You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM


KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ

CÁI ĐẸP PHI LÝ TRONG


“ƯU QUỐC” CỦA
MISHIMA YUKIO
Môn:
Chuyên đề Văn học Nhật Bản

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022


DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

1 44.01.606.

2 44.01.606.

3 44.01.606.

4 44.01.606.

Nguyễn Huỳnh Thanh


5 44.01.606.124
Nhã

6 Huỳnh Thị Thu Ngân 44.01.606.

Đặng Nguyễn Diễm


7 44.01.606.
Linh

8 Võ Tuyết Nhi 44.01.606.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG ................................................................................ 1

1.1. Tác giả Mishima Yukio và tác phẩm Ưu Quốc ................................................. 1

1.1.1. Tác giả Mishima Yukio .................................................................................. 1

1.1.2. Tác phẩm Ưu Quốc ........................................................................................ 3

1.2. Cái đẹp trong quan niệm chung và cái đẹp phi lý trong Ưu Quốc .................. 5

CHƯƠNG 2 SỰ BIẾN ĐỔI CÁI ĐẸP TỪ HỢP LÝ ĐẾN PHI LÝ ............................. 9

2.1. Tiến trình phi lý hóa cái đẹp gắn liền với cái chết của viên trung úy ............. 9

2.1.1. Trước khi Takeyama tự sát ............................................................................ 9

2.1.2. Khi Takeyama tự sát..................................................................................... 13

2.1.3. Sau khi Takeyama tự sát .............................................................................. 15

2.2. Gía trị của cái đẹp phụ thuộc vào lý tưởng tồn tại ......................................... 16

2.2.1. Cái đẹp hợp lí của sự sống ........................................................................... 16

2.2.2. Cái đẹp phi lý của cái chết ........................................................................... 19

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁI ĐẸP PHI LÝ ........................................................ 23

3.1. Cấu trúc vòng lặp của cái đẹp phi lý ................................................................ 23

3.1.1. Khởi đầu báo hiệu ........................................................................................ 23

3.1.2. Kết thúc kịch tính ......................................................................................... 24

3.2. Cái đẹp phi lý như là sự trình hiện xã hội của Yukio Mishima ..................... 26

TỔNG KẾT ...................................................................................................................... 30

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 32

PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 34


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG

1.1. Tác giả Mishima Yukio và tác phẩm Ưu Quốc


1.1.1. Tác giả Mishima Yukio

Mishima Yukio (1925 – 1970) tên thật là Kimitaka Hiraoka, sinh ra trong một
gia đình có địa vị trong xã hội bấy giờ. Bố ông là một viên chức chính phủ, mẹ ông
là hiệu trưởng của một trường tại Tokyo. Ngay từ nhỏ ông được gửi cho bà nội nuôi
dưỡng. Tuy nhiên bà nội ông là một người khó tính, nóng nảy. Chính vì trưởng thành
trong môi trường giáo dục khắc khe, ít tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa mà ông
dần bạc nhược về thể chất và dần trở nên rụt rè với mọi người. Cha ông là một người
khắt khe và muốn ông nối nghiệp của mình. Tuy nhiên Mishima vẫn có một niềm
đam mê với văn chương, ông đã tự đổi tên mình để theo đuổi con đường viết văn.
Con đường theo đuổi đam mê của ông gặp nhiều khó khăn, bị cha cấm không được
tham gia viết truyện nhưng ông vẫn bí mật viết vào buổi tối. Ban ngày ông sẽ tham
gia vào những buổi diễn thuyết và ban đêm vẫn tiếp tục sự nghiệp văn chương của
mình. Sau khi tốt nghiệp, có một khoảng thời gian làm việc trong chính phủ nhưng
vì kiệt sức nên ông đã xin từ chức và được chấp thuận, từ đó ông đã chính thức bước
trên đường văn chương của mình. Ông thành công và trở thành một trong những nhà
văn đương đại nổi tiếng, và được đánh giá là một trong những tác giả quan trọng
nhất trong nền văn học Nhật Bản thế kỷ 20.

Mishima từng 3 lần được đề cử giải Nobel văn học. Các giải thưởng mà ông đã
đạt được trong quá trình viết văn của mình như:
 Năm 1954 ông đạt giải Shincho của nhà xuất bản Shinchosa với tác phẩm
tiếng sóng.
 Năm 1955 ông đạt giải thưởng Kishida của Shinchosa với tác phẩm kịch.
 Năm 1957 ông đạt giải Yomiuri của báo Yomiuri cho tiểu thuyết kim các tự.

1
 Năm 1961 với tác phẩm hoa cúc 10 ngày ông đã đạt giải vở kịch xuất sắc nhất
do báo Yomuri trao thưởng.
Mishima chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa yêu nước trung quân truyền thống và
tinh thần võ sĩ đạo samurai của Nhật Bản, tuy ông vẫn diện đồ tây và ở nhà kiểu
tây. Những ảnh hưởng này đều được thể hiện một cách rõ nét thông qua các tác phẩm
của ông. Hầu hết các tác phẩm của ông được nhiều người đón nhận và trở thành các
tác phẩm nổi tiếng đến hiện tại. Cái chết của ông là một sự tiếc nuối rất lớn với rất
nhiều người. Năm 1968, ông thành lập Hiệp hội Shield (Tate no Kai - Hội lá chắn)
- một tổ chức bán quân sự tập hợp khoảng 100 thanh niên trai tráng với mục đích
chấn hưng tinh thần võ sĩ đạo Bushido, tán dương chủ nghĩa quốc gia và bảo vệ
Hoàng đế Nhật. Tuy nhiên, không biết vì sao mà Hội lá chắn cũng được quyền tham
gia huấn luyện cùng quân đội Nhật. Vào ngày 25/11/1970, ông cùng những người
bạn bao vây Cục Phòng vệ Nhật Bản ở Tokyo, bắt giam Tướng Kanetoshi Mashita
và xúi giục quân sĩ tiến hành chính biến. Nhưng công cuộc chính biến của ông vấp
phải sự phản đối dữ dội của quân đội, chính điều này đã châm ngòi cho quyết định
tự kết thúc sinh mệnh của mình. Là một người tuân thủ tinh thần võ sĩ đạo, ông quyết
định tự sát theo nghi thức của một võ sĩ đạo chân chính, bằng cách tự mổ bụng moi
gan theo nghi thức seppuku.

Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời, ông đã giao nốt cho nhà xuất bản
những trang viết còn lại của bộ cuốn tiểu thuyết The Sea of Fertility. Trước đó, nhà
văn cũng từng đưa ra gợi ý cho một nhà báo là nên quay lại cảnh ông tự sát. Nhưng
họ cũng không chuẩn bị gì trước để đón nhận sự kiện này. Khoảng 2 giờ trước khi
tiến hành nghi thức tự sát, ông gọi điện cho hai phóng viên và úp mở với họ rằng:
"Có chuyện sắp sửa xảy ra".

Cái chết của ông đã gây nên mất mát quá lớn, một chấn động dữ dội không chỉ
với Nhật Bản mà đặc biệt là đối với người phương Tây. Nhiều học giả phương Tây

2
đã đến Nhật Bản để tìm hiểu ý nghĩa cái chết của ông. Một số người cho rằng đây là
một bức thông điệp chính trị của Mishima, số còn lại cho rằng đây chỉ là một tác
phẩm nghệ thuật cuối cùng của ông theo tinh thần võ sĩ đạo. Mặc dù nảy ra nhiều
luồn ý kiến khác nhau, nhưng cho đến nay, hầu như chưa ai có thể tìm ra được câu
trả lời cho điều này.

1.1.2. Tác phẩm Ưu Quốc

Yukio Mishima để lại cho đời nhiều tác phẩm chứa đầy giá trị con người như

Cấm sắc (禁色), Tiếng sóng (潮騒), Ngôi đền vàng (金閣寺), Lời thú tội của chiếc

mặt nạ (仮面の告白), Khát tình (愛の渇き)…

Tuy nhiên, khi nhắc đến ông người ta lại không quên nhắc đến truyện ngắn
Ưu Quốc (Yukoku), đây là một trong những tác phẩm của ông viết về "Harakiri".
Mishima đã viết rất nhiều về các vụ mổ bụng tự tử, và những cái chết trẻ. Ông thường
nói với bạn bè rằng ông muốn chết trẻ. Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm Nhật Bản
nào mô tả tỉ mỉ về cái chết mổ bụng như tác phẩm này. Việc tự tử của ông không
phải là một bất mãn đối với cuộc đời, hay đó là kết quả của một thảm kịch bất ngờ
nào đó trong đời ông. Bởi cuộc đời của ông vốn dĩ là ao ước của biết bao nhiêu nhà
văn khác, ông có danh tiếng vang xa, có địa vị trong giới, có cuộc sống giàu sang đủ
đầy, có vợ đẹp con khôn, chính vì vậy không lí nào ông lại cảm thấy bất mãn và
muốn tìm đến cái chết sớm đến như vậy. Điều này chỉ có thể lí giải, cái chết của ông
là dự tính đã được ông sửa soạn chi tiết từ trước. Dù đến nay chưa có câu trả lời nào
có thể lí giải được mục đích này của ông, nhưng có một điều hiển nhiên là ông đã bị
ám ảnh từ rất lâu về những cái chết mổ bụng mà ông được biết hoặc được nghe đến
nó, và cũng chính ông đã dùng cả đời để tập dợt cho cái chết của chính mình.

3
Biến cố vào ngày 26 tháng 2 là cuộc đảo chánh năm Chiêu Hòa 11 (1936) do
một nhóm sĩ quan lục quân trẻ tuổi phái bảo hoàng thực hiện, nhằm lật đổ chính phủ
bởi họ cho rằng đây là một chính quyền thối nát, gây nạn đói khổ tràn lan khiến kinh
tế suy sụp trầm trọng để lập một nội các mới. Nhóm sĩ quan gồm phần lớn là các tân
binh đi vây các dinh thự và giết chết năm Bộ trưởng phái dân sự, nhưng lại để Thủ
tướng thoát được. Tuy họ ủng hộ Thiên hoàng, đòi ông ra thân chính, song Thiên
hoàng Chiêu Hòa (Showa hay Hirohito) lại không chấp nhận phiến loạn, quyết dịnh
xuống tay, sát hại các đại thần do chính mình bổ nhiệm nên và ra lệnh cho hải quân
tiêu trừ. Ðiều này đã dấn đến một nghịch cảnh là một số quân nhân phái bảo hoàng
được lệnh nổ súng vào những người cùng chung chí hướng. Sau đó, loạn quân đã
phải quay về doanh trại, và các sĩ quan cầm đầu bị hành quyết ngay giữa Tokyo. Tuy
thất bại kỳ đó, nhưng sau này thế lực quân phiệt ngày một mạnh hơn, họ nắm trọn
chính quyền với tướng Tojo Hideki (Ðông Ðiều Anh Cơ), và nhảy vào đại chiến thứ
hai. Trước sự kiện này, Mishima đã diễn tả lòng khâm phục của mình trước sự trong
sạch không tỳ vết của những người sĩ quan trẻ dám chọn lựa cái chết trong biến cố
ngày 26 tháng 2 năm 1936 vì tình yêu đối với Nhật Hoàng. Tác phẩm Ưu Quốc được
ra đời cũng thông qua sự kiện binh biến này, ngay từ mở đầu, ông đã có nhắc tới
ngày 26 tháng 2, một ngày máu đã đổ trên đất Phù Tang nhưng bản tiếng Pháp không
chú dẫn.

