You are on page 1of 17

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ

Học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn và những ảnh hưởng của nó

Họ và tên sinh viên: Hoàng Bảo Trân


Mã số sinh viên: QHQT48C1-1150
Lớp: LSCHTCT (3)
Ngành: Quan hệ quốc tế
Khóa học: 2021 - 2025

HÀ NỘI - 2022
Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...........3
NỘI DUNG…………………………………………………………………...........4
I. Cơ sở hình thành học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn……....................4
1. Bối cảnh lịch sử…………………………………………………………………4
2.Tiểu sử Tôn Trung Sơn và sự ra đời của Chủ nghĩa Tam dân………………5
II. Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Tam dân…………………………………..7
III. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đến trong nước và quốc tế…………..10
1. Ảnh hưởng của học thuyết đến Trung Hoa Dân quốc………………………10
2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với Việt Nam……………………....11
KẾT LUẬN………………………………………………………………………..15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………...16

2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vào triều đại nhà Thanh của người Mãn Châu, các nhà chính trị gia đề xuất các
cương lĩnh chính trị với tinh thần biến Trung Hoa thành một quốc gia tự do, phồn vinh
và hùng mạnh, trong đó đặc biệt có Tôn Sơn Trung (Tôn Dật Tiên) với chủ nghĩa Tam
dân hay Học thuyết Tam dân. Học thuyết chính trị này bao gồm Dân tộc độc lập, Dân
quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc và có sức ảnh hưởng đến cả Mao Trạch Đông lẫn
Tưởng Giới Thạch dù đây là hai nhà cai trị đối lập nhau.
Cho đến ngày nay, vai trò của cương lĩnh này vẫn được thừa kế và thực hiện không
chỉ trong Trung Quốc mà còn ở Việt Nam chúng ta, được Chủ tịch Hồ Chí Minh học
hỏi và áp dụng trong chính sách quản lý nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện đất
nước chúng tôi..” Cuối thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược, các phong
trào yêu nước lần lượt nổ ra nhưng lại thất bại trong đó nổi bật có Phong trào Cần
Vương vào cuối thế kỷ XIX đã chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng cứu nước theo
ý thức hệ phong kiến. Vì thế, đây cũng là lúc các tiểu tư sản, tư sản tiếp thu những chủ
nghĩa mới như Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn nên phong trào cách mạng
Việt Nam đầu thế kỷ XX đã phát triển sôi nổi với luồng sinh khí mới.
Với những ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài “Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn và
những ảnh hưởng của nó” làm đề tài cho tiểu luận kết thúc học phân môn Lịch sử các
học thuyết chính trị.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ bài tiểu luận
- Mục tiêu: Trình bày về cơ sở hình thành, nội dung, ý nghĩa của Chủ nghĩa tam dân,
từ đó đưa ra ảnh hưởng của học thuyết đến xã hội Trung Quốc và cả Việt Nam.
- Nhiệm vụ: Dựa trên những phân tích bối cảnh lịch sử, những nội dung cơ bản và vai
trò của học thuyết Tam dân, từ đó làm rõ nhận thức về vị thế của học thuyết này
trong xã hội Việt Nam.
- Đối tượng hướng đến: Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn và ảnh hưởng của nó
đến không chỉ Trung Quốc mà còn ở Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam.
- Phạm vi bài tiểu luận: Những nội dung căn bản về học thuyết Tam dân của Tôn
Trung Sơn trong tư tưởng, đời sống chính trị, văn hoá xã hội Trung Hoa và tầm ảnh
hưởng của nó từ khi ra đời cho đến ngày nay.
3. Ý nghĩa của bài tiểu luận
Tiểu luận thông qua những trình bày về tử tưởng của Chủ nghĩa Tam dân của Tôn
Trung Sơn đã làm sáng tỏ những cơ sở hình thành học thuyết, nội dung, vai trò của tư
tưởng thời bấy giờ cũng như tác động của nó không chỉ đến Trung Quốc mà còn đến xã
hội Đông Nam Á bao gồm Việt Nam, nâng cao tầm quan trọng của học thuyết đối với
vấn đề xây dựng đất nước, bổ sung kiến thức về nghiên cứu những tư tưởng, học thuyết
chính trị.

3
A. NỘI DUNG

I. Cơ sở hình thành học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn
1. Bối cảnh lịch sử
Trung Quốc vào giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XIX vào đầu thế kỷ XX, gặp nhiều
biến động lớn và sâu sắc không chỉ trong nước mà còn bên ngoài thế giới. Từ
những năm 70, 80 thế kỷ XIX đến đầu XX, chủ nghĩa tư bản của phương Tây đã và
đang chuyển sang chủ nghĩa tư bản cạnh tranh, chủ nghĩa tư bản độc quyền hay chủ
nghĩa đế quốc. Vì thế, các nước đẩy mạnh việc xâm lược, giành giật thuộc địa, đặt
ách đô hộ trên hầu hết các nước trên châu Á – Phi – Mỹ La tinh dẫn tới việc quan
hệ quốc tế ngày càng căng thẳng, mâu thuẫn gay gắt giữa dân tộc bị bóc lột và chủ
nghĩa đế quốc và tư bản tay sai xuất hiện ngày một nhiều và mạnh mẽ, các nước đế
quốc cũng xung đột lẫn nhau mà hệ quả lớn nhất của nó chính là Thế chiến I (1914-
1918) đã diễn ra để phân chia lại trật tự thế giới.
Trong khi nhiều nước phương Tây đã tiến lên xây dựng chủ nghĩa tư bản với lịch sử
hàng thế kỷ thì Trung Quốc vẫ duy trì chế độ phong kiến, chính sự trì trệ về văn
minh này đã dẫn tới sự bành trướng không ngừng của các nước đế quốc phương
Tây tiếp tục mở rộng thị trường, sau khi đã thôn tính xong Ấn Độ, Malaysia,
Indonesia, hướng tiếp theo là thôn tính Trung Quốc khi nước này đang dần suy yếu.
Lúc này, triều đình nhà Thanh buộc phải thi hành chính sách đóng cửa để tự vệ
nhưng nó lại không thể bảo vệ được Trung Quốc, mà lại là nước đi sai lầm khi mà
các nước phương Tây thì phát triển với những loại vũ khí tiên tiến, kỹ thuật hiện đại
vượt trội so với Trung Quốc vì thế các nước tư bản như Anh, Pháp, Mỹ, Bỉ, Hà
Lan, Thuỵ Điển, Nga… đã ép buộc nhà Thanh ký hàng loạt hiệp ước nhằm có lợi
cho họ tại quốc gia này nhằm đẩy Trung Quốc vào tình trạng phụ thuộc. Vì thuế
quan cho hàng hoá nước ngoài buộc phỉa giảm đồng thời việc thu thuế nhập khẩu
giảm, trong khi nhu cầu xa hoá của giới quý tộc nhà Thanh và thậm chí còn phải
bồi thường cho nước tư bản, triều đình nhà Thanh đã đánh tô thuế vào người nông
dân và nhân dân lao động, đẩy họ vào đời sống khổ cực, từ đây mâu thuẫn giữa
nông dân và triều đình nổ ra mạnh mẽ, nổi bật có phong trào Thái Bình Thiên Quốc
nổ ra 18 tỉnh trong vòng 14 năm nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại.
Nhận thấy sự đê hèn của nhà Thanh, từ cuối những năm 60, 70 của thế kỷ XIX, các
nước đế quốc đã tiến hành xâm lược Trung Quốc. Cuộc chiến tranh Pháp – Trung
(1884-1885) đã dẫn tới việc thất bại về mặt chính trị: triều Mãn Thanh phải ký thêm
với Pháp Điều ước Thiên Tân (1885) thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt
Nam, mở thêm cửa biển và cho Pháp xây dựng đường sắt vào miền Hoa Nam. Năm
1894, Nhật đánh chiếm Trung Quốc với quy mô lớn, đánh chìm hạm đội Bắc
Dương mà lúc đó được coi là kỹ thuật và tiên tiến nhất của Trung Quốc, buộc
Trung Quốc phải ký Hiệp ước Mã Quan (1895), phải nhường cho Nhật Bản các đảo
Đài Loan và Bành Hồ cũng như bán đảo Liêu Đông, trả bồi thường 200 triệu lạng
bạc. Sau cuộc chiến tranh Trung-Nhật, các nước tư bản lại càng điên cuồng xâu xé
Trung Quốc, phần Mỹ và đang tham giá chiến tranh với Tây Ban Nha (4/1898-
12/1898) vì liên quan đến Cuba nên đã đề ra chính sách “mở cửa” mà thực chất là

