyên tắc
hình học này có thể tiếp tục kế thừa trong KTNO đô thị hiện nay, đem đến cảm
nhận về tính “quen thuộc” của truyền thống .
Giá trị thẩm mỹ đặc trưng tiếp theo là tính đối xứng, được diễn đạt bởi 2 thể
thức: 1) đối xứng tuyệt đối: là lối tạo hình phổ biến của KTNO truyền thống, thể
hiện tính trật tự của bố cục. Tất cả thành phần cấu trúc từ nền nhà đến mái được
thiết dựng qua một trục chính; kết hợp với số gian lẻ, trong đó gian giữa thường
rộng hơn các gian bên. 2) cân bằng (cân xứng): được tạo thành từ 2 tổ hợp đối
xứng ghép lại gồm nhà chính và nhà phụ; quy mô các hình và khối không giống
nhau nhưng vẫn duy trì cùng một “trọng lượng thị giác”, mang lại cảm giác về sự
cân xứng. Trong KTNO đô thị hiện nay, cả 2 thể thức này đều có thể tiếp tục được
ứng dụng; nhưng tính cân bằng đem đến sự đa dạng các hình thức sáng tạo nên có
nhiều tiềm năng phát triển hơn.
Tính vần điệu là một trong những giá trị thẩm mỹ cơ bản của KTNO truyền
thống, thể hiện sự lặp lại có quy luật và biến hóa có tổ chức của các yếu tố tạo hình
(đường, mặt, khối, chất liệu, màu sắc); đồng thời đảm bảo tính thống nhất và đa
dạng của hình thức97. Tính vần điệu được nhìn thấy trong cấu trúc gian/chái (số lẻ);
các chi tiết lan can con tiện, cửa bức bàn, bậc cấp, mái… theo 2 thủ pháp: cấu trúc
đồng dạng (giống về hình, khác về quy mô) và cấu trúc lặp lại (do sự sắp xếp lặp
lại một cách liên tục những thành phần cơ bản). Trong nhà ở đô thị hiện nay, giá trị
này cũng được ứng dụng cho các cấu trúc mái, cửa, vỏ bao che, khung cột… nhằm
tạo ấn tượng thẩm mỹ về tính trật tự và đa dạng; tránh sự phát triển hỗn độn.

97
Theo Le Corbusier: "Sự thống nhất các thành phần xây dựng là một sự bảo đảm cho thẩm mỹ; tính đa
dạng do các đơn vị ở đưa vào kiến trúc sẽ dẫn đến những bố cục lớn, những nhịp điệu kiến trúc chân chính".
119

Ngoài các giá trị thẩm mỹ quan trọng trên đây, KTNO truyền thống còn truyền
cảm vẻ đẹp thông qua tỷ lệ hài hòa, thể hiện sự tương quan về kích thước và cách
sắp xếp các thành phần cấu trúc để tạo ra cảm giác cân bằng. Giá trị này gồm 2 đặc
điểm chính: 1) tỷ lệ hài hòa với con người: hình dáng và kích thước ngôi nhà
không đồ sộ, lấn át con người; 2) sử dụng cấu trúc mái lặp lại để giảm cảm giác
chiều cao: đối với nhà nhiều tầng thường sử dụng yếu tố mái/mái vẩy/mái hiên để
chia nhỏ tỷ lệ chiều cao. Ngoài ra, do vật liệu truyền thống có tính cơ lý thấp nên
các chi tiết cấu tạo và trang trí thường mang qui mô nhỏ. Chuyển đổi vào trong nhà
ở đô thị hiện nay, 2 đặc điểm trên đều có thể ứng dụng cho nhà phố và biệt thự. Tuy
nhiên, chung cư có kích thước vượt trội nên đã phá vỡ tỷ lệ con người; cũng không
thể sử dụng yếu tố mái để phân vị trên tất cả các tầng, do đó hình thức nhà ở chung
cư không mang cảm giác gần gũi giống như các loại hình nhà ở khác.
Trên đây là 4 giá trị thẩm mỹ đặc trưng nhất (thuộc nhóm tiêu biểu) của
KTNO truyền thống được chuyển đổi vào trong nhà ở đô thị hiện nay. Việc xác lập
chỉ số tương tác cao [hình 3.14] cho thấy khả năng ứng dụng chúng dễ đưa đến sự
cảm nhận về vẻ đẹp truyền thống. Tất cả những giá trị này đều được nhận dạng theo
quy luật tạo hình mà hoàn toàn không đề cập đến sự sao chép hình thức cụ thể nào.
Ngoài ra, còn có thêm 5 giá trị dưới đây (thuộc nhóm phổ quát) với mức độ tương
tác thấp hơn, góp phần bổ trợ cho quá trình khai thác.
KTNO truyền thống được tạo thành từ vật liệu tự nhiên sẵn có như tre, gỗ, đất
nung… sử dụng cho tất cả các dạng cấu trúc, mang lại vẻ đẹp thô mộc và giản dị.
Ngày nay, việc sử dụng lại các loại vật liệu đó (thường thấy trong nhà phố và biệt
thự) với mục đích xây dựng và trang trí có thể gợi nhắc đến tính thẩm mỹ nói trên.
Thông qua thiết lập cấu trúc bao che để thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm, hình thức KTNO truyền thống cho thấy tính mở thoáng bằng các giải
pháp: 1) thông gió tự nhiên: sử dụng ô thông gió mái và kiểu cấu trúc đặc rỗng đan
xen cho cửa, phên/giại, đỉnh tường; 2) che nắng: do cường độ chiếu nắng cao và
kéo dài có thể làm ảnh hưởng không gian sinh hoạt nên nhà ở truyền thống sử dụng
mái/ô văng vươn xa khỏi mặt tường, kết hợp hàng hiên và logia lớn để hạn chế tác
hại, hình thành vùng đệm giữa bên trong và bên ngoài; 3) tạo bóng râm: hệ quả của
120

các giải pháp che nắng là xuất hiện vùng bóng râm dày và đậm trên bề mặt ngôi
nhà. Ba giải pháp trên là đặc trưng phổ biến cho kiến trúc khí hậu nhiệt đới nói
chung. Ngày nay, chúng được chuyển đổi vào trong nhà ở đô thị thông qua các hình
thức: lam, tường hoa, giàn hoa, cửa chớp lật/chống, ô thông gió mái và đỉnh tường,
các dạng tường có cấu trúc đặc rỗng đan xen, các kiểu hành lang/hàng hiên/logia,
các tấm ô văng che cửa và mái vươn xa.
Giá trị thẩm mỹ sau cùng trong KTNO truyền thống là tính cơ động, biểu hiện
bằng những cấu trúc có khả năng dịch chuyển linh hoạt như: tấm phên/giại, cửa bức
bàn có thể xếp hoặc tháo dỡ, cửa lật/chống. Ngoài ra, toàn bộ hệ khung kết cấu của
ngôi nhà được ghép bằng mộng, đặt trên đá tảng nên lắp dựng và di chuyển dễ dàng.
Tính chất này cho thấy sự chuyển đổi vào trong KTNO đô thị hiện nay thông qua
các hình thức mái/hiên che/ô văng di động, các dạng cửa và lam có thể cơ động góc
đóng mở, cửa xếp/trượt.
Tóm lại, tất cả 9 giá trị thẩm mỹ truyền thống chia thành 2 nhóm (tiêu biểu và
phổ quát) đều được chuyển đổi vào trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam theo
những quy luật và thể thức khác nhau. Việc khai thác các giá trị này đặt dưới sự
khống chế của trật tự nguyên tắc thẩm mỹ sẽ gợi nhắc vẻ đẹp và cảm nhận tính quen
thuộc của nhà ở truyền thống Việt Nam; tuy nhiên không ràng buộc vào sự sao chép
các hình thức đã cũ. Điều đó giải phóng khả năng sáng tạo, phát huy vai trò của
công nghệ và thích ứng với quan điểm thẩm mỹ mới do sự biến động của môi
trường kinh tế, xã hội và văn hóa trong giai đoạn hiện nay.
121

3.2.3 Đặc trưng khai thác giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố hình
thức

Bằng việc xây dựng mô hình khai thác VHTT kết hợp với phân tích các
đặc điểm hình thức cho thấy 2 nội dung quan trọng: 1) các giá trị thẩm mỹ truyền
thống có thể được chuyển đổi theo những nguyên tắc và quy luật mà không nhất
thiết sao chép hình dạng vốn có của KTNO truyền thống; 2) quá trình khai thác
được phân chia theo các cấp độ khác nhau. Những nội dung này thể hiện sự kế thừa
VHTT một cách có chọn lọc, chủ động và thích ứng với điều kiện phát triển năng
động của KTNO trong giai đoạn hiện nay.
Nguyên tắc thẩm mỹ là những đánh giá chung, có tính khuôn mẫu để nhận
diện vẻ đẹp truyền thống, được diễn đạt thành các quy luật cụ thể. Những quy luật
này tương tác trực tiếp đến yếu tố tạo hình của KTNO truyền thống và hiện đại.
Theo cách phân chia cấu trúc 2 bậc của văn hóa thì các nguyên tắc và quy luật thuộc
yếu tố bên trong (cơ tầng - nội hàm); còn biểu hiện hình thức là yếu tố bên ngoài
(biểu tầng – ngoại diện). Các yếu tố bên trong có tác dụng điều chỉnh, khống chế sự
vận hành và biến đổi của yếu tố bên ngoài để duy trì tính ổn định. Như vậy, nếu
giữa nhà ở truyền thống và hiện đại cùng có chung một cơ chế tác động thì, theo
tính chất bắc cầu, chúng sẽ xuất hiện những đặc tính thẩm mỹ giống nhau. Tuy
nhiên, mỗi giai đoạn phát triển nhà ở chịu ảnh hưởng của các điều kiện luôn biến
đổi như kỹ thuật (công nghệ) và sự sáng tạo, cho nên hình thức kiến trúc giai đoạn
về sau không thể lặp lại như các giai đoạn trước. Do đó, cảm nhận cái đẹp truyền
thống (hay kế thừa thẩm mỹ truyền thống) chỉ có thể thực hiện thông qua việc nhận
diện các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ. Hơn nữa, tác nhân hình thành các nguyên
tắc và quy luật này được định dạng trong hệ giá trị VHTT; nghĩa là chúng được
khởi sinh từ những đặc thù về lối sống, quan điểm và cách ứng xử với môi trường
tự nhiên - xã hội, cô đọng thành những giá trị. Vì vậy, qua sự nhận diện nói trên còn
có thể suy luận và tham chiếu đến hệ giá trị VHTT Việt Nam [hình 3.18].
122

Hình 3.18: Quy trình chuyển đổi và nhận diện giá trị thẩm mỹ truyền thống
trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam

Khai thác VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam có thể chia theo 2
cấp độ (giới hạn – đặc thù) hoặc 3 cấp độ (thấp – trung bình – cao)98. Các cấp độ
được xác lập thông qua chỉ số khai thác [mục 3.2.1]. Mức độ phân cấp càng nhiều
thì càng chi tiết hóa quá trình khai thác; tuy nhiên luận án chọn cách phân cấp đơn
giản nhất (2 cấp) để phân tích, từ đó có thể suy luận đến các phân cấp tiếp theo.
Việc phân chia cấu trúc 2 cấp độ [hình 3.19] được xác định bằng chỉ số phân
cấp (55% - quá bán), nhỏ hơn chỉ số này gọi là nhóm khai thác giới hạn và lớn
hơn gọi là nhóm khai thác đặc thù. Ngoài ra, mức thấp nhất của nhóm giới hạn
được khống chế bởi chỉ số tới hạn (10%,), ứng với 6 tương tác của yếu tố khung
cột. Nếu thấp hơn sẽ không còn dấu hiệu nào để nhận biết giá trị thẩm mỹ truyền
thống. Chỉ số cao nhất (chỉ số lý tưởng – 100%) thuộc nhóm đặc thù, cho thấy tất cả
các giá trị đều được khai thác trong mọi yếu tố tạo hình nhà ở, ứng với 61 tương tác.

98
Sự phân cấp có thể gia tăng thành 4 hoặc 5 cấp tùy theo mục đích sử dụng mô hình;
123

Từ các chỉ số trung bình trong mô hình [hình 3.14] có thể nhận biết 4 yếu tố
tạo hình của nhà ở đô thị hiện nay có mức tương tác cao với giá trị thẩm mỹ truyền
thống, xếp theo thứ tự lần lượt là: mái – kết cấu bao che – cửa – hiên/logia, thuộc
nhóm các yếu tố quan trọng. Nghĩa là, nếu tập trung khai thác vào các yếu tố này
dễ truyền cảm cái đẹp truyền thống. Các yếu tố còn lại (nền, khung cột) thuộc
nhóm ít quan trọng, có tác dụng bổ trợ khai thác.
Quá trình khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống thường là sự kết hợp của
nhiều yếu tố tạo hình với nhau; do đó, phép cộng các chỉ số của chúng (chỉ số kết
hợp) sẽ xác định được cấp độ khai thác (bằng cách chia với chỉ số lý tưởng để có tỷ
lệ %). Như vậy, các yếu tố tạo hình thuộc nhóm quan trọng có chỉ số kết hợp cao
sẽ là đối tượng chính của khai thác; trong đó giới hạn thấp nhất của nhóm này
cộng lại từ 3 yếu tố: kết cấu bao che, cửa, hiên/logia; có chỉ số kết hợp là 55%
(ứng với 35 tương tác). Vì 3 yếu tố tạo hình nói trên thỏa 2 điều kiện: 1) mỗi yếu tố
đều thuộc nhóm quan trọng; 2) chỉ số kết hợp vượt quá 50% (quá bán); cho nên
chúng tạo ra nhóm thành phần khai thác cơ bản để phân định giữa mức độ cao và
thấp (giữa giới hạn và đặc thù); đồng nghĩa với việc chọn tỷ lệ 55% làm chỉ số phân
cấp.
Như vậy, để nhận diện cái đẹp truyền thống thì quá trình khai thác phải
hướng đến nhóm đặc thù, xuất phát từ nhóm thành phần khai thác cơ bản và sự
mở rộng của nó để dần đạt đến trạng thái lý tưởng (kết hợp thêm các yếu tố tạo
hình khác). Xu hướng phát triển này được diễn đạt thành 7 trạng thái khai thác, thể
hiện tiến trình gia tăng mức độ khai thác theo sự phối hợp của các yếu tố tạo hình.
Những trạng thái này cũng chính là mục tiêu khai thác VHTT trong hình thức kiến
trúc nhà ở tại các đô thị Việt Nam hiện nay [bảng 3.2].
124

BẢNG 3.2: CÁC TRẠNG THÁI KHAI THÁC GIÁ TRỊ THẨM MỸ TRUYỀN THỐNG
TRONG HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ Ở ĐÔ THỊ VIỆT NAM

TRẠNG THÁI CHỈ SỐ


KẾT HỢP CÁC YẾU TỐ HÌNH THỨC
KHAI THÁC (%)

Trạng thái 1 Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia 55

Trạng thái 2 Mái + Kết cấu bao che + Cửa 64


Trung
bình
Trạng thái 3 Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia + Nền nhà 66

Trạng thái 4 Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia + Nền nhà + Khung cột 75

Trạng thái 5 Mái + Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia 79

Trạng thái 6 Cao Mái + Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia + Nền nhà 90

Trạng thái 7 Mái + Kết cấu bao che + Cửa + Hiên/Logia + Nền nhà + Khung cột 100

Tóm lại, phần trình bày trên đây cho thấy đặc trưng khai thác giá trị VHTT
trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam là một quá trình gồm 2 nội dung:
- Xác lập các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống chi phối yếu tố
tạo hình của KTNO đô thị. Vận dụng các nguyên tắc và quy luật đó sẽ đem đến cảm
nhận về cái đẹp truyền thống và nhận dạng các giá trị văn hóa tiềm ẩn;
- Xác định nhóm thành phần khai thác cơ bản thông qua sự chọn lọc yếu
tố tạo hình; hoạch định các giới hạn khai thác và tiến trình mở rộng của nó để phát
huy giá trị thẩm mỹ truyền thống, thể hiện trong 2 nhóm trạng thái khai thác có cấp
độ trung bình và cao.

3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc nhà ở
tại các đô thị lớn Việt Nam

3.3.1 Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và kiến trúc nhà ở trên
thế giới

Nhận dạng xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong KTNO tại các đô
thị lớn Việt Nam được tiến hành dựa trên 2 cơ sở tham chiếu: 1) quan điểm của các
học thuyết kiến trúc thế giới [mục 2.1.4]; 2) quan điểm của các tác giả đạt giải
Pritzker trong những năm gần đây [phụ lục 4], tổng hợp trong bảng 3.3. Những
125

quan điểm này đều được chọn lọc theo sự tương đồng với giá trị VHTT, bổ trợ
chứng cứ cho việc suy luận khả năng chuyển đổi trên cả 2 phương diện công năng
và hình thức.
Căn cứ theo sơ đồ phân tích mối quan hệ giữa giá trị VHTT với các học thuyết
kiến trúc [hình 2.4] cho thấy tính dung hòa với tự nhiên là một trong những đặc
tính dẫn đầu về quan điểm phát triển. Mục tiêu của nó nhằm tạo ra trạng thái cân
bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo (công trình và nhà ở), đại diện bởi các
xu hướng kiến trúc Hữu cơ, Cộng sinh, Bản địa mới và Sinh thái. Quan điểm này
cũng tương đồng với nhiều tác giả đạt giải Pritzker 99 (Shigeru Ban, Toyo Ito,
Sejima & Nishizawa, Peter Zumthor…) khi xem sự hòa nhập của công trình kiến
trúc vào môi trường tự nhiên, hình thành mối liên hệ gần gũi, chặt chẽ, không thể
chia cắt như là tiêu chí của thiết kế.
Tính linh hoạt/đa năng cũng được đánh giá cao, thể hiện trong cả 2 yếu tố
công năng và hình thức. Theo quan điểm của các học thuyết kiến trúc, công năng
cần phát triển kiểu không gian mở (kiến trúc Hữu cơ, Bản địa mới), linh hoạt (kiến
trúc Sinh thái), có khả năng thay đổi (Chuyển hóa luận), chủ động dung hòa giữa
không gian sinh hoạt truyền thống và hiện đại (Nơi chốn, Hiện tượng học, Ký hiệu
học). Các tác giả Pritzker quan tâm đến sự phát triển tính linh hoạt/đa năng nhằm
tạo ra khả năng kết nối liên tục giữa bên trong và bên ngoài (Shigeru Ban, Sejima &
Nishizawa), tự do phát triển các hoạt động (Toyo Ito), linh hoạt tối đa để chuyển đổi
(Jean Nouvel), đáp ứng nhu cầu luôn biến động của con người (Richard Rogers) và
phục vụ các mục tiêu ngắn hạn (Jorn Utzon). Trên phương diện hình thức, tính linh
hoạt/đa năng thể hiện sự cộng sinh giữa yếu tố cố định và biến đổi (kiến trúc Cộng
sinh), sử dụng các dạng cấu trúc cơ động (Bản địa mới, Sinh thái). Đặc tính này còn
được tác giả Pritzker đề cao như một xu hướng quan trọng cho tạo hình thẩm mỹ.
Theo đó, kiến trúc phát triển “như một dòng chảy” và không bị giới hạn trong các
khuôn mẫu (Toyo Ito), có khả năng chuyển động và mang tính trình diễn (Jean
Nouvel), tạo thành một tổng thể liên tục thay đổi (Zaha Hadid); sử dụng cấu trúc cơ
động, đa dạng (Wang Shu) và có thể thay đổi theo mùa (Glenn Murcutt).
99
Sau đây gọi tắt là tác giả Pritzker;
126

Như vậy, theo cách đánh giá trên đây cho thấy tính dung hòa với tự nhiên và
tính linh hoạt/đa năng có tiềm năng lớn để tiếp tục được ứng dụng và khai thác.
Xếp sau các giá trị này, những giá trị văn hóa còn lại cũng được nêu ra nhưng mức
độ thống nhất không cao.
Thống kê trong quan điểm của các học thuyết kiến trúc và các tác giả thì tính
tư hữu cũng góp vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu tạo ra không gian riêng tư
(kiến trúc Hữu cơ, Bản địa mới, Jorn Utzon), thiết lập hình thức các ngôi nhà khác
nhau (kiến trúc Hữu cơ), thể hiện sự kết hợp giữa yếu tố chung và riêng (kiến trúc
Cộng sinh); đồng thời dung hòa giữa lối sống hiện đại và truyền thống (Nơi chốn,
Hiện tượng học, Ký hiệu học). Việc tạo ra không gian ở cá nhân (tính tư hữu) cũng
được ghi trong Điều 1- Hiến chương LHQ về nhà ở, theo đó mọi người sống riêng
hay sống chung trong gia đình đều có quyền bất di bất dịch sử dụng riêng cho mình
một không gian để đem lại sức khỏe và hạnh phúc [65].
Trên phương diện hình thức, tác giả Pritzker đặt nhiều sự quan tâm đến việc
sử dụng vật liệu tự nhiên như là giải pháp bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời có
thể đưa đến cảm nhận vẻ đẹp truyền thống. Công trình kiến trúc nên sử dụng các
loại vật liệu tái chế, sản xuất tại địa phương (Shigeru Ban, Wang Shu), hay các dạng
vật liệu thông thường có hàm lượng công nghệ thấp, mang tính thủ công (Sejima &
Nishizawa, Glenn Murcutt). Yếu tố tỷ lệ hài hòa cũng được học thuyết liên quan
vấn đề khai thác truyền thống và bản địa đề cập đến (kiến trúc Hữu cơ, Hậu hiện
đại, Bản địa mới); ngoài ra còn có tác giả xác lập tầm quan trọng của tính hình học
(Eduardo Souto De Moura) và sự vận dụng quy luật đối xứng cân bằng (Jorn
Utzon).
Tính cộng đồng và truyền thống gia đình Việt không được nêu trong các
quan điểm bởi những giá trị này thuộc đặc thù VHTT Việt Nam100. Tuy nhiên, học
thuyết kiến trúc Cộng sinh, Bản địa mới, Hiện tượng học, Nơi chốn, Ký hiệu học
cho rằng cần có sự cộng sinh giữa tính toàn cầu và tính bản địa, duy trì đặc thù lối
sống địa phương để phù hợp với nội hàm VHTT, do đó có thể xác nhận vai trò đóng

100
Tính cộng đồng là giá trị chung cho mọi quốc gia nhưng có thể không là giá trị văn hóa đặc thù, đặc biệt
là phương Tây – nơi mà vai trò cá nhân luôn được đề cao;
127

góp của các giá trị nói trên trong bối cảnh phát triển KTNO hiện nay tại Việt Nam.
Tóm lại, tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và KTNO trên thế giới cho
thấy nhiều điểm tương đồng với các giá trị VHTT. Trong đó, yếu tố công năng có 3
giá trị tiêu biểu là: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư
hữu. Với yếu tố hình thức, tính dung hòa với tự nhiên được triển khai thành các giải
pháp để nhà ở hòa nhập vào môi trường, kết hợp sử dụng vật liệu tự nhiên, củng cố
cho nguyên tắc đẹp hài hòa của thẩm mỹ truyền thống. Ngoài ra, nguyên tắc đẹp
thành tố cũng đóng vai trò quan trọng, được minh chứng bởi quan điểm đề cao quy
luật tỷ lệ và tính hình học. Đặc biệt, tính cơ động (tạo thành từ tính linh hoạt/đa
năng) chứa đựng tiềm năng phát triển vượt bậc, được đề cập trong tôn chỉ thiết kế
của nhiều tác giả Pritzker, khẳng định vai trò ngày càng nâng cao của nguyên tắc
đẹp đa dạng.

