You are on page 1of 4

I – 서론

Việ t Nam và Hà n Quố c cù ng nằ m trong mộ t châ u lụ c. Nhữ ng biế n độ ng xã hộ i củ a hai đấ t nướ c có


nhiề u né t tương đồ ng. Nă m 1945 cả Việ t Nam và Hà n Quố c đều già nh đượ c độ c lậ p và bướ c sang kỷ
nguyên mớ i. Vă n họ c vì thế cũ ng có nhữ ng biến độ ng tương tự . Nử a đầ u thế kỷ XX, hai nề n vă n họ c
bướ c và o thờ i kỳ hiệ n đạ i hó a, chấ m dứ t thờ i kỳ vă n họ c trung đạ i – vă n họ c chữ Há n. Bà i viế t nhìn lạ i
quá trình hiệ n đạ i hó a vă n họ c củ a hai nền vă n họ c hiệ n đạ i củ a hai quố c gia

Nam Cao (1915-1951) mặc dù xuất hiện muộn trên văn đàn nhưng ông cũng nhanh chóng để lại
dấu ấn bằng những tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc. Qua các tác phẩm tiêu biểu như: Chí
Phèo, Sống Mòn, Lão Hạc, Một Bữa No, Tư Cách Mõ,…bạn đọc dễ dàng nhận thấy ở Nam Cao
một nhà văn của những nhân vật thấp cổ bé họng, đói khổ, thậm chí bị tha hóa chỉ vì miếng ăn.

Song, trên hết vẫn là một tấm lòng vị tha nhân hậu, đau đớn trước những số phận con người
chẳng những mòn mỏi về tâm hồn mà đôi khi còn không giữ nổi phẩm giá của mình chỉ vì miếng
cơm manh áo. Đặc điểm đó cho thấy một tinh thần nhân đạo, nhân văn sâu sắc trong tư tưởng
của Nam Cao. Tinh thần nhân bản, nhân đạo chủ nghĩa trong sáng tác cuả Nam Cao thể hiện
đậm nét qua tác phẩm Một Bữa No.

Từ 1930, ý thức về cá nhân trở thành một vệt xuyên suốt trong tiểu thuyết Hàn Quốc.
Những tạp chí như Sáng tạo (1919), Phế tích (1920), Khởi hành (1920) góp phần
hình thành những nhóm nhà văn, cổ vũ những tác phẩm mang tư tưởng này. Nhóm
White Tide (Ngọn triều bạc) đã tập hợp nhiều nhà văn hiện đại đáng chú ý. Với chủ
đề cái nghèo, Hyeon Jin –geon (1900-1943) viết truyện ngắn : Đời
nghèo (1921), Người đàn ông thất bại (1922), Ngày may mắn (1924), như Nam Cao
những năm 40.

Năm 1920 Hàn Quốc bùng nổ nhưng không phải là câu chuyện chiến tranh hay
bạo lực mà là câu chuyện về phương tiện truyền thông, sách và thảo luận xã hội.
Hàn Quốc đã trải qua thời kì thuộc địa đau khổ từ tháng 2 năm 1876 cho đến khi
giải phóng vào tháng 8 năm 1945, áp bức nặng nề, nhưng không tàn bạo. Dân
tộc Hàn Quốc phải ở hạng hai cùng với dân tộc Mãn Châu, dưới dân tộc Nhật
Bản nhưng trên dân tộc Hán. Điều này cho phép những người đàn ông Hàn Quốc
có thể đến Nhật Bản, đây là lần đầu tiên họ được nhìn thấy thế giới. Cùng với
điều này, năm 1920 Hàn Quốc đã thực sự bùng nổ về văn học và nghệ thuật.

