You are on page 1of 93

Khoa Ngữ văn

Nhóm 6
NHỮNG ĐÓNG GÓP NỔI BẬT
CỦA TÁC GIẢ HỒ ANH THÁI
ĐỐI VỚI VĂN HỌC QUỐC NGỮ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

GVHD: Giảng viên Phạm Thị Thùy Trang


1
CÁC PHẦN CẦN TÌM HIỂU
TRONG ĐỀ TÀI

KHÁI QUÁT CHUNG


NHỮNG ĐÓNG GÓP NỔI BẬT
VỀ NỘI DUNG
NHỮNG ĐÓNG GÓP CÁCH TÂN
VỀ NGHỆ THUẬT

KẾT LUẬN
2
Phần 1: Khái quát chung
1.1. Tiến trình văn học quốc ngữ Việt Nam
từ sau năm 1986
Giai đoạn từ năm 1986 đến đầu những năm 90 đã
phát triển mạnh khuynh hướng nhận thức lại hiện
thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh
thần nhân bản.

Chiến tranh cũng được cảm nhận thấm thía về


những tác động của nó đến cuộc đời và số phận thời
hậu chiến của những con người đã trải qua cuộc
chiến.
3
Phần 1: Khái quát chung
1.1. Tiến trình văn học quốc ngữ Việt Nam
từ sau năm 1986

Con người tự nhiên và những chiều sâu bí ẩn của


tâm linh, tiềm thức, vô thức, vốn là một phần
không thể thiếu được của đời sống con người,
nhưng trước đây do nhiều nguyên nhân mà nó
thường bị văn học xem nhẹ, bỏ qua. Nhưng sau đó,
nhiều nhà văn hứng thú đi vào khám phá và thể
hiện phần bản năng của con người.

4
Phần 1: Khái quát chung
1.1. Tiến trình văn học quốc ngữ Việt Nam
từ sau năm 1986

Giai đoạn từ giữa những năm 90 của thế kỉ vừa qua,


trong xu thế đi tới sự ổn định của xã hội, văn học về
cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính
bình thường, nhưng không rời xa hướng đổi mới
hình thành từ giữa những năm 80.

5
Phần 1: Khái quát chung
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.1. Tiểu sử

Tác giả Hồ Anh Thái


sinh năm 1960 tại
Hà Nội, là một nhà văn
đương đại Việt Nam,
được xem như một
hiện tượng văn chương
thời hậu chiến.

Nguồn ảnh: Internet 6


1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.1. Tiểu sử
Khi đang còn là sinh viên
Đại học Ngoại giao, ông đã
có những truyện ngắn
đăng đều trên các báo Văn
Nghệ, Văn nghệ Quân
đội,...

Giỏi ngoại ngữ, ông là


một nhà ngoại giao, nhà
nghiên cứu Ấn Độ.
Nguồn ảnh: Internet 7
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác
Khởi nghiệp viết văn,
cái tên Hồ Anh Thái nổi lên
như một hiện tượng trong
văn đàn và có những tác
phẩm nổi tiếng như:
Trong sương hồng hiện ra,
Người và xe chạy dưới ánh
trăng, Người đàn bà trên
đảo, Chàng trai ở bến đợi
xe,... Nguồn ảnh: Internet
8
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Do những ám ảnh
về cuộc chiến tranh chống Mỹ
khiến ông cũng viết
về chiến tranh.

Theo quan điểm của ông


thì cuộc sống thời chiến
có cả cái tốt và cái xấu
chứ không phải là xấu
hoàn toàn. Nguồn ảnh: Internet
9
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Sau khi tốt nghiệp, ông tham gia viết báo


và làm công tác ngoại giao ở nhiều quốc gia Âu - Mỹ,
đặc biệt là sau 6 năm ở Ấn Độ, ông trở về và
mang đến cho nền văn học nước nhà chùm truyện ngắn
độc đáo về Ấn Độ như:
Người đứng một chân, Người Ấn, Tiếng thở dài qua rừng
kim tước, Cuộc đổi chác,...

10
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Đỉnh điểm là những tác phẩm ra đời vào sau


năm 2000 của ông đã được đánh giá rất cao
nhưng cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận:
Cõi người rung chuông tận thế, Tự sự 265 ngày,
Bốn lối vào nhà cười, Mười lẻ một đêm, SBC là
săn bắt chuột, Dấu về gió xóa, Những đứa con rải
rác trên đường, Năm lá quốc thư,..

11
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Vào năm 2007, Hồ Anh Thái đã trở lại


với đề tài Ấn Độ bằng tiểu thuyết "Đức Phật,
nàng Savitri và tôi" - cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của văn học Việt Nam tái hiện chân dung Đức Phật.

Vì ông là nhà văn có phát kiến về ngôn ngữ,


đã tạo cho tiếng Việt thêm màu sắc
và khả năng biểu đạt phong phú hơn.