Nhân vật chính trong truyện này là trung úy Shinji Takeyama, khi các bạn
thân nhất của anh tham gia vào cuộc nổi loạn, và rơi vào tình thế bắt buộc là các toán
quân hoàng gia sẽ phải tấn công lẫn nhau. Trung úy Takeyama bất bình bị loại ra
ngoài cuộc đảo chánh vì các bạn của anh không muốn một người mới cưới vợ chưa
được bao lâu đã phải dính dấp vào một hoạt động đầy tính nguy hiểm. Takeyama
đau đớn tột cùng khi đứng trước tình thế “nồi da nấu thịt” này đã không cầm lòng
được mà quyết định tìm đến con đường chết để chứng tỏ rằng bản thân cũng sẵn

4
sàng chết cho Nhật Hoàng không kém bất kì ai. Bằng nghi thức seppuku của một
samurai, anh quyết định mổ bụng tự tử. Tinh thần mạnh mẽ, kiên quyết của anh đã
ảnh hưởng đến người vợ của mình. Reiko hiểu rõ thế nào là vợ của một người quân
nhân, cô không cố gắng ngăn cản quyết định của chồng mà thay vào đó, cô cũng sẵn
sàng để chết cùng chồng. Sau khi chồng chết, cô đã dùng con dao găm tự đâm vào
cổ tự vẫn. Cả hai chết dù chỉ là cặp vợ chồng mới cưới, ra đi trong độ tuổi còn rất
trẻ, rất đẹp và vẫn nồng nàn yêu nhau say đắm, nhưng họ vẫn giữ được lý tưởng
trong niềm tin của chính mình. Shinji Takeyama đã chết một cách rất gọn gàng và
anh dũng. Cái chết được minh chứng thông qua đôi mắt đẹp của người vợ trẻ là niềm
tin, là lòng can đảm đến lạnh lùng của Reiko khi quyết tâm chết cùng chồng. Trước
khi từ giã cõi đời, Takeyama vẫn quyết để lại một câu duy nhất “Quân đội Hoàng
gia muôn năm” trong thư tuyệt mệnh, anh vẫn không quên thể hiện tinh thần thượng
võ mãnh liệt luôn trực trào trong mình.

Ở Ưu Quốc, nó lột tả tột cùng vẻ đẹp của sự sống và cái chết vô cùng mạnh
mẽ. Cái đẹp mà sự mãnh liệt của cả sự sống lẫn cái chết chính là vẻ đẹp được ngưỡng
mộ tôn thờ dù đó là vẻ đẹp nam tính hay nữ tính, là nơi cặp vợ chồng ưu tú trung úy
Takeyama Shinji và người vợ tuyệt sắc giai nhân Reiko thể hiện lòng yêu nước tuyệt
đối đúng theo tinh thần bushido. Hai vẻ đẹp nam tính và nữ tính ấy, trong thời khắc
quyết định của số phận, vẫn tận hiến cho nhau tình yêu mãnh liệt lần cuối cùng.

Ưu Quốc mang lại vô vàn những cảm xúc khiến người đọc cũng cảm thấy
nghẹt thở bởi cái đẹp mang nét bi thương nhưng lại vô cùng mãnh liệt, nơi tình yêu
đôi lứa và tình yêu tổ quốc đều cháy bỏng và hoà hợp tuyệt đối.

1.2. Cái đẹp trong quan niệm chung và cái đẹp phi lý trong Ưu Quốc

Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông của Viện Ngôn Ngữ Học, khái niệm “đẹp”
được định nghĩa như sau: “Có hình thức hoặc phẩm chất mang lại sự hứng thú đặc

5
biệt, làm cho người ta thích nhìn ngắm hoặc kính phục”. Như thế, “cái đẹp” hiểu
theo lẽ thường, hoặc, dựa trên hệ thống tư duy phổ thông được ấn định bởi một tài
liệu ngôn ngữ chính thống có tính đại diện, là cái khiến người ta ưa thích hoặc có
niềm ngưỡng mộ, hay khơi gợi nên trong khách thể những cảm xúc tích cực khi đối
diện với một chủ thể có tính chất “đẹp”. Tuy nhiên, Ưu Quốc của Yukio Mishima,
trước hết lại không gợi lên bất kì sự tích cực nào, bởi chi tiết chính đại diện cho tác
phẩm này trước hết bắt nguồn từ ham muốn và hành động mổ bụng tự sát (Seppuku),
tức toàn bộ quá trình tự hủy hoại bản thân một cách có chủ ý:
“Cuối cùng, khi bụng trung úy đã hoàn toàn bị rạch, lưỡi kiếm hầu như không
còn lún vào trong, đầu nhọn lộ ra, bóng nhẫy mỡ và máu. Nhưng thình lình bị cơn
buồn nôn ào tới, trung úy để thoát tiếng kêu khàn đục. Nôn mửa khiến cơn đau đã
khiếp đảm càng khiếp đảm hơn, và cái bụng cho tới bấy giờ hãy còn khép bất ngờ
phồng lên, vết đứt mở toang và chùm ruột túa ra như thể đến lượt vết thương cũng
thốc tháo. Rõ ràng không ý thức được sự đau đớn của chủ, nó trượt ra dễ dàng rơi
toé giữa hai đùi, gây ấn tượng khó khăn về sức khoẻ lực lưỡng đầy nhựa sống. Ðầu
trung úy gục xuống, vai so lên, mắt mở hé, một dòng nước dãi mỏng thoát ra từ
miệng. Ánh vàng ở gù vai quân phục rực dưới ánh đèn.”
Cái đẹp trong Ưu Quốc, nếu có tồn tại theo nghĩa thông thường, ngay từ đầu
đã bị chất vấn bởi chính giá trị tự thân của nó. Mãnh lực của hành động mổ bụng tự
sát hay tự hủy hoại bản thân, tái định nghĩa yếu tố được cho là tích cực, và vì thế
phải được nhìn nhận trong hệ thống riêng của Ưu Quốc, chống lại các cảm giác quen
thuộc và an toàn được ra hiệu trước đó để có thể tái sản xuất nên một hệ thống ý
nghĩa bao gồm các yếu tố mang giá trị tích cực của riêng nó:
“Những giây phút cuối cùng của đôi lứa trung trinh tiết liệt này đã khiến thánh
thần cũng phải khóc. Nên lưu ý rằng trung úy chỉ mới ba mươi mốt tuổi và vợ hăm
ba; chưa tới nửa năm trôi qua kể từ ngày cưới.”

6
Cái đẹp không hợp chuẩn trong Ưu Quốc, để giải thích cần phải được đặt trong
tương quan đặc thù của nó với văn hóa Nhật Bản mà gần gũi nhất là bản thân Yukio
Mishima. Vượt ngoài bản thân văn bản, ta có thể thấy nhiều sự tương đồng giữa hai
đối tượng này. Ưu Quốc, ngay từ cái tên của nó, là tác phẩm được Mishima sáng tác
dựa trên cảm hứng từ biến cố 26 tháng 2 năm 1936 như đã giải thích ở trên, tức là
một tác phẩm viết về lòng ái quốc. Nhưng ái quốc (hay Patriotism - bản dịch tên
tiếng Anh của tác phẩm Ưu Quốc) là chưa đủ, bởi trong tình ái mộ này còn thiếu ưu
phiền, tức vì yêu nước (ái quốc) mà mới trằn trọc âu lo cho vận mệnh của đất nước.
Trên cơ sở đó, biểu tượng đẹp nhất trong Ưu Quốc, hay hành động cao cả nhất mà
một đối tượng ái quốc đến ưu quốc có thể thực hiện, là hi sinh bản thân họ để “Quyết
tử để tổ quốc quyết sinh”. Tuy nhiên, giá trị của hành động hi sinh tối thượng khi
được tiến hành bởi các đối tượng sở hữu tự do ý chí lại dấy lên trong bản thân nó
những chất vấn về tính mâu thuẫn tự thân không thể chối bỏ, bởi lẽ một phạm trù
tinh thần khi được hữu hình hóa thường không tồn tại một đích đến chung dù ý thức
trừu tượng ban đầu về chúng có vẻ tương đồng.
Ta có thể thấy điều này vào ngày Mishima tiến hành tự sát 10 năm sau khi tác
phẩm Ưu Quốc được xuất bản. Sau khi thực hiện cuộc diễn thuyết kêu gọi sự đồng
cảm, mà về bản chất đó là một phần trong cuộc đảo chính sở chỉ huy khu vực phía
Tây của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Mishima tiến hành nghi lễ Seppuku, cũng
giống như viên trung úy Takeyama trong Ưu Quốc, khi không thể lựa chọn giữa
những người đồng chí của mình và Thiên Hoàng. Phản ứng thô bạo của cả hai, một
hành động phản kháng tất yếu trước cái mà họ cho là sự yếu hèn của Nhật Bản đương
thời, chắc chắn có tính chất ưu quốc. Nhưng điều mâu thuẫn cũng bắt nguồn từ đây,
vì liệu kết quả của chủ nghĩa anh hùng cá nhân bên trên ảnh hưởng thế nào đến vận
mệnh đất nước sau đó, thì không thể nói được, hay trong trường hợp của Mishima,
được miêu tả như là “một thứ chủ nghĩa cánh hữu cực đoan có tính kích động quần
chúng”. Vậy thì ngay từ đầu, hành động cao thượng nhất của lòng ưu quốc, cái đẹp
7
tuyệt đối của sự hi sinh thực chất là một hành động phi lý, bởi lẽ cái chết được định
trước này hoàn toàn không có bất kì một giá trị quyết định nào với sự “quyết sinh”
của tổ quốc, mà vốn đã được người “quyết tử” chủ ý nhận thức ngay từ đầu. Thay
vào đó, cái chết trong sự hi sinh được định trước này là một hành động trình diễn
với ý niệm chờ đợi khán giả đón nhận và diễn giải, trên một sân khấu mở rộng có
tên là xã hội.
Cái chết tái định nghĩa giá trị về cái đẹp trong Ưu Quốc lẫn đời tư Mishima là
một hành động trình diễn. Điều này trùng khớp với tư tưởng của Mishima về ý nghĩa
của cái chết, bởi ông cho rằng “Chúng ta sống ở một thời đại mà không có cái chết
nào là anh hùng”, và “Ngày nay không có lý tưởng nào là cao thượng”. Chính vì
thế, chỉ có thông qua cái chết được ban cho lý tưởng ưu quốc, hoặc, cái chết được
bản thân người nghệ sĩ trình diễn như một hình thái tái sản xuất các giá trị tích cực
của riêng anh ta, cái đẹp phi lý được tái cấu trúc và trở thành hợp lý trong hệ thống
riêng của buổi trình diễn. Vì thế, “cái đẹp phi lý” trong Ưu Quốc, ở trường hợp của
tiểu luận nghiên cứu này, được chúng tôi định nghĩa như sau:
“Cái đẹp phi lý của Ưu Quốc là cái đẹp được xây dựng từ các yếu tố nghịch
dị so với cái đẹp thông thường, có tính chất bi quan, tuy cũng khơi gợi lòng kính
phục và ngưỡng mộ với khách thể quan sát nhưng lại không hiện hữu, bởi hành động
đại diện cho cái đẹp phi lý chỉ có thể được chứng kiến trong một khoảnh khắc duy
nhất, hay buổi trình diễn không tái diễn.”