4
chen chân vào Trung Quốc.
Nguyên nhân dẫn tới sự xâm lược, xâu xé lãnh thổ Trung Quốc của các nước đế
quốc này xuất phát từ sự nhu nhược đến hèn hạ của quyền giai cấp xã hội phong
kiến Mãn Thanh. Điều này dẫn đến sự bất bình của các tầng lớp nhân dân Trung
Quốc, bùng nổ các các cuộc chiến tranh, xã hội đòi hỏi cải cách chế độ mới, phong
trào cải cách Duy Tân do Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi từ đây được đề xướng
khi đất nước đã bị chủ nghĩa đế quốc nô dịch. Tuy nhiên, phong trào này đã bị thất
bại do những người theo phái Duy Tân lúc đó lại là đại biểu của bộ phận tự do mới
từ địa chủ quan liêu chuyển hoá thành, trên cơ sở của nền kinh tế tư bản Trung
Quốc vốn còn nhỏ vé, giai cấp tư sản chưa có địa vị độc lập trong xã hội nên không
thể cải tạo chế độ chuyên chế phong kiến mà không phát động lực lượng cách
mạng, nhưng họ lại không tin vào lực lượng quần chúng, không dám lãnh đạo mà
dùng phương pháp thoả hiệp với chính quyền Mãn Thanh để tiến hành công cuộc
cải cách, biến Trung Quốc thành nước tư bản độc lập. Do đó, phong trào Duy Tân
chỉ có thể trở thành một phong trào chính trị xa rời quần chúng cộng thêm hệ thống
quan lại do Từ Hy thái hậu đứng đầu lại là một lực lượng rộng lớn từ trung ương
đến địa phương nên nhưng thoả hiệp đều yếu đuối.
Những năm cuối của thế kỷ XIX, nhân dân Trung Quốc căm phẫn trước việc đất
nước bị xâu xé, đã tự đứng lên nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là cuộc đấu tranh ở vùng
Trực Lệ, Sơn Đông do Nghĩa hoà đoàn lãnh đạo khiến các nước đế quốc khiếp sợ,
dẫn tới việc các nước này ép buộc Mãn Thanh ký vào Hiệp ước Tân Sửu đem lại
nhiều tổn thất cho Trung Quốc về vật chất lẫn quyền lực, cho thấy sự đớn hèn tột
cùng của chế độ cầm quyền triều Thanh. Mâu thuẫn giữa nông dân và quan lại, địa
chủ và thực dân ngày một sâu sắc, người dân yêu cầu về quyền lao động, ruộng đất,
các quyền về dân tộc, dân chủ và dân sinh trở thành nhiệm vụ cơ sở của Trung
Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến đầu XX.
Đây cũng là cơ sở cho sự xuất hiện của Tôn Trung Sơn và sự ra đời của học thuyết
Tam dân.
2. Tiểu sử Tôn Trung Sơn và sự ra đời của Chủ nghĩa Tam dân.
Tôn Trung Sơn (12/11/1866-12/03/1925) nguyên danh là Tôn Văn, hiệu là Nhật
Tân, tới năm 1886 ông đổi tên thành Dật Tiên.
Ông sinh ra tại tỉnh Quảng Đông trong một gia đình nhiều đời làm nông nên ông
phải tham gia lao động từ sớm. Đến năm 1879, ông chuyển với Hawaii để sinh sống
cùng anh trai là Tôn My và theo học tại trường Lolali, tại đây ông được giảng dạy
bởi các giáo viên người Anh Quốc theo Anh giáo. Tại đây, ông lần đầu được tiếp
xúc và có ấn tượng mạnh với Kitô giáo hay theo một số nhà sự học, Kito giáo có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời chính trị của Tôn Trung Sơn. Sau khi tốt
nghiệp tại Hawaii, ông về nước để theo học Y tại Quảng Châu và HongKong từ
1889 đến 1892, trở thành một trong số hai người được tốt nghiệp trong lớp học tổng
sĩ số 12 người, Tôn Sơn Trung sau đó làm nghề chữa bệnh ở Macau rồi chuyển
sang Quảng Châu nhưng trước tình hình đất nước bị xâu xé bởi chiến tranh Pháp-
Trung, ông đã từ bỏ nghề y để đi theo con đường chính trị, tìm đường cứu nước.
Năm 1894, Tôn Trung Sơn tới Bắc Kinh để khảo sát tình hình triều đình nhà Thanh,
tới đấy, ông đã gửi cho Lý Hồng Chương – đại thần có thế lực trong triều đình, một