12
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Sách của ông đã được dịch ra hơn


10 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Thụy Điển,... sách của ông thường được phát hành
với số lượng lớn.

Các tác phẩm của ông nhận được rất nhiều giải thưởng

13
1.2. Tác giả Hồ Anh Thái
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác

Để làm rõ những đặc trưng này, nhóm sẽ


phân tích dựa trên tác phẩm “Cõi người rung chuông
tận thế” của Hồ Anh Thái
- một tác phẩm nổi bật làm nổi bật tên tuổi của ông
được viết năm 1996, in lần đầu năm 2002,
sau đó tái bản nhiều lần.

14
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả
Hồ Anh Thái trong tiến trình văn học đương đại

Hồ Anh Thái bắt đầu cuộc đời văn chương từ


đầu những năm 80, thế kỷ XX, với một bút pháp
thực sự mới mẻ.

Hồ Anh Thái đã khẳng định được một vị trí


trong đời sống văn chương Việt Nam.

15
1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tác giả
Hồ Anh Thái trong tiến trình văn học đương đại

Những năm tiếp theo, với lao động sáng tạo liên tục
và mang tính chuyên nghiệp, ông đã thể hiện
bản lĩnh của một nhà văn hàng đầu ở Việt Nam
trong thời đại văn chương nước ta hội nhập với
văn chương thế giới.

Hồ Anh Thái là một tác giả có đóng góp quan trọng


cho tiến trình văn học đương đại Việt Nam
từ thời hậu chiến đến nay.
16
Phần 2: Những đóng góp nổi bật
về nội dung
2.1. Hình tượng con người mất mát
trong thời hậu chiến
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

Những người lính anh hùng trong chiến đấu


nhưng xa lạ, lẻ loi, “thảm hại” trong
cuộc sống đời thường.

17
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

 Nỗi đau về thân thể


“Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống
rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng.
Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn.
Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi.
Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng
cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa
nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn
thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn.”
(trích Cõi người rung chuông tận thế)
18
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

Nỗi đau tinh thần ám ảnh

“Các đồng chí ơi - Anh thét lên như kêu cứu


- Đầu Tưởng giập nát rồi . Chúng tôi đã kết thành
anh em , đã thề không bỏ nhau lại . Thế mà chỉ còn
mỗi mình tôi...”
(trích Người và xe chạy dưới ánh trăng)

19
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

Những đứa trẻ như thứ


“trái cây bị ép chín”
với nỗi ám ảnh
về chiến tranh và
tương lai mù mịt.

Nguồn ảnh: Internet


20
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

“Sáng hôm ấy, một buổi sáng ảm đạm có mưa phùn


cuối tháng mười hai năm 1972, một thiếu niên
mười lăm tuổi đến cửa hàng thực phẩm để tìm bố.
Không còn là thiếu niên nữa, cặp mắt của anh ta là
mắt của một người trung niên đã qua lửa đạn.
Ánh trong sáng tắt lịm, nhường chỗ cho sự đau đớn
khắc nghiệt. Bố ơi, con không còn là con
của ngày hôm qua”
(trích Người và xe chạy dưới ánh trăng).
21
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

 Nhìn nhận lại vấn đề, đặt ra câu hỏi


về ứng xử đạo đức và sự bảo vệ của đất nước
dành cho con người rời khỏi cuộc chiến.

22
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

“Người cha hy sinh như là một người dân chài


được hợp tác xã điều động đi đánh cá và bỏ
mạng ngoài khơi. Chẳng được một tấm bằng
ghi công. Chẳng được một sự đãi ngộ nào. Khi
cha hy sinh thì đứa con gái mới bắt đầu cắp
sách đi học. Học cũng bữa đực bữa cái, chữ
được chữ mất, học đến năm lớp bảy thì phải
nghỉ luôn vì mẹ mất. Làng chài long đong,
người ta chẳng còn tâm trí đâu để nhớ tới
quyền lợi cho một đứa con gái mười bốn tuổi.
23
2.1.1. Con người bị lãng quên,
không hòa nhập với xã hội

Thế là cô bé một mình một thuyền chèo đi tìm cái


hòn cù lao mà người cha đã đổ máu vì nó. Cô bé
thắp hương khấn thầm vong hồn bố phù hộ. Cô
phát quang vùng đất để trồng cây ăn quả. Bây giờ
cô đã có một vườn nhãn và một đàn dê hai chục
con. Trên hòn cù lao này cô là chủ. Trên con tàu
này cô là thuyền trưởng với hai chục đầu dê
thuyền viên. Còn ở làng, cô là một cô gái lỡ thì bị
quên lãng.”
(trích Cõi người rung chuông tận thế)

24
2.1.2. Con người ức chế, kìm nén bản năng

Chiến tranh buộc con người quên đi cảm xúc riêng biệt,
khát vọng riêng tư vì mục đích chung.

Tuy nhiên, những gì thuộc về bản năng


là không thể triệt tiêu.