8
CHƯƠNG 2 SỰ BIẾN ĐỔI CÁI ĐẸP TỪ HỢP LÝ ĐẾN PHI LÝ

2.1. Tiến trình phi lý hóa cái đẹp gắn liền với cái chết của viên trung úy
2.1.1. Trước khi Takeyama tự sát

Đầu tiên ta có thể thấy cái đẹp tình yêu trong hôn nhân của họ nhìn có vẻ
chuẩn mực và hợp lý nhưng đôi khi trong đó cũng chứa nhiều sự phi lí trong vẻ đẹp
hạnh phúc của đôi trẻ. Takeyama Shinji là một trung úy thuộc trung đoàn bộ binh
cận vệ Thiên Hoàng. Bấy giờ anh chỉ mới ba mươi mốt tuổi, ở cái tuổi này anh đã là
một viên trung úy với sự trung thành tuyệt đối với Thiên Hoàng. Và càng hạnh phúc
hơn nữa khi anh đã lấy được một cô vợ xinh đẹp, kiều diễm khiến nhiều người
ngưỡng mộ. Từ đây có thể thấy được hôn nhân của họ rất chuẩn mực, đúng theo
khuôn mẫu của xã hội lúc bây giờ.

Và sự phi lí bắt đầu trong đêm tân hôn, trung úy Shinji không nói những lời
ngọt ngào hay quan tâm vợ mình, mà cái được anh quan tâm và nói đến đó là lí tưởng
của một trung úy, và hỏi vợ mình đã sẵn sàng với cái chết không đoán trước được
của mình chưa: “Hôm đó trước khi đi ngủ, Shinji ngồi trên chiếu, thẳng ngực, cây
kiếm đặt trước mặt, thuyết cho vợ cả một bài huấn thị về đạo đức nhà binh. Ðàn bà
làm vợ quân nhân phải biết rằng chồng mình có thể chết bất cứ lúc nào, và phải
chấp nhận chuyện đó một cách dứt khoát”. Và cả hai như được soi sáng bằng một
luồng ánh sáng chói chang của lí tưởng khi mà Reiko sau khi nghe chồng nói về
“đạo đức nhà binh” thì đã không nói một lời nào mà đặt thanh đao trước mặt giống
hệt chồng mình như một lời ngầm đồng ý và sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ của vợ
một quân nhân “Họ như kết ước với nhau tức khắc trong im lặng, và viên trung úy
không bao giờ còn phải tìm cách thử thách quyết tâm của vợ nữa.”

Có thể thấy, cái đẹp trong hôn nhân của họ không phải là sinh con đẻ cái,
không phải là những chuyến đi chơi, cũng không phải là những kỉ niệm. Mà họ hạnh

9
phúc khi cả hai đều mang trong mình lí tưởng trung thành với Thiên Hoàng. Và hạnh
phúc khi người vợ luôn luôn mang trong mình trạng thái sẵn sàng với cái chết của
chồng mình bất kể lúc nào.

Và sự kiện ngày 26 tháng 2 là sự kiện trọng yếu dẫn đến sự phi lý hóa cái đẹp
gắn liền với cái chết của trung ý Shinji: “Căn nhà Bộ trưởng bộ Tư pháp Saito nằm
cùng trong khu; vậy mà hai người không nghe tiếng súng nổ tảng sáng ngày 26 tháng
2. Chỉ mười phút sau thảm kịch, hồi kèn gọi tập họp trong buổi bình minh ngập tuyết
đã đánh thức viên trung úy. Nhảy vội khỏi giường không một lời, anh mặc quân
phục, dắt thanh kiếm vợ trao rồi vội vã lao ra”. Và hai ngày sau anh trở về trong bộ
dạng hốc hác tiều tụy, mất đi vẻ tươi sáng hàng ngày. Câu đầu tiên anh nói với vợ
mình khi vừa về nhà là nhắc đến những người bạn tham gia trong cuộc binh biến
ngày 26/2 vừa qua: “Anh hoàn toàn không biết gì hết. Họ không thèm rủ anh nhập
bọn. Chắc tại vì anh mới đám cưới. Kano, Homma nữa, và cả Yamaguchi”. Tham
gia cuộc binh biến ấy có những người bạn của anh: Kano, Homma và Yamaguchi.
Và anh rất buồn rằng tại sao họ không bảo mình đi cùng và anh nghĩ có lẽ vì anh
mới cưới vợ nên bạn anh không muốn anh tham gia vào việc nguy hiểm này. Và anh
không thể nào nghe lệnh Thiên Hoàng mà tấn công “bọn phiến loạn”:“Anh không
làm được. Không thể nào làm một việc như vậy”. Khi nghe chồng mình nói như vậy,
anh không thể trái lệnh Thiên Hoàng nhưng cũng không thể nào xuống tay với những
người bạn của mình. Reiko đã hiểu ra chồng mình đang nói về cái chết. Bởi Reiko
biết rằng hơn ai hết chồng mình là một người xem Thiên Hoàng là tối cao, là sự vĩ
đại muôn năm, nên nếu có một ngày anh không nghe lệnh Thiên Hoàng thì cũng là
ngày mà anh tự tìm đến cái chết.

Và rồi trung úy không hề do dự mà quyết định rằng: “Vậy thì… tối nay anh
sẽ mổ bụng”. Sau khi anh nghe vợ nói sẽ chết theo mình thì anh cũng không ngăn
cản và nhất mực nói rằng: “Ðược rồi. Chúng ta sẽ cùng ra đi. Nhưng trước hết anh

10
cần em làm nhân chứng cho sự tự sát của anh cái đã. Em hiểu không?” Cái đẹp phi
líp ở đây có lẽ là anh ta đã quyết định tự sát một cách dứt khoát nhưng lại cần người
vợ của mình làm nhân chứng cho cái chết “cao thượng, lí tưởng” của mình. Trung
úy tự tử lại phải cần sự nhân chứng của vợ mình. Việc làm như vậy là vì sự minh
bạch, thanh cao trong cái chết của mình. Từ đó chúng ta có thể thấy rõ sự phi lý ở
cách làm này của anh, cái chết như một sự trình diễn cần người xem.

Nhưng càng lạ thay là khi người chồng đề nghị vợ mình xem mình tự tử thì
Reiko lại thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết và hai vợ chồng lại bao phủ sự hạnh phúc
mãnh liệt và nghĩ rằng đối phương đã giành sự tin tưởng tuyệt đối cho mình. Có thể
thấy quyết định tự tự của Shinji và quyết định chết theo chồng của Reiko đã được
tác giả hợp thức hóa cái vẻ đẹp hạnh phúc về lí tưởng của cái chết. Từ đây ra thấy
được từ đầu đến cuối Reiko luôn luôn nghe và đi theo lí tưởng của chồng. Reiko
không có ý kiến cá nhân và cô hoàn toàn không thể sống tách biệt với chồng mình.
Cô đã hoàn toàn phụ thuộc vào trung úy Shinji. Như vậy cái đẹp trong hôn nhân này
là cái đẹp phi lí vì từ đầu đến cuối suy cho cùng nó cũng chỉ có mình trung úy Shinji
được lên tiếng, còn vợ thì không. Có thể thấy cái đẹp ta cho là đẹp ngay từ đầu thật
ra là suy nghĩ của trung úy Shinji mà thôi, nó chỉ tồn tại mà không hiện hữu.

Sau quyết định tự tử đó là sự ân ái nồng nhiệt của hai vợ chồng. Trước khi tự
tử, hai vợ chồng đã trần truồng quấn lấy nhau, trao nhau những khát khao, mãnh liệt
lần cuối cùng trước khi tự tử: “Không ai nói lời nào nhưng ý nghĩ đó là lần cuối
cùng khiến tim họ đập mạnh, lồng ngực muốn vỡ tung. Như thể những tiếng “yêu
nhau lần cuối” vô hình đã được viết rõ ràng trên từng phân từng ly thân thể”. Và
trung ý cố gắng ngắm nhìn và nhớ từng đường nét trên gương mặt kiều diễm của vợ
mình. Hai người quấn lấy nhau một cách điên cuồng và ngắm từng đường nét trên
khuôn mặt nhau, cho đến khi trung úy cảm nhận được nước mặt vợ thì cũng là lúc

11
“anh đã sẵn sàng chịu đựng với tất cả can đảm những đau đớn khủng khiếp nhất
của cuộc tự vẫn”.

Sau cùng thì hai vợ chồng cũng dừng cuộc hoan ái lại: “Cuối cùng rồi trung
úy cũng rời Reiko, không phải vì kiệt lực. Một phần không muốn mất sức mà anh
biết là sẽ cần nhiều để hoàn tất việc tự sát”. Tại sao việc tự sát lại mất nhiều sức?
nó chẳng phải là cái chết mà viên trung úy đã sẵn sàng từ trước hay sao? Thật ra họ
sợ mất sức là bởi vì cả 2 phải dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp trước khi chết. Điều này thể
hiện đức tính gọn gàng ngăn nắp, nhưng vẻ đẹp này nó phi lý ở chỗ thường thì con
người ta muốn chết thì cứ thế mà chết thôi, không còn quan tâm sự đời. Nhưng đối
với viên trung úy thì trước khi tự tử thì anh muốn mọi thứ phải ngăn nắp, hoàn hảo.
Và nó mất nhiều sức còn là bởi vì hình thức chọn cách tự tử bằng cách mổ bụng sống
của viên trung úy Shinji.