5
bức thư với những đề nghị cải cách về chính trị, kỹ thuật và giáo dục. Tuy nhiên, đề
nghị này đã lập tức bị từ chối, điều này càng làm cho Tôn Trung Sơn nung nấu
quyết tâm lật đổ nhà Mãn Thanh khi nhà Thanh đã phơi bày bộ mặt ươn hèn trong
chiến tranh Pháp-Trung. Với tư duy sắc sảo, Tôn Trung Sơn lúc bấy giờ vượt lên tử
tưởng của các trí thức, trở thành nhà cách mạng dân chủ đầu tiên của Trung Hoa
cận đại. Vào tháng 1/1894, ông đến Hawaii vận động Hoa Kiều và sáng lập Hưng
Trung hội – tổ chức cách mạng đầu tiên của giai cấp tư sản Trung Quốc. Năm 1895,
ông về nước thành lập cơ quan Tổng bộ của Hưng Trung Hội ở Hương Cảng với
tôn chỉ: “Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành lập chính phủ hợp
chủng”, đây cũng chính là cái nôi của chủ nghĩa Tam dân sau này.
Sau hơn nửa năm chuẩn bị, Hưng Trung hội tiến hành cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở
Quảng Châu nhưng do việc vận chuyển vũ khí bị lộ nên cuộc khởi nghĩa bị thất bại,
Tôn Trung Sơn bị nhà thanh truy lùng nên phải lưu vong sang nước ngoài.
Cuối 1895, Tôn Trung Sơn đến Nhật và thành lập Hưng Trung hội tại Yoloshi. Năm
1896, ông qua Hawaii và Mỹ để vận động cách mạng trong Hoa kiều, song số
người hưởng ứng rất ít do đó ông bèn sang Anh nhưng khi vừa tới Luân Đôn, ông
đã bị đại sứ quán nhà Thanh tại Anh bắt tạm giam, ông may mắn được trả tự do nhờ
sự giúp đỡ của thầy giáo cũ. Ông tiếp tục lưu lại tại Anh để nghiên cưu tình hình
chính trị, các tác phẩm về chính trị, tư tưởng, triết học, lich sử, pháp luật… như
“Dân ước luận” của Montes Quieu, thuyết “Dân trị” của Lincoln, “Tiến bộ và đói
nghèo” của Henry George đều được Tôn Trung Sơn tham khảo. Từ 1897 – 1899,
ông trrowr lại hoạt động tuyên truyền cách mạng trong Hoa kiều và lưu học sinh tại
Nhật.
Năm 1900, nhân lúc phong trào Nghĩa Hoà đoàn lên cao ở Trung Hoa, Tôn Trung
Sơn bí mật về nước để phát động phong trào Huệ Châu nhưng do không chuẩn bị
chu đáo và thiếu vũ khí nên mặc dù thu được một số thắng lợi song cuối cùng
phong trào này vẫn thất bại. Tuy nhiên, khác với lần trước, thất bại này đã tạo được
tiếng vang lớn và có ảnh hướng đến việc mở rộng cũng như phát triển của Hưng
Trung hội ở trong lẫn ngoài nước. Triều đình Mãn Thanh sau khi đàn áp Nghĩa Hoà
đoàn càng thể hiện rõ bộ mặt phản động, tiếp tục ký với các nước đế quốc thêm
nhiều hiệp ước nhằm tạo thuận lợi cho việc xâm lược của chúng.
Bên cạnh đó, một số tổ chức của giai cấp tư sản Trung Quốc là Hoa Hưng hội và
Quang Phục hội lần lượt được ra đời. Tôn Trung Sơn tiếp tục lại bôn ba thêm khác
nước khác bao gồm Nhật, Việt Nam, Thái Lan, Mỹ sau đó ông tới Bỉ, Pháp, Đức
thành lập các đoàn thể cách mạng trong lưu sinh Trung Quốc. Tháng 8/1905, Tôn
Trung Sơn chủ trì hội nghị thống nhất 3 tổ chức: Hưng Trung hội, Hoa Hưng hội và
Quang Phục hội thành Trung Quốc cách mạng Đồng Minh hội ở Tokyo. Tại hội
nghị này, Tôn Trung Sơn đã được bầu làm Chủ tịch đảng và thông qua cương lĩnh
16 chữ của Đồng Minh hội: “Đánh đuổi Mãn Thanh, khôi phục Trung Quốc, thành
lập Dân Quốc, bình quân địa quyền”. Đây là cương lĩnh khá hoàn chỉnh và tiến bộ
của cách mạng tư sản Trung Quốc trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ.
Tháng 11/1905, trong lời tựa của Dân báo số đầu tiên, Tôn Trung Sơn đã công bố
chủ nghĩa Tam dân làm phương hướng hành động của Đồng Minh hội, từ đây chủ
nghĩa Tam dân ra đời.

6
II. Nội dung cơ bản của Chủ nghĩa Tam dân
Học thuyết Tam dân hay Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung sơn là “Dân tộc độc
lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”.
Quá trình phát triển của Chủ nghĩa Tam dân chia thành hai giai đoạn là chủ nghĩa
Tam dân cũ và Chủ nghĩa Tam dân mới. Chủ nghĩa Tam dân cũ được ra đời vào năm
1894 khi Tôn Trung Sơn sáng lập ra Hưng Trung hội, tuy nhiên đây vẫn là chủ nghĩa
mang nhiều hạn chế, chủ yếu là thiếu nội dung phản đế, phản phong rõ rệt, triệt để.
Chủ nghĩa Tam dân cũ kế thừa có phê phán những nội dung tích cực của chiến tranh
nông dân và phong trào Duy Tân, vay mượn thêm chất liệu của chủ nghĩa dân chủ ở
phương Tây làm cương lĩnh cách mạng dân chủ trong xã hội cận đại Trung Quốc, có ý
nghĩa tương đối trọn vẹn và có tác dụng tích cực trong xã hội đương thời.
Nói qua về học thuyết cũ, chủ nghĩa dân tộc chính là “phản Mãn”, nội dung chủ yếu
của dân quyền là lật đổ đế chế phong kiến bằng con đường “cách mạng quốc dân” và
thay vào đó là “dân chủ lập hiến” còn nội dung chủ yếu của dân sinh là vấn đề về
ruộng đất và tư bản.
Khi lịch trình cách mạng Trung Quốc bước vào giai đoạn chủ nghĩa dân chủ mới,
Tôn Trung Sơn đã tiếp thu sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Trung Quốc và giai cấp vô
sản quốc tế, xác lập ba chính sách là “liên Nga, liên Cộng, phù trợ nông công”, phát
triển chủ nghĩa Tam dân cũ thành Chủ nghĩa Tam dân mới, biểu hiện bước tiên bộ của
phái dân chủ cách mạng tư sản trong giai đoạn cách mạng mới. Triết lý của Tôn Trung
Sơn chịu ảnh hưởng lớn từ MỸ và hàm chứa nhiều yêu tố được đúc kết từ các cuộc
cải cách tại nước này. Chịu ảnh hưởng lớn từ tổng thống Mỹ Abraham Lincoln, Tôn
Trung Sơn đã trích dẫn một đoạn trong diễn văn Gettyburg nổi tiếng của Abraham
Lincoln: “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”, ông cho rằng đây là nguôn
cảm hứng cho Chủ nghĩa Tam dân của mình.
Chủ nghĩa Tam dân mới là biểu hiện cho sự tiến bộ của phái dân chủ cách mạng tư
sản trong giai đoạn cách mạng mới và trở thành cơ sở tư tưởng chính trị cho Quốc-
Cộng hợp tác lần thứ nhất, trong đó có cách giải thích mới như sau:
Về chủ nghĩa dân tộc, trong nước chủ trương thực hiện bình đẳng dân tộc, đối ngoại
phản đối đế quốc xâm lược, làm cho Trung Quốc giành được độc lập dân tộc.
Về chủ nghĩa dân quyền, chủ trương dân quyền bình đẳng phổ biến, mọi cá nhân và
đoàn thể chống đế quốc đều được hưởng quyền tự do dân chủ.
Về chủ nghĩa dân sinh, chủ nghĩa bình quân địa quyền, tiết chế tư bản, cải thiện địa vị
kinh tế và tình trạng đời sống của nông dân, công nhân.