3.3.2 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố
công năng

Kế thừa truyền thống trong yếu tố công năng nhà ở đô thị là quá trình
chuyển đổi đặc tính văn hóa theo các cấp độ như cầu (văn hóa tương ứng công
năng) [mục 3.1.3]. Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và KTNO trên thế
giới cho thấy 2 vấn đề: 1) xu hướng chung của thế giới có điểm tương đồng với
đặc tính VHTT, từ đó xác lập diễn biến của một số giá trị trong điều kiện cụ thể đô
thị Việt Nam101; 2) phát hiện “khoảng trống văn hóa” mà các giá trị đặc thù của
Việt Nam có thể can thiệp nhằm phát huy tính truyền thống và bản địa.
Xu hướng phát triển công năng nhà ở ngày nay đặt mục tiêu hòa nhập với môi
trường tự nhiên (tính dung hòa với tự nhiên); thiết lập không gian mở, linh hoạt bổ
sung và chuyển đổi chức năng để phù hợp với nhu cầu đa dạng của con người (tính
linh hoạt/đa năng); hình thành không gian sử dụng riêng cho các nhu cầu cá nhân
đang ngày càng tăng cao (tính tư hữu). Đây là những đặc tính của xu hướng chung
thế giới được thể hiện trong quan điểm của các học thuyết kiến trúc và các tác giả
101
Bởi vì xu hướng phát triển không gian công năng trong KTNO đô thị Việt Nam không thể tách rời xu
hướng chung của thế giới;
128

Pritzker; tuy nhiên những quan điểm này không có sự phân định về trật tự hay tính
chất ưu tiên giữa các giá trị. Loại trừ 3 đặc tính thuộc xu hướng chung thì truyền
thống gia đình Việt và tính cộng đồng102 là những giá trị văn hóa đặc thù Việt
Nam, không được đề cập trong các quan điểm nói trên. Ngoài ra, tính đặc thù còn
thể hiện bằng trật tự phân cấp của các giá trị trong một hệ thống tác động đến công
năng nhà ở chứ không chỉ là những giá trị riêng lẻ [mô hình tổng hợp giá trị VHTT
– hình 3.3].
Quá trình phát triển công năng theo lý thuyết nhu cầu chia thành 3 cấp độ (cơ
bản – mở rộng – phát triển), tương ứng với sự tham dự của 3 nhóm văn hóa [mục
3.1.1]. Việc phân chia cấp độ công năng là để nhận dạng tính chất phát triển tuần tự
và đặc điểm không gian của cấu trúc nhu cầu; tuy nhiên, trong thực tế sự phân định
đó không tách biệt rõ ràng mà luôn tồn tại những vùng giao thoa. Giới hạn trên của
cấp nhu cầu thấp và giới hạn dưới của cấp nhu cầu cao hơn sẽ có những đặc điểm
giống nhau. Điều này được lý giải trong mô hình “Tháp công năng” thông qua hình
thức liên hệ đa năng “đồng cấp” và “đa cấp”; nghĩa là không gian chức năng thuộc
cấp nhu cầu cao có thể xuất hiện trong cấp nhu cầu thấp bằng cách lồng ghép sử
dụng chung theo sự phân nhóm tính chất hoạt động.
Từ các lập luận trên cho thấy xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố
công năng có thể được nhận dạng cùng với các cấp độ nhu cầu bằng 2 nhóm giá trị
[hình 3.20]: 1) các giá trị VHTT chuyển đổi theo xu hướng chung của thế giới; 2)
các giá trị VHTT chuyển đổi theo xu hướng riêng của Việt Nam để duy trì tính
truyền thống và bản địa.
Mục tiêu của cấp nhu cầu cơ bản là đáp ứng không gian cho sự tồn tại, đại
diện bởi 2 chức năng chính thức: nghỉ ngơi thụ động và làm việc; các hoạt động chủ
yếu diễn ra theo tính chất sử dụng chung. Tương ứng với cấp nhu cầu này có sự
tham dự của nhóm giá trị văn hóa gồm tính dung hòa với tự nhiên và tính linh
hoạt/đa năng (tiền cấp). Đây là những giá trị thuộc xu hướng chung thế giới mà
chưa xuất hiện các giá trị đặc thù, vì vậy mức độ nhận diện tính truyền thống và bản

102
Truyền thống gia đình Việt đại diện bởi các không gian sum họp gia đình và thờ cúng tổ tiên; tính cộng
đồng đại diện bởi không gian giao tiếp đối ngoại.
129

địa không rõ ràng. Tính dung hòa với tự nhiên có xu hướng phát triển cao hơn để
tạo ra sự cân bằng giữa môi trường tự nhiên và nhân tạo; nhưng tính linh hoạt/đa
năng (tiền cấp) có xu hướng suy thoái do công năng nhà ở sẽ tiếp tục phân li để
nâng cao tiện nghi sinh hoạt, loại trừ dần hình thức tất cả chức năng cùng sử dụng
một không gian.
Trong cấp nhu cầu mở rộng, nhà ở bổ sung thêm 2 chức năng chính thức là
giáo dục và giao tiếp đối ngoại, làm gia tăng quy mô và số lượng thành phần không
gian. Các chức năng được phân lập cụ thể theo mục đích và tính chất hoạt động. Tại
đây xuất hiện 2 giá trị văn hóa đặc thù là truyền thống gia đình Việt và tính cộng
đồng, can thiệp vào cấu trúc không gian nhà ở. Xu hướng chuyển đổi 2 giá trị trên
là tùy biến, phụ thuộc vào đặc tính lối sống103 và văn hóa gia đình104 của đối tượng
sử dụng. Nếu nhà ở có nhiều thế hệ cộng cư thì các đặc tính này có khả năng tiếp
tục phát triển để kế thừa kiểu sinh hoạt gia đình truyền thống. Ngoài ra, nhu cầu sử
dụng không gian riêng (phòng ở cá nhân) cũng chính thức định hình, phản ánh xu
hướng phát triển tất yếu của tính tư hữu, phù hợp với quy luật chung thế giới. Bởi
vì cấu trúc công năng trong cấp nhu cầu mở rộng chưa hoàn thiện105 nên có sự ưu
tiên các chức năng cơ bản, thiết lập theo trình tự giảm dần: nghỉ ngơi thụ động →
kinh tế → giáo dục → giao tiếp. Điều này phù hợp với lý giải của Maslow: nhu cầu
cao chỉ được hình thành sau khi đã đáp ứng các nhu cầu thấp. Vì vậy xuất hiện xu
hướng tác động nghịch, các chức năng cơ bản có thể chi phối những chức năng mở
rộng. Do văn hóa tương ứng với công năng [mô hình lý thuyết - hình 3.3] nên cũng
có chung xu hướng này và được chuyển đổi theo trật tự lần lượt là: tính dung hòa
với tự nhiên → tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp) → [truyền thống gia đình Việt ~
tính cộng đồng] → tính tư hữu. Các giá trị văn hóa đặc thù có tính tùy biến nên
giữa chúng có thể thay đổi vị trí cho nhau.
Trong cấp nhu cầu phát triển, nhà ở hoàn thiện đầy đủ 5 nhóm chức năng
(nghỉ ngơi thụ động, kinh tế, giáo dục, giao tiếp, nghỉ ngơi năng động), gia tăng
đáng kể quy mô diện tích, số lượng thành phần và tính chất phân vùng không gian;
103
Lối sống hướng nội hay hướng ngoại, tần suất giao tiếp với đối tượng bên ngoài nhiều hay ít;
104
Văn hóa đề cao cá nhân hay duy trì thể thức truyền thống – tập thể gia đình;
105
Cấp nhu cầu mở rộng thiếu chức năng nghỉ ngơi năng động;
130

thỏa mãn nhu cầu phong phú, đa dạng và luôn biến đổi của con người. Đặc trưng
của cấp nhu cầu này là sự tồn tại chính thức không gian nghỉ ngơi năng động, có thể
tham dự vào tất cả các chức năng nhà ở nhằm đem đến chất lượng tiện nghi nghỉ
dưỡng cao cấp. Tại đây, ngoài giá trị văn hóa theo xu hướng phát triển chung của
thế giới (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu) còn bao
gồm giá trị đặc thù của Việt Nam (truyền thống gia đình Việt, tính cộng đồng). Sự
khác biệt so với các cấp nhu cầu trước là tính dung hòa với tự nhiên đạt trạng thái
tối ưu; tính linh hoạt/đa năng (nâng cao) thay thế hoàn toàn tính linh hoạt/đa năng
(tiền cấp); tính tư hữu làm gia tăng đột biến các phòng/không gian cá nhân; tính
cộng đồng phát triển sâu hơn vào các chức năng nhà ở; truyền thống gia đình Việt
mở rộng quy mô và tính chất hoạt động. Nhìn chung, cấp nhu cầu phát triển phá
ngưỡng nhu cầu thiếu (cơ bản và mở rộng), chuyển sang một hình thái khác để tối
đa hóa yêu cầu tự thực hiện có tính cá nhân của đối tượng sử dụng106. Theo lý
thuyết của Maslow thì việc ưu tiên nhu cầu cơ bản không còn quan trọng vì chúng
hiển nhiên được đáp ứng. Do đó, xu hướng tác động sẽ đảo chiều từ cấp nhu cầu
cao sang thấp (xu hướng tác động thuận), quy chiếu tương ứng trong cấu trúc giá
trị VHTT lần lượt là: tính linh hoạt/đa năng (nâng cao) → tính tư hữu → [tính
cộng đồng ~ truyền thống gia đình Việt] → tính dung hòa với tự nhiên. Trật tự
này xác lập nguyên tắc chuyển đổi của các giá trị chung, nhưng giữa các giá trị đặc
thù có thể thay đổi vì chúng có tính tùy biến.
Tóm lại, xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT trong yếu tố công năng diễn ra
tương ứng 3 cấp độ nhu cầu (cơ bản – mở rộng – phát triển). Trong đó, tính dung
hòa với tự nhiên, tính tư hữu, tính linh hoạt/đa năng (nâng cao) có xu hướng tiếp
tục phát triển, phù hợp với bối cảnh chung của thế giới; tính linh hoạt/đa năng (tiền
cấp) có xu hướng suy thoái do không thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người.
Tính cộng đồng và truyền thống gia đình Việt là những giá trị đặc thù của Việt
Nam, có xu hướng tùy biến (phát triển theo nhu cầu văn hóa và lối sống của đối
tượng sử dụng). Vì vậy, nếu muốn gia tăng mức độ ảnh hưởng VHTT thì cần phát
huy các giá trị đặc thù này. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi còn diễn ra theo 2 xu
106
Nhằm tự do phát triển nhu cầu thể chất và tinh thần trong môi trường nhà ở;
131

hướng tác động, hình thành trật tự tham gia của các giá trị văn hóa và làm xuất hiện
các thang giá trị VHTT mới trong yếu tố công năng. Theo đó, cấp nhu cầu cơ bản
và mở rộng có xu hướng tác động nghịch, hình thành thang giá trị VHTT cơ bản
[bảng 3.4] và cấp nhu cầu phát triển có xu hướng tác động thuận, tương ứng với
thang giá trị VHTT nâng cao [bảng 3.5] .
BẢNG 3.4 – [ĐỀ XUẤT 4]: THANG GIÁ TRỊ VHTT CƠ BẢN TRONG YẾU TỐ CÔNG NĂNG
CHO CẤP NHU CẦU CƠ BẢN VÀ MỞ RỘNG

THỨ BẬC TRÊN


GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
THANG GIÁ TRỊ

Ưu tiên 1 Tính dung hòa với tự nhiên

Ưu tiên 2 Tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp)

Ưu tiên 3 Truyền thống gia đình Việt

Ưu tiên 4 Tính cộng đồng

Ưu tiên 5 Tính tư hữu

BẢNG 3.5 – [ĐỀ XUẤT 5]: THANG GIÁ TRỊ VHTT NÂNG CAO TRONG YẾU TỐ CÔNG NĂNG
CHO CẤP NHU CẦU PHÁT TRIỂN

THỨ BẬC TRÊN


GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
THANG GIÁ TRỊ

Ưu tiên 1 Tính linh hoạt/đa năng (nâng cao)

Ưu tiên 2 Tính tư hữu

Ưu tiên 3 Tính cộng đồng

Ưu tiên 4 Truyền thống gia đình Việt

Ưu tiên 5 Tính dung hòa với tự nhiên

3.3.3 Xu hướng chuyển đổi giá trị văn hóa truyền thống trong yếu tố
hình thức

Giá trị VHTT được nhận dạng thông qua các nguyên tắc và quy luật tạo
hình thẩm mỹ, vì vậy sự chuyển đổi chúng trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam
giúp duy trì và phát huy tính bản sắc. Trong điều kiện hiện nay, quá trình này luôn
132

chịu tác động bởi các yếu tố có tính thời đại; đó là: 1) những phát minh công nghệ
làm xuất hiện chủng loại vật liệu và kỹ thuật xây dựng tiên tiến; 2) sự giao lưu văn
hóa – xã hội trong xu thế toàn cầu cho ra đời các quan điểm thẩm mỹ mới; 3) nhu
cầu tái lập cấu trúc nhà ở để thích nghi với tự nhiên - khí hậu; 4) sự sáng tạo cá
nhân góp phần tạo ra hình thức thẩm mỹ khác lạ; 5) động năng phát triển kinh tế
là cơ sở để thực thi những vấn đề nói trên. Trong thực tế, các yếu tố thời đại luôn
đặt vào tình trạng biến đổi (chỉ có điều kiện tự nhiên đạt sự ổn định), hình thành
năng lực làm đa dạng xu hướng chuyển đổi giá trị VHTT. Vì vậy, việc kế thừa
truyền thống không chỉ tuân theo trật tự nguyên tắc thẩm mỹ đã tồn tại mà còn có
xu hướng thiết lập trật tự nguyên tắc mới. Điều này phản ánh trong cấu trúc 2 bậc
của văn hóa107 và cũng là nguyên nhân làm cho giá trị thẩm mỹ truyền thống luôn
mang xu hướng biến đổi. Xu hướng này có thể phát hiện thông qua phân tích mối
quan hệ giữa yếu tố thời đại với quy luật thẩm mỹ truyền thống, đồng thời tham
chiếu quan điểm phát triển kiến trúc thế giới để đưa ra nhận định có tính khách quan
[hình 3.21].
Trong 5 yếu tố can thiệp thì sự sáng tạo và công nghệ đại diện cho giá trị
chung toàn cầu, tác động đến xu thế phát triển của bất kỳ nền kiến trúc truyền thống
và bản địa nào. Nếu không thiết lập vai trò đối trọng của các giá trị truyền thống
riêng thì chúng có khả năng tạo ra hình thức KTNO giống nhau, làm suy yếu bản
sắc của các khu vực khác nhau trên thế giới. Cho nên, việc ứng dụng thành tựu công
nghệ và sự sáng tạo là xu hướng phát triển chung tất yếu, nhưng để duy trì và phát
huy giá trị thẩm mỹ truyền thống thì cần kết hợp với những yếu tố có tính khu biệt,
đặc thù của Việt Nam. Đó là tiếp tục chuyển đổi giải pháp tạo hình phù hợp với điều
kiện khí hậu nhiệt đới108; kế thừa các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống.
Lĩnh vực kinh tế không tham dự trục tiếp nhưng là động lực quan trọng làm cho quá
trình chuyển đổi trở nên khả thi. Bằng cách tổng hợp chỉ số quan hệ giữa các yếu tố
can thiệp với giá trị thẩm mỹ truyền thống cho thấy có sự cân bằng vai trò giữa yếu
107
Giữa biểu tầng và cơ tầng có mối quan hệ tương tác; biểu tầng thường xuyên biến đổi dù hỗn loạn và
ngẫu nhiên vẫn theo một trật tự nhất định. Cái quy định sự biến đổi này vừa trực tiếp vừa gián tiếp chính
là hệ giá trị nằm sâu dưới cơ tầng. Còn cơ tầng tuy ít biến đổi, nhưng do tác động của biểu tầng nên cũng
biến đổi theo dù rất chậm.
108
Sử dụng vật liệu tự nhiên, sản xuất tại địa phương; các hình thức che nắng, thông gió, tạo bóng râm;
133

tố chung thế giới và yếu tố riêng Việt Nam, thể hiện khả năng vừa duy trì tính
truyền thống vừa phát huy tính hiện đại để hình thức KTNO Việt Nam không bị tụt
hậu và tách rời với thế giới.
Tổng hợp chỉ số tương tác giữa quy luật thẩm mỹ truyền thống với 5 yếu tố
can thiệp còn cho thấy xu hướng xuất hiện trật tự thẩm mỹ truyền thống mới. Theo
đó, nguyên tắc đẹp hài hòa (tham chiếu tính dung hòa với tự nhiên) vượt lên dẫn
đầu và có tiềm lực lớn để tiếp tục phát triển, khẳng định hình thức kiến trúc nhà ở
hướng tới sự thích ứng với điều kiện khí hậu. Nguyên tắc đẹp thành tố (tham chiếu
tính tư hữu) giảm xuống vị trí kế tiếp, đề cập đến sự duy trì các đặc tính hình học và
tỷ lệ truyền thống. Nguyên tắc đẹp đa dạng (tham chiếu tính linh hoạt/đa năng)
tăng lên vị trí thứ 3, thể hiện khả năng ứng dụng các dạng cấu trúc cơ động109 trong
tạo hình. Cả 3 nguyên tắc trên đều thuộc xu hướng phát triển chung, được đề cập
trong quan điểm của các học thuyết và tác giả Pritzker. Ngoài ra, nguyên tắc đẹp
tổng thể (tham chiếu tính cộng đồng) và đẹp trật tự (tham chiếu truyền thống gia
đình Việt) xếp các vị trí sau cùng. Thứ hạng các nguyên tắc trên cho thấy sự chuyển
đổi giá trị VHTT có xu hướng thiết lập trật tự thẩm mỹ mới để phù hợp với yếu tố
biến động của thời đại. Tuy tồn tại 3 giá trị dẫn đầu thuộc xu hướng chung thế giới
nhưng trật tự cả hệ thống định hình nguyên tắc thẩm mỹ riêng của Việt Nam.
Tóm lại, bằng các phân tích có thể nhận dạng 2 xu hướng chuyển đổi giá trị
VHTT trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam hiện nay: 1) chuyển đổi các nguyên
tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống trên cơ sở duy trì nguyên vẹn trật tự đã được
xác lập từ trước (đẹp thành tố - đẹp hài hòa - đẹp trật tự - đẹp tổng thể - đẹp đa
dạng); 2) chuyển đổi các nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống có tính đến
sự can thiệp của yếu tố thời đại (đẹp hài hòa - đẹp thành tố - đẹp đa dạng - đẹp
tổng thể - đẹp trật tự).

109
Mái và hiên di động; hệ thống lam có thể điều chỉnh góc chiếu sáng; cửa xếp/ trượt/lật…;
134

3.4 Luận bàn về đặc trưng khai thác văn hóa truyền thống trong kiến trúc
nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam

Tổng hợp nội dung nghiên cứu của luận án cho thấy có 5 đặc trưng khai thác
VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam sau đây:

3.4.1 Khai thác văn hóa truyền thống theo quan điểm hệ giá trị

Lập luận của các nhà văn hóa học khẳng định giá trị VHTT luôn mang
thuộc tính hệ thống, thể hiện bằng số lượng phần tử và hình thức tương tác, tạo nên
trật tự thang bậc; qua đó cho thấy tính chất “mạnh – yếu” của từng giá trị để được
chọn lọc và phát huy. Bằng cách tiếp cận hệ thống nhằm phân tích mối quan hệ nội
sinh và ngoại sinh đã chứng minh vai trò cũng như sự chuyển đổi hệ giá trị VHTT
trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam. Nếu cô lập từng giá trị để tìm hiểu khả
năng khai thác sẽ khó nhận diện và lý giải được tại sao VHTT có thể duy trì sức
mạnh tiềm ẩn, chi phối quá trình phát triển KTNO từ truyền thống cho đến hiện tại
(và cả trong tương lai). Bản chất vấn đề này tồn tại trong thuộc tính riêng có của
mỗi giá trị và, quan trọng hơn, trong sự cố kết của cả hệ giá trị để tạo nên tính bền
vững khi đặt vào những môi trường tác động luôn thay đổi. Nghĩa là, dựa vào tính
chất “tương sinh - tương khắc”, nội bộ hệ thống sẽ giữ cho từng giá trị mức ổn định
cần thiết khi tương tác với thành phần công năng và hình thức kiến trúc. Đặc biệt,
trong trường hợp có sự thích ứng với nhu cầu và điều kiện thực tiễn thì một số giá
trị cốt lõi (tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng…) gia tăng mức độ can
thiệp, từ đó tạo ra tính truyền thống trong môi trường nhà ở hiện đại. Như vậy, tiếp
cận hệ giá trị cho phép đánh giá một cách tổng quát tiềm lực và xu thế tham dự
của VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam.

3.4.2 Khai thác văn hóa truyền thống có tính quy luật

Theo quan điểm tiếp cận hệ giá trị, kết hợp phân tích mối quan hệ giữa
văn hóa với thành phần công năng và hình thức kiến trúc (dựa trên lý thuyết hệ
135

thống, lý thuyết phân cấp nhu cầu, ký hiệu học, mỹ học và mỹ học kiến trúc) cho
thấy vấn đề khai thác VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam cần tuân thủ
theo các quy luật.
Trước hết, trên phương diện công năng là quy luật phát triển đồng dạng. Việc
khai thác VHTT thể hiện bằng sự chọn lọc nhóm giá trị tương ứng các cấp độ phát
triển không gian theo nhu cầu. Với nhiều phân tích trong nội dung luận án cho thấy
cấu trúc công năng nhà ở đô thị có thể khái quát theo 3 cấp độ, diễn đạt tiến trình
nâng cấp tiện nghi từ mức thấp nhất là để duy trì sự tồn tại của con người cho đến
mức cao nhất nhằm thỏa mãn tối đa sở thích cá nhân, tự do phát triển thể chất và
tinh thần. Tương ứng với nó có 3 nhóm giá trị văn hóa tham dự và tương tác để tạo
ra không gian nhà ở phù hợp lối sống truyền thống của người Việt. Nhìn chung,
công năng nhà ở càng hoàn thiện thì càng tạo điều kiện để văn hóa can thiệp và phát
huy.
Trên phương diện hình thức là quy luật trật tự của nguyên tắc thẩm mỹ truyền
thống. Mỗi giá trị thẩm mỹ đều có khả năng góp phần nhận diện tính dân tộc, tuy
nhiên mức độ tác động của chúng tới hình thức kiến trúc nhà ở có khác nhau.
Những giá trị này còn đưa đến sự tồn tại các nguyên tắc thẩm mỹ, là những nhân tố
đặc thù trong nhận thức về vẻ đẹp truyền thống. Bằng cách xác lập chỉ số khai thác
từ mô hình cho thấy giữa 5 nguyên tắc thẩm mỹ có sự thiết lập trật tự, diễn đạt tính
chất ưu tiên từ thấp đến cao. Như vậy, ngoài việc khai thác từng giá trị thẩm mỹ độc
lập thì còn phải tuân thủ quy luật trật tự của nguyên tắc thẩm mỹ để đảm bảo sự
chuyển tải tính truyền thống trong hình thức KTNO đô thị Việt Nam đương đại.

3.4.3 Khai thác văn hóa truyền thống có thể định lượng

Thông thường, việc khai thác VHTT trong KTNO được thực hiện bằng
phương pháp nhận diện và chọn lọc định tính. Tuy nhiên, với cách tiếp cận hệ thống
đã chứng minh vấn đề trên còn có thể thực hiện bằng phương pháp định lượng; triển
khai theo các chỉ số tương tác trong cả 2 khía cạnh công năng và hình thức.
Xét trong mối quan hệ nội sinh giữa các giá trị VHTT, phương pháp định
136

lượng được thiết lập dựa trên khả năng tạo ra các mối liên hệ “tương sinh – tương
khắc” của từng giá trị với những giá trị còn lại trong nội bộ hệ thống; từ đó thu
được số lượng và tần suất tương tác để dẫn đến sự xuất hiện thang giá trị văn hóa.
Xét trong mối quan hệ ngoại sinh giữa giá trị VHTT với công năng và hình
thức kiến trúc cho thấy có thể định lượng các liên kết tác động qua lại để phân lập
cấp độ tương tác; từ đó chọn lọc nhóm không gian và thành phần tạo hình mang
nhiều khả năng chuyển tải giá trị truyền thống; đồng thời xác định được giá trị
truyền thống nào có mức độ can thiệp cao đến KTNO để tập trung khai thác.
Đặc biệt trên phương diện hình thức, thông qua lượng hóa các chỉ số khai thác
trong mô hình có thể xây dựng những cấp độ khai thác (giới hạn – đặc thù), đánh
giá theo tỷ lệ % từ mức thấp nhất (đủ để nhận diện tính truyền thống) cho đến mức
cao nhất trong điều kiện lý tưởng. Bằng cách này, phân tích giá trị thẩm mỹ truyền
thống của KTNO đô thị Việt Nam đương đại có thể đưa về cơ sở quy chiếu chung
mà không phải bằng cảm tính.

