You are on page 1of 65

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA LỊCH SỬ

MÔN HỌC:

LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI


ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHONG TRÀO VÀ NHÂN VẬT CỘNG SẢN Ở NAM KỲ

GIAI ĐOẠN 1930 - 1945


GVHD: TS Huỳnh Bá Lộc
NHÓM THỰC HIỆN:
NHÓM THỰC HIỆN:
1. Lê Thanh Đằng 1956040050

2. Dư Quyền Quý 1956040020

3. Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 1956040034

4. Bùi Huỳnh Hữu Phúc 1956040017

5. Trần Thị Hà 1956040010

6. Hồng Trương Tuệ Vy 1956040130

7. Nguyễn Thị Yến 1956040132

8. Trần Xuân Quỳnh 1956040021

9. Đồng Thị Thanh Thảo 1956040111

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2020

1
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………………3

B. NỘI DUNG………………………………………………………………………………7

Chương 1: Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 1930 – 1945……………………………...7
1.1 Bối cảnh thế giới……………………………………………………………………..7
1.2 Bối cảnh Việt Nam…………………………………………………………………...8
1.3 Nam Kỳ trong giai đoạn 1930 – 1945 dưới ách cái trị của thực dân Pháp……..........8
Chương 2: Một số phong trào và nhân vật cộng sản ở Nam Kỳ giai đoạn 1930 – 1945……9
3.1 Các phong trào tiêu biểu……………………………………………………………...9
3.1.1 Các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi chợ……………………….9
3.1.2 Thành lập các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ……………………………………...12
3.1.3 Phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939)………………………………...16
3.1.4 Nam Kỳ khởi nghĩa……………………………………………………………..21
3.1.5 Phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Nam Kỳ năm 1945………………..25
3.2 Các nhân vật tiêu biểu……………………………………………………………….27
3.2.1 Nguyễn An Ninh………………………………………………………………..27
3.2.2 Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai……………………………………...32
3.2.3 Châu Văn Liêm…………………………………………………………………37
3.2.4 Trần Văn Giàu…………………………………………………………………..42
3.2.5 Một số nhân vật tiêu biểu khác…………………………………………………46
3.3 Nhận xét chung……………………………………………………………………...62
3.1 Về các phong trào tiêu biểu………………………………………………………62
3.2 Về các nhân vật tiêu biểu…………………………………………………………63

C. KẾT LUẬN……………………………………………………………………………..64

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………...65

2
A. MỞ ĐẦU

Việt Nam có một ví trí chiến lược ở Đông Nam Á và đã lọt vào tầm ngắm của các nước tư
bản phương Tây từ rất lâu. Tình hình nội bộ đất nước và chế độ phong kiến nhà Nguyễn
ngày càng khủng hoảng trầm trọng với những chính sách đối nội, đối ngoại hết sức bảo thủ
và lạc hậu đã đẩy nước Đại Nam ngày càng là miếng mồi ngon cho bọn xâm lược, đặc biệt
là thực dân Pháp – vốn đã có dã tâm xâm lược Việt Nam từ lâu.

Như một lẽ tất nhiên của thời cuộc, ngày 01/09/1858, Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo
Sơn Trà (Đà Nẵng), mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Trong khi đó ở Nam Bộ -
nơi đươc xem là vựa lúa của triều đình Huế, một mảnh đất màu mỡ, trù phú về nông nghiệp
của đất nước đã được bọn thực dân Pháp để mắt đến nhất là sau khi chúng bị cầm chân ở Đà
Nẵng quá lâu và kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của chúng phá sản. Tháng 02 năm
1859, Pháp tập trung quân ở Vũng Tàu để chuẩn bị đánh chiếm Nam Kỳ. Đến ngày 18/02
cùng năm, Pháp đánh chiếm Gia Định, thế là ý định của chúng đã được bộc lộ công khai và
nhân dân Nam Kỳ bắt đầu bước đầu thời kỳ kháng pháp đầy oanh liệt nhưng cũng rất đau
thương. Có ba lý do được cho là nguyên nhân Pháp chọn Nam Kỳ làm nơi tấn công tiếp
theo trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là “Chiếm được miền này, Pháp sẽ làm cạn nguồn tiếp viện
lương nhu cho triều đình Huế”, “Thương khẩu Sài Gòn nằm giữa Tân Gia Ba và Hương
Cảng, có vị trí rất thuận lợi về mặt thương mại” và cuối cùng là yếu tố gió mùa Đông Bắc,
chiến thuyền đi xuống miền sông Cửu Long được thuận lợi.1

Với dã tâm hòng biến Nam Kỳ làm thuộc địa và bàn đạp để áp đặt sự thống trị của bọn thực
dân Pháp lên toàn cõi Việt Nam và Đông Dương, chúng lần lượt dùng các biện pháp quân
sự và ngoại giao hòng hép triều đình Huế phải thừa nhận: từ việc chúng đánh chiếm đại đồn
Chí Hòa (1861), chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ rồi ký với triều đình Huế hiệp ước
Nhâm Tuất (05/06/1862). Đến năm 1867, bọn thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây
Nam Kỳ mà không tốn một viên đạn. Từ đây sáu tỉnh Nam Kỳ cơ bản đã thuộc hoàn toàn về
tay Pháp. Và đến tận năm 1874, Nam Kỳ lục tỉnh chính thức được thừa nhận là thuộc địa
của Pháp qua Hiệp ước Giáp Tuất ký với triều đình Huế.

Những năm cuối thế kỷ XIX, nước Pháp đã phát triển lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, yêu
cầu về thị trường, nguồn nguyên nhiên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng
cấp thiết. Chúng ráo riết âm mưu đặt sự cai trị lên toàn cõi Việt Nam. Các cuộc kháng chiến
của nhân dân, văn thân, sĩ phu yêu nước với các nhiều các thức và hệ tư tưởng cũng không
thành công. Mọi cố gắng gỡ gạc và nỗ lực nhằm cứu vãn tình thế của triều Nguyễn cũng
thất bại và đến năm 1884, nước ta cơ bản đã rơi vào vòng “bảo hộ” của thực dân Pháp.

1
Nguyễn Thế Anh, Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học, 2008, tr.27

3
Với chính sách chia để trị, Nam Kỳ được xem là xứ bảo hộ của Pháp (Bắc Kỳ là xứ bảo hộ,
Trung Kỳ vẫn thuộc quản lý của triều đình nhưng vẫn chịu sử kiểm soát của Pháp qua tòa
Khâm Sứ Pháp) dưới quyền giám sát và điều khiển tối cao của vị toàn quyền Đông Pháp.
Pháp thực hiện chính sách “chia để trị” nhằm phá vỡ khối đoàn kết cộng đồng quốc gia dân
tộc: chia ba kỳ (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ) với các chế độ chính trị khác nhau nằm trong
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp (Union Indochinoise) được thành lập ngày 17-10-1887
theo sắc lệnh của Tổng thống Pháp.2 Nhân dân Nam Kỳ đã tiến hành nhiều cuộc đấu tranh
nhất là sau khi triều đình Huế càng ngày càng nhượng bộ và thừa nhận sáu tỉnh Nam Kỳ
thuộc Pháp. Tiêu biểu như khởi nghĩa của Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định, Trần
Thiện Chính, Lê Huy, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, Thân Văn Thíp ở Mỹ
Tho, Phan Tòng ở Ba Tri,…. Phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ thời kỳ này
diễn ra sôi nổi, quyết liệt, bền bỉ nhưng do tương quan lực lượng ngày một chênh lệch, vũ
khí thì thô sơ, thiếu liên kết, cuối cùng phong trào đều bị đàn áp và thất bại.

Nhằm thu nguồn lợi cho “chính quốc”, Pháp đã tiến hành 2 cuộc khai thác thuộc địa quy mô
lớn: 1897-1914 và 1919-1929 vì chúng xem “Việt Nam là 1 thuộc địa quan trọng nhất, phát
triển nhất và giàu có nhất trong tất cả các thuộc địa của Pháp trên thế giới” trong đó thuộc
địa Nam Kỳ là nơi Pháp tiến hành ráo riết và triệt để nhất. Những biến chuyển về kinh tế, xã
hội của Nam Kỳ trong giai đoạn này dẫu có những nét tích cực, tiến bộ, văn minh hơn
nhưng bên cạnh đó vẫn với mục đích cơ bản là bóc lột, vơ vét sức người sức của cho sự phát
triển của nước Pháp. Đây được xem là giai đoạn tiền đề, bản lề cho các phong trào đấu tranh
ở miền Nam giai đoạn 1930 và tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 sau này.

Rồi xã hội Việt Nam với biết bao thăng trầm của một đất nước nửa phong kiến nửa thuộc
địa, chịu hai tầng áp bức phong kiến và thực dân đã xuất hiện nhiều phong trào cải cách,
phong trào đấu tranh tiến bộ nhằm mục đích giành lại quyền độc lập tự do. Những biến đổi
xã hội qua hai cuộc khai thác thuộc địa cũng đã đưa xã hội Việt Nam xuất hiện những tầng
lớp mới, đóng vai trò nổi bật trong phong trào yêu nước trong giai đoạn 1930-1945, đó
chính là giai cấp công nhân và giai cấp tư sản. Qua thực tiễn Việt Nam và thế giới, cùng với
những sự thất bại của các trào lưu yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, tư sản, phong trào
Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục,… cũng chứng tỏ chỉ có giai cấp công nhân mới quy tụ
được quần chúng nhân dân để giành lại độc lập, tự do và phải đặt dưới sự lãnh đạo của một
tổ chức với đường lối và cương lĩnh rõ ràng, phù hợp.

Giai đoạn cách mạng 1930-1945 là giai đoạn đầu tiên của cách mang Việt Nam đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau này đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương)
sau một thời gian dài bế tắc và khủng hoảng đường lối cứu nước. Đặc biệt là ở Nam Kỳ, nơi

2
Bao gồm: Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Cao Miên và Ai Lao.

4
phong trào dân tộc dân chủ diễn ra rất sôi động, độc đáo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dương mà cụ thể là Xứ ủy Nam Kỳ.

Lúc này ở Nam Kỳ, các hoạt động đấu tranh trong giai đoạn 1930-1945 diễn ra vô cũng sôi
nổi và đa dạng. Nhưng nhìn chung các phong trào này đều thất bại hoặc là câu kết với Pháp.
Một sự kiện đặc biệt diễn ra trong năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời như một tất
yếu khách quan, được Chủ tịch Hồ Chí Minh sang lập, rèn luyện và lãnh đạo, như ngọn
đuốc soi đường cho công cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong đêm tối khủng hoảng. Từ đó,
phong trào đấu tranh giai đoạn 1930 đến ngày khởi nghĩa giành chính quyền ở Nam Kỳ năm
1945 được đặt dưới sự chỉ đạo hết sức đúng đắn của Đảng.

Dưới sự chỉ đạo sang suốt của Đảng, các phong trào cách mạng ở Nam Kỳ diễn ra hết sức
sôi nổi, quyết liệt nhưng cũng rất phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và thế giới.
Các cuộc biểu tình, bãi khóa, bãi công, bãi chợ giờ đây được tổ chức quy củ hơn, có sức lan
tỏa và tác động mạnh đến giới cầm quyền và bọn tay sai hơn. Đây cũng là tiền đề để nhân
dân và chiến sĩ cộng sản ở Nam Kỳ bước vào giai đoạn 1936-1939, lúc này các chi bộ cộng
sản ở Nam Kỳ đã được thành lập và phổ biến khắp toàn miền, làm nhiệm vụ cách mạng tại
từng địa phương. Giai đoạn 1936-1939 là giai đoạn đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và hòa
bình. Đây là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền
thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) phát động. Phong trào có sự liên kết rộng rãi với quần
chúng qua tổ chức Mặt trận Dân chủ Đông Dương. Kèm theo đó là sự ủng hộ của các đảng
phái, nhân sĩ, trí thức. Đấu tranh trên tất cả các lĩnh vực: báo chí, nghị trường,… Trí thức
cộng sản và nhân dân Nam Kỳ rất hưởng ứng phong trào này và dù thất bại nhưng cũng đã
thể hiện tinh thần đấu tranh bền bỉ, kiên cường, tranh thủ thời cơ với mong muốn bảo vệ hòa
bình, chống chiến tranh và vì cơm ăn, áo mặc. Sau giai đoạn 1936-1939 cũng chính là thời
điểm diễn ra cuộc nổi dậy vũ trang lớn của nhân dân miền Nam chống lại sự thống trị của
bọn thực quân Pháp và sự can thiệp của đế quốc Nhật do Xứ ủy Nam Kỳ chủ trương và lãnh
đạo năm 1940. Đây là sự kiện chủ đạo của phong trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ giai
đoạn 1930 – 1945 và tuy thất bại nhưng Nam Kỳ khởi nghĩa đã để lại những bài học quý
báu về vấn đề chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang, chuẩn bị cho Đảng Cộng sản Đông Dương
những kinh nghiệm để thực hiện cuộc Cách mạng tháng Tám 1945. Nam Kỳ khởi nghĩa nêu
một tấm gương sáng về tinh thần kiên cường bất khuất của người dân Việt Nam. Qua trận
thử lửa này, người dân càng gắn bó với Đảng, càng tôi luyện chí khí cách mạng, củng cố
nhận thức.3 Có thể nói, Nam Kỳ khởi nghĩa như trang sử vàng của người dân Nam Bộ trong
công cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân và cũng là tiền đề, là một cuộc thử nghiệm để
tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945.

3
Dương Trung Quốc, 2001, Việt Nam những sự kiện lịch sử, Hà Nội, NXB Giáo dục, tr.321

5
Nhân dân và các chiến sĩ Nam bộ luôn luôn đồng hành cùng chiến sĩ và nhân dân cả nước
đấu tranh chống đế quốc, chống thực dân. Dù bằng nhiều hình thức nhưng với tinh thần ái
quốc, thương dân, đoàn kết một long cùng nhau đẩy lùi giặc ngoại xâm. Đã có biết bao con
người, dù ở bất kỳ nơi đâu, họ đã sống và chiến đấu quên mình đến tận hơi thở cuối cùng tất
cả vì lý tưởng độc lập tự do cho dân tộc. Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành
cùng dân tộc chính là thể hiện sức mạnh chính trị của liên minh đó trên địa bàn trọng điểm
của Nam bộ. Lịch sử của quá trình liên minh cũng là lịch sử trong quá trình dấn thân, vượt
muôn vàn gian khổ, kể cả hy sinh của nhiều thế hệ công nông trí tiếp nối nhau qua các
phong trào yêu nước chống xâm lược, cả ở nông thôn giải phóng và ở đô thị địch tạm
chiếm.

Với tinh thần “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây” 4,
một tinh thần chiến đấu vì lý tưởng cao cả, Nam Bộ đã sản sinh ra biết bao nhiêu chiến sĩ
cộng sản yêu nước thương dân, ngày đêm đấu tranh vì độc lập dân tộc. Tiêu biểu như
Nguyễn An Ninh – một thần tượng, một nhà diễn thuyết nổi tiếng của Nam Kỳ, như Ung
Văn Khiêm, như Châu Văn Liêm, như Dương Bạch Mai, như Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn
Văn Trân, Trần Văn Giàu,..Rồi có nhiều chiến sĩ cách mạng của Đảng hoạt động ở Nam Kỳ,
chiến đấu và đã chết tại mảnh đất thành đồng Tổ quốc này như Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị
Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trong,…
Tất cả họ đã cống hiến, đóng góp rất nhiều công sức, xương máu và một dòng một dạ phục
vụ, đi theo lý tưởng giải phóng dân tộc. Chính họ cũng đã góp phần viết nên trang sử vẻ
vang của vùng đất Nam Bộ và cả trong cuộc đấu tranh của nhân dân ta chống đế quốc, thực
dân. Họ là những con người đã làm nên lịch sử.

Nhằm muốn tái hiện lại cục diện Nam Kỳ giai đoạn 1930 – 1945 với các phong trào đấu
tranh đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và những tấm gương chiến đấu, hy sinh quên mình của
những con người quả cảm, tập thể nhóm nghiên cứu xin thực hiện đề tài “Một số phong
trào và nhân vật cộng sản ở Nam Kỳ giai đoạn 1930 -1945” nhằm trình bày một số phong
trào và nhân vật cộng sản tiêu biểu ở Nam Kỳ giai đoạn từ khi thành lập Đảng và cách mạng
Việt Nam cũng như ở miền Nam đi theo đường lối của Đảng cho đến khi nhân dân Nam Kỳ
cùng cả nước vùng lên Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Qua đó cũng muốn
truyền tải thông điệp về sự đấu tranh gian khổ của ông cha ta để người dân Việt Nam ngày
nay được hưởng tự do, hạnh phúc. Bồi đắp thêm tinh thần yêu nước, truyền thống uống
nước nhớ nguồn và thêm yêu quê hương đất nước để rồi vận dụng vào công cuộc bảo vệ và
xây dựng đất nước hiện nay. Ngoài ra, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện phong
trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945 là điều hết sức cần thiết và có ý nghĩa
thiết thực trên cả hai phương diện là khoa học và thực tiễn.

4
Nguyễn Trung Trực (1838-1868).

6
B. NỘI DUNG

Chương 1: Việt Nam và thế giới trong giai đoạn 1930 – 1945

Giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn cực kỳ biến động và thay đổi một cách chóng mặt về tình
hình chính trị, kinh tế-xã hội ở Việt Nam và trên thế giới. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và
thế giới luôn thể hiện tính gắn bó mật thiết và không thể tách rời, đặc biệt là sự kiện Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam và
lãnh đạo cách mạng Việt Nam trong giai đoạn những năm 1930 đến khi cách mạng thành
công năm 1945.
1.1 Bối cảnh thế giới

Những năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra, các nước đế quốc thực
dân ra sức bóc lột các thuộc địa, tích cực tìm kiếm những thị trường mới để gây chiến tranh
xâm lược. Tất cả nhằm mục đích tìm kiếm thị trường tiêu thụ nguồn hàng hóa sản xuất ra dư
thừa, vơ vét nguyên nhiên liệu để phục vụ cho chính các nước đế quốc thực dân và làm giàu
cho bọn tư bản. Mâu thuẫn về thị trường, về thuộc địa và mối quan hệ giữa các nước đế
quốc già (Anh, Pháp, Tây Ban Nha,…) với các nước đế quốc trẻ (Đức, Bỉ, Hoa Kỳ,...) –
những nước đang có tốc độ phát triển vượt bậc và đang muốn khẳng định sức mạnh với các
nước còn lại, lấy lại thể diện sau khi thất bại ỏ Thế chiến I (Đức, Ý,…) – ngày càng gay gắt
khiến cho thế giới thêm phần hỗn loạn.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 cùng với những mâu thuân
không thể điều hòa nổi giữa các nước đế quốc đã dẫn đến sự hành thành chủ nghĩa phát xít
và quân phiệt ở Đức, Ý, Nhật với mưu đồ phân chia lại thế giới, đe dọa đến nền hòa bình
của thế giới. Tháng 7/1935, Đại hội lần VII của Quốc tế cộng sản bàn về vấn đề chống phát
xít và kêu gọi các nước thành lập Mặt trận nhân dân rộng rãi Đến tháng 6/1936, Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập, thi hành một số chính sách cải cách tiến bộ ở các
thuộc địa trong đó có Đông Dương.

Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ như một tất yếu khách quan trong mối quan hệ không thể
hòa hoãn nổi giữa các nước đế quốc. Tháng 9/1939, Thế chiến II bùng nổ, Phát xít Đức
chiếm toàn bộ Châu Âu và chuẩn bị tấn công Liên Xô. Chính phủ Pháp đầu hàng, quay lại
chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc
địa.

1.2 Bối cảnh Việt Nam

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt
Nam ngày càng trầm trọng. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn: công nhân bị sa thải hoặc

7
đồng lương rẻ mạt; nông dân thì chịu thuế cao, ruộng đất bị địa chủ thâu tóm, bị bần cùng
hóa trên quy mô lớn; tiểu thương, tiểu chủ và các nghề thủ công thì bị phá sản, bị sa thải,
thất nghiệp, tư sản dân tộc gặp rất nhiều khó khăn,…Đời sống chính trị thì ngày càng ngột
ngạt, tù túng: bắt bóc, đàn áp dã man các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX
– đầu thế kỷ XX. Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc: giữa dân tộc Việt Nam với thực dân
Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Tình hinh Việt Nam từ khi Mặt trận nhân dân Pháp lên nắm quyền năm 1936 đã có nhiều sự
thông thoáng hơn. Pháp đã cử đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền
mới, nới lỏng một số quyền tự do. Vì vậy, nhiều đảng phái chính trị hoạt động nhưng Đảng
Cộng sản Đông Dương là đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng. Những
năm 1936-1939 là thời kỳ phục hồi của kinh tế Việt Nam những vẫn lệ thuộc vào nền kinh
tế Pháp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn nên rất hang hái tham gia đấu tranh đòi
tự do, cơm áo đặt biệt là ở Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Đến năm 1939, Pháp thực hiện chính sách “khủng bố trắng” làm bùng nổ phong trào cách
mạng ở Việt Nam. Phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc vận động dân chủ 1936-1939
đã dẫn đến kết quả là Cách mạng tháng Tám thành công. Đây cũng là kết quả của 15 năm
tập dợt từ khi Đảng ra đời, kết thúc sự thống trị của đế quốc và thực dân, lật nhào ngai vàng
phong kiến tồn tại ở nước ta ngót hàng nghìn năm., mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc.

Trong đó Nam Kỳ, dưới ách cai trị thuộc địa của thực dân Pháp, cũng đã có những đóng
góp tiêu biểu trong công cuộc đấu tranh chung của dân tộc Việt Nam để đi đến thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám.
1.3 Nam Kỳ trong giai đoạn 1930 – 1945 dưới ách cái trị của thực dân Pháp

Nam Kỳ vốn đã chịu sự kiểm soát của Pháp về mặt quân sự từ rất lâu (từ năm 1867, Pháp đã
chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ). Đến năm 1884, triều đình Huế chính thức thừa nhận về pháp lý
rằng: Nam Kỳ lục tỉnh đã trở thành thuộc địa Pháp.

Trong phong trào dân tộc dân chủ của toàn dân Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945,
phong trào dân tộc dân chủ diễn ra trên địa bàn Nam Kỳ có nhiều điểm độc đáo và nổi bật.

Trước và sau năm 1930, Nam Kỳ là nơi hình thành nhiều tổ chức cộng sản, nơi có phong
trào công nhân, nông dân nổ ra sôi nổi, mạnh mẽ. Trong đó, nhiều hoạt động đấu tranh gắn
với các địa danh nổi tiếng, tạo tiếng vang và ảnh hưởng sâu rộng đến toàn quốc như xưởng
đóng tàu Ba Son, xe lửa Dĩ An, đồn điền cao su Phú Riềng, quận Đức Hòa (Chợ Lớn), Chợ
Mới (Long Xuyên),…

8
Trong bối cảnh thoái trào cách mạng những năm 1932-1935, nhiều đảng viên cộng sản Nam
Kỳ đã tìm mọi cách khôi phục tổ chức và lực lượng, tập hợp công nhân, nông dân và quần
chúng yêu nước để liền sau đó, tiến hành cuộc vận động dân chủ 1936-1939. Cuộc vận động
dân chủ diễn ra liên tục, sôi nổi trên toàn xứ Nam Kỳ, với nhiều hình thức đấu tranh đa
dạng, phong phú, sáng tạo và có quy mô lớn nhất trong cả nước.

Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11 năm 1940 là một mốc son chói lọi trong phong trào cách
mạng dân tộc dân chủ, thể hiện tinh thần quật khởi, chiến đấu đến cùng của nhân dân Nam
Kỳ. Mặc dù bị đàn áp một cách dã man, nhưng bằng những nỗ lực của những người cộng
sản và quần chúng cách mạng yêu nước, phong trào dân tộc dân chủ tại đây cũng nhanh
chóng tái tổ chức, phục hồi và phát triển.

Giai đoạn 1941-1945 là quãng thời gian ghi dấu nhiều sự kiện mang tính bước ngoặt như sự
hình thành hai xứ ủy: Tiền Phong và Giải Phóng, sự ra đời và hoạt động của Thanh niên
Tiền Phong,… Đến tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Tiền Phong đã nhạy bén, sáng tạo, lợi dụng
thời cơ và điều kiện công khai, tập hợp, tổ chức và vận động quần chúng đứng lên khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Sài Gòn và Nam Kỳ.

Những thắng lợi đó của phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ không thể không nhắc đến
những chiến sĩ những đảng viên cộng sản nhiệt thành, một lòng một dạ phấn đấu vì lý tưởng
cao cả. Đó là Nguyễn An Ninh, Trần Văn Giàu, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ,… Tất cả
họ dù hy sinh dù còn tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp cách mạnh dân tộc, đều đã đóng góp
vào lịch sử, là những người đã tạo nên lịch sử ở vùng đất Nam Bộ này.

Chương 3: Một số phong trào và nhân vật cộng sản ở Nam Kỳ giai đoạn 1930 – 1945

3.1 Các phong trào tiêu biểu

3.1.1 Các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi chợ

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đã ảnh hưởng trầm trọng đến nền kinh tế của
hầu khắp các nước tư bản phát triển kéo theo đó là cả những nước thuộc địa và phụ thuộc.
Nền kinh tế vốn đã phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp như Việt Nam cũng chịu những ảnh
hưởng lớn, từ đó gây ra những hậu quả nặng nề trong đời sống xã hội. Mức độ nghèo khổ
của những người lao động ngày càng gia tăng. Trong khi đó, tiền lương lại bị cắt giảm, giờ
làm lại tăng lên, mất việc dẫn đến đời sống vốn đã cơ cực lại thêm khốn khổ lao đao. Để
phản đối những chính sách này của thực dân Pháp, nhân dân Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của
Đảng đại diện là Xứ uỷ Nam Kỳ, nhân dân Nam Kỳ và công nhân các xí nghiệp đã đứng lên
tiến hành các cuộc đấu tranh để giành lại những quyền lợi cho mình bằng các cuộc mít tinh,
biểu tình, bãi công.