*Chủ nghĩa Dân tộc


Tôn Trung Sơn đã mở đầu bằng cách giải thích khái niệm “chủ nghĩa Dân tộc” là
“chủ nghĩa Quốc tộc”. Theo ông, Trung Quốc không có chủ nghĩa Dân tộc mà chỉ có
chủ nghĩa Gia tộc và chủ nghĩa Tông tộc. Do không có chủ nghĩa Quốc tộc, không có
tinh thần dân tộc nên dù “Trung Quốc 400 triệu người kết thành nhưng trên thực tế
chúng ta là một mảng cát rời rạc… Là nước nghèo nhất, yếu nhất trên thế giới hiện
nay, có địa vị thấp nhất trên trường quốc tế… Nếu không đề xướng chủ nghĩa dân tộc
thì Trung Quốc có nguy cơ mất nước, tuyệt chủng, muốn cứu nguy chúng ta cần đề
xướng chủ nghĩa Dân tộc, tinh thần dân tộc để cứu nước”. Trước đây Trung Quốc có

7
đoàn thể Gia tộc và Tông tộc rất sâu sắc, từ quan niệm tốt đẹp này có thể mở rộng,
phát triển thành chủ nghĩa Quốc tộc, từ Tông tộc có thể liên kết thành Quốc tộc. Bên
cạnh đó, Trung Quốc còn cần khôi phục nền đạo đức cổ truyền là đạo đức Nho giáo
bao gồm trung, hiếu, nhân ái, tín, nghĩa và yêu hoà bình, và cả tri thức cũng như năng
lực vốn có của dân tộc Trung Hoa. Đồng thời, Trung Quốc cũng cần học tập điểm
mạnh của Âu-Mỹ đó là khoa học kỹ thuật để không bị tụt hậu phía sau.
Tôn Trung Sơn nói: Muốn học nước ngoài, chúng ta phải đón đầu mà đuổi cho kịp.
Không nên lẽo đẽo theo sau. Lúc Trung Quốc khôi phục được địa vị thì cũng là lúc
phải chịu trách nhiệm trước thế giới đó là giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu chống lại các
cường quốc áp bức về chính trị, kinh tế. Thế mới gọi là “trị quốc bình thiên hạ”. Ông
khẳng định: “Dùng đạo đức cố hữu và tình yêu hoà bình làm cơ sở để liên kết thế giới
thành một nền thống trị đại đồng. Đó chính là tinh thần chân chính của chủ nghĩa Dân
tộc chúng ta”
Như vậy, trong chủ nghĩa Dân tộc, Tôn Trung Sơn đã xác định lại về đối ngoại,
chống chủ nghĩa đế quốc, dân tộc Trung Quốc tự đấu tranh giải phóng. Sau khi khôi
phục đất nước, Trung Quốc sẽ giúp đỡ các dân tộc nhược tiểu, chống lại các nước xâm
lược.

*Chủ nghĩa Dân quyền


Chủ nghĩa Dân quyền trong chủ nghĩa Tam dân mới được coi là bộ phận tinh tuý
nhất cũng là cống hiến vĩ đại của Tôn Trung Sơn. Theo ông, “Dân quyền là sức mạnh
chính trị của nhân dân, mà chính trị được nói đơn giản thì “chính” là việc dân chúng
“trị” là quản lý công việc của dân, chúng là chính quyền. Nay nhân dân quản lý công
việc chính trị nên gọi là Dân quyền”.
Từ “dân quyền” thường được gắn với từ “tự do”, chính vì thế mà trong nhiều sách
báo và ngôn luận “dân quyền” và “tự do” thường được đặt bên cạnh nhau, điều này
đồng nghĩa với việc tự do và dân quyền đồng thơi phát triển nên nói dân quyền không
thể nói đến tự do. Âu-Mỹ đấu tranh vì tự do đã đổ không ít xương máu, xưa kia Pháp
có khẩu hiệu cách mạng là Tự do – bình đẳng – bác ái thì nay Trung Quốc theo Tôn
Trung Sơn nói thì khẩu hiệu là Dân tộc – dân quyền – dân sinh. Do vậy thì khẩu hiệu
chủ nghĩa Tam dân của Trung Quốc giống như khẩu hiệu tự do của Pháp nhưng
đương thời châu Âu thì đây là giành tự do các nhân. Theo Tôn Trung Sơn, tự do phải
có giới hạn: phạm vi tự do một người là không vi phạm tự do người khác, cá nhân
không thể tự do thái quá, quốc gia phải được hoàn toàn tự do, đến khi quốc gia có thể
hành động thì do thì đó mới là quốc gia cường thịnh. Lúc bấy giờ, Trung Quốc đang
làm nô lệ cho hơn 10 nước nên đó không phải quốc gia tự do. Bình đẳng và chủ nghĩa
Dân quyền giống nhau vì chủ nghía Dân quyền đề xướng vị trí địa vị chính trị của
nhân dân đều bình đẳng, do đó dân quyền và bình đẳng giống nhau. Qua đây, ta thấy
Tôn Trung Sơn không đề cập Dân quyền là quyền tự do bởi người Trung Quốc đã quá
tự do dẫn tới không có đoàn thế nên người Trung Quốc muốn có sức đề kháng chống
lại xâm lược của nước ngoài cần hy sinh tự do của cá nhân để đổi lấy tự do quốc gia.
Lịch sử thế giới từng có thần quyền, quân quyền và dân quyền. Ông đã đưa Trung
Quốc thực hiện theo dân quyền. Nếu thực hiện theo quân quyền , tức là một người
đứng lên làm vua thì chiến tranh giành địa vị làm vua sẽ xảy ra liên miên, thiên hạ sẽ

8
đại loạn. ông quyết tâm xây dựng một nước cộng hào. Thực hiện được điều đó,
400 Triệu nhân sẽ đứng lên làm vua, tức là làm chủ đất nước.
Để thực hiện dân quyền một cách hiệu quả, phải thựuc hiện các quyền của dân và
của chính phủ. Ông cho rằng dân quyền có 4 quyền: quyền tuyển cử, quyền bãi miễn,
quyền sáng chế, quyền phúc quyết. Chính phủ có 5 quyền: quyền hành chính, quyền
lập pháp, quyền tư pháp, quyền khảo thí và quyền giám sát. Dùng 4 quyền của nhân
dân để quản lý 5 quyền của chính phủ thì mới được xem là cơ quan chính trị dân
quyền hoàn hảo. Tôn Trung Sơn đã sáng tạo nên một chính thể mới – chính thể Cộng
hoà Ngũ quyền phân lập. Chính phủ tốt đẹp như thế mới có thể xây dựng quốc gia
“dân giàu, dân trị, dân hưởng”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm lớn, chủ nghĩa Dân quyền vẫn còn những mặt
hạn chế khó tránh khỏi. Đó là việc Tôn Trung Sơn đã quá chú trọng lực lượng vũ
trang mà không đánh gía đúng vai trò của giai cấp vô sản cũng như tầng lớp nhân dân
trong cách mạng. Ông chua xác định được vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp vô
sản trong mặt trận dân tộc là liên minh giai cấp nông dân – công nhân – tiểu tư sản –
vô sản.
Như vậy, mặc dù có những hạn chế song chủ nghĩa Dân quyền của Tôn Trung Sơn
trong chủ nghĩa Tam dân vẫn chứa đựng nhiều ưu điểm và giữ được giá trị tuyệt đối
tới ngày nay.