25
2.1.2. Con người ức chế, kìm nén bản năng

Ví dụ câu chuyện về nghĩa quân Tần Đắc:


Nghĩa quân Tần Đắc kiên cường, bền bỉ đấu tranh
nhưng bị tố cáo làm nhục một cô gái, Tần Đắc
chém đầu ba người lính để họ hiểu được họ chỉ
được làm một điều là báo thù giặc, mọi khao khát,
dục vọng phải tiệt duyệt. Để rồi khi ông già dâng
lên hai quả mít, một cây măng thì đám nghĩa quân
gào lên vì nó có hình dạng khiêu khích, là một sự
lăng nhục khi gợi lên cái dục vọng mà nghĩa quân
đã dùng ý chí để áp xuống.
26
2.1.2. Con người ức chế, kìm nén bản năng

Đặt con người đối mặt với bản năng tự nhiên


để giải thoát cho bản năng chính đáng.

“Hồi trước bên lề của sự sống cái chết, con


người còn có thể áp chế được nhưng bây
giờ... tập thể chỉ có thể giúp khuây khỏa
chút ít, giúp ta thêm ý chí nhưng không thể
đem lại hạnh phúc riêng.”
(Người đàn bà trên đảo)

27
2.1.2. Con người ức chế, kìm nén bản năng

 Làm cách nào để hài hòa giữa cái chung và


hạnh phúc riêng?

 Đánh dấu sự quay về của ý thức cá nhân.

28
2.2. Hình tượng con người trần trụi
sau thời kì đổi mới
2.2.1. Con người với tất cả bản chất vốn có

Con người mới phù hợp với


chất liệu cuộc sống mới.

Con người sống với tất cả bản chất của mình:


tốt, xấu, thiện lương, tham lam, dục vọng,
ham muốn, nhục dục,…
Con người đa diện.

29
2.1.2. Con người ức chế, kìm nén bản năng

VD1: “ Chàng sướng lên mỗi lần chuyển đổi.


Những là thắt nút, những là khuấy sữa, những
là giã gạo,…chúng ta quấn vào nhau không có
điểm dừng”
(trích “Đức phật, nàng
Savitri và tôi”)

30
VD2: “ Mai Trừng khoảng hăm sáu tuổi. Ở tuổi ấy cô
ta hơn đứt mấy gã trai tới ba bốn tuổi. Nhưng lũ con
trai dục vọng đầy mình tự tin cứ xưng ngọt xớt anh
anh em em. Chẳng cần tín hiệu mà cả hội đã quay lại
trong trò chơi giỡn song từ lúc nào không rõ. Đầu
tiên thằng Cốc nắm tay Mai trừng, sau một cú tang
tang nhảy sóng, thằng Cốc đã khéo léo đẩy cô ta
sang thằng Phũ. Sau một lần nữa dềnh lên trên đầu
ngọn sóng, cô ta đã rơi vào tay thằng Bóp. Đến tay
tôi thì tôi thì ái chuyên ngoạn mục đã thành vòng
tròn khép kín”
(trích “Cõi người rung chuông tận thế”)

31
VD3: “ Anh Thế hầu như không nhận tiền
thanh toán các bữa tiệc của quý phu nhân.
Cũng như vậy với các ô khác. Những cái ô này đủ
che chở khách sạn The Apccalypse
cho tới ngày tận thế”
(trích “Cõi người rung chuông
tận thế”)

VD4: “ Tôi hiểu Yên Thanh không thể sống nổi


một tháng mà không có đàn ông.”

(trích “Cõi người rung chuông tận


thế”)
32
2.2. Hình tượng con người trần trụi
sau thời kì đổi mới
2.2.2. Con người bất bình thường

Con người với những hành động kì dị, bất


thường.

Con người tha hóa về nhân cách.

33
2.2.2. Con người bất bình thường

VD1: “Hễ khi nào lên cơn giận, hay là ghen, hay là tức,
nó lại đuổi theo con bé người yêu chạy khắp trường.
Chạy từ tầng một lên tầng hai, chạy từ tầng hai lên tầng
ba đuổi cho kì được, bắt cho bằng được, chẳng nói
chẳng rằng vào bóp cổ… Nó bóp cổ người yêu đến ba lần
thì bị đuổi học”.
(trích “Cõi người rung chuông tận thế”)

34
2.2.2. Con người bất bình thường

VD2: “… Bóp siết chặt hai bàn tay quanh cổ con khỉ
nấc ằng ặc, giãy đành đạch, lưỡi thè lè sùi bọt. Thằng
Bóp trừng trừng trừng nhìn con vật trong con giãy
chết… cặp mặt Bóp bỗng chuyển lờ đờ trong cơn
khoái cảm”.
(trích “Cõi người rung chuông tận thế”)

VD3: “Rồi lại bẵng đi một dạo cho tới khi thằng Phũ đem
trưng khoe có cả chục cái quần lót. Nó là kẻ mải mê sưu
tập thứ đồ thầm lặng này”.
(trích “Cõi người rung chuông tận thế”)
35
2.2. Hình tượng con người trần trụi
sau thời kì đổi mới
2.2.3. Con người hoàn thiện nhờ
sự tự nhận thức và tự đấu tranh

Con người sống cùng với cái ác, cái xấu


 tự nhận thức được cái ác , cái xấu  hối hận,
tội lỗi  đấu tranh  hướng thiện.