9
Ở Nam Kỳ , phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra rất sôi nổi. Ở một số nơi các cuộc
biểu tình của nông dân diễn ra nhằm hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1/5. Có thể kể đến
tại Thủ Dầu Một dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, một số thợ thủ công và nông dân nghèo
làng Bình Thâm hưởng ứng kỉ niệm kéo đến nhà việc đòi giảm tô, giảm thuế năm 1930.
Hay tại tỉnh Long Xuyên, để kỷ niệm ngày này, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 1500 nông
dân hai quận Cao Lãnh (lúc đó còn thuộc Long Xuyên) và quận Chợ Mới nổi lên đấu tranh
đòi dân sinh, dân chủ nhằm yêu cầu hai quận trưởng chấp nhận yêu sách của nông dân.

Tính từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1930 tính riêng ở Nam Kỳ có 22 cuộc đấu tranh. Nhân dân
nổi dậy ở khắp nơi như: Vĩnh Long (2/6), Bà Hom (Chợ Lớn 3/6), Hóc Môn (Gia Định 4/6),
Tân Lợi (Tân An 4/6), Đức Hoà (Chợ Lớn 4/6), Bến Lức (Chợ Lớn 5/6) …..để đòi giảm tô
thuế.

Những ngày tháng 8, khí thế của quần chúng lại được cổ vũ thêm bằng khẩu hiệu kỷ niệm
ngày chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên bang Xô Viết. Những lá đơn được
truyền đi rộng rãi và xuất hiện ở khắp các thành phố lớn trong cả nước trong đó có cả Nam
Kỳ. Các cuộc biểu tình tái diễn ở một số tỉnh như Vĩnh Long, Trà Vinh, Sa Đéc, Long An

Trong thời gian này, các cuộc biểu tình của nhân dân diễn ra khắp nơi nhưng bước sang
năm 1931, do sự đàn áp khủng bố của chính quyền thực dân nên các phong trào có phần
giảm sút. Tuy vậy, ở Nam Kỳ vẫn diễn ra các phong trào như trong suốt tháng 1/1931 của
công nhân hãng dầu Xtanđa – Nhà Bè, công nhân nhà in Văn Võ Văn -Sài Gòn, công nhân
sở Xen -Mỹ Tho, công nhân hãng FACM-Sài Gòn đã tổ chức bãi công, mít tinh, biểu tình.
Ngoài ra, nông dân ở các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Thủ Dầu Một, Gia Định đòi cải thiện đời
sống. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1931, các cuộc biểu tình của nông dân nổ ra ở Bạc Liêu,
Bến Tre, Long Xuyên, Bàu Trai (Đức Hoà).

Trong các năm từ 1931 đến 1934, thực dân Pháp tiến hành đàn áp, khủng bố cách mạng. Đã
có rất nhiều cán bộ, Đảng viên bị bắt. Phải bước sang các tháng cuối năm 1934, tổ chức
Đảng được củng cố, phong trào đấu tranh của nông dân lại bùng lên nhanh chóng. Như của
nông dân làng Long Cang tấn công nhà tên hội đồng Trương Văn Lý (10/1934), nông dân
Tân An đấu tranh đòi tăng tiền công gặt và công đập lúa (1/1935), hay cuộc đấu tranh chống
tên Ký Trân của nông dân làng quanh Đồng Tháp Mười (10/3/1936) ….

Đây chỉ là một trong số những cuộc biểu tình đã diễn ra và còn rất rất nhiều những cuộc
biểu tình khác trên khắp Nam Kỳ của nông dân tại các địa phương khác đòi giảm sưu giảm
thuế, chống bọn lính không được đánh đập hà hiếp nhân dân, không thể kể hết được .

10
Bên cạnh các cuộc biểu tình của nhân dân Nam Kỳ 5 , song song với đó là các cuộc bãi công
của các công nhân tại các xí nghiệp Nam Kỳ cũng đứng lên đấu tranh vì lợi ích chính đáng
của mình.

Trong năm 1930, đã có rất nhiều cuộc đình công diễn ra trên hầu khắp Nam Kỳ. Đó là các
cuộc bãi công đòi quyền lợi dân sinh, dân chủ của những người công nhân sở Trường Tiền
(Công Khánh) trên công trường làm đường Catinat (Đồng Khởi ) và đường D’Espagne (Lê
Thánh Tôn) ở Sài Gòn nhằm phản đối chính quyền thực dân bớt lương từ 8 hào xuống 6 hào
một thước đất ngày 14/3/1930. Của 500 công nhân ở đề -pô xe lửa Dĩ An phản đối nhà thầu
vì bữa ăn không đảm bảo và công nhân làm việc tại kho xăng Nhà Bè đòi tăng lương cũng
như phản đối đánh đập ngày 16/3/1930. Của công nhân đề-pô xe lửa Dĩ An (24/4-1/5/1930)
đòi chủ nhà máy phải thoả mãn các yêu sách trong cuộc đình công ngày 16/3 trước đó và
yêu cầu làm việc 8 giờ, tăng lương, bỏ lệ làm la tách, không được đánh đập, không được
cúp lương. Của công nhân nhà máy rượu Bình Tây ở Chợ Lớn và công nhân kho xăng Nhà
Bè cũng đấu tranh đòi quyền lợi như tăng lương, giảm giờ làm,… vào ngày 1 tháng 8. Lúc
bấy giờ, ngày này được xem là ngày Quốc tế đấu tranh chống chiến tranh đế quốc.

Các cuộc đình công vẫn không ngừng diễn ra trong các năm tiếp theo ở một số tỉnh tại Nam
Kỳ. Năm 1932, ở Bạc Liêu trên 100 công nhân của 6 lò than, 4 cúp trong toàn vùng Năm
Căn, Rạch Gốc, Tân Ân tổ chức cuộc đấu tranh kéo dài 20 ngày đòi chủ tăng lương, cũng
cấp nước ngọt, cùng với thuốc trị sốt rét. Tháng 2 năm 1933, nổ ra cuọc đấu tranh của công
nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng thu hút đến 2000 công nhân tham gia. Năm 1935, có cuộc
đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh vào tháng 5 và cuộc đấu tranh của công
nhân các lò gốm ở Lái Thiêu (27/9) nhằm mục đích đòi bọn chủ giảm giờ làm và tăng lương
cho người công nhân. Năm 1936, công nhân nhà máy cưa Khánh Hội đình công, phản đối
chủ bớt xén tiền lương (9/1). Bên cạnh những cuộc đình công đòi quyền lợi về kinh tế, cũng
có những cuộc đình công hưởng ứng ngày Quốc Tế Lao Động, ngày Cách mạng tháng
Mười Nga,… Bước sang năm 1937 dưới sự lãnh đạo của Đảng, ở một số tỉnh Nam Kỳ nổ ra
các cuộc đình công của công nhân đòi hỏi quyền lợi cho mình như ở đình công của công
nhân ngành dệt ở Chợ Mới -Long Xuyên (17/3), cuộc đình công của thợ cưa tại tỉnh Bà Rịa
vào mùa hè, công nhân nhà máy xay lúa ở Rạch Giá,….

Các cuộc đình công của công nhân các nhà máy, xí nghiệp diễn ra dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã buộc bọn chủ phải hoà hoãn chấp nhận hoặc nhượng bộ và kí các thảo thuận về
quyền lợi của công nhân.

*Nhận xét:

5
Địa chí văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, tập 1

11
Các cuộc mít tinh, biểu tình, đình công của nhân dân cũng như của nông dân và công nhân
trên khắp Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng giai đoạn này chủ yếu đòi lại những quyền lợi
về kinh tế cho chính mình. Bên cạnh đó, cũng có những cuộc mít tinh, biểu tình, bãi công
hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1/5 cho thấy sự đoàn kết của công nhân Nam Kỳ với
công nhân các nước trên thế giới. Có thể nói giai đoạn này, dưới sự lãnh đạo của Đảng
chúng ta đã giành được vài quyền lợi trước bọn đế quốc thực dân. Song đây cũng chỉ là
những bước tập dợt ban đầu của nhân dân Nam Kỳ cho những cuộc đấu tranh sau này .

3.1.2 Thành lập các chi bộ cộng sản ở Nam Kỳ

Trong năm 1929, ba tổ chức cộng sản lần lượt hình thành, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phong
trào đấu tranh cách mạng6. Sau khi thành lập, tháng 8-1929, nhằm gây dựng và phát triển cơ
sở của Đảng ở Nam Kỳ, Trung ương lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng đã cử Ngô Gia
Tự vào Nam hoạt động.

Tuy 3 tổ chức này đều cùng chung một chủ nghĩa nhưng hoạt động riêng rẽ, không có sự
lãnh đạo thống nhất. Vì thế, ngày 3-2-1930 đã thống nhất 3 tổ chức trên thành một đảng lấy
tên Đảng Cộng sản Việt Nam dưới quyền chủ tọa của Nguyễn Aí Quốc tại Cửu Long-
Hương Cảng Trung Quốc, cử Trịnh Đình Cửu là Tổng bí thư tạm thời.
Hội nghị bầu ra Ban chấp hành lâm thời của Xứ bộ Nam Kỳ đã bầu Ngô Gia Tự làm Bí thư,
tiến hành sự thống nhất xuống tận các chi bộ và thành lập Ban Chấp hành lâm thời các cấp.
Từ đó quần chúng được Xứ ủy đảng Cộng sản Nam Kỳ lãnh đạo đấu tranh có tổ chức,
đường lối đúng đắn, lúc nhu lúc cương tùy theo tình hình để đạt được mục đích.
Ngay sau đó hoạt đông cách mạng chống Pháp ở Nam Kỳ được đẩy mạnh với nhiều hình
thức phong phú đẩy kẻ thù vào thế bị động.
Lịch sử ra đời, hình thành và phát triển của Đảng bộ Bến Tre từ các chi bộ, tổ chức cộng sản
tiền thân trong giai đoạn 1930-1945 cũng đã minh chứng, tiêu biểu cho sự trưởng thành ý
thức giai cấp của công nhân và các tầng lớp lao động khác ở Nam Kỳ đứng lên nắm lấy
ngọn cờ lãnh đạo cách mạng và đưa cách mạng đi đến thắng lợi.
Trước khi xuất hiện tổ chức đảng ở Bến Tre đã xuất hiện các phong trào đấu trang của nhân
dân. Đó là truyền thống đấu tranh của dân Bến Tre, kế thừa truyền thống yêu nước bất khuất
của dân tộc. Đấu tranh chống thiên nhiên khắc nghiệt, thú dữ, đoàn kết trong lao động, tự
lực, tự cường. Nơi đây cũng diễn ra các phong trào yêu nước chống Pháp, khi Pháp đánh
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam kỳ có phong trào “tị địa”, những thân Hào nhân sĩ đưa hài
cốt cụ Võ Trường Toản từ Hòa Hưng về cải táng tại Bảo Thạnh (Ba Tri). Các cuộc khởi
nghĩa chống Pháp tiêu biểu như: Phan Tôn, Phan Liêm, Phan Tòng khởi nghĩa năm 1868.

6
Tháng 6-1929, những hội viên ưu tú của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thuộc Kỳ bộ Bắc Kỳ tuyên bố thành lập
Đông Dương Cộng sản Đảng. Tháng 7-1929, Tổng bộ Thanh niên và Kỳ bộ Nam Kỳ tuyên bố thành lập An Nam Cộng
sản Đảng. Tháng 9-1929, ở Trung Kỳ, những thành viên ưu tú của Tân Việt Cách mạng Đảng chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa Mác – Lênin cũng ra Tuyên đạt thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

12
Sau đó có khởi nghĩa của Lê Quang Quan (Tán Kế), Nhiên Đầu, Khâu Gương ở Mỏ Cày,
Trịnh Viết Bàng ở An Hóa; sáng tác thơ văn yêu nước có Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn
Trị.
Đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước phát triển dưới các hình thức: Thiên Địa hội, Hội kín,
Hội khuyến học; phong trào vận động Đông Du, hưởng ứng các cuộc đấu tranh đòi thả cụ
Phan Bội Châu, tham gia vào lễ tang và truy điệu cụ Phan Châu Trinh.
Từ những yếu tố truyền thống yêu nước nồng nàn và ý chí chiến đấu chống giặc ngoại xâm
đó, Bến Tre dần trở thành một địa điểm cách mạng vững chắc để cũng cả nước tiến lên,
vùng dậy khởi nghĩa và giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám. Trong đó Đảng bộ Bến
Tre là hạt nhân tiêu biểu trong phong trào cộng sản ở Nam Kỳ.
Năm 1925, Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên được thành lập. Năm 1926, Hội đã xây
dựng được cơ sở ở Nam Kỳ, khoảng cuối năm 1926, tỉnh bộ Việt Nam Cách Mạng Thanh
niên Bến Tre được thành lập do Vương Hoài Nghĩa làm Bí thư. Sau đó nhiều chi bộ của Hội
Việt Nam Cách Mạng Thanh niên được thành lập ở các xã. Tỉnh Bến Tre có 6 đề cử được
gửi sang Quảng Châu học các lớp huấn luyện (gồm Lê Văn Phát, Nguyễn Văn Ngọc, Lê
Hoàng Chiến, Trần Ngọc Giải, Trương Minh Tài, Nguyễn Trung Nguyệt). Ngày 3/2/1930,
ĐCSVN ra đời. Tháng 4/1930, Tỉnh ủy lâm thời Mỹ Tho cử ban cán sự đảng gồm ba đề cử:
Nguyễn Văn Nguyễn, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Văn Trí đến xây dựng cơ sở đảng ở Bến
Tre. Tháng 4/1930, chi bộ Tân Xuân, chi bộ đầu tiên của tỉnh được thành lập do đề cử Trần
Văn An làm Bí thư. Đầu năm 1931, Bến Tre có gần 20 chi bộ đảng, tháng 5/1931, Trung
ương Bến Tre chính thức được thành lập do đề cử Nguyễn Văn Nguyễn làm Bí thư.

Nguyễn Văn Nguyễn – Bí thư lâm


thời Tỉnh ủy Bến Tre (1931)

(Ảnh tư liệu)

Trong phong trào cách mạng 1930-1931, Đảng bộ Bến Tre đóng vai trò to lớn. Lãnh đạo và
tổ chức nhân dân mittinh, biểu tình, tiêu biểu như cuộc biểu tình ngày 1/5/1930 của 200
đồng bào tại cây Da Đôi, xã Tân Xuân. Cuộc biểu tình của 1000 đồng bào ở vùng Ba Châu.
Tháng 10/1930, tháng 2/1931, cuộc biểu tình ở Long Mỹ, Bình Thành. Tháng 7/1931, địch
đàn áp bắt nhiều người quan trọng, tỉnh ủy tan rã.
Đảng bô ̣ Bến Tre tuy mới ra đời nhưng đã sớm nắm bắt ngọn cờ dân tô ̣c, dân chủ của Đảng
đề ra; đã tổ chức và lãnh đạo các phong trào đấu tranh của quần chúng diễn ra liên tục và
đều khắp bằng nhiều hình thức phong phú. Cao trào 1930-1931 đã tạo cơ sở vững chắc để

13
nhân dân Bến Tre bước vào cuô ̣c đấu tranh mới chống chính sách tàn bạo của Thực dân
Pháp, nhằm giữ vững và phát triển phong trào Cách mạng.
Đảng bộ Bến Tre trong phong trào dân chủ 1936-1939 cũng đóng góp một phần không nhỏ
vào nỗ lực chung của cả nước. Tháng 5/1936, trong cuô ̣c bầu cử Quốc hô ̣i, Mă ̣t trâ ̣n nhân
dân Pháp thắng thế và lên cầm quyền, đã ban bố mô ̣t số cải cách dân chủ với các nước thuô ̣c
địa, trong đó có chủ trương: Thả phần đông tù chính trị. Đảng viên từ các nhà tù trở về địa
phương, hệ thống tổ chức của Đảng được khôi phục, Trung ương được củng cố do đề cử
Nguyễn Văn Triệu (Ba Chà) làm Bí thư. Đưa Đảng viên ra hoạt động công khai và bán công
khai để nắm quần chúng, thành lập các hội, vận động, nhân sĩ trí thức ủng hộ phong trào,
lập các đoàn thể quần chúng, xuất bản báo “Cờ chiến đấu”. Phong trào tập hợp nguyện vọng
nhân dân, hưởng ứng Đông Dương đại hội, các nơi thành lập Uỷ ban hành động để phân
phát truyền đơn, đưa kiến nghị; nhân dân đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi dân sinh, dân
chủ, xin giảm thuế thân và chia lại công điền. Tháng 9/1939 chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ, Thực dân Pháp bắt nhiều cán bộ đảng nên phong trào tạm lắng.
Cao trào Dân chủ 1936-1939 là mô ̣t cuô ̣c Cách mạng rô ̣ng lớn của nhân dân, qua cao trào
này trình đô ̣ chính trị và tổ chức của Cán bộ đảng viên được nâng cao, tư tưởng của chủ
nghĩa Mác– Lênin, đường lối, chính sách của Đảng được phổ biến rô ̣ng rãi.
Trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Bến Tre đóng vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ cuộc
khởi nghĩa và là một trong những địa điểm diễn ra sôi nổi và quyết liệt nhất. Năm 1939,
Trung ương còn lại 3 người, đến năm 1940, Trung ương được củng cố, đồng chí Đỗ Nghĩa
Trọng làm Bí thư. Trung ương có cuộc họp tại rạch Vọp xã Châu Bình để chuẩn bị khởi
nghĩa, nhưng đang họp bị địch đến khủng bố. Xứ ủy cử Phạm Thái Bường về làm Bí thư
Trung ương Bến Tre.
Đêm 22 rạng 23/11/1940 nhân dân Bến Tre đã nổi dậy hưởng ứng khởi nghĩa Nam Kỳ, ở
Mỏ Cày phá cầu Cái Chát lớn, Cái Chát nhỏ. Ở Lương Quới, Long Mỹ, Mỹ Nhơn, Mỹ
Chánh, Mỹ Hòa, An Khánh, Tân Thạch, Quới Sơn, Giao Long… nhân dân đã tổ chức
mittinh biểu tình. Thực dân Pháp bắt trên 400 người tra khảo, nhục hình, đày đi các nhà tù
Bà Rá, Tà Lài, Côn Đảo. Đồng chí Phạm Thái Bường và các đồng chí trong Trung ương
đều bị bắt, Đảng bô ̣ Bến Tre lần nữa bị tổn thất nă ̣ng nề.
 Cuô ̣c khởi nghĩa chỉ nổ ra ở vùng nông thôn, thiếu sự hưởng ứng kịp thời của nhân dân
toàn tỉnh, chưa đủ điều kiê ̣n phát đô ̣ng lên chiến tranh du kích. Do đó, địch đã tâ ̣p trung lực
lượng dâ ̣p tắt phong trào.
 Cuô ̣c khởi nghĩa Nam Kỳ (có Bến Tre) tuy thất bại, nhưng “ý chí kiên cường bất khuất về
tnh thần đấu tranh chống thực dân ngày càng trỗi lên mạnh mẽ, vẫn mãi rực sáng” Bác Hồ
Đến đầu năm 1941, chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra với mức đô ̣ ác liê ̣t và qui mô lớn.
Mă ̣t trâ ̣n liên minh của các lực lượng dân tô ̣c và dân chủ chống phát xít hình thành trên thế
giới. Đảng ta cần có sự chuyển biến kịp thời, vào tháng 02/1941, Hồ Chí Minh bí mâ ̣t trở về
nước trực tiếp lãnh đạo phong trào Cách mạng. Người đã triê ̣u tâ ̣p và chủ trì hô ̣i nghị lần
thứ 8 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng.Sự chuyển biến tình hình thế giới và trong nước

14
làm cho những người cô ̣ng sản ở Bến Tre cũng như các tỉnh Nam Bô ̣ có nhiê ̣m vụ khẩn
trương là phải khôi phục tổ chức đảng và tổ chức quần chúng.
Trong các năm 1943-1944, Đảng viên từ các nhà tù trở về, tổ chức đảng được khôi phục,
các quận ủy được thành lập. Tháng 2/1944, quận ủy Ba Tri đã triệu tập cuộc họp tại Giồng
Chuối, An Đức, Ba Tri, thành lập Uỷ ban sáng kiến để tập hợp các đồng chí còn hoạt động
bí mật tại địa phương. Tháng 12/1944, Uỷ ban sáng kiến triệu tập, cuộc họp tại Phước Long
cử ra Trung ương, do Nguyễn Tẩu làm bí thư, Cuối năm 1943, các đồng chí Trần Văn Giàu,
Dương Quang Đông trong xứ ủy Tiền Phong đã đến Bến Tre, do chưa liên lạc được với
Trung ương lâm thời ở Ba Tri nên đã thành lâ ̣p ở Thị xã Bến Tre mô ̣t Trung ương lâm thời
do Đỗ Văn Khuyến làm Bí thư. Cùng lúc hai tỉnh ủy song song tồn tại. Tháng 2/ 1945, Mặt
trận Việt Minh được thành lập, Trung ương chủ trương phát triển các tổ chức công hội,
nông hội và nghiệp đoàn, xây dựng lực lượng nòng cốt cứu quốc quân nắm lấy tổ chức
thanh niên tiền phong. Tháng 3/1945, Khương Thụy, đại diện Xứ ủy Nam Kỳ triệu tập Hội
nghị thống nhất hai Tỉnh ủy làm một, đồng chí Nguyễn Tẩu làm Bí thư. Đây là bộ tham
mưu thống nhất nhận sứ mệnh lãnh đạo nhân dân Bến Tre khởi nghĩa giành chính quyền
trong Cách mạng Tháng Tám. Tháng 7/1945 hội nghị tại ngã tư Giồng Dầu, (ngã tư Phú
Khương ngày nay) bàn việc chuẩn bị khởi nghĩa. Vào lúc 17 h ngày 25/8/1945 cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền ở Bến Tre thắng lợi, Tỉnh trưởng Phan Văn Chỉ phải đầu hàng, xin
nộp chính quyền cho Cách mạng. Ngày 26/8/1945, UBND tỉnh do Phạm Văn Bạch làm chủ
tịch, Phạm Văn Hạt làm Phó chủ tịch, Tổng thư ký: Phan Văn Kỉnh và các ủy viên: Nguyễn
Văn Tồn, Đỗ Phát Quang, Lê Hợi, Trần Quế Tử đã ra mắt đồng bào tại sân vận động tỉnh.
Cách mạng Tháng Tám ở Bến Tre là kết quả trải qua 15 năm (1930-1945), Đảng bộ vượt
qua những khó khăn, thử thách, kiên trì lãnh đạo nhân dân nổi dậy đấu tranh. Cách mạng
Tháng Tám ở Bến Tre là sự vận dụng linh hoạt sáng tạo đường lối Cách mạng của Đảng,
giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn hai nhiệm vụ chống đế quốc và
phong kiến, dựa vào liên minh công nông đã được củng cố vững chắc để tranh thủ các tầng
lớp khác chĩa mũi nhọn vào kẻ thù xâm lược, tạo điều kiện cho Cách mạng nhanh chóng
thắng lợi. Cách mạng Tháng Tám ở Bến Tre là kết quả của công tác xây dựng Đảng bộ
vững mạnh, sự đoàn kết trong Đảng tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức
mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù. Cách mạng Tháng Tám ở Bến Tre thắng lợi đã tạo ra
tiền đề, điều kiện mới để nhân dân bước vào cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp trở lại
xâm lược, bảo vệ độc lập-tự do cho Tổ quốc.
3.1.3 Phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939)

Hoàn cảnh lịch sử

* Tình hình thế giới:


Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 tác động mạnh mẽ làm phân hoá các nước đế quốc.
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện và lên cầm quyền ở Đức (1933), Ý (1922), Nhật (1936), chủ
trương phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. Chủ nghĩa phát xít trở thành mối
hiểm hoạ lớn đe doạ nền hoà bình an ninh thế giới. Tại Đại Hội lần thứ VII của Quốc tế

15
Cộng sản 7/1935 đã khái quát: “ Chính sự tấn công tàn bạo nhất của tư bản chống lại quần
chúng lao động”, “Chính là chủ nghĩa xô vanh đến cực điểm và là chiến tranh xâm lược”,
“là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, xô vanh nhất,
đế quốc chủ nghĩa nhất cuả tư bản tài chính”., đại hội đã chỉ rõ kẻ thù nguy hiểm trước mắt
của nhân dân thế giới lúc này không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa
phát xít, nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân thế giới cũng như giai cấp công nhân
từng nước là chống chủ nghĩa phát xít, mục tiêu đấu tranh tự do, dân chủ, bảo vệ hoà bình,
bảo vệ Liên Xô- thành trì của hoà bình, an ninh thế giới. Trên cơ sở nhận thức đó, Đaị hội
lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mát-xcơ-va 7/1935, chủ trương thành lập Mặt trận
Nhân dân rộng rãi trên toàn thế giới để chống chủ nghĩa phát – xít, chống nguy cơ chiến
tranh, bảo vệ hoà bình dân chủ.

