You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

Bài tập giữa học phần


LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
Giảng viên phụ trách: ThS. Hồ Thanh Tâm

Danh sách sinh viên thực hiện

STT Họ tên MSSV Đánh giá (*) Xác nhận


1 Cao Cường 46.01.602.013 Tốt
2 Lê Thị Ngọc Hương 46.01.602.047 Tốt
3 Nguyễn Thị Tuyết Nhi 46.01.602.083 Tốt
4 Phạm Thị Hồng Nhung 46.01.602.088 Tốt
5 Trần Ka Ni 46.01.602.091 Tốt
6 Khổng Phạm Thái Quang 46.01.602.101 Tốt

(*) Trưởng nhóm sẽ đánh giá mức độ hợp tác của thành viên, gồm 4 mức: Tốt,
Khá, Trung bình, Không hợp tác và yêu cầu thành viên ký tên xác nhận. Căn cứ vào
mức độ đánh giá, giảng viên sẽ quy đổi thành điểm.

Thông tin trưởng nhóm:

Họ tên: Lê Thị Ngọc Hương

Lớp học phần: 2111HIST140201 Ngành: Sư phạm Lịch sử

ĐT: 0372 968 769

Email: 4601602047@student.hcmue.edu.vn

Năm học: 2021 – 2022


1

THÁI ĐỘ, HÀNH ĐỘNG CỦA SAMURAI TRONG NHỮNG NĂM THÁNG
CUỐI CÙNG CỦA MẠC PHỦ TOKUGAWA Ở NHẬT BẢN (1853-1867)

Tóm tắt
Bài viết tập trung phân tích diễn tiến thái độ, hành động của samurai Nhật Bản
giai đoạn 1853-1867 trước bối cảnh các cường quốc phương Tây đòi hỏi đảo quốc này
mở cửa với thế giới. Kết quả nghiên cứu đúc kết được rằng, tầng lớp samurai từ việc
mong muốn khôi phục quyền lực cho Thiên hoàng, đánh đuổi phương Tây lại dần thay
đổi thành lật đổ Mạc phủ, khôi phục quyền lực cho Thiên hoàng, do nhận thấy việc
đóng chặt cửa đất nước với phương Tây đã là điều không thể.

Từ khóa: Samurai, Nhật Bản, Mạc phủ, Thiên hoàng, thái độ, hành động.
1. Đặt vấn đề
Nhật Bản trong nửa cuối thế kỉ XIX là một trường hợp đặc biệt trong số các
nước Á Đông. Bởi lẽ, đảo quốc này vẫn giữ vững được nền độc lập trước sự xâm nhập
của chủ nghĩa đế quốc phương Tây. Sang đầu thế kỉ XX, Nhật Bản vươn lên và có vị
thế sánh ngang với các cường quốc phương Tây ấy từ sau chiến tranh Nga - Nhật
(1904-1905). Thành quả đó mà Nhật Bản có được không phải ngẫu nhiên mà là nhờ
vào công cuộc duy tân cải cách dưới thời Thiên hoàng Meiji (Minh Trị).

Tuy nhiên, trước khi bước sang trang mới của lịch sử, đất nước Nhật Bản đã phải
trải qua 14 năm của giai đoạn 1853-1867 để có thể lựa chọn con đường đúng đắn cho
mình. Chính trong giai đoạn này, tầng lớp samurai đóng một vai trò quan trọng trong
việc quyền lực của triều đình Thiên hoàng được khôi phục. Họ chính là bệ phóng đầu
tiên để Nhật Bản bắt đầu chuyển mình, phát triển từ thời Thiên hoàng Meiji. Vì thế,
bài viết sẽ tìm hiểu về thái độ, hành động của samurai trước những yêu cầu thời cuộc
đối với Nhật Bản trong giai đoạn 1853-1867.