Chủ đề về miếng ăn luôn chiếm vị trí hàng đầu trong sáng tác của Nam Cao trước
cách mạng tháng Tám. Sở dĩ như thế là do cái lúc nào cũng là nỗi ám ảnh trong tư
tưởng ông. Dù là người trí thức như Thứ trong Sống Mòn, Hộ trong Đời
Thừa,Điền trong Trăng Sáng, hay những người bình dân như Người Bà trong Một
Bữa No, Lộ trong Tư Cách Mõ, Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên đều không thoát
khỏi những lo toan tủn mủn về miếng ăn. Miếng ăn đã trở thành nỗi ghê sợ trong
sáng tác của Nam Cao. Như ta đã biết Nam Cao vốn là một thầy giáo nghèo, cuộc
sống bấp bênh, đói khát luôn là nỗi lo thường trực và luôn là nỗi ám ảnh trong tâm
hồn ông. Vì thế nỗi sợ hãi về thiếu đói luôn thường trực trong tâm trí của ông. Nỗi ám
ảnh về miếng cơm manh áo một phần còn do chế độ xã hội đương thời gây nên. Xã
hội Việt Nam trước cách mạng tháng Tám là một xã hội thối nát, mục rỗng. Bọn thực
dân phong kiến như một lũ đỉa khát máu, chúng thay phiên nhau hút máu dân đen,
làm cho cuộc sống của họ dần kiệt quệ vì thế đói khát luôn là nỗi ám ảnh thường
trực. Với tâm hồn nhạy cảm cùng với những xúc cảm tình cảm mãnh liệt, Nam Cao
đã tái hiện lại một cách sống động nỗi cùng khổ của nhân dân ta trước cách mạng.
Có thể nói nhân vật Người Bà trong Một Bữa No, và anhLộ trong Tư Cách Mõ là hai
nhân vật điển hình cho những sáng tác của Nam Cao về chủ đề miếng ăn.
Hyun Jin Geon đã viết về cuộc đời của một nghệ sĩ và chủ nghĩa vật chất trong cuốn tiểu
thuyết "Poor Man's Wife", được xuất bản năm 1921 trên tạp chí văn học Gaebyeok. Tiểu
thuyết đã được dịch sang tiếng Anh bởi Sora Kim-Russell vào năm 2013. ơi trong dòng
thủy triều dâng là hai tác giả với tác phẩm được giới thiệu trong bài viết này. Nhà
văn Hyun Jin Geon (1900-1943) và nhà văn Kim Dong-in (1900-1951). Cả hai khi
đó đều ở độ tuổi 20, cả hai đều là những người cưỡi những cơn sóng đầu tiên
của văn học hiện đại Hàn Quốc, cả hai đều được coi là nhà văn tiên phong của
truyện ngắn hiện đại của Hàn Quốc. Một người sinh ra tại Daegu, một người sinh
ra ở Bình Nhưỡng. Bài viết của Hyun Jin Geon xuất hiện lần đầu vào năm 1920
trên tạp chí văn học Gaebyeok.

Việt Nam và Hàn Quốc cùng nằm trong một châu lục. Những biến động xã hội
của hai đất nước có nhiều nét tương đồng. Năm 1945 cả Việt Nam và Hàn Quốc
đều giành được độc lập và bước sang kỷ nguyên mới. Văn học vì thế cũng có
những biến động tương tự. Nửa đầu thế kỷ XX, hai nền văn học bước vào thời kỳ
hiện đại, chấm dứt thời kỳ văn học trung đại – văn học chữ Hán. Bài viết nhìn lại
quá trình hiện đại hóa văn học của hai nền văn học và nhìn sâu sắc hơn vào hai
tác giả văn xuôi cụ thể - Huyn Jin Geon và Nam Cao. Hai nhà văn có vị trí quan
trọng và có những đóng góp to lớn cho nền văn học hiện đại của hai quốc gia và
là những nhà văn được chọn dạy ở các cấp học trong chương trình giáo dục.
Nghiên cứu hai nhà văn này còn chỉ ra nét tương đồng của tư tưởng, quan niệm,
…trong sáng tác của họ và thấy điểm thống nhất trong định hướng giáo dục của
Việt Nam và Hàn Quốc.

Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia ở cùng châu lục, có chung người bạn láng
giềng là Trung Quốc và đều chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa và văn học Trung
Quốc. Cùng có một bối cảnh lịch sử tương đồng nữa đó là những ảnh hưởng từ
văn học phương Tây khi Nhật trị Hàn Quốc và Pháp trị Việt Nam từ cuối thế kỉ
XIX đến nửa đầu thế kỉ XX. Với những tiếp xúc văn hóa phương Tây trên nhiều
phương diện, nền văn học của hai quốc gia có những biến chuyển mạnh mẽ
nhằm thoát khỏi thi pháp trung đại, hướng tới hiện đại hóa văn học. Quá trình
hiện đại hóa văn học diễn ra trong nhiều năm với những đóng góp lớn lao của
những người mở đường, đặt bản lề quan trọng cho một nền văn học mới, hiện
đại.

Huyn Jin Geon (1900 – 1943) là nhà văn lớn, một trong những cây bút tiên
phong, đặt nền móng cho thể loại truyện ngắn hiện đại, một trong những người
mở đường và dẫn dắt khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, mở đường cho quá
trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc. Huyn Jin Geon là tác giả được chọn dạy
ở trong chương trình giáo dục Ngữ văn Hàn Quốc bậc học cấp 2, cấp 3 với
những tác phẩm: Ngày may mắn, Người vợ nghèo, Quê hương. Bậc đại học,
Huyn Jin Geon là tác giả tiêu biểu trong học phần Chủ nghĩa hiện thưc và văn
học nửa đầu thế kỉ XX. Năm 2013, sách giáo khoa mới của Hàn Quốc chọn dạy
tác phẩm Quê hương của ông trong chương trình cấp 3.