Trong xu thế chung của thế giới chống phát-xít, tháng 1/1936, Mặt trận Bình dân Pháp đã ra
đời. Mặt trận tập hợp nhiều tổ chức đảng phái chống phát-xít Pháp, trong đó đông đảo nhất
là Đảng Xã hội, Đảng Cấp tiến, Đảng Cộng sản, Tổng Liên đoàn lao động, Tổng Liên đoàn
lao động thống nhất. Trong cuộc bầu cử tháng 4/1936, bọn phát-xít Pháp hoàn toàn thất bại,
lực lượng dân chủ hoàn toàn thắng thế, chính phủ Mặt trận Bình dân được thành lập. Sau đó
chính phủ này buộc phải thi hành Cương lĩnh dân chủ chống phát xít của Mặt trận Bình dân.
Đối với các thuộc địa, Mặt trận Bình dân chủ trương mở các cuộc điều tra tình hình và thu
thập dân nguyện, ban hành các quyền tự do dân chủ, tự do nghiệp đoàn, cả thiện đời sống
lao động, toàn xá chính trị phạm...

* Tình hình trong nước:


Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và chính sách khủng bố kéo dài
của thực dân Pháp thời kỳ hậu Xô viết Nghệ Tĩnh đã làm cho đời sống nhân dân Đông
Dương hết sức ngột ngạt, yêu cầu cải thiện đời sống và các quyền tự do dân chủ được đặt ra
một cách bức thiết. Bọn phản động thuộc địa ngóc đầu dậy hoạt động, chúng chủ trương xoá
bỏ mọi quyền tự do dân chủ, không thi hành các chính sách của Chính phủ Mặt trân Nhân
dân Pháp. Chủ trương tiếp tục tiến hành cuộc khai thác thuộc địa nhằm bọc lột nhân dân
Đông Dương. Đời sống của các tầng lớp nhân dân, kể cả các giai cấp, tầng lớp trên đều khó
khăn, cực khổ, mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp tiếp tục lên cao.

Sau thời kỳ 1930-1931, các tổ chức Đảng từ trung ương đến địa phương và lực lượng cách
mạng đã được phục hồi, Đảng đã tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ nhất 3/1935

Chủ trương của Đảng:


Căn cứ vào những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, vận dụng đường lối của
Đại hội VII Quốc tế Cộng sản, Hội nghị Trung ương Đảng 7/1936 đã đề ra chủ trương mới.
Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương chưa phải là bọn thực dân

16
Pháp nói chung mà là bọn thực dân phản động thuộc địa Pháp đang tìm các bóp nghẹt mọi
quyền tự do dân chủ. Nhiệm vụ chiến lược của nhân dân Đông Dương là chống đế quốc và
chống phong kiến, nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là đấu tranh chống chế
độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh đề quốc, đòi những
quyền tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình. Đấu tranh bảo vệ Liên Xô, bảo vệ thành trì của
hoà bình thế giới7. Chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông
Dương để tập hợp đông đảo mọi lực lượng yêu nước dân chủ tiến bộ. Vận dụng nhiều hình
thức đấu tranh phong phú bao gồm công khai và bí mật, hợp pháp và nửa hợp pháp, đấu
tranh chính trị, nghị trường, báo chí,... Lực lượng tham gia gồm nhiều tầng lớp giai cấp như
công nhân, nông dân, tri thức, dân nghèo thành thị... Và xác định vai trò lãnh đạo phong trào
của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Phong trào Đông Dương Đại hội (1936)- phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân
chủ:
Ở Đông Dương từ năm 1935 trở đi, áp lực của cuộc khủng hoảng kinh tế đã nhẹ dần, nhưng
sản xuất kinh tê đã phục hồi rất chậm. Các công ty độc quyền của tư bản pháp ra sức bành
trướng thế lực, làm phá sản hàng loạt các chủ tư bản nhỏ người Pháp và Việt. Chính quyền
thuộc địa còn tăng thêm thuế thân ở Bắc Kỳ, đặt thêm thuế lợi tức ở Nam Kỳ, các thành thị
có thêm thuế cư trú ... Tuy vậy, do chính phủ ở chính quốc đã ngả theo xu hướng cánh tả
nên chính phủ thuộc địa không thể thi hành chính sách khủng bố trắng tàn bạo như trước
được nữa. Các tầng lớp nhân dân và cả một số bộ phận thượng lưu đều mong muốn có
những thay đổi cần thiết trong đời sống kinh tế- xã hội. Nhất là khi nghe tin chính phủ Pháp
sẽ cử ban điều tra của nghị viện Pháp sang Đông Dương, nhiều ngừoi ở thuộc địa tỏ ý trông
chờ hy vọng những cải cách dân chủ.

Trước sự chuyển biến chung của tình hình, Đảng Cộng Sản Đông Dương đã gửi thư ngỏ cho
các tổ chức và nhóm cách mạng ở Đông Dương (4/1936) và thư công khai cho các đồng chí
toàn đảng (6/1936). Cùng lúc đó, Nguyễn Văn Tạo, một đảng viên hoạt động công khai khi
viết cuốn “Mặt trận Bình dân Pháp và nguyện vọng của quần chúng Đông Dương”. Ngày
26/7/1936 Hội nghị Thượng Hải của Ban chấp hành Trung ương, Đảng Cộng sản Đông
Dương chủ trương thành lập “ Mặt trận Nhân dân Phản đế Đông Dương” để chống chế độ
phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình 8.
Ngày 29/7/1936 ( và sau đó ngày 5/8/1936) nhà trí thức yêu nước Nguyễn An Ninh qua tờ
báo La Lutte đã kêu gọi “tiến tới một Đại hội Đông Dương”, “hãy bắt tay vào Đại hội Đông
Dương” để thảo bản dân nguyện của toàn thể nhân dân Đông Dương. Từ những chỉ đạo và

7
Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930-1975), Nxb Tổng hợp
TPHCM, Chương III - I (Quốc tế cộng sản bắt đầu thay đổi chiến lược, phương thức đấu tranh), tr111
8
Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2010), Nxb Chính trị quốc gia, 2010, tr.37-38.

17
nắm bắt sáng kiến ấy, phong trào Đại hội Đông Dương đã bùng nổ, mở đầu một cao trào
đấu tranh dân chủ mới ở Việt Nam.

Nhân dân Sài Gòn đón Goda đòi quyền dân


sinh dân chủ (1.1.1937)

(Ảnh: Ủy ban nhân dân TPHCM)

Tại Nam Kỳ ngày 13/8/1936 Uỷ ban trù bị Đại hội Đông Dương đầu tiên ra đời ở Hội Quán
báo Việt Nam (số 78 phố La Grandier – nay là đường Lý Tự Trọng) gồm 19 người ( có 3
đại biểu Cộng sản). Sau đó các Uỷ ban Hành động được hình thành khắp nơi cả thành phố,
thị xã lẫn thôn quê. Đến tháng 9/1936 Nam Kỳ đã có hơn 600 Uỷ ban Hành động. Đông
nhất là ở các thành thị như Sài Gòn, Chợ Lớn, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hoà ( riêng
Sài Gòn – Chợ Lớn có 31 Uỷ ban Hành động). Các nhà máy xỉ nghiệp, trường học cũng có
Uỷ ban Hành động, có 1/3 số xã vùng nông thông lập Uỷ ban Hành động. Các Uỷ ban Hành
động tổ chức hội họp, mít tinh sôi nổi, truyền đơn, báo chí cũng cổ vũ vận động cho các Uỷ
ban Hành động hoạt động công khai. Gần một nửa trong số 600 Uỷ ban Hành động có trụ sở
với những uỷ viên thường trực là những cán bộ các mạng hay những người yêu nước .

Tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tháng 9/1936 các Uỷ ban lâm thời Đại hội Đông Dương cũng
được ra đời ở Hà Nội và Huế, sau đó các Uỷ ban Hành động hình thành ở các tỉnh xung
quanh. Trong các nhà in, xưởng mát, trong các giới tiểu thương, phụ nữ, nông dân... đâu đâu
cũng nói đến dân nguyện, các cơ sở Uỷ ban Hành động lần lượt ra đời.

Phong trào quần chúng dâng lên mạnh mẽ, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Đông Dương
ngày một lan rộng. Thực dân Pháp từ chỗ đối phó thận trọng đến chỗ dung túng cho bọn
phản động thuộc địa công khai đàn áp phong trài; đồng thời tìm cách lôi kéo, chia rẽ phong
trào, xoa dịu quần chúng. Ngày 15/9/1936 Pháp ra lệnh giải tán các Uỷ ban Hành động ở
Nam Kỳ.ngày 19/9/1936 Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp là Muter cho phép bọn thực dân ở
Đông Dương dùng biện pháp thích đáng để dập tắt phong trào Đại hội Đông Dương. Ở Bắc
Kỳ và Trung Kỳ, chính quyền thực dân cũng đã ra lệnh giải tán các Uỷ ban Hành động ngay
khi phong trào vừa phát động.

Tuy nhiên với những hoạt động thu thập dân nguyện và tình hình thực tế tại Đông Dương,
chính phủ Pháp buộc phải cho ban hành tại thuộc địa một số quyền tự do dân chủ hạn chế.

18
Ngày 11/10/1936 Toàn quyền Đông Dương ra nghị định về quyền lợi của lao động Đông
Dương như chế độ nghỉ chủ nhật, chế độ nghỉ phép năm, chế độ ngày làm 8 giờ ... Tháng
12/1936 một số chế độ lao động khác được ban hành như học nghề, tiền lương, nghỉ đẻ, cúp
phạt ... để xoa dịu phogn trào, chính quyền thực dân còn đồng thời cho ân xá một số chính
trị phạm. Năm 1936 có khoảng 1000 người và đến tháng 10/1937 đã có 1532 ngừoi được ra
khỏi cac nhà tù đế quốc trở về với phong trào quần chúng. Đầu năm 1937 Quốc hội Pháp
phải cử đại diện là Godart sang Đông Dương để thu thập tình hình.

Phong trào Đại hội Đông Dương sau đỉnh cao tháng 9/1936 đi vào kết thúc. Nhưng được tin
có đại diện chính phủ Pháp sang Đông Dương, phong trào quần chúng lại bùng lên với danh
nghĩa đón Godart. Suốt trong tháng 1 và đầu tháng 2/1937, hàng chục vạn người ở khắp
Bắc-Trung-Nam đã mít tinh. Biểu tình đón ngừoi đại diện nhà nước Pháp đến thuộc
địa.quần chúng mang theo bản “Dân nguyện” đòi dân sinh dân chủ, trao cho Godart trên
khắp nẻo đường kinh lý ở Đông Dương. Đối với thực dân Pháp ở Đông Dương, phong trào
đón Godart rõ ràng là một phong trào công khai của quần chúng lao động chống chế độ
phản động thuộc địa của chúng, trong đó ngừoi tổ chức và lãnh đạo không ai khác là Đảng
Công sản Đông Dương.9

Từ năm 1937, theo chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương tận dụng các khả năng
công khai hợp pháp, Mặt trận Dân chủ Đông Dương và các tổ chức đoàn thể quần chúng
của Mặt trận như Đoàn Thanh niên Dân chủ, Hội Cứu tế Bình dân, Công hội, Nông hội ra
đời. Ở các thành thị và nông thôn lại rất phát triển hội quần chúng như Ái hữu, Tương tế,
Thể thao, Âm nhạc, Kịch, Du lịch, Chèo, hội Cấy, hội Gặt...

Những hoạt động đấu tranh công khai hợp pháp của quần chúng ngày một sôi nổi với những
hình thức phong phú như mít tinh, biểu tình, biểu dương lực lượng, bãi công,.. Nhân ngày
quốc tế lao động 1/5/1938 tại quảng trường nhà Đấu Xảo Hà Nội đã diễn ra một cuộc mít
tinh không lồ với hai vạn rưỡi ngừoi tham gia hô vang các khẩu hiệu đòi tự do lập hội ái
hữu, nghiệp đoàn, thi hành luật lao động, đòi giảm thuế, chống phát xít, chống chiến tranh
đế quốc, ủng hộ hoà bình.10

Cao trào đấu tranh dân chủ công khai những năm 1936-1939 là một Cao trào của quần
chúng hiếm có ở xứ thuộc địa. Với Cao trào này, lực lượng đấu tranh đấu tranh cách mạng
của dân tộc được hình thành từ thời kỳ 1930-1931, gây dựng hồi phục lại những năm 1932-
1935, nay được củng cố bổ sung thành một đạo quân hùng hậu hàng triệu ngừoi ở cả nông

9
Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930-1975), Nxb Tổng hợp
TPHCM, Chương III - III (Đấu tranh đòi triệu tập Đông Dương năm 1936, sử dụng phương thức đấu tranh công khai,
hợp pháp và nữa hợp pháp), tr122
10
Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1930-1975), Nxb Tổng
hợp TPHCM, Chương III – V, tr158,159

19
thôn và thành thị với nhiều tầng lớp giai cấp khác nhau. Tận dụng mọi khả năng, điều kiện
thế giới và tình hình trong nước những năm trước chiến tranh để đưa cả dân tộc vào một
cuộc vận động cách mạng, với nhiều hình thức hoạt động phong phú, sôi nổi. Đó là thành
công lớn, bài học quý báu từ thực tế đấu tranh những năm 1936-1939, là hành trang của
Đảng Cộng sản Đông Dương và tất cả những người yêu nước Việt Nam đem theo trong quá
trình đấu tranh cho tự do độc lập.11

Ý nghĩa và tác dụng của phong trào dân chủ Đông Dương:
Phong trào dân chủ 1936-1939 là sự tiếp nối không ngừng nghỉ của các phong trào dân tộc
dân chủ kể từ khi Đảng ra đời và lãnh đạo. Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là một phong
trào dân tộc dân chủ rộng lớn, trong đó tính dân chủ công khai được thể hiện rõ nét. Qua
phong trào, Đảng ta đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền giáo đục sâu rộng tư tưởng Mác-
Lênin, đường lối chính sách của Đảng, tập hợp đông đảo quần chúng trong mặt trận dân tộc
thống nhất xây dựng được đội quân chính trị đông đảo.

Qua phong trào uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng,
trình độ chính trị và khả năng công tác của cán bộ được nâng lên, tổ chức Đảng được củng
cố và phát triển, từ chính Đảng mạnh nhất, Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng
duy nhất nắm ngọn cờ giải phóng dân tộc, đứng ra lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân
tộc 1939-1945.

Phong trào để lại nhiều bài học kinh nghiệm như bài học về sử dụng các hình thức, phương
pháp và khẩu hiệu đấu tranh, vận động tổ chức quần chúng đấu tranh, xây dựng Mặt trận
Nhân dân thống nhất. Với những ý nghĩa đó phong trào dân chủ 1936 -1939 được xem là
cuộc diễn tập lần thứ 2 của nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho sự thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám.

3.1.4 Nam Kỳ khởi nghĩa

Bối cảnh lịch sử


Tháng 9/1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ. Đến tháng 6/1940, Pháp đã bị Đức Quốc
xã chiếm đóng. Lợi dụng tình hình đó, phát xít Nhật tràn vào Đông Dương và đến tháng
9/1940, nhân dân ta phải chịu cảnh một cổ hai tròng.

Ngày 29/9/1939, Trung ương ra thông báo cho các cấp bộ Đảng, vạch rõ “Hoàn cảnh Đông
Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”12. Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng tại Bà Điểm, Hóc Môn bàn về phương hướng chỉ đạo đấu tranh
11
Hà Minh Hồng (1997), Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, tr93
12
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tập 6, trang 756

20
trong tình hình mới. Tham gia Hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ (Tổng Bí thư),
Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn, Võ Văn Tần và một số đồng chí lãnh đạo của Xứ uỷ Nam Kỳ
(Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến,…). Hội nghị đã xác định giải phóng dân tộc là
nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Những tháng đầu năm 1940, nhiều cán bộ đã bị địch bắt,
trong đó có Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn, Võ Văn Tần, Lê Hồng Phong, Nguyễn
Thị Minh Khai… Tuy bị thực dân Pháp tăng cường đàn áp nhưng Đảng vẫn giữ vững ngọn
cờ lãnh đạo dân tộc. Từ tháng 3/1940, Xứ uỷ Nam Kỳ đã soạn Đề cương cách mạng ở Nam
Kỳ, dựa trên đường lối chung của Đảng, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa vũ trang.

Từ 21-27/7/1940, Xứ uỷ Nam Kỳ tổ chức Hội nghị Tân Hương, bầu Tạ Uyên là Bí thư Xứ
uỷ thay Võ Văn Tần đã bị bắt. Nhiều đại biểu cho rằng quần chúng và Đảng viên muốn khởi
nghĩa nhưng “cũng có ý kiến cho rằng mâu thuẫn giữa nhân dân ta và địch tuy sâu sắc,
nhưng chưa đủ điều kiện để khởi nghĩa”13. Do chưa có sự thống nhất về khởi nghĩa vũ trang,
Hội nghị đã quyết định cử đồng chí Phan Đăng Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng còn lại ở
Nam Kỳ, ra Bắc để xin chỉ thị của Trung ương Đảng và liên hệ với Đảng bộ Bắc Kỳ, Trung
Kỳ để phối hợp hành động.

Từ 21-23/9/1940, Tạ Uyên triệu tập cuộc họp tại Tân Xuân, Hóc Môn. Cuộc họp đã vạch ra
kế hoạch cho cuộc khởi nghĩa, nhận định rằng nếu không khởi nghĩa thì sẽ bỏ lỡ mất thời cơ
và chọn Sài Gòn là nơi phát lệnh khởi nghĩa cho các địa phương ở Nam Kỳ. Trong khi
Đảng bộ và nhân dân Nam Kỳ chuẩn bị khởi nghĩa thì khởi nghĩa Bắc Sơn đã nổ ra ở Bắc
Kỳ, cuộc chiến tranh giữa Pháp và Thái Lan cũng bùng nổ. Nhiều binh sĩ Việt Nam trong
quân đội Pháp chuẩn bị ra chiến trường ở Thái Lan, được Đảng Cộng sản Đông Dương khơi
dậy lòng yêu nước đã phản đối cuộc chiến tranh và đã đứng vào hàng ngũ cách mạng để
tham gia khởi nghĩa. Trước tình hình mới, trong hai ngày 15-16/11/1940, Hội nghị Xứ uỷ
Nam Kỳ họp tại Hóc Môn do Tạ Uyên chủ trì, đã xem xét tương quan lực lượng giữa ta với
địch. Hội nghị nhận thấy ta có lợi thế về việc binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp phản
đối chiến tranh, không chịu đi chết thay cho lính Pháp trên chiến trường; lực lượng vũ trang
có tinh thần lên rất cao. Tuy nhiên, một số uỷ viên nhận thấy tình thế chưa thật sự chín muồi
và phải chờ chỉ thị của đồng chí Phan Đăng Lưu từ ngoài Bắc về. Tuy vậy, cuối cùng Hội
nghị vẫn quyết định khởi nghĩa.

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11/1940) nhận xét là thời cơ chưa tới, khởi
nghĩa trong điều kiện như vậy chắc chắn sẽ thất bại. Trung ương Đảng muốn có thêm thời
gian để chuẩn bị và phân tích tình hình một cách toàn diện, Hội nghị quyết định hoãn cuộc
khởi nghĩa. Tuy nhiên, khi đồng chí Phan Đăng Lưu mang theo lệnh hoãn khởi nghĩa về tới
Sài Gòn ngày 22/11/1940 thì bị bắt. Trong khi đó, lệnh khởi nghĩa đã được Xứ uỷ Nam Kỳ
13
Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 1995, tập 1, trang 131

21
ban bố khắp nơi và dự kiến diễn ra vào đêm 22 rạng sáng ngày 23/11/1940. Thế nhưng, do
mất cảnh giác, các chỉ điểm của Pháp đã len lỏi vào tới cơ quan lãnh đạo của Thành uỷ,
Tỉnh uỷ và Xứ uỷ nên Pháp đã nắm rõ kế hoạch. Chúng tổ chức vây ráp khắp nơi, nhiều
đồng chí bị bắt, trong đó có cả Nguyễn Như Hạnh, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn – Chợ Lớn. Tạ
Uyên, Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ, Pháp ra lệnh kiểm soát chặt chẽ mọi cơ sở quân sự, tước khi
giới và nhốt chặt binh lính người Việt trong quân đội Pháp vào trại. Mọi dự định cho cuộc
khởi nghĩa đã bị phá hỏng.

Diễn biến

Do đã chuẩn bị sẵn sàng, ngày 23/11/1940, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra trên khắp xứ Nam
Kỳ: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng,…
Quân khởi nghĩa đã tấn công các đồn địch, thành lập được chính quyền cách mạng. Lá cờ
đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện ở Nam Kỳ.

Bức tranh tái hiện việc may cờ đỏ sao vàng

(Ảnh chụp trong khu tưởng niệm)

Mặc dù khí thế quần chúng lên rất cao, nhưng do đã nắm được kế hoạch khởi nghĩa nên
Pháp đã kịp thời đối phó. Pháp cho ném bom tàn sát nhân dân những vùng nổi dậy như Gia
Định, Chợ Lớn, Tân An, Mỹ Tho,… Trong mỗi cuộc càn quét, chúng đều đốt hết nhà cửa
của dân, có nơi chúng đốt cả làng. Từ ngày 22/11 đến hết ngày 31/12/1940, thực dân Pháp
đã bắt 5848 người, riêng tại Mỹ Tho là 2581 người. Đến ngày 31/1/1941, chúng bắt thêm
1200 người14. Hàng ngàn người bị tù đày, một số cán bộ lãnh đạo bị khiển trách, tử hình. Hà
Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến,…
bị tử hình. Trong lúc địch ra sức đàn áp, tháng 12/1940, các Xứ uỷ còn lại triệu tập cuộc họp
ở Bình Chánh. Hội nghị đã họp bàn nguyên nhân thất bại, Xứ uỷ phải chịu trách nhiệm về
sự thất bại này, đề nghị cảnh cáo toàn bộ Xứ uỷ; Tạ Uyên (Bí thư Xứ uỷ) và Lê Văn
Khương (Thường vụ Xứ uỷ) phải chịu kỉ luật trước Đảng. Tạ Uyên bị bắt và bị tra tấn đến
chết ở trong tù. Lê Văn Khương đã nhận kỷ luật Đảng và ra khỏi Xứ uỷ. Một số nghĩa quân
còn lại rút về các căn cứ Thủ Dầu Một, Đồng Tháp Mười, U Minh,… trú ẩn.

14
Trần Giang: Nam Kỳ khởi nghĩa: 23 thàng mười một năm 1940, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 292-294

22
Nhân dân Nam Bộ vùng lên đấu tranh trong cuộc khởi nghĩa Khí thế khởi nghĩa Nam Kỳ
Nam Kỳ (Tranh vẽ - Nguồn Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam)

Ý nghĩa

Dù bị địch đàn áp dã man, khởi nghĩa Nam Kỳ đã cho thấy tinh thần đấu tranh giải phóng
dân tộc quật cường của nhân dân Nam Kỳ và “là những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi
nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương” 15. Tuy
chủ trương hoãn cuộc khởi nghĩa nhưng khi biết cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra và bị đàn áp,
Trung ương Đảng đã tiến hành biểu dương tinh thần đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ, đồng
thời kêu gọi cả nước hưởng ứng, hỗ trợ cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa để lại nhiều kinh
nghiệm quý báu về khởi nghĩa vũ trang, về sự phối hợp giữa địa phương và cả nước, việc
chớp thời cơ cách mạng,…Nhận định về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ “Ngay từ năm 1940, nhiều cuộc khởi nghĩa vũ trang lại được tổ chức ở miền Bắc,
miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm chống lại bọn thực dân Pháp và đế quốc Nhật.
Tuy bị đàn áp, những phong trào khởi nghĩa đó là những tia lửa, những đóm lửa để 5 năm
sau bùng nổ thành cuộc cách mạng đập tan nền thống trị của nước ngoài ở Việt Nam” 16.

15
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, tập 7, trang 109
16
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 10, trang 107

23
Khu tưởng niệm liệt sĩ Ngã Ba
Giồng, Hóc Môn, nơi Pháp tử
hình các chiến sĩ trong Nam Kỳ
khởi nghĩa.

3.1.5 Phong trào đấu tranh giành chính quyền ở Nam Kỳ năm 1945

Tại Sài Gòn:


Sáng ngày 24/8, một lá cờ cờ đỏ búa liềm được treo trên nóc nhà bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.
Không khí khởi nghĩa ở Sài Gòn tràn ngập trên các đường phố. Các khẩu hiệu “Đảng Cộng
Sản Đông Dương muôn năm”, “Bảo Đại thoái vị”, “Việt Nam hoàn toàn độc lập”,.. in trên
truyền đơn, áp phích, báo chí xuất hiện khắp nơi.

Nhân dân xuống đường giành


chính quyền ở Sài Gòn năm
1945.

(Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng)

Cùng này 24/8, Tổng thư ký Liên đoàn công chức Nam Kỳ ra thông cáo yêu cầu tất cả công
chức thực hiện mệnh lệnh cộng tác với Việt Minh và chính phủ Việt Nam.
18h cùng ngày, Ủy ban khởi nghĩa phát lệnh khởi nghĩa. Đến 20h, các đội Thanh niên Tiền
phong xung kích bắt đầu chiếm kho bạc, Sở Bưu điện, Dinh Thống đốc, Nhà máy đèn, Nhà
máy nước, Sở chữa cháy, Sở công an; đồng thời bao vây trại lính Nhật, trại lính Pháp khu
Pháp Kiều.