Đối diện với giờ phút cận kề cái chết, hai vợ chồng không viết thư cho bất cứ
người thân hay bạn bè nào mà lá thư Shinji để lại chỉ vỏn vẹn với nội dung vô cùng
ngắn gọn: “Quân đội Hoàng gia muôn năm. Trung úy Takeyama Shinji.” Có thể
thấy giờ phút này thì lí tưởng về Thiên Hoàng trong Shinji dường như đã bị sụp đổ
đối với trung úy Shinji. Trong thư tuyệt mệnh lúc bấy giờ trung úy chỉ nhắc đến quân
đội Hoàng gia, tức là giờ đây anh muốn gửi gắm lý tưởng của mình đến những người
đồng đội cùng chung lý tưởng.

Và việc cuối cùng trước khi tự tử là viên trung ủy đã trấn an vợ mình: ““Vì
không có người thứ hai kết liễu giúp, anh sẽ phải đâm thật sâu. Chắc chắn sẽ là điều
không dễ chịu đựng, nhưng xin em đừng sợ. Cái chết luôn luôn khó chứng kiến.
Ðừng mất can đảm vì những gì em sắp nhìn thấy. Em rõ chứ?”.”

Và thật kì lạ khi trước khi đâm kiếm vào bụng thì viên trung úy lại có một
niềm phấn khích vô cùng khi nhìn vợ mình “Tất cả mọi khoảnh khắc anh ra đi sẽ

12
được đôi mắt đáng yêu kia theo dõi” và nghĩ rằng: “Những gì anh sắp hoàn tất thuộc
về đời công, cuộc đời quân nhân mà vợ chưa bao giờ chứng kiến. Hành động này
cũng đòi hỏi nhiều ý chí như khi ra trận cần nhiều can đảm; đây là cái chết mà nhân
phẩm và tư cách không kém gì kẻ vong thân trên tuyến đầu trận mạc.”. Anh cảm
thấy việc mình sắp làm tới đây thật vĩ đại và to lớn. Nó giống như những chiến binh
hùng mạnh khi ra trận, và đây sẽ là cái chết mà người người đều sẽ ngưỡng mộ nhân
phẩm của anh. Có thể thấy Takeyama Shinji đã tự hợp thức hóa cái đẹp trong cái
chết của anh và thấy không điều gì tuyệt vời và hợp lý hơn là tự vẫn ngay lúc này.

Cuối cùng để chắc chắn rằng mũi kiếm đủ sắt bén để suôn sẻ trong viên tự tử
của mình thì viên trung úy đã vén đùi lên cứa nhẹ vào da để thử kiếm, và khi cảm
thấy hài lòng với thanh kiếm thì cũng là lúc cái chết sẽ bắt đầu.

Có thể thấy trước khi Takeyama Shinji tự kết liễu, tác giả đã hợp thức hóa vẻ
đẹp phi lí những suy nghĩ về chuẩn mực hôn nhân – bằng cách người vợ luôn luôn
phục tùng và phụ thuộc chồng mình và bằng cách cả hai quyết định cùng nhau tự
vẫn. Và việc Shinji quyết định dứt khoát tự tử vì lí tưởng trung thành không chỉ đối
với thiên hoàng mà còn đối với tình bạn và hành động hoan ái trước khi tự tử và
chuẩn bị mọi việc một cách thật hoàn hảo và suôn sẻ cho cuộc tự vẫn của hai vợ
chồng Shinji. Cái đẹp trong quyết định tự tử của Shinji có thể sẽ khiến người ta có
cái nhìn nể phục nhưng suy cho cùng thì nó cũng chỉ là những giá trị tích cực của
riêng bản thân anh, và tự bản thân anh và vợ anh cảm thấy nó lớn lao và vĩ đại. Và
tác giả Mishima Yukio là người đã hợp thức hóa cái vẻ đẹp phi lí về những suy nghĩ
và hành động trước khi chết của Shinji.

2.1.2. Khi Takeyama tự sát


Rõ ràng là khi tự mình dùng kiếm đâm vào bụng để tự tử, trung uy Shinji đã
thoáng qua sự sợ hãi: “ý chí và lòng can đảm của anh cứng rắn là thế trước khi mổ
bụng, đã xỉu lại chỉ còn bằng độ dày của cọng thép mỏng tênh sợi tóc, anh cảm thấy
13
bất ổn ghê gớm khi ngờ rằng mình vẫn phải men theo và bám víu vào nó một cách
tuyệt vọng”. Lúc đầu quyết định tự tử của trung úy như một cách giải thoát để vừa
không trái lệnh Thiên Hoàng cũng như tránh khỏi sự chỉ trích của mọi người nếu
giết bạn mình theo lệnh Thiên Hoàng. Và cái chết này theo trung úy nghĩ nó sẽ thật
khác biệt và tạo nên giá trị tốt đẹp của bản thân. Nếu như anh không tự sát mà chờ
lệnh Thiên Hoàng đi giết “bọn phiến loạn” mới tự sát thì anh nghĩ cái chết của anh
sẽ không còn giá trị hay danh dự nữa. Nên anh đã quyết định tự sát trước khi lệnh
của Thiên Hoàng ban xuống. Nhưng có lẽ ngay giờ phút kiếm đâm vào bụng anh
nghĩ nó không dễ dàng như mình đã nghĩ, và giờ đây thì ý chí và sự dũng cảm của
anh chỉ còn nhẹ như sợi tóc. Lúc bấy giờ anh đã yếu và mất đi ý thức: “Ðầu trung
úy gục xuống, vai so lên, mắt mở hé, một dòng nước dãi mỏng thoát ra từ miệng”.
Có thể thấy viên trung úy bây giờ đã vô cùng yếu ớt, nên không thể tiếp tục các bước
cuối cùng để hoàn thành việc tự sát. Nên Reiko vợ anh đã mở nút cổ áo để kiếm có
thể đâm vào cổ ông vì Reiko không muốn thấy chồng mình đau đớn nữa: “Ðầu trung
úy gục xuống, vai so lên, mắt mở hé, một dòng nước dãi mỏng thoát ra từ miệng”.
Nhưng cuối cùng trung úy Shinji đã dùng chúc sức lực và ý thức cuối cùng để ngã
người xuống lưỡi kiếm: “Anh bất thần gieo người xuống, lưỡi kiếm xuyên thủng cổ
họng.” Trung úy đã dùng chút sức lực cuối cùng để chết một cái chết danh dự, vì
nếu như vợ anh cố tình giúp anh chết dưới lưỡi kiếm thì đối với anh đó là cái chết sỉ
nhục, ô uế một viên trung úy như anh. Có thể thấy, lúc bấy giờ xã hội vẫn theo chế
độ nam quyền. Một người có tư cách chém đầu anh hoặc giúp anh chết đúng theo
nghi thức tự tử phải là một người đàn ông có chức vị ngang bằng hoặc hơn anh. Nên
ngay từ đầu trung úy đã nói vợ anh chỉ có thể là người chứng kiến. Như vậy đến cuối
cùng, bằng sự quyết tâm trung úy đã hoàn thành cái chết danh dự của mình.

Và lúc bây giờ khi chứng kiến cái chết của chồng mình, Reiko như không còn
cảm nhận nỗi đau chung với chồng của mình mà cô có giác hoàn toàn lạ lẫm: “Reiko

14
thấy chồng mình đang bước qua thế giới khác, nơi mà con người tan biến vào đớn
đau, bị giam hãm trong đau đớn và không bàn tay nào có thể tới gần. Nhưng cô,
Reiko, không cảm thấy chút đớn đau nào.” Và khi chứng kiến cảnh chồng chết cô
như được giải thoát, nhẹ nhõm cho chính mình. Và Reiko cho rằng hôn nhân hạnh
phúc từ đầu đến giờ nó chỉ là sự tồn tại chứ không hiện hữu: “Và bây giờ, khi cơn
đau đớn là hiện thực của đời chồng, thì trong nỗi đau riêng mình Reiko không tìm
thấy bằng chứng nào về hiện hữu của cô cả.”

Như vậy, sự tự tử của trung úy Shinji như một cách để tạo nên giá trị lý tưởng
do anh đặt ra. Họ sống không cho bản thân, luôn luôn đi theo cái ánh nhìn của xã
hội, và họ rất sợ cái sự soi xét từ xã hội. Nếu không chết thì anh buộc phải chọn giữa
việc tuân theo lệnh Thiên Hoàng giết bạn mình và việc chống lại lệnh Thiên Hoàng.
Dù cho chọn cách nào đi nữa thì anh cũng sẽ bị người đời cười chê sỉ nhục. Như vậy
nó không xứng với danh hiệu một viên trung úy như anh. Có thể thấy ngay từ đầu,
cái đẹp về hôn nhân hay cái đẹp về cái chết mà viên trung úy thấy nó là một cái đẹp
phi lí không hiện hữu.

2.1.3. Sau khi Takeyama tự sát


Sau khi trung úy Shinji chết thì Reiko vợ anh đã chậm rãi trang điểm thật xinh
đẹp. Cô trang điểm không phải để cho chồng hay ai ngắm cả, mà cô trang điểm cho
cái chết sắp tới - cô sẽ tự tử theo chồng của mình. Khi quyết định đi đến cái chết gần
kề, cô lại phân vân suy nghĩ giữa việc nên khóa cửa hay không khóa cửa. Và cuối
cùng cô quyết định mở hé cửa vì sợ cái xác của hai vợ chồng sẽ bị thối rửa nếu như
không ai phát hiện ra hai vợ chồng cô đã tự sát. Và Reiko cảm thấy một niềm hạnh
phúc dâng trào cho hành động tự tử sắp sửa diễn ra đây. Vậy tại sao cô lại cảm thấy
hạnh phúc như vậy? Có lẽ vì cô cũng giống như chồng cô, sợ cái nhìn soi xét từ xã
hội. Và cô cũng nghĩ việc chết theo chồng mình là cái đẹp của đạo làm vợ.

15
Có thể thấy, cái chết của hai vợ chồng như một sự trình diễn về sự đẹp đẽ của
cái chết, và Shinji nghĩ việc tự tử đã tạo nên giá trị bản thân họ đang ở một tầng lớp
đẳng cấp và xứng với danh hiệu trung úy của anh. Nhưng sự thật thì cái đẹp trong
cái chết của hai vợ chồng là cái đẹp phi lí. Việc trung úy cho rằng chỉ có tự tử mới
đi đến lý tưởng cao đẹp của anh đối với Thiên Hoàng. Nhưng thực tế, cái đẹp trong
việc anh tự tử là cái đẹp bi quan vì cả hai đều đang sống cho xã hội chứ không phải
đang sống cho bản thân, tuy việc trung uy mổ bụng đó nó làm cho người ta cảm thấy
ngạc nhiên và khâm phục nhưng cuối cùng thì nó vẫn là cái đẹp phi lí không hiện
hữu.