2. Giải quyết vấn đề

Thuật ngữ “samurai” trong bài viết là chỉ tầng lớp võ sĩ (Bushi) Nhật Bản, bao
gồm cả tướng quân (Shogun) của Mạc phủ Tokugawa và lãnh chúa (Daymio) các
phiên. “Samurai, là thành viên của tầng lớp võ sĩ đặc quyền Nhật Bản. Thuật ngữ này
ban đầu được sử dụng để chỉ các võ sĩ quý tộc, nhưng nó được áp dụng cho tất cả các
thành viên của tầng lớp võ sĩ đã lên nắm quyền vào thế kỷ 12 và điều hành chính
quyền Nhật Bản cho đến thời Minh Trị Duy Tân năm 1868” (Ray, n.d.), “Chính quyền
trung ương, được gọi là Mạc phủ, được cai trị bởi mười lăm thế hệ liên tiếp của Nhà
Tokugawa, một gia đình samurai” (Hillsborough, R., 2009, p.XVIII).
2

2.1. Vấn đề mở cửa của Nhật Bản


Người phương Tây đã xuất hiện tại Nhật Bản từ khoảng giữa thế kỉ XVI. Theo
Đào Trinh Nhất, năm 1541, người Bồ Đào Nha là những người đầu tiên xuất hiện tại
Nhật Bản, kế đó là người Tây Ban Nha, Hà Lan. Họ tới để truyền đạo hoặc buôn bán,
nhưng các nhà truyền giáo có những hành động mang tính can thiệp vào công việc nội
bộ ở một số địa phương, gây rối, nên ngay từ ngày đầu nắm quyền, Mạc phủ đã cự
tuyệt đóng cửa với phương Tây, duy chỉ có người Hà Lan là phần nào được buôn bán
tại Nhật Bản, người Nhật cũng từ đó mà có thái độ nghi ngờ và muốn bài trừ người
phương Tây1. Còn theo Romulus Hillsborough, sự kiện trên diễn ra vào năm 1543 ở
đảo Tanegashima, phía nam của Kyushu, sau đó thì ngoại thương bị quản lý nghiêm
ngặt ở cảng Nagasaki, Nhật Bản hầu như bị cô lập với phần còn lại của thế giới 2.

Nhưng từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa đế quốc phương Tây đã xâm nhập sang
Á Đông đòi mở cửa thông thương và dần quyết liệt hơn, lúc này Nhật Bản cũng nằm
trong tầm mắt của họ. Nước Mỹ là nước có những hành động nhanh chóng nhất, khi
từ sự kiện đoàn tàu của Đề đốc Perry mang quốc thư đòi Nhật Bản mở cửa vào năm
1853 thì nước này dần dần xác lập được mối quan hệ ngoại giao và mậu dịch với Nhật
Bản. Dù những hành động ban đầu đối với Mỹ của Mạc phủ chỉ mang tính tạm thời do
không biết cách ứng phó, nhưng trong xã hội Nhật Bản vẫn có bộ phận nhỏ người bấy
giờ biết được tình hình thế giới bên ngoài thông qua những người Hà Lan buôn bán tại
Nhật Bản, họ biết sự phát triển của phương Tây, càng biết rõ tình hình nhà Thanh tại
Trung Quốc sau Chiến tranh Nha phiến với người Anh như thế nào, chính người kí
Hiệp ước giao hiếu thông thương Nhật-Mỹ vào tháng 6-1858 là Ii Naosuke (giữ chức
Đại lão, chức vụ lớn nhất trong hệ thống hành chính Mạc phủ) cũng nằm trong số ấy.
Sau Mỹ, các nước Anh, Nga, Hà Lan, Pháp cũng xác lập được quan hệ mậu dịch với
Nhật Bản.

Ngoại thương tại nhiều cảng biển ở Nhật Bản bắt đầu mở mang, hình thành các
đô thị có người phương Tây sinh sống. Tuy nhiên, mặt trái đã diễn ra là làm mất cân
bằng trong cán cân thương mại giữa đảo quốc này với các nước, giá cả hàng hóa nội
địa trở nên đắt đỏ, đời sống người Nhật khó khăn hơn, càng làm tư tưởng “nhương di”
(bài trừ ngoại quốc) trở nên mạnh mẽ. Chưa kể việc thông thương mậu dịch của Ii
Naosuke là tự ý, không hề có sự đồng ý của triều đình Thiên hoàng và sự ủng hộ từ
đại bộ phận lãnh chúa các phiên, bởi tư tưởng “nhương di” đã ăn sâu vào xã hội Nhật
Bản bấy giờ3. Như vậy, ngoài các tác động về kinh tế, việc mở cửa với phương Tây đã
làm cho Mạc phủ Tokugawa đứng trước tình thế bị cô lập, dẫn đến sự phân hóa lập

1
Đào Trinh Nhất. (2018). Nhật Bản Duy Tân 30 năm. NXB Thế giới, tr.38-39.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun .
Tuttle Publishing, p.XIX, XIX.
3
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.6-19.
2

trường tư tưởng trong chính nội bộ tầng lớp samurai, giữa Mạc phủ với lãnh chúa các
phiên.