24
22h ngày 24/8, cờ quẻ ly bị hạ xuống, cờ đỏ sao vàng được kéo lên trên nóc Dinh Khâm Sai,
nơi đại diện chi quyền uy của Chính phủ Trần Trọng Kim. Khâm sai Nguyễn Văn Sâm bị
bắt giữ. Việc giành chính quyền trên phạm vi toàn thành phố về cơ bản đã hoàn tất.
Từ nửa đêm, hàng chục vạn quần chúng có trang bị vũ khí thô sơ ở ngoại thành và các tỉnh
lân cận tiến vào nội thành. Cả thành phố tràn ngập bởi cờ đỏ sao vàng và hô vang khẩu
hiệu:“Chính quyền về tay Việt Minh”, “Việt Nam độc lập muôn năm”.
Rạng sáng ngày 25/8, cuộc biểu tình với trên một triệu người ở đủ các tầng lớp tham gia đã
trở thành cuộc biểu dương ủng hộ Đảng Cộng Sản.
7h, ngày 25/8, trước các công chức của Soái phủ ở Dinh Khâm Sai, Ung Ngọc Ky đại diện
cho Việt Minh đọc lời kêu gọi của Ủy ban Khởi nghĩa và Tuyên ngôn của mặt trận Việt
Minh. Sau đó là một cuộc biểu tình tuần hành của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn và Gia Định.
10h sáng, cùng ngày, tại Dinh Đốc Lý, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch thay mặt kỳ bộ Việt Minh
tuyên đọc danh sách Ủy ban Hành Chính lâm thời Nam Kỳ do Trần Văn Giàu làm chủ tịch,
Nguyễn Văn Tạo làm Ủy Viên trưởng. Chủ tịch Ủy ban Hành chính lâm thời Nam kỳ Trần
Văn Giàu tuyên bố nền độc lập đã giành được.
Tại Gia Định:
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Xứ ủy tiền phong đã chỉ thị Tỉnh ủy Gia Định thành lập
ủy ban khởi nghĩa gồm năm người.
Ủy ban Khởi nghĩa đã cử người đi nắm tình hình và vận động quần chúng ở thị xã Gia Định
và các huyện Thủ Đức, Gò Vấp. Ủy ban cũng thành lập các tiểu ban phụ trách tuyên truyền,
binh vận.
Ngày 25/8, theo lệnh của Xứ ủy, Ủy ban Khởi nghĩa Gia Định đã tập hợp lực lượng thanh
niên Tiền phong các huyện, giương cờ đỏ sao vàng kéo về Sài Gòn tham gia giành chính
quyền ở nội thành. Sau đó đoàn biểu tình Gia Định quay về tỉnh lị. 14h chiều ngày 25/8 ,
đoàn biểu tình bao vây Tòa Bố Gia Định (Dinh tỉnh trưởng), tỉnh trưởng Nguyễn Phước Lộc
phải giao chính quyền cho lực lượng khởi nghĩa. Cờ đỏ sao vàng được cắm trên nóc Tòa Bố
Gia Định.
Tại Hóc Môn:
Từ ngày 15/8,các đoàn thể cứu quốc trong Mặt Trận Việt Minh hoạt động ráo riết chuẩn bị
giành chính quyền.Quận ủy Hóc Môn cử Đảng viên vài Thanh niên Tiền phong quận để
hướng dẫn lực lượng này hoạt động theo đường lối của Việt Minh.
Từ ngày 20/8, nghe tin Hà Nội giành chính quyền, Quận ủy Hóc Môn cho phép các xã Bắc
Hóc Môn, vùng đồn điền cao su chủ động giành chính quyền trong các làng An Nhơn Tây,
Nhuận Đức, Trung Lập, Phú Mỹ Hưng.
Ngày 24/8, Việt Minh quận tổ chức mít tinh ở Sân banh Vườn đình làng Tân Thới Tam,
tuyên bố ra mắt nhân dân và huy động quần chúng tham gia biểu tĩnh tại Sài Gòn vào ngày
25/8.

25
Chiều cùng ngày quần chúng các xã kéo về thị trấn Hóc Môn để chuẩn bị tham gia cuộc
biểu tình vào ngày hôm sau ở Sài Gòn.
Ngày 25/8, quần chúng ở Hóc Môn kéo vào trung tâm Sài Gòn để tham gia biểu tình, sau
khi trở về qua bót Tân Bình thấy treo cờ đỏ sai vàng liền xông vào chiếm bót. Trong lúc này
đã xảy ra xung đột giữa lực lượng biểu tình với lính vệ binh cộng hòa đi ngang qua, dẫn đến
đổ máu.
Do sự cố đáng tiếc trên, việc giành chính quyền ở Hóc Môn phải hoãn lại. Tối ngày 25/8,
Đảng bộ Hóc Môn cử một phái đoàn vào Dinh quận vận động, Quận trưởng quận Hóc Môn
nhanh chóng bàn giao chính quyền.
Tại Thủ Đức:
Hai tổ chức Thanh niên  Tiền phong và Thanh niên cứu quốc đã họp ,thống nhất hai lực
lượng lấy Cờ đỏ sao vàng của Việt Minh làm đại diện.
Ngày 25/8, sau khi tham gia biểu tình đã trở về giành chính quyền ở Dĩ An. Quận trưởng
Trần Văn Viễn bàn giao ấn tín và sổ sách cho cách mạng.
Tại một số tỉnh khác:
Ngày 18/8, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Mỹ Tho thắng lợi. Ngày 22/8, Gò Công
giành được chính quyền. Đêm 22/8, cuộc khởi nghĩa ở Tân An thành công nhanh chóng.
Ngày 23/8, Bạc Liêu giành được chính quyền. Ngày 25/8, khởi nghĩa của nhân dân Bà Rịa
và Tây Ninh thành công. Ngày 26/8, cách mạng tại Biên Hoà thành công. Ngày 27/8, nhân
dân Rạch Giá giành được chính quyền. Ngày 28/8, nhân dân Hà Tiên nổi dậy cướp chính
quyền và đã thành công. Tất cả các tỉnh tại Nam Kỳ đều được giải phóng. Cách mạng tháng
Tám tại Nam Kỳ thành công.
Ý nghĩa:
Các phong trào giành chính quyền ở Sài Gòn đều thắng lợi,cho thấy đường lối và chính sách
lúc bấy giờ của Đảng ta vô cùng sáng suốt.
Có sự liên kết chặt chẽ từ bộ máy trung ương đến địa phương góp phần làm nên thắng lợi vẻ
vang năm 1945.
Tình yêu nước được thể hiện một cách mãnh liệt, nhân dân ta luôn tin vào Đảng vào cách
mạnh.
3.2 Các nhân vật tiêu biểu

3.2.1 Nguyễn An Ninh

Nguyễn An Ninh là nhà hoạt động cách mạng, trí thức yêu nước nổi tiếng hàng đầu ở Nam
kỳ từ những năm 1920 đến 1943.

26
Nguyễn An Ninh thời trẻ

(Ảnh tư liệu)

Theo gia phả thì ông họ Đoàn, quê ở Hưng Yên. Đoàn Công Chẩn cháu của Đoàn Thị Điểm
đã lãnh đạo phong trào nông dân bị triều đình xử trảm, anh em của ông Chẩn bỏ xứ trốn vào
Bình Định, họ Đoàn đổi sang họ Nguyễn. Một trong ba anh em là Đoàn Công Hòa đổi tên
thành Nguyễn Chuẩn Trực, sinh hai con là Nguyễn Thị Thắng và Nguyễn An Nghi. Ông
Nghi lấy vợ là bà Dương Thị Hiển sinh ra Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn An Khương và
Nguyễn An Cư. Sau khi lưu lạc vào Nam Kỳ, ông Khương đã mở khách sạn Chiêu Nam
Lầu, kết duyên với bà Trương Thị Ngự và sinh ra bốn người con là: Nguyễn An Thái,
Nguyễn An Thường, Nguyễn Thị Năng và Nguyễn An Ninh. Ba anh chị mất sớm, Nguyễn
An Ninh được xem là con một.

Nguyễn An Ninh sinh ngày 15-9-1900 ở quê ngoại - làng Long Thượng, quận Cần Giuộc,
tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An), là con trai của Nguyễn An Khương – một yếu nhân của
phong trào Đông du (từng dạy học ở Tân An) và bà Trương Thị Ngự, một phụ nữ nổi tiếng
về nội trợ và hay chữ. Nguyễn An Ninh sống ở làng Mỹ Hòa, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định
(nay thuộc TP.HCM).

Ông theo học ở trường Taberd, Collège Mỹ Tho rồi Trường Chasseloup Laubat (nay là
trường THPT Lê Quý Đôn) ở Sài Gòn. Năm 1915, mới 15 tuổi, ông đã đậu Brevet với ưu
hạng, vừa ra trường ông đã được nhận làm biên tập cho tờ Courrier saigonnais với lương 50
đồng. Năm sau, nhờ tốt nghiệp trung học với bằng ưu nên ông ra Hà Nội học Cao đẳng Y
Dược và được miễn chuẩn bằng Tú Tài.

Nhưng học được nửa năm, ông quyết định chuyển sang học luật tại Trường Cao đẳng Pháp
chính thuộc Đại học Đông Dương. Năm 1918, ông sang Paris, Pháp, tiếp tục học đại học
ngành luật tại Đại học Sorbonne, nhưng ông chỉ học trong một năm đã hoàn thành chương
trình bốn năm và lấy bằng Cử nhân Luật, gây ngạc nhiên và thán phục trong giới trí thức ở

27
Pháp về trí thông minh "lỗi lạc" đặc biệt hiếm thấy. Hai năm sau, ông đã hoàn thành chương
trình học tập và được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc.

Bọn thực dân quan tâm tới ông ngày từ khi Nguyễn An Ninh bỏ trường Y để chuyển sang
ngành Luật, lúc ấy thống đốc Nam Kỳ đã đánh điện sang Paris cảnh báo “Chính phủ không
cho phép người dân bản xứ (thuộc địa) được vào học các trường đại học ở Pháp”. Nguyễn
An Ninh đã đậu vào đại học Sorbonne với số điểm cao nhất và được cấp học bổng.

Trong thời gian sống tại Paris, ông thường đến Montparnasse "Tổng hành dinh" của nhiều
văn sĩ nổi tiếng và nhiều trào lưu nghệ thuật tiền phong đã ra đời tại đây, hoặc lui tới khu
Saint Germain des Prés, nơi tụ tập, gặp gỡ của nhiều triết gia và các nhà văn hiện sinh. Ông
cũng thường có mặt tại thư viện, đọc những sách mà lịch sử Pháp gọi là " Triết học ánh
sáng" của các triết gia như: Voltaire, J. J. Rousseau, Montesquieu, Diderot,... Ngoài ra ông
còn thích nghiên cứu về chủ nghĩa Gandhi, về Phật giáo và đặc biệt về triết học Mác –
Lênin. Ông cũng đi tham quan học tập và tiếp cận các danh nhân ở Đức, Ý, Thụy Sĩ, Áo, Hà
Lan, Bỉ. Ông có được kiến thức về nhiều mặt: Hán Học, Tây học, Luật học, Triết học, Văn
hóa và Khoa học.

Ông không có ý định dừng bước ở bằng Cử nhân mà còn muốn đi xa hơn nữa: lấy bằng
Tiến sĩ. Nhưng ý muốn ấy đã phải nhường bước cho một lý tưởng mà ông đã sớm ôm ấp
theo truyền thống gia đình ngay từ buổi thiếu niên tại Chiêu Nam Lầu: "đấu tranh" cho Việt
Nam.

Năm 1920, trên đất Pháp ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị khi vừa tròn 20 tuổi. Ông
thường làm phiên dịch và đưa Phan Châu Trinh đến Bộ Thuộc địa gặp Bộ trưởng Albert
Sarraut đòi ân xá chính trị phạm Việt Nam, mở thêm trường học, cho thương gia Việt Nam
liên hệ thẳng với nước ngoài. Ông thường giúp Nguyễn Ái Quốc luyện tiếng Pháp, cùng đến
thư viện để đọc và đến các câu lạc bộ để nghe.

Khi ông đang chuẩn bị lấy bằng tiến sĩ Luật, Nguyễn An Ninh được thư nhà gọi về coi mắt
vợ. Là một người con có hiếu, nhận được thư cha ông sắp xếp về nước. Cô gái được gia
đình ông hỏi cưới cho ông là Emilie Penne, người Việt gốc Miên, quốc tịch Pháp là con gái
của ông Bang biện Bền, đại điền chủ ở Sóc Trăng. Gia đình Bang biện Bền muốn kén rể trí
thức, học ở Pháp, gia đình cũng được thơm lây. Cô Emilie cũng mơ một tấm chồng như thế
nên vừa thấy Nguyễn An Ninh là chấm ngay. Với bằng tiến sĩ Luật, ông về nước chắc chắn
sẽ nắm chức tòa áo đen, áo đỏ, nếu không thì cũng là luật sư tòa thượng thẩm.

Lễ đính hôn của ông và Emilie tiến hành nhanh gọn, vài ngày sau, Nguyễn An Ninh trở
sang Pháp tiếp tục học. Song song với việc học, ông tham gia các hoạt động xã hội, năm
1921, ông gia nhập Hội Liên hiệp Thuộc địa, tham gia tích cực cơ quan ngôn luận của Hội

28
là báo Le Paria cùng với Nguyễn Ái Quốc, tham dự và phát biểu tại những cuộc diễn thuyết
do Hội tổ chức và được quần chúng bắt đầu chú ý.

Ngoài việc biên tập cho báo Le Paria, ông còn viết cho các báo tiến bộ như Le Libertaire, có
chân trong nhóm sáng lập tạp chí Europe, một tờ báo quy tụ những cây bút nổi tiếng của
Pháp và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nhóm Ngũ Long gồm Phan Châu Trinh, Nguyễn Ái
Quốc, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh được Việt kiều ở Pháp
mến mộ, khâm phục, khiến Bộ Thuộc địa Pháp phải yêu cầu Bộ Nội vụ cùng phối hợp hành
động để đối phó những nhà cách mạng này.

Sau khi nhận được tin nhà gọi về để làm lễ thành hôn, ngày 5/10/1922, ông xuống tàu trở về
nước nhưng đám cưới của ông bất thành.

Ông nổi tiếng về tài hùng biện, liên tiếp tổ chức nhiều cuộc diễn thuyết ở Hội Khuyến học
Nam Kỳ. Bài nói “Cao vọng của thanh niên Việt Nam (15-10-1923) được coi là một bản
tuyên ngôn kêu gọi thanh niên và giới trí thức hãy tích cực hành động. Ông chủ trương tờ
báo tiếng Pháp La Cloche Fêlée (Chuông Rè), sau đổi tên là L’Annam (Nước Nam). Lần
thứ nhất trở về từ Pháp, Nguyễn An Ninh có cuộc ra mắt công chúng Nam Kỳ tại Hội
khuyến học Nam Kỳ, số 34, đường Aviateur Garros (nay là đường Thủ khoa Huân) vào
buổi tối ngày 25/1/1923.

Tại đây, ông có cuộc diễn thuyết bằng tiếng Pháp “Une Culture pour les Annamites” (Một
nền văn hóa cho người An Nam). Ông kêu gọi mọi người dân Việt Nam: “Noi theo cái học
thức Pháp, đặng mở mang trí dân, rộng tư tưởng của dân, làm cho dòng giống tráng kiện,
mau thoát cái ách nô lệ”.

Tháng 9/1923, ông về nước để chăm sóc cho cha vì cha ông lâm bệnh nặng. Nguyễn An
Ninh tiếp tục diễn thuyết bằng tiếng Pháp tại Hội Khuyến học Nam Kỳ ngày 15/10/1923.
Bài diễn thuyết lần này có tiêu đề “L’idial de la Jeunesse Annamite” (Lý tưởng của thanh
niên An Nam), với nội dung thúc giục đồng bào, nhất là thanh niên, thức tỉnh khỏi sự u mê,
lầm lạc về văn hóa lúc ấy đang bị chôn vùi trong những tư tưởng phong kiến lạc hậu. Bài
diễn thuyết sau đó được đăng trên tờ La Cloche Fêlée (Tiếng Chuông rè) số 5 và số 6 ngày 7
và 14/1/1924.Sau này, năm 1926, chính Nguyễn An Ninh dịch bài diễn thuyết ra tiếng Việt
với tiêu đề “Cao vọng của bọn thanh niên An Nam” và in thành sách khổ nhỏ bỏ túi bán cho
nhân dân.

Hai bài diễn thuyết của Nguyễn An Ninh đã gây tiếng vang lớn trong giới thanh niên trí
thức ở Sài Gòn. Giới chức cầm quyền thực dân Pháp rất khó chịu. Thống đốc Nam Kỳ lúc
đó là Cognacp đã triệu Nguyễn An Ninh lên gặp. Không mua chuộc được ông cộng tác với

29
chính quyền, hắn hăm dọa rồi ra lệnh cấm ông không được diễn thuyết hay tụ họp đông
người ở bất cứ đâu.

Không thể diễn thuyết, Nguyễn An Ninh dùng báo La Cloche Fêlée để đấu tranh. Do sự o
ép của chính quyền thực dân, báo chỉ ra được 19 số và đình bản ngày 14/7/1924.

Tháng 1/1925 ông sang Pháp với mục đích chính là đón Phan Châu Trinh về nước. Ngày
26/6/1925, Nguyễn An Ninh cùng Phan Châu Trinh từ Pháp về đến Sài Gòn. Hai ông chủ
trương tái bản Báo La Cloche Fêlée. Lần này, Phan Văn Trường lĩnh trách nhiệm Chủ
nhiệm báo do ông có quốc tịch Pháp. Đến năm 1935, sau khi dựng xong tờ báo La Lutte
(Tranh đấu), Nguyễn An Ninh lại tìm cách thoát ra đi, cưỡi chiếc xe đạp với một cặp đầy
dầu cù là mà bán khắp nơi, với lý do “để kiếm tiền nuôi vợ con, nên không rảnh mà viết” để
che mắt mật thám Pháp.

Ông cùng Phan Văn Trường chủ trương đăng toàn văn Tuyên ngôn Cộng Sản trên báo La
Cloche Fêlée, năm 1926. Những người tin tưởng ông tôn ông làm “thần tượng”, tập hợp
thành “Hội kín Nguyễn An Ninh” hay “Đảng Thanh niên cao vọng”.

Từ năm 1933 đến 1937, ông cùng một số trí thức cộng sản và trốt-kít ra báo La Lutte (Tranh
đấu) để ủng hộ “Sổ lao động” trong ba cuộc bầu cử vào Hội đồng TP. SG. Năm 1936, ông
có sáng kiến tổ chức Đông Dương Đại hội, được ĐCSĐD ủng hộ.

Do các hoạt động cách mạng, Nguyễn An Ninh bị chính quyền thực dân bắt giam tới năm
lần. Lần thứ năm, ông bị bắt ngày 5/10/1939 và bị kết án 5 năm tù, đày đi Côn Đảo. Năm
1943, phát xít Nhật ngỏ ý đưa ông về đất liền trị bệnh với điều kiện ông phải đứng ra lập
chính phủ thân Nhật. Ông kiên quyết chối từ, sức khỏe của ông ngày càng suy yêu vì bị
hành hạ, suốt ngày ông nằm liệt. Đêm 14/8/1943 chúa đảo Tisseyre tới bên giường bệnh của
ông. Hắn ra lệnh cho cai ngục đem giấy bút bảo ông viết ít chữ, hắn nói: “Ông không cần
viết, chỉ ký tên vô giấy cũng được” sau khi đọc, ông xé tờ giấy vứt xuống đất. Chúa đảo hất
hàm ra lệnh y tá tiêm ông một mũi thuốc. Ông mất ngay trong đêm tại Côn Đảo.Bạn tù chôn
ông ở nghĩa trang Hàng Keo.

Tưởng nhớ Nguyễn An Ninh – một trong những nhà yêu nước lừng danh nhất của Việt Nam
trong nửa đầu thế kỷ XX, ngày 1-8-1980, Nhà nước Việt Nam đã truy nhận Nguyễn An
Ninh là liệt sĩ.

22 năm sau, ngày 15-9-2002, Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh được khánh thành, tọa lạc ở
phía Tây Bắc TP.HCM, thuộc phường Trung Mỹ Tây, quận 12, diện tích 3.000m2. Đây
cũng là nơi Nguyễn An Ninh từng sống và hoạt động cách mạng trước khi diễn ra cuộc Nam
kỳ khởi nghĩa và tiếp đó là Cách mạng Tháng Tám.

30
3.2.2 Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai

Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị


Minh Khai

(Ảnh tư liệu)

Nhắc đến nhà tù Côn Đảo là chúng ta nhắc đến “địa ngục trần gian”, nơi đã từng chứng kiến
tinh thần, nghị lực phi thường, sự hy sinh anh dũng của biết bao người con ưu tú của cách
mạng Việt Nam nói chung, Nghệ Tĩnh nói riêng trong đó có đồng chí Lê Hồng Phong.
Những ngày cuối cùng trong cuộc đời đồng chí Lê Hồng Phong gắn liền với di tích lịch sử
này, nơi đá và máu đã hòa làm một để dựng nên những tượng đài bất tử của cách mạng Việt
Nam.

Lê Hồng Phong tên thật là Lê Huy Doãn sinh năm 1902 tại làng Thông Lãng, huyện Hưng
Yên, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân lao dộng. Đồng chí sớm bước vào cuộc đời
người thợ, gắn bó với phong trào Vinh-Bến Thủy chống áp bức bóc lột.

Là một thanh niên có chí khí, mang hoài bảo cứu nước, chịu ảnh hưởng sâu sắc truyền
thống cách mạng của quê hương và phong trào cứu nước sôi nổi lúc bấy giờ thì vàoTháng
01 năm 1924, lúc chưa đầy 22 tuổi, đồng chí cùng Phạm Hồng Thái sang Thái Lan rồi
Trung Quốc để làm Cách Mạng. Vào nhóm Tâm Tâm Xã, một tổ chức Cách Mạng do Hồ
Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn thành lập. Đồng chí thi đậu trường quân sự Hoàng Phố (8/1924-
12/1925). Cuối năm 1924, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu tiếp xúc với nhóm
Tâm Tâm Xã và những thanh niên yêu nước tại đây, mở lớp huấn luyện chính trị, lập ra tổ
chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí
hội). Năm 1926 học trường Không quân Quảng Châu. Vào Đảng Cộng sản Trung Quốc
ngày 10/2/1926. Sau đó học trường không quân Leningrat 10/1926-12/1928. Từ năm 1928
đến 1931 học trường Đại học Phương Đông và vào Đảng Cộng sản Liên Xô.

Năm 1931 đồng chí về nước hoạt động, tham gia củng cố cơ sở của Đảng.Tháng 4/1932
đồng chí liên lạc được với đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Dục tại Quảng Tây chuẩn bị
các văn kiện tiến tới Hội nghị thành lập Ban hải ngoại. Năm 1934 đồng chí Lê Hồng Phong

31
đứng đầu Ban Lãnh đạo hải ngoại của Đảng. Năm 1935, tổ chức Đại hội Đảng lần 1 tại
Macao, đồng chí được bầu làmTổng Bí thư, trưởng đoàn đại biểu dự Đại hội lần VII Quốc
tế Cộng sản, sau đó được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế cộng sản. Sau nhiều năm
học tập, huấn luyện và hoạt động ở nước ngoài, tháng 11/1937, đồng chí Lê Hồng Phong về
nước hoạt động với thẻ căn cước lấy tên là La Anh, trong vai một thương nhân Trung Quốc
giàu có. Trong thời gian ở Sài Gòn lợi dụng vỏ bọc thương nhân ấy, được sự giúp đỡ của
Trung ương Đảng, Xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn cùng bà con cô bác, đồng
chí Lê Hồng Phong cùng các đồng chí trong Ban chấp hành Trung ương khẩn trương củng
cố tổ chức Đảng và tăng cường lực lượng cách mạng.

Trước sự lớn mạnh của phong trào Cách mạng trong nước, cuối năm 1937, Lê Hồng Phong
về nước hoạt động bí mật tại Sài Gòn để trực tiếp cùng Trung ương Đảng chỉ đạo phong
trào. Thời gian này, người bạn đời của đồng chí là Nguyễn Thị Minh Khai cũng về nước
tham gia Xứ ủy Nam Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Sài gòn-Chợ Lớn. Nắm sát tình hình thực tế,
Lê Hồng Phong cùng với Trung ương Đảng quyết định chuyển Mặt trận Nhân dân Phản Đế
thành Mặt trận Dân chủ nhằm tập hợp rộng rãi hơn nữa đông đảo quần chúng, tranh thủ hơn
nữa mọi lực lượng có thể tranh thủ. Giữa lúc chủ trương đúng đắn đó đang được sự hưởng
ứng của các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy họ đấu tranh giành nhiều thắng lợi mới, thì Lê
Hồng Phong bị thực dân Pháp bắt ngày 22-6-1938. Bọn mật thám dùng mọi thủ đoạn tra
tấn, dụ dỗ nhưng đồng chí nhất quyết không khai. Không đủ chứng cớ để buộc tội, tòa án
của đế quốc Pháp đành kết án đồng chí sáu tháng tù giam và ba năm quản thúc.

Thế nhưng, khi chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, dù thời gian quản thúc chưa hết, Lê
Hồng Phong lại bị bắt vào giam tại Sài Gòn. Cuối năm 1940, khi đồng chí Nguyễn Thị
Minh Khai bị bắt, đế quốc Pháp đã hèn ghép thêm tội cho Lê Hồng Phong và đày ra Côn
Đảo. Biết Lê Hồng Phong là cán bộ lãnh đạo của Đảng và là chồng của Nguyễn Thị Minh
Khai, bọn trùm thực dân Pháp ở Nam Kỳ đã ra lệnh cho bọn chúa đảo phải tìm mọi cách
hãm hại. Những đòn đánh tàn ác, dã man đã làm Lê Hồng Phong kiệt sức dần và trút hơi
thuở cuối cùng vào ngày 5-9-1942. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, Lê Hồng Phong còn
nói to lời trăn trối cho bạn tù ở các phòng bên: “Nhờ các đồng chí nói với Đảng rằng, tới giờ
phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin thắng lợi vẻ vang của Cách Mạng”.