36
2.2.3. Con người hoàn thiện nhờ
sự tự nhận thức và tự đấu tranh

VD: Nhân vật Đông trong truyện “Cõi người


rung chuông tận thế”
+ “ Tôi bỗng thèm sống hơn bao giờ hết”
+ “ Việc đầu tiên tôi phải ném viên thuốc
độc đi,…”

37
2.2.3. Con người hoàn thiện nhờ
sự tự nhận thức và tự đấu tranh

“Không còn viên thuốc độc nữa việc cùng lúc


tôi phải làm là thanh lọc cái tâm hồn tội lỗi
của mình. Từ giờ trở đi tôi sẽ không được phép
nghĩ ác về Mai Trừng”.
(trích Cõi người rung chuông tận thế)

Con người giác ngộ.

VD: Nhân vật hoàng tử Siddhatha trong truyện


“Đức phật, nàng Satrivi và tôi”.

38
2.3. Đề tài cuộc sống
trong quá trình giao thoa văn hóa bất ổn:

2.3.1. Nghịch lý của quá trình tiếp biến văn hóa


và quy luật phát triển của đời sống:

Hồ Anh Thái đi nhiều thấy nhiều, khoảng thời


gian dài làm việc tại Ấn Độ cũng là yếu tố chính
góp phần định hình nên phong cách văn
chương thấm đẫm nhiều màu sắc văn hóa khác
nhau của ông.

39
2.3.1. Nghịch lý của quá trình tiếp biến văn hóa
và quy luật phát triển của đời sống:
Có một nghịch lý tồn tại xuyên suốt trong các tác phẩm của
Hồ Anh Thái đó là giao thoa văn hóa càng đa dạng, thực tế
đời sống càng phát triển, thì cuộc sống con người lại càng
thụt lùi, bấp bênh, sợ hãi, chạy theo cái hư vô, rời xa khỏi
thực tại trước mắt.

Trong tiểu thuyết luận đề “Cõi người rung chuông tận


thế”, bộ ba nhân vật Cốc – Bóp – Phũ hiện lên như
một thái cực tượng trưng cho tất cả những ham muốn
trần tục của con người bất kể đúng sai.
40
Là xã hội không còn xem đó là một con người gắn
với các yếu tố vật chất hiện hữu nữa, thay vao đó
chỉ là cái danh và cái lệ: “Ai dại mà chết theo một
siêu sao trong cái thời buổi siêu sao như nấm này.
Một ít bạn bè không vô tình, nhưng bận trình diễn,
gửi đến những vòng hoa trắng. Cả người được hoa
lẫn người gửi hoa đều không dám chắc mình có
xứng nhận một vòng hoa trinh trắng hay không.
Chẳng qua phong tục xứ này ưu ái vòng hoa trắng
cho những bà cô ông mãnh chết trẻ mà chưa kịp lấy
vợ lấy chồng. Chết trẻ khoẻ ma, chết già ma lọm
khọm. Người ta vẫn sợ những hồn ma trẻ đầy ẩn ức
trở về quấy quả” (Hồ Anh Thái, truy cập 11:00
25/5/2020, chương 2).
41
2.3.1. Nghịch lý của quá trình tiếp biến văn hóa
và quy luật phát triển của đời sống:

Tất cả nhân vật đều dựa trên một hệ thống


tiêu chuẩn văn hóa trước giờ chưa từng có ở Việt Nam,
hay nói đúng hơn, các yếu tố văn hóa ngoại lai
được du nhập ồ ạt vào sau 1986 về sự phóng đãng và
những môn chơi mới lạ.

42
Đặc điểm chung là sự thỏa mãn và đủ đầy về mặt vật chất
nhưng thiếu thốn và không toàn diện về mặt tinh thần:
“Trở lại chuyện thằng Phũ ngày trước. Chị dâu tôi đã đặt
tên con là Mạnh, nhưng một tháng sau nhận được thư
chồng, chồng khăng khăng đòi đặt tên con là Phú. Mạnh
thì chung chung quá. Phú mới cụ thể cái chí làm giàu và
quyết làm giàu của một thế hệ phải chịu chiến tranh, ăn
thì phải ăn độn mì có lúc tới ba phần tư khẩu phần, ngủ
thì ngủ bụi nằm bờ như lũ vô gia cư. Ngay từ khi ấy anh
Thế tôi đã quyết chí phải ngoi lên làm giàu. Anh nhất định
đặt tên con là Phú. Tạ Đắc Phú. Về sau lũ bạn gọi chệch đi
là Phũ. Tên Phũ hợp với nó hơn” (Hồ Anh Thái, truy cập
15:12 25/5/2020, chương 3).