*Chủ nghĩa Dân sinh


Mở đầu chủ nghĩa Dân sinh trong chủ nghĩa Tam dân mới, Tôn Sơn Trung đã giải
thích rằng: “Dân sinh là đời sống của nhân dân, sinh tồn của xã hội, sinh kế của quốc
dân, sinh mệnh của quần chúng. Chủ nghĩa Dân sinh là chủ nghĩa xã hội, còn gọi là
chủ nghĩa Cộng sản tức là chủ nghĩa Đại đồng”. Ông cho rằng, vấn đề lớn nhất của
chủ nghĩa dân sinh là vấn đề kinh tế. Vấn đề này là vấn đề đời sống dân thường, như
vậy chủ nghĩa Dân sinh là vấn đề bản chất của xã hội. Nhưng những hiểu biết của Tôn
Trung Sơn về chủ nghĩa xã hội vẫn còn mang tính chủ quan vì ông cho rằng xây dựng
chủ nghĩa tư bản cũng là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ông khẳng định trong những
người nghiên cứu xã hội không ai cho rằng Mac là thánh nhân của chủ nghĩa xã hội vì
trước khi học thuyết Mac được truyền bá trên thế giới, chủ nghĩa xã hội được nói đến
là chủ nghĩa không tưởng, là lý tưởng cao siêu, thoát ly thực tế còn Mác đi sâu vào
thực tế và lịch sử, phân tích mổ xẻ đầy đủ chi tiết tình hình diễn biến kinh tế của vấn
đề xã hội, vì thế chủ nghĩa xã hội của Mác là chủ nghĩa xã hội khoa học. Ông đánh giá
cao phát minh của Mác về chủ nghĩa duy vật lịch sử: phát minh quan trọng nhất của
Mác về phương diện lịch sử thế giới là tất cả lịch sử thế giới suy cho cùng đều do vật
chất quy định, vật chất thay đổi thì thế giới thay đổi. Nhưng khi nói đến đấu tranh giai
cấp, ông lại phê phán quan điểm của Mác.
Muốn giải quyết vấn đề dân sinh, không những nhà nước phải làm cho bốn loại
như cầu là ăn, mặc, ở, đi lại trở nên hợp lý mà còn phải làm cho cả nước đều có thể
hưởng thụ chúng. Do đó, muốn thực hiện chủ nghĩa Tam dân, tạo ra một thế giới mới,
chúng ta nhất thiết phải làm cho không ai thiếu bất cứ nhu cầu nào trong bốn nhu cầu
đó. Nhà nước phải đứng gánh vác trách nhiệm này. Đổi lại, nhân dân đối với nhà nước
phải hoàn thành những nghĩa vụ nhất định. Vì chủ nghĩa dân sinh của ông mưu cầu

9
cho 400 triệu người Trung Quốc đều hạnh phúc.

Đã gần một thế kỷ trôi qua kể từ khi học thuyết hay chủ nghĩa Tam dân ra đời, có
biết bao thay đổi và sự kiện nhưng giá trị lịch sử to lớn của nó là điều không ai có thể
phủ nhận được. Chủ nghĩa Tam dân là kết tinh của hệ tư tưởng của giai cấp tư sản
Trung Quốc thời cận đại, là cơ sở tư tưởng, đường lối chỉ đạo và là ngọn cờ tập hợp
động viên quần chúng để đi đến thắng lợi trong cách mjang Tân Hợi cũng như nền
Cộng hoà đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Có thể thấy chủ nghĩa Tam dân không
chỉ phù hợp với việc giải quyết các nhiệm vụ lịch sử bức xúc của Trung Quốc và các
nước thuộc địa phụ thuộc ở Đông Nam Á mà còn chứa đựng nhiều chính sách lớn
thích hợp với thời nay ở nhiều quốc gia.
Tóm lại, cũng như những học thuyết chính trị khác, những điều hạn chế trong chủ
nghĩa Tam dân là điều không thể tránh khỏi do điều kiện lịch sử, do thế giới quan và
giai cấp của tác giả, song những tác động của nó là không nhỏ tới sự tiến bộ của Trung
Quốc, có ảnh hưởng tới cách mạng phương Đông bao gồm cả Việt Nam. Hơn nữa,
nhiều chính sách của chủ nghĩa này đến nay vẫn giữ nguyên giá trị đối với Trung
Quốc và nhân loại.
III. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đến trong nước và quốc tế.
Bất kỳ sản phẩm tư tưởng chính trị nào cũng là sản phẩm của một thời đại nhất
định. Nó sinh ra như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống, đại diện cho nguyện vọng
bức thiết của một cộng đồng dân tộc, kết tinh tinh hoa văn hoá của thời đại. Khi định
hình, tư tưởng chính trị này lại có tác dụng định hướng, điều chỉnh cho bước đi của
lịch sử dân tộc, thậm chí có thể định hướng cho bước đi của nhiều dân tộc trên thế với.
Và học thuyết Tam dân không phải là ngoại lệ.

1. Ảnh hưởng của học thuyết đến Trung Hoa Dân quốc.
Từ khi học thuyết này ra đời, nó đã trở thành phương hướng và mục tiêu cho Đồng
minh hội và còn là ngọn cờ tư tưởng cho không chỉ là ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng
đấu tranh, mà còn trở thành cương lĩnh chính trị hoàn chỉnh của Cách mạng Tân Hợi
1911. Mặc dù vậy, cuộc cách mạng này vẫn không tránh khỏi những thất bại do hạn
chế của thời đại và do một vài yếu tố như thiếu trào lưu tư tưởng mới mở đường, soi
sáng cho hành động cách mạng, xác định cách mạng chưa toàn diện, thiếu cơ sở quần
chúng, thiếu sự thống nhất trong các tổ chức cách mạng và bộ chỉ huy cách mạng đặc
biệt là vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp tư sản Trung Quốc còn non yếu so với
liên minh hai thế lực phong kiến hủ bại phản động với đế quốc phương Tây hùng
mạnh.
Dẫu vậy, tư tưởng chính trị chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vẫn là tư tưởng
tiên tiến của thời đại, hoàn toàn phù hợp với điều kiện lịch sử và thực tiễn Trung Quốc
những năm đầu của thế kỷ XX. Nó là sự kết tinh nhu cầu của thời đại và truyền thông
văn hoá Trung Hoa. Chính vì vậy, nó đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Trung
Quốc về một nền thiết chế dân chủ và một cuộc sống công bằng, hạnh phúc ấm no,
thúc đẩy quá trình cận đại hoá Trung Quốc. Chủ nghĩa Tam dân được coi là nền tảng
tư tưởng của Quốc dân đaeng dưới thời Tưởng Giới Thạch, Đảng Cộng sản Trung
Quốc dưới thời Mao Trạch Đông và chính phủ Quốc gia dưới thời Vương Tinh Vệ.

10

10
Tóm lại, đóng góp lớn lao của Tôn Trung Sơn trong đó có chủ nghĩa Tam dân đối
với quá trình cách mạng của Trung Quốc là vô cùng to lớn, nó không chỉ là cương
lĩnh, là mục tiêu của nhiều cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở nhiều nước thuộc địa,
trong đó có cả Việt Nam thời bấy giờ mà còn thúc đẩy quá trình cận đại hoá xã hội
Trung Quốc.
2. Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với Việt Nam.
Ngay từ khi ra đời, học thuyết Tam dân sớm được truyền bá và có ảnh hưởng nhất
định ở Việt Nam, nó được diễn ra qua nhiều con đường: Từ Tôn Trung Sơn và Đồng
Minh hội
trong thời gian hoạt động ở Việt Nam cho đến sách báo của Cộng nhân dân Trung
Hoa và Đài Loan cũng như những người Việt đã sống, hoạt động ở Trung Quốc truyền
bá.

*Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với phong trào dân tộc theo khuynh hướng
dân chủ tư sản trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc và Việt Nam đều là nạn nhân của
chủ nghĩa đế quốc phương Tây khi chúng xâm lược và áp bức nên xét về lịch sử dân
tộc, nước ta và Tung Quốc đều có sự tương đồng, thậm chí còn là láng giềng nên mỗi
bước phát triển đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Ở Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX,
phòng trào Cần Vương nổ ra để chống Pháp rất rầm rộ nhưng vẫn lại nhận thất bại,
con đường cứu nước dưới hệ tư tưởng hệ phong kiến nhận thấy sự bất lực dẫn đến
việc thực dân Pháp khai thác, bóc lột Việt Nam một cách ráo riết để thực hiện mục
đích kinh tế trong công cuộc xâm lược, hậu quả là những phương thức tư bản sản xuất
du nhập kết hợp quan hệ bóc lột cũ đem lại siêu lợi nhuận cho Pháp, làm cho xã hội
Việt Nam bắt đầu phân hoá rõ rệt: giai cấp nông dân bần cùng hoá, bị phá sản vì sưu
thuế cao, giai cấp địa chủ bị tha hoá làm tay sai cho chúng. Đến đầu thế kỷ XX, những
luồng tư tưởng mới từ Nhật Bản và Trung Quốc bắt đầu được truyền vào, tạo ra hai xu
hướng bạo động và cải lương song song tồn. Trong đó, nổi bật phong trào yêu nước,
cứu nước có Phan Bội Châu, ông đã vượt qua hạn chế xuất thân của bản thân để tiếp
nhận những hệ tư tưởng mới, thành lập Duy Tân hội vào tháng 4/1904. Qua thất bại
của phong trào Cần Vương, các nhà yêu nước đầu thế kỷ XX hầu như đều cho rằng tự
ta không thể đánh đuổi quân xâm lược nên để cách mạng thành công thì cần cầu viện
nước ngoài, lúc ấy, không gì bằng sang Nhật vì đây là nước châu Á đồng văn, đồng
chủng mà lại cường thịnh. Năm 1905, cụ Phan sang Nhật và hội kiến với Lương Khải
Siêu là nhà cải cách bảo hoàng của Trung Hoa đang lánh nạn, qua đây Lương Khải
Siêu đã góp ý rằng chủ trương cầu voeejn Nhật Bản là nguy hiểm vì quân Nhật đã một
lần vào nước ta, quyết không lý gì đuổi ra được, thế là muốn tồn cho nước miunfh mà
thiệt làm cho dân chúng. Việc đáng lo ngại đó là không có nhân tài còn cơ hội độc lập
thì chờ vào vày Đức-Pháp chiến tranh sẽ rõ. Sau cuộc gặp gỡ này, tư tưởng xin viện
trợ ở Nhật của Phan Bội Châu bắt đầu lung lay, ông đã chuyển từ cầu viện sang cầu
học, đưa thanh thiếu niên qua Nhật học tập hay còn gọi là “phong trào Đông du”.
Cũng năm 1905, Phan Bội Châu đã gặp Tôn Trung Sơn và tư tưởng quân chủ của cụ
bắt đầu có sự lung lay. Qua nhiều lần tiếp xúc với Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu đã
tiếp thu tư tưởng dân chủ của chủ nghĩa Tam dân, sự chuyển biến này được cụ Phan

11

11
thừa nhận: “Tôi vì ăn ở, đi lại với người Trung Quốc đã khá lâu mà khiến cho tư
tưởng của tôi cũng ngấm ngầm xoay về dân chủ. Sở dĩ chưa dám kêu to nói lớn là vì
kế hoạch gốc tự thuở trước chưa thay đổi được, nhưng ở trong óc đã chứa sẵn. cơ thế
nào cũng một phen thay đổi”.
Tuy nhiên, đến năm 1907, vì sự đàn áp của thực dân Pháp quá lớn, các cơ sở của
Duy Tân hội ở trong nước dần tan vỡ. Ở nước ngoài, triều đình nhà Thanh hùa vào với
Pháp nên phong trào Đông du cũng bị giải tán. Phan Bội Châu và các đồng chí bị Nhật
Bản trục xuất phải về Trung Quốc nhưng do không đủ điều kiện hoạt động cách mạng
Việt Nam ở Trung QUốc nên cụ Phan phải qua Thái Lan tạm trú. Tháng 10 năm 1911,
cách mạng Tân Hợi bùng nổ, quân cách mạng giành thắng lợi, triều đình Mãn Thanh
sụp đổ, chính phủ Trung Hoa thành lập ở Nam Kinh. Tin vui này đã mang cho Phan
Bội Châu một phần niềm phấn khỏi, sau đó ông từ Thái Lan trở lại Trung Quốc. Đồng
thời, thanh niên trong nước cũng bí mật sang Trung Quốc, đến đầu tháng 6.1912, một
cuộc Hội nghị có đông đủ đại biểu ba xứ Trung-Nam-Bắc tại Quảng Châu đã quyết
định thành lập tổ chức cách mạng mới lấy tên là Việt Nam Quang Phục hội để thay
thế Duy Tân hội đã ngừng hoạt động năm 1909. Việt Nam Quang Phục hội đánh dấu
bước tiến mới trong phong trào cách mạng Việt Nam, hội đã xác định tôn chỉ duy nhất
là “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập Cộng hoà dân quốc Việt
Nam”. Về tôn chỉ và tổ chức VNQPH hoàn toàn mô phỏng Đồng Minh hội của Trung
Quốc, nhưng đi sâu vào nội dung thì VNQPH chưa đạt được trình độ của Đồng Minh
hội mà chỉ bằng cương lĩnh của Hưng Trung hội là thời kỳ cách mạng có tính chất tư
sản chứ chưa có khẩu hiệu. VNQPH được thành lập trong không khí tràn ngập phấn
khởi và tin tưởng vào cách mạng Trung Quốc vừa thành công thế nhưng thành quả
cách mạng nhanh chóng đã rơi vào bọn quan liêu Viên Thế Khải nên những người
cách mạng Trung QUốc đã không thể giúp đỡ cho VNQPH được nhiều. Năm 1914,
nhân lúc thế chiến lần I bùng nổ, VNQPH đã tranh thủ tăng cường các hoạt động vũ
trang, đáng chú ý là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917 đã chứng tỏ được được tinh
thần bất khuất và yêu nước của tổ chức này. Thế nhưng, do VNQPH đã ít chú trọng
đến tổ chức quần chúng mà nặng về ám sát cá nhân, chuộng các hành động phiêu lưu
nên dẫn tới việc nhanh chóng tan rã.
Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, Quốc tế cộng sản và Đảng Cộng
sản Trung Quốc thành lập đã giúp Tôn Trung Sơn và Quốc Dân đảng của ông có sự
chuyển biến quan trọng hướng theo cách mạng dân tộc dân chủ phù hợp với cuongw
lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôn Trung Sơn đã giải thích ljai chủ nghĩa Tam
dân, cải tổ lại Quốc dân đảng để phát triển cách mạng Trung Quốc. Điều này cung ảnh
hưởng lớn tới Phan Bội Châu, năm 1924, cụ đã bàn bạc với các đồng chí, quyết định
cải tổ Việt Nam Quang Phục hội thành Việt Nam Quốc Dân đảng. Cụ Phan cho biét
rằng mình đã khởi thảo bản VNQDĐ chương trình và VNQDĐ đảng cương dựa theo
khuôn mẫu của Trung Quốc Quốc Dân đảng mà châm chước thêm bớt cho đúng với
tình hình trong nước. Năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã đến Trung Quốc để trao đổi với
cụ rằng Chương trình đảng cương của VNQDĐ chưa hoàn thiện và đề nghị sửa lại
nhưng chưa kịp thực hiện thì Phan Bội Châu bị mật thám bắt nên không thực hiện dự
định tiếp theo của mình được.
VNQPH được thành lập năm 1927, chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc Quốc Dân