Lòng tin vững chắc đó, nguyên nhân quan trọng tạo nên những cống hiến to lớn của Lê
Hồng Phong đối với Đảng, đối với nhân dân, mãi mãi là nguồn sức mạnh cho các thế hệ
Đảng viên trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp của Đảng.

Tại Côn Đảo, những người tù mỗi lần đi làm khổ sai qua Hàng Dương lại đắp lên mộ của
nhà yêu nước Lê Hồng Phong từng viên gạch đá, bất chấp sự đánh đập của bọn gác ngục.
Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bọn gác ngục đã nhiều lần cho tay chân đập phá

32
ngôi mộ đồng chí Lê Hồng Phong để thị uy tù chính trị, nhưng sau mỗi lần đập phá, bia mộ
mới lại được tù chính trị dựng lên.

Đồng Chí Nguyễn Thị Minh Khai

Vững chí bền gan ai hỡi ai!

Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.

Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ,

Con đường cách mạng vẫn chông gai.

Một câu thơ mang đầy ý chí cách mạng trong cảnh ngục tù mà tác giả không ai xa lạ là đồng
chí Nguyễn Thị Minh Khai.

Nguyễn Thị Minh Khai (1910-1941) là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người
lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930-1940. Bà tên thật là Nguyễn
Thị Vịnh, sinh năm 1910, trong gia đình viên chức nghèo tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh,
tỉnh Nghệ An, một vùng quê giàu truyền thóng cách mạng. Ngày sinh của bà các tài liệu ghi
không thống nhất. Theo trang web của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì bà sinh ngày 1
tháng 11. Theo báo Đại đoàn kết, thì bà sinh ngày 30 tháng 9.

Sớm tiếp thu truyền thống quê hương, gia đình, tự nguyện dấn thân vào con đường cách
mạng, mới 16 tuổi, Nguyễn Thị Minh Khai đã tích cực tham gia hoạt động yêu nước trong
phong trào đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu
Trinh. Năm 1927, ở tuổi 17, Nguyễn Thị Minh Khai đã được chính thức kết nạp vào tổ chức
Việt Nam cách mạng Đảng (tên gọi mới của Hội Phục Việt) đồng thời, chịu ảnh hưởng
nhiều về đường lối và phương thức hoạt động của tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập.

Từ thực tiễn hoạt động đấu tranh cách mạng, Nguyễn Thị Minh Khai đã nhanh chóng trở
thành một cán bộ cốt cán trong phong trào cách mạng: Bí thư Phụ nữ đoàn và tham gia Ban
thường vụ Tỉnh ủy Tân Việt tỉnh Nghệ An (1929), thành viên tổ chức Đông Dương Cộng
sản Đảng (6/1929). Đồng chí đã luôn năng động, tích cực, sáng tạo trong hoạt động thực
tiễn của phong trào công nhân ở Vinh và công tác tuyên truyền, vâ ̣n đô ̣ng phụ nữ ở khu vực
Trường Thi, Bến Thủy. Chính vì vậy, đến năm 1928 “phụ nữ đoàn” phát triển thêm được 50
người; đặc biệt, số chị em phụ nữ tham gia các tổ chức quần chúng như Công hội đỏ, Nông
hội đỏ ngày càng đông, góp phần thúc đẩy quá trình hợp nhất các tổ chức Đảng, thành một
chính Đảng duy nhất để tập hợp lực lượng.

33
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, trở thành đảng viên của Đảng, Nguyễn Thị Minh
Khai tiếp tục đảm trách công tác tuyên truyền, vận động, huấn luyện phụ nữ, đảng viên ở
khu vực Trường Thi, Bến Thủy (Nghệ An), tổ chức Hội Phụ nữ Giải phóng. Đồng chí đã
tích cực tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh cách mạng và tổ chức nhiều lớp
huấn luyện, đào tạo cán bộ cho Đảng. Đây cũng chính là lực lượng nòng cốt trong Cao trào
Xô viết Nghệ - Tĩnh 1930 - 1931.

Thực hiện sự phân công của tổ chức Đảng, tháng 3/1930, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai
rời quê hương sang Hồng Kông (Trung Quốc) hoạt động cách mạng. Trong thời gian ở
Trung Quốc (3/1930 đến cuối 1934), đồng chí luôn thể hiện rõ ý chí kiên trung, kiên định
với sự nghiệp cách mạng vì độc lập tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, hướng tới
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, trong đó có người phụ nữ,
đem lại quyền bình đẳng cho phụ nữ. Bên cạnh việc cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao giúp việc cho cơ quan Đảng trong vai trò của một người chắp mối liên lạc, đồng chí
không ngừng học hỏi lý luận, văn hóa, ngoại ngữ và thực tiễn dưới sự chỉ dạy của người
thầy Nguyễn Ái Quốc. Mọi gian nguy, thử thách, tù đày, tra tấn của nhà tù Tưởng Giới
Thạch, không làm đồng chí chùn bước mà ngày càng hun đúc nhiệt huyết cách mạng, lòng
kiên trung. Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã vinh dự là một trong 6 đại biểu đại diện của
Đảng Cộng sản Đông Dương đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tổ chức ở Mátxcơva (Liên
Xô).

Trong thời gian chờ Đại hội VII khai mạc (cuối 1934 - 7/1935), theo Chỉ thị của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Thị Minh Khai vào học Trường Đại học Phương Đông để nâng
cao trình độ lý luận và kiến thức phục vụ lý tưởng cao cả và sự nghiệp cách mạng của dân
tộc.

Tại diễn đàn Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản, trong phiên họp thứ 40, ngày 16/8/1935,
Nguyễn Thị Minh Khai với bí danh Phan Lan đã có tham luận với nội dung lên án, tố cáo
chế độ thực dân, phong kiến đã thi hành chính sách tàn bạo, dã man đối với nhân dân Đông
Dương, nhất là đối với phụ nữ; nêu bật vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng phụ nữ. Tham luận đã khẳng định: “Phụ nữ
đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, cho sự thành lập mặt trận thống
nhất chống bọn gây chiến”. Tiếp đó, tại Đại hội lần thứ VI Quốc tế Thanh niên (tháng 9,
10/1935), Nguyễn Thị Minh Khai đã tham dự, phát biểu nêu rõ tình cảnh, những hoạt động
và nhiệm vụ trước mắt của thanh niên trong đó có nữ thanh niên Đông Dương. Các tham
luận của Nguyễn Thị Minh Khai đã nhận được sự hoan nghênh của các đại biểu tham dự đại
hội, đồng thời góp phần giúp Quốc tế Cộng sản hiểu rõ hơn tình hình thực tế, tình cảnh của
người dân thuộc địa, đặc biệt là thanh niên và phụ nữ. Từ đó đặt ra nhiệm vụ cho các đảng
cộng sản cần phải quan tâm hơn nữa đến vấn đề thanh niên và phụ nữ ở các thuộc địa.

34
Những luận điểm sắc sảo, lý luận chặt chẽ trong các bài viết của đồng chí như: “Nếu mỗi
người đều lấy việc nuôi con làm trách nhiệm tột bực mà bỏ công việc xã hội thì công việc
giải phóng phụ nữ không biết đến đời nào sẽ thực hiện được? Phụ nữ giải phóng là công
việc của toàn thể phụ nữ đồng thời cũng là nhiệm vụ chung của mọi người” đã trực tiếp
chống lại thuyết “Phụ nữ hồi gia”, vạch rõ nhiệm vụ quan trọng của giải phóng phụ nữ,
giành quyền bình đẳng nam nữ, từng bước nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động cách
mạng cho chị em phụ nữ. Từ đó, số lượng phụ nữ hăng hái tham gia các cuộc vận động, các
phong trào cách mạng do đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai khởi xướng ngày càng đông. Các
bà, các chị không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, đã tích cực góp sức người, sức của cho
các phong trào học chữ quốc ngữ, nâng cao trình độ, thúc đẩy phong trào đấu tranh đòi dân
sinh, dân chủ ở Nam Kỳ ngày càng phát triển.

Tháng 11/1937, đồng chí Lê Hồng Phong - Thư ký Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng và cũng
là người chồng thương yêu của Nguyễn Thị Minh Khai về hoạt động tại Sài Gòn - Chợ Lớn.
Hai vợ chồng đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai và Lê Hồng Phong có điều kiện được ở bên
nhau. Tuy nhiên, đặt lợi ích của sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc lên trên hết, các
đồng chí dành thời gian chủ yếu cho công việc của tổ chức và không được ở cùng nhà, mà
chỉ thỉnh thoảng mới được gặp nhau.

Đầu năm 1940, Nguyễn Thị Minh Khai sinh con gái đầu lòng Lê Nguyễn Hồng Minh. Hạnh
phúc của buổi đầu làm mẹ, như bao người phụ nữ, người mẹ Việt Nam khác, đồng chí rất
yêu thương con, muốn được trực tiếp chăm sóc, che trở cho con. Tuy nhiên, do yêu cầu của
thực tiễn cách mạng, Nguyễn Thị Minh Khai đã phải nén lòng hy sinh tình mẫu tử thiêng
liêng, gửi con gái còn đỏ hỏn, cho cơ sở cách mạng - gia đình ông bà Dương Bạch Mai
nuôi, để tập trung hoạt động cách mạng. Đồng chí đã hy sinh tình riêng để đặt lợi ích của
Đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Ngày 30/7/1940, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai không may bị sa vào tay giặc. Nhà tù
thực dân đã dùng nhiều hình thức tra tấn hết sức dã man, tàn bạo nhưng không thể lay
chuyển tinh thần, ý chí cách mạng trong con người Nguyễn Thị Minh Khai. Đồng chí đã lấy
máu mình viết lên cánh cửa xà lim ở khám Catina những dòng bất khuất: “Dù đánh, dù treo,
càng cương quyết; Dù kìm, dù kẹp, chẳng sai lời. Hy sinh phấn đấu vì nhiệm vụ. Triệt để
thực hành chết mới thôi”.

Không khuất phục được Nguyễn Thị Minh Khai, thực dân Pháp đưa đồng chí ra tòa án thực
dân xét xử. Trải qua 4 phiên tòa (2 phiên tòa dân sự và 2 phiên tòa quân sự), chính quyền
thực dân Pháp kết án đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai 7 lần, trong đó có 2 án tử hình do tòa
án binh xử với tội danh chúng gán cho là “xúi giục dân chúng làm rối loạn quốc gia” và
“mưu toan lật đổ chính phủ”. Đồng chí vẫn bình thản trước âm mưu tàn bạo của kẻ thù. Tại

35
tòa án của thực dân, đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đã mạnh mẽ bác bỏ mọi luận điệu sai
trái, những bất công, phi lý của tòa án thực dân bằng những lời lẽ đanh thép: “Nước của tôi,
cứu nước là có tội, cướp nước mà không có tội sao?” và khẳng định: “Chúng mày sẽ không
thể nào giết hết được những người cách mạng Việt Nam, cũng không tài nào dập tắt được
cách mạng Việt Nam... Cách mạng Việt Nam sẽ thắng”.

Ngày 28/8/1941, đồng chí đã oanh liê ̣t hy sinh trước mũi súng quân thù. Đồng chí hy sinh
nhưng tinh thần, ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc của nhân
dân, cho sự nghiệp giải phóng phụ nữ vẫn còn vang vọng mãi tới ngày nay.

Cuộc đời đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai tuy ngắn ngủi (31 tuổi) nhưng đã thể hiện tấm
gương kiên trung của người phụ nữ Việt Nam. Đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn, gian
nguy thử thách để đi theo và kiên định lý tưởng cao cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp giải
phóng phụ nữ. Đồng thời, hoạt động và cống hiến của đồng chí đối với sự nghiệp cách
mạng của dân tộc, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã thể hiện rõ tấm gương đạo đức cao cả
theo người thầy vĩ đại Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Đồng chí đã thực hiện triệt để
phương châm đạo đức chí công vô tư, đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết, trước hết, hy sinh
lợi ích cá nhân, hy sinh tình riêng, tình mẫu tử vì sự nghiệp lớn lao của dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sỹ cộng sản tiêu biểu của Đảng và cách
mạng Việt Nam, Uỷ viên Xứ uỷ Nam Kỳ, Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn. Đồng chí có
nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Một trong những đóng góp
của đồng chí là thúc đẩy sự nghiệp giải phóng phụ nữ mau tới thành công, thông qua việc
vận động phụ nữ tham gia và trực tiếp lãnh đạo, đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, tự do,
hạnh phúc cho nhân dân nói chung, phụ nữ Việt Nam nói riêng.

3.2.3 Châu Văn Liêm

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng. Đến năm 1884, triều Nguyễn ký
Hiệp ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), thực dân Pháp chính thức đô hộ nước ta. Chúng độc quyền
về kinh tế, chuyên chế về chính trị, nô dịch về văn hóa, nhằm khai thác “thuộc địa” làm giàu
cho “chính quốc”. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân Pháp tăng cường
khai thác thuộc địa với quy mô lớn hơn, để bóc lột sức người, sức của bù đắp thiệt hại của
chúng trong chiến tranh.

Dưới ách thống trị tàn bạo, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và tay sai, hàng loạt phong
trào đấu tranh chống thực dân nổ ra với nhiều hình thức khác nhau. Từ các phong trào yêu
nước xuất hiện nhiều cá nhân tiến bộ. Trong đó có đồng chí Châu Văn Liêm, một thầy giáo
trẻ được thanh niên và trí thức đương thời tín nhiệm.

36
Châu Văn Liêm còn có tên là Việt, sinh ngày 29-6-1902, tại Rạch Tra, làng Thới Thạnh,
quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ (nay là xã Thới Thạnh, huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ),
trong một gia đình Nho học, có truyền thống yêu nước. Ngay từ nhỏ, Châu Văn Liêm có tư
chất thông minh, rất siêng học, được ông nội và cha dạy chữ Nho, rồi học nghề hốt thuốc
Bắc. Năm lên 10 tuổi, Châu Văn Liêm bắt đầu học chữ quốc ngữ. Nhà nghèo, học giỏi nên
được cấp học bổng lên Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) học trường sư phạm, được
tiếp xúc với sách báo tiến bộ và những người yêu nước, tham gia phong trào đấu tranh của
sinh viên chống lại luật lệ thi cử bất công của Nha Học chính Pháp.

Năm 1924, học xong, Châu Văn Liêm làm thầy giáo ở Trường nữ Long Xuyên. Thầy Châu
Văn Liêm dạy học theo cách riêng: ngoài việc dạy chữ, còn giáo dục lòng yêu nước và tư
tưởng cách mạng; tuyên truyền tư tưởng tự do, dân chủ, tinh thần độc lập dân tộc. Thầy đấu
tranh phản đối thái độ vô trách nhiệm của các thầy giáo, Đốc học người Pháp đối với học
sinh; phê phán lối giảng dạy “nhồi sọ”; chống lại những luật lệ thi cử bất công. Ngoài ra,
Thầy còn làm thơ đả kích các hủ tục và lên án bọn quan lại khiến chúng rất tức tối…

Những hoạt động của Thầy Châu Văn Liêm làm cho bọn cầm quyền bực tức, bất an. Nhằm
đề phòng, hạn chế ảnh hưởng của Thầy trong giới học sinh, giáo chức ở Long Xuyên, chính
quyền thực dân đưa Thầy về dạy tại trường Sơ học Chợ Thủ (nay thuộc xã Long Điền A,
huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), xem như một hình thức kỷ luật đối với giáo viên mà chúng
nhận xét là có “đầu óc chống Pháp”.

Nhưng thực dân Pháp không thể ngờ, chúng đã tạo điều kiện cho Thầy Châu Văn Liêm gần
gũi với người dân lao động, hiểu sâu sắc hơn nổi thống khổ của người dân xứ thuộc địa, về
với “cái nôi cách mạng” - Chợ Mới - nơi dân cư đông đúc, dân trí mở mang, kinh tế phát
triển và cũng là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn: ở vùng trung tâm là mâu thuẫn giữa các chủ
xưởng với thợ thủ công; ở nông thôn là mâu thuẫn giữa tá điền với chủ đất và trên hết là
mâu thuẫn giữa nhân dân lao động với thực dân và tay sai, trực tiếp là bọn hương chức, hội
tề… giúp cho những hạt giống cách mạng đầu tiên gieo trên mảnh đất này đã nhanh chóng
nảy mầm và lan tỏa khắp nơi.

Trong quá trình dạy học, thầy Châu Văn Liêm càng tích cực tham gia các hoạt động cách
mạng. Những năm 1925-1926, Long Xuyên, Châu Đốc chịu ảnh hưởng của phong trào dân
chủ đang sôi sục dâng lên khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nhiều giáo viên, học sinh và người dân
tham gia tích cực các phong trào đòi thả Nguyễn An Ninh, đòi ân xá Phan Bội Châu, để
tang Phan Chu Trinh… Ngày 24-3-1926, thầy Châu Văn Liêm được giáo viên, trí thức trong
vùng cử đi Sài Gòn dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh. Sau đó, về Chợ Mới, thầy cùng bạn
bè tại đây tổ chức lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh tại nhà ông Đoàn Thanh Thủy ở Cột dây
thép (Long Điền - Chợ Mới), kêu gọi mọi người yêu nước hãy tập hợp lại cùng đấu tranh

37
chống áp bức. Đây là cuộc tập hợp lực lượng đầu tiên có tổ chức với quy mô lớn của người
dân Chợ Mới. Số người đến dự quá đông phải dời địa điểm tới sân đá banh Mỹ Luông. Sự
tham dự đông đảo của quần chúng nói lên tài tổ chức, thuyết phục, tập hợp lực lượng của
thầy Châu Văn Liêm trong điều kiện mật thám và làng lính luôn rình rập khắp nơi.

Lúc bấy giờ, một nhóm yêu nước được hình thành bao gồm thầy Châu Văn Liêm và các học
sinh trường trung học Cần Thơ, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh “bị
đuổi học vì tham gia bãi khóa”. Tháng 9 năm 1926, tại Ô môn (Cần Thơ), nhóm cùng với
một số giáo viên, học sinh, nhà nho, thầy thuốc lập ra tổ chức “Việt Nam phục quốc Đảng”
nhằm tập hợp những người yêu nước vùng Hậu Giang.

Năm 1927, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cử đồng chí Nguyễn Ngọc Ba về
tỉnh Long Xuyên tuyên truyền đường lối cách mạng, phát triển tổ chức. Cuối năm 1927,
đồng chí Nguyễn Ngọc Ba đã kết nạp Châu Văn Liêm và Ung Văn Khiêm vào tổ chức Hội
Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Giữa năm 1928, giới giáo chức, học sinh, trí thức lấy danh nghĩa của Hội Tương trợ giáo
chức đấu tranh buộc nhà cầm quyền phải đưa thầy Châu Văn Liêm về dạy ở tỉnh lỵ Long
Xuyên. Địch nhượng bộ nhưng rồi sau đó lại tìm cách đổi Thầy về Sa Đéc. Tại Sa Đéc,
Thầy cùng một số đồng chí lập ra trường tư thục “Sa Đéc học đường”. Qua hai khóa học,
“Sa Đéc học đường” đã đào tạo, bồi dưỡng được nhiều học trò giỏi, có lòng yêu nước,
thương dân, có ý thức với thời cuộc. Nhiều người sau này đã tham gia cách mạng giải
phóng dân tộc. “Sa Đéc học đường” còn là điểm hẹn giữa các tổ chức hội trong và ngoài
tỉnh, là nơi liên lạc của các nhà cách mạng lúc đó. Ngoài việc mở trường tư thục, thời gian
này, thầy Châu Văn Liêm còn về quê nhà Ô Môn bí mật mở các lớp huấn luyện cho thanh
niên ở các làng Thới Thuận, Phong Hòa, Thới An, Thới Thạnh, Thới Lai…

Những hoạt động của thầy Châu Văn Liêm đã góp phần cỗ vũ tinh thần yêu nước, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin, khai sáng nhận thức cho người dân, hướng học trò, thanh niên yêu
nước đến những ước mơ, lý tưởng cao đẹp và trách nhiệm với Tổ quốc, giúp cho họ có đủ
sức mạnh tinh thần, có lý luận dẫn đường đấu tranh chống kẻ thù hung bạo. Thầy Châu Văn
Liêm là một nhà giáo yêu nước, nhà giáo cách mạng.

Những hoạt động của thầy Châu Văn Liêm đã góp phần cỗ vũ tinh thần yêu nước, truyền bá
chủ nghĩa Mác – Lênin, khai sáng nhận thức cho người dân, hướng học trò, thanh niên yêu
nước đến những ước mơ, lý tưởng cao đẹp và trách nhiệm với Tổ quốc, giúp cho họ có đủ
sức mạnh tinh thần, có lý luận dẫn đường đấu tranh chống kẻ thù hung bạo. Thầy Châu Văn
Liêm là một nhà giáo yêu nước, nhà giáo cách mạng.

38
Châu Văn Liêm

(Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia


Việt Nam)

Bắt gặp chủ nghĩa Mác – Lênin, tìm ra con đường cứu nước mới cho dân tộc, Bác Hồ đã
truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào Việt Nam để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tháng 6-1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Bác Hồ thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên, tổ chức nhiều lớp huấn luyện cán bộ để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về
trong nước. Giữa năm 1927, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam Kỳ được thành
lập và đưa cán bộ đi phát triển tổ chức ở các tỉnh.

Cuối năm 1927, đồng chí Nguyễn Ngọc Ba đã kết nạp Châu Văn Liêm và Ung Văn Khiêm
vào tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Lễ kết nạp được tổ chức trang trọng tại
nhà đồng chí Ung Văn Khiêm, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới. Hai anh em kết nghĩa Liêm,
Khiêm tuyên thệ: nguyện hoạt động hết sức mình, tuyên truyền giáo dục bà con tinh thần
yêu nước, chống thực dân, từng bước xây dựng cơ sở để chờ thời cơ giải phóng dân tộc.
Buổi lễ trịnh trọng kết thúc bằng hình thức “vặn cổ gà” thề sẽ suốt đời trung thành với
Đảng, với lý tưởng cách mạng. Cũng trong năm này, Châu Văn Liêm kết nạp thêm hai hội
viên mới là Bùi Trung Phẩm, Lâm Văn Cẩn và lập ra Chi hội Việt Nam Cách mạng Thanh
niên đầu tiên ở Long Điền do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Chi bộ tích cực vận động quần
chúng, tổ chức các hội công khai như Hội thể thao Mỹ Luông – Long Điền, hội nhà giàng,
hội cạo gió, ban cứu tế… thu hút đông đảo quần chúng tham gia, qua đó giáo dục, kết nạp
những người tích cực vào Hội Thanh niên.

Tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra đời đánh dấu bước ngoặt quan trọng trên
con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Long Xuyên, Châu Đốc, sau hơn 60 năm
chống đế quốc và tay sai, giờ đây mới có một tổ chức cách mạng có đường lối cứu nước và
phương pháp đấu tranh phù hợp.

39
Tháng 02-1928, Tỉnh bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Long Xuyên được
thành lập, Châu Văn Liêm được chỉ định làm Bí thư. Điểm liên lạc của Tỉnh bộ đặt tại tiệm
may Mỹ Quang tỉnh lỵ Long Xuyên (nay là nhà số 14, đường Phạm Hồng Thái, thành phố
Long Xuyên, tỉnh An Giang). Các đồng chí trong Tỉnh bộ được phân công về địa bàn quen
thuộc hoạt động để phát triển hội viên và tổ chức cơ sở hội. Đồng chí Châu Văn Liêm nhận
nhiệm vụ đặc trách lớp huấn luyện chính trị tại tỉnh lỵ Long Xuyên, Lấp Vò, lấy cuốn
“Đường kách mệnh” và Điều lệ Hội Thanh niên làm tài liệu chủ yếu. Vốn là nhà giáo cách
mạng, đồng chí Châu Văn Liêm giảng chính trị rất hấp dẫn, đã truyền đạt lý luận đến người
học, tạo được niềm tin đấu tranh giành độc lập dân tộc nhất định thắng lợi.

Tháng 2-1929, đồng chí Châu Văn Liêm được bổ sung vào Ban Thường vụ Kỳ bộ Việt Nam
Cách mạng Thanh niên Nam kỳ và được Kỳ bộ Nam Kỳ cử đi dự Đại hội Tổng bộ Hội Việt
Nam Cách mạng Thanh niên ở Hương Cảng vào tháng 5-1929. Tại Đại hội, đã xảy ra bất
đồng ý kiến xung quanh việc thành lập Đảng Cộng sản, Đoàn đại biểu Bắc kỳ bỏ về nước.
Mặc dù thiếu Đoàn đại biểu Bắc kỳ, Đại hội vẫn tiếp tục hợp. Châu Văn Liêm là một trong
các đại diện của hai Kỳ bộ được bầu vào Tổng bộ.

Tháng 11-1929, Châu Văn Liêm triệu tập cuộc họp các đại biểu Hội Việt Nam Cách mạng
Thanh niên thành lập tổ chức An Nam Cộng sản Đảng tại Sài Gòn, do đồng chí làm Bí thư.
Đây là một trong ba tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của An Nam
Cộng sản Đảng có ý nghĩa to lớn đối với mạng Việt Nam và đồng chí Châu Văn Liêm có
vai trò rất quan trọng.