43
2.3.1. Nghịch lý của quá trình tiếp biến văn hóa
và quy luật phát triển của đời sống:

Quá trình tiếp biến văn hóa ồ ạt và tính mâu thuẫn


nội tại của quy luật phát triển của đời sống hiện lên một
cách sâu sắc và rõ nét xuyên suốt
trong các tác phẩm của Hồ Anh Thái, dưới cái nhìn giễu
nhại chua cay như một thiên phóng sự
về cái kệch cỡm của thời đại mới.

44
2.3. Đề tài cuộc sống
trong quá trình giao thoa văn hóa bất ổn:
2.3.2. Sự thay đổi cách nhận thức
về hiện thực:

Trong bài trả lời phỏng vấn của báo Thể thao và Văn
hóa (tháng 3/2004), Hồ Anh Thái khẳng định rằng:
“Tôi không đặt văn chương vào tháp ngà mà để nó
chung sống với những vấn đề nhạy cảm của xã hội”.

45
2.3.2. Sự thay đổi cách nhận thức
về hiện thực:

Hiện thực của Hồ Anh Thái biến đổi liên tục,


điều này không phải là bởi vì bản thân hiện thực
biến đổi không ngừng, mà đó là bởi sự biến đổi
của bản thân nhân vật đã định hình hiện thực trong
tác phẩm.Trong tác phẩm “Đức Phật, nàng Savitri và
tôi”, nàng Savitri với vai trò nhân vật bản năng
hoàn toàn đối lập với các giáo điều, mà ngay tại đây đó
chính là sự tồn tại của Đức Phật
như một sự mâu thuẫn không thể hòa giải.

46
2.3.2. Sự thay đổi cách nhận thức
về hiện thực:

“Người đàn bà suốt đời theo đuổi một


tình yêu mãnh liệt với Đức Phật - một
tình yêu hoàn toàn không nhục cảm -
khiến cho ta chỉ có thể nghĩ về nàng
trong những cảm xúc thánh thiện nhất”
(Hoài Nam, truy cập 3:19 25/5/2020).

47
2.3.2. Sự thay đổi cách nhận thức
về hiện thực:

Hiện thực không nên chỉ là điều mắt thấy tai nghe,
chỉ là lăng kính khô cứng, mà phải liên tục biến hóa, thích
ứng phù hợp với nhiều giá trị khác nhau đa chiều đa
nghĩa.

48
2.3.2. Sự thay đổi cách nhận thức
về hiện thực:

Sự thay đổi cách thức nhận thức về hiện thực


của Hồ Anh Thái sẵn sàng bước qua những lằn ranh quan
niệm thông thường, giúp mở ra một cái nhìn mới về
quan niệm văn học trong mối tương quan
với hiện thực về cái phản ánh và cái được phản ánh.

49
Phần 3: Những đóng góp cách tân
về nghệ thuật
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Sau 1986 khi đất nước ta bước vào thời kì đổi mới
thì văn học cũng chịu ảnh hưởng và bị chi phối
bởi quy luật của thời bình. Nền văn học mới
dần được hình thành thay cho nên văn xuôi
kháng chiến. Hiện thực mà văn học thể hiện
cũng thay đổi từ chất liệu anh hùng ca chuyển sang
chất liệu đời thường.

50
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Với Hồ Anh Thái, hiện thực bao gồm:


“Những gì ta thấy, ta nghe, ta trải nghiệm
là chưa đủ. Hiện thực còn là cái ta cảm nữa (…)
Cả một đời sống tâm linh cũng là hiện thực”.

Chiều sâu trong cái nhìn nghệ thuật của Hồ Anh Thái
thể hiện ở chỗ biết vượt qua lối mòn tư duy,
coi văn học như tấm gương phản ánh hiện thực
một cách đơn giản, nhìn cuộc đời như nó vốn có.

51
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Quan niệm táo bạo và cách tân đã dẫn dắt Hồ Anh Thái
đến với cái kì ảo, chọn giọng điệu giễu nhại để phản ánh
hiện thực. Một điểm nổi bật trong cảm hứng sáng tạo
của anh.

Chất giễu nhại bộc lộ rõ nét là trong quyển Cõi người


rung chuông tận thế.

52
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Nét được xem nổi bật của tiểu thuyết


là ở chất giọng đa thanh, giọng văn giễu cợt,
hài hước, trào lộng.

Thông qua các tình huống bi hài, nghịch dị,


gây cười- một phương diện nghệ thuật của giễu nhại.

53
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Trong cái nhìn giễu nhại, Hồ Anh Thái đã đặt nhân


vật của mình vào các tình huống bi kịch, hết sức hài
hước từ đó bộc lộ hết những tính chất éo le
của xã hội hiện đại.

