You are on page 1of 10

1.1.

Bối cảnh lịch sử


1.1.1. Tình hình thế giới
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản trải qua sự biến đổi, từ giai đoạn tự do cạnh
tranh chuyển dần sang chủ nghĩa đế quốc. Những nước tư bản đế quốc thực hiện một loạt
biện pháp, bao gồm sự bóc lột cường độ cao đối với nhân dân lao động nội trên lãnh thổ
của họ và việc gia tăng các hoạt động xâm lược và áp bức nhân dân các dân tộc thuộc địa.
Chế độ chủ nghĩa đế quốc đã đẩy đời sống của nhân dân lao động trên toàn thế giới vào
tình trạng khốc liệt. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa thực dân trở nên
ngày càng căng thẳng. Tại các nước thuộc địa, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc
bắt đầu nở rộ.
Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga với sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lênin
đã trở thành hiện thực, khởi nguồn cho một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Đây
đã làm sáng tỏ con đường cho các dân tộc bị áp bức, nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng
giai cấp, và giải phóng con người.
Vào tháng 3 năm 1919, việc thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) đã thúc đẩy
mạnh mẽ phong trào cộng sản và công nhân trên toàn cầu. Với Việt Nam, Quốc tế Cộng
sản đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lan truyền chủ nghĩa Mác-Lênin và việc
thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

1.1.2. Tình hình Việt Nam


Đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây, trong đó có đế quốc Pháp, nhen
nhóm âm mưu xâm lược Việt Nam. Âm mưu này được thực hiện thông qua các hình thức
như truyền giáo và khai thông buôn bán. Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Pháp nổ súng tấn
công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc xâm lược Việt Nam. Thực dân Pháp từng bước dập tắt
các phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Đến ngày 6 tháng 6 năm 1884, triều đình nhà
Nguyễn buộc phải ký Hiệp ước Patenôtre, đặt dấu chấm hết cho triều đại phong kiến Việt
Nam và mở ra thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Dưới chế độ thống trị của Pháp, xã hội
Việt Nam đã có nhiều thay đổi, có thể kể đến như:
Về mặt chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị thực dân ở Việt Nam,
tước bỏ quyền lực đối nội và đối ngoại của phong kiến nhà Nguyễn nhằm triệt để loại bỏ
bộ máy cai trị cũ của chết độ phong kiến, phục vụ cho công cuộc áp bức nhân dân Việt
Nam. Năm 1897, Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam. Để phục vụ đắc lực cho
công cuộc khai thác, Pháp thực hiện chính sách “chia để trị”, tìm mọi cách chia cắt đất
nước, chia rẽ dân tộc Việt Nam hòng phân tán lực lượng để dễ bề cai trị. Sau khi thực dân
Pháp lập Liên bang Đông Dương (17/10/1887) và Lào được thêm vào Liên bang Đông
Dương (19/04/1899), Việt Nam thời bấy giờ bị chia thành ba xứ nhập với nước
Campuchia và Lào với ba chế độ cai trị khác nhau, xóa tên nước ta khỏi bản đồ thế giới:
Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, với hệ thống chính quyền độc lập với Trung Kì, đứng đầu là
Thống sứ Bắc kì; Trung Kì là xứ bảo hộ với chính quyền chính trên danh nghĩa là triều
đình vua Nguyễn, đồng thời chịu sự kiểm soát của Khám sứ Trung Kì; Nam Kỳ là
một thuộc địa do thực dân Pháp trực tiếp cai trị về mọi mặt, do một viên thống đốc người
Pháp đứng đầu. Không chỉ thế, thực dân Pháp còn gây chia rẽ và thù hận giữa ba nước
Đông Dương; giữa ba xứ Bắc, Trung, Nam; giữa người Kinh với các dân tộc khác, giữa
các tôn giáo; … triệt để thủ tiêu mội quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong
trào yêu nước của nhân dân ta. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã có những đánh giá và vạch
rõ âm mưu "chia để trị" của thực dân Pháp: "Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay đổi
cái châm ngôn "chia để trị" của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung
một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một
truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá
sự chia cắt ấy, người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng
người An Nam và tạo ra những mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau"1.