3.4.4 Khai thác văn hóa truyền thống mang 2 thuộc tính chủ động và thụ
động

Kiến trúc nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay chịu tác động từ
nhu cầu và điều kiện có tính thời đại, thể hiện xu thế phát triển chung trên các lĩnh
vực kinh tế, xã hội, công nghệ và giao lưu văn hóa. Đây là xu thế không thể đảo
ngược trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa. Điều này tạo nên các động lực
chủ chốt làm chuyển đổi cấu trúc công năng và hình thức thẩm mỹ, dẫn đến sự khác
biệt so với KTNO truyền thống. Trong bối cảnh đó, để duy trì đặc tính dân tộc thì
quá trình khai thác văn hóa cần có sự chọn lọc tương thích với những điều kiện tiên
quyết nói trên. Trong việc thiết lập công năng nhà ở, tính chủ động thuộc về giải
pháp cấu trúc không gian theo các cấp độ nhu cầu (nhu cầu nào công năng đó) và
VHTT tham dự thụ động bằng sự chọn lựa các nhóm tương ứng (văn hóa tương
ứng công năng). Đối với tạo hình thẩm mỹ thì tính chủ động nghiên về giải pháp lựa
chọn vật liệu và kỹ thuật hiện đại, kết hợp vai trò sáng tạo cá nhân; sau đó mới tính
137

đến phương thức vận dụng các quy luật và nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống.
Tuy nhiên, trước sức áp đặt của những tác nhân tiên phong mang tầm thời đại
thì tính chủ động tham gia của VHTT là sự chọn lọc giá trị tiêu biểu và cả thang giá
trị để ứng dụng nhằm tăng cường tính dân tộc trên cả 2 phương diện công năng và
hình thức. Điều này còn cho thấy mối quan hệ tương hỗ - hai chiều giữa truyền
thống và hiện đại. Với quan điểm đó, VHTT được nhìn nhận có nhiều khả năng kế
thừa trong bối cảnh phát triển KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam như hiện nay.

3.4.5 Khai thác văn hóa truyền thống trên cơ sở tham chiếu quan điểm
phát triển kiến trúc nhà ở thế giới

Căn cứ theo sự phân tích các thuộc tính chủ động và thụ động của
VHTT cho thấy vấn đề khai thác truyền thống không thể tách rời xu thế phát triển
chung của thế giới; được diễn đạt cụ thể trong các học thuyết kiến trúc và quan
điểm của những cá nhân tiêu biểu (tác giả Pritzker). Đây là cơ sở tham chiếu quan
trọng, làm cho quá trình khai thác tránh những sai lệch do định kiến chủ quan –
nguyên nhân dẫn đến sự tụt hậu của KTNO Việt Nam so với thế giới. Việc tham
chiếu còn giúp phát hiện “khoảng trống văn hóa”, là môi trường để các giá trị
truyền thống đặc thù có thể can thiệp và phát huy. Hơn nữa, thao tác này phát họa
xu hướng chuyển đổi cần thiết của VHTT trong những giai đoạn tiếp theo để hoàn
thiện tiêu chí “Bản địa hóa kiến trúc quốc tế - Quốc tế hóa kiến trúc bản địa”.
Như vậy, bằng cách tiến hành các tham chiếu, vấn đề khai thác VHTT trong
KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam sẽ được thể hiện trong những giá trị đặc thù và
cả trật tự của hệ giá trị, là nền tảng để trực nhận tính dân tộc trong xu thế toàn cầu
hóa đang diễn ra mạnh mẽ và đa diện như hiện nay.
138

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

1. Vận dụng lý thuyết của Maslow để chia cấu trúc công năng theo 3 cấp độ
(cơ bản – mở rộng – phát triển), diễn đạt tiến trình gia tăng khả năng đáp ứng nhu
cầu con người trong không gian nhà ở. Cùng với tiến trình đó, giá trị VHTT cũng
được phân chia thành 3 nhóm tương ứng để tham dự, thể hiện quy luật phát triển
đồng dạng giữa văn hóa và công năng (văn hóa tương ứng công năng). Bằng phép
cộng, quy chiếu và biện luận mối quan hệ giữa thang giá trị văn hóa theo tương tác
nội ngoại hệ và theo nhu cầu có thể xây dựng mô hình tổng hợp giá trị VHTT trong
yếu tố công năng (mô hình lý thuyết). Phối hợp mô hình này với mô hình Tháp
công năng (đã cấu trúc lại theo 3 cấp độ nhu cầu) đưa đến mô hình ứng dụng giá
trị VHTT trong công năng nhà ở đô thị. Thông qua mô hình ứng dụng, cấu trúc
không gian nhà ở sẽ chọn lọc các nhóm văn hóa để tham dự và phát huy (công năng
chuyển tải văn hóa). Như vậy, khai thác VHTT trong yếu tố công năng là quá
trình chọn lọc giá trị tương ứng với các cấp độ nhu cầu không gian ở.

2. Từng giá trị VHTT có sự chuyển đổi theo 3 cấp nhu cầu không gian khác
nhau. Trong cấp nhu cầu cơ bản, không gian nhà ở có 2 nhóm chức năng chính là
nghỉ ngơi thụ động và làm việc, chỉ có 2 giá trị văn hóa tham dự là tính dung hòa
với tự nhiên và tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp). Những giá trị này mang tính phổ
quát, thể hiện phương thức tổ chức nhà ở để phù hợp với điều kiện diện tích nhỏ (tất
cả chức năng sử dụng chung), hướng tới sự cân bằng với môi trường tự nhiên một
cách thụ động. Tiến đến cấp nhu cầu mở rộng, công năng nhà ở được cấu trúc bởi
4 nhóm chức năng chính thức là nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp
đối ngoại; đi kèm với sự định hình không gian sinh hoạt cá nhân. Trong điều kiện
này, cả 5 giá trị VHTT hội đủ khả năng tham dự và chi phối là tính dung hòa với tự
nhiên, tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp), tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt,
tính tư hữu. Đạt cấp nhu cầu phát triển, nhà ở xuất hiện đầy đủ 5 nhóm chức năng,
xác lập sự tồn tại chính thức của không gian nghỉ ngơi năng động với các tiện nghi
sinh hoạt cao cấp, kéo dài từ không gian sử dụng chung cho đến không gian sử dụng
139

riêng. Trong cấp nhu cầu này có sự tác động của 5 giá trị VHTT là tính dung hòa
với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (nâng cao), tính cộng đồng, truyền thống gia
đình Việt, tính tư hữu. Thông qua phân tích sự can thiệp của văn hóa với không gian
nhà ở cho thấy: mức độ phát triển công năng càng cao thì càng mở rộng phạm vi để
giá trị VHTT được khai thác. Trong đó, tính dung hòa với tự nhiên và tính linh
hoạt/đa năng đạt mức tương tác lớn nhất theo quá trình chuyển đổi; tính tư hữu có
xu hướng gia tăng cùng với sự hình thành các không gian cá nhân; tính cộng đồng
mở rộng sự tham dự vào không gian sinh hoạt nội bộ và truyền thống gia đình Việt
triển khai vùng hoạt động theo các nhóm chức năng, gắn kết với hoạt động phát
triển thể chất và tinh thần.

3. Mô hình khai thác giá trị thẩm mỹ truyền thống trong hình thức KTNO đô
thị được xây dựng dựa trên sự tương tác giữa 9 giá trị thẩm mỹ (xác định trong
Chương II) với các thành phần tạo hình của nhà ở. Thông qua đánh giá và so sánh
chỉ số tương tác chọn ra được 2 nhóm đối tượng có khả năng đem lại hiệu quả khai
thác cao. Đó là: đối tượng văn hóa – nhóm văn hóa tiêu biểu (tính hình học, tính
đối xứng, tính vần điệu và tỷ lệ hài hòa) và đối tượng tạo hình – nhóm cấu tạo
quan trọng (mái, kết cấu bao che, cửa, hiên/logia). Ngoài ra, đây còn được xem là
mô hình khai thác lý tưởng vì đã xác định đầy đủ các khả năng can thiệp của giá trị
thẩm mỹ truyền thống trong từng yếu tố cấu tạo; từ đó có thể làm cơ sở để thẩm
định lại những công trình xây dựng thực tế về mức độ khai thác VHTT.

4. Giá trị thẩm mỹ được chọn là những quy luật tạo hình có tính khách quan,
liên hệ đến việc xác lập các nguyên tắc thẩm mỹ chủ quan và dẫn nghĩa đến giá trị
VHTT, thể hiện nội dung tư tưởng và tinh thần của người Việt. Thông qua phép
cộng chỉ số tương tác của các giá trị đó làm xuất hiện trật tự nguyên tắc thẩm mỹ
truyền thống trong KTNO đô thị. Như vậy, sự kết hợp giữa 3 yếu tố (giá trị thẩm
mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ, giá trị VHTT) tạo nên khung lý thuyết có tính phân cấp
để định hướng cho việc khai thác; thể hiện sự tương đồng với tính phân cấp của
các thang giá trị VHTT và lý thuyết nhu cầu. Ngoài ra, căn cứ vào mô hình còn có
thể phân chia nhiều cấp độ khai thác khác nhau, đại diện bởi các chỉ số phân cấp (có
140

được thông qua đánh giá chỉ số tương tác). Luận án chọn cách phân chia 2 cấp độ
để phân tích và xác lập 2 nhóm khai thác là nhóm giới hạn và nhóm đặc thù - đối
tượng khai thác chính. Phân tích sự kết hợp giữa các yếu tố tạo hình trong nhóm
đặc thù đưa đến 7 trạng thái khai thác và cũng là mục tiêu ứng dụng mô hình thác
VHTT trong hình thức KTNO đô thị.

5. Trong những giai đoạn tiếp theo, giá trị VHTT sẽ tiếp tục chuyển đổi như
một quy luật tất yếu của quá trình phát triển. Sự biến đổi năng động của các yếu tố
có tính thời đại tác động liên tục đến hệ giá trị VHTT làm cho nó có xu hướng thay
đổi để thiết lập nên những hệ giá trị VHTT mới. Trong nội dung phân tích của luận
án cho thấy mối quan hệ giữa giá trị VHTT với KTNO đô thị Việt Nam đặc trưng
bởi tính phân cấp, tác động lên cả công năng và hình thức. Trong mỗi phương diện
đó, VHTT thể hiện mức độ can thiệp thông qua trật tự phân cấp của các thang giá
trị. Như vậy, bằng sự tương tác với các yếu tố thời đại mới, xu hướng chuyển đổi
giá trị VHTT cũng là xu hướng chuyển đổi các thang giá trị.

6. Với công năng, sự phát triển cấu trúc không gian nhà ở là điều kiện để văn
hóa được tham dự, diễn biến theo tính chất của nhu cầu. Dựa trên quan điểm của
Maslow và các quan điểm phát triển kiến trúc thế giới cho thấy: tính dung hòa với
tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ; tính
cộng đồng, truyền thống gia đình Việt tùy biến theo lối sống của đối tượng sử dụng.
Nhìn chung, thang giá trị VHTT có xu hướng phân lập thành 2 thang giá trị: nhu
cầu cơ bản và mở rộng vận dụng chung thang giá trị VHTT cơ bản; nhu cầu phát
triển vận dụng thang giá trị VHTT nâng cao.

7. Trong yếu tố hình thức, do có sự can thiệp của công nghệ và sự sáng tạo
nên trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống cũng mang xu hướng thay đổi. Đó là
sự gia tăng của nguyên tắc đẹp hài hòa với tự nhiên, đẹp đa dạng, và sự suy giảm
của đẹp thành tố. Tuy nhiên cả 3 nguyên tắc này đều dẫn đầu trong hệ thống nguyên
tắc thẩm mỹ, tương đồng với quan điểm chung của thế giới. Sự đảo chiều của các
nguyên tắc thẩm mỹ làm thay đổi trật tự giá trị VHTT và tạo ra thang giá trị VHTT
mới trong hình thức KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam.
141

PHẦN KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ


1. Giá trị VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay được
chuyển đổi qua 2 giai đoạn: từ nông thôn lên đô thị truyền thống và từ đô thị truyền
thống đến đô thị hiện đại. Trong những giai đoạn này, các giá trị thể hiện sự gia
tăng hoặc suy giảm mức độ can thiệp lên thành phần công năng và hình thức của
KTNO; cho thấy tính kế thừa luôn đi kèm với đào thải văn hóa theo sự chuyển đổi
mô hình nhà ở qua nhiều thời kỳ. Từ việc truy xuất các định nghĩa chứng minh
VHTT là hệ thống có cấu trúc 2 bậc (hiển thị và phi hiển thị), liên tục tương tác với
nhau và với hệ thống bên ngoài trong suốt quá trình chuyển đổi để thích ứng điều
kiện tồn tại mới. Điều này giải thích cho cơ chế kế thừa – đào thải và cũng là nền
tảng lý thuyết cho việc nhận diện ảnh hưởng VHTT trong KTNO đô thị Việt Nam
hiện nay – đối tượng nghiên cứu của luận án.
2. Đặc điểm quan trọng của hệ giá trị VHTT là tính phân cấp, hiển thị bằng
các thang giá trị. Trật tự của thang giá trị được thiết lập thông qua mối quan hệ nội
sinh (giữa các giá trị VHTT với nhau) và ngoại sinh (giữa giá trị VHTT với các
thành phần kiến trúc). Thang giá trị đầu tiên hình thành từ nhà ở nông thôn; tuy
nhiên khi chuyển đổi lên đô thị truyền thống, các điều kiện ban đầu của nhà ở thay
đổi đã làm biến động thang giá trị văn hóa lần thứ nhất, từ đó nhận thấy sự suy yếu
của một số giá trị và “sức bền” của một số giá trị khác. Trong giai đoạn chuyển đổi
tiếp theo từ đô thị truyền thống đến đô thị hiện đại, những điều kiện tác động lên
KTNO gia tăng mạnh mẽ làm thay đổi trật tự thang giá trị VHTT lần thứ hai. Các
loại hình nhà ở phát triển nhanh chóng đã phá vỡ đặc điểm đơn giản thuần túy của
nhà ở truyền thống để hình thành nên những không gian sinh hoạt mới và hình thức
thẩm mỹ mới. Giai đoạn này đánh dấu nhiều sự loại bỏ giá trị truyền thống cũ, đặc
biệt là trên phương diện tạo hình; tuy nhiên, do VHTT còn có sức ảnh hưởng lớn
trong cộng đồng người Việt tại các đô thị nên vẫn tiếp tục được duy trì. Thông qua
phân tích sự biểu hiện của loại hình nhà phố, biệt thự và chung cư cho thấy có 6 giá
trị tập hợp thành thang/hệ giá trị VHTT gồm: tính dung hòa với tự nhiên, tính linh
hoạt/đa năng, tính tư hữu, tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính biểu
142

hình. Đây là những giá trị đã được chọn lọc trong quá trình chuyển đổi và còn phù
hợp với điều kiện phát triển nhà ở hiện nay.
Để hướng đến mục tiêu kế thừa và phát huy giá trị VHTT trong KTNO đô thị
Việt Nam thì những giá trị trên cần tiếp tục được khai thác. Luận án triển khai mục
tiêu này theo 4 cơ sở tiếp cận (lý thuyết hệ thống, lý thuyết nhu cầu, ký hiệu học, mỹ
học và mỹ học kiến trúc); kết hợp tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc thế
giới của 11 học thuyết và 12 tác giả đạt giải Pritzker trong những năm gần đây.
3. Trên phương diện công năng, tiếp cận lý thuyết hệ thống cho phép xác
lập quan hệ giữa các giá trị bằng 2 hình thức tương tác nội hệ và ngoại hệ. Trong
đó, tương tác nội hệ (giữa các giá trị văn hóa với nhau) đem đến kết quả đề xuất
thang giá trị VHTT theo phân tích định tính và định lượng. Tương tác ngoại hệ
triển khai giữa thành phần không gian nhà ở với giá trị văn hóa đem đến thang giá
trị VHTT trên phương diện công năng. Hai thang giá trị này là kết quả biện chứng
các mối quan hệ nên còn mang tính chủ quan của nghiên cứu. Vì vậy, luận án vận
dụng lý thuyết phân cấp nhu cầu của Maslow để quy chiếu trật tự các giá trị theo
mức độ quan trọng và cần thiết, chuyển dần từ mức cơ bản cho đến phát triển, từ đó
xây dựng thang giá trị VHTT theo nhu cầu con người – “Tháp giá trị VHTT”. Sử
dụng phép cộng 3 thang giá trị trên đây đưa đến Mô hình tổng hợp giá trị VHTT
trong yếu tố công năng (mô hình lý thuyết). Ngoài ra, do văn hóa và công năng
đều xuất phát từ nhu cầu con người nên cấu trúc không gian cũng được chia theo 3
cấp độ, hình thành Mô hình “Tháp công năng”. Phối hợp 2 mô hình nói trên tạo ra
Mô hình ứng dụng, diễn đạt quá trình khai thác VHTT tùy thuộc vào tính chất phát
triển không gian nhà ở (văn hóa tương ứng công năng).
4. Quy chiếu sự tương ứng giữa văn hóa và công năng cho thấy tính chất tác
động của giá trị văn hóa gia tăng và mở rộng theo các cấp độ nhu cầu không gian.
Trong cấp nhu cầu cơ bản, nhà ở có 2 nhóm chức năng chính là nghỉ ngơi thụ động
và làm việc nên chỉ có 2 giá trị văn hóa tham dự là tính dung hòa với tự nhiên và
tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp). Tiến đến cấp nhu cầu mở rộng, công năng nhà ở
được cấu trúc bởi 4 nhóm chức năng chính thức là nghỉ ngơi thụ động, làm việc,
giáo dục, giao tiếp đối ngoại; đi kèm với sự định hình không gian sinh hoạt cá
143

nhân. Trong điều kiện này, cả 5 giá trị VHTT hội đủ khả năng tham dự và chi phối
là tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (tiền cấp), tính cộng đồng,
truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Đạt cấp nhu cầu phát triển, nhà ở hoàn
thiện 5 nhóm chức năng, xác lập sự tồn tại chính thức của không gian nghỉ ngơi
năng động với các tiện nghi sinh hoạt cao cấp, kéo dài từ không gian sử dụng chung
cho đến sử dụng riêng. Trong cấp nhu cầu này có sự tác động của 5 giá trị VHTT là
tính dung hòa với tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng (nâng cao), tính cộng đồng,
truyền thống gia đình Việt, tính tư hữu. Thông qua phân tích sự can thiệp của văn
hóa với không gian nhà ở cho thấy: mức độ phát triển công năng càng cao thì càng
mở rộng phạm vi để giá trị VHTT được khai thác (công năng chuyển tải văn hóa).
5. Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và KTNO trên thế giới cho
thấy giá trị VHTT được chia thành: nhóm theo xu hướng chung (tính dung hòa với
tự nhiên, tính linh hoạt/đa năng, tính tư hữu) và nhóm theo xu hướng riêng – đặc
thù của văn hóa Việt Nam (tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt). Bằng cách
phân lập này suy ra nhóm xu hướng chung sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai;
nhóm xu hướng riêng là điều kiện để khai thác và nhận diện tính truyền thống, gia
tăng sự can thiệp của các đặc tính đó đồng nghĩa với việc kế thừa và phát huy
VHTT trong không gian nhà ở tại các đô thị lớn Việt Nam.
Với hai xu hướng chung và riêng nói trên trên, cấp nhu cầu cơ bản và mở
rộng có khả năng ứng dụng thang giá trị VHTT cơ bản; cấp nhu cầu phát triển
ứng dụng thang giá trị VHTT nâng cao. Như vậy những giai đoạn phát triển tiếp
theo của KTNO, thang giá trị VHTT trong yếu tố công năng có xu hướng phân
chia thành 2 thang giá trị khác nhau, thể hiện sự biến đổi của VHTT để phù hợp
với điều kiện tồn tại mới.
6. Trên phương diện hình thức, tiếp cận lý thuyết hệ thống để xây dựng mô
hình tương tác giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với các thành phần cấu tạo (mái,
kết cấu bao che, cửa, khung cột, nền nhà) đưa đến việc chọn lọc 9 giá trị thẩm mỹ
đặc trưng là tính hình học, tính đối xứng, tính vần điệu, tỷ lệ hài hòa, tính cơ động,
vật liệu tự nhiên, giải pháp che nắng, thông gió, tạo bóng râm. Ngoài ra, từ phương
pháp tiếp cận Mỹ học và Mỹ học kiến trúc nhận thấy VHTT có thể đóng góp cho
144

hình thức KTNO đô thị 3 vai trò: xây dựng quy luật thẩm mỹ truyền thống, chuyển
tải hình thái ý thức của người Việt, xây dựng nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống.
Giữa quy luật thẩm mỹ - nguyên tắc thẩm mỹ - hình thái ý thức có mối quan hệ
tương sinh; hình thành nên trật tự phân cấp của nguyên tắc thẩm mỹ, tương ứng với
trật tự phân cấp giá trị VHTT. Như vậy, kế thừa VHTT trong hình thức KTNO đô
thị là sự chuyển đổi các quy luật thẩm mỹ, nguyên tắc thẩm mỹ (dẫn nghĩa đến
VHTT) và cả hệ thống trật tự phân cấp của những yếu tố này. Đây là phương thức
chuyển đổi phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay; vừa phát huy vai trò của công
nghệ - sáng tạo, vừa tránh được tình trạng sao chép các hình thức nhà ở đã cũ.
Bằng phương pháp tiếp cận Ký hiệu học cho thấy giá trị thẩm mỹ truyền
thống có thể chuyển đổi trong hình thức KTNO đô thị theo 3 cơ chế: chuyển đổi
nguyên gốc, chuyển đổi một phần, chuyển đổi tương ứng (chuyển đổi các quy
luật, nguyên tắc thẩm mỹ). Trong đó, cơ chế chuyển đổi tương ứng chứng minh
nhiều khả năng để khai thác, vừa duy trì đặc trưng truyền thống có tính chi phối “ẩn
danh”, vừa phát huy những tiến bộ công nghệ và sáng tạo trên phương diện biểu thị.
7. Mô hình khai thác giá trị VHTT trong hình thức KTNO đô thị được xây
dựng dựa trên sự tương tác giữa giá trị thẩm mỹ được chọn với các yếu tố tạo hình;
thông qua đó xác lập 7 trạng thái khai thác, thể hiện khả năng phối hợp cần thiết
giữa các yếu tố cấu tạo để hướng đến chỉ số khai thác cao nhất. Ứng với mỗi trạng
thái này, vận dụng nguyên tắc và quy luật thẩm mỹ truyền thống sẽ đem đến các kết
quả khai thác khác nhau, chuyển dần từ mức khai thác trung bình (đủ để nhận diện
tính truyền thống, 55%) cho tới mức cao nhất (cấp lý tưởng, 100%).
8. Tham chiếu quan điểm phát triển kiến trúc và KTNO trên thế giới cho
thấy, kiến trúc nhà ở có xu hướng tạo ra các hình thức để thích ứng với điều kiện
khí hậu, kết hợp sử dụng vật liệu tự nhiên (đẹp hài hòa với tự nhiên); tăng cường
tính linh hoạt của yếu tố cấu tạo (đẹp đa dạng); đề cao quy luật tỷ lệ và hình học
(đẹp thành tố). Đây là những nguyên tắc chung thế giới có điểm tương đồng với
nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống riêng Việt Nam và sẽ còn tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, bằng cách phân tích mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ truyền thống với
các yếu tố can thiệp đến tạo hình nhà ở hiện nay (công nghệ, sáng tạo, tự nhiên, văn
145

hóa – xã hội, kinh tế) còn cho thấy khả năng xuất hiện trật tự nguyên tắc thẩm mỹ
truyền thống mới, thể hiện quy luật chuyển đổi VHTT để thích ứng với yêu cầu của
thời đại. Như vậy, việc khai thác VHTT trong hình thức KTNO đô thị sẽ bao gồm
duy trì trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống cũ và phát triển truyền thống
mới. Cả 2 phương thức này đều có tác dụng nhận diện tính dân tộc và bản sắc; thể
hiện sự linh hoạt của quá trình khai thác để phù hợp với xu hướng chung thế giới.
9. Tổng hợp nội dung nghiên cứu, luận án kiến nghị việc kế thừa và khai
thác giá trị VHTT trong KTNO tại các đô thị lớn Việt Nam hiện nay như sau:
 Đối với yếu tố công năng: quá trình khai thác cần xác định nhu cầu của
đối tượng sử dụng để xây dựng cấu trúc không gian ở phù hợp, tạo ra sự cân đối
giữa “tiện nghi ở” và “tiện nghi văn hóa”. Nghĩa là, tương ứng với mỗi cấp độ nhu
cầu được xác định sẽ có những nhóm giá trị VHTT cần chuyển tải. Với cấp nhu
cầu cơ bản, cấu trúc không gian không đủ điều kiện khai thác giá trị VHTT nhằm
phát huy tính đặc thù. Trong cấp nhu cầu mở rộng, nhà ở cần xây dựng 4 nhóm
không gian chức năng (nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp); khai thác
thang giá trị VHTT cơ bản hoặc thang giá trị trong mô hình ứng dụng. Đối với
cấp nhu cầu phát triển, nhà ở cần tạo lập đầy đủ 5 nhóm không gian chức năng
(nghỉ ngơi thụ động, làm việc, giáo dục, giao tiếp, nghỉ ngơi năng động), khai thác
thang giá trị VHTT nâng cao hoặc thang giá trị trong mô hình ứng dụng.
 Đối với yếu tố hình thức: tiếp tục phát huy vai trò tích cực của công
nghệ và sự sáng tạo trong hình thức kiến trúc nhà ở; tùy theo nhu cầu chuyển tải giá
trị thẩm mỹ truyền thống mà chọn một trong 7 trạng thái khai thác. Ngoài ra, quá
trình đó cần kết hợp với trật tự nguyên tắc thẩm mỹ truyền thống cũ hoặc mới.
Thẩm mỹ truyền thống mới tương đồng với xu hướng chung thế giới nên có khả
năng tạo ra công trình hiện đại nhưng vẫn thể hiện tính dân tộc và bản địa. Để thẩm
định công trình nhà ở đã xây dựng về mức độ khai thác truyền thống có thể sử dụng
mô hình của luận án. Việc ứng dụng mô hình này giúp đánh giá việc khai thác một
cách định lượng thay vì chỉ nhận định cảm tính. Bên cạnh đó, phương pháp xây
dựng mô hình khai thác giá trị VHTT cũng có thể được áp dụng tương tự để mở
rộng ra cho các loại hình công trình khác ngoài nhà ở.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Song Hoàn Nguyên (2009), Văn hóa truyền thống trong kiến trúc
nhà phố ở Việt Nam. Tạp chí Xây dựng số 40/2009;
2. Trần Văn Khải, Nguyễn Song Hoàn Nguyên (2009), Đề xuất một số giải
pháp kiến trúc nhà ở nội thành và ngoại thành trong điều kiện kinh tế phát
triển, Hội thảo “Quy hoạch phát triển thành phố Quy Nhơn đến năm 2030 và
tầm nhìn đến năm 2050”, UBND Thành phố Quy Nhơn – Bình Định;
3. Nguyễn Song Hoàn Nguyên (2015), Mô hình “Tháp công năng” trong kiến
trúc nhà ở, Tạp chí Kiến trúc số 11/2015;
4. Nguyễn Song Hoàn Nguyên (2016), Giá trị thẩm mỹ truyền thống trong kiến
trúc nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay, Tạp chí Kiến trúc số 04/2016;
5. Nguyễn Song Hoàn Nguyên (2016), Kiến trúc nông thôn vùng ngập nước
ĐBSCL (giáp biên giới Campuchia), Chuyên đề thuộc đề tài nghiên cứu cấp
Bộ “Nghiên cứu định hướng phát triển kiến trúc vùng ĐBSCL”, Khoa Kiến
trúc, Đại học Kiến trúc TP HCM;
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT

[1] Trần Văn Cảnh (2006), Khái niệm về văn hóa: Chữ văn hóa dịch từ chữ
“Culture”,
http://www.ghhv.quetroi.net/63TVCANH/63TVCANHVanHoaGiaDi
nhVietNam02.htm
[2] Nguyễn Việt Châu (2010), Kiến trúc sinh thái – đỉnh cao của kiến trúc hiện
đại, truyền thống, Tạp chí Kiến trúc số 04/2010;
[3] Trần Trọng Chi (2008), Lược sử kiến trúc thế giới, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
[4] Hồ Đình Chiêu (2006), Những nguyên tắc cho giải pháp kiến trúc nhà ở
sinh thái Tp Hồ Chí Minh, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hội kiến trúc
sư Tp Hồ Chí Minh.
[5] Nguyễn Phúc Chỉnh (2013), Lý luận dạy học sinh học, NXB Giáo dục, Hà
Nội.
[6] Mai Ngọc Chừ (2008), Giới thiệu văn hoá phương Đông, Nxb Hà Nội, Hà
Nội.
[7] Nguyễn Văn Chương (2011), Khai thác yếu tố nơi chốn nhằm tạo lập bản
sắc đô thị - lấy thành phố Đà Nẵng làm địa bàn nghiên cứu, Luận án
tiến sĩ kiến trúc.
[8] Uông Chính Chương (2002), Mỹ học Kiến trúc, NXB Xây Dựng, (Nguyễn
Văn Nam dịch), Hà Nội.
[9] Cục di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Hà nội.
[10] Nguyễn Thế Cường (2012), Giao lưu tiếp biến văn hóa và bảo tồn bản sắc
văn hóa Việt Nam trong toàn cầu hóa,
Http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn;
[11] Tạ Mỹ Duật (1979), Thử tìm một quan niệm về tính hiện đại và dân tộc
trong kiến trúc, Nội san Kiến trúc số 2/1979.
[12] Đinh Thị Dung (2012), Văn hóa thời gian rỗi, Hội thảo khoa học, Khoa
Văn Hóa Học, ĐHKHXH – NV TP HCM, 12/2012.
[13] Nguyễn Đức Dương (2010), Phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn
giáo, Số 02 – 2010.
[14] Phạm Đức Dương (2009), Giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới,
http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song27/cuoc-song-
quanh-ta46/giao-luu-van-hoa-viet-nam-va-the-gioi, ngày 18/11/2009.
[15] Nguyễn Kiến Giang (2011), Văn hóa Việt Nam – đặc trưng và cách tiếp
cận, Nxb Giáo dục, Tp HCM.
[16] Trương Thị Lam Hà (2008), Bữa cơm gia đình trong quá trình đô thị hóa ở
Việt Nam, Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, số 42, tháng
3/2008;
[17] Đinh Hồng Hải (2013), Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký
hiệu học đến nhân học biểu tượng, Bài giảng về Lý thuyết nhân
học, Trường đại học KHXH & NV Hà Nội.
[18] Lưu Trọng Hải (2015), Vấn đề truyền thống trong phát triển kiến trúc và
xây dựng đô thị, Tạp chí Kiến Trúc Việt Nam số 10/2005.
[19] Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng Mỹ học, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội,
(Trần Đình Sử & Lê Tẩm dịch), Hà Nội.
[20] Nguyễn Văn Hiệu (2009), Tiếp cận hệ giá trị văn hóa Việt Nam từ góc nhìn
xuyên văn hóa, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 11/2009.
[21] Nguyễn Duy Hinh (1997), Kiến trúc cổ truyền Việt Nam, lưu hành nội bộ,
Trường ĐH Kiến trúc TP HCM.
[22] Hoàng Ngọc Hoa (2004), Yếu tố nước trong tổ chức không gian kiến trúc
Việt Nam hiện đại, Luận án tiến sĩ kiến trúc.
[23] Đặng Thái Hoàng - dịch (2013), Hiện tượng học kiến trúc,
Http://kienviet.net/2013/12/11/hien-tuong-hoc-kien-truc.
[24] Lương Bửu Hoàng (2006), Bàn về các yếu tố thẩm mỹ trong kiến trúc đô
thị, Tạp chí khoa học xã hội số 5/2006.
[25] Nguyễn Đình Hòe (2007), Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường
và phát triển, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007.
[26] Lê Ngọc Hùng (2014), Lý thuyết hệ thống tổng quát và phân hóa xã hội: Từ
Ludwig von Bertalanffy đến Talcott Parsons, Tạp chí KHXH & NV
số 3/2014.
[27] Lê Quốc Hùng (2000), Nhà phố ở Chợ Lớn – sự vận động và chuyển hoá
của một mô hình nhà ở – Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 6/2000.
[28] Lê Thị Thu Hương (2000), Mã dân gian trong nhà ở đô thị hiện nay, Luận
văn thạc sĩ Kiến trúc, Trường đại học Kiến trúc TP HCM.
[29] Nguyễn Văn Huyên (2005), Văn hóa và văn hóa chính trị từ cách nhìn tiếp
cận của triết học chính trị mácxít, Tạp chí Triết học, số 5 (168),
tháng 5 – 2005.
[30] Trần Văn Khải (2005), Thiết kế và tổ chức không gian môi trường ở,
Trường Đại học Kiến trúc Tp HCM, Lưu hành nội bộ.
[31] Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
[32] Doãn Minh Khôi và Phạm Đình Việt (2002), Nhà ở tại các đô thị lớn Việt
Nam, Tài liệu nghiên cứu khảo sát của Hội Kiến trúc sư Việt Nam,
Hà Nội.
[33] Doãn Minh Khôi (2008), Sự biến đổi không gian bất đắt dĩ của nhà hàng
phố Hà Nội, Tạp chí kiến trúc số 06/2008.
[34] Hoàng Đạo Kính, Bàn về một nền kiến trúc Việt Nam tiên tiến và đậm đà
bản sắc dân tộc, Tạp chí Kiến trúc số 01/1998;
[35] Hoàng Đạo Kính (2003), Văn hóa thành thị truyền thống – lực quán tính và
vai trò của nó trong phát triển đô thị, Tạp chí Kiến trúc số 1/2003.
[36] Kisho Kurokawa (2013), Triết lý kiến trúc cộng sinh, Đặng Thái Hoàng
(dịch), http://kienviet.net/2013/09/16/triet-hoc-kien-truc-cong-sinh.
[37] Krashenhinnhikov, A. V (2005). Quy hoạch phát triển đối với công trình
xây dựng nhà ở: nghiên cứu kinh nghiệm các nước phương Tây,
Matxcơva: Kiến trúc-X, 2005. - 112 tr. (Lê Văn Dũng dịch & tổng
hợp).
[38] Phạm Thúy Loan (2012), Không gian mặt nước – một nét đặc trưng của đô
thị Hà Nội, Urban & Architectural Institute, Http://www.uai.org.vn.
[39] Trần Long (2012), Hướng nhà ở Nam Bộ, Bản tin Đại học quốc gia Tp
HCM, số xuân 2012;
[40] Nguyễn Trực Luyện (2003), Vận hội của kiến trúc Việt Nam – cái nhìn từ
vốn liếng của thế kỷ vừa quan, Tạp chí kiến trúc số 01/2003;
[41] Đinh Kiều Nga (2009), Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của
người Việt, http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1426;
[42] Phan Ngọc (2005), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
[43] Phan Thành Nhâm (2012), Tính hai mặt trong tính cách con người Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ ngành triết học, Trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn.
[44] Nguyễn Quân (1986), Mỹ thuật và ngôi nhà, Tạp chí kiến trúc số 2/1986.
[45] Nguyễn Sỹ Quế, Nguyễn Văn Đỉnh, Nguyễn Hồng Hương (2010), Lịch sử
kiến trúc truyền thống Việt Nam, NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà
Nội.
[46] Lê Thanh Sơn (2000), Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền
thống và hiện đại trong kiến trúc Việt Nam từ cuối thế kỷ IXX –
giữa thế kỷ XX, Luận án tiến sĩ kiến trúc, TP HCM.
[47] Lê Thanh Sơn (2001), Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài,
NXB Xây dựng, Hà Nội.
[48] Lê Cộng Sự (2014), Giá trị người hay sự thống nhất giữa chân, thiện, và
mỹ trong triết học I. Kant, Tạp chí Nghiên cứu Con người, số 3 (12)
2014;
[49] Lê Từ Thành (1996), Logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học,
NXB Trẻ, TpHCM.
[50] Trần Văn Thành (2009), Văn hóa nhìn dưới góc độ giá trị học, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.14/06-10, Trường ĐH
KHXH & NV, TPHCM.
[51] Trương Quang Thao (1995), Vấn đề đơn vị ở: từ tiểu khu đến quần thể đô
thị, Tạp chí kiến trúc số 1/1995;
[52] Kiêm Thêm (2013), Đại cương về mỹ học,
http://newvietart.com/index4.1552.html, ngày 31/08/2013.
[53] Trần Ngọc Thêm (2009), Giá trị và sự chuyển đổi hệ giá trị VHTT Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.14/06-10,
Trường ĐH KHXH và NV, TPHCM.
[54] Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tổng hợp
Tp HCM, Tp HCM.
[55] Nguyễn Đức Thiềm (2000), Góp phần tìm hiểu bản sắc kiến trúc truyền
thống Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà nội.
[56] Nguyễn Đức Thiềm (2008), Khía cạnh văn hóa – xã hội của kiến trúc,
NXB Xây Dựng, Hà Nội.
[57] Nguyễn Đức Thiềm (2006), Kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[58] Ngô Đức Thịnh (2009), Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị VHTT
trong đổi mới và hội nhập, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà
nước KX.03.14/06-10, Trường ĐH KHXH và NV, TPHCM.
[59] Ngô Đức Thịnh (2010), Những giá trị VHTT Việt Nam, NXB. Chính trị
quốc gia, Hà Nội
[60] Đoàn Khắc Tình (2000), Một số bài viết – tiểu luận – phê bình – dịch thuật
kiến trúc, NXB Xây dựng, Hà nội.
[61] Đàm Thu Trang (2003), Tổ chức kiến trúc cảnh quan trong các khu nhà ở
của Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng sống của môi trường đô thị,
Luận án tiến sĩ kiến trúc.
[62] Chu Quang Trứ (1999), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam, NXB
Mỹ Thuật, Hà Nội.
[63] Trường ĐH KHXH & NV TPHCM (2009), Bảo tồn và phát huy các giá trị
VHTT Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đề tài nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước KX.03.14/06-10, TPHCM.
[64] Nguyễn Quang Uẩn (1995), Giá trị - Định hướng giá trị nhân cách và giáo
dục giá trị, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[65] Viện nghiên cứu kiến trúc (1999), Bàn về vấn đề dân tộc và hiện đại trong
kiến trúc Việt Nam, NXB Xây Dựng, Hà Nội.

II. TIẾNG ANH

[66] Amer A. Moustafa (1988), Architectural representation and meaning:


towards a theory of interpretation, Requirements for the degree
Master of Science in Architecture Studies at The Massachusetts
Institute of Technology, June, 1988.
[67] Brian Gardner (2008), Ordering the Aesthetic (A+) in Architecture:
Advancing a Theory of Modular computation,
Http://repository.cmu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1048&conte
xt=architecture, 06/2008.
[68] David Barrett Douglass (2008), Defining a sustainable aesthetic: A new
paradigm for architecture, A thesis presented to Architecture
University of Southern California.
[69] Douglas Kahl (2008), Robert Venturi and His Contributions to Postmodern
Architecture, Oshkosh Scholar, Volume III, April 2008, pg60.
[70] Edgar Kaufman and Bea Raeburn (1969), Frank Lloyd Wright: Writings
and Buildings, Cleveland: The World Publishing Company.
[71] Geoffery Bawa (2008), Philosophy, Http://geoffreybawa.blogspot.com,
07/2008.
[72] Heinrich Klotz (2011), Postmodern architecture,
Http://www.saylor.org/site/wp-
content/uploads/2011/05/Postmodern-architecture.pdf.
[73] Jan Bovelet (1980), Architecture of langguage - semiotic componential
anylysis of architecture, http://stadtinnenarchitektur.de/?p=410;
[74] Jenks, C. & Baird, G. (1969), Meaning in Architecture, The Cresset Press,
England.
[75] Jillian Schuck (2014), Architectural Theories & Concepts,
Http://www.indiana.edu/~iucdp/Jillian.pdf.
[76] John A. Walker (1992), Neo-Vernacular Architecture,
http://www.artdesigncafe.com.
[77] Kendra Cherry (2008), Hierarchy of Needs - The Five Levels of Maslow's
Hierarchy of Needs,
Http://psychology.about.com/od/theoriesofpersonality/a/hierarchyn
eeds.htm
[78] Langer, Susanne K (1953). Feeling and Form. New York: Charles
Scribner’s Sons.
[79] Le Corbusier (1986), Towards a New Architecture. Translated from the
thirteenth French edition by Frederick Etchells. New York: Dover
Publications, Inc.
[80] Le Thi Hong Na (2011), An Analysis of Passive Design anf Unique Spatial
Characteristics Inherent in Vietnamese Indigenous Housing and
Their Applications to Contemporary High-rise Housing in Vietnam,
PhD thesis, Inha University, Incheon City, South of Korea.
[81] Ly The Phuong (2012), A Critical Regionalist Approach to Housing Design
in Vietnam: Socio-Environmental Organisation of Living Spaces in
Pre- and Post-Reform Houses, PhD thesis, Queensland University
of Technology, Australia.
[82] Maslow, A. H. (1943). A Theory of Human Motivation, Psychological
Review 50, 370-96, Http://abika.com.
[83] Mei Zhao (2012), Design languages of contemporary Neo-vernacular
architecture in China, Applied Mechanics and Materials Journal,
2012.
[84] Mojtaba Parsaee (2014), Space and place concepts analysis based on
semiology approach in residential architecture : The case study of
traditional city of Bushehr, Iran, HBRC Journal, August 2014;
[85] Parisa Shoja (2015), Intuition in Phenomenology of Architecture,
International Research Journal of Environmental Science, Vol 10,
April 2015;
[86] Peter Lamarque (2010), The Uselessness of Art, The Journal of Aesthetics
and Art Criticism, Summer 2010, pg 205-214.
[87] Puteri Shireen Jahnkassim (2006), Linking bioclimatic theory and
environmental performance in its climatic and cultural context – an
analysis into the tropical highrises of Ken Yeang,
Http://www.unige.ch/cuepe/html/plea2006/pdf/969_Jahnkassim.pdf
[88] Robert Powell (1997), The process of (Un)learning,
Http://www.akitektenggara.com.
[89] Scruton, Roger (1979), The Aesthetics of Architecture. Princeton, NJ:
Princeton University Press.
[90] The pritzker architecture prize (2015), Http://www.pritzkerprize.com, (tác
giả dịch và tổng hợp);
[91] Zhi Wen-jun (2012), Neo-Vernacular, new details and new attitudes,
http://www.menggang.com/murmur/doc/mg-neworg.pdf
MỤC LỤC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1
NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN NHÓM GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
1 Nguồn gốc và đặc điểm của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt
Nam ............................................................................................................................... 1
2 Phân nhóm giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam ..................... 8

PHỤ LỤC 2
QUAN ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT KIẾN TRÚC THẾ GIỚI LIÊN QUAN ĐẾN
KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
1 Kiến trúc Hữu cơ (Organic Architecture) .................................................................... 10
2 Kiến trúc Hậu hiện đại (Postmodern Architecture) ..................................................... 12
3 Kiến trúc Bản địa mới (Neo-Vernacular Architecture) ............................................... 14
4 Kiến trúc Sinh thái (Ecological Architecture) ............................................................. 16
5 Kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism) ................................................................... 18
6 Kiến trúc Cộng sinh văn hóa (Cultural Symbiosis) ..................................................... 19
7 Học thuyết Nơi chốn (Genius Loci/Sense of Place) .................................................... 20
8 Hiện tượng học kiến trúc (Phenomenology of Architecture) ...................................... 22
9 Ký hiệu học kiến trúc (Semiology of Architecture) .................................................... 25
10 Kiến trúc High-tech (High-tech Architecture) ............................................................. 28
11 Kiến trúc giải tỏa kết cấu (Deconstruction Architecture) ............................................ 30

PHỤ LỤC 3
CHỨC NĂNG CỦA NHÀ Ở VÀ CÁC NHÓM KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
1. Chức năng của kiến trúc nhà ở .................................................................................... 33
2. Các nhóm không gian công năng trong kiến trúc nhà ở đô thị .................................... 35

PHỤ LỤC 4
THAM CHIẾU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRÊN THẾ GIỚI
DỰA THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ ĐẠT GIẢI PRITZKER
1. Rem Koolhaas (1944) - Pritzker 2000 ......................................................................... 40
2. Glenn Murcutt (1936) - Pritzker 2002 ......................................................................... 41
3. Jorn Utzon (1918 - 2008) - Pritzker 2003 .................................................................... 42
4. Zaha Hadid (1950) - Pritzker 2004 .............................................................................. 43
5. Paulo Mendes Da Rocha (1928) - Pritzker 2006 ......................................................... 44
6. Richard Rogers (1933) - Pritzker 2007 ........................................................................ 45
7. Jean Nouvel (1945) - Pritzker 2008 ............................................................................. 46
8. Peter Zumthor (1943) - Pritzker 2009 ......................................................................... 47
9. Kazuyo Sejima (1956) & Ryue Nishizawa (1966) - Pritzker 2010 ............................. 48
10. Eduardo Souto De Moura (1952) - Pritzker 2011 ....................................................... 49
11. Wang Shu (1963) - Pritzker 2012 ................................................................................ 50
12. Toyo Ito (1941) - Pritzker 2013 ................................................................................... 51
13. Shigeru Ban (1957) - Pritzker 2014 ............................................................................. 52
1

PHỤ LỤC 1

NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN NHÓM GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG
KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

Nội dung Phụ lục 1 diễn đạt nguồn gốc và đặc điểm giá trị văn hóa trong kiến
trúc nhà ở truyền thống Việt Nam được tổng hợp từ Bảng 1.3, sau đó phân chia
chúng vào những nhóm giá trị tương đồng. Các giá trị văn hóa này hình thành và ổn
định theo diễn trình lịch sử dựa trên bối cảnh đặc thù về hệ thức tư duy của người
Việt như: tính thích ứng với môi trường tự nhiên, các phong tục tập quán và lối
sống, đức tin tâm linh, quan niệm thẩm mỹ, tư duy kinh tế và sáng tạo kỹ thuật.

 Nguồn gốc và đặc điểm của giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền
thống Việt Nam

 Tính dung hòa với tự nhiên

Kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam được hình thành, phát triển trong điều
kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa và một nền sản xuất chủ đạo là lúa nước. Đến giữa
thế kỷ XX, Việt Nam vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, tế bào của xã hội là
các hộ gia đình tiểu nông, cho nên hoạt động của con người phải nương tựa theo
những quy luật thiên nhiên. Dung hòa với tự nhiên đã trở thành triết lý và là một lối
hành xử có tính thường xuyên, ổn định trong cốt cách văn hóa của người Việt. Ông
cha ta từ ngàn xưa đã phần nào hiểu được các đặc điểm của đất trời, khí hậu, biết
khai thác chúng trong việc làm nhà… gắn chặt kiến trúc với thiên nhiên: mối quan
hệ giữa con người với kiến trúc và thiên nhiên được hình thành [56, tr.23]. Trong
làng xóm, những ngôi nhà chính đều quay về hướng nam hoặc đông nam để đón gió
mát. Không gian bên trong thoáng rộng và liên thông với nhau làm tăng hiệu quả
đối lưu không khí. Mái dốc vươn xa, sử dụng hàng hiên và các tấm phên giại để
ngăn tác động trực tiếp của mưa nắng. Cây xanh trồng xung quanh nhà theo nguyên
tắc “trước cau sau chuối”. Cái ao được xem là nhân tố quan trọng tạo nên hệ sinh
2

thái, đặt phía trước hay bên cạnh nhà chính và đầu hướng gió để tạo điều kiện thông
gió cho sân, phòng ngủ cũng như các bộ phận khác của ngôi nhà.
Với nguồn vật liệu tự nhiên phong phú sẵn có và được khai thác tại chỗ, nhà ở
của người Việt thường sử dụng các loại thảo mộc kết hợp đất đá. Bộ khung kết cấu
bằng tre hoặc gỗ, tường đất, mái lợp bằng cỏ tranh, rơm, rạ... Các công trình có qui
mô lớn sử dụng gỗ quí, mái ngói, trang trí hoa văn chạm trổ. Phương thức sử dụng
vật liệu đó được tiếp nối qua nhiều thế hệ, tạo thành dấu hiệu đặc thù của kiến trúc
nhà ở truyền thống Việt Nam.

 Tính linh hoạt/đa năng

Trên bình diện tổng thể, làng xóm người Việt hình thành theo một cấu trúc
linh hoạt của những ngôi nhà ghép tự nhiên với nhau, không tuân theo quy tắc nhất
định nào. Trong cấu trúc công năng, nhà ở truyền thống được triển khai theo kiểu
một không gian đồng nhất, không ngăn chia (mỗi không gian là một ngôi nhà: nhà
chính/nhà phụ) tạo ra mô hình nhà ở đa năng (tiền cấp). Nhà chính vừa là chỗ thờ
cúng, chỗ ngủ của nam giới, vừa là nơi tiếp khách, sum họp gia đình,… Mọi sinh
hoạt diễn ra nơi đây ảnh hưởng lẫn nhau vì không được phân chia rõ ràng. Nhìn
chung, tổ chức công năng của nhà ở dân gian thiên về chung hơn riêng, về đa năng
hơn đơn năng. Trên phương diện hình thức, tính linh hoạt được biểu hiện thông qua
việc sử dụng hệ khung kết cấu tháo lắp, cửa bức bàn và các tấm phên giại có thể
dịch chuyển để nối liền bên trong và bên ngoài thành một không gian liên tục.