Năm 1929, nước ta có ba tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng
sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Tuy nhiên, các tổ chức này hoạt động riêng
lẻ, không tập hợp được sức mạnh, ảnh hưởng đến phong trào cách mạng cả nước. Năm
1930, Bác Hồ chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng duy nhất.
Đồng chí Châu Văn Liêm và Nguyễn Thiệu được An Nam Cộng sản Đảng cử đi dự hội nghị
hợp nhất. Ngày 03-02-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. Sau hội nghị, các đại
biểu được sự ủy quyền của Bác Hồ về nước tiến hành hợp nhất các tổ chức cộng sản và cử
ra Ban chấp hành lâm thời, đồng chí Châu Văn Liêm đề nghị đồng chí Ngô Gia Tự làm Bí
thư Xứ ủy, còn mình nhận nhiệm vụ trực tiếp phụ trách liên tỉnh Gia Định – Chợ Lớn. Đồng
chí xây dựng hai tỉnh ủy và nhiều chi bộ tại các tổng, làng, phát động phong trào đấu tranh
nông dân, kết hợp với phong trào công nhân và các tầng lớp xã hội khác ở nội thành.

Ở Nam kỳ lúc bấy giờ, khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng, nông sản mất giá thảm
hại. Nông dân mắc nợ phải cầm hoặc bán rẻ đất cho địa chủ. Tá điền bị tô tức chồng chất
không dứt nổi, đời sống cùng cực. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo người dân đấu tranh
mạnh mẽ.

40
Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Châu Văn Liêm, trên địa bàn liên tỉnh Gia Định - Chợ Lớn
đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình, đấu tranh. Ngày 04-6-1930, đồng chí chỉ đạo các cuộc biểu
tình của nông dân ở Bà Hom, Bến Lức (Chợ Lớn), Hốc Môn (Gia Định). Đặc biệt, trong
ngày 04-6-1930, đồng chí trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh tại Đức Hòa. Từ sáng sớm, hàng
nghìn quần chúng các làng Hựu Thanh, Mỹ Hạnh và các vùng xung quanh đã tập hợp hàng
ngũ chỉnh tề tiến về quận lỵ. Đồng chí Châu Văn Liêm đi đầu, hô hào, kêu gọi đồng bào đòi
giải phóng dân tộc, đưa yêu sách của nông dân đòi giảm sưu thuế… Lính của tỉnh và quận
được điều tới, dàn hàng ngang, chĩa súng vào đoàn biểu tình. Sự hung hăng của kẻ thù
không làm đoàn biểu tình nao núng vẫn kiên quyết tiến lên. Kẻ thù đã nổ súng bắn vào
người dẫn đầu đoàn biểu tình. Đồng chí Châu Văn Liêm hy sinh ở tuổi 28 trong tư thế xông
trận. Sự hy sinh của đồng chí Châu Văn Liêm đã để lại một nỗi đau lớn trong lòng nhân dân
Nam Bộ, là một tổn thất lớn đối với Đảng và cách mạng Việt Nam.

Từ một nhà giáo yêu nước, nhà giáo cách mạng, rồi tham gia thành lập Đảng, trở thành một
trong những đảng viên Đảng Cộng sản đầu tiên, giữ nhiều trọng trách to lớn trong buổi đầu
xây dựng tổ chức Đảng, đồng chí Châu Văn Liêm thể hiện sự can đảm, không sợ hy sinh,
hòa cùng phong trào đấu tranh của quần chúng để lãnh đạo quần chúng, đấu tranh trực diện
với kẻ thù, để lại tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường cho muôn đời
sau.

3.2.4 Trần Văn Giàu

Trần Văn Giàu sinh năm 1911 tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tân An, (nay là
Long An), thuộc miền Đông Nam Bộ, sinh trưởng trong một gia đình giàu truyền thống đấu
tranh yêu nước. Trong gia đình, ông có tên là Mười Ký, tuy nhiên nhiều người biết ông với
tên Sáu Giàu, ông lấy bí danh Hồ Nam; bút danh: Tầm Vu, Gió Nồm, M. N. Ông xuất thân
trong gia tộc họ “Trần Đức”, với viễn tổ là ông Trần Đức Tăng (đời thứ nhất), quê gốc ở
thôn Hòa Ninh, tổng Trung, huyện Phù Mỹ, (nay là thôn Hòa Ninh, xã Mỹ An, huyện Phù
Mỹ, tỉnh Bình Định).

Cao tổ của ông là ông Trần Đức Loan (đời thứ tư), sinh năm Canh Tý (năm 1720), vào Nam
lập nghiệp khoảng năm 1760, nên con cháu tôn ông làm cao tổ họ Trần ở phương Nam, định
cư lập nghiệp nông gia tại thôn An Tập, xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Ông tổ Trần Đức Loan sinh hạ được năm trai, năm gái; nhưng chỉ có ông tổ Trần Đức Chấn
(chi trực hệ, đời thứ năm) sinh hạ được năm trai, bốn gái và có con cháu nối dòng đến nay là
đời thứ mười bốn. Lại nói trong số năm người con trai, của ông tổ có người con trưởng là
Trần Đức Bốn (đời thứ sáu) sinh hạ được ba trai, hai gái. Trong đó, trưởng nam Trần Đức
Thủ (đời thứ bảy) sinh hạ ông Trần Đức Dụng (đời thứ tám). Ông Trần Đức Dụng sinh hạ

41
được năm trai, năm gái. Trong đó, người con trai thứ hai là ông Trần Văn Chơi (đời thứ
chín) chính là phụ thân của giáo sư Trần Văn Giàu (đời thứ mười).

Như vậy, theo phả hệ gia tộc họ Trần ở Châu Thành (Long An) thì giáo sư Trần Văn Giàu là
con trai út của ông Trần Văn Chơi, là cháu nội của ông Trần Đức Dụng, là cháu cố ông Trần
Đức Thủ và cháu sơ của ông Trần Đức Bốn. Trong gia phả của gia tộc họ Trần (Long An)
có ghi lại một biến cố lớn khiến họ “Trần Đức” phải đổi sang “Trần Văn” (từ đời thứ chín
trở đi). Nguyên nhân dẫn đến biến cố này là do ông nội của giáo sư Trần Văn Giàu vốn là
nghĩa quân chống thực dân Pháp xâm lược (lần thứ nhất), dưới cờ nghĩa của Thủ Khoa
Huân. Khi ông qua đời, nhằm tránh việc bị chính quyền thực dân san mồ mả để trả thù, thay
vì an táng ông tại đất nhà ở ấp Hồi Xuân (nay là Dương Xuân Hội), bên cạnh mộ người vợ
quá cố là bà Dương Thị Điển thì con cháu phải đưa thi hài ông về an táng tại ấp Long
Thành, xã Long Trì (nay thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Long An). Ngay cả khi cha của giáo
sư Trần Văn Giàu là ông Trần Văn Chơi qua đời (năm 1936, khi Trần Văn Giàu bị kết án
năm năm tù, đày ra Côn Đảo), con cháu ông cũng phải khai khác đi trong bản khai tử: lẽ ra
phải khai tên cha mẹ là ông Trần Đức Dụng và bà Trương Thị Điển, người nhà lại khai
tránh đi như:

- “Cha: Trần Văn An (là tên người anh thứ sáu của Trần Văn Giàu), cũng là người đã cùng
anh trai Trần Văn Nuôi tham gia phá Khám Lớn Sài Gòn thất bại, trở về quê và qua đời khi
chưa lập gia đình. Mẹ: Nguyễn Thị Khá (tên người kế mẫu của ông Trần Văn Chơi)”.

Nhờ đó mà mồ mả từ ông tổ cho tới phụ thân của giáo sư Trần Văn Giàu được bảo vệ
nguyên vẹn cho tới ngày nay. Năm 15 tuổi ông được gửi lên Sài Gòn học tại Trường
Chasseloup Laubat, ông đã nhanh chóng bắt kịp nhịp sống của một đô thị trung tâm, từng
được ví như “hòn ngọc viễn Đông”. Cùng năm đó (1926), ông hăm hở tham gia vào phong
trào đưa tang nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Năm 17 tuổi (1928), ông tốt nghiệp bậc trung
học tại Trường Chasseloup Laubat (do Tây mở từ năm 1921), được gia đình cho sang Pháp
du học. Trước khi đi du học, ông từng hứa với hai bên nội ngoại sẽ thực hiện nguyện vọng
của hai gia đình (vì ông đã hứa hôn với bà Đỗ Thị Đạo) rằng sẽ “lấy bằng được hai tấm
bằng Tiến sĩ Luật và Tiến sĩ văn chương, rồi về nước mở văn phòng luật sư và viết báo đấu
tranh cho công lý”.

Nhưng khi đặt chân lên đất Pháp, ông đã chứng kiến thực tế xã hội Pháp không giống như
những gì mà chính phủ Pháp tuyên truyền trong bản “Tuyên ngôn dân quyền”, với mỹ từ
“tự do, bình đẳng, bác ái”. Sau khi ông đọc được cuốn sách “Bản án chế độ thực dân Pháp”
của Nguyễn Ái Quốc, thì ông đã quyết định giã từ ước mơ của mình là trở thành luật sư để
rẽ sang một con đường mới - con đường đấu tranh giành độc lập cho dân tộc và năm 1929,
Trần Văn Giàu gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Ông được sinh ra trong một gia đình khá giả

42
ở Nam bộ, với tư chất thông minh vốn có, lại được học hành đến nơi đến chốn, thậm chí
được du học ở nước Pháp thì mong muốn có cuộc sống vinh thân phì gia nào có khó gì, chí
ít cũng an nhàn yên ổn. Nhưng Trần Văn Giàu đã lựa chọn con đường đầy nguy hiểm,
chông gai, lấp đầy những thăng trầm.

Tháng 5 năm 1930, từ Toulouse, nơi ông đang du học, Trần Văn Giàu lên tận Paris biểu tình
ngay trước dinh Tổng thống Pháp, đòi chính phủ xóa 13 bản án tử hình giáng xuống sinh
mạng những nhà ái quốc Việt Nam. Kết quả là ông bị bắt giam tại nhà tù Loa Roquillis, với
tội danh là "phần tử nguy hiểm đối với chế độ (!)", lúc đó ông mới 18 tuổi. Tháng 6 năm
1930, Trần Văn Giàu bị trục xuất về nước, khi trở về nước cha ông chỉ nói: “Tận trung cũng
là tận hiếu”, trở lại Sài Gòn, Trần Văn Giàu dạy học tại Trường tư thục Huỳnh Công Phát,
đồng thời tham gia hoạt động cách mạng ở khu vực Sài Gòn – Chợ Lớn, được kết nạp vào
Đảng Cộng sản Đông Dương và tổ chức phân công cùng Hải Triều phụ trách Ban Học sinh
và Ban Phản đế của Xứ ủy Nam Kỳ.

Sau cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, giữa năm 1931, ông được tổ chức đưa sang Liên Xô học
tại Trường Đại học Đông Phương Moskva cùng với Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân) và Mười
Giáo. Năm 1933, ông bảo vệ thành công đề tài tốt nghiệp "Vấn đề ruộng đất ở Đông
Dương" được bạn bè quốc tế nể phục, sau đó ông rời Moskva về nước. Tốt nghiệp Trường
Đại học Phương Đông, Trần Văn Giàu rời đất nước của Lênin trở về Tổ quốc và được tổ
chức phân công phụ trách công tác đào tạo cán bộ cho Đảng. Trở về Sài Gòn, ông tham gia
tổ chức lại Xứ ủy Nam Kỳ, xuất bản tờ báo “Cờ đỏ” và bộ sách “Cộng sản Tùng thư”.
Vừa có tài diễn thuyết, cộng với vốn kiến thức sâu rộng cũng như kinh nghiệm hoạt
động phong phú tiếp thu được ở Pháp, Liên Xô, Trần Văn Giàu nhiệt thành tham gia vào
những buổi diễn thuyết trước hàng ngàn người dân Sài Gòn, nhằm đánh thức lòng yêu nước
trong dân. Uy tín của ông ngày càng tăng trong quần chúng và cả trong giới nhân sĩ trí thức
Nam Kỳ.

Với những hoạt động chống chính quyền thực dân công khai của mình, ông được chính
quyền thực dân lưu tâm từ khi ông du học tại Pháp. Vì vậy, ngày 25 tháng 6 năm 1935, ông
bị tòa án Pháp tại Sài Gòn kết án 5 năm tù và 10 năm quản thúc vì tội hoạt động lật đổ chính
quyền. Khi bị giam ở Khám Lớn Sài Gòn với số tù 6826 mpp, ông được các tù nhân cử làm
Tổng đại diện, nhiều lần đấu tranh với Chúa ngục đòi cải thiện chế độ sinh hoạt của tù nhân.
Vì vậy, để cách ly, ngày 26 tháng 6 năm 1937, Trần Văn Giàu cùng một số tù chính trị khác
bị đưa vào biệt giam tại hầm xà lim cấm cố của Khám Lớn Sài Gòn cho đến khi mãn hạn tù.

Ngày 23 tháng 4 năm 1940, ông mãn hạn tù, được tha, nhưng bị bắt lại sau mấy ngày và bị
đưa đi an trí ở trại Tà Lài. Cùng chung chuyến áp giải với ông còn có Tào Tỵ, nhà báo

43
Nguyễn Công Trung và một người lính áp tải là Trương Văn Giàu. Tại Tà Lài, ông một lần
nữa được cử làm Tổng đại diện.

Cuối năm 1941, ông tham gia chỉ đạo một số anh em tù chính trị tổ chức vượt ngục Tà Lài.
Bản thân ông tham gia chuyến vượt ngục đợt 2 vào đầu tháng 3 năm 1942, gồm 8 người,
cùng với các ông Châu Văn Giác, Trần Văn Kiệt, Dương Văn Phúc, Trương Quang Nhâm,
Nguyễn Công Trung, Nguyễn Văn Đức và Tô Ký. Cuộc đào thoát thành công, sau đó phân
tán thành nhiều hướng. Trần Văn Giàu sau nhiều lần di chuyển, tìm cách bắt lại liên lạc và
trở lại hoạt động tại Sài Gòn.

Từ ngày 13 đến 15 tháng 10 năm 1943, Xứ ủy Nam Kỳ được tái lập, Trần Văn Giàu được
bầu làm Bí thư. Với chủ trương: "Ta phải mạnh hơn tất cả các chánh đảng và giáo phái thân
Nhật cộng lại thì mới mong đem chính quyền về tay nhân dân được”.

Trần Văn Giàu

(Ảnh: Báo An ninh thế giới)

Trên Xứ ủy Nam Kỳ khẩn trương khôi phục tổ chức Đảng các cấp. Đặc biệt các cơ sở tại
Sài Gòn – Chợ Lớn. Đích thân Bí thư Xứ ủy phụ trách Ban cán sự thành phố Sài Gòn-Chợ
Lớn. Đồng thời phục hồi tổ chức công đoàn, thành lập Tổng công đoàn Nam Kỳ (tháng 4
năm 1944). Nhờ vậy, chỉ trong vòng nửa năm, Xứ ủy đã phát triển được 40 công đoàn cơ sở
với 5.000 đoàn viên. Mặt khác, tập hợp nhiều trí thức sinh viên, nhà công thương vào một
số tổ chức như Tân dân chủ đoàn, Hội truyền bá quốc ngữ, nhóm báo Thanh niên. Xuất bản
tờ báo “Tiền Phong” và các loại sách bỏ túi như "Việt Nam trên đường độc lập", "Rạng
đông của dân tộc"..., mở các lớp huấn luyện chính trị do chính ông trực tiếp làm giảng viên.

Ông nhận định: “Cách mạng là sự nghiệp của nhân dân; riêng lực lượng của Đảng không
làm nổi cách mạng; phải có sự tham gia, sự nổi dậy của hàng triệu đồng bào”. Đặc biệt, với
việc hậu thuẫn thành lập và nắm chắc tổ chức Thanh niên Tiền phong thông qua một số
đảng viên bí mật như Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, Huỳnh Văn Tiểng,... Xứ ủy
Nam Kỳ đã tạo được một bình phong cho các đảng viên Cộng sản hoạt động, nhanh chóng
tập hợp được một lực lượng lớn, vượt qua các tổ chức chính trị khác thời bấy giờ, kể cả một
nhóm những đồng chí Cộng sản của mình trong Xứ ủy Giải phóng.

44
Sau khi Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, nhận thấy thời cơ đã đến, Thường vụ Xứ ủy
thành lập Ủy ban khởi nghĩa đêm 15 tháng 8 năm 1945 và triệu tập hội nghị Xứ ủy Nam Kỳ
mở rộng bàn về khởi nghĩa, với dự định sẽ khởi nghĩa vào ngày hôm sau, nhân cơ hội Lễ
tuyên thệ của Thanh niên Tiền phong tại Sài Gòn. Hội nghị họp tại Chợ Đệm tối 16, tuy
nhiên, với kinh nghiệm Khởi nghĩa Nam Kỳ, một số đại biểu tranh luận gay gắt về thời
điểm. Hội nghị đồng ý tiếp tục chuẩn bị chu đáo, chờ tin từ Hà Nội, dời ngày khởi nghĩa đến
ngày 18.

Ngày 17, lễ ra mắt của 50.000 đoàn viên Thanh niên Tiền phong được tổ chức tại Sài Gòn,
một hình thức biểu dương các lực lượng do Xứ ủy kiểm soát. Tuy vậy, các thành viên Xứ
ủy đồng ý hoãn lại thời điểm khởi nghĩa. Thay vào đó, ngày 19, các lãnh đạo Mặt trận Việt
Minh được Xứ ủy tổ chức "ra công khai", đã đưa ông lên vị thế nhạc trưởng cuộc khởi
nghĩa giành chính quyền chỉ vài ngày sau đó.

Sau khi nhận được tin Hà Nội khởi nghĩa thắng lợi, ngay sáng ngày 20 tháng 8, hội nghị
Chợ Đệm lần thứ hai tiếp tục bàn việc khởi nghĩa, dự định sẽ khởi nghĩa ngay chiều hôm
đó. Tuy nhiên, vẫn có đại biểu vẫn có ý e ngại việc quân Nhật vẫn còn một lực lượng có thể
trấn áp tại Sài Gòn. Ông Giàu đề nghị chọn Tân An làm thí điểm khởi nghĩa và cử đại biểu
trở về tỉnh phát động khởi nghĩa.

3.2.5 Một số nhân vật tiêu biểu khác

Ngoài những nhân vật nêu trên, còn rất nhiều nhân vật tiêu biểu có quá trình hoạt động cách
mạng sôi nổi ở Nam Kỳ. Họ sống và chiến đấu vì lý tưởng vĩ đại, dù có hy sinh vẫn không
chùng bước, một số thì sau này trở thành cán bộ cao cấp của Đảng và nhà nước sau này, là
nhân tố quan trọng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ về sau. Cũng có người mãi
mãi nằm lại mảnh đất thành đồng này, họ đã quả cảm hy sinh nhưng những gì họ làm được,
thành quả của họ, sự nghiệp sẽ được thế hệ sau kế tục và góp phần làm cho cách mạng
tháng Tám sau này thắng lợi vẻ vang. Tiêu biểu như:

Ung Văn Khiêm

Ung Văn Khiêm (còn có tên là Nhường, Huân) sinh ngày 13/02/1910 tại làng Tấn Đức,
quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) trong
một gia đình có truyền thống yêu nước.

Cha của Ung Văn Khiêm là Ung Văn Quản (1883 - 1923) đã từng tham gia nghĩa quân
Trương Định chống Pháp. Tháng 8/1964, Trương Định tuẫn tiết, cuộc khởi nghĩa Trương
Định thất bại và bị đàn áp. Có lẻ vì lánh nạn, tránh sự đàn áp của thực dân Pháp, ông Ung
Văn Tre, ông nội của Ung Văn Khiêm, phải rời bỏ quê hương Cái Bè, tỉnh Định Tường (nay

45
là tỉnh Tiền Giang), đến sinh sống, lập nghiệp ở làng Tấn Đức, quận Chợ Mới, tỉnh Long
Xuyên, góp công khai phá vùng đất, được dân làng kính trọng, gọi ông là Chủ Tre. Cụ là
người đầu tiên đến vùng này diệt thú dữ, khai hoang, lập ấp, biến cù lao thành vùng trù phú
và được mệnh danh là đệ nhất cù lao.

Ông Ung Văn Quản có học thức rộng, hiểu sâu, ưu thời, mẫn thế, được dân làng kính mến.
Nhờ có chữ nghĩa, ông Quản được tiến cử giữ chức Hương bộ trong Hương chức hội tề
làng, nên được gọi là Hương bộ Quản. Tuy nhiên, bất bình trước sự bóc lột, hà khắc, ức
hiếp dân của hội tề làng, ông đã nhân danh chức Hương bộ để chỉ trích nhiều người trong
ban hội tề. Chúng ỷ đông, thách thức ông. Hương bộ Quản buồn bực, bế tắc bỏ cơm, uống
rượu suông rồi chết sớm, khi vừa 41 tuổi.

Còn mẹ của Ung Văn Khiêm, theo lời kể của nhà văn Nguyên Hùng, là người phụ nữ rất
mực đảm đang, bất khuất và chung thủy. Chồng mất khi Bà vừa 38 tuổi, Bà đã chung thủy
thờ chồng và nuôi 5 người con, quyết chí cho con học hành. Và khi hiểu được sự lựa chọn
con đường cách mạng của Ung Văn Khiêm, Bà đã ủng hội con và âm thầm chịu đựng, hy
sinh.

Ung Văn Khiêm học rất giỏi. Năm 1924, sau khi tốt nghiệp tiểu học ở Chợ Mới, đã thi đậu
vào Collège de Cần Thơ (nay là trường Châu Văn Liêm), ngay khóa đầu tiên mở chính thức
tại trường (Trước đó, từ năm 1921, trường bắt đầu mở một lớp có tên là Cours
Complémentaire (lớp bổ túc tiểu học) với 36 học sinh từ Sài Gòn và Mỹ Tho được chuyển
về. Học hết năm học nơi đây, họ sẽ chuyển qua học ở Collège de Mỹ Tho, đến hết năm thứ
tư).

Dòng máu nghĩa quân Trương Định trong cơ thể và dòng máu yêu nước của cha đã giúp
chàng thanh niên sớm nhận thức được thời cuộc và xác định con đường phải đi, đã giúp Ung
Văn Khiêm sớm có nhận thức chính trị đúng đắn, có bản lĩnh trong hành động. Ung Văn
Khiêm trở thành một thủ lĩnh trẻ (mới 16 tuổi) cuộc bãi khóa của hầu hết học sinh Collège
de Cần Thơ, nhân đám tang cụ Phan Châu Trinh và việc Pháp bắt giữ chí sĩ Nguyễn An
Ninh (tháng 3/1926). Hành động này làm cho Ung Văn Khiêm bị đuổi học lần thứ nhất. Chỉ
sau vài tháng, dòng nhiệt huyết đó lại thúc đẩy Ung Văn Khiêm đá đít một tên tây thực dân,
ức hiếp bạn mình, ngay trong khuôn viên Collège de Cần Thơ. Và Ung Văn Khiêm bị đuổi
học lần thứ hai, đuổi học vĩnh viễn. Với tinh thần ham học và ý chí tự học, anh ở lại Cần
Thơ, mượn bài vở của bạn chép lại, tự học với sự giúp đỡ của bạn bè, và đã thi đỗ tốt nghiệp
Thành Chung rồi tú tài. Kể từ đó, Ung Văn Khiêm bắt đầu dấn than vào sự nghiệp cách
mạng khi tuổi đời còn rất trẻ.

46
Như anh thường tâm sự: Cuộc gặp gỡ với Châu Văn Liêm đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời
của tôi. Cuối năm 1927, cả hai chúng tôi đều được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên Cách
mạng đồng chí Hội do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và sang Quảng Châu học khóa huấn luyện
cán bộ. Lúc đó Ung Văn Khiêm chưa tròn 18 tuổi, đã giác ngộ lý tưởng và chấp nhận dấn
thân vào con đường cách mạng, cứu nước đầy khó khăn, gian nan và hiểm nguy. Ở mỗi vị
trí công tác, Ung Văn Khiêm đều hoàn thành và có để lại dấu ấn của mình đối với công việc
đó. Ông xứng đáng được suy tôn là “người đảng viên Cộng sản đầu tiên và tiêu chuẩn của
tỉnh An Giang”.

Sau khi đã vào tổ chức, Khiêm được tổ chức điều về Cần Thơ, làm Ủy viên Ban Chấp hành
Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Cần Thơ, phụ trách công nhân. Sau khi về
nước (cùng lớp đó về nước có Ngô Gia Tự, Lý Tự Trọng) được chỉ định làm Bí thư Đặc uỷ
miền Hậu Giang, tham gia Xứ uỷ Nam Kỳ khi hợp nhất 3 tổ chức Cộng sản (1928). Tháng
8/1929, đồng chí tham gia thành lập An Nam Cộng sản Đảng và được chỉ định làm Bí thư
Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng toàn miền Hậu Giang gồm 9 tỉnh (1929 - 1930), sau đó
được phân công là ủy viên thường vụ xứ ủy Hậu Giang. Tham gia Đảng Cộng sản Đông
Dương năm 1930. Bị thực dân Pháp bắt và bị tù ở Khám lớn Sài gòn và Côn Đảo (1931-
1936). tại “địa ngục trần gian” này, đồng chí được tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi
các nhà cách mạng nổi tiếng, đặc biệt là bác Tôn Đức Thắng vừa là đồng chí bậc đàn anh,
vừa là đồng hương. Do thắng lợi của Mặt trận bình dân Pháp, giữa tháng 7 năm 1936 một số
chính trị phạm được trả tự do, trong đó có đồng chí Ung Văn Khiêm. Hoạt động công khai,
đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Chợ Mới, Long Xuyên (1936 - 1939), tổ chức Mặt trận
bình dân ở các tỉnh miền Tây Nam bộ (1936-1939). Thực hiện Nghị quyết Trung ương
tháng 3 năm 1937, đồng chí tập trung giúp Xứ ủy chỉ đạo củng cố các đoàn thể cách mạng:
lập Đoàn thanh niên dân chủ Đông dương thay Thanh nhiên cộng sản Đoàn; lập Hội cứu tế
bình dân, lập công hội, nông hội thay Cứu tế đỏ, Công hội đỏ, Nông hội đỏ. Đồng thời, đẩy
mạnh việc thành lập các Hội quần chúng công khai và nửa công khai như: Hội ái hữu, hội
tương tế, hội âm nhạc, Hội thể thao… Tuyên truyền, vận động các tổ chức đó vào Mặt trận
dân chủ.