Tình huống bi kịch nghịch lí kết hợp đan xen


với giọng điệu giễu nhại tạo nên cái nhìn
chân thực, sống động và thú vị hơn.

54
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái thể hiện qua
các đặt tên các nhân vật trong tác phẩm này.
Những cái tên thông thường nhưng lại ẩn chứa
ý nghĩa giễu nhại.

Nhân vật Cốc, Cốc tên thật là Hoàng Công


nhưng lại bị bạn bè đọc chệch thành Cốc (Cook).
Trong tiếng Anh, từ “Cook vừa là con gà trống,
vừa có nghĩa là cái vật ngọ nguậy giữa đôi chân
một gã trai. Cả hai nghĩa đều đúng với thằng Cốc”.
(trích Cõi người rung chuông tận thế)

55
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Qua một cái tên, Hồ Anh Thái đã lột tả được bản chất,
bản năng thú tính, hành động độc ác của các nhân vật.
Những nhân vật mang cái tên hoán dụ được gọi theo
nghề nghiệp, chức vụ, quốc tịch theo mối quan hệ
với nhân vật khác hoặc theo một đặc điểm của
nhân vật được phóng đại lên để giễu nhại,...

56
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Tác phẩm Mười lẻ một đêm cái tên họa sĩ


chuối hột là một cái tên đặc biệt và gợi hình
vì nó gắn liền với sở thích quái dị “trồng cây chuối”.
Qua cách đặt tên nhân vật bằng giọng điệu giễu nhại,
Hồ Anh Thái đã thể hiện được cái thực về bản tính,
bản chất và hành động của các nhân vật. Từ đó
phản ánh thực trạng xã hội hiện đại lúc bấy giờ,
lên án những con người tha hóa, sống lầm lạc.

57
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Giọng điệu giễu nhại trong tiểu thuyết


của Hồ Anh Thái còn được thể hiện
qua lời văn giễu nhại của anh.

58
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực
Qua chi tiết đám tang thằng Bóp không phải
được miêu tả bằng giọng điệu trang nghiêm,
thương xót mà bằng một giọng điều hài hước,
giễu nhại đẫm chất thị phi: “Phường bát âm,
có cả kèn trống sáng loáng như một đội quân
nhạc. Những khúc nhạc nổi lên, khúc nào
cũng hơn hớn giậm giật. Trái tim ngục tù trái
tim ngục tù anh yêu em yêu đến ngàn thu…
Đừng nghe những gì con gái nói đừng nghe
những gì con gái nói đừng nghe những gì con
gái nói…”
(trích Cõi người rung chuông tận thế)
59
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Bằng giọng điệu giễu nhại, Hồ Anh Thái đã làm bật lên
những cái bi hài, đáng chê trách trong đời sống xã hội.

60
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

“Tôi ba mươi lăm tuổi. Tuổi ấy Đức Phật


được giác ngộ. Có nhiều người đi qua tuổi
ba mươi lăm mà mãi mãi không giác ngộ.
Có những người giác ngộ trước cả tuổi ba
mươi lăm. Ngộ muộn hay ngộ sớm, họ tất
thảy đều đáng thương”.
(trích Cõi người rung chuông tận thế)
Như một lời bình luận, một sự mỉa mai
đầy chua xót.

61
3.1. Giọng điệu giễu nhại với cái nhìn hiện thực

Giọng văn giễu nhại có phần chua xót,


phẫn uất thể hiện nỗi đau đớn của tác giả
về hiện thực lúc bấy giờ còn nhiều oan trái,
bất công. Giọng điệu giễu nhại, châm biếm
như một chất keo gắn độc giả với tác phẩm.

62
Phần 3: Những đóng góp cách tân
về nghệ thuật
3.2. Yếu tố siêu thực đậm nét
Theo A. Breton, một nhà văn và nhà thơ của
Pháp đã lí giải như sau: “Siêu thực là trạng
thái tâm lý thuần túy không ý thức, mà ta có
thể trải nghiệm để thể hiện bằng hoạt động
thực tế của tư duy. Siêu thực được tư duy sai
khiến, không chịu bất cứ sự kiểm soát nào của
lý trí, được miễn trừ khỏi mọi quan ngại liên
quan tới thẩm mỹ và đạo đức”.

63
3.2. Yếu tố siêu thực đậm nét

Lấy điển hình là tác phẩm “Cõi người rung


chuông tận thế”. Mượn cái vô thức của con người,
biến nó thành bàn đạp để trừng trị cái ác,
đó là tư tưởng xuyên suốt tác phẩm của ông.

Tất cả nhằm tiêu diệt cái xấu, một con người siêu nhiên
đã được ông phác họa lên với một nhiệm vụ chẳng cần
nhúng tay vào.