Nam Cao (1915 – 1954) là nhà văn lớn, là một trong ba phong cách truyện ngắn
hiện đại tiêu biểu Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, là nhà văn tiêu biểu cho văn học
theo khuynh hướng hiện thực, có vai trò hoàn thiện quá trình hiện đại hóa nền
văn học Việt Nam. Nam Cao là tác giả được chọn dạy trong chương trình giáo
dục Ngữ văn Việt Nam ở các bậc học. Cấp 2 và cấp 3 chọn dạy các tác phẩm:
Lão Hạc, Đời thừa, Chí Phèo. Bậc đại học, Nam Cao là tác giả tiêu biểu trong học
phần Văn học Việt Nam từ 1900 – 1945, cho khuynh hướng văn học hiện thực.
Trong chương trình sách giáo khoa mới đang biên soạn, Nam Cao là tác giả có
định hướng được chọn giảng dạy trong nhà trường.

Bài viết nhìn lại quá trình hiện đại văn học của hai nền văn học và nhìn sâu hơn
vào hai tác giả văn xuôi cụ thể. Huyn Jin Geon và Nam Cao là hai nhà văn có vị
trí quan trọng và có những đóng góp lớn đối với nền văn học hiện đại của hai
quốc gia, những nhà văn được chọn dạy ở các cấp học trong chương trình giáo
dục. Nghiên cứu hai nhà văn này còn chỉ ra nét tương đồng của tư tưởng, quan
niệm… trong sáng tác của hai nhà văn lớn, tiêu biểu, vừa để thấy điểm thống
nhất trong định hướng giáo dục của Việt Nam và Hàn Quốc.

Huyn Jin Geon cho thấy khuynh hướng chủ nghĩa hiện thực phê phán thông qua
một loạt các tác phẩm viết về cuộc sống nghèo khổ như Vợ nghèo, Một ngày may
mắn và Quê hương. Huyn Jin Geon lấy nhận thức về cái nghèo làm nền tảng để
tập trung làm bật lên mối tương quan giữa cá nhân với xã hội hơn là mâu thuẫn
giữa người với người. Thêm vào đó, sự du nhập của khuynh hướng văn học từ
phương Tây vào Hàn Quốc thông qua Nhật cũng làm đời sống văn học Hàn
Quốc sôi động hơn. Và Huyn Jin Geon được đánh giá là người mở đường cho
thể loại truyện ngắn Hàn Quốc hiện đại với lối viết mỉa mai châm biếm, nhà văn
đã đề cập đến thế tiến thoái lưỡng nan giữa cá nhân và xã hội một cách tinh tế,
sâu sắc.

Những năm 1920 vừa là điểm khởi đầu vững chắc cho văn xuôi hiện đại Hàn
Quốc đồng thời cũng được gọi là thời kì đặc trưng của văn xuôi hiện đại. Những
sáng tác thời kì này đều thể hiện sự u ám, trầm uất và khuynh hướng văn học
phương Tây được du nhập lúc bấy giờ, nên có thể nói nó mang đến một diện
mạo mới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sáng tác văn xuôi sau này.

Huyn Jin Geon cùng Kim Dong In, Yeom Sang Seob là các tác giả tiêu biểu tạo
nên hình thức và ý nghĩa của truyện ngắn Hàn Quốc bắt đầu từ năm 1920. Huyn
Jin Geon lại dùng chính những trải nghiệm trên cuộc sống đời thực mà ông đang
sống để mà quan sát, suy ngẫm về một xã hội cận đại mà người dân bị đè xuống
tận đáy cùng của xã hội.

Năm 1858, thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Bọn
chúng đã thực hiện những chính sách và thủ đoạn đàn áp, thống trị thâm độc, dã
man làm cho xã hội Việt Nam nổi lên hai mẫu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa dân
tộc với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với giai cấp địa chủ
phong kiến.

Sau hai cuộc khai thác thuộc địa, xã hội Việt Nam có những biến đổi sâu sắc theo
hướng hiện đại. Đô thị phát triển, xuất hiện lớp công chúng văn học mới (tầng lớp
tư sản, tiểu tư sản, thợ thuyền và dân nghèo thành thị), sự du nhập của văn hóa
phương Tây, báo chí và các nhà xuất bản phát triển mạnh… đã thúc đẩy văn học
phải đổi mới theo hướng hiện đại hóa trên mọi phương diện về quan niệm thẩm
mĩ, về hệ thống thi pháp. Các thể loại văn học phát triển mạnh và phong phú (thơ,
tiểu thuyết ,truyện ngắn, kịch, phóng sự