 Tính cộng đồng

Về mặt xã hội, tính cộng đồng tiêu biểu cho lối sống truyền thống của nông
thôn Việt Nam, trong đó vị thế và nhân cách cá nhân phụ thuộc chặt chẽ vào gia
đình và tập thể. Đời sống sản xuất nông nghiệp gắn buộc con người lại với nhau để
cùng chống đỡ điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, hay cùng làm
công tác thuỷ lợi; thêm vào đó là những mối quan hệ làng xóm láng giềng, dòng họ
nương tựa giúp đỡ nhau trong các hoạt động ma chay, cưới hỏi, dựng nhà cửa… đã
làm cho tổ chức nông thôn mang tính cộng đồng sâu sắc. Mọi người sống trên tinh
thần “tối lửa tắt đèn có nhau”, coi trọng tình làng nghĩa xóm, đề cao tính đoàn kết
3

và cố kết làng xã. Sau hàng ngàn năm, sự cố kết cộng đồng và sức mạnh văn hóa
làng là một thực tế không thể phủ nhận [45, tr.15]. Tuy nhiên, tính cộng đồng được
đề cao quá mức đã kìm hãm sự phát triển cá nhân [43, tr.14].
Sinh hoạt cộng đồng diễn ra trong từng ngôi nhà cho đến không gian công
cộng như: ngõ xóm, đường làng, giếng nước, sân đình... Khuôn viên nhà ở rào dậu
đơn sơ, không ngăn cản sự tiếp xúc giữa xóm giềng với nhau. Hoạt động giao tiếp
mở rộng và liên tục từ nhà chính, nhà phụ kéo dài ra tới sân đa năng.

 Truyền thống gia đình Việt

Gia đình là một thiết chế xã hội bền vững của xã hội Việt Nam. Chế độ phong
kiến đi kèm hệ tư tưởng Nho giáo đã gắn chặt con người trong mối quan hệ không
thể tách rời với gia đình và dòng tộc, không công nhận vai trò độc lập của từng cá
nhân. Trong gia đình truyền thống, vai trò của người đàn ông được đề cao. Đặc
điểm của gia đình Việt là sống nhiều thế hệ dưới cùng một mái nhà; trong đó tồn tại
ba mối quan hệ lớn có ý nghĩa là cha – con, vợ – chồng, anh – em. Người Việt lấy
đạo hiếu làm đầu: con đối với cha mẹ thì hiếu thảo; cháu đối với ông bà thì tôn
kính, biết ơn; anh em đối với nhau thì hoà thuận, nghĩa tình; luôn duy trì đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”, coi trọng việc thờ phụng tổ tiên.
Bởi do đặc tính văn hóa nêu trên nên tổ chức không gian nhà ở của người Việt
có một số đặc điểm nổi bật: 1) cấu trúc ngôi nhà thường đối xứng (3 gian, 5 gian...),
thể hiện tính trật tự của tư tưởng Nho giáo; 2) gian thờ tổ tiên chiếm vị trí trang
trọng giữa nhà chính; 3) không gian sum họp gia đình và giáo dục con cái phân bố
đa dạng theo các chức năng nhà ở. Nhìn chung, các không gian thiên về sử dụng
chung hơn riêng. Mọi thành viên có thể kiểm soát hoạt động lẫn nhau, làm triệt tiêu
tính riêng tư trong tổ chức không gian nhà ở.

 Tính tư hữu

Tính cộng đồng và tính tự trị là hai đặc trưng gốc rễ sản sinh ra hàng loạt
những ưu điểm và nhược điểm trong tính cách của người Việt [54, tr.195]. Làng xã
Việt Nam là một cộng đồng khép kín được bao bọc bởi luỹ tre xanh, khẳng định
tính tự trị cao độ, tạo nên tinh thần tự lập và nếp sống tự cung tự cấp. Ngoài ra, tính
4

tự trị cũng làm nảy sinh ý thức tư hữu, chiếm hữu cá nhân. Nền kinh tế nông nghiệp
tự cung tự cấp với tính tự trị làng xã buộc mỗi cá nhân, mỗi gia đình phải tự làm
ăn, tự lo liệu cuộc sống của mình. Do khoa học kỹ thuật chưa phát triển, sản xuất
phụ thuộc vào thiên nhiên nên người dân thường chỉ đủ ăn, đủ mặc. Đó là cơ sở tạo
ra tính tư hữu [6].
Biểu hiện trên phương diện kiến trúc, mỗi ngôi nhà là một cấu trúc độc lập
khép kín, khẳng định ranh giới sở hữu của từng gia đình. Trong khuôn viên đó, nhà
chính và phụ được tùy nghi kiến tạo để ứng với từng nhu cầu cụ thể mà không bị
ràng buộc bởi những qui tắc chung của làng xóm. Nhà nào cũng có rào giậu, cổng
ngõ với đầy đủ các bộ phận sinh hoạt [55, tr.39]. Tuy nhiên, tính tư hữu chỉ biểu
hiện bằng ranh giới khu đất xây dựng, nhưng công năng bên trong lại vận hành theo
nguyên tắc sử dụng chung, loại trừ không gian sinh hoạt cá nhân.

 Tính sinh lợi

Nền kinh tế nông nghiệp lúa nước dưới chế độ phong kiến đã sản sinh ra hình
thức cư trú làng xã mà tế bào của nó là hộ gia đình tiểu nông. Ngôi nhà truyền thống
của người Việt ngoài chức năng cư trú còn mang thêm chức năng sản xuất (chức
năng sinh lợi). Mỗi ngôi nhà đều có đầy đủ các bộ phận: chỗ ăn ở sinh hoạt gia
đình và thờ cúng tổ tiên, chỗ sản xuất và nơi tiến hành làm nghề phụ, khu trồng trọt
chăn nuôi và khu dự trữ nguyên liệu làm nhà, phát triển cơ ngơi. Việc bố trí chúng
không có một nguyên tắc phân khu rõ rệt, nhưng đều toát ra một đặc điểm thống
nhất. Đó là yêu cầu sản xuất – sinh hoạt luôn cần sự kết hợp xen kẽ được thực hiện
bằng cách tạo ra các không gian thoáng rộng đa năng với kiến trúc có trong có
ngoài, có kín có hở, để thích hợp không chỉ cho việc hoạt động đời sống thiên về lao
động chân tay mà còn cả sự thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm [55,
tr.40].
Chức năng cư trú – sản xuất còn biểu hiện rõ nét trong loại hình nhà ống tại
các đô thị cổ. Hoàng Đạo Kính cho rằng quá trình phát triển đô thị trong lịch sử đã
tạo nên 2 sản phẩm bền vững: phố thị và nếp nhà liền kề kiểu ống [35]. Đặc điểm
của loại hình nhà ở này là bề ngang hẹp (từ 2 – 5 m) nhưng phát triển mạnh theo
5

chiều sâu.. Phần lớn gian ngoài tiếp xúc với vỉa hè được tổ chức thành cửa hàng để
phục vụ buôn bán” [33]. Đôi khi nhà ở còn có thêm mái đua để mở rộng không
gian, làm cho phố phường trở nên chật hẹp và mất mỹ quan.

 Văn hóa thờ cúng

Thờ cúng tổ tiên tồn tại như một tín ngưỡng dân gian và là thành tố tạo nên
bản sắc văn hoá Việt. Nguyễn Đức Dương nhận định: thờ cúng tổ tiên là một loại
hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ quát của người Việt Nam. Nó trở thành
một tập tục truyền thống, có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của
dân tộc [13]. Dưới góc độ của nhà nghiên cứu kiến trúc truyền thống, Nguyễn Sỹ
Quế cho rằng sự ảnh hưởng của phong tục tập quán, tín ngưỡng vào phong cách
kiến trúc truyền thống rất lớn... vừa mang tính tất yếu vừa mang tính ngẫu nhiên...
Tín ngưỡng trong kiến trúc phản ảnh giá trị truyền thống cao nhất [45, tr.16].
Trong nhà ở dân gian, bàn thờ tổ tiên thường đặt cố định ở khu vực trung tâm;
ngoài ra, người Việt còn thờ nhiều vị gia thần như: Thổ địa, thần Tài, thần Bếp, thờ
Thiên... với mong muốn về một cuộc sống no đủ. Vì vậy, không gian thờ cúng trong
nhà ở được phân bố đa dạng và phong phú, phù hợp với lối tín ngưỡng đa thần.

 Tính hiếu khách

Tính cách văn hóa này được cho là có mối liên hệ mật thiết với tính cộng đồng
truyền thống. Theo quan điểm của Trần Ngọc Thêm thì tính cộng đồng là nguyên
nhân khiến người Việt đặc biệt coi trọng sự giao tiếp và thích thăm viếng. Khi có
khách đến nhà, dù quen hay lạ, thân hay sơ, người Việt dù nghèo khó đến đâu, cũng
cố gắng tiếp đón một cách chu đáo và tiếp đãi một cách thịnh tình [54, tr.278].
Trong nhà ở truyền thống, nơi tiếp khách chiếm vị trí trang trọng tại gian giữa
của nhà chính, gần với gian thờ tổ tiên. Trong bố cục tổng thể khu đất ở, người nông
dân vùng đồng bằng Bắc bộ đã chứng minh rất rõ nguyên tắc hiếu khách và trọng
khách... Mặt khác, ý đồ tạo cho kiến trúc một bộ mặt trước khang trang, cởi mở và
biện pháp “cộng cộng hóa” nhiều chức năng riêng để dễ tiếp cận và gần gũi với
khách hơn [55, tr.40].
6

 Thuật phong thủy

Thiên nhiên dưới quan điểm học thuyết phương Đông và Việt Nam bao gồm
cả vùng núi sông, đồng ruộng, cây cối.. như một khung cảnh hoàn chỉnh. Đặt vào
khung cảnh thiên nhiên ấy, thuật phong thuỷ được xem là chìa khóa để mở ra môi
trường cư trú lý tưởng cho con người. Quan điểm chọn ngôi nhà chính theo hướng
nam là chủ yếu, nhưng không phải lúc nào ngôi nhà đó cũng quay mặt chính về
hướng nam để đón gió tốt, mà do địa thế đất và phải phù hợp với đường giao thông
[45, tr.182]. Nhà ở dân gian truyền thống khéo léo vận dụng những điều kiện vật
chất của tự nhiên và nhân tạo để tạo nên một bố cục không gian kiến trúc hài hoà
theo các nguyên lý phong thuỷ, thể hiện mối quan hệ bền chặt giữa con người với tự
nhiên. Nhà vườn Huế có thể xem là một ví dụ điển hình về sự kết hợp này. Khi tìm
hiểu về cách làm nhà của cư dân Nam Bộ, Trần Long cho rằng các yếu tố tự nhiên
thuộc về “Thiên” ở Nam Bộ cho phép cư dân nơi đây quay hướng nhà theo nhiều
phương vị khác nhau mà không sợ bị thiên nhiên làm hại đến sức khỏe… Khi xét
hướng nhà theo góc nhìn phong thủy thì trước hết phải thừa nhận rằng phong thủy
của vùng này rất đặc thù. Đó là thứ phong thủy đạt đến sự hài hòa một cách tự
nhiên, hài hòa đến mức không phải quan tâm nhiều đến nó nữa [39]. Như vậy, thuật
phong thủy trong xây dựng nhà ở của người Việt có thể linh hoạt thay đổi theo đặc
điểm tự nhiên và quan niệm của cư dân từng vùng miền khác nhau.
 Tính biểu hình
Tính biểu hình được hiểu là giá trị thẩm mỹ của kiến trúc nhà ở truyền thống.
Đây là những mô thức hình thể đã được chọn lọc, phản ánh nét đặc thù trong nghệ
thuật tạo hình nhà ở của người Việt.
Về mặt lý thuyết, giá trị thẩm mỹ là một thành tố của hệ thống văn hóa, cho
nên cũng mang cấu trúc 2 bậc là cấu trúc bề mặt (biểu tầng) và cấu trúc chiều sâu
(cơ tầng). Lập luận này cho thấy tính biểu hình có thể được xét đến như một dạng
thức ký hiệu hàm chứa 2 thành phần gồm: yếu tố biểu đạt (hình thức) và yếu tố được
biểu đạt (nội dung).
Đầu thế kỷ XX, Ferdinand De Saussure đã giới thiệu mô hình cấu trúc luận
với phương pháp tiếp cận ký hiệu học như sau:
7

Cái biểu đạt (Signifier)


Ký hiệu (Sign) =
Cái được biểu đạt (Signified)

Theo đó, ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi hệ thống ký hiệu ngôn ngữ có
hai phần: cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Cái biểu đạt là
một hình ảnh thính giác, cái được biểu đạt là một khái niệm. Không có mối liên hệ
tất yếu nào giữa ký hiệu với vật được chỉ định, hay như người ta thường nói, liên hệ
giữa chúng là võ đoán [17, tr.22]. Từ mô hình trên, nhiều nhà khoa học đã tiếp tục
phát triển cấu trúc luận dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, cả trong cũng như
ngoài ngôn ngữ học, hình thành nên một hệ thống lý thuyết về cấu trúc phong phú
dựa trên nền tảng ký hiệu học.
Stephen Heaths cho rằng khái niệm mã là căn bản của ký hiệu học. Mã không
đơn giản là những quy ước giao tế mà còn là các hệ thống của những quy ước
tương thuộc lẫn nhau được dùng trong bất cứ lĩnh vực hoạt động nào [28, tr.11].
Như vậy, kiến trúc là một hệ thống ký hiệu, trong đó hình thức thẩm mỹ cũng là
một dạng mã.
Hình thức kiến trúc nhà ở truyền thống (lớp vỏ bên ngoài) được nhìn thấy
thông qua các cấu trúc như: mái, cửa, kết cấu bao che, khung cột, hiên/logia, nền,;
chúng tương ứng với cái biểu đạt trong lý thuyết ký hiệu học. Ẩn sau những biểu
hiện hình thể nói trên là các quy luật thẩm mỹ truyền thống có tính chi phối, tương
ứng với cái được biểu đạt. Các quy luật này hợp thành từ 3 yếu tố: kỹ thuật truyền
thống, nghệ thuật tạo hình, giải pháp dung hòa với tự nhiên. Như vậy, với lập luận
trên có thể thấy thấy tính biểu hình của kiến trúc nhà ở truyền thống là một dạng
thức ký hiệu, phản ánh mối quan hệ giữa hình thể và các quy luật thẩm mỹ, được
diễn đạt như sau [bảng 01]:
8

BẢNG 1: TÍNH BIỂU HÌNH CỦA KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

CÁI BIỂU ĐẠT (Signifier)


KÝ HIỆU (Sign) = (Nền, mái, cửa, kết cấu bao che, hệ khung cột, hiên/logia)

(Tính biểu hình của kiến trúc CÁI ĐƯỢC BIỂU ĐẠT (Signified)
nhà ở truyền thống Việt Nam)
 Quy luật thẩm mỹ truyền thống: kỹ thuật truyền thống,
nghệ thuật tạo hình, giải pháp dung hòa với tự nhiên;

 Kỹ thuật truyền thống: vật liệu (địa phương, sản xuất thủ công) và cấu trúc
(điển hình hóa, sử dụng kỹ thuật tháo ráp).
 Nghệ thuật tạo hình: tính vần điệu; tính đối xứng/cân bằng; tính hình học;
tỷ lệ hài hòa; trang trí hoa văn; màu sắc tự nhiên; tổ hợp theo phương ngang.
 Giải pháp dung hòa với tự nhiên: thông gió tự nhiên; che nắng, chiếu sáng
tự nhiên; chống mưa tạt; tạo bóng râm; chống ẩm. Những giải pháp này là nguồn
gốc tạo thành kiểu kiến trúc nhiệt đới, qua đó nhận diện tính đặc thù của kiến trúc
nhà ở truyền thống Việt Nam.
Ba yếu tố trên đây được chọn lọc từ việc phân tích hình thể kiến trúc nhà ở
truyền thống Việt Nam của các vùng tiêu biểu Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ.

 Phân nhóm giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam

Giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam có thể phân chia
theo các nhóm có tính chất tương đồng như sau [hình PL1]:

Hình PL1: Phân nhóm giá trị văn hóa trong kiến trúc nhà ở truyền thống Việt Nam
9

 Giá trị Tự nhiên: tính dung hòa với tự nhiên;

Giá trị tự nhiên thể hiện mối quan hệ hài hòa giữa kiến trúc nhà ở với môi
trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, tác động đến phương thức tổ chức không gian
công năng và hình thức thẩm mỹ.

 Giá trị Sinh lợi: tính sinh lợi;

Giá trị sinh lợi là đặc tính văn hóa tiêu biểu của hình thức cư trú kết hợp sản
xuất – mua bán nhỏ, phù hợp với mô hình kinh tế tiểu nông, tiểu thương của Việt
Nam. Giá trị này còn là động lực can thiệp gián tiếp đến điều kiện phát triển nhà ở;
có khả năng làm biến đổi cấu trúc không gian công năng.

 Giá trị Xã hội: tính cộng đồng, truyền thống gia đình Việt, tính hiếu
khách, tính tư hữu;

Giá trị xã hội thể hiện sự tương tác giữa các đặc tính văn hóa lối sống với kiến
trúc nhà ở truyền thống, định hình cách thức tổ chức không gian và hình thức thẩm
mỹ đặc thù.

 Giá trị không gian: tính linh hoạt/đa năng;

Giá trị không gian phản ánh phương thức tổ chức công năng theo kiểu không
gian mở; các chức năng phân bố trong những không gian đồng nhất, không ngăn
chia, tạo ra mô hình nhà ở đa năng (tiền cấp).

 Giá trị tinh thần và thẩm mỹ: thuật phong thủy, văn hóa thờ cúng, tính
biểu hình.

Giá trị tinh thần và thẩm mỹ thể hiện tư duy về cái đẹp, đức tin tâm linh và vũ
trụ quan của người Việt trong quá trình thiết lập nhà ở, chi phối trên cả 2 khía cạnh
công năng và hình thức kiến trúc.
10

PHỤ LỤC 2

QUAN ĐIỂM CỦA CÁC HỌC THUYẾT KIẾN TRÚC THẾ GIỚI
LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

1 Kiến trúc Hữu cơ (Organic Architecture)

Kiến trúc Hữu cơ trước đây được mô tả như một xu hướng lãng mạn của chủ
nghĩa hiện đại, nhưng ngày nay dường như được hiểu theo ý nghĩa cục bộ, bản địa
và khu vực. Trường phái này thường nhấn mạnh những nguồn cảm hứng tại chỗ,
chú ý đến đặc điểm của phong cảnh, địa hình, những đặc trưng được tạo nên do sử
dụng vật liệu, màu sắc và bố cục [60, tr.71]. Kiến trúc Hữu cơ bắt nguồn từ thiên
nhiên nhưng không ổn định, liên tục thay đổi để kiến trúc không sao chép mà thích
hợp với tự nhiên, tái hiện các nguyên tắc tự nhiên. Quan điểm thiết kế của Frank
Lloyd Wright110 diễn đạt sự hài hòa giữa tự nhiên – con người và môi trường sống;
toàn bộ các thành phần bên trong và bên ngoài tích hợp thành một thể thống nhất
với khẩu hiệu “Form and function are one” (Hình thức và chức năng là một). Ông
khẳng định: “Quyển kinh thánh của tôi là thiên nhiên” hoặc “Các giải pháp của
mọi vấn đề đã được chứa đựng bên trong chính nó. Mặt bằng, hình thức và đặc
điểm ngôi nhà đã được xác định bởi địa điểm, cảnh quan, vật liệu sử dụng và cả hệ
sinh thái. Hài hòa tự nhiên có mối quan hệ trực tiếp và cũng là mục đích mà ngôi
nhà dựng nên” [75]. Do đó, Frank Lloyd Wright luôn tìm kiếm cái tự nhiên biểu
hiện trong mọi vật thể, từ cảnh quan xung quanh cho đến bản chất vật liệu. Sự thăng
hoa của kiến trúc sư phải dựa trên cơ sở của những truyền thống địa phương và
tính năng của những vật liệu tại chỗ [3, tr.107]
Tóm lược một số quan điểm chủ yếu của kiến trúc Hữu cơ [3, tr.106]:
- Kiến trúc gắn kết hài hòa với thiên nhiên; mô phỏng và tôn trọng thiên
nhiên, qua đó đề cao tính nguyên sơ và tính địa phương;
- Ngôi nhà phục vụ cho sở thích và yêu cầu đặc thù của từng cá thể nhất định.

110
Frank Lloyd Wright (1867-1959) là một trong những kiến trúc sư tiên phong của trường phái này;
11

Thiết kế phải từ trong ra ngoài; không gian cơ động, bên trong phù hợp với bên
ngoài;
- Thẩm mỹ cũng có giá trị như một loại công năng. Kiến trúc Hữu cơ chú
trọng sử dụng vật liệu tự nhiên có sẵn tại chỗ, đặc biệt là đá và gạch.
BẢNG PL2.1: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HỮU CƠ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HỮU CƠ [70] GIÁ TRỊ VHTT

Công trình và địa điểm: Giá trị của địa điểm được nâng cao
1 (enhanced) bởi công trình; ngược lại công trình phản ánh một
phần bản chất của địa điểm.

Tự nhiên: kiến trúc hữu cơ không sao chép tự nhiên nhưng có


2 Tính dung hòa với tự nhiên
liên quan tới các loại vật liệu tự nhiên, địa điểm và con người sử
dụng công trình.

Vật liệu: Hình thức ngôi nhà là sự thể hiện của các vật liệu tự
3
nhiên, cả bên trong lẫn bên ngoài.

Sự che chở: ngôi nhà cần truyền đạt cảm giác về nơi trú ẩn, bảo
4
vệ và không được thiếu sự riêng tư.

Tính tư hữu
Ngôn ngữ hình thức: mỗi ngôi nhà mang một ngôn ngữ riêng.
5 Tất cả các bộ phận từ tổng thể đến chi tiết đều cùng chung ngôn
ngữ nhưng các ngôi nhà khác nhau sử dụng ngôn ngữ khác nhau.