Về mặt kinh tế, thực dân Pháp thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, bóc lột tàn
nhẫn nhân dân Việt Nam. Thực dân Pháp không phát triển công nghiệp ở Việt Nam, mà
chỉ mở mang một số ngành khai thác tài nguyên như than đá, thiếc, cao su,... để cung cấp
nguyên liệu cho nền công nghiệp của Pháp. Chính sách độc quyền kinh tế của Pháp đã
biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Pháp và nơi vơ vét tài nguyên, bóc
1
Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia sự thật, Hà Nội, 2021, tập 2, trang 125
lột nhân công rẻ mạt. Bên cạnh đó, thực dân Pháp còn duy trì chế độ phong kiến để giúp
chúng bóc lột địa tô, lợi tức và các hình thức thuế khoá rất nặng nề. Các mâu thuẫn xã hội
ngày càng trở nên sâu sắc, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nhân dân với thực dân Pháp và mâu
thuẫn giữa nhân dân với giai cấp phong kiến địa chủ. Chính sách kinh tế của thực dân
Pháp đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt
Nam bị lệ thuộc vào Pháp, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Về mặt văn hóa, giáo dục, thực dân Pháp thực hiện chính sách hạn chế phát triển
giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng
phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới. Sau đó, do nhu cầu học tập của
con em các quan chức thực dân và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho công việc cai trị,
chính quyền Pháp ở Đông Dương bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hóa,
y tế. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục của Pháp ở Việt Nam vẫn mang nặng tính chất nô
dịch, phục vụ cho lợi ích của thực dân. Chính quyền Pháp triệt để ngăn cấm các văn hóa
tiến bộ thế giới du nhập vào Việt Nam, bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam,
cùng với các hoạt động yêu nước của nhân dân ta. Qua chính sách văn hóa, giáo dục của
thực dân Pháp, có thể thấy rõ được mục tiêu và dã tâm của chúng: Thông qua giáo dục nô
dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng, không có tư tưởng yêu
nước, chống lại ách thống trị của Pháp. Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, “dùng
người Việt trị người Việt”. Thực hiện chính sách “Ngu dân” - kìm hãm nhân dân ta trong
vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà
yêu nước đương thời tiếp tục con đường cứu nước theo lối cũ, thì đồng chí Nguyễn Ái
Quốc đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Gần mười nǎm bôn ba khắp
các châu lục (1911-1920), Người đến những nước thuộc địa và những nước đế quốc như
Anh, Mỹ, Pháp... quan sát, nghiên cứu, suy nghĩ, đã phát hiện một chân lý: chủ nghĩa tư
bản, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ của giai cấp công nhân
với nhân dân lao đồng ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc địa… Những hoạt động
của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tác động sâu sắc, phong trào trào cách mạng Việt Nam
chuyển biến nhanh chóng. Từ đầu 1929 đến đầu 1930, có ba tổ chức cộng sản đã ra đời ở
Việt Nam trên cả ba miền. Tuy nhiên, ba tổ chức cộng sản đã có biểu hiện phân tán về
lực lượng, bài xích lẫn nhau, thiếu thống nhất về tổ chức. Trước tình hình đó, với tinh
thần chủ động, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã kịp thời giải quyết yêu cầu cấp bách của
cách mạng Việt Nam là thành lập một đảng cộng sản. Đến Hội nghị hợp nhất của tổ chức
Cộng sản trong nước, Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng được đề ra với ý nghĩa như
Đại hội để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Ái Quốc,
đại biểu Quốc tế Cộng sản triệu tập và chủ trì, cùng với sự tham dự chính thức của hai đại
biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (06/1929); 02 đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng
(10/1929) và một số đồng chí Việt Nam hoạt động ngoài nước. Hội nghị họp bí mật ở
nhiều địa điểm khác nhau trên bán đảo Cửu Long, từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 7 tháng 2
năm 1930, đã thảo luận quyết định thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và nhất trí thông
qua 07 tài liệu, văn kiện, trong đó có 04 văn bản chính: chính cương vắn tắt của Đảng,
sách lược vắn tắt của Đảng, chương trình tóm tắt của Đảng, điều lệ vắn tắt của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
1.2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đánh dấu sự bắt
đầu cho thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của dân
tộc Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam nhất trí thông qua 7 tài liệu, văn kiện, trong đó
có 4 văn bản: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ
vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam hợp thành nội dung Cương lĩnh chính trị của Đảng.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ đường
lối cách mạng của Đảng là cách mạng vô sản, có tính chất dân tộc dân chủ nhân dân, là
sự nghiệp của toàn thể dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cương lĩnh đã giải quyết một
cách cơ bản vấn đề giai cấp và cách mạng ở Việt Nam, chỉ rõ con đường cách mạng vô
sản là con đường duy nhất dẫn đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng được
những nhu cầu bức thiết của lịch sử. Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã trở thành ngọn cờ
tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể
dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn cho cách mạng Việt Nam.