2.2. Gía trị của cái đẹp phụ thuộc vào lý tưởng tồn tại
2.2.1. Cái đẹp hợp lí của sự sống

Định nghĩa về cái đẹp là khái niệm khá quen thuộc, cái đẹp có thể hiểu chính
là cái khiến người ta ưa thích hoặc có niềm ngưỡng mộ, là cái khơi gợi lên trong
khách thể những cảm xúc tích cực. Tuy nhiên, nếu là cái đẹp hợp lý của sự sống và
được đặt vào ngay trong Ưu quốc thì nó sẽ được biểu hiện ra như thế nào, hình thái
ra sao đây cũng là một dấu chấm hỏi lớn trong mỗi độc giả. Khi đọc qua một lượt
nội dung tác phẩm, ta sẽ thấy một chuỗi những điều phi lí được hợp thành, từ đầu
cho đến cuối câu chuyện nếu không tìm hiểu kĩ sẽ rất dễ đánh giá sai lệch về giá trị
của tác phẩm này. Tuy nhiên, cần biết rằng, trong Ưu quốc cũng có những sự hợp
lý, đấy là cái đẹp hợp lý của sự sống.

Đầu tiên, khi nhắc đến giá trị này, có thể thấy ngay từ đêm tân hôn, điều mà
các cặp vợ chồng nào cũng háo hức và chờ mong nó có thể diễn ra nhanh nhất có
thể thì ở hai vợ chồng trẻ lại hoàn toàn khác. Họ sống, và có thể thấy là cặp vợ chồng
này áp tất cả mọi lễ giáo vào trong đời sống của mình. Theo như cách hành động của
nhân vật Shinji, một con người mang trong mình tinh thần quân dân mãnh liệt đã,
đang và luôn chảy mãi trong toàn bộ con người anh. Ba mươi mốt tuổi, cái tuổi đủ
16
trưởng thành để hiểu hết mọi việc và cháy hết mình với mục tiêu đó. Hiếm có người
nào ngay trong đêm tân hôn lại mang kiếm ra đặt trước ngực và thuyết giáo vợ mình
như vậy. Nhìn vào đôi mắt ấy là ngọn lửa của sự kiên quyết, niềm kiêu hãnh, sự tự
hào, ở viên trung úy là sự sẵn sàng cho một tâm thế ra đi trong tương lai vì cái gọi
là mục tiêu cao cả. Đặt vào bối cảnh chung, cương vị riêng thì đấy lại là một sự hợp
lý không thể nào chối cãi.

Đối với vợ của Shinji cũng vậy, cô cũng tuân theo một quy chuẩn có sẵn, làm
mọi việc theo cái chuẩn mực được đặt ra trước đó. Cô cũng đã đặt một thanh đao
trước mặt cùng với chồng. Thanh đao, cái thứ vũ khí mà người phụ nữ chân yếu tay
mềm ít khi động đến nay lại được vợ mình luôn luôn giữ bên người. Đấy là của hồi
môn mà mẹ trao cho cô trước khi cô về nhà chồng. Hành động của cô là một hành
động đầy cương quyết. Đấy chính là một câu trả lời hoàn hảo cho chồng của mình,
chỉ cần nhìn vào mắt nhau và hành động khẳng định tất cả. Và rồi: “Họ như kết ước
với nhau tức khắc trong im lặng, và viên trung úy không bao giờ còn phải tìm cách
thử thách quyết tâm của vợ nữa.” Những điều này đều có thể xem là vẻ đẹp hợp lý
mà ngay cả trong đời sống hiện tại, chúng ta cũng cần học hỏi, noi theo.

Cái đẹp hợp lý của sự sống rốt cuộc là gì, không phải nói đấy cũng chính là
cách xã hội nhìn nhận, đánh giá vấn đề hay sao? Đánh giá ở đây có thể là khen, chê
hay chính sự thương tiếc cho số phận của một đời người. Trong Ưu quốc cũng vậy,
ngay phần mở đầu đã là một sự kiện được nói tới, nhằm thể hiện thái độ xót thương
cho cặp vợ chồng chết trẻ. Điều này như một điều có vẻ hiển nhiên mà chúng ta đã
khá quen thuộc trong văn học, nó dường như đã trở thành một mô-típ mà nhà văn
nào cũng đều mong muốn chạm tới để có thể xây dựng những nét đặc sắc trong tác
phẩm của mình.

17
Một vẻ đẹp mà ai nấy cũng phải ngoái nhìn, trở thành một biểu trưng rõ nét
nhất cho những nam nữ Nhật Bản. Đó là vẻ đẹp của một người đàn ông mạnh mẽ,
kiên cường, gai góc nhưng không kém phần trẻ trung, ngay thẳng. Đấy là cô vợ xinh
đẹp, dịu dàng, thuần khiết. Chỉ có những vẻ đẹp như thế mới làm người ta hết mực
ca ngợi: “Ai thấy hình cưới cũng choá mắt chẳng kém người đã tham dự hôn lễ,
không tiếc lời khen ngợi dáng dấp và sắc đẹp đôi trai trẻ.” Chắc cũng vì những điều
như thế cộng với tinh thần và bức di thư của họ để lại mà ngay từ đầu tác phẩm đã
là những câu văn xót thương đến đau lòng và đấy cũng chính là cái đẹp hợp lý của
sự sống.

Ngoài ra, hai vợ chồng viên mãn trong hôn nhân, nhưng điều này phụ thuộc
vào ai, vào yếu tố nào? Chúng ta có biết được điều đấy và hai vợ chồng có khẳng
định hay không? Ở đây, nhân vật được quan tâm nhất và được nói lên suy nghĩ của
mình rõ nhất là nhân vật người chồng. Trong đời sống hay trong bất kì hoàn cảnh
nào, người nam luôn được đặt trong trung tâm, luôn gánh vác một phần to lớn. Đặc
biệt là trong đời sống gia đình, họ là trụ cột, một trụ cột vững chãi bảo vệ cho gia
đình của mình. Trong ngôi nhà ấy, trung úy Shinji cũng đảm nhận một vai trò to lớn
như vậy. Đặc biệt là đối với cương vị, chức vụ của mình, anh lại có tầm quan trọng
cao lớn hơn. Có thể do đó, anh được tác giả quan tâm và chú trọng nhiều hơn trong
tác phẩm. Bên cạnh, toàn bộ câu chuyện cũng là một cái nhìn nam quyền. Chính vì
vậy, mà người ta lại cảm thấy sự sống của người vợ hoàn toàn đều như phụ thuộc
vào chồng mình. Có thể nói, cô tồn tại nhưng cô không hề hiện hữu. Khi anh bảo
anh sẽ mổ bụng, Reiko đã đồng ý mà không có chút phàn nàn vả lại cô cũng nguyện
cùng theo chân chồng. Cô tôn trọng mọi lời nói và quyết định của chồng, như trong
những chi tiết có nói trước đó, từ việc Shinji bảo không ăn tối và chỉ muốn uống một
chút shake hay một người chưa từng chạm môi vào rượu như cô cũng “ngoan ngoãn”
đón nhận chén rượu từ tay chồng mà không hề né tránh. Hay trong cơn hoan lạc, “Vì

18
trung úy ngừng, Reiko cũng theo gương anh với sự phục tùng thường lệ”… Mỗi một
chi tiết như thế đều cho thấy cô là một người vợ đúng chuẩn mực lúc bấy giờ, mọi
thứ ở cô đều thuộc về chồng, cô sống cho chồng và chết cũng vì chồng. Đấy là một
sự phụ thuộc hoàn toàn như một điều điều tất yếu và hiển nhiên, vì vậy cũng có thể
kết luận, cái đẹp hợp lý của sự sống chính là cơ sở của sự phi lý.

Những cái đẹp hợp lý của sự sống trong tác phẩm Ưu quốc tưởng chừng là
thứ vô cùng khó để mà nhận ra nhưng nếu để tâm một chút, quan sát thật kỹ sẽ thấy
được những vấn đề mà chúng ta muốn tìm kiếm bên trong tác phẩm này.

2.2.2. Cái đẹp phi lý của cái chết

Như trên đã nói: “Cái đẹp phi lí của cái chết chính là cái đẹp được xây dựng
từ các yếu tố nghịch dị so với cái đẹp thông thường, có tính chất bi quan, tuy cũng
khơi gợi lòng kính phục và ngưỡng mộ với khách thể quan sát nhưng lại không hiện
hữu, bởi hành động đại diện cho cái đẹp phi lý chỉ có thể được chứng kiến trong một
khoảnh khắc duy nhất hay buổi trình diễn không tái diễn.” Vậy cái đẹp phi lí của cái
chết

Trong Ưu quốc là đầy rẫy những điều phi lí, nhưng cũng cần phải quan tâm
rằng, đấy phải là cái đẹp phi lí của cái chết. Như đã biết, cả hai vợ chồng trung úy
đều có cuộc hôn nhân yên ấm, họ sống yêu thương, hòa thuận với nhau, được người
xung quanh hết mực ca ngợi. Reiko mỗi ngày đều xem chồng là mặt trời, luôn luôn
tỏa sáng, cô luôn xoay quanh anh để nhận lấy ánh sáng vĩ đại đó. Còn Shinji, điều
anh quan tâm nhất đã đặt ở quân đội, “trung úy chỉ nghĩ đến vợ vào lúc tạm nghỉ tập
huấn.” Cả hai đều sống vì một mục tiêu chung, không vụ lợi hay bất kì điều gì mang
tính riêng lẻ, chính điều này đã giúp họ tách biệt hoàn toàn với xã hội. Lúc này có
thể thấy họ được giải thoát. Mà sự giải thoát của họ ở đây nói đúng hơn chính là sự
dấn thân, sự phản kháng xã hội thông qua cái chết của mình.

19
Biểu hiện rõ nhất là đối với nhân vật trung úy Shinji. Anh chọn cái chết theo
đúng kiểu của một võ sĩ thực thụ của Nhật Bản, đặc biệt là đối với chức vụ trung úy
của mình, nghi thức này càng phải bày bản hơn, không được thiếu sót điều gì. Từ
việc chọn mổ bụng để tự sát: “Ðôi mắt trung úy mở thật to. Dù mệt mỏi cùng cực,
cái nhìn của anh vẫn mạnh mẽ trong sáng, và lần đầu tiên chiếu thẳng vào mắt vợ.
“Vậy thì.... tối nay anh sẽ mổ bụng”.” đến cần người chứng kiến: “Nhưng trước hết
anh cần em làm nhân chứng cho sự tự sát của anh cái đã. Em hiểu không?” Ở nhân
vật vẫn luôn hiểu trách nhiệm, chức vụ của mình: “Ðiều chính yếu đối với trung úy
là, dù gì xảy ra sau này chăng nữa, cái chết của anh phải hoàn toàn đúng nghi thức.
Cần phải có người chứng kiến. Sự kiện chọn vợ là bằng cớ thứ nhất của lòng anh
tin cậy. Biểu hiện thứ hai còn quan trọng hơn, là sau khi đã cam kết với nhau cùng
chết anh không có ý định giết vợ, là anh đã trì hoãn cái chết của vợ cho đến lúc
chính mình không còn sống nữa để kiểm chứng.” Cái chết của anh cũng sẽ là một
làn sóng mới, nó giúp trỗi dậy ở những thế hệ tiếp theo một ý chí, niềm tin và cộng
với đấy là tinh thần quật cường, không chấp nhận đầu hàng cái ác. Anh biết rằng,
nếu mình không tự tử, ngày mai có thể anh sẽ nhận được lệnh phải đi giết những
người bạn của mình. Đó với anh là một sự sỉ nhục. Và hơn cả, nghi thức này chỉ
dành cho những người có đẳng cấp, và chính nhân vật cũng đang khẳng định đẳng
cấp của mình sau đó. Vì vậy, cái chết là điều hợp lý nhất anh làm được.