1
Đào Trinh Nhất. (2018). Nhật Bản Duy Tân 30 năm. NXB Thế giới, tr.38-39.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun .
Tuttle Publishing, p.XIX, XIX.
3
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.6-19.
3

2.2. Diến tiến thái độ, hành động của samurai trước thời cuộc
2.2.1. Mong muốn giành lại quyền lực cho Thiên hoàng, đánh đuổi phương Tây
Trong sự kiện đoàn tàu Đề đốc Perry đến Nhật Bản năm 1853, Abe Masahiro là
Lão trung thủ tọa của Mạc phủ bấy giờ nhận được một số phản hồi như sau: “Các
phiên như Mito và Choshu chủ trương đừng khoan nhượng, một số đông cho rằng
phải tránh chiến tranh nhưng trong các thư trả lời cũng có nhiều ý kiến chẳng đáng để
ý vì tỏ ra không nắm vấn đề” (Nguyễn Nam Trân, 2013, tr.8). Rõ ràng là xoay quanh
vấn đề với người phương Tây, nội bộ tầng lớp samurai không đồng nhất quan điểm.

Sau khi Ii Naosuke tự ý mở cửa đất nước mà không thông qua triều đình Thiên
hoàng, nội bộ giới samurai đã phân thành 2 bộ phận giữa Mạc phủ và các phiên: một
bên là phe của Ii Naosuke “chủ trương giao thương với phương Tây như một phương
tiện để củng cố quốc gia, về tài chính và công nghệ” (Hillsborough, R., 2009, p.190),
một bên là phe của những người mang tư tưởng “nhương di” và “tôn quân” (xem
Thiên hoàng là tôn quý nhất) với đại diện tiêu biểu là phiên Mito (từ đây có thể gọi là
phe “tôn nhương”). Giữa lúc đó, nội bộ Mạc phủ còn mâu thuẫn về vấn đề người thừa
kế ngôi vị Shogun, sau cùng phe của Ii Naosuke đã thắng thế và có hành động thanh
trừng đối với phe của phiên Mito, viên chức các phiên Echizen, Choshu bị bị tử hình,
con cái và bản thân lãnh chúa Mito bị tước quyền lực cũng như bị giam lỏng. Các
phiên thuộc phe “tôn nhương” cũng dần dần xuất hiện thêm tư tưởng “thảo Mạc”
(đánh đổ Mạc phủ)1.

Điều này dẫn đến sự kiện ngày 3-3 âm lịch năm 1860 (24-3 dương lịch), các
samurai thoát phiên của phiên Mito cùng một số samurai của phiên Satsuma đã ám sát
Ii Naosuke ngay tại cổng Sakurada, cổng chính của phủ Edo (thủ phủ của Mạc phủ
Tokugawa) để trả thù. Sau vụ ám sát, nhằm xoa dịu làn sóng phản ứng dữ dội từ các
phiên thuộc phe “tôn nhương”, phía Mạc phủ với đại diện là Ando Nobumasa (người
thay thế Ii Naosuke) chủ trương “công vũ hợp thể” (triều đình và Mạc phủ hòa hợp)
bằng cuộc hôn nhân giữa Shogun Iemochi và Công chúa Kazu, em gái của Thiên
hoàng đang tại vị là Komei 2. Tuy nhiên, ngược lại mong muốn của Ando Nobumasa,
phe “tôn nhương” lại cho rằng Mạc phủ muốn dùng công chúa để làm con tin, khiến
ông bị các samurai phiên Mito ám sát nhưng may mắn thoát chết, do đó mà ông cũng
phải từ chức. Thay thế Ando là Shimadzu Hisamitsu, cha của lãnh chúa phiên
Satsuma, dưới tác động của người này, “công vũ hợp thể” tạm thời được thực hiện,
các chức vụ quan trọng trong Mạc phủ lẫn triều đình đều được thay thế bằng những
người thân cận của ông3.