12

12
đảng và chủ nghĩa Tam dân, tôn chỉ của VNQDĐ ghi rõ “làm cách mạng dân tộc –
xây dựng nền cộng hoà dân chủ trực tiếp – giúp đỡ các dân tộc bị áp bức”. Tôn chỉ
này là sự Việt Nam hoá tư tưởng cốt lõi của chủ nghĩa Dân tộc và chủ nghĩa Dân
quyền trong chủ nghĩa Tam dân. Tuy nhiên, tổ chức này vẫn có nhiều hạn chế khi
thiếu chặt chẽ trong tổ chức, thiếu thống nhất trong lãnh đạo, kế hoạch khởi nghĩa
hoãn đi hoãn lại nhiều lần, cùng với việc thực dân Pháp điên cuồng khủng bố nên khởi
nghĩa nổ ra không đều, các cuộc khởi nghĩa nổ ra đều không thành công. Duy chỉ có
khởi nghĩa Yên Bái mặc dù cuối cùng đều thất bại nhưng ngọn cờ phản đế phải phong,
ngọn cờ giải phóng dân tộc đã được chuyển hẳn qua giai cấp vô sản.

*Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám.
Ảnh hưởng của chủ nghĩa Tam dân đối với lịc sử Việt Nam rõ nét hơn cả vẫn được
thể hiện qua Hồ Chí Minh. Sau cách mạng tháng Tán, trên tiêu ngữ của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chủ tịch đã trang trọng đặt ở hàng thứ hai dòng chữ
“Độc lập-tự do-hạnh phúc” làm khẩu hiệu mục tiêu phấn đấu cho dân tộc. Khẩu hiệu
này được Hồ Chí Minh rút ra từ chủ nghĩa Tam dân và tư tưởng “Tự do-bình đẳng-
bác ái” của cách mạng Tư sản Pháp. Người dã phát triển khái niệm “Độc lập-tự do-
hạnh phúc” lên một trình độ mang tính giai cấp, tính nhân dân, tính dân tộc và tính
cách mạng triệt để của cách mạng dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp
công nhân lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Trong toàn bộ tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã kế thừa, phát triển nhiều nội
dung tư tưởng của Tôn Trung Sơn. Người chủ trương xây dựng một nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà có độc lập, tự do, hạnh phúc. Mong ước duy nhất của Người là đồng
bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, cũng được học hành, ai cũng được hạnh phúc. Người
mong mỏi độc lập cho nhân dân, tự do cho đồng bào. Người khẳng định nếu dân tộc
chịu mãi kiếp ngựa trâu thì quyền lợi của bộ phận, giai cấp ngàn năm cũng không đòi
lại được. Có tự do cho dân tộc thì mới có tự do cho mỗi người. Dân tộc độc lập, dân
quyền tự do. dân sinh hạnh phúc là niềm mong mỏi khôn nguôi của Người. Tư tưởng
của Tôn Trung Sơn in đậm dấu ấn trong tư tưởng của Người. Nhưng Người không sao
chép, không phỏng theo Chủ nghĩa Tam dân mà thận trọng lọc ra, bảo tồn và phát
triển hạt nhân dân chủ cách mạng trong cương lĩnh chính trị và ruộng đất của Tôn
Trung Sơn nhào nặn với thực tiễn Việt Nam, dưới ánh sáng tư tưởng Chủ nghĩa Mác-
Lênin, hình thành tư tưởng của Người mang bản chất dân tộc, phản ánh quy luật phát
triển của lịch sử.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí
Minh, ta thấy Người đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với chủ ngĩa Tam dân
vào thực tiễn cách mạng nước ta thật tài tình và sáng tạo. Việc thành lập chính phủ
Lâm thời, sau đó là Chính phủ Liên hiệp lâm thời và Chính phủ Liên hiệp Kháng
chiến trong những năm 1954, 1956 cho thấy Người đã lập chính phủ Dân chủ Cộng
hoà lập hiến tương tự chính phủ Trung Hoa Dân Quốc của Tôn Trung Sơn. Đó là
chính phủ mà thành phần mang tính dân chủ gồm các đảng phái, những nhân sĩ trí
thức không đảng phái, có cả một vài quan lại cũ.
Tầm ảnh hưởng của Chủ nghĩa Tam dân đối với Hồ Chí Minh có thấy rõ ràng qua
hai tác phẩm. Trước hết là trong thư gửi đồng bào toàn quốc nhân ngày kỷ niệm Cách

13

13
mạng tháng Tám thành công, Người viết: “Theo gót Cách mạng 1911 của Tàu, Cách
mạng tháng Tám thực hiện chủ nghĩa: Dân tộc, Dân quyền, Dân sinh…”. Và trong
“Lời kêu gọi thi đua ái quốc”, Người có viết: “… Toàn quốc thống nhất độc lập hoàn
toàn thế là chúng ta thực hiện: Dân tộc độc lập. Dân quyền tự do. Dân sinh hạnh
phúc. Ba chủ nghĩa ấy do nhà cách mạng Tôn Văn nêu ra”
Hồ Chủ tịch đã tiếp thu chủ nghĩa Tam dân một cách sáng tạo, phát triển nó lên
một tầm mới. Chủ nghĩa Tam dân về đối ngoại là chống đế quốc, giành tự do cho
Trung Quốc còn với Hồ Chí Minh chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng trong cách mạng dân tộc, Hồ Chí Minh và Tôn Trung
Sơn cũng như Lênin đều chung quan điểm rằng các dân tộc trong nước đều có quyền
bình đẳng, không phân biệt đa số hay thiểu số. Chủ trương Dân quyền tự do của Hồ
Chí Minh cũng khác với Tôn Trung Sơn. Người cho rằng tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận, tín ngưỡng, bầu cử và ứng cử, tự do đi lại trong khi Tôn Trung Sơn quan niệm
dân quyền thực hiện với khẩu hiệu dân quyền bình đẳng, bình đẳng chính là mục tiêu
của Trung Quốc. Nhưng giữa hai vĩ nhân này trong việc thực thi dân quyền, họ đều
nhằm thực hiện nền chính trị toàn dân. Hồ Chí Minh chủ trương nhân dân có quyền
giám sát chính phủ, quốc hội: “Quốc hội họp công khai, nhân dân có quyền vào dự”
và thực hiện quyền bãi miễn của nhân dân: “Nhân dân có quyền bãi miễn các đại biểu
quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân nếu những đại biểu ấy không xứng đáng với sự
tín nhiệm của nhân dân. Nguyên tắc ấy đảm bảo quyền kiểm soát của nhân dân với
đại biểu của mình”. Cả Hồ Chí Minh lẫn Tôn Trung Sơn đều coi công chức nhà nước
là công bộc của nhân dân, nếu Tôn Trung Sơn kêu gọi cán bộ: “làm đại sự không làm
đại quan” thì Hồ Chí Minh chủ trương: “Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là
nhân dân, vì dân là chủ, trong bộ máy cách mạng từ người quét nhà, nấu ăn cho chủ
tịch một nước đều là phân công công làm đầy tớ cho dân”. Trong Hiến pháp năm 1946
do Hồ Chí Minh soạn thảo, điều 42 ghi rõ: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc
gia sẽ đưa ra nhân dân phúc quyết nếu 2/3 tổng số nghị viên đồng ý”
Có thể thấy rằng, Chủ nghĩa Tam dân có những ưu điểm phù hợp với chính sách,
điều kiện của Việt Nam nên nó có sức ảnh hưởng nhất định đối với nước ta từ các trào
lưu cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đến sau Cách mạng tháng Tám. Hơn hết,
chủ nghĩa Tam dân đề cập đến những vấn đề lớn mang tính nhân loại, do vậy mà
những giá trị lịch sử đối với nhân loại cũng như Việt Nam trong thực hiện mục tiêu
độc lập dân tộc, dân chủ và dân sinh.
Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị
đối với cuộc công cuộc đổi mới của đất nước ta. Thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước
mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh cũng chính là thực hiện mong ước của
những nhà cách mạng tiền bối của chủ nghĩa xã hội. Dân tộc, dân quyền, dân sinh vẫn
là những vẫn đề chưa bao giờ là cũ.