Còn với Reiko, ngay từ đầu đã nói, cô chính là hình mẫu người vợ chuẩn mực, tất
thảy mọi điều cô đều nghe theo chồng. Ngay chính cái giây phút cô chọn đi theo
chồng và tìm đến cái chết, chính cô cũng đã tìm cho mình sự giải thoát. Giải thoát
chính mình khỏi sự cô độc, sự chứng kiến cái chết của chồng theo đúng ý nguyện
cũng cho thấy cô hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào tinh thần mãnh liệt của Shinji và
cho đến cuối cùng cô vẫn giữ được sự chuẩn mực theo quy tắc của mình. Cái chết
đối với cô rất đỗi bình thường: “Trước mắt cô không có đau khổ cũng chẳng có chết

20
chóc. Chỉ thấy cảnh sắc tự do vô biên mở ra trên chân trời vô tận.” Cô còn chuẩn
bị quà ghi rõ địa chỉ và sắp xếp đồ đạc, tô nhẹ phấn son. Trong cô là sự vô lo, vô tư
tuyệt đối: “Ðể ý thấy Reiko dù bận bịu cũng tìm ra chút thời giờ tô nhẹ phấn son.
Ðôi má bong bóng môi ươn ướt. Không thấy nơi cô dáng vẻ u buồn nào.” Cô rồi sẽ
được giải thoát tuyệt đối. Cô đã chết vẻ vang, đúng chuẩn mực của một người vợ
sẵn sàng hi sinh, tuẫn tiết theo chồng của mình. Đây có thể xem là một sự phi lí khác
của cái chết, chết để song hành, chết để bên cạnh người mình thương.

Từ đây, có thể thấy, chính cái chết của họ đã nói lên tất cả. Họ tìm thấy tự do
và đã vượt ra khỏi cái vòng trói buộc, khẳng định bản thân mình tồn tại một cách có
ý nghĩa. Cái đẹp phi lí của cái chết được biểu hiện qua nhiều khía cạnh, như viên
trung úy đã thấy nó thật kinh khủng, không hề vinh dự như mình nghĩ, nó thật đau
đớn. Phải nhớ rằng, cái chết của anh được làm đúng theo quy trình của một nghi
thức đúng chuẩn, nó cao đẹp theo đúng chất của một võ sĩ samurai cao quý. Thật
quả đúng khi nói con người ta chỉ khi thực sự đối diện với cái chết họ mới thấy đau
đớn cùng cực từ thể xác lẫn tinh thần. Dường như là qua nhiều chi tiết nhỏ như vậy
đã vô tình mang đến nhiều giá trị riêng cũng như tồn tại nhiều ý nghĩa sâu sắc. Tác
giả thực sự đã tạo nên những vẻ đẹp hi hữu mà chỉ có tới khi ta cận kề với cái chết,
ta mới thấy nó mang một giá trị cao đẹp.

Bên cạnh còn rất nhiều cái đẹp phi lí khác như trong những lần hai người hân
hoan nhất, cái chết vẫn luôn hiện ra một cái rõ ràng trong họ. Nếu nói theo một khía
cạnh, những cuộc ái ân của vợ chồng chính là nơi tạo ra những sinh linh, hình hài
mới trên đời. Tuy nhiên, việc người mẹ sinh con lại gắn liền với cửa tử. Mặc khác,
vì đây cũng là lần cuối mà họ làm việc đấy với nhau, cho nên họ sống hết mình, làm
hết mình để người mình yêu hạnh phúc. Họ yêu và cuốn vào nhau từng hồi liên tục,
họ muốn ngắm nhìn nhau và khắc ghi hình ảnh ấy cho đến lúc chết. Đó sẽ là những
khoảnh khắc đẹp nhất trong đời đôi vợ chồng trẻ. Điều này cũng có thể là một trong

21
những lí do mà tình dục với cái chết hay đi song hành với nhau, nó tạo thành một
dấu ấn riêng biệt, tưởng chừng như thô tục, nhạy cảm nhưng lại vô cùng tinh tế, đẹp
đẽ và mang theo đấy là những giá trị sâu sắc phía sau.

22
CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA CÁI ĐẸP PHI LÝ

3.1. Cấu trúc vòng lặp của cái đẹp phi lý


3.1.1. Khởi đầu báo hiệu

Phần Một của tác phẩm Ưu Quốc có lẽ chính là tóm tắt nội dung chính của
câu chuyện phía sau của phần Hai, Ba, Bốn. Mở đầu với vỏn vẹn 4 câu nhưng đã
bao quát trọn nội dung của Ưu Quốc.

Đó là ngày 28 tháng 12 năm 1936, một thảm kịch đã xảy ra tại quận Yotsuya,
vị trung úy trẻ tuổi cùng người vợ vừa cưới chưa được nửa năm đã chết vì một nghĩa
cử cao đẹp mà 2 vợ chồng theo đuổi. Người trung úy vì đứng giữa những người bạn
đã bị dán cho cái danh phản quốc và thiên hoàng cao quý, anh chọn mổ bụng tự sát
để thể hiện lòng trung dũng, yêu nước và cả sự trung thành với bạn bè. Còn cô vợ
trẻ cũng đi theo chồng ngay sau khi làm nhân chứng cho chồng.

Phần mở đầu vốn đã đầy đủ ý chính của câu chuyện với những diễn biến tâm
lý phức tạp của các nhân vật. Tuy vậy đây chỉ là màn báo hiệu cho những diễn biến
chi tiết vừa lôi cuốn, vừa hỗn độn, xen giữa sự lãng mạn và kịch tính, với chút kinh
dị trong cảnh tự sát của 2 nhân vật chính là trung úy Takeyama Shinji và Reiko.

Nguyên nhân dẫn đến bi kịch Ưu Quốc được nhắc từ đầu rằng “các bạn thân
nhất của Takeyama Shinji đã tham gia cuộc nổi loạn, và các toán quân hoàng gia
sẽ phải tấn công nhau”.

Trong đám cưới của viên trung úy và cô vợ trẻ, tác giả Mishima đã miêu tả
một lễ kết hôn tuyệt đẹp giữa đôi trai tài gái sắc có thể xem gần như “hoàn hảo”.
Nhưng phi lý thay, vẻ hoàn hảo ấy lại như ngầm nhắc nhở về bi kịch trong cuộc đời
của họ “Những cuộc hôn phối bề ngoài có vẻ hoàn hảo như vậy lại đã ngầm chứa
điểm gở”. Và quả thật sau kết hôn họ không hề có tuần trăng mật như bao đôi vợ

23
chồng khác, nửa năm sau đó, cả 2 đã đối mặt với bi kịch lớn nhất cuộc đời, chấm
dứt cuộc sống vốn dĩ hạnh phúc nồng nàn.

Đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ này cũng khác hẳn người thường, nếu người
khác tân hôn có lẽ sẽ là một đêm ân ái tuyệt vời, thắt chặt tình vợ chồng thì Shinji
lại làm cái hành động thị uy trước mặt cô vợ trẻ của mình: “Hôm đó trước khi đi ngủ,
Shinji ngồi trên chiếu, thẳng ngực, cây kiếm đặt trước mặt, thuyết cho vợ cả một bài
huấn thị về đạo đức nhà binh”. Ngay đêm đầu tiên của 2 vợ chồng mới cưới, Shinji
lại làm việc đầu tiên là giáo huấn vợ về đạo đức nhà binh, trong không gian chỉ có 2
vợ chồng lại thể hiện sự nghiêm trang, đặt kiếm trước mặt, phải chăng nhầm báo
hiệu về một điềm gở trong tương lai không xa. Đó là ngày anh cũng nghiêm chỉnh,
uy nghi ngồi trước vợ tự sát và sự chung thủy sắt son, sẵn sàng chết theo chồng đã
được Shinji dạy cho vợ từ ngay lúc này. Và có lẽ chính Reiko cũng đã xác định được
việc một ngày nào đó vô định, cô sẽ chết cùng chồng: “Đàn bà làm vợ quân nhân
phải biết rằng chồng mình có thể chết bất cứ lúc nào, và phải chấp nhận chuyện đó
một cách dứt khoát”. Tất cả những hành động sau đó của Reiko đều như báo trước
về một mối họa diệt thân, và cô đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho ngày đó: “Reiko đứng
lên mở ngăn kéo bàn viết lấy ra một vật quý giá nhất trong mấy món hồi môn, thanh
đoản đao mẹ tặng. Trở về chỗ ngồi, cô đặt thanh đao trước mặt không nói tiếng nào,
hệt chồng đã đặt thanh kiếm của anh”. Có lẽ chính thời khắc này tác giả đã ngụ ý
báo hiệu về một cái chết, và cả Shinji và Reiko đều như đã kết ước với nhau sẽ cùng
nhau đồng hành trong mọi sự kiện của cuộc đời, nhất là chết cùng nhau.

3.1.2. Kết thúc kịch tính

Kết thúc câu chuyện là những dự báo, những điềm gở từ đầu truyện trở thành
hiện thực khốc liệt.

24
Đứng trước lựa chọn giữa những người bạn đã kề vai sát cánh và nhiệm vụ
của một binh lính hoàng gia, viên trung úy Shinji đã quyết định chọn cái chết để trọn
vẹn cả 2 con đường. Đối với trung úy Shinji, có lẽ cái chết là điều duy nhất giúp anh
không bất nghĩa với bạn bè, cũng không bất trung với đất nước, nhưng liệu quyết
định đó đã thực sự đúng khi cả nhiệm vụ với đất nước, với hoàng gia đã không thể
hoàn thành, và kể cả những người bạn của mình anh cũng không có cách nào bảo
vệ.

Sau khi quay về nhà và ân ái suốt đêm với vợ, Shinji dõng dạc, dứt khoát bảo
với Reiko rằng: “Nào, chúng ta sửa soạn đi”. Anh tắm rửa sạch sẽ, khoác lên người
bộ quân phục sít sao, viết thư vĩnh biệt rồi hoàn thành cái “nghi thức chết” một cách
trịnh trọng trước sự chứng kiến của Reiko.