64
3.2. Yếu tố siêu thực đậm nét

“Con dao đập xuống nền gạch hoa đánh choang


một cái. Mụ đàn bà nấc lên, ngã vật ra, tay trái
ôm lấy cái tay phải đã cứng đờ như khúc củi.
Hóa ra con dao vẫn cắm chặt trong cái bàn tay
co quắp như đã thành đá. Mụ đàn bà rền rĩ
vì đau đớn. Mụ lăn lộn kêu trời. Mụ quằn quại
run giật như lên cơn động kinh. Mụ khấn gào
rằng mụ biết mình có tội, xin trời đất hãy
động lòng tha thứ. Mụ sẽ ăn chay ngủ chay để
sám hối.”
(trích Cõi người rung chuông tận thế)
65
Phần 3: Những đóng góp cách tân
về nghệ thuật
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
mang tính tượng trưng

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái


luôn gây ấn tượng cho người đọc bởi tính cách
độc đáo.

Nhà văn luôn đặt nhân vật của mình


vào những tình huống độc đáo.

66
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
mang tính tượng trưng

Trong tiểu thuyết của Hồ Anh Thái sẽ hiện rõ nét


nhân vật của mình vào tình huống bi kịch do ngoại cảnh
tác động nên, bởi vì tác giả không chú ý đến việc diễn tả
những xung đột diễn ra gây gắt và triền miên trong
tinh thần. Qua các tác phẩm tiểu thuyết của tác giả,
có hai dạng nhân vật chủ yếu trong tiểu thuyết
của nhà văn. Đầu tiên dạng nhân vật đứng trước sức ép
của cuộc sống, những con người chọn cho mình lối sống
phù hợp với thực tế bằng cách tuân theo bản năng.
Ví dụ tiểu thuyết “Người đàn bà trên đảo”.
67
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
mang tính tượng trưng

Thứ hai là các nhân vật được xây dựng


trong motif bi kịch đó là cuộc đời xung quanh họ
có sự xáo trộn giữa cái xấu và cái tốt,
giữa trắng và đen, trong họ luôn diễn ra
sự tiếc nuối, dằn vặt về sự đổi thay của
những con người và cuộc sống xung quanh họ.

68
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
mang tính tượng trưng

Ví dụ, nhân vật Hòa trong tác phẩm “Người đàn bà


trên đảo”, Toàn trong tác phẩm“Người và xe chạy
dưới ánh trăng”, nhân vật Huỳnh trong tác phẩm “Vẫn
chưa tới mùa đông”, Tân trong tác phẩm “Trong
sương hồng hiện ra” là những nhân vật lý tưởng.

69
3.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
mang tính tượng trưng

 Tóm lại: Các nhân vật này được tác giả xây dựng
vào tâm trí người đọc đó là tấm lòng vị tha,
bao dung mà những triết lý về cuộc sống
mà họ đúc ra từ thế giới ngổn ngang, với nghệ thuật
xây dựng nhân vật mang tính tượng trưng
thể hiện những tính cách biểu đạt của người Việt biết
vươn tới cái đẹp ngay cả khi đối mặt với
giông bão cuộc đời.

70
Phần 4: Tổng kết

Những tác phẩm của Hồ Anh Thái ngay khi ra đời đã


thu hút sự chú ý rộng rãi của bạn đọc
cũng như giới phê bình bởi tính độc đáo của nó.
Trong văn phẩm Hồ Anh Thái có thể phân tích
từ nhiều góc độ như: cấu trúc tác phẩm, đề tài,
ngôn ngữ và đặc biệt là giọng điệu tác phẩm
không lẫn với bất cứ tác giả nào.

71
Phần 4: Tổng kết

Hồ Anh Thái là đại diện cho tinh thần đổi mới liên tục,
không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình.
Tiểu thuyết của nhà văn từ năm 1986 đến nay
là một hành trình hướng về tư duy mới
trong nghệ thuật viết.

72
Phần 4: Tổng kết

Đến với tiểu thuyết Hồ Anh Thái,


người đọc không chỉ bắt gặp nhịp sống
hiện đại trong từng trang sách
mà còn tiếp xúc với lối viết tiểu thuyết
mới đầy táo bạo và bản lĩnh.