14

14
B. KẾT LUẬN

Thời gian là thước đo cho sự khách quan và công bằng đối với những giá trị nhất
thời cũng như giá trị vĩnh cửu. Gần một thế kỷ đã trôi qua, từ khi chủ nghĩa Tam dân
ra đời, nó đã chứng minh được tính hiệu quả, khẳng định được rằng đây là một hệ tư
tưởng vĩ đại, là kết tinh tư tưởng của giai cấp tư sản Trung Quốc thời cận đại. Chủ
nghĩa Tam dân xuất hiện đã trở thành cơ sở tư tưởng, đường lối cho ngọn cờ tập hợp
quần chúng để đi đến cách mạng thành công của Trung Quốc, lập nên nhà nước Dân
chủ Cộng hoà Trung Quốc đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc cận đại. Không những
thế, chủ nghĩa này còn là lời giả cho một bài toán cứu nước cho các dân tộc thuộc địa
và phụ thuộc Á Đông đầu thế kỷ XX vậy nên chủ nghĩa Tam dân đã có ảnh hưởng tới
phong trào cách mạng ở Á Đông và Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh những mặt tiêu cực, chủ nghĩa Tam dân vẫn còn những mặt hạn chế vẫn tồn
tại bởi quy định của thời đại, song những chính sách của chủ nghĩa này còn chứa đựng
những giả pháp phù hợp với ngày nay. Những mục tiêu của chủ nghĩa Tam dân về
một nền độc lập thật sự cho dân tộc, một thể chế dân chủ, tự do cho mọi người, một xã
hội phồn vinh và công bằng hạnh phúc vẫn đang là những khát vọng thiêng liêng của
tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới ngày nay.
Học thuyết Tam dân của Tôn Sơn Trung đối với không chỉ Trung Quốc mà còn
đối với Việt Nam đã mở ra các tư tưởng, giải pháp có giá trị nhất định trong việc giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn từ những năm đầu thế kỷ XX cho đến hieejn
nay. Nhìn lại những gì mà chủ nghĩa này mang lại, chúng ta có thể thấy rằng ní đã
định ra một đường lối chính sách phát triển và xây dựng đất nước, giải quyết các mối
quan hệ giữa dân chủ và chuyên chính, tự do và kỷ luật, giữa độc lập tự do về chính trị
và giàu có phồn vinh về kinh tế.
Từ những giá trị tư tưởng của Tôn Trung Sơn, chúng ta cần tiếp thu vận dụng một
cách linh hoạt sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam nhằm xây dựng
đất nước “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.

15

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hocvienchinhtribqp.edu.vn (2012). Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn – Một
trong những nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/tu-tuong-tam-guong-dao-duc-ho-chi-
minh/chu-nghia-tam-dan-cua-ton-trung-son-mot-trong-nhung-nguon-goc-hinh-
thanh-tu-tuong-ho-chi-minh.html
2. Viettimes.vn (2016). Trung-Nhật và trận hải chiến định mệnh
https://viettimes.vn/trung-nhat-va-tran-hai-chien-dinh-menh-post16786.html
3. Philosophy.vass.gov.vn (2016) V.I.Lenin với “chủ nghĩa Tam dân” của Tôn Trung
Sơn
http://philosophy.vass.gov.vn/triet-hoc-mac-lenin/VILenin-voi-chu-nghia-tam-dan-
cua-Ton-Trung-Son-107.0.html
4. Đinh Ngọc Thạch, Trần Quang Thái. Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị.
NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
https://sachweb.com/publishview/Giaotrinhhocthuyetchinhtri_id2159/Giaotrinhhoct
huyetchinhtri_id2159.aspx#
5. Chungta.com (2009), Nguyễn Tài Thư. Một số nội dung cơ bản trong tư tưởng dân
sinh của Tôn Trung Sơn
https://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-
cuu/noi_dung_tu_tuong_dan_sinh_ton_trung_son-2.htm
6. Trithucvn.org (2021), Minh Nhật. “Độc lập, tự do, hạnh phúc”- Chủ nghĩa Tam
dân của Tôn Dật Tiên
https://trithucvn.org/van-hoa/doc-lap-tu-do-hanh-phuc-va-nguon-goc-chu-nghia-
tam-dan-cua-ton-dat-tien.html
7. Tranngocthem.name.vn (2013). Vấn đề dân tộc và quốc tế trong cách nhìn của Tôn
Trung Sơn
https://www.tranngocthem.name.vn/nghien-cuu-vhh/vhh-the-gioi/44-van-de-dan-
toc-va-quoc-te-trong-cach-nhin-cua-ton-trung-son.html
8. Truongchinhtri.caobang.gov.vn (2020). Suy nghĩ về ảnh hưởng chủ nghĩa Tam dân
của Tôn Trung Sơn đối với Hồ Chí Minh
http://truongchinhtri.caobang.gov.vn/index.php/news/Nghien-cuu-khoa-hoc/Suy-
nghi-ve-su-anh-huong-chu-nghia-Tam-Dan-cua-Ton-Trung-Son-doi-voi-Ho-Chi-
Minh-836/
9. Viện khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu Trung Quốc. Tôn Trung Sơn cách
mạng Tân Hợi và quan hệ Việt Nam Trung Quốc. NXB Chính trị Quốc gia.
https://bookworm.vnu.edu.vn/EDetail.aspx?id=33104&f=nhande&v=T%u00f4n+Tr
ung+S%u01a1n
10. Imcchina.org (2021). Học giả Việt Nam: Cách mạng Tân Hợi ảnh hưởng sâu
sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và châu Á
http://www.lmcchina.org/vie/2021-10/11/content_41695517.html

16

16
17

17

You might also like