“Anh nhắm vào chỗ sâu nhất bụng, phía trái. Tiếng thét lanh lảnh chọc thủng sự
câm lặng căn phòng. [...] Mười lăm phân thép trần dã biến mất trong da thịt và cái
băng vải trắng trong tay co quắp áp trực tiếp lên bụng”.

Trung úy Shinji có lẽ đã đạt được tư tưởng mà anh theo đuổi, thực hiện sự
đồng nhất bất khả thi cùng lúc cả 2 cái chết, đó là chết cô độc trên chiến trường và
chết dưới cái nhìn của người vợ đẹp.

“Bàn tay phải trên kiếm, trung úy bắt đầu rạch từ hông vào bụng. Nhưng lưỡi kiếm
gặp phải chướng ngại vì vướng phải chùm ruột nhằng nhịt đàn hồi cứ đẩy ngược nó
ra, trung úy hiểu anh cần phải dùng cả 2 tay để giữ lưỡi kiếm lún sâu, anh ấn mạch
rạch ngang. Anh dồn hết sức bình sinh vào chỉ bàn tay mặt kéo về phía phải, vết cắt
mở rộng thêm 10 phân nữa”. Tác giả miêu tả cách thức chết của Shinji một cách cụ
thể, chi tiết như đang chứng kiến quá trình ấy, một cái chết được thể hiện hết sức
man rợ, kinh dị nhưng lại khiến người ta cảm thấy nó “đẹp” theo một góc độ nào đó.
Có thể cái đẹp nằm ở sự gan dạ, rắn rỏi của viên trung úy khi chính tay mổ bụng

25
mình. Trong cơn đau quằn quại anh vẫn ý thức được phải dùng 2 tay để ấn mạnh
lưỡi kiếm, vượt qua chướng ngại của đùm ruột.

Cái chết của Shinji là cái chết có ý thức, có sự chuẩn bị tinh thần, dù hành
động có phần man rợn nhưng lại toát lên sự anh hùng, gan dạ của một người quân
nhân: “khắp nơi máu là máu. Trung úy ngập máu đến tận gối và kiệt quệ [...] anh
vẫn giữ lưỡi kiếm mà chùm ruột đẩy ra trong bàn tay phải, mũi kiếm lồ lộ”.

Sau khi đã chứng kiến chồng ra đi một cách man rợ nhưng đầy anh hùng,
Reiko nhẹ nhàng đi chuẩn bị đến lượt mình, cô trang điểm xinh đẹp, ngắm mình
trước gương rồi đi đến cạnh vũng máu của chồng, nâng đầu anh lên bọc vào tay áo,
chùi máu trên môi và đặt nụ hôn lên môi chồng. Cuối cùng Reiko chỉnh mũi dao
găm thật chính xác và ngay ngắn trước cổ họng, ấn mạnh và kéo một đường kết thúc
cuộc đời cạnh chồng mình.

Cái chết của Reiko được tác giả sắp xếp, chuẩn bị thật kỹ, thật đẹp. Cô gái trẻ
khi đứng trước cái chết lại bình thản, điềm nhiên đến lạ. Có lẽ ngay từ đêm tân hôn,
được chồng huấn lý, Reiko đã chuẩn bị tinh thần cho ngày này. Cả 2 vợ chồng được
chết bên nhau, dù cái chết đầy máu me và kinh dị, song lại toát lên vẻ đẹp hiếm thấy,
vẻ đẹp của một quân nhân anh hùng, vẻ đẹp của một người phụ nữ sắt son, gan dạ,
vẻ đẹp của tình yêu nồng nàn, chung thủy và vẻ đẹp của lòng yêu nước mãnh liệt.

3.2. Cái đẹp phi lý như là sự trình hiện xã hội của Yukio Mishima

Trước hết, từ đầu tác phẩm hành động yêu nước được thể hiện là hành động cao
cả nhất, vẻ đẹp tuyệt đối của sự hy sinh quên mình, là một hành động thực sự phi lý.
Vì cái chết được định trước này hoàn toàn không có giá trị gì trong việc đưa ra quyết
định hy sinh vì tổ quốc của người quyết định dấn thân vào con đường quân nhân
thuộc bộ binh cận vệ của Thiên hoàng có thể bỏ mạng bất cứ lúc nào. Con người
nhận thức có ý thức ngay từ đầu cái ý định đó và dạy bảo người vợ của mình trước

26
khi đi ngủ trong đêm tân hôn: “Hôm đó trước khi đi ngủ, Shinji ngồi trên chiếu,
thẳng ngực, cây kiếm đặt trước mặt, thuyết cho vợ cả một bài huấn thị về đạo đức
nhà binh. Ðàn bà làm vợ quân nhân phải biết rằng chồng mình có thể chết bất cứ
lúc nào, và phải chấp nhận chuyện đó một cách dứt khoát. Có thể là ngày mai. Hay
ngày kia. Nhưng thời điểm nào không quan trọng, điều quan trọng là em đã hoàn
toàn vững chí chấp nhận chuyện ấy chưa?”

Cái chết là sự hi sinh đã chuẩn bị trước này và đã được định đoạt từ ngày vào
con đường quân ngũ trở thành một quân nhân với bộ quân phục cận vệ Thiên hoàng
là một hành động trình diện trên sân khấu như một con người đứng trước hàng vạn
những khán giả xem bên dưới bằng việc thảo luận và giải thích. Mười năm sau ngày
ra mắt tác phẩm Ưu quốc, Mishima đã tự sát. Sau một bài phát biểu kêu gọi sự
thương cảm mà bản chất là một cuộc đảo chính. Vào khoảnh khắc ấy, Mishima đã
thực hiện Seppuku như Trung úy Takeyama đã làm khi đối mặt với một quyết định
dẫn đến sự hi sinh là giữa việc không thể tấn công những người bạn của anh và trung
thành với Thiên Hoàng. Phản ứng nổi loạn của tác giả và nhân vật có tính ưu quốc
chính là một hành động cấp bách cần thiết để phản đối những gì họ coi là điểm yếu
của Nhật Bản hiện đại. Vì những người này có thể không biết hậu quả của những
việc làm anh hùng của cá nhân nói trên có ảnh hưởng như thế nào đến vận mệnh của
dân tộc sau này.

Cái chết tái định nghĩa giá trị về cái đẹp trong Ưu Quốc lẫn đời tư Mishima là
một hành động trình diễn. Điều này phù hợp với ý tưởng của Mishima về ý nghĩa
của cái chết, vì ông đã cho rằng mọi người sống trong thời đại mà không có cái chết
nào thể hiện bản tính anh hùng nào cả và không có lý tưởng cao đẹp nào xuất hiện ở
ngày nay. Như vậy, chỉ qua cái chết mới có một lý tưởng ưu quốc nhất định, hay cái
chết do chính người làm nghệ thuật thể hiện như một hình thức tái tạo những giá trị
tích cực, vẻ đẹp phi lý, hệ thống biểu diễn của chính anh ta. Vẻ đẹp phi lý của trong

27
tác phẩm này là các yếu tố phi lý hơn vẻ đẹp bình thường và có tính chất bi quan.
Hành động đó tuy làm cho nhiều người chứng kiến thán phục và kính trọng nhưng
lại không thể hiện được gì ngoài cái nhìn chế nhạo hay sự biểu hiện của sự không
đồng cảm. Và khoảnh khắc ấy hành động chỉ xuất hiện ở một thời điểm nhất định và
không có sự lặp đi lặp lại, cũng như không tái diễn trình hiện xã hội: “Lắng tai trước
thông tin dồn dập trên đài phát thanh, cô nghe xướng tên nhiều bạn đồng ngũ của
chồng trong số sĩ quan nổi dậy. Loại tin tức đó loan báo cái chết. Chăm chú theo
dõi biến cố và khi tình hình ngày càng trở nên không thể đảo ngược, cô lo âu tự hỏi
sao không có sắc lệnh của Hoàng gia can thiệp, để đến nỗi cái mà lúc đầu người ta
xem là phong trào nhằm tái lập danh dự quốc gia lại dần dà biến thành điều ô nhục
bị gọi là phiến loạn.”, “Anh sẽ được giao quyền chỉ huy một đơn vị và nhận lệnh tấn
công họ… Anh không làm được. Không thể nào làm một việc như vậy.” Đôi khi vì
chính sự trình diện không thành công ấy đã dẫn đến sự bất lực không thể làm được
gì trước thời đại bấy giờ mà chỉ còn cách dung sự hi sinh chứng minh cho cái tinh
thần yêu nước.

Theo Yukio Mishima về tính chất tự hủy của con người, hủy diệt một vẻ đẹp
đang ở đỉnh cao là cách duy nhất để giữ sống mãi mãi. Yukio Mishima viết về cái
chết là cái chết xảy ra khi sự sống và cái đẹp vẫn còn trong thời đỉnh cao của vẻ đẹp
và đang nở rộ ở khoảnh khắc đẹp nhất. Mishima không chỉ quan tâm đến cái chết
thể xác. Vì với anh cái chết cũng có thể đến từ bên trong, chết từ những lý tưởng và
đam mê tan vỡ. Giống như tự sát bằng việc mổ bụng, cái chết của trung úy Takeyama
Shinji đôi khi được mô tả là vẻ đẹp cao cả mà bạo lực: “Ðôi mắt trung úy mở thật
to. Dù mệt mỏi cùng cực, cái nhìn của anh vẫn mạnh mẽ trong sáng, và lần đầu tiên
chiếu thẳng vào mắt vợ. “Vậy thì…. tối nay anh sẽ mổ bụng”.”

Ông đã đề cập đến Seppuku, một cuộc mổ xẻ bụng tự sát, tự hủy hoại bản thân
như minh chứng cho tinh thần trung quân ái quốc, đại nghĩa diệt thân và mong muốn

28
thay đổi cục diện đang ngày xấu đi của chế độ Nhật Bản. Theo đó, Ưu quốc thể hiện
được sự lột tả của cái chết đại diện cho tinh thần samurai trước thời cuộc khi đứng
giữa những người bạn thân và Thiên Hoàng. Một cái chết đẹp trong máu và tình,
chết vì lòng tự tôn yêu nước, là một tấn bi kịch đầy ám ảnh: “Những gì anh sắp hoàn
tất thuộc về đời công, cuộc đời quân nhân mà vợ chưa bao giờ chứng kiến. Hành
động này cũng đòi hỏi nhiều ý chí như khi ra trận cần nhiều can đảm; đây là cái
chết mà nhân phẩm và tư cách không kém gì kẻ vong thân trên tuyến đầu trận mạc.
Những gì anh sắp phải biểu hiện, chính là phong cách hành xử của anh nơi chiến
địa.”