Tỷ lệ và qui mô: cơ thể con người nên là thước đo của công trình Tính biểu hình
6
và vật dụng nội thất, cần đạt đến tỷ lệ hài hòa. (Tỷ lệ hài hòa)

Không gian: không gian nội thất phải được xác định từ hình thức
bên ngoài; không nên bị đóng kín bằng các phòng mà là dòng
7 chảy tự do (flow freely). Một không gian có thể được tiếp nối bởi Tính linh hoạt/đa năng
một không gian khác để nâng cao hiệu quả chức năng (funtion) và
sự thú vị (delightful).
12

2 Kiến trúc Hậu hiện đại (Postmodern Architecture)

Kiến trúc Hậu hiện đại ra đời trong khoảng thập niên 50 của thế kỷ XX và liên
tục duy trì ảnh hưởng cho đến ngày nay. Hậu hiện đại trong kiến trúc được cho là sự
trở lại của tính hài hước, trang trí và sử dụng nguồn tài liệu tham khảo [72]. Chức
năng, hình dạng và không gian của kiến trúc Hiện đại được thay thế bởi tính thẩm
mỹ đa dạng như: sự va chạm của các phong cách, hình thức theo nhu cầu cá nhân và
làm mới những phong cách quen thuộc. Kiến trúc Hậu hiện đại tái phát hiện các
biểu cảm (the expressive) và giá trị tượng trưng (symbolic value) của các yếu tố
hình thức mà kiến trúc Hiện đại đã bỏ qua.
Với khẩu hiệu: “Less is a bore”, Robert Venturi phê phán kiến trúc Hiện đại
bởi sự nhàm chán, trừu tượng, quá sạch sẽ và tinh khiết; đã tách rời các nhân tố lịch
sử, không chấp nhận kế thừa quá khứ nên để mất khả năng giao tiếp với quảng đại
quần chúng. Theo ông, việc sử dụng yếu tố trang trí có khả năng đáp ứng nhu cầu
về tính đa dạng và truyền thông. Kiến trúc Hậu hiện đại quan điểm kiến trúc phải
phong phú và nhiều nghĩa (nhập nhằng/ambuguity); cho nên chủ trương sử dụng
chủ nghĩa Cổ điển, chủ nghĩa Lịch sử để bù đắp cho những khiếm khuyết, những giá
trị mà kiến trúc Hiện đại đã bỏ rơi [47, tr.15]; Các tòa nhà được thiết kế xung
quanh bộ nhớ lịch sử (historical memory), bổi cảnh địa phương (local context) và
ẩn dụ (metaphor) [69].
Kiến trúc Hậu hiện đại hướng đến tăng cường khả năng giao tiếp của kiến trúc
với nhiều tầng lớp nhân dân bằng việc dung nạp cả hình thức bác học lẫn bình dân;
sử dụng những motif của quá khứ để gợi lên trong trí nhớ quần chúng những mã
hiệu (code) quen thuộc và dễ hiểu, tạo ra công trình có dáng dấp truyền thống; đồng
thời mang cả hai loại mã (double coding) là “mã trí thức” và “mã bình dân”; hay
“mã hiện đại” và “mã truyền thống”.
 “Mã hiện đại” dựa trên kiến thức và tính tư tưởng của các kiến trúc sư;
 “Mã truyền thống” dựa trên mối quan hệ của mỗi con người bình thường
đối với các yếu tố kiến trúc thông thường.
Theo Charles Jencks, kiến trúc Hậu hiện đại phải được “mã hóa kép” để cho
13

cả hai loại người chuyên môn và không chuyên môn, hoặc giới trí thức và đông đảo
quần chúng đều tiếp thu. Mã của loại thứ nhất có thể ngầm hiểu thông qua những
hình học trừu tượng. Mã của loại thứ hai phải rõ ràng và rất thông thường, quen
thuộc, dễ hiểu. Trong nghệ thuật kiến trúc, diễn đạt rõ rệt cái ẩn dụ của một công
trình tức là bức tử nó. Một công trình càng gợi nên nhiều ẩn dụ thì càng có sức hấp
dẫn.
Như vậy, kiến trúc Hậu hiện đại tương phản với kiến trúc Hiện đại ở những
điểm sau:
- Lấy sự phức tạp và đầy mâu thuẫn để chống lại tính đơn giản hoá cao độ;
- Lấy tính nhập nhằng nước đôi và kịch tính căng thẳng để chống lại tính
cứng đờ;
- Lấy tính hai mặt để chống tính chuyên nhất;
- Lấy tính lai tạp chống tính thuần khiết;
- Lấy tính nhiều chiều để chống tính một chiều;
- Lấy sức sống lộn xộn chống lại cái đơn nhất nguyên khối;
BẢNG PL2.2: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI GIÁ TRỊ VHTT

Khai thác tính địa phương bằng cách vay mượn và trích dẫn
nguồn tài liệu từ quá khứ để trang trí bề mặt (mái đầu hồi truyền
1 thống, thức cột cổ điển Hy Lạp – La Mã, tái hiện màu sắc, tính
biểu tượng của kiến trúc…) với thủ pháp pha trộn hỗ lốn, vận dụng
ngược đời các chi tiết;

Tính biểu hình


2 Hình thức không hoàn toàn phụ thuộc vào chức năng;

3 Công trình và các trang trí theo tỷ lệ con người;

4 Khai thác tính đa nguyên, tính mỉa mai và nghịch lý, tính hài hước.
14

3 Kiến trúc Bản địa mới (Neo-Vernacular Architecture)

Thuật ngữ Bản địa mới được Charles Jencks sử dụng để đặt tên cho một xu
hướng kiến trúc của những năm 1970. Xu hướng này khởi nguồn từ giữa thế kỷ XX
ở Anh và Mỹ thông qua một số công trình của các kiến trúc sư Andrew Derbyshire,
Jeremy Dixon, Darbourne & Darke, Edward Larabee Barnes... Họ đã thiết kế các
ngôi nhà bằng gạch, ván lợp và mái dốc cùng một số chi tiết kiến trúc truyền thống.
Công trình tiêu biểu là Civic Offices tại Hillingdon, Uxbridge của Robert Matthew,
Johnson-Marshall & cộng sự. Công trình này vay mượn ngôn ngữ kiến trúc địa
phương nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc tổ chức mặt bằng theo chủ nghĩa công năng.
Jencks cho rằng, xu hướng Bản địa mới có khả năng tạo ra dấu hiệu cộng đồng tức
thì (instant community),mang hơi thở của chủ nghĩa thực dụng lãng mạn (romantic
pragmatis) [76].
Cũng trong khoảng thời gian đó, ở châu Á xuất hiện một số kiến trúc sư có
cùng tư tưởng như trên, tuy nhiên mỗi người có cách thực hành khác nhau. Đại diện
là Geoffery Bawa (Sri Lankan), Tay Kheng Soon (Malaysia), Charles Correa (Ấn
Độ).
Phương châm của Geoffery Bawa (1919 – 1998) là sự đồng cảm với nơi chốn
và những tương tác trực tiếp đến địa điểm xây dựng. Ông cho rằng bối cảnh văn
hóa và quá khứ lịch sử là chất liệu cho thiết kế. Những tiềm năng cảnh quan thiên
nhiên luôn hiện diện trong các không gian kiến trúc, cả bên trong lẫn bên ngoài,
theo tiêu chí tôn trọng, nâng cao và ca tụng (respect, enhance and celabrate the
environment) [71]; và trên tất cả là sự thích thú. Công trình tiêu biểu là tòa nhà
Quốc hội Sri Lankan và viện đại học Uhunan. Những công trình này mang phong
cách địa phương cả trong tạo hình lẫn giải pháp thích ứng khí hậu – sinh thái.
Một trong những vấn đề chính của thiết kế trong vùng nhiệt đới là sự khám
phá ra ngôn ngữ của đường, biên, lưới và bóng râm chứ không phải là kiến trúc
của mặt, khối, đặc và rỗng [88]. Quan điểm của Tay Kheng Soon đề cao tính dung
hòa với điều kiện tự nhiên của kiến trúc bản địa; đồng thời cho rằng, truyền thống
phương Đông phong phú có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo cho chủ nghĩa Hiện đại
15

mới qua việc tìm kiếm sự cân bằng động giữa một thực tế phức tạp và đầy mâu
thuẫn. Công trình tiêu biểu là Dairy Farm Condominium và Singapore Conference
Hall.
Theo Zhi Wen-Jun [91], kiến trúc Bản địa mới mang nhiều ý nghĩa liên quan
đến tự nhiên và văn hóa địa phương, đóng vai trò điều chỉnh những hạn chế của
kiến trúc Bản địa nhằm thoát khỏi sự trói buộc của kỹ thuật lạc hậu. Cần thiết lập sự
cân bằng giữa công nghệ xây dựng với một địa điểm cụ thể; thông thường, đó là
việc tạo ra các kỹ thuật địa phương mới bằng những phương pháp đơn giản (low
tech). Kiến trúc Bản địa mới hướng mục tiêu vào bối cảnh thiên nhiên và khai thác
kinh nghiệm tổ chức không gian để thích ứng với nó. Điểm đến cuối cùng là sự tổng
hòa 3 yếu tố: tự nhiên – vật liệu địa phương – công nghệ thấp.
Mei Zhao định nghĩa: kiến trúc Bản địa mới là những công trình được xây
dựng bởi sự sáng tạo của các kiến trúc sư dựa trên cơ sở chắt lọc các yếu tố của
kiến trúc bản địa truyền thống; mang đến những hình thức và chức năng hiện đại...
Nó không sao chép cấu trúc một cách cứng nhắc mà thể hiện bản chất nguồn gốc
của kiến trúc, lưu giữ những mỹ cảm truyền thống trong công trình hiện đại [83].
Kiến trúc Bản địa mới tiếp nối quan điểm của kiến trúc Hiện đại trên phương
diện kỹ thuật và tổ chức công năng; đồng thời kế thừa kiến trúc Bản địa (kiến trúc
dân gian) về các giải pháp mang tính địa phương (hình thức, vật liệu,…). Mục đích
của kiến trúc Bản địa mới là tạo ra các công trình phản ánh tinh thần truyền thống,
nhưng đáp ứng tiêu chí của thời đại qua phương thức thiết lập không gian và tận
dụng ưu thế của khoa học công nghệ.
16

BẢNG PL2.3: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA MỚI LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA MỚI GIÁ TRỊ VHTT

Vật liệu: có nguồn gốc tự nhiên, khai thác tại chỗ và qua công
1 Tính dung hòa với tự nhiên
đoạn sơ chế thủ công.

Kỹ thuật: làm mới các kỹ thuật đã có bằng những giải pháp đơn
2
giản (low tech).
Tính biểu hình
Hình thức: tái lập kiến trúc truyền thống theo những phương cách
3
mới.

Tính tư hữu;
Tổ chức không gian: kế thừa quan điểm công năng của kiến trúc Tính linh hoạt/đa năng;
4
Hiện đại, kết hợp với các không gian mang tính truyền thống. Tính cộng đồng;
Truyền thống gia đình

4 Kiến trúc Sinh thái (Ecological Architecture)

Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu của James Marston Fitch, Victor
Olgygay,... đã cho thấy sự quan tâm của kiến trúc trong thiết kế thích ứng với khí
hậu. Từ đó đến nay lần lượt xuất hiện nhiều khái niệm như: kiến trúc Sinh thái
(Ecological Architecture), kiến trúc Môi trường (Environmental Architecture), kiến
trúc Xanh (Green Building), kiến trúc Bền vững (Sustainable Architecture), Kiến
trúc Hiệu quả năng lượng (Enegy – Efficient Building). Kiến trúc thế giới đang
mạnh mẽ bước lên đỉnh cao của con sóng “quốc tế hóa kiến trúc bản địa và bản địa
hóa kiến trúc quốc tế” là kiến trúc bền vững – kiến trúc sinh thái [2].
D. Porto nhận định: kiến trúc theo nguyên tắc sinh thái là một hệ thống cân
bằng không sản sinh ra chất thải, vì đầu ra của quá trình này sẽ trở thành đầu vào
của quá trình khác [4].
Kiến trúc Sinh thái hướng tới sự chung sống thân thiện bằng thái độ ứng xử
thông minh và hiểu biết thiên nhiên, thông qua một số nguyên tắc như: cộng sinh
với môi trường tự nhiên; sử dụng các vật liệu tuần hoàn, tái sinh; tạo môi trường
bên trong lành mạnh, dễ chịu; hoà nhập với môi trường nhân văn của lịch sử và khu
17

vực; ứng dụng các kỹ thuật mới tiết kiệm năng lượng;
Ken Yeang quan điểm: phong cách kiến trúc, kỹ thuật thi công và vật liệu xây
dựng có thể thay đổi theo thời gian, nhưng yếu tố khí hậu cơ bản không đổi; cho
nên kiến trúc hiện đại phải phù hợp với điều kiện khí hậu và môi cảnh thiên nhiên
của khu vực. Ông lấy nguồn cảm hứng sáng tác từ nhà ở dân gian truyền thống,
nghiên cứu kết hợp giữa sinh thái học và kiến trúc, đưa ra lý thuyết và giải pháp
thiết kế nhà cao tầng vùng khí hậu nhiệt đới Đông Nam Á, đúc kết thành 6 thủ pháp
đặc trưng [87]: 1) vườn trên cao; 2) tấm che nắng bên ngoài (theo chiều dọc); 3)
tạo cảnh quan theo phương đứng (trồng thực vật trên bề mặt); 4) tầng trệt thông
gió tự nhiên; 5) mái nhà như mặt tiền thứ năm; 5) định vị các lõi kỹ thuật (che
nắng).

BẢNG PL2.4: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC SINH THÁI LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC SINH THÁI GIÁ TRỊ VHTT
STT

Sử dụng năng lượng hiệu quả: đưa cây xanh vào công trình (trên
mái, tường, sân trong…), chọn hướng, thông gió tự nhiên, chống
1
nóng, che nắng và chống chói, chống mưa, chống hấp thụ nhiệt
qua kết cấu bao che, tạo bóng râm mát, tường 2 lớp, bin mặt trời;
Tính dung hòa với tự nhiên

Vật liệu: sử dụng vật liệu tự nhiên hoặc hiện đại (bê tông, thép,
2
kính cường lực…);

Kỹ thuật: kết hợp cả 2 loại kỹ thuật – công nghệ cao (Eco – tech)
3 Tính biểu hình
và kỹ thuật thấp (Low tech);

Tổ chức không gian: linh hoạt, thoáng mát, vệ sinh, thích nghi với
4 Tính linh hoạt/đa năng;
con người;
18

5 Kiến trúc Chuyển hóa luận (Metabolism)

Học thuyết Chuyển hóa luận ra đời những năm 1960 do Kisho Kurokawa khởi
xướng, sau đó phát triển thành xu hướng kiến trúc gây được nhiều ảnh hưởng tại
Nhật Bản và trên thế giới. Chuyển hóa luận đề cập đến sự vận động và chuyển hóa,
chủ trương kiến trúc phải dung chứa khả năng thay đổi để theo kịp với sự phát triển
không ngừng của xã hội. Theo đó, kiến trúc cần tạo ra những không gian có thể biến
đổi chức năng và giải pháp kết cấu linh hoạt, thay vì bị áp đặt và cố định. Các nhà
chủ thuyết cho rằng kiến trúc có thể đáp ứng những yêu cầu khác nhau trong mỗi
thời điểm một cách hoàn chỉnh. “Do chú ý đến tính linh hoạt của kiến trúc nên công
trình “xây xong” vẫn còn như dang dở, còn phải tiếp tục” [47, tr.86].
Học thuyết Chuyển hóa luận chia kiến trúc làm 2 thành phần:
1) Thành phần bất biến (cố định): gồm các giá trị tinh thần như biểu tượng,
nội hàm tôn giáo, sở thích thẩm mỹ…, là những yếu tố chỉ có thể cảm nhận được
bằng vốn sống và nhận thức văn hóa;
2) Thành phần khả biến (có thể thay đổi): là các yếu tố công năng, công
nghệ, vật liệu xây dựng…, có thể nhận biết bằng trực giác, cân đo, đong đếm được.
Trong thực hành, kiến trúc sư Chuyển hóa luận luôn tạo nên sự khác biệt rõ
ràng giữa phần cố định và phần có thể thay đổi trong mỗi công trình.

BẢNG PL2.5: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CHUYỂN HÓA LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN
KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CHUYỂN HÓA LUẬN GIÁ TRỊ VHTT

Công trình chia làm 2 phần:


1. Phần bất biến (cố định): các lõi kỹ thuật;
2. Phần khả biến (thay đổi): không gian chức năng, vật
1 liệu, công nghệ… Tính linh hoạt/đa năng
Công trình có bố cục phong phú, nhịp nhàng, biểu đạt được khả
năng “biến đổi và thích ứng” của một cơ chế sống động, giống cơ
thể của một sinh vật [47, tr95].
19

6 Kiến trúc Cộng sinh văn hóa (Cultural Symbiosis)

Khái niệm cộng sinh được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực sinh học. Có ít nhất
hai thực thể trong cùng một môi trường không gian và thời gian, giữa chúng có mối
quan hệ đem lại những lợi thế mà trước khi liên kết không có được. Hơn nữa, trong
quá trình liên kết, mỗi thực thể vẫn giữ bản sắc của mình. Khái niệm cộng sinh sau
đó được sử dụng rộng rãi trong văn hóa và kiến trúc.
Cộng sinh văn hóa là sự cộng sinh giữa các nền văn hóa khác nhau hoặc cộng
sinh giữa một số yếu tố của cùng một nền văn hóa. Cộng sinh văn hóa hiện diện
khắp nơi trong đời sống. Chẳng hạn, chủ nghĩa chiết trung trong kiến trúc: nhiều
yếu tố kiến trúc thuộc các phong cách khác nhau được những kiến trúc sư thiết kế
lựa chọn, sắp xếp hợp lý theo một quan điểm thẩm mỹ nhất định [10].
Từ nền tảng văn hóa truyền thống Nhật Bản và tư tưởng luân hồi của Phật
giáo, Kisho Kurokawa thực thi trong nghiên cứu và sáng tác kiến trúc của mình một
hệ thống triết học mang tên là Cộng sinh (Symbiosis). Đó là sự cộng sinh giữa kiến
trúc và thiên nhiên, cộng sinh giữa con người và kỹ thuật, cộng sinh giữa nội thất và
ngoại thất, cộng sinh giữa kiến trúc bản xứ và kiến trúc thuần túy, cộng sinh giữa
tượng trưng và ý nghĩa,… Ông xác lập quan điểm công trình kiến trúc phải là thực
thể chứa đựng sự cộng sinh giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây,
giữa quá khứ và hiện tại, giữa không gian bên trong và không gian bên ngoài... Vì
vậy, kiến trúc không nên được thiết kế rõ ràng về không gian mà phải tạo ra ở đấy
những yếu tố nhập nhằng (ambuguity) và tối nghĩa [47, tr.93].
Nghiên cứu trường hợp kiến trúc truyền thống Nhật Bản, Kurokawa cho rằng:
thẩm mỹ truyền thống Nhật Bản thực chất là thẩm mỹ của sự cộng sinh, trong đó
thẩm mỹ của Wabi và của Sabi được tồn tại một cách cộng sinh cùng với những
quan niệm thẩm mỹ khác, thực thể và phi thực thể, sự đơn giản và sự xa hoa, bóng
tối và ánh sáng, logic và phi logic”. Từ đó ông đi đến nhận định: thẩm mỹ cộng
sinh với sự không rõ ràng về hình thức và hàm nghĩa phong phú là một nền thẩm
mỹ đòi hỏi sự nhạy cảm phức tạp, phong phú hơn một thẩm mĩ đơn nhất [36].
Kurokawa không chủ trương thuần túy công năng và thường suy nghĩ đến
“Engawa” hay là không gian tối nghĩa, không gian hư ảo. Đây là vùng quá độ cho
20

phép thực hiện sự cộng sinh.


Bằng lý luận và thực tiễn, Kisho Kurokawa cùng một số kiến trúc sư như
Kenzo Tange, Fumihiko Maki, Tadao Ando,... đã mang đến luồng gió mới cho nền
kiến trúc Nhật Bản, tạo ra những công trình hiện đại song vẫn chuyển tải được các
giá trị văn hóa truyền thống.
Mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại là một biểu hiện cộng sinh trong
kiến trúc; ở đó, những giá trị hình thành bởi các mốc thời gian khác nhau có thể
dung hòa cùng tồn tại. Truyền thống đem đến các giá trị về lịch sử, tư tưởng, tâm
linh, thói quen mỹ cảm, kinh nghiệm tổ chức không gian,... Hiện đại đóng góp kỹ
thuật, vật liệu tiên tiến, quan điểm thẩm mỹ mới, không gian cho các nhu cầu mới.

BẢNG PL2.6: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC CỘNG SINH LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỘNG SINH TRONG KIẾN TRÚC GIÁ TRỊ VHTT

1 Cộng sinh giữa kiến trúc và tự nhiên - Tính dung hòa với tự nhiên

2 Cộng sinh giữa không gian bên trong và bên ngoài - Tính linh hoạt/đa năng

3 Cộng sinh giữa hình thức kiến trúc hiện đại và truyền thống - Tính biểu hình

- Tính cộng đồng


4 Cộng sinh giữa lối sống hiện đại và truyền thống - Tính tư hữu

- Truyền thống gia đình

7 Học thuyết Nơi chốn (Genius Loci/Sense of Place)

“Nơi chốn” là khái niệm chỉ về không gian vật chất gắn liền với địa điểm cụ
thể, nơi mà các hiện tượng của thế giới diễn ra, từ những hoạt động nhỏ nhặt thường
ngày cho đến tiến trình lịch sử của một quốc gia. Theo Canter (1977) “nơi chốn” là
một khái niệm mang các ý nghĩa địa lý, kiến trúc và xã hội; là tổng hợp của mối
quan hệ giữa các hoạt động của con người (activities), các thuộc tính thực thể
(physical properties) của một địa điểm và các ý niệm (thoughts) về nơi đó. Nói cách
khác, “nơi chốn” chỉ một bối cảnh được mường tượng ra, trong đó có các sự kiện,
21

các đối tượng và các hoạt động [38]. Như vậy, “nơi chốn” khác với khái niệm “địa
điểm” thông thường do ý nghĩa địa lý của nó liên hệ chặt chẽ với không gian thực
thể và không gian xã hội (cả lịch sử và hiện tại) và được phản ảnh qua tư duy của
con người.
Yếu tố vật lý của nơi chốn gồm môi trường tự nhiên và nhân tạo; đó là một
tổng thể vật chất, vật liệu, hình dạng, kết cấu, màu sắc, và không gian. Có thể nói,
nơi chốn quan trọng hơn những công trình kiến trúc riêng biệt. Ngoài ra, nơi chốn
biểu trưng cho sự kết hợp mối quan hệ xã hội; chứa các sự kiện, thông qua đó,
những kinh nghiệm chung quan trọng và cần thiết được tạo ra giữa những con người
với nhau. Cấu trúc của nơi chốn không phải là một điều kiện cố định và vĩnh cửu
mà thường thay đổi. Nơi chốn luôn được xác định và định nghĩa lại do sự phát triển
liên tục trong suốt quá trình lịch sử. Vì vậy, nó cần phải có khả năng tiếp nhận “các
nội dung khác nhau” theo một qui định nào đó [84].
Ý nghĩa của “nơi chốn” giúp phân biệt, nhận biết sự khác nhau giữa các địa
điểm. Những đặc điểm thực thể hoặc văn hóa được tích lũy và hình thành theo thời
gian, gợi nên những ký ức, tình cảm của con người về nơi đó. Nó cũng là phẩm chất
quyết định bản sắc của địa điểm. Về cơ bản, cảm nhận “ý nghĩa của một nơi chốn”
tức là một người - với tất cả các giác quan của mình - có thể định hướng bản thân
trong môi trường không gian tại nơi chốn đó. Trong kiến trúc, ý nghĩa “nơi chốn”
được hiểu đầy đủ hơn khi phân lập hai yếu tố không gian (space) và tính cách
(character). Không gian là cấu trúc ba chiều cấu thành “nơi chốn”, còn tính cách là
bầu không khí mà không gian ấy biểu thị.
Tóm lại, “nơi chốn” thể hiện bởi 3 yếu tố đặc trưng:
- Yếu tố thực thể (vật lý): tự nhiên và nhân tạo;
- Yếu tố xã hội: hoạt động của con người trong quá trình hình thành & phát
triển;
- Yếu tố tinh thần: cảm nhận, cảm xúc, ký ức, kỷ niệm.
Đây cũng là 3 yếu tố cộng sinh [46] trong kiến trúc. Thông qua trực giác về
thẩm mỹ và không gian, con người có thể nhận thức được giá trị văn hóa, xã hội và
tinh thần mà công trình thể hiện. Khai thác “nơi chốn” trong kiến trúc cũng bao hàm
22

khai thác giá trị truyền thống - những tinh hoa được lưu giữ từ quá khứ, gồm văn
hóa ứng xử với điều kiện tự nhiên và xã hội tại những địa điểm cụ thể. Kiến trúc
nhà ở với khả năng chuyển tải giá trị vật chất và tinh thần có thể xem là đối tượng
tạo lập “nơi chốn”.

BẢNG PL2.7: QUAN ĐIỂM CỦA HỌC THUYẾT NƠI CHỐN LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM “NƠI CHỐN” TRONG KIẾN TRÚC GIÁ TRỊ VHTT

Yếu tố thực thể (hình thức & không gian): gắn liền với điều - Tính dung hòa với tự nhiên
1
kiện tự nhiên, vật liệu, hình dạng, kết cấu, màu sắc… - Tính linh hoạt/đa năng

- Tính cộng đồng


2 Yếu tố xã hội: hoạt động của con người - Tính tư hữu

- Truyền thống gia đình

3 Yếu tố tinh thần: cảm nhận, cảm xúc, ký ức, kỷ niệm - Tính biểu hình

8 Hiện tượng học kiến trúc (Phenomenology of Architecture)

Hiện tượng học kiến trúc là cách tiếp cận lý thuyết Hiện tượng học để nghiên
cứu mối quan hệ giữa con người với môi trường trong lĩnh vực kiến trúc, còn được
gọi là Hiện tượng học địa điểm, Hiện tượng học môi cảnh cư trú.
Edmund Husseri là người sáng lập khoa học Hiện tượng học, xuất phát từ việc
nghiên cứu về sự tồn tại và ý nghĩa tồn tại của con người, về mối quan hệ cơ bản
giữa con người với không gian xung quanh. Tiếp theo Martin Heidegger đi sâu
thêm trong việc khảo sát “ thuộc tính” và “chân lý” sự tồn tại của con người, cũng
như mối quan hệ giữa ba yếu tố: thế giới – sự cư trú – kiến trúc, từ đó đề xuất
những tư tưởng chủ đạo cho môn triết học Hiện tượng học.
Hiện Tượng Học lấy kinh nghiệm trực giác của các hiện tượng (những gì thể
hiện chính nó cho chúng ta thấy trong nhận thức) như điểm khởi đầu và thử rút ra
những đặc trưng của các kinh nghiệm và bản chất những gì đã trải qua.
23

Theo Juhani Pallasmaa 111 , kiến trúc mang thuộc tính đa cảm xúc (multi-
emotional) và các yếu tố của nó (vật liệu, không gian, tỷ lệ,…) đều có thể được đo
lường bởi các giác quan; cho nên việc đánh giá và cảm nhận kiến trúc không chỉ là
vấn đề của vật thể mà còn bao gồm các khía cạnh văn hóa và xã hội. Ông phê phán
lối tư duy rập khuôn theo những tiêu chuẩn cực đoan của phương Tây và tin tưởng
rằng chính nó đã dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ về môi trường. Pallasmaa nhìn
nhận Alto là một kiến trúc sư mà thay vì đưa ra những khái niệm và hình thức dựa
trên sự thuần khiết (Pureness), đã cố gắng tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa thiên nhiên,
văn hóa, lịch sử và hiện đại, xã hội và cá nhân, truyền thống và đổi mới, tiêu chuẩn
hóa và đa dạng, tính khu vực và toàn cầu; đồng thời kêu gọi sự nổ lực để cung cấp
một kiến trúc nhân đạo (a humane architecture), sử dụng công nghệ để đáp ứng tâm
lý và nhu cầu vật chất của con người (như trong công trình Villa Mairea – Alvar
Alto). Ngoài ra, Pallasmaa còn dẫn chứng công trình của Tadao Ando (Koshino
house) được thiết kế dựa trên tư tưởng Thiền tông (Zen) và Thần đạo (Shinto) của
Nhật Bản để cho rằng các luận giải của mình là gần với Hiện tượng học của
Heidegger [85].
Hiện tượng học kiến trúc được nhiều nhà lý luận đúc kết thành 4 nội dung cơ
bản sau [23]:
1) Chất lượng và thuộc tính của môi trường kiến trúc:
- Chất lượng của môi trường kiến trúc được tạo ra bởi sự liên hệ và
tương tác giữa hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo; nhiệm vụ của sáng tạo kiến trúc là
xây dựng, duy trì và phát triển môi trường tự nhiên và nhân tạo một cách tích cực.
- Môi trường kiến trúc mang thuộc tính là có trật tự, tính thông tin và
bao hàm một nội dung nhất định.
2) Sự trải nghiệm và ý nghĩa của môi trường kiến trúc: bao gồm
- Thể nghiệm và cảm thụ ý nghĩa của môi trường kiến trúc thông qua
cảm nhận trực giác từ các yếu tố: thực thể, không gian, bình diện, tỷ lệ, tỷ xích, màu
sắc, chất cảm, nhịp điệu, ánh sáng và âm thanh.