73
Tài liệu tham khảo
1. Hồ Anh Thái (Truy cập 10:54 25/5/2020). Cõi
người rung chuông tận thế. Bạch Ngọc Sách.
Internet Archive:
https://bachngocsach.com/reader/coi-nguoi-rung-
chuong-tan-the/rntq
2. Nguyễn Văn Hạnh (Truy cập 8:29 24/5/2020). Dấu
ấn văn hóa Ấn Độ trong tư duy nghệ thuật Hồ Anh
Thái. Hoanhthai.vn. Internet Archive:
http://hoanhthai.vn/Tac-Pham/DAU-AN-VAN-HOA-
AN-DO-TRONG-TU-DUY-NGHE-THUAT-HO-ANH-
THAI-411
74
3. Trần Thị Hải Vân (Truy cập 23:11 25/5/2020). Một
chiêm nghiệm “cõi người” của Hồ Anh Thái.
VNExpress. Internet Archive:
https://vnexpress.net/mot-chiem-nghiem-coi-nguoi-
cua-ho-anh-thai-1972246.html
4. Nguyễn Đăng Điệp (Truy cập 18:03 25/5/2020).
Hồ Anh Thái, người mê chơi cấu trúc. Phê bình văn
học. Internet Archive:
https://phebinhvanhoc.com.vn/ho-anh-thai-nguoi-
me-choi-cau-truc/
5. Hoài Nam (Truy cập 3:00 25/5/2020). Hồ Anh Thái
- người lúc nào cũng đang viết. VNExpress. Internet
Archive: https://vnexpress.net/ho-anh-thai-nguoi-
luc-nao-cung-dang-viet-1973009.html
75
6. Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi,
NXB Đà Nẵng
7.
http://hueuni.edu.vn/portal/data/doc/tapchi/51_1
9.pdf
8. Hồ Anh Thái, Cõi người rung chuông tận thế- Tác
phẩm và dư luận, Nxb. Đà Nẵng, 2003.
9. Nguyễn Thị Hồng Phấn. (2014). Tính giễu nhại
trong tiểu thuyết Hồ Anh Thái (Luận văn thạc sĩ ngôn
ngữ và văn hóa Việt Nam), Đại học Sư Phạm Hà Nội
2, Hà Nội.

76
10. Vũ Thị Thanh Loan. (2009). Giọng điệu giễu
nhại trong một số tác phẩm gần đây của Hồ Anh
Thái, Tạ Duy Anh, Châu Diên (Luận văn thạc sĩ văn
học), Đại học KHXH&NV, Hà Nội.
11. Anh Chi (Truy cập 9:48 24/05/2020). Hiện
tượng văn chương Hồ Anh Thái. VNExpress.
Internet Archive: https://vnexpress.net/hien-
tuong-van-chuong-ho-anh-thai-1972058.html
12. Võ Minh (Truy cập 11:30 24/05/2020). Cõi
người rung chuông tận thế ra mắt độc giả Mỹ. Tuổi
trẻ Online. Internet Archive: https://tuoitre.vn/coi-
nguoi-rung-chuong-tan-the-ra-mat-doc-gia-my-
548715.htm
77
13. Mai Hiền (2015). “Cõi người rung chuông tận thế”
và cuộc đối đầu thiện - ác.
https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/55/34657/coi-
nguoi-rung-chuong-tan-the-va-cuoc-doi-dau-thien-ac,
(Truy cập ngày 26/05/2020).
14. Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết hồ anh thái đăng trên
tailieuso.udu.vn ( truy cập ngày 25-5-2020)
15. Văn học Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám
1945, Nguyễn Văn Long chủ biên, NXB Đại học Sư
Phạm (trang 125, 126, 127, 128, 129)
16. Hình tượng nhân vật và không gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết hồ anh thái đăng trên
tailieuso.udu.vn ( truy cập ngày 25-5-2020)
78
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE PHẦN THUYẾT TRÌNH
CỦA NHÓM 6

79
CÙNG CHƠI
MỘT TRÒ CHƠI

80
81
Câu 1: Tiểu thuyết của Hồ Anh Thái
tạo dấu ấn trên văn đàn bắt đầu từ năm nào?
A. 1986
B. 1988

C. 1980
D. 1983

82
81
83
Câu 2: Nghệ thuật xây dựng nhân vật
qua bài thuyết trình của nhóm
mang tính gì?
A. Truyền kỳ
B. Tượng trưng 
C. Khắc họa
D. Cả a và c đều đúng

83
81
85
Câu 3: Đâu là nhân vật mang cái tên
hoán dụ mà Hồ Anh Thái phóng đại lên để
giễu nhại?

A. Cốc
B. An Nam
C. Mai Trừng

D. Bóp

84
81
87
Câu 4: Giọng điệu giễu nhại của Hồ Anh Thái
thể hiện qua?

A. Cách đặt tên nhân vật, cách miêu tả tâm lí


nhân vật
B. Lời văn giễu nhại, cách miêu tả tâm lí nhân vật
C. Lời văn giễu nhại, cách miêu tả hành động
nhân vật
D. Cách đặt tên nhân vật, lời văn giễu nhại 

85
81
89
Câu 5: Hồ Anh Thái bắt đầu cuộc đời văn chương
của mình ở giai đoạn nào sau đây?

A. Đầu những năm 60, TK XX.


B. Giữa những năm 70 của TK XX.
C. Đầu những năm 80 của TK XX.
D. Cuối những năm 80 của TK XX.

86
81
91
Câu 6: Cuốn “Người và xe chạy dưới ánh trăng”
của Hồ Anh Thái đã đạt giải thưởng gì
của Hội nhà văn Việt Nam?

Đáp án: Đạt giải thưởng văn xuôi 1986 – 1990


của Hội nhà văn Việt Nam.

87
81
93

You might also like