1.2.1. Chánh cương vắn tắt
Chánh cương vắn tắt của Đảng - bản ngắn gọn với 282 chữ của Cương lĩnh chính trị
đầu tien của Đảng, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua tại cuộc họp
thành lập Đảng vào tháng 2 năm 1930, xác định giai đoạn, mục tiêu và nhiệm vu chính
của cách mạng Việt Nam. Theo đó, cách mạng Việt Nam sẽ trải qua hai giai đoạn: giai
đoạn tư sản dân quyền cách mạng (trong đó, có nhiệm vụ thổ địa cách mạng) và giai đoạn
cách mạng vô sản để đi tới xã hội cộng sản. Chánh cương vắn tắt khẳng định mục tiêu
của cách mạng dân tộc dân chủ là đế quốc và phong kiến, nhưng hai mục tiêu này không
giải quyết đồng thời. Nhiệm vụ chống đế quốc, giải phóng dân tộc phải đặt lên hàng đầu,
còn nhiệm vụ chống phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày sẽ thực hiện từng bước,
nhằm tập trung vào kẻ thù chính là bọn đế quốc xâm lưsợc và bọn phong kiến tay sai.
Nguyên văn của Chánh cương vắn tắt:
“Tư bản bản xứ đã thuộc tư bản Pháp, vì tư bản Pháp hết sức ngǎn trở sức sinh sản
làm cho công nghệ bản xứ không thể mở mang được. Còn về nông nghệ một ngày một
tập trung đã phát sinh ra lắm khủng hoảng, nông dân thất nghiệp nhiều. Vậy tư bản bản
xứ không có thế lực gì ta không nên nói cho họ đi về phe đế quốc được, chỉ bọn đại địa
chủ mới có thế lực và đứng hẳn về phe đế quốc chủ nghĩa nên chủ trương làm tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
A. Về phương diện xã hội thì:
a) Dân chúng được tự do tổ chức.
b) Phổ thông giáo dục theo công nông hoá.
B. Về phương diện chính trị:
a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b) Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
c) Dựng ra chính phủ công nông binh.
d) Tổ chức ra quân đội công nông.
C. Về phương diện kinh tế:
a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái.
b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, v.v.) của tư bản đế
quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho chính phủ công nông binh quản lý.
c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo.
d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo.
e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp.
f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ.”
Chánh cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiệm vụ chủ yếu trước
mắt của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm
cho nước Nam được hoàn toàn độc lập.
Quan điểm này phù hợp với bối cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ vì nền kinh tế
còn nghèo nàn, chênh lệch kinh tế giữa giai cấp địa chủ và nông dân không quá lớn, hai
bên đều có chung kẻ thù là đế quốc. Giai cấp tư sản dân tộc và một bộ phận địa chủ vừa
và nhỏ không phải là giai cấp thống trị, mà có khả năng tham gia phong trào giải phóng
dân tộc. Điều này là do họ cũng là những người Việt Nam chịu nỗi nhục mất nước, và họ
có thể hợp tác với giai cấp công nhân để đấu tranh chống đế quốc.
Chánh cương đã khẳng định phải tiến hành cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản,
và cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền để
giành độc lập dân tộc, thổ địa cách mạng ruộng đất cho dân cày và cách mạng xã hội chủ
nghĩa để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là gắn kết hai giai đoạn cách mạng,
khẳng định con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam, con đường duy nhất
đúng, đáp ứng yêu cầu của xã hội Việt Nam, đúng với quy luật phát triển cách mạng,
đúng với hoàn cảnh thế giới và phù hợp với xu thế của thời đại.
Mục tiêu của cách mạng là xóa bỏ triệt để, tận gốc ách thống trị bóc lột của ngoại
bang, từ đó giải phóng dân tộc, giai cấp, xã hội, đặc biệt là cho hai giai cấp công nhân và
nông dân.
1.2.2. Sách lược vắn tắt
Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam là văn kiện lịch sử quan trọng, được
thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng ngày 3/2/1930. Với đường lối cách mạng đã xác
định trong Chánh cương vắn tắt, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Sách lượn vắn tắt của
Đảng, nguyên văn của Sách lược vắn tắt như sau:
“1. Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận
giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
2. Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào dân cày nghèo
làm thổ địa c.m đánh lại bọn đại địa chủ và phong kiến.
3. Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã)
khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư bản quốc gia.
4. Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, Tân
Việt, v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa
chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản c.m thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ
đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản c.m (Đảng Lập hiến, v.v.) thì phải đánh đổ.
5. Trong khi liên lạc với các giai cấp, phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một
chút lợi ích gì của công nông mà đi vào đường thoả hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu
hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức
dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.”
Sách lược vắn tắt gồm năm điểm, xác định đường lối phát triển, chiến lược, sách
lược của cách mạng Việt Nam được thực hiện bằng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. chống lại mục tiêu chung là đế quốc. Đồng thời
Sách lược vắn tắt nhấn mạnh nguyên tắc hợp tác giai cấp của Đảng, trong khi liên lạc với
các giai cấp, phải thận trọng, không nhượng bộ một chút lợi ích gì của công nông mà đi
vào con đường thoả hiệp. Đảng phải đồng thời tuyên truyền và liên lạc với các dân tộc bị
áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp vô sản Pháp.