Trong Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940, ông chém vè tại điền tây ở Cờ Đỏ (Cần Thơ). Sau
Nam Kỳ khởi nghĩa thất bại, thực hiện chỉ thị của Trung ương, đồng chí Ung Văn Khiêm rút
vào hoạt động bí mật, tập trung sức khôi phục tổ chức, tái lập, phục hồi và phát triển các tổ
chức quần chúng, lập Mặt trận Tiền phong và sau đó là Mặt trận Việt Minh ở Nam bộ, mở
đầu một thời kỳ phát triển của lực lượng cách mạng miền Nam. Bị bắt giam tại Long xuyên
(1939-1941). Sau 18 tháng bị giam tại Long Xuyên, Pháp định đưa Ung Văn Khiêm lên
giam ở Tà Lài, lợi dụng sự sơ hở của chúng, Khiêm vượt thoát.; Hoạt động ở miền tây Nam
bộ chuẩn bị cho sự thành lập Xứ ủy Nam kỳ (1944-1945). Tháng 8 năm 1945, ông và Hà

47
Huy Giáp được cử ra Bắc dự Quốc dân Đại hội Tân Trào. Bí thư Xứ uỷ Nam kỳ (08/1945 -
12/1945) thay Ngô Gia Tự bị bắt. Lúc đó, Ung Văn Khiêm vừa tròn 20 tuổi.

Đại biểu Quốc hội Việt Nam khoá I, đơn vị tỉnh Long Xuyên (1946); Uỷ viên nội vụ Uỷ ban
Kháng chiến hành chính Nam bộ. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam; Uỷ viên Trung ương Cục miền Nam (tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam II tháng
02/1951). Bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh Bạc Liêu - Cà Mau
1951-1954. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam (1955). Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng – 1960). Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá I, II,
III. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam từ tháng 2 năm 1961 đến tháng 4 năm 1963. Bộ
trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam (30/4/1963 - 1971). Sau 30 tháng 4 năm 1975, Ung Văn Khiêm
trở về miền Nam, sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh Ông qua đời ngày 20 tháng 3 năm
1991, sau nhiều năm bệnh tật, thọ 81 tuổi.

40 năm hoạt động cách mạng liên tục, dù ở bất cứ cương vị nào, hoàn cảnh nào, đồng chí
Ung Văn Khiêm luôn thể hiện bản lĩnh của người cộng sản, người lãnh đạo kiên trung, năng
động, sáng tạo, kết hợp nhuần nhuyễn lý luận với thực tiễn.

Thuộc lớp học trò đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiếp thu tính quần chúng, tính nhân
dân trong tư tưởng của Người, hiểu sâu sắc sức mạnh “dời non, lấp biển” của dân, đồng chí
trong suốt quá trình lãnh đạo đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc,
đã trực tiếp tham gia Mặt trận dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ung


Văn Khiêm (năm 1961). (Ảnh tư
liệu).

Bài học thứ nhất là tinh thần kiên định, tấm lòng trung kiên đối với sự nghiệp Cách mạng
giải phóng dân tộc của Đảng. Giác ngộ cách mạng rất sớm, khi cách mạng còn trong giai
đoạn cứu nước, con đường cách mạng sẽ rất lâu dài, gian khổ, khó khăn, có thể trải qua tù

48
đày, mất mạng. Song Ung Văn Khiêm vẫn vững tin, kiên định, không lùi bước, kể cả những
năm bị tù đày ở Côn Đảo. Thế hệ của Ông khi lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng
dân tộc là đã chấp nhận mọi hy sinh, không màn danh và lợi hảo huyền. Do vậy về sau này,
Ung Văn Khiêm có gặp những trục trặc, trở ngại trong công việc, bị nghi ngờ, đánh giá sai,
Ông vẫn giữ được tấm lòng kiên trung với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bình tâm chờ
đợi, không hề có thái độ bất mãn. Dù bị đối xử thế nào, Ông vẫn ung dung, “tinh thần yêu
nước, yêu Đảng luôn ở trong anh”.

Bài học thứ hai là tinh thần ham học và ý chí tự học của Ông. Giác ngộ cách mạng rất sớm,
khi còn là học sinh phổ thông, rồi bị đuổi học, không còn cơ hội học tập trường lớp sau khi
có những hành động phản kháng. Lúc đầu, Ung Văn Khiêm đã thể hiện tinh thần ham học
và ý chí tự học bằng cách ở lại Cần Thơ, mượn bài vở của bạn chép lại và hoàn toàn tự học
để thi lấy văn bằng Cao đẳng tiểu học, rồi bằng Tú tài. Song công tác cách mạng không cho
phép Ông tự học tập như vậy. Ung Văn Khiêm phải học tập trong Trường Đời, trong Thực
tiễn hoạt động cách mạng cực kỳ khó khăn, gian khổ và hiểm nguy, học mọi lúc, mọi nơi.
Cũng không có tài liệu nào ghi chép về ý thức và hành động ham học của Ông. Nhưng từ
sau khi Cách mạng tháng 8/1945 thành công, Ông luôn được giao trọng trách trong Bộ máy
chính quyềnỞ mỗi trọng trách đó luôn đòi hỏi người phụ trách phải có trình độ cao hơn
nhiều so với trình độ Ông được học trong nhà trường. Vậy mà Ung Văn Khiêm luôn hoàn
thành tốt trọng trách của mình, và ở mỗi trọng trách ấy, Ông đều để lại dấu ấn sâu đậm về
tài năng, bản lĩnh và trí tuệ của mình. Điều đó chứng tỏ Ung Văn Khiêm phải luôn ham học,
có ý chí tự học mạnh mẽ và một sức học phi thường. Đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao, nơi
mà Ông giữ trọng trách lâu nhất (hơn 8 năm), Bộ Ngoại giao đã đánh giá: Ông “là nhà ngoại
giao xuất sắc”, “Bộ trưởng Ung Văn Khiêm đã có những đóng góp nổi bật vào việc thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ của Ngành trong những năm đầu thập kỷ 1960…”.

Do quá trình đóng góp của mình, ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân
chương như: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất; Huân
chương Hữu nghị Lê-Nin; Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc; Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và
nhiều huân huy chương cao quý khác. Tên của ông được Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh
đặt cho một con đường tại phường 25 quận Bình Thạnh.

Nguyễn Văn Cừ

“ Trong Đảng ta, các đồng chí Trần Phú, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ,
Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác đã vì dân vì Đảng oanh liệt

49
hy sinh và nêu gương chói lọi về đạo đức cách mạng, chí công vô tư cho tất cả chúng ta học
tập ”17 – Hồ Chí Minh.

Xin mượn câu ca ngợi những tấm gương chiến đấu vì lý tưởng tự do cho dân tộc, về đạo
đức cách mạng, chí công vô tư của Bác Hồ dành cho các bậc tiền bối cách mạng để nói về
Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư thứ tư của Đảng Cộng sản Đông Dương (1938-1940), một
nhà lãnh đạo cách mạng xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam. Quãng thời gian ông
hoạt động cách mạng ở Nam Kỳ là một trong những giai đoạn hào hùng nhất của Nguyễn
Văn Cừ.

Nguyễn Văn Cừ sinh năm 1912, tham gia cách mạng năm 1927 trong Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên ở tuổi 15 khi còn là học sinh của Trường Bưởi. Do hoạt động tích cực,
ông bị thực dân Pháp đuổi học. Năm 1929, năm 17 tuổi ông đã trở thành Đảng viên trong
chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Hà Nội.

Khi Đảng ta ra đời, ông được bầu làm Bí thư Đảng khu mỏ Hòn Gai – Uông Bí, nơi có
phong trào công nhân thợ thuyền trực tiếp đối đầu với bọn đế quốc thực dân. Vì thế, bọn
Pháp đã phát hiện ra, cầm tù và đày ông đến “địa ngục trần gian” – Côn Đảo. Năm 1936,
Mặt trận Nhân dân Pháp lên nắm quyền, ông được trả tự do về Hà Nội hoạt động bí mật và
một năm sau, tháng 8-1937, ông được Đảng cử đi Hội nghị Trung ương tại Bà Điểm, Hóc
Môn. Kể từ đây, Nam Bộ là mảnh đất mà ông gắn bó với sự nghiệp cách mạng cho đến khi
hi sinh.

Năm 1938, ông được bầu làm Tổng Bí thư của Đảng ở tuổi 26, là Tổng Bí thư trẻ nhất trong
lịch sử Đảng ta. Cuối tháng 8/1937, tại Hội nghị Trung ương mở rộng ở Sài Gòn, với sự có
mặt của các đồng chí: Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Diểu, Võ Văn Tần,
Nguyễn Thị Minh Khai… tham dự. Tại Hội nghị này, đồng chí Nguyễn Văn Cừ đã tham
luận về “công tác hoạt động quần chúng của Đảng” và đồng chí được Hội nghị thống nhất
bầu vào Ban Chấp hành Trung ương gồm 11 ủy viên. Tại đây, Nguyễn Văn Cừ đưa ra đề
nghị thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương và được Hội nghị nhất trí. Hội nghị đã bầu
Ban Chấp hành Trung ương gồm 11 ủy viên.

Tháng 9/1939, đồng chí trực tiếp triệu tập và chủ trì Hội nghị mở rộng Xứ ủy Bắc Kỳ, phổ
biến tình hình, đồng thời ra quyết định rút ngay một số cán bộ chủ chốt vào hoạt động bí
mật và phân công một số cán bộ Xứ ủy và Thành ủy Hà Nội đi xây dựng căn cứ bí mật của
Đảng.

Cuối năm 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ trở lại Sài Gòn triệu tập và chủ trì Hội nghị
Trung ương lần thứ VI. Tại Hội nghị này, lần đầu tiên tài liệu Chính sách mới do đồng chí
17
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11.

50
soạn thảo đã được lấy làm văn kiện chính thức của Hội nghị. Theo đó, Hội nghị đã quyết
định chuyển toàn bộ hoạt động của Đảng từ hoạt động công khai sang hoạt động bí mật;
chuyển khẩu hiệu “đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ” sang “đấu tranh đánh đổ chế độ thực
dân, giành độc lập dân tộc”; thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Nguyễn Văn Cừ

(Ảnh: Sách “Nguyễn Văn Cừ -


nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng
và cách mạng Việt Nam)

Ngày 17/01/1940, tại ngôi nhà 312, đường Nguyễn Tấn Nghiệm, Sài Gòn, Tổng Bí thư
Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt, đưa về bốt Ca-ti-na (nay là đường Đồng Khởi, thành phố Hồ
Chí Minh). Thực dân Pháp dùng mọi cách tra tấn, dụ dỗ hòng khai thác những bí mật của
Đảng, nhưng tất cả những thủ đoạn bỉ ổi, dã man và hèn hạ của chúng đều thất bại trước ý
chí đanh thép của người cộng sản kiên trung, chúng đành đưa đồng chí về giam tại Khám
Lớn - Sài Gòn.

Ngày 3/9/1940, đồng chí bị Tòa Tiểu hình Sài Gòn kết án 5 năm tù giam, 10 năm quản thúc.
Tiếp đó, Tòa án Binh Sài Gòn lại đưa ra xét xử, kết án 5 năm tù, 20 năm biệt xứ và cấm cố
các quyền dân sự, chính trị. Tiếp đến, Tòa Thượng thẩm Sài Gòn lại đưa ra xét xử, khép án
5 năm tù, 10 năm biệt xứ và mất quyền dân sự, chính trị.

Sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ, Tòa án Binh Sài Gòn lại tiếp tục đưa đồng chí Nguyễn Văn
Cừ ra xét xử lại một lần nữa. Chúng quy cho đồng chí "Là người khởi thảo Nghị quyết
thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế, người chủ trương bạo động đe dọa quyền lợi
của mẫu quốc ở Đông Dương và là người chịu trách nhiệm tinh thần của cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ" và kết án tử hình.

Vào lúc 6 giờ sáng ngày 26/8/1941, thực dân Pháp đã đưa đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng
Bí Thư của Đảng Cộng sản Đông Dương và các đồng chí: Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn
Tần, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Tây, Nguyễn Văn Huân đến trường bắn Ngã Ba
Giồng, thuộc xã Tân Thới Thuận, huyện Hóc Môn và xử bắn trước đông đảo đồng bào.
Trước khi hi sinh, dù bị bịt mắt và trói vào cột nhưng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ,

51
Nguyễn Thị Minh Khai… đã hô vang "Những khẩu hiệu cách mạng" cho đến khi súng nổ,
các đồng chí gục xuống mới thôi.

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ còn là người đi đầu trong việc đề cao tinh thần thẳng thắn đấu
tranh phê bình và tự phê bình nhằm nâng cao sức mạnh của Đảng thể hiện thông qua tác
phẩm "Tự chỉ trích" được viết vào tháng 7 năm 1939.

Tác phẩm "Tự chỉ trích" ra đời cách đây hơn bảy mươi năm, do một người cộng sản Việt
Nam chỉ được học tập lý luận chủ yếu ở trong nhà tù đế quốc soạn thảo, nhưng bằng thực
tiễn hoạt động phong phú của mình, đã khái quát được những vấn đề tư tưởng lý luận hết
sức sâu sắc mang tính thời đại cho đến nay vẫn còn giá trị thời sự.

Tác phẩm "Tự chỉ trích" đã thể hiện sự minh triết trong tư duy chính trị của một nhà lãnh
đạo giàu kinh nghiệm, tài năng xuất sắc, đồng thời thể hiện chất trí tuệ sáng ngời của Đảng
ta trong việc làm giàu thêm kho tàng lý luận học thuyết Mác - Lênin…

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ thuộc thế hệ những người cộng sản đầu tiên thời kỳ đấu tranh
vận động thành lập Đảng ta. Cuộc đời hoạt động cách mạng tuy ngắn ngủi, song Nguyễn
Văn Cừ, một chiến sĩ cộng sản kiên trung, một lãnh tụ tài năng của Đảng, đã hiến dâng trọn
đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Với tất cả những gì mà Tổng Bí thư đóng góp cho cách mạng Việt Nam, xin được kết thúc
bằng câu nói ca ngợi công lao của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ của Đại tướng Võ Nguyên
Giáp: “…thật tự hào cho Đảng ta khi có một Tổng Bí thư rất trẻ mà có tài năng lãnh đạo
xuất sắc – đồng chí Nguyễn Văn Cừ”.

Phan Đăng Lưu

Phan Đăng Lưu là hậu duệ của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi và Thái tổ Mạc Đăng Dung,
quê ở xã Hoa Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Ông sinh ngày 5 tháng 5 năm 1902. Ông là con trai cả của cụ Phan Đăng Dư, một nhà nho
yêu nước, và cụ bà Trần Thị Liễu, con gái cụ cử (cử nhân) Trần Danh Tiêu. Theo nhiều tài
liệu, ông là hậu duệ đời thứ 15 của Mạc Mậu Giang, một hoàng tử nhà Mạc. Sau khi nhà
Mạc đổ, cụ Mạc Mậu Giang đưa con cháu vào Nghệ An lập nghiệp. Một người con là Mạc
Huyền Nhai trở thành thủy tổ của dòng họ Phan Mạc ở Yên Thành, trong đó có dòng họ
Phan Đăng.18

Đồng chí sở hữu “một trí tuệ uyên bác” (Tố Hữu), “là một trí tuệ, là một nhân cách” (Võ
Nguyên Giáp), là “trí thức cách mạng tiêu biểu” (Lê Duẩn), sớm giác ngộ chủ nghĩa cộng
18
Phan Bình Giang, “Nhà thờ họ Phan Mạc”.

52
sản, đã đảm nhận Xứ ủy Trung Kỳ, Ủy viên trung ương, rồi Thượng vụ Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương. Sau khi Nguyễn Văn Cừ bị bắt (17.1.1940) đảm đương công việc
Tổng Bí thư của Đảng. Sau khi đồng chí Võ Văn Tần, ủy viên trung ương cuối cùng bị bắt
(21.04.1940), Phan Đăng Lưu tiếp tục chèo lái con thuyền cách mạng, vượt qua mọi khó
khăn, giành nhiều thắng lợi. Ở Hội nghị VII, Phan Đăng Lưu từ chối nhiệm vụ Quyền Bí
thư, giới thiệu đồng chí Đặng Xuân Khu, lúc bấy giờ là Xứ ủy Bắc Kỳ, để mình nhận đi vào
chỗ “sớm muộn cũng bị địch bắt” (theo lời nói của chính Phan Đăng Lưu).

Phan Đăng Lưu

(Ảnh: Bảo tàng lịch sử quốc gia


Việt Nam)

Cuộc đời hoạt động cách mạng của ông hết sức phong phú và đa dạng. Ông đã từ bỏ đời
làm cán sự kỹ thuật canh nông “vinh than phi gia” dấn than vào cuộc đời hoạt động cách
mạng gian lao và hiểm nguy, đúng 18 năm từ Tân Việt sang Đảng Cộng sản. Ông cũng từng
bị cầm tù 7 năm ở Buôn Mê Thuột. Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ, ông đã vận động và
lãnh đạo cuộc đấu tranh trong và ngoài Viện dân biểu Trung Kỳ và giành nhiều thắng lợi
lớn, Trong phong trào phản đế 1936-1940, ông cũng đã lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu
tranh có kết quả.

Về mặt trí thức, ông là người thuần văn hóa Á Đông, qua 10 năm đèn sách, thông thạo tứ
thư ngũ kinh, “đã đi thi hương cùng với các cụ chống gậy, khi còn để tóc trái đào” (lời của
than mẫu Phan Đăng Lưu). Về sau, ông còn giỏi cả tiếng Trung Quốc, nhờ vậy mà ông giả
làm người Hoa để dễ dàng hoạt động ở Chợ Lớn. Ông cũng rất giỏi văn hóa Âu Mỹ, rất giỏi
tiếng Pháp, Anh thậm chí am tưởng cả tiếng dân tộc Ê Đê. Ông còn giỏi bơi lội, viết chữ
Hán rất đẹp, được bà con Nam Bộ khen là “ông đồ mỹ tự”. 19

19
Theo Nhà văn Sơn Tùng.

53
Về tính tình, ông là người điềm đạm, giản dị, cởi mở, vui vẻ và hài hước, thân thương, có
sức thuyết phục cao đối với mọi tầng lớp, từ tên cướp ở Ninh Hòa – Phú Yên đến các vị đại
than sĩ và thượng lưu trí thức.

Phan Đăng Lưu là một người có trí tuệ, tài năng và đạo đức, phẩm chất hiếm có. Ông đã để
lại cho thế hệ sau một tấm gương sáng ngời và một kho tàng kinh nghiệm quý báu về nhiều
mặt. Cùng với tập thể, ông đã vạch ra đường lối chuyển hướng chiến lược sáng suốt sau khi
Xô Viết Nghệ Tĩnh thất bại và chỉ đạo vận động thực hiện thắng lợi. Tham gia và lợi dụng
các tổ chức công khai của địch để đấu tranh giành quyền lợi cho nhân dân, đấu tranh trong
nhà tù của đế quốc và chuẩn bị bạo lực cách mạng để giành lại đọc lập dân tộc, chuẩn bị cho
giai đoạn tiền cách mạng và cách mạng tháng Tám. Ngoài ra, ông con dùng ngòi bút trong
văn chương và báo chí để đấu tranh cách mạng.

Ông là một nhà lãnh đạo có chức trách và nhiệm vụ cao cấp trong Đảng Cộng sản Đông
Dương bao gồm: Ủy viên Ban Lâm thời Xứ ủy Đảng Cộng sản Đông Dương Trung Kỳ
(8.1936). Tại Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng ở Bà Điểm, Hóc Môn, ông được bầu làm
Ủy viên Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Đông Dương (3.1938).

Sau ngày 17.01.1940, (đồng chí Nguyễn Văn Cừ bị địch bắt), Phan Đăng Lưu là người trực
tiếp phối hợp với Võ Văn Tần giải quyết mọi việc của Đảng, từ điều hành các xứ ủy Bắc,
Trung, Nam đến điều hành các bộ phận văn phòng, tuyên truyền, tổ chức, Mặt trận,…và các
đảng bộ ở Miên và Lào, tìm cách bắt liên lạc với Quốc tế Cộng sản và lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc. Công việc thật nhiều và rất nặng nề. Tuy vậy, dưới sự lãnh đạo, điều hành trực tiếp
của Phan Đăng Lưu, trên cơ sở phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với đồng chí Võ Văn Tần –
Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ với Xứ ủy và Thành ủy Sài Gòn – Chợ Lớn,… đồng chí đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ. 20

Tháng 9-1939, ông được điều động vào Nam Kỳ hoạt động và được Trung ương phân công
phụ trách phong trào cách mạng các tỉnh Nam Kỳ.21

Tháng 11-1939, ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 6 tại Bà Điểm, Hóc Môn và đã
góp phần quan trọng trong việc đề ra đường lối chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng,
tiến tới giai đoạn dân tộc giải phóng.

Từ tháng 4-1940 đến Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành Trung ương, ông trực tiếp lãnh đạo
điều hành hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương (thực hiện vai trò, chức trách của Tổng
Bí thư)

20
Vũ Văn Thuấn (Chủ biên), Phan Đăng Lưu – Tiểu sử, NXB Chín trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.241
21
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Lê Duẩn - Tiểu sử, tr. 110.

54
Tháng 7-1940, Xứ ủy Nam Kỳ họp, đề ra chủ trương khởi nghĩa. Lấy tư cách đại diện Trung
ương đến dự, với phân tích sâu sắc ông đã chỉ rõ những nguyên tắc khởi nghĩa: "Không thể
nhìn một địa phương mà đánh giá tình hình, mà phải nhìn cả nước, nhìn thế giới và mọi mặt
mới có thể đánh giá đúng được; Không thể đùa với khởi nghĩa, không thể đưa quần chúng
đến chỗ hy sinh vô ích; Phải có lệnh của Trung ương mới được thi hành" và ông khuyên Xứ
ủy hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. 22 23 24 25

Tháng 10-1940, ông bí mật từ miền Nam ra Bắc để tiến hành triệu tập và tổ chức Hội nghị
Tái lập Ban Chấp hành Trung ương Đảng và chính thức chuyển cơ quan Trung ương từ
Nam ra Bắc.

Tháng 11-1940, tại Đình Bảng, Bắc Ninh, ông chủ trì Hội nghị Tái lập Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, thường gọi là Hội nghị Trung ương 7. Tại Hội nghị, ông được đề cử làm
Tổng Bí thư, nhưng ông không nhận, vì ông cho rằng mình cần về miền Nam, trong đó Xứ
ủy và nhân dân đang ngóng chờ kết quả chuyến đi và đề phòng ông bị bắt, sẽ gây trở ngại
cho Trung ương mới được củng cố ở miền Bắc. Ngay sau Hội nghị, ông quay trở lại miền
Nam để hoãn khởi nghĩa Nam Kỳ, theo quyết định của Hội nghị Trung ương. Nhưng do có
kẻ chỉ điểm, ông đã bị mật thám Pháp bắt vào đêm 22-11-1940 khi vừa mới đặt chân về Sài
Gòn, chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về việc hoãn khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa
Nam Kỳ đã nổ ra ngày 23-11-1940.

Ngày 3-3-1941, Pháp mở tòa án binh, Phan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình, với
hai điều buộc tội chủ yếu: tham dự một cuộc họp bí mật sau đó lệnh tổng khởi nghĩa trong
toàn quốc đã được phát đi và thảo lời kêu gọi cho quân đội cách mạng. Ngày 26-8-1941,
ông bị xử bắn tại trường bắn Ngã Ba Giồng, Hóc Môn, Gia Định cùng với đồng chí Nguyễn
Văn Cừ. 26

Đối với kẻ thù, trong mọi hoàn cảnh, môi trường nào, Phan Đăng Lưu đều đánh bại âm mưu
của chúng, giành lại thắng lợi cho cách mạng. Đối với cách mạng, trước những khúc quanh,
bước ngoặt của lịch sử, ở những thời điểm nhiều sự kiện, nhiều thái độ đối lập nhau phúc
tạp, lẫn lộn trắng đen, đúng sai,… Ông đã phân biệt đúng sai một cách rạch ròi, sáng suốt và
vô cùng chính xác.

22
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Phan Đăng Lưu - Tiểu sử, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - 2015, trang 256,
257, 258.
23
Trần Giang: Nam Kỳ khởi nghĩa, , tr. 35-36.
24
Lịch sử Đảng bộ ĐCSVN thành phố HCM, t. 1, tr. 131.
25
Hoàng Thanh Đạm: "Phan Đăng Lưu với Nam Kỳ khởi nghĩa", Tạp chí Lịch sử quân sự, Nhà xuất bản Viện Lịch sử
quân sự VN - BQP, số 1&2, 2001, tr. 8.
26
Huyện ủy Hóc Môn: Tư liệu lịch sử cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở quận Hóc Môn, 2001, tr. 56.