1
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.19-32.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun .
Tuttle Publishing, p.191.
3
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.19-32.
3

Trái ngược với phiên Satsuma, phiên Choshu lại cho rằng việc “công vũ hợp
thể” chỉ là nửa vời và họ vẫn cương quyết “tôn nhương”. Dưới danh nghĩa của triều
đình, họ

1
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.19-32.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun .
Tuttle Publishing, p.191.
3
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.19-32.
4

đã buộc được Mạc phủ đồng ý để họ “nhất tề nhương di” vào ngày 10-5-1863 nhằm
đánh phá các tàu buôn phương Tây và đánh đuổi cho bằng được người nước ngoài,
thậm chí trước đó, phiên Choshu còn có ý định lật đổ cả Mạc phủ, song cả hai hành
động đều bị thất bại, họ còn chiến bại trước cuộc thảo phạt Choshu lần nhất của Mạc
phủ (tháng 9 đến 11-1864) do phiên Satsuma và Aizu đứng đầu. Hệ quả là chính
quyền tại phiên Choshu bị thay thế bằng những người thân Mạc phủ cho đến trước khi
những người “tôn nhương” trở lại nắm quyền tại phiên, nhưng từ sau những thất bại
này cũng đã tạo ra chuyển biến về nhận thức đối với thành phần samurai theo tư tưởng
“tôn nhương” tại Nhật Bản bấy giờ1.

2.2.2. Không còn muốn đánh đuổi phương Tây, chấm dứt Mạc phủ

Sau sự kiện ngày 10-5-1863, không những không đẩy lùi được người phương
Tây bằng vũ lực, phiên Choshu còn phải nhận sự trả đũa quân sự từ 4 nước Anh,
Pháp, Mỹ Hà Lan và chịu thiệt hại nặng bởi những khẩu trọng pháo của họ. Cộng
thêm việc thất bại trong cuộc thảo phạt Choshu lần nhất và sự nắm quyền của những
người thân Mạc phủ đã khiến cho những người “tôn nhương” sau này khi nắm quyền
trở lại đã bỏ tư tưởng “nhương di”, chỉ còn là “tôn quân” và “thảo Mạc”, bởi lẽ
“những lãnh đạo của Choshu từ đó trở đi nhận ra rằng việc “nhương di” bằng vũ lực là
không thể” (Hillsborough, R., 2009, p.193).

Tháng 8-1862, những samurai cận vệ của lãnh chúa phiên Satsuma đã giết chết 1
người và làm bị thương 3 người Anh khi đoàn của lãnh chúa từ Edo trở về thủ phủ.
“Toàn bộ vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng người nước ngoài ở Nhật Bản,
đặc biệt là Công sứ Anh” (Hillsborough, R., 2009, p.9). Cuối tháng 6-1863, Anh đã
tấn công phiên Satsuma nhằm đáp trả sự kiện trên, dù Satsuma thất bại nhưng hai bên
đều bị thiệt hại do sự kháng cự mạnh mẽ của phiên này. Tuy nhiên, Satsuma đã nhận
ra rằng vũ khí kém cỏi của họ không thể sánh được với pháo binh và tàu chiến hiện
đại của phương Tây, “nhương di” cũng biến mất trong tư tưởng của họ. Về phía người
Anh, họ nhận ra rằng phiên Satsuma sẽ cùng phiên Choshu sẽ là những người thay đổi
Nhật Bản trong tương lai. Cũng từ đây, phiên Satsuma và người Anh có sự trợ giúp
lẫn nhau2.

Từng là kẻ thù với nhau, nay phiên Satsuma và phiên Choshu lại đứng dưới cùng
góc nhìn. Cộng thêm tác động trung gian từ hai nhân vật của phiên Tosa là Sakamoto
Ryoma và Nakaoka Shintaro mà Satsuma và Choshu đã liên minh với nhau vào tháng
1-1866. Liên minh này quyết tâm lật đổ được Mạc phủ, giành lại quyền lực cho triều
đình Thiên hoàng. Điều này khiến cho cuộc thảo phạt Choshu lần hai của Mạc phủ (6-
1
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.32-35.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun.
Tuttle Publishing, p.1-10.
4

1866) với ý định loại bỏ những người có tư tưởng tiến bộ trở lại nắm quyền bị thất
bại,

1
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.32-35.
2
Hillsborough, R. (2009). Samurai Tales – courage, fidelity, and revenge in the final years of the Shogun.
Tuttle Publishing, p.1-10.
5

từ đây Mạc phủ xem như bị cô lập hoàn toàn1.