111
Juhani Pallasmaa là một trong những nhà lý thuyết có ảnh hưởng nhất trong phát triển hiện tượng trong
kiến trúc.
24

- Lý giải và đánh giá môi cảnh kiến trúc đó bằng tâm lý và hành vi: con
người trong môi cảnh kiến trúc luôn luôn có nhu cầu “định vị” bản thân.
3) Thước đo văn hóa xã hội của môi trường kiến trúc: ghi nhận, hấp thu,
chỉnh lý, giải thích những thông tin chứa đựng trong kiến trúc.
4) Mối liên hệ giữa 3 yếu tố: địa điểm - kiến trúc - con người: nắm rõ ý nghĩa
bản chất của địa điểm, của nơi chốn.
Cùng hướng nghiên cứu trên, nhưng theo Chiristian Norberg Schulz thì nội
dung cơ bản của Hiện tượng học kiến trúc giản lược thành 3 yếu tố: môi cảnh tự
nhiên + môi cảnh nhân tạo + địa điểm (nơi chốn).
1) Môi cảnh tự nhiên: không hoàn toàn là một cấu trúc đồng nhất đặc định,
nó có bản sắc (Identity) khác nhau do bầu không khí khác nhau;
2) Môi trường nhân tạo: gồm 2 nội dung là cấu trúc vật chất và ý nghĩa của
nó. Nhiệm vụ chủ yếu của môi trường nhân tạo là cụ thể hóa các hiện tượng tự
nhiên và xây dựng quan hệ tích cực với nó;
3) Nơi chốn: là sự kết hợp hài hòa và có ý thức giữa môi cảnh nhân tạo và
môi cảnh tự nhiên; cộng thêm tọa độ, phương vị của khu vực.
Như vậy, Hiện tượng học kiến trúc đặt vấn đề nghiên cứu chính vào việc thiết
lập các giá trị vật thể (vật lý) của kiến trúc trong mối quan hệ hài hòa với môi cảnh
tự nhiên; giữa chúng luôn tương tác và không thể tách rời nhau để cùng tiến tới
những mục tiêu tích cực. Hơn nữa, giá trị vật thể không chỉ là lớp vỏ bên ngoài đơn
thuần ngăn cách giữa không gian tự nhiên và nhân tạo, mà còn hàm chứa các nội
dung cuộc sống và đầy ý nghĩa. Bằng sự trải nghiệm của giác quan, tâm lý, cảm
xúc, ký ức… con người có thể lý giải và đánh giá giá trị văn hóa & xã hội, tinh thần
& thẩm mỹ của kiến trúc trên nền bối cảnh (nơi chốn) mà nó được xây dựng.
25

BẢNG PL2.8: QUAN ĐIỂM CỦA HIỆN TƯỢNG HỌC KIẾN TRÚC LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM HIỆN TƯỢNG HỌC KIẾN TRÚC GIÁ TRỊ VHTT

Chất lượng của môi trường kiến trúc: xây dựng, duy trì và - Tính dung hòa với tự nhiên
1
phát triển môi trường tự nhiên và nhân tạo một cách tích cực. - Tính linh hoạt/đa năng
Thể nghiệm và cảm thụ ý nghĩa của môi trường kiến trúc:
2
thông qua cảm nhận trực giác.
- Tính biểu hình

- Tính cộng đồng


3 Thước đo văn hóa xã hội của môi trường kiến trúc - Tính tư hữu

- Truyền thống gia đình


4 Ý nghĩa của nơi chốn: vật thể - xã hội – tinh thần - Gồm 6 giá trị trên

9 Ký hiệu học kiến trúc (Semiology of Architecture)

Ký hiệu học là khoa học đề cập tới việc thực hiện và phân tích các dấu hiệu,
biểu tượng trong tất cả các lĩnh vực như: lời nói và văn bản, các hình thức ngôn
ngữ và phi ngôn ngữ (sinh lý và sinh học, ngữ nghĩa, hệ thống giá trị, tất cả các
dạng chuyển động, tâm trạng, ý thức hoặc vô thức) [84].
Trong tác phẩm The Language of Post - modern Architecture (Ngôn ngữ kiến
trúc Hậu hiện đại - 1977), Charles Jencks lần đầu tiên đề cập cách tiếp cận ký hiệu
học trong kiến trúc dựa trên nền tảng lý thuyết của Ferdinand De Saussure (1857–
1913). Xuất phát từ ý tưởng xem mọi thứ do con người tạo ra đều liên quan đến quá
trình dấu hiệu hóa, cho nên nếu muốn hiểu những gì mà họ đang đối mặt thì phải
nắm bắt được quá trình dấu hiệu hóa của nó [73]. Kiến trúc cũng không nằm ngoài
đối tượng nghiên cứu của ký hiệu học.
Jencks cho rằng ngôn ngữ là hình thức ký hiệu kiểu mẫu (the paradigmatic
sign system): ngôn ngữ thống trị tất cả các hình thức ký hiệu, vì vậy kiến trúc có thể
được hiểu trong sự tương đồng trực tiếp với ngôn ngữ; nó tái lập thuật ngữ ký hiệu
học bằng các mã hình ảnh (visual codes). Sự khác biệt trong ngôn ngữ cũng giống
như sự khác biệt các mã kiến trúc (architectural codes), gọi là nhóm ký hiệu học
(semiotic groups), tạo thành từ pha trộn hỗn độn, phức tạp của các đặc tính dân tộc,
26

tuổi tác, lịch sử, địa phương,... Và mỗi nhóm ký hiệu thì có ngôn ngữ kiến trúc
riêng. Ông khẳng định: bằng phương pháp phân tích các thành phần kiến trúc có thể
nhận diện những giá trị văn hóa và tính cách riêng biệt của nó. Đó cũng là quá trình
giải mã nội dung hàm nghĩa ẩn sau những biểu hiện hình thức của một ngôn ngữ
kiến trúc.
Về cơ bản, ngôn ngữ được tạo lập từ 2 thành phần: cái biểu đạt (signifier) và
cái được biểu đạt (signified). Cũng vậy, một biểu hiện kiến trúc thường chuyển tải
một ý nghĩa nhất định. Với quan niệm này, kiến trúc nên được xem xét bởi sự hợp
thành của các nhóm ký hiệu khác nhau (mã kép – double codes, đa mã – multi
codes), gắn liền với ý nghĩa và sự giải mã.
Mỗi công trình như là một phần của nền văn hóa kiến trúc, chứa đựng những
giá trị tinh thần thông qua các hình thức biểu hiện. Con người sống trong không
gian và liên tục tương tác, làm thay đổi thành phần của nó với những dấu hiệu mang
ý nghĩa riêng và có thể nhận biết từ bên ngoài. Hình thức kiến trúc không đơn thuần
được tạo thành từ những tác động vật lý. Đó là kết quả của một loạt các yếu tố văn
hóa – xã hội trên qui mô lớn, thể hiện mong muốn của con người thông qua thẩm
mỹ và không gian cũng như những liên hệ của chúng với một khu vực địa lý nhất
định.
Tiếp cận ký hiệu học trong kiến trúc, Mojtaba Pasaee đề xuất 2 mô hình
nghiên cứu như sau [84]:
 Mô hình tổng quát:

Hình PL2: Mô hình tổng quát về ký hiệu học trong kiến trúc
27

 Mô hình chi tiết:

Hình PL 2.3: Mô hình chi tiết về ký hiệu học trong kiến trúc

Dựa trên phương pháp này, khái niệm về không gian và địa điểm có thể được
phân tích và đối chiếu một cách rõ ràng trong các hệ thống kiến trúc khác nhau.
Hơn nữa, nó có thể sử dụng để đạt được các khái niệm về bản sắc và ý nghĩa của
nơi chốn.
BẢNG PL2.9: QUAN ĐIỂM CỦA KÝ HIỆU HỌC KIẾN TRÚC LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

QUAN ĐIỂM KÝ HIỆU HỌC HỌC KIẾN TRÚC GIÁ TRỊ VHTT

1 Cái biểu đạt (signifier): hình ảnh - Tính biểu hình

- Tính dung hòa với tự nhiên

- Tính linh hoạt/đa năng


2 Cái được biểu đạt (signified): các tham số văn hóa – xã hội - Tính cộng đồng

- Tính tư hữu

- Truyền thống gia đình


28

10 Kiến trúc High-tech (High-tech Architecture)

Kiến trúc High-tech ra đời vào những năm 70 của thế kỷ XX cùng với sự phát
triển nhanh chóng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, tạo ra xu hướng kiến trúc
mới của thế giới, được nhận diện thông qua công trình của các kiến trúc sư tiêu biểu
như: Richard Rogers, Renzo Piano, Norman Foster, Nicholas Grimshaw, Michael
Hopkins …
Kiến trúc High-tech lấy mỹ học cơ khí và mỹ học cấu trúc làm nền tảng lý
luận, có xu hướng cực đoan hóa kỹ thuật, chú trọng sử dụng vật liệu công nghệ cao
như thép và kính; công năng và hình khối được tổ chức một cách linh hoạt. Kiến
trúc High Tech thường sử dụng thủ pháp cách điệu chi tiết máy móc với khả năng
thi công nhanh, tiết kiệm thời gian xây dựng, tiện lợi trong tháo lắp cấu kiện. Nhìn
chung, kiến trúc High-tech là sản phẩm của giai đoạn công nghệ cao, ca ngợi tính
ưu việt của kết cấu và các loại vật liệu cao cấp, chống lại tính hàn lâm cổ điển, đề
cao công năng, loại trừ trang trí [3,tr260]. Kiến trúc High-tech phản ánh quan điểm
sáng tạo cá nhân dựa trên các điều kiện lịch sử nhằm tạo ra công trình độc quyền,
chuyển tải “tinh thần thời đại”, đặt mục tiêu vào chức năng và tính hiệu quả.
Bên cạnh đó, những sắc thái văn hóa địa phương vẫn có tác dụng tích cực
đến sự tăng cường diện mạo phong phú của kiến trúc High-tech, cho phép khắc
phục cái mà chủ nghĩa duy lý của Mies Van Der Rohe hay Phong cách Quốc tế đã
thiếu sót [47,tr67].

Tóm lược một số quan điểm chủ yếu của kiến trúc High-tech112:

- Chức năng và biểu tượng: cấu trúc được hiển thị ra bên ngoài thể hiện
niềm tin mới vào sức mạnh của công nghệ để cải thiện thế giới.
- Tôn vinh công nghệ: đặc điểm chung của kiến trúc High-tech là phô bày vẻ
đẹp hệ khung kết cấu thép, kết hợp sử dụng hiệu ứng ánh sáng và bóng râm. Ngoài
ra, xu hướng này còn có thể chia thành 2 nhóm giải pháp tạo hình khác nhau: 1) phô
bày hệ thống kỹ thuật (Richard Rogers). Toàn bộ cấu trúc và các đường ống được

112
Colin Davies (1988), High Tech Architecture,
Http://www.crowstep.co.uk/Resources/HighTechArchitecture.pdf;
29

phơi bày cứ như “lộn mặt trái” của không gian kiến trúc và đưa hết những gì trước
kia phải che dấu ra bên ngoài… Công trình thể hiện sự chính xác, trung thực, gạn
lọc của vật liệu và cấu trúc, không có bộ phận nào thừa và không dùng đến
[3,tr258-259]; 2) sử dụng tường kính và khung thép nhẵn bóng để che phủ mặt
ngoài (Norman Foster);
- Các dạng hình học: tòa nhà như một cỗ máy công nghệ bọc kim loại và
kính được xếp đặt một cách trật tự, trang trí mang đậm nét đồ họa; do đó các yếu tố
kỹ thuật trở thành đối tượng chính tạo thành thẩm mỹ tòa nhà.
- Sản xuất hàng loạt: cấu kiện của công trình được sản xuất hàng loạt tại nhà
máy, tuy nhiên từng công trình của kiến trúc High-tech thì không giống nhau.
- Không gian và tính linh hoạt: tòa nhà thường tuân theo nguyên tắc không
gian mở để linh hoạt thay đổi hoặc bổ sung chức năng; hơn nữa, tường ngoài, mái
và khung cấu trúc cũng có thể tháo dỡ. Vì vậy, trên phương diện lý thuyết, hình
thức của tòa nhà Hi-tech có thể linh hoạt thay đổi theo sự biến động công năng, biểu
hiện sự chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện (Trung tâm Pompidou – Pháp, tòa tháp Lloyd
– Anh).
- Tiết kiệm năng lượng: sử dụng công nghệ cao để giảm thiểu tiêu thụ năng
lượng, làm cho tòa nhà thêm sinh thái và thân thiện với môi trường.
- Sắc thái địa phương: cũng từ những vật liệu siêu cao cấp nhưng ở mỗi
hoàn cảnh địa phương cụ thể lại có những cách biểu hiện độc đáo khác nhau tùy
theo sở trường của từng tác giả [3,tr261]. Ví dụ: từ thiên nhiên và văn hóa bản địa
của thổ dân New Caledonia, Renzo Piano nghiên cứu mô hình nhà lều Kanak và
đưa vào ý tưởng thiết kế Trung tâm văn hoá Jean Marie Tjibaou - New Caledonia
(xây dựng năm 1992-1998), là sự kết hợp sử dụng vật liệu công nghệ cao và vật liệu
trang trí địa phương. Đối với phòng biểu diễn nhạc thính phòng (Auditorium - Parco
della Musica) ở Roma (xây dựng năm 2002), Renzo Piano thiết kế các nhà hát ngoài
trời theo kiểu truyền thống La Mã. Các phòng hòa nhạc sử dụng vật liệu vỏ mỏng,
mô phỏng kiến trúc gỗ truyền thống nước Ý.
30

BẢNG PL2.10: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HI-TECH LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC
GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC HI-TECH GIÁ TRỊ VHTT

Tiết kiệm năng lượng: sử dụng công nghệ cao để giảm thiểu tiêu
1 thụ năng lượng, làm cho tòa nhà thêm sinh thái và thân thiện với Tính dung hòa với tự nhiên
môi trường.

Tổ chức không gian: cấu trúc mở để linh hoạt thay đổi chức năng;
2 Hình thức: tháo ráp, có thể thay đổi. Tính linh hoạt/đa năng
Cấu kiện của công trình được sản xuất hàng loạt tại nhà máy.

Tính đơn nhất: kiến trúc High-tech phản ánh quan điểm sáng tạo
3 cá nhân nhằm tạo ra công trình độc quyền, chuyển tải “tinh thần Tính tư hữu
thời đại”.

Sắc thái địa phương: tùy theo hoàn cảnh địa phương cụ thể sẽ có
4 những cách biểu hiện độc đáo khác nhau tùy theo sở trường của Tính biểu hình
từng tác giả.

11 Kiến trúc giải tỏa kết cấu (Deconstruction Architecture)113

Kiến trúc giải tỏa kết cấu là một trào lưu kiến trúc mới phát triển sau thời
kỳ kiến trúc Hậu hiện đại, chính thức ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX. Với
ý tưởng cho rằng Kiến trúc giải tỏa kết cấu là những cấu trúc không chặt chẽ, nên sự
bền vững không thuộc về bản thể của nó, và như thế có thể hiểu là một thứ kiến trúc
với những hình thể "phi kết cấu". Theo Mark Wigley, đây là kiến trúc của sự rối
loạn, lộn xộn, chệch hướng, sự méo mó chứ không phải là kiến trúc của sự phá vỡ,
sự mục nát, phân ly và tan rã. Nó đổi chỗ, định vị lại cấu trúc chứ không phải là
phá huỷ cấu trúc. Bằng quan điểm đó, ông cho rằng kiến trúc sẽ mạnh mẽ và tồn tại
lâu hơn do người ta không thể bỏ đi cấu trúc lộn xộn, không rõ ràng này được; và vì
nó là những thành phần của một thực thể "cộng sinh" thống nhất.
Theo Trần Trọng Chi, Kiến trúc giải tỏa kết cấu muốn tìm đến một thứ kiến
trúc mềm dẻo hơn, có thể thay đổi được, những hình khối nhỏ nhẹ, mảnh mai đặt
bên cạnh những hình khối quá khổ và quái dị để tạo ra tình trạng dễ sụp đổ, không

113
Tóm lược từ: Http://www.saylor.org/site/wp-content/uploads/2011/05/Deconstructivism.pdf.
31

ổn định nhằm chống lại những nguyên tắc nghiêm nghị, cứng nhắc và nhằm xóa bỏ
giấc mộng đạt tới hình thức thuần túy của Chủ nghĩa kiến trúc hiện đại [3,tr262].
Kiến trúc giải tỏa kết cấu vận dụng mọi phương tiện nhằm làm đảo lộn nhận
thức bình thường, dùng trí tưởng tượng để tạo ra bố cục mới, đặt trọng tâm vào việc
điều chỉnh sự sai lệch các bề mặt, tạo ra “sự hỗn loạn có kiểm soát”. Tiêu biểu của
xu hướng này là sự mất cân đối, có vẻ lộn xộn, gây nên cảm giác không ổn định
nhưng cũng đem lại nhiều sự thích thú mới lạ. Kiến trúc giải tỏa kết cấu thông qua
tính rối ren của hình học để bổ sung cho kiến trúc Hiện đại như một quá trình tự tìm
kiếm bản thân. Nỗ lực của Kiến trúc giải tỏa kết cấu nhằm tách rời kiến trúc ra xa
các quy tắc của Chủ nghĩa hiện đại như: “hình thức đi sau công năng”, “hình thức
tinh khiết” hay “sự chân thật của vật liệu”. Xu hướng này cũng tạo ra sự đối lập
với nhiều xu hướng khác (tiêu biểu là xu hướng Hậu hiện đại) do quan điểm chối bỏ
tính kế thừa các giá trị văn hóa lịch sử và hình thức trang trí thuần túy. Kiến trúc
giải tỏa kết cấu chấp nhận sự tồn tại chung của những mặt đối lập mà không tìm
cách hòa hợp chúng; vì vậy kiến trúc được xem như mảnh vụn của những yếu tố cơ
bản bị phá bỏ.
Kiến trúc giải tỏa kết cấu nhấn mạnh tính đồng thời và sự rắc rối trong không
gian cũng như hình thức, chú trọng yếu tố thời gian trong bố cục không gian. Phi
đối xứng bất định luôn hiện diện, hình thức mang tính động hơn là tĩnh. Quan điểm
về sự lặp lại và biến đổi được thể hiện trong các giải thích cho việc hình thành hình
khối và giải quyết các chức năng. Hình khối với chức năng tương ứng được tách rời
nhau, sau đó ráp lại một cách ngẫu nhiên nhằm gia tăng khả năng giao tiếp giữa
những nhóm người khác nhau trong các khu chức năng không giống nhau.
Điểm tương đồng giữa Kiến trúc giải tỏa kết cấu và Kiến trúc Hi-tech là dựa
vào thành tựu công nghệ kỹ thuật để tìm tòi nguyên tắc tạo hình, tái thẩm định các
giá trị kiến trúc hiện đại trong sự xem xét các vấn đề và tìm cách lý giải theo lối
khác. Hình thức kiến trúc được thể hiện ở những đặc tính dở dang, đảo ngược, tạo
trạng thái nước đôi, nhập nhằng, các trạng thái chuyển động, không ổn định, dễ sụp
đổ, sự hoàn hảo bị xáo trộn; gợi nhắc đến xu hướng lập thể và chủ nghĩa biểu hiện
trừu tượng. Đặc tính đó được cô đọng trong khẩu hiệu của Bernard Tschumi: “hình
32

thức sinh ra từ trí tưởng tượng”.


Cũng vì quan điểm khác biệt nêu trên nên Kiến trúc giải tỏa kết cấu luôn tạo ra
những công trình có tính đơn nhất và là con đẻ của một xã hội có nền kinh tế phát
triển cao…thường chỉ để phục vụ cho những ông chủ “chịu chơi” hơn là thứ kiến
trúc dành cho những con người bình thường [3,tr266].

BẢNG PL2.11: QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU LIÊN QUAN ĐẾN
KHAI THÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

STT QUAN ĐIỂM CỦA KIẾN TRÚC GIẢI TỎA KẾT CẤU GIÁ TRỊ VHTT

Tổ chức không gian: cấu trúc mở để linh hoạt thay đổi chức năng;
1 Tính linh hoạt/đa năng
Hình thức: mang tính động hơn là tĩnh

Tính đơn nhất: kiến trúc phản ánh quan điểm sáng tạo cá nhân
2 Tính tư hữu
nhằm tạo ra công trình độc quyền, chuyển tải “tinh thần thời đại”.

KẾT LUẬN

Tổng hợp quan điểm của các học thuyết kiến trúc thế giới trong việc khai thác
giá trị truyền thống và bản địa cho thấy: tuy cách diễn đạt của từng học thuyết có
khác nhau nhưng tựu chung có thể nhận diện và suy luận thành 9 nội dung chính,
xoay quanh 5 vấn đề: 1) kiến trúc phù hợp và thích ứng với điều kiện tự nhiên; 2)
phát triển tính linh hoạt của không gian và hình thức (phá vỡ nguyên tắc cứng nhắc
mà chủ nghĩa Hiện đại đã đặt định); 3) khai thác biểu hiện của các yếu tố hình thức
và trang trí truyền thống nhằm khơi gợi những cảm xúc/kí ức thẩm mỹ quen thuộc;
4) kiến trúc phải tham chiếu khía cạnh văn hóa và hoạt động xã hội tại địa điểm mà
nó được xây dựng; 5) kiến trúc cần thỏa mãn nhu cầu cá nhân (nhu cầu xã hội)
trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
Nhìn chung, những nội dung trên có sự thống nhất cơ bản với các giá trị
VHTT trong kiến trúc nhà ở đô thị Việt Nam. Diễn giải mối quan hệ này sẽ làm rõ
học thuyết kiến trúc nào tiếp cận gần nhất với mục tiêu khai thác VHTT mà luận án
đặt ra. Đó cũng còn là cách để kiểm chứng và củng cố lại các giá trị đã được chọn
lọc ở mục 2.1.3, đồng thời định hướng cho các bước sẽ triển khai ở chương III.
33

PHỤ LỤC 3

CHỨC NĂNG CỦA NHÀ Ở VÀ CÁC NHÓM KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG

1. Chức năng của kiến trúc nhà ở

Nhà ở được xây dựng để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người trong tổng thể
môi trường tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, việc chọn lọc và phân định chức năng của
ngôi nhà cũng có những quan điểm khác nhau tùy theo góc độ nghiên cứu của các
tác giả. Trần Văn Khải xác định môi trường ở (bên trong và bên ngoài ngôi nhà)
phải thỏa mãn 3 chức năng: 1) nghỉ ngơi; 2) giải trí; 3) làm việc [30, tr.4]].
Trong khi đó, Nguyễn Đức Thiềm [57, tr.71] nêu 5 yêu cầu chức năng mà
ngôi nhà cần đáp ứng:
1) Bảo vệ và phát triển thành viên: nhà ở phải bảo vệ các thành viên gia đình
tránh khỏi ảnh hưởng tiêu cực của môi trường tự nhiên và xã hội;
2) Tái phục sức lao động: con người cần các không gian sinh hoạt để tái sản
xuất sức lao động xã hội, gồm:
- Ăn uống: bếp, phòng ăn...;
- Nghỉ ngơi: phòng ngủ yên tĩnh, kín đáo... và nơi nghỉ ngơi, hoạt động
riêng tư;
- Vệ sinh cá nhân: tắm rửa, xí tiểu;
- Hoàn thiện tri thức (nghiên cứu học tập và tổng kết kinh nghiệm), lành
mạnh hóa thể chất, tình cảm và tinh thần (thể dục và hưởng thụ, giao tiếp
với thiên nhiên, giải trí thư giãn...).
3) Giáo dục xã hội ban đầu: phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình, không
gian giao tiếp xã hội (cổng, ngõ, hiên...), không gian dành cho trẻ em (sân
vườn, góc riêng cho trẻ…).
4) Thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tình cảm: không gian sinh hoạt tâm linh (thờ
cúng, tưởng niệm, cầu nguyện), không gian tiếp cận với thiên nhiên (sân
vườn, hồ cảnh, giếng trời…), không gian yên tĩnh...;
34

5) Kinh tế: không gian mua bán, sản xuất nhỏ...