55
Xin lấy lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thể hiện niềm cảm phục đối với vị tiền bối
cách mạng Phan Đăng Lưu và cũng là lời khuyên nhủ đến thế hệ trẻ: “Tôi là lớp đàn em,
học trò của Phan Đăng Lưu. Anh Lưu là người cộng sản lỗi lạc, mẫu mực. Cần làm cho mọi
người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết rõ hơn về một con người, một trí tuệ, một nhân
cách đã có những đóng góp lớn cho cách mạng Việt Nam, để phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện
theo gương Bác Hồ và những chiến sĩ cách mạng tiền bối như Phan Đăng Lưu”. 27

Hà Huy Giáp

Hà Huy Giáp sinh năm 1907. tại xã Sơn Thịnh. Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông sớm hoạt động
cách mạng và đã vào Nam đi vô sản hóa theo chủ trương của Đảng những năm 1930. Hà
Huy Giáp nhiều lần đi tù, ra Côn Đảo năm 1933. Nmư 1936 ông được thả về quê nhưng đến
năm 1939 lại bị bắt gia ở căng Trà Kê (Phú Yên). Khi Nhật đảo chính Pháp, ông phá căng
chạy ra, tìm đường vô Sài Gòn tiếp xúc với các đồng chí cũ. Tháng 5 năm 1945, ông và Ung
Văn Khiêm ra Việt Bắc dự Hội nghị Tân Trào.

Hà Huy Giáp

(Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng


sản Việt Nam)

Hà Huy Giáp sinh ra trong đất Hà Tĩnh – nơi có truyền thống yêu nước và là quê hương của
các bậc tiền bối cách mạng Việt Nam. Nhà văn Nguyên Hùng trong cuốn “Nam Bộ - những
nhân vật lịch sử” có kể chi tiết như sau:

“Năm 1931 là năm đen tối của Xứ ủy Nam Kỳ. Cơ quan trước đó đóng ở ngôi nhà số 8,
Nguyễn Tấn Nghiệm (nay là Trần Đình Xu) rồi dời về 131 Hamelin (Lê Thị Hồng Gấm).
Sáng ngày ấy, Ngô Đức Trí tới cơ quan, bất ngờ bị lính kín tại đó phục kích bắt. Hà Huy
Giáp cũng đạp xe tới đó vào đúng giờ hẹn – 11h ngày 1.4.1931. Vừa xuống xe, anh bị hai
tên lính chạy tới bắt. Ông phi tang ngay bài báo viết về kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.
Anh bỏ vô miệng nhai nhưng hai tên mật thám bóp cổ anh móc bài báo ra. Chúng đưa anh
ra đón xe điện trên đường Galliéni (Trần Hưng Đạo) giải về bót. Lên toa xe điện, chúng bắt
27
Vũ Văn Thuấn (Chủ biên), Phan Đăng Lưu – Tiểu sử, NXB Chín trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.313

56
anh nằm dưới sàn xe để chúng đạp chân lên anh. […] Tới trạm Chợ Lớn, chúng lôi anh
Giáp về bót Polo. Hên tên này giao anh cho tên sếp bót Tây là Campana, một tên ác ôn nổi
tiếng tra tấn những người bị bắt chết lên chết xuống. Về sau, anh Giáp mới biết hai người
lính bắt mình tên là Tư Chí, người Bình Định và Nguyễn Văn Tây, quê Bà Rịa. Cuộc tra tấn
bắt đầu vào đầu giờ buổi chiều. Lận mề gà, dùng roi gân bò quất vào long bàn chân. Hai tên
đồ tể Ngọc và Sương lận mề gà lận mề gà tới bốn lần rồi còn cho đi máy bay. Anh Giáp
chết đi sống lại nhưng cố sức không rên la. Anh tập trung tinh thần nhớ bài thơ “La mort du
loup” của Alfred de Vigny (Rên rỉ, kêu la, khóc than đều là khiếp nhược) …”.

Qua mẩu chuyện đó, ta đã thấy tinh thần kiên trung quả cảm, bất chấp tra tấn dã man vẫn
bảo vệ thành quả cách mạng. Đây là bài học cho tất cả các thế hệ chiến sĩ cộng sản học tập
và noi gương theo.

Dương Bạch Mai

Một nhân vật tiếp theo hoạt động cách mạng ở Nam Kỳ tiêu biểu đó là Dương Bạch Mai.
Dương Bạch Mai (1905-1964) quê ở Bà Rịa, từng du học Pháp, tham gia Đảng Việt Nam
Độc lập, rồi vào Đảng Cộng sản Pháp cùng với nhiều sinh viên, trong đó có Nguyễn Văn
Tạo. Năm 1929, ông sang Moscow học Đại học Stalin cùng khóa với các ông Bùi Văn Thủ,
Hà Huy Tập, Trần Ngọc Danh. Năm 1932, ông về nước hoạt động tại Sài Gòn, cộng tác cho
báo La Cloche Fêlée, La Lutte, Mai, Dân Quyền, với các ông Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn An
Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm.

Dương Bạch Mai

(Ảnh: Nam Bộ những nhân vật


lịch sử)

Năm 1936-1937, ông đứng chung Sổ Lao động của báo La Lutte cùng với Phan Văn Hùm,
Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Nguyễn Văn Tạo ứng cử vào Hội đồng thành phố Sài Gòn,
nhân danh Mặt trận Vô sản thống nhất và đắc cử.

57
Sau Đông Dương Đại hội, Pháp khủng bố bắt giam tất cả các chiến sĩ cách mạng, ông bị
cưỡng bức lưu trú tại Cần Thơ. Năm 1939, ông lại bị bắt đày ra Côn Đảo cùng với các ông
Bùi Văn Thủ, Nguyễn Văn Tạo, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Nguyễn An Ninh. Đến năm
1943, ông được thả ra và bị quản thúc tại Tân Uyên, Biên Hòa.

Tháng 8.1945, ta cướp chính quyền, ông được bầu làm Thanh tra Chính trị miền Đông trong
Lâm ủy hành chính Nam Bộ. Năm 1946, ông là thành viên trong phái đoàn Việt Nam sang
Pháp dự Hội nghị Fontainebleau, sau đó cùng ông Trần Ngọc Danh ở Pháp đại diện cho
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nguyễn Văn Tạo

Nguyễn Văn Tạo là một trong số 19 sinh viên bị Chính phủ Pháp đuổi về nước vì đã biểu
tình trước Điện Élysée để phản đối việc chính phủ thuộc địa đã tàn sát dã man nhân dân Yên
Bái và xử tử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học đứng đầu. Mười
chín sinhh viên yêu nước đấy là: Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Giàu, Tạ Thu Thâu, Huỳnh
Văn Phương, Lê Bá Cang, Ngô Quang Huy, Trần Văn Chiêu, Phan Văn Chính, Hồ Văn
Ngà, Phan Văn Đơm, Trần Văn Tư, Đặng Bá Lân, Lê Thiếu Tự, Đặng Văn Phát, Vũ Liên,
Nguyễn Văn Tân, Trịnh Văn Phú, Trương Duy Tam và Nguyễn Văn Đạm.

Nguyễn Văn Tạo

(Ảnh: Nam Bộ những nhân vật


lịch sử)

Nguyễn Văn Tạo quê ở Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An. Ông du học bên Pháp tại Lycée
Mignet, tỉnh Aix en Provence, hoạt động chính trị và gia nhập Đảng Cộng sản Pháp. Về
nước, ông tiếp tục hoạt động tại Sài Gòn trong làn báo Việt và Pháp. Ông làm chủ bút báo
Trung Lập, sau cộng tác với báo La Cloche Felée của ông Nguyễn An Ninh và các báo Dân
Quyền, Mai, La Lutte. Năm 1936, ông tham gia phong trào Đông Dương đại hội, sau đó bị

58
Pháp bắt. Ông cùng các đồng chí tuyệt thực phản đối. Thực dân quản thúc ông tại Cần Thơ.
Dù vậy, ông vẫn viết bài cho báo Đuốc Nhà Nam trên Sài Gòn.

Năm 1937, được trả tự do, ông tham gia nhóm Tranh Đấu ứng cử Hội đồng Thành phố Sài
Gòn cùng với Dương Bạch Mai, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và đắc cử.

Hai năm sau, ông lại ứng cử Hội đồng quản hạt Nam Kỳ cùng với nhóm Tranh Đấu. Nhóm
ông thắng cử nhưng chính quyền thực dân gian lận. Ông và nhóm tranh đấu phản đối tới
Toàn quyền và Quốc hội Pháp. Cuộc tranh đấu được bà con Tân An, Hóc Môn, Mỹ Tho ủng
hộ, đồng thời đòi quyền dân chủ. Pháp nhân đó đàn áp và đày ông ra Côn Đảo từ năm 1940.
Năm 1943, ông được đưa về căng Bà Rá. Ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, anh em tù
nhân đốt trại, quê ai nấy về. Nguyễn Văn Tạo về Sài Gòn hoạt động ráo riết để cướp chính
quyền Sài Gòn nam 1945.

Năm 1946, Nguyễn Văn Tạo ra Trung ương giữ chức Bộ trưởng Bộ Lao động và hoạt động
tích cực tại Hà Nội. Ông mất năm 1970.

Nguyễn Văn Trân

Nguyễn Văn Trân sinh năm 1908 tại Bình Đăng, sang Pháp học năm 1923 lúc ông 15 tuổi.
Ông chuyển sang học nghề khi lên Paris và được Đảng Cộng sản Pháp giới thiệu sang Nga
học trường Stalin (1927-1930).

Về nước Ông phụ trách nhóm Giang hồ Bình Xuyên của thầy nghề võ Nguyễn Văn Mạnh
(Tám Mạnh) đưa nhóm này tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa và Nam Bộ kháng chiến.

Cậu học trò Nguyễn Văn Trân lúc nhỏ rất ham học và nuôi ước mơ sang Pháp du học, cậu
xin mẹ tiền. Mẹ không có đủ tiền, phải xin bà con mỗi người một ít. Sau đó ông lên tàu
Porthos đi Pháp và đến nơi tháng 7.1923 lúc ông 15 tuổi. Nơi đây ông đã thấy được nhiều
người dân nghèo nên đã nhận ra dân Tây cũng nghèo khổ như dân mình.

Năm 1925, ông tham gia Thanh niên Cộng sản Pháp bán báo Humanité, báo Paria. Lần đầu
tiên ông tham gia cuộc biểu tình chống Đốc phủ Vịnh – tay sai than Pháp, sang Tây ký kết
với Pháp để được gia hạn quyền cai trị ơ Việt Nam – là tại Marseille. Do hoạt động tích cực,
ông được kết nạp vô Đảng Cộng sản Pháp và được giới thiệu sang Liên Xô học trường Đại
học Stalin. Chuyến đi phải được bảo đảm bí mật tuyệt đối. Trong buổi lễ đón tiếp phái đoàn
Pháp của Nga, Nguyễn Văn Trân được yêu cầu phát biểu vắn tắt về Việt Nam với Cách
mạng tháng Mười. Ông nhất thời hồi hộp nhưng cũng trấn tỉnh lại và nói (bằng tiếng Việt và
được dịch ra tiếng Nga): “Tôi là người Việt Nam, là dân mất nước, bị áp bức bóc lột. Chúng
tôi được Đảng Cộng sản Pháp cử đến dự Lễ kỷ niệm Cách mạng tháng Mười năm thứ mười.
Tôi thấy vinh dự cho người cộng sản chúng tôi. Chúng tôi rất hoan nghênh Cách mạng

59
tháng Mười. Nhờ Lenin mở đường cho chúng tôi học tập để sau này giải phóng dân tộc
chúng tôi”.

Mùa hè năm 1930, ông được Quốc tế Cộng sản phân công trở về nước công tác. Đi đã bí
mật về càng bí mật hơn. Ông được cấp một vali hai đáy có nhiệm vụ đưa về nước hóa chất
để in tài liệu và 3 ngàn đồng Đông Dương dùng làm quỹ hoạt động cho Đảng. ông hoạt
động bí mật và bị lộ năm 1933. Ông phải chịu cảnh tù đày ở Khám Lớn. Ông bị quản thúc
tại gia nhưng vẫn tiếp tục hoạt động như đi bán dầu cù là với chí sĩ Nguyễn An Ninh từ năm
1933 đến 1936. Trong khi đi bán dầu cù là, ông vẫn đào tạo cán bộ cho Xứ ủy. Ông còn
giúp đỡ về mặt tiền bạc cho anh Nguyễn Văn Tạo khi anh này về nước chưa tạo được chỗ
đứng vững vàng.

Trong nhiều năm, ông là sợi dây liên lạc giữa Trung ương, Xứ ủy với Nguyễn Văn Tạo và
Dương Bạch Mai. Ông chỉ chuyển chị thị bằng miệng chứ không văn bản. Ông được xem là
môi giới giữa công khai và bí mật.

Thành tích lớn nhất của ông đó là nắm được giới Giang hồ Bình Xuyên tham gia Nam Kỳ
khởi nghĩa năm 1945. Vào tháng 8.1940, ông đươc giao phụ trách ngoại giao Sài Gòn – Chợ
Lớn, từ đường Trần Xuân Soạn, dưới dạ cầu Tân Thuận, chạy dài tới đường Phạm Thế
Hiển, tới Cầu Sập đổ vào đường số 5 từ Xóm Củi đi Cần Giuộc. Đúng ngày Nam Kỳ khởi
nghĩa, ông phải đưa dân chúng vũ trang cướp chính quyền trong vùng phụ trách. Không có
vũ khí trong tay, ông phải nhờ tới giang hồ. Đây là một ý nghĩ mới lạ vì kết nạp Đảng,
không ai nhắm vào giới đầu trộm đuôi cướp. Tình thế cấp bách, ông đành làm liều. Ông đi
tiếp xúc với thầy nghề võ Tám Mạnh, thấy Tám Mạnh là người yêu nước, ông đã đề nghị
anh em tạm ngưng đi hát để tập luyện võ nghệ đánh Tây cướp chính quyền. Tám Mạnh ưng
thuận ngay. Sau này, Bình Xuyên cũng tham gia cướp chính quyền 25.08.1945 và lập nên 7
chi đội trong Liên khu Bình Xuyên, đánh Tây rất hăng hái.

Nguyễn Văn Trân


(Ảnh: Nam Bộ những nhân vật
lịch sử)

Về sau, Nguyễn Văn Trân làm liên lạc giữa Trần Văn Giàu và giới trí thức yêu nước như
bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư

60
Phạm Thiều, các sinh viên Hà Nội xếp bút nghiêng về Nam, nhưng công tác chính của ông
vẫn là nắm lại an hem giang hồ Bình Xuyên đã từng hưởng ứng tham gia Nam Kỳ khởi
nghĩa. Ngày ta cướp chính quyền, Nguyễn Văn Trân làm Chủ tịch quận Cần Giuộc. Sau đó
ông lên làm Chủ tịch tỉnh Chợ Lớn, ông giải quyết nhiều vấn đề quan trọng một cách nhẹ
nhàng, êm đẹp. Bộ đội Bình Xuyên của cố Hoạnh đã sung công ghe heo, ghe cá với lý do
nuôi quân. Ông còn xuất công quỹ đền bù thỏa đáng cho các chủ ghe ra về mà không oán
hận cách mạng.

3.3 Nhận xét chung

3.1 Về các phong trào tiêu biểu

Từ ngày thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định cho đến trước năm 1930, nhân dân Nam
Kỳ nổi dậy vũ trang ở khắp nơi đấu tranh chống Pháp, dẫu bị đàn áp dã man, nhưng sĩ khí
yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân lục tỉnh Nam Kỳ vẫn sục sôi, không lúc nào
người dân chịu ngồi yên trước cảnh nước mất nhà tan, đấu tranh bằng hình thức này không
được thì chuyển sang đấu tranh bằng hình thức khác. Nhưng nhìn chung đều nhanh chóng bị
đàn áp do thiếu tính tổ chức, lẻ tẻ, đường lối đấu tranh chưa xác định rõ ràng. Các cuộc khởi
nghĩa này chưa có giai cấp lãnh đạo sáng suốt, chưa có một tổ chức hay một chính đảng
lãnh đạo thực sự cách mạng, chưa có một lý tưởng chính trị làm kim chỉ nam cho mọi hành
động.

Chỉ từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, nhận trách nhiệm lịch sử là dẫn dắt
nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thì cuộc đấu tranh ấy mới đi đến thắng lợi cuối
cùng mà đỉnh cao là sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, quét sạch thực dân
Pháp ra khỏi bờ cõi Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng.

Những phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945 diễn ra với nhiều
hình thức đấu tranh phong phú, chủ yếu dựa vào điều kiện thực tiễn mà đấu tranh. Từ những
cuộc biểu tình, bãi công, bãi khóa, bãi chợ, mít tinh ở những buổi đầu phong trào đấu tranh
1930-1945, đến Nam Kỳ khởi nghĩa – một cuộc khởi nghĩa lớn, là mốc son chói lọi hào
hùng của nhân dân Nam Bộ, rồi dựa vào tình hình thế giới mà thực hiện cuộc vận động dân
chủ ở phong trào dân chủ Đông Dương (1936-1939) và rồi đi đến thắng lợi trong cuộc nổi
dậy giành chính quyền ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ năm 1945. Đảng Cộng sản (Lúc bấy
giờ là Đảng Cộng sản Đông Dương) đóng vai trò to lớn trong việc dẫn dắt, tổ chức để
phong trào cách mạng ở Nam Kỳ từng bước đi đến thắng lợi, dẫu gặp rất nhiều khó khăn.
Những phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cộng sản ở Nam Kỳ đều là những trang sử
hào hùng, vẻ vang, bi tráng và đáng tự hào của nhân dân Nam Bộ thành đống tổ quốc nói
riêng và con người Việt Nam nói chung.

61
3.2 Về các nhân vật tiêu biểu

Các phong trào đấu tranh ở Nam Kỳ giai đoạn 1930 – 1945 sẽ không thực sự thành công
nếu như không có những người chiến sĩ kiên trung với cách mạng, những con người quả
cảm, tận tụy phấn đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc. Họ đã sống, cống hiến và chiến đấu trên
mảnh đất Nam Kỳ - nơi giàu truyền thống đấu tranh buất khuất chống Pháp. Họ là Nguyễn
An Ninh với lý tưởng của nhân dân An Nam, một nhà diễn thuyết tài ba, một tượng đài của
nhân dân Nam Bộ “mạng ấy yểu mà danh ấy thọ”.28 Là cặp vợ chồng cách mạng tài ba Lê
Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai, là người thầy giáo cách mạng Châu Văn Liêm, là
giáo sư Trần Văn Giàu – một trí thức, một nhà cách mạng lỗi lạc của Nam Bộ và cả dân tộc,
là Hà Huy Giáp, Ung Văn Khiêm, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo, Nguyễn Văn Trân,
…Điểm chung của những chiến sĩ cộng sản đó đều kiên cường, bất khuất, chịu đựng nhiều
cực hình, thậm chí cả hy sinh nhưng họ vẫn không chùng bước. Nhiệt huyết cách mạng của
họ vẫn bùng cháy, vẫn là niềm tự hào và tấm gương sáng ngời cho thế hệ sau noi theo.
Mảnh đất Nam Bộ giàu truyền thống đấu tranh kháng Pháp, cũng là nơi bồi dưỡng, rèn
luyện, tập hợp và chiến đấu của các nhân cách cộng sản cao đẹp, một long phấn đấu vì lý
tưởng cao cả. Chính họ đã viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc, của lịch sử đấu
tranh kiên cường và gian lao của Nam Kỳ nói riêng và cả nước nói chung và họ cũng là
những nhân tố quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám về sau. Họ cũng chính là
nguồn cảm hứng, là tấm gương sáng ngời bất diệt, là ngọn lửa cách mạng luôn luôn bùng
cháy trong mỗi con người, mỗi chiến sĩ và chính điều đó đã dẫn dắt dân tộc ta cuối cùng
cũng đã giành thắng lợi, đặc biệt là hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống
Mỹ về sau.

C. KẾT LUẬN

Đề tài “Một số phong trào và nhân vật cộng sản ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-1945” cũng đem
lại một cái nhìn tổng quát về giai đoạn lịch sử 1930-1945 ở vùng đất Nam Kỳ, một giai
đoạn mà Nam Bộ cũng như cả nước trải qua những biến động to lớn. Những năm 1930 là
thời điểm cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nghiêm trọng tác động vào xứ thuộc địa, đây
cũng là năm Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tác động mạnh đến đời sống chính trị, xã hội
và tư tưởng ở Đông Dương và chiều hướng phong trào dân tộc, trong đó có ở Nam Kỳ. Từ
đó nhiều phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng
diễn ra một cách sôi nổi, rộng lớn và quyết liệt, đưa tới Cách mạng tháng Tám ở Nam Kỳ.
Giai đoạn này cũng đã cho thấy nhiều chiến sĩ cộng sản yêu nước, thương dân, chịu nhiều
gian lao phấn đấu vì sự nghiệp dân tộc, được thể hiện một cách cụ thể và chi tiết qua quá
trình hoạt động cách mạng của các nhà cách mạng ấy tại Nam Kỳ. Tất cả những điều trên

28
Nguyên Hùng, Nam Bộ những nhân vật lịch sử, NXB Công an nhân dân, tr.8

62
đều được phản ánh một cách chân thực quan những biến động ở Nam Kỳ giai đoạn 1930-
1945.

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Sách:
1. Nguyên Hùng (2015), Nam Bộ - những nhân vật lịch sử, NXB Công an nhân dân,
TP.HCM.

2. TS Phạm Thị Huệ (2013), Phong trào dân tộc dân chủ ở Nam Kỳ 1930-1945, Nghiên cứu
qua tài liệu lưu trữ (Sách chuyên khảo), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

3. GS – TSKH Phan Đăng Nhật (2018), Phan Đăng Lưu – Thân thế sự nghệp và sưu tập tác
phẩm, NXB Tri Thức, Hà Nội.

4. Nhiều tác giả (2002), Nguyễn Văn Cừ - Nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng và cách mạng
Việt Nam (Hồi ký), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. Đoản Minh Huấn – Nguyễn Ngọc Hà (2017), Vùng đất Nam Bộ - tập V, NXB Chính trị
Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

6. Văn kiện Đảng toàn tập – tập 6, 7 (2000), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Tạ Thị Thuý (2013), Lịch sử Việt Nam – tập 9, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội – Viện Sử
học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

8. GS. Trương Hữu Quýnh – GS. Đinh Xuân Lâm – PGS. Lê Mậu Hãn (2015), Đại cương
lịch sử Việt Nam – toàn tập, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

9. Trần Giang (1996), Nam Kỳ khởi nghĩa: 23 tháng mười một năm 1940, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

63
10. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (1995), Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh – Tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM.

11. Ban chấp hành đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí
Minh (1930-1975), NXB Tổng hợp TPHCM, TPHCM.

12.Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Lịch sử 80 năm Ngành Tuyên giáo của Đảng Cộng
sản Việt Nam (1930-2010), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

13. Hà Minh Hồng (1997), Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, NXB ĐHQG – TPHCM,
TPHCM.

14. Trí thức Nam Bộ (1945-1954), NXB ĐHQG – TPHCM, TPHCM.

15. Trần Văn Giàu: Những năm tháng tôi sống có chất lượng nhất (1940 – 1945), (bản đánh
máy), lưu tại Thư phòng nhà riêng của cố GS. NGND Trần Văn Giàu, số 245/3 Lý Thường
Kiệt, Q.11, TP. Hồ Chí Minh.

16. Trần Thị Hồng Nhung (2018), Đồng chí Lê Hồng Phong – tấm gương cộng sản kiên
cường tại nhà tù Côn Đảo, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nghệ An.

17. Nhiều tác giả (2004), Đoàn TNCS HCM - Nhân vật và Sự kiện, NXB Trẻ, TPHCM.

18. Đinh Văn Liên – Phạm Ngọc Bích (2005), Hỏi đáp về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam,
NXB Trẻ, TPHCM.

19. Nhiều tác gỉả (2017), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bến Tre (1930-2015), NXB Chính trị Quốc
gia-Sự thật, Hà Nội.

20. Nguyễn Thế Anh (2008), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, NXB Văn học, TPHCM.

21. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11.

22. Nguyễn Đình Tư (2016), Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ 1859-1954 -Tập 1,
NXB Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, TPHCM.

23.Trần Bá Đệ (2001), Lịch Sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
Hà Nội.

64
Website:
1. Lê Tiên Long (14/8/2018), “Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh từng là ‘thần tượng’ như
thế nào?”, (ngày truy cập: 19/10/2020), link truy cập: https://zingnews.vn/nha-cach-mang-
nguyen-an-ninh-tung-la-than-tuong-nhu-the-nao-post868474.html

2. TS. Đinh Thu Xuân ( 25-09-2016), Trần Văn Giàu - Nhà cách mạng lỗi lạc, nhà giáo tận
tâm, nhà khoa học uyên bác, một nhân cách lớn ở Nam Bộ, ngày truy cập 28/10/2020, link
truy cập: https://www.thanhuytphcm.vn/tin-tuc/tran-van-giau-nha-cach-mang-loi-lac-nha-
giao-tan-tam-nha-khoa-hoc-uyen-bac-mot-nhan-cach-lon-o-1474805890.

3. Tiểu sử ông Lê Hồng Phong – Ban liên lạc thầy cô và cựu học sinh PKLHP, ngày truy
cập: 26/10/2020), link truy cập: https://petruskylhp.com/banlienlac/tieu-su-ong-le-hong-
phong/#page-content

4. Tạp chí của ban tuyên giáo Trung ương – Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai với sự nghiệp
giải phóng phụ nữ (28/09/2020), ngày truy cập: 26/10/2020, link truy cập:
http://tamduong.vinhphuc.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx?
UrlListProcess=/noidung/tintuc/Lists/ThoiSuTongHop&ListId=83b58dcb-7cc9-4e56-a622-
41d28d359883&SiteId=37596567-bc8d-47de-878d-
a9d5b872324b&ItemID=1326&SiteRootID=14571839-e5c7-4ea7-8431-12176738b741

65

You might also like