Về phương pháp cách mạng: sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để đánh
đổ đế quốc, phong kiến. Việc nêu lên phương pháp cách mạng bạo lực thể hiện sự thấm
nhuần và tiếp thu tư tưởng cách mạng bạo lực và khởi nghĩa vũ trang của chủ nghĩa Mác
- Lênin. Con đường phát triển chỉ có thể là cách mạng chứ không thể là cải lương, thỏa
hiệp.
Về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Cương lĩnh nêu rõ: “ trong khi
tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng thời tuyên truyền và thực
hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp
Pháp”. Đồng thời, Cương lĩnh cũng xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của
cách mạng thế giới. Cách mạng Việt Nam gắn liền với cách mạng thế giới, đề cao vấn đề
đoàn kết quốc tế là sự kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của giai
cấp công nhân, lợi ích dân tộc và lợi ích toàn nhân loại tiến bộ đang đấu tranh để giải
phóng khỏi ách áp bức, bất công trên thế giới.
1.2.3. Chương trình tóm tắt của Đảng
Chương trình tóm tắt của Đảng, do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, cũng gồm năm
điểm, trong đó xác định những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách về xây dựng Đảng; về
tập hợp quần chúng công nông chuẩn bị thổ địa cách mạng và lật đổ bọn địa chủ và
phong kiến; làm cho công nông thoát khỏi ách của tư bản; lôi kéo, tập hợp các tầng lớp
tiểu tư sản, tư sản bậc trung, trí thức và trung nông v.v., đánh đổ bọn phản cách mạng
v.v.; đoàn kết, hợp tác giai cấp nhưng không hy sinh lợi ích của công nông; nêu khẩu
hiệu "Việt Nam tự do"; đoàn kết với vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, nhất là
vô sản Pháp.
Nguyên văn Chương trình tóm tắt của Đảng:
“1. Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công
nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng.
2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ
bọn địa chủ và phong kiến.
3. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản.
4. Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức và trung nông về phía giai cấp vô sản; Đảng tập
hợp hoặc lôi kéo phú nông, tư sản và tư bản bậc trung, đánh đổ các đảng phản cách mạng
như Đảng Lập hiến, v.v..
5. Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyền lợi của giai cấp công nhân và nông dân
cho một giai cấp nào khác. Đảng phổ biến khẩu hiệu “Việt Nam tự do” và đồng thời
Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới nhất là với
quần chúng vô sản Pháp.”
Chương trình tóm tắt của Đảng là văn kiện có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Nó
đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, xác định
đúng đắn các quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam. Cụ thể, chương trình đã xác
định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân trong cách mạng Việt Nam, vai trò của giai
cấp nông dân, mục tiêu của cách mạng là giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Chương trình tóm tắt của Đảng có giá trị thực tiễn sâu sắc vì nó đã được thực hiện
một cách sáng tạo trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của
các cuộc cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể, chương trình đã được thể hiện
trong đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, được nhân dân Việt
Nam đồng tình ủng hộ và thực hiện.
Chương trình đã phản ánh đúng quy luật khách quan của cách mạng Việt Nam, thể
hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chương trình đã tạo cơ sở
cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân Việt Nam
giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thống nhất đất
nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tài liệu tham khảo:
Đại tá, PGS, TS. Bùi Quang Cường (31/08/2015), Đảng Cộng sản Việt Nam đội
tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, truy cập
từ: http://hocvienchinhtribqp.edu.vn/index.php/bai-bao-khoa-hoc/dang-cong-san-viet-
nam-doi-tien-phong-cua-giai-cap-cong-nhan-nhan-dan-lao-dong-va-cua-dan-toc-viet-
nam.html
PGS, TS Vũ Quang Vinh, ThS Phạm Văn Giềng (20/01/2016), Cương lĩnh chính
trị đầu tiên của Đảng - ngọn cờ dẫn lối cho cách mạng Việt Nam, truy cập từ:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nhan-vat-su-kien/item/1261-cuong-linh-chinh-
tri-dau-tien-cua-dang-ngon-co-dan-loi-cho-cach-mang-viet-nam.html
ThS. Lê Na (03/02/2023), Giá trị to lớn của Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của
Đảng, truy cập từ http://truongchinhtrithanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/khoa-hoc-thong-
tin-tu-lieu/bai-viet-chuyen-de/gia-tri-to-lon-cua-cuong-linh-chinh-tri-dau-tien-cua-
dang.html

You might also like