Gần tương đồng với quan điểm của Nguyễn Đức Thiềm, nhóm tác giả trường
Đại học Xây dựng Hà Nội [32, tr.82] cũng xác định 5 chức năng của nhà ở, gồm: 1)
nghỉ ngơi tái tạo sức lao động; 2) thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý; 3) giao tiếp xã
hội; 4) giáo dục con cái; 5) kinh tế.
Như vậy, qua 3 dẫn chứng trên đây cho thấy các tác giả đã định nghĩa khá rõ
chức năng của nhà ở. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu, luận án tổng
hợp và xác định lại 5 chức năng của nhà ở đô thị Việt Nam hiện nay như sau
[bảng PL3.1]:
BẢNG PL3.1: CÁC QUAN ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA NHÀ Ở

Trong phần tổng hợp của luận án có 2 khái niệm nghỉ ngơi, gồm:
- Nghỉ ngơi thụ động: các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ bản
để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, ngủ, vệ sinh…;
- Nghỉ ngơi năng động: các hoạt động nhằm hướng đến sự phát triển thể
chất (vận động thể thao, nghỉ dưỡng tự do) và tinh thần của con người (hoạt động
sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, hoạt động giải trí, hoạt động làm đẹp, hoạt
động tâm linh);
Việc diễn đạt lại các chức năng như trên là để tương ứng với không gian công
năng của nhà ở, đồng thời tham chiếu theo theo lý thuyết Tháp nhu cầu của
35

Maslow (xem mục 2.2.1), tức là sự gia tăng mức độ tiện nghi từ cấp cơ bản cho đến
phát triển.

2. Các nhóm không gian công năng trong kiến trúc nhà ở đô thị

Hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu công năng trong kiến trúc nhà ở như:
- Đặng Thái Hoàng, kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng, 2002;
- Trần Văn Khải, Thiết kế và tổ chức không gian môi trường ở, Trường Đại
học Kiến trúc Tp HCM, Lưu hành nội bộ, 2005;
- Nguyễn Đức Thiềm, Kiến trúc nhà ở, NXB Xây dựng, 2006;
- Trần Xuân Đỉnh, Thiết kế nhà ở, NXB Xây dựng, 2010;
Tuy nhiên, những tác giả này chỉ trình bày số lượng và nội dung không gian
công năng trong kiến trúc nhà ở mà chưa phân nhóm và sắp xếp thứ bậc theo cấp
độ nhu cầu từ cơ bản (nhu cầu cần thiết để duy trì sự sống) cho đến nâng cao
(nhu cầu tự thực hiện sở thích cá nhân). Để làm được điều đó cần căn cứ vào cơ
sở lý thuyết phân cấp nhu cầu của con người trong môi trường tự nhiên và xã hội
(Lý thuyết “Tháp nhu cầu” của Maslow và những nghiên cứu tương tự trong lĩnh
vực Kiến trúc - Quy hoạch).
Nhà ở dân gian truyền thống Việt Nam là một tổ hợp không gian đa chức
năng, đáp ứng nhiều nhu cầu: nghỉ ngơi, giao tiếp, giáo dục, tâm linh, sản xuất...
Các chức năng đó được triển khai trong một số không gian lớn (nhà chính, nhà phụ
là những không gian đồng nhất, không ngăn chia), phù hợp với phương thức sản
xuất tiểu nông và điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Có thể xem đây là mô hình
nhà ở đa chức năng cấp độ cơ sở (theo kiểu một không gian lớn đa năng).
Hiện nay, tiện nghi nhà ở đang ngày càng gia tăng dẫn đến sự xuất hiện thêm
nhiều không gian mới (phòng làm việc riêng, thư viện, phòng nghe nhạc, phòng tập
thể thao, hồ bơi...); đồng thời diễn ra hiện tượng phối hợp giữa các không gian có
tính năng bổ trợ lẫn nhau theo hướng phục vụ tại chỗ, giảm thời gian di chuyển; từ
đó tạo thành kiểu phòng ở đa năng (ví dụ: phòng ngủ có thể gồm: nơi ngủ, làm
việc, trang điểm, nghe nhạc, xem ti vi, làm việc, không gian xanh...). Như vậy, cấu
trúc công năng trong nhà ở đô thị hiện nay hướng đến mô hình nhà ở nhà ở đa chức
36

năng cấp độ nâng cao (nhà ở đa năng, phòng ở đa năng).


Căn cứ theo 5 chức năng đã trình bày trong mục 1 có thể phân chia thành 5
nhóm công năng tương ứng sau đây:
1) Nhóm công năng Nghỉ ngơi thụ động: nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý cơ
bản của con người như ăn, ngủ, vệ sinh... Đây là nhóm công năng không thể thiếu
trong bất cứ loại hình nhà ở nào.
- Khu bếp: có mối liên hệ đa dạng với các thành phần khác như: phòng sinh
hoạt chung, phòng ăn chính, nơi ăn ngoài sân, garage, sân vườn;
- Nơi ăn nội bộ: liên hệ trực tiếp với bếp theo 3 giải pháp: kiểu “bán đảo”,
“kiểu đảo” và kiểu bố trí ở một ngách riêng;
- Phòng ngủ: kết hợp đa năng giữa khu vực giường ngủ, khu vệ sinh, tủ
tường, nơi làm việc, nghe nhìn, trang điểm...;
- Không gian sinh hoạt cá nhân/góc nghỉ ngơi;
- Ban công, lô gia, hành lang; sân trong/giếng trời (diện tích nhỏ): đáp ứng
các yêu cầu về thông gió, che nắng, đi lại và ngắm cảnh;
- Phòng tắm - vệ sinh: bố trí chung hoặc riêng cho từng phòng. Mức độ
tiện nghi của phòng tắm – vệ sinh gia tăng đáng kể (đặc biệt là chất lượng của trang
thiết bị);
2) Nhóm công năng Làm việc: bắt nguồn từ nhà ở dân gian truyền thống và
được triển khai tùy vào từng loại hình nhà ở đô thị.
- Không gian thương mại – dịch vụ: tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, gần
mặt đường phố;
- Không gian sản xuất nhỏ, văn phòng làm việc: ít hoặc không có nhu cầu
tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, có thể bố trí lùi sâu vào bên trong ngôi nhà.
- Không gian làm việc cá nhân: có thể bố trí linh hoạt, kết hợp với nhiều
chức năng nhà ở.
3) Nhóm công năng Giáo dục: để thực hiện 3 loại hoạt động: giáo dục con
cái; tự đào tạo nâng cao kiến thức; duy trì văn hóa gia đình theo kiểu truyền thống.
- Phòng/không gian nghiên cứu, thư viện, góc học tập: đây được xem là
không gian đa cấp, phân bố linh hoạt bên trong nhà ở. Tùy theo qui mô và nhu cầu
37

mà bố trí thành phòng riêng hoặc kết hợp bên trong phòng ngủ, phòng sinh hoạt
chung, phòng khách.
- Phòng sinh hoạt chung: trước đây phòng khách còn đảm nhiệm chức năng
sum họp gia đình nhưng ngày nay có xu hướng tách thành không gian độc lập.
Phòng sinh hoạt chung có thể bố trí gần khu bếp hoặc các phòng ngủ; là nơi trò
chuyện, xem phim, học tập, nghe nhạc, vui chơi trẻ em...;
- Không gian thờ cúng tổ tiên & gia thần: bố trí thành phòng riêng hoặc kết
hợp với phòng khách, phòng sinh hoạt chung và một số không gian chức năng khác.
Hoạt động thờ cúng có tác dụng giáo dục truyền thống gia đình và đức tin/tín
ngưỡng nên được xếp vào nhóm công năng này.
- Phòng lưu niệm: lưu giữ các kỷ vật truyền thống của gia đình;
4) Nhóm công năng Giao tiếp đối ngoại: để thực hiện chức năng giao tiếp với
các đối tượng bên ngoài nhà ở.
- Phòng khách: thường bố trí phía trước, dễ tiếp cận từ bên ngoài. Kinh tế -
xã hội đô thị càng phát triển thì tầng suất sử dụng không gian này càng giảm, tuy
nhiên nó vẫn cần thiết để tổ chức các nghi thức tiếp khách, lễ tiệc... Xu hướng hiện
nay là tạo ra không gian “mở” gắn liền với sân vườn, phòng ăn, sinh hoạt chung…;
- Phòng ăn chính (tiếp khách): chỉ áp dụng đối với nhà ở có qui mô lớn như
biệt thự hoặc căn hộ cao cấp (Penthouse).
- Sân vườn, cổng ngõ, hiên nhà, tiền sảnh;
- Hành lang công cộng: là nơi vui chơi trẻ em và giao tiếp của người dân
trong các căn hộ chung cư.
5) Nhóm công năng Nghỉ ngơi năng động: đây là những không gian liên quan
đến chất lượng tiện nghi của nhà ở. Ngoài các nhu cầu cơ bản và thiết yếu, nhà ở
ngày nay cần có thêm không gian cho các hoạt động nghỉ ngơi liên quan đến văn
hóa sử dụng thời gian rỗi, bao gồm: hoạt động tâm linh “siêu cá thể”114 (thiền,
yoga), vật lý trị liệu, thể dục thẩm mỹ, thể thao (bơi lội, chạy bộ trong nhà), trang
điểm, cảm thụ tinh thần nơi chốn, hoạt động nghe nhìn, sáng tạo nghệ thuật… Như
vậy, chất lượng và tiện nghi nhà ở đặt ra 2 tiêu chí: 1) diện tích các phòng chức
114
Mark Epstein, M.D, Con đường vô ngã, NXB Hồng Đức (Thái An dịch), TP HCM, 2015, tr29;
38

năng cơ bản (liên quan trực tiếp đến chỉ tiêu diện tích ở); 2) số lượng các không
gian để phát triển thể chất, tinh thần và thụ hưởng văn hóa. Vì đáp ứng 2 tiêu chí
này, nhà ở có xu hướng trở thành tổ hợp đa chức năng mở rộng và nâng cao.
- Không gian tâm tinh “siêu cá thể”: phòng tập Thiền, Yoga;
- Không gian phát triển thể chất: phòng thể dục thẩm mỹ, phòng tắm hơi &
mát xa, hồ bơi;
- Không gian giải trí: phòng nghe nhạc – xem phim, bar, phòng trang điểm,
phòng chơi cho trẻ em, phòng giải trí chuyên dụng (bi da, bóng bàn, đánh
cờ…), sân vườn ngoài trời, tiểu cảnh, sân trong/giếng trời (diện tích lớn).
- Không gian sáng tạo nghệ thuật: phòng vẽ tranh, điêu khắc, âm nhạc, thủ
công mỹ nghệ,…
Các chức năng nhà ở và không gian công năng của nó được tổng hợp trong
bảng PL3.2.
39

BẢNG PL3.2: TỔNG HỢP CHỨC NĂNG NHÀ Ở VÀ CÁC KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
TƯƠNG ỨNG

CHỨC NĂNG CỦA


STT PHÒNG/KHÔNG GIAN CÔNG NĂNG
NHÀ Ở

Ngủ
Vệ sinh
Bếp
NGHỈ NGƠI
1 Sinh hoạt cá nhân (thư giãn)
THỤ ĐỘNG
Ban công, lô gia
Sân trong, giếng trời (diện tích nhỏ)
Ăn nội bộ

Thương mại, Dịch vụ


Làm nghề thủ công
2 LÀM VIỆC
Văn phòng
Làm việc cá nhân

Thư viện
Thờ cúng tổ tiên & gia thần

3 GIÁO DỤC Học tập & nghiên cứu


Lưu niệm gia đình
Sinh hoạt chung

Phòng khách
Phòng ăn chính
GIAO TIẾP
4 Hiên nhà, tiền sảnh
ĐỐI NGOẠI
Hành lang công cộng (chung cư)
Cổng, ngõ

Giải trí chuyên dụng (bi da, bóng bàn, đánh cờ…)
Phòng chơi trẻ em
Tập thể dục thẩm mỹ
Tiểu cảnh, non bộ
Hồ bơi
NGHỈ NGƠI
5 Sáng tác nghệ thuật (hội họa, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ,…)
NĂNG ĐỘNG
Tắm hơi + mát xa
Giải trí nghe nhìn
Tập Thiền, Yoga
Sân trong, giếng trời (diện tích lớn)
Sân vườn
40

PHỤ LỤC 4

THAM CHIẾU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC NHÀ Ở TRÊN


THẾ GIỚI DỰA THEO QUAN ĐIỂM CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ ĐẠT GIẢI
PRITZKER [90]

1. REM KOOLHAAS (1944) - PRITZKER 2000

a. Quan điểm kiến trúc

- Trong mỗi công trình kiến trúc có một dòng chảy tự do, bình đẳng giữa các
không gian và chức năng với một nhánh giao thông không kiểm soát, tạo ra hình
thức hoàn toàn mới mẻ;

b. Công trình tiêu biểu

Nexus Housing, Fukuoka, Japan, 1991

Villa dall’Ava, Paris, France, 1991


41

2. GLENN MURCUTT (1936) - PRITZKER 2002

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc gắn liền với yếu tố nơi chốn, đáp ứng các yêu cầu cảnh quan.
Ngôi nhà được điều chỉnh để thích ứng tốt với điều kiện đất đai, thời tiết (ánh sáng,
nước, gió, mặt trời, mặt trăng) và sự thay đổi theo các mùa trong năm;
- Công trình là sự pha trộn hài hòa của mỹ cảm hiện đại, tính thủ công địa
phương, cấu trúc bản địa, và tôn trọng thiên nhiên, đặt vào bối cảnh theo nguyên tắc
"chạm đất nhẹ nhàng".
- Sử dụng nhiều loại vật liệu, từ kim loại, gỗ, thủy tinh, đá, gạch và bê tông
với ý thức về tiết kiệm năng lượng.

b. Công trình tiêu biểu

Magney House, New South Wales, Australia, 1984 Alderton House, Northern Territory, Australia, 1994

Done House, New South Wales, Australia, 1991 Simpson-Lee House, New South Wales, Australia, 1994
42

3. JORN UTZON (1918 - 2008) - PRITZKER 2003

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc mang tính nghệ thuật và điêu khắc, là sự kết hợp giữa các di sản
và sáng tạo cá nhân theo qui luật cân bằng; tìm kiếm vẻ đẹp từ các cạnh biên của
công trình;
- Cấu trúc hữu cơ thể hiện sự liên hệ với tự nhiên và điều kiện của địa điểm
xây dựng;
- Nhà ở được thiết kế để cung cấp không chỉ sự riêng tư cho các cư dân mà
còn mang đến sự thú vị của cảnh quan, linh hoạt để thay đổi cho các mục tiêu ngắn
hạn.

b. Công trình tiêu biểu

Kingo Houses, Helsingor, Denmark, 1953 Utzon House, Mallorca, Spain, 1972
43

4. ZAHA HADID (1950) - PRITZKER 2004

a. Quan điểm kiến trúc

- Công trình kiến trúc vừa là nơi trú ẩn nhưng cũng là để trải nghiệm sự thích
thú và bất ngờ;
- Hình thức kiến trúc hướng về sự chuyển động và chuyển tiếp, tạo thành một
tổng thể liên tục thay đổi;
- Phong cách kiến trúc mang tính đương đại, hữu cơ và sáng tạo; sử dụng vật
liệu và công nghệ mới;

b. Công trình tiêu biểu

Spaceship House, Barvikha, Moscow, 2012

Nassim Villas, Singapore, 2007


44

5. PAULO MENDES DA ROCHA (1928) - PRITZKER 2006

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc lấy cảm hứng từ các nguyên tắc và ngôn ngữ của chủ nghĩa hiện
đại, đáp ứng nhu cầu xã hội và thẩm mỹ của con người; sử dụng vật liệu đơn giản
(bê tông & thép);
- Công trình kiến trúc khai thác và hòa nhập vào môi trường thiên nhiên
phong phú;
- Tái khẳng định sự hiểu biết và tôn trọng di sản trong mối liên quan với tính
thời đại.

b. Công trình tiêu biểu

Residence for Mario Masetti, Cava Estate, Cabreuva, São Paulo, Brazil, 1995

Residence for Paulo Mendes da Rocha, São Paulo, Brazil, 1964.


45

6. RICHARD ROGERS (1933) - PRITZKER 2007

a. Quan điểm kiến trúc

- Hình thức công trình kiến trúc như những cổ máy, rõ ràng và minh bạch;
trong đó tích hợp các không gian công cộng và riêng tư; sáng tạo các giải pháp năng
lượng hiệu quả;
- Không gian kiến trúc linh hoạt để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của người
sử dụng;
- Vật liệu và kỹ thuật xây dựng công nghệ cao;

b. Công trình tiêu biểu

Flexi-Houses, Milton Keynes, England, 2007 Private Residence, Singapore, 2012

The Roof Garden Apartment, London, 2001


46

7. JEAN NOUVEL (1945) - PRITZKER 2008

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc tồn tại như một rạp chiếu phim xét trong chiều thời gian và
chuyển động (mang tính trình diễn). Sự vận hành của ánh sáng, các lớp bề mặt và
tính mờ ảo là thủ pháp chính cho hình thức kiến trúc;
- Thay đổi vật liệu theo chiều cao của công trình (tính từ chân đế tới đỉnh): đá
granite – nhôm – thép không gỉ - kính. Hình ảnh tòa nhà có xu hướng biến mất vào
bầu trời.
- Không có phong cách kiến trúc ưu tiên mà tùy thuộc vào bối cảnh, bao
gồm: văn hóa, địa điểm, các chương trình và đối tượng khách hàng.
- Căn hộ tốt là căn hộ lớn nhất có thể, linh hoạt tối đa và chuyển đổi được
(kết hợp hoặc chia tách)115.

b. Công trình tiêu biểu

Nemausus I public housing, Nimes,


France, 1987

115
http://en.wikiarquitectura.com/index.php/Nemausus_Housing
47

8. PETER ZUMTHOR (1943) - PRITZKER 2009

a. Quan điểm kiến trúc


- Ngôn ngữ của kiến trúc không phải là câu hỏi cho một phong cách cụ thể.
Mỗi tòa nhà được xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố địa điểm và điều kiện xã
hội nhất định
- Công trình kiến trúc có hình thái tĩnh lặng; tôn trọng các giá trị địa điểm, di
sản văn hóa địa phương và những bài học từ lịch sử kiến trúc.
- Hình thức công trình khiêm tốn, giản dị được tổ hợp trong một tổng thể
mang tính đột phá, táo bạo;
- Vật liệu: tấm lợp bằng gỗ tuyết tùng, tấm thủy tinh phun cát, tường đá…
b. Công trình tiêu biểu

Annalisa Zumthor House, Swiss , 2009

Spittelhof Housing Estate, Biel-Benken , Switzerland 1996,


48

9. KAZUYO SEJIMA (1956) & RYUE NISHIZAWA (1966) -


PRITZKER 2010

a. Quan điểm kiến trúc


- Công trình kiến trúc là một thể thống nhất giữa hình thể vật lý, mỹ cảm, đối
tượng sử dụng, tính chất hoạt động và cảnh quan.
- Không gian kiến trúc liên tục (không phân cấp bởi những bức tường mà do
sự uốn lượn của mặt sàn liên tục, phù hợp với mục đích sử dụng khác nhau), nhẹ
nhàng và minh bạch.
- Hình thức tinh tế, mạnh mẽ, lưu chuyển và chính xác;
- Sử dụng vật liệu thông thường kết hợp với công nghệ hiện đại
- Các mối quan hệ của tòa nhà với bối cảnh luôn được xem trọng, không để
mất sự kết nối với tự nhiên và môi trường xung quanh;

b. Công trình tiêu biểu

Moriyama House, Ohta-ku, Tokyo, Japan, 2005

Garden & House, Tokyo, Japan, 2013

Okurayama Apartments, Okurayama, Japan, 2008


49

10. EDUARDO SOUTO DE MOURA (1952) - PRITZKER 2011

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc là một vấn đề toàn cầu. Không có kiến trúc sinh thái, kiến trúc
thông minh, kiến trúc bền vững mà tất cả chỉ là kiến trúc tốt. Luôn luôn có những
vấn đề mà công trình kiến trúc không được bỏ qua như: năng lượng, tài nguyên, chi
phí, khía cạnh xã hội;
- Công trình là sự kết hợp phức tạp của các yếu tố: đặc điểm khu vực, cảnh
quan, địa điểm và lịch sử kiến trúc. Đề cao tính hình học giản đơn và hiệu quả
tương tác của ánh sáng. Ngôn ngữ kiến trúc mang tính trừu tượng, kết hợp với vẻ
đẹp và tính xác thực của vật liệu đá granite, gỗ, đá cẩm thạch, gạch, thép, bê tông;
đồng thời tạo ra sự bất ngờ về màu sắc. Tránh sử dụng các loại vật liệu quí hiếm.

b. Công trình tiêu biểu

House in Cascais, Cascais, Portugal, 2002 House in Serra da Arrábida, Portugal, 2002

Cinema House Manoel de Oliveira, Porto, House in Bom Jesus, Braga, Portugal, 2007
Portugal,2003
50

11. WANG SHU (1963) - PRITZKER 2012

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc là tự phát vì bản thân nó là một trong những vấn đề của cuộc sống
hàng ngày. Các công trình có khả năng khơi gợi quá khứ, tôn trọng truyền thống và
bối cảnh mà không sao chép trực tiếp từ nguồn dữ liệu lịch sử;
- Thiên nhiên và kiến trúc không chỉ cùng tồn tại mà còn bổ sung cho nhau;
kết cấu, hình dạng và màu sắc công trình được xác định bởi cảnh quan thiên nhiên;
- Sử dụng vật liệu tái chế (ngói và gạch tường bị phá bỏ) để tạo hình ảnh
nghệ thuật và xúc giác phong phú;
- Đặc điểm nổi bật: sự đa dạng của ánh sáng, vật liệu, hình dạng; tính cơ
động và sử dụng cấu trúc đơn giản để có thể nhanh chóng xây dựng và tháo dỡ;

b. Công trình tiêu biểu

Vertical Courtyard Apartments, 2002-2007, Ceramic House, 2003-2006, Jinhua, China


Hangzhou, China
51

12. TOYO ITO (1941) - PRITZKER 2013

a. Quan điểm kiến trúc

- Kiến trúc như một dòng chảy và không bị giới hạn trong những khuôn mẫu,
công trình lấy cảm hừng từ các nguyên tắc của tự nhiên với thủ pháp tối giản, nhẹ
nhàng, vui tươi. Điều này phá vỡ tính đồng nhất và khô cứng của kiến trúc.
- Công trình kiến trúc có mối quan hệ gần gũi với môi trường tự nhiên xung
quanh nó. Các điều kiện khác nhau tạo nên những giải pháp kiến trúc khác nhau;
- Không gian kiến trúc mở rộng cho phép tự do phát triển các hoạt động bên
trong;
- Sử dụng vật liệu công nghiệp có trọng lượng nhẹ như ống thép, tấm nhôm
đục lỗ, lưới thép, vải,… hoặc bê tông cốt thép.

b. Công trình tiêu biểu

White O House, Marabella, Chile, 2009


52

13. SHIGERU BAN (1957) - PRITZKER 2014

a. Quan điểm kiến trúc

- Bền vững không phải là một khái niệm để thêm vào mà là nội tại của kiến
trúc. Công trình hòa nhập vào môi trường, sử dụng vật liệu tái chế và sản xuất tại
địa phương (tre, vải, giấy, các hợp chất của sợi giấy tái chế và nhựa);

- Không gian linh hoạt, kết nối liên tục giữa nội thất và ngoại thất;

- Cấu trúc gỗ không cần liên kết bằng kim loại.

b. Công trình tiêu biểu

Villa, Kanagawa, Japan, 2013

Villa Vista, Weligama, Sri Lanka, 2004

You might also like