Những hỗn loạn xã hội lúc bấy giờ giúp cho tư tưởng “tôn quân” được thấm vào
trong cả các giai tầng bình dân khác tại Nhật Bản và cái chết của Thiên hoàng Komei
(người ủng hộ “công vũ hợp thể”) vào ngày 30-1-1867 càng làm cho mục tiêu lật đổ
Mạc phủ trở nên sục sôi. Ngày 14-10-1867, liên minh Satsuma-Choshu nắm trong tay
mật chiếu với lời dụ “Hãy lật đổ Mạc phủ!” cùng những biện pháp quân sự đã sẵn
sàng. Nhưng bất ngờ xảy ra, Shogun thứ 15 của Mạc phủ là Tokugawa Yoshinobu
dưới tác động của Sakamoto Ryoma, đã tuyên bố từ chức và trao trả quyền lực cho
triều đình Thiên hoàng. Ngày 9-12-1867, triều đình ra tuyên cáo Daigorei, tân Thiên
hoàng Meiji chính thức nắm lại quyền lực với sự sụp đổ của Mạc phủ Tokugawa 2.

3. Kết luận

Rõ ràng tầng lớp samurai có một vai trò quan trọng trong buổi giao thời ở Nhật
Bản. Những chuyển biến trong thái độ, hành động của họ từ “tôn quân, nhương di” và
phần nào đó thêm “thảo Mạc” trở thành “tôn quân, thảo Mạc” đã góp phần đưa quyền
lực trở về với Thiên hoàng Meiji, tạo nền tảng chính trị để những cải cách duy tân sau
đó được thực hiện thành công trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội của Nhật
Bản. Và sự vươn lên của Nhật Bản từ đầu thế kỉ XX cho đến ngày nay đã chứng minh
con đường mà người Nhật nói chung và samurai nói riêng lựa chọn đã đúng.

Samurai bằng chính những thái độ và hành động với tinh thần Võ sĩ đạo đã giải
quyết được các yêu cầu cấp bách của thời cuộc đặt ra đối với Nhật Bản trong nửa sau
thế kỉ XIX. Thái độ và hành động của họ toát lên một cách rất Võ sĩ đạo, đó là lòng
trung thành, sự nhân nghĩa, tinh thần dũng cảm và khi chiến đấu với người phương
Tây bằng thanh kiếm trên tay, tiếng pháo nổ và những thiệt hại phải hứng chịu đã làm
thức tỉnh tầng lớp này cùng người Nhật trong giai đoạn 1853-1867.

Dù rằng samurai đã không còn đến ngày nay do sự bãi bỏ đặc quyền trong Duy
Tân Meiji, nhưng ta vẫn có thể nhìn nhận vai trò của họ dưới góc nhìn đánh giá về Võ
sĩ đạo, bởi lẽ tầng lớp samurai chính là hiện thân của Võ sĩ đạo, và ngược lại, Võ sĩ
đạo chính là hồn cốt của tầng lớp samurai. “…Võ sĩ đạo đúng là một tinh thần đầy sức
sống, nguồn động lực mạnh mẽ của Nhật Bản xưa kia, hiện nay và mai sau… Trong
cơn bão táp của thời kỳ khôi phục quyền lực của Nhật hoàng và trong dòng nước xoáy
của phong trào Duy Tân, những tay lái điều khiển con tàu vận mệnh Nhật Bản đều là
những người chỉ biết học thuyết đạo đức duy nhất là các giới luật của Võ sĩ đạo”
(Inazo Nitobe, 2006, tr.231-232), “…Võ sĩ đạo là nguyên khí của quốc gia, luân lý của
dân tộc Nhật Bản chính là sự thiệt vậy” (Đào Trinh Nhất, 2018, tr.29).

1
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.35-44.
2
Nguyễn Nam Trân. (2013). Giáo trình Lịch sử Nhật Bản (quyển Hạ). Bản thảo, tr.35-44.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

You might also like