Câu chuyện về cái chết của Mishima và cái chết của trung úy Takeyama đều
có điểm chung là họ quan tâm đến đất nước của họ. Để thể hiện lòng yêu nước và
muốn duy trì tình hình ổn định hiện tại, họ có thể có nhiều cách để chọn. Nhưng cả
Mishima và viên trung úy đều nổi dậy chống lại đất nước và không thực sự quan tâm
phần còn lại của con người trong đất nước đang làm gì. Cả hai đều chết vì những
suy nghĩ của riêng mình, hay đúng hơn là một hình thức biểu diễn để khán giả khen
hoặc chê. Trung úy tại nhà riêng đã quyết định tự tử, vợ anh ta phải nhìn anh ấy chết
và Mishima cũng tương tự. Đó là một lý tưởng cao đẹp đã chết ăn sâu vào văn hóa,
nhưng thay vào đó được bảo tồn và thực hiện thì nó trở thành hình thức trình diện
thì thực tế không ai thực hành văn hóa. Nó như là một hình thức biểu diễn được thực
hiện bởi các cơ quan có tổ chức, chẳng hạn như chính phủ và các nhóm văn hóa
khác, để những người biểu diễn giải trí cho cộng đồng.

29
TỔNG KẾT
Dù cuộc đời và sự nghiệp trải qua nhiều biến động và gây nên làn sóng tranh
cãi dữ dội, không chỉ trong nước, thậm chí là ngoài nước nhưng không thể phủ nhận,
Mishima chính là một nhà văn quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong nền
văn học Nhật Bản thế kỷ 20. Là cái tôi khác lạ so với các nhà văn khác, mang trong
mình tinh thần thượng võ chân chính, giữ lại bản sắc vốn có của một dân tộc. Các
tác phẩm của ông luôn là in hằn vào sâu trong tâm trí của các độc giả yêu mến và
những nhà nghiên cứu mãi về sau.

Tác phẩm Ưu Quốc xuất hiện dẫn người đọc tìm đến một văn phong mới lạ
nhưng rất mạnh mẽ, tìm đến một sự mô tả rất phóng khoáng về tình dục, về một tinh
thần thượng võ mãnh liệt, một tình yêu tổ quốc sâu sắc theo truyền thống vốn có của
Nhật Bản. Trong Ưu Quốc, cái đẹp đi đôi cùng cái chết rùng mình, nhưng đối với
Mishima là huy hoàng còn với độc giả là nỗi ám ảnh mãi không quên. Cũng chính
điều này mà độc giả cũng phần nào hiểu được lối tư duy độc đáo của nền văn hóa
mang nhiều nét khác biệt.

Tột cùng vẻ đẹp của sự sống và cái chết cũng là điều được thể hiện mạnh mẽ
trong Ưu Quốc. Cái đẹp mà sự mãnh liệt của cả sự sống lẫn cái chết chính là vẻ đẹp
được ngưỡng mộ tôn thờ dù đó là vẻ đẹp nam tính hay nữ tính. Với Mishima, đàn
ông phải sống sao cho xứng đáng là một trang nam nhi hảo hán, phụ nữ thì phải xinh
đẹp, tài năng, tiết nghĩa, ai ai cũng tận hiến cho lí tưởng từ mọi giác quan, điều này
đã được ông thể hiện rõ nét qua cặp vợ chồng viên trung úy. Hai vẻ đẹp nam tính và
nữ tính ấy, trong thời khắc quyết định số phận của chính mình, họ vẫn không quên
trao cho nhau một tình yêu mãnh liệt cuối cùng. Đây là các chuẩn mực, khuôn mẫu
chung của xã hội. Thông qua cặp vợ chồng viên trung úy, ta thấy trước đó là câu từ
thể hiện sự ngưỡng mộ cuộc sống hôn nhân viên mãn của đôi trẻ, sau là những lời

30
văn xót thương đến đau lòng trước sự ra đi của cả hai, từ đó chúng ta cũng dễ dàng
nhận ra được cái đẹp hợp lí của sự sống đang hiện hữu bên trong.

Cái đẹp hợp lí của sự sống cũng trở thành cơ sở của sự phi lí. Trong Ưu Quốc
đầy rẫy những điều phi lí, nhưng điều cần quan tâm chính là cái đẹp phi lí của cái
chết. Cái đẹp của một tinh thần thượng võ mãnh liệt đã thôi thúc người quân nhân
tìm đến cái chết đã để lại nhiều giá trị vĩ đại, lớn lao đằng sau, tạo nên một lý tưởng
sâu sắc về giá trị của cái đẹp. Cái chết của hai vợ chồng viên trung úy như một sự
trình diễn về một vẻ đẹp lung linh của một cái chết cao cả nhưng thực tế nó chỉ là
một cái đẹp phi lí không hiện hữu.

Có thể thấy câu chuyện đã được phát triển dựa theo mô hình cái đẹp phi lý
hóa, cái chết tái hiện giá trị về cái đẹp trong Ưu Quốc lẫn đời tư của Mishima là một
hành động trình diễn. Mở đầu câu chuyện là sự báo hiệu cho một cái chết sẽ diễn ra
và kết thúc là một bi kịch đau thương tột cùng. Ở cái chết người ta lại thấy được cái
đẹp một cách hết sức phi lí, đó là vẻ đẹp của một người quân nhân dũng cảm và vẻ
đẹp của một người vợ chuẩn mực, ngoài ra còn kể đến chính là vẻ đẹp của tình yêu
nồng nhiệt và tình yêu sâu sắc đối với tổ quốc. Và như vậy, chết không phải là hết,
đó chính là khoảnh khắc bất tử hóa lí tưởng trong sự vận động của chiều dài lịch sử
và ở hiện thực Mishima cũng hoàn toàn thoát khỏi thời gian lịch sử, bằng cách tự
sát nhưng ông vẫn tồn tại và sống mãi với lí tưởng của chính mình.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU SÁCH

Viện Ngôn Ngữ Học (VNNH). (2004). Từ điển tiếng Việt phổ thông. NXB
TP.Hồ Chí Minh.
B. TÀI LIỆU MẠNG

1. Đào Thị Thu Hằng. (2022). Bushido (武士道) - Tinh thần thượng võ trong
truyện ngắn Mishima Yukio. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 10:46.
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/344485/CVv15
7XHV67S012022032.pdf
2. Nguyễn Vạn Lý. (2016). Lòng ái quốc của Yukio Mishima. Truy xuất ngày
04/12/2022 lúc 14:28.
https://isach.info/story.php?story=long_ai_quoc_cua_yukio_mishima__nguy
en_van_ly&chapter=0001
3. Yukio Mishima. (2015). Ưu Quốc 憂国. Truy xuất ngày 04/12/2022 lúc
12:19.
https://gakumonsusume.wordpress.com/2015/12/21/uu-quoc-yukio-mishima/
4. Thomas Garcin. (2015). Representations of death and topoi in Mishima
Yukio’s Yukoku (Patriotism). Death Representations in Literature Forms and
Theories. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 18:26.
https://www.academia.edu/11446551/Representation_of_Death_and_Topoi_
in_Mishima_Yukios_Y%C3%BBkoku_Patriotism_
5. Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
https://www.academia.edu/8574066/Beyond_Performance_Yukio_Mishimas
_theatre_of_death

32
6. Takashi Oka. (1970). Japan Fears Reaction Abroad to Writer's Suicide. The
New York Times on the web. Truy xuất ngày 04/12/2022 lúc 02:56.
https://archive.nytimes.com/www.nytimes.com/books/98/10/25/specials/mis
hima-suicide.html
7. Anime Odysseus. (2017). 三島 由紀夫 - Yukio Mishima on WWII and Death
- Full NHK Interview (1966). Youtube. Truy xuất ngày 04/12/2022 lúc 19:25.
https://www.youtube.com/watch?v=hLGMm6c_BCA
8. アルス. (2019). Yûkoku / Patriotism (1966) (Full Film HQ / ENG subs).
Youtube. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
https://www.youtube.com/watch?v=80cCp4oM4io
9. Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
10.Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
11.Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
12.Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
13.Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.
14.Yuji Sone. (2010). Beyond Performance: Yukio Mishima's theatre of death.
Performance Research, Vol. 15, No. 1. Truy xuất ngày 03/12/2022 lúc 19:34.

33
PHỤ LỤC
1. Takashi Oka, Japan Fears Reaction Abroad to Writer's Suicide:
“Tokyo, Nov. 25--The reaction of leading Japanese officials today to the
spectacular suicide of the famed novelist Yukio Mishima reflected concern that the
incident would focus international attention on the possibility of a revival of
militarism and right-wing nationalism in Japan.
2. Thomas Garcin, 2015, Representations of death and topoi in Mishima
Yukio’s Yukoku (Patriotism), trang 229:
“...Mishima based this story on a news item that happened just after the
attempted coup. On February 28th, 1938, Lieutenant Aoshima Kenkichi of the
Imperial Guards Division’s Transport Corps, a friend to the rebel officers who did
not take part in the mutiny, disemboweled himself at his Setagaya home with his
young wife.”
3. Takashi Oka, 1970, Japan Fears Reaction Abroad to Writer's Suicide:
“Tokyo, Nov. 25--The reaction of leading Japanese officials today to the
spectacular suicide of the famed novelist Yukio Mishima reflected concern that the
incident would focus international attention on the possibility of a revival of
militarism and right-wing nationalism in Japan.
Mr. Mishima, with four right-wing followers, seized control of the office of the
commanding general in a main military headquarters here, delivered an emotional
10-minute speech from a balcony to a group of about 1,000 servicemen and then
committed hara-kiri in a re-enactment of the traditional samurai ritual suicide.
The 45-year-old writer, in his harangue to the soldiers, attacked what he called the
"spinelessness" of Japan's post-World War II Constitution, which forbids war, and
criticized the weakness of the Self-Defense Forces. He and his comrades wore the

34
brown uniforms of the Shield Society, the private right-wing army that Mr. Mishima
organized two years ago.
The events at the Eastern Headquarters of the Ground Self-Defense Forces, near
downtown Tokyo, caused shock throughout the nation. "I can only think he went out
of his mind," said Premier Eisaku Sato.
"If he had given thought to revising the Constitution, there must have been some
other method," the Premier said. "It is difficult to understand why he resorted to such
an act of violence."
The Defense Agency issued instructions to all servicemen not to be influenced by
the incident. Kakuei Tanaka, secretary general of the governing Liberal-Democratic
party, declared: "We must avoid a repetition of such events at all costs, in order to
prevent the collapse of democracy."
High Government officials and newsmen voiced concern that the old stereotype
view abroad of a strange and barbaric Japanese society would be reinforced by the
wide publicity given Mr. Mishima's suicide, particularly the distribution of a graphic
photograph showing the severed heads of the writer and a youthful comrade who
also committed hara-kiri.”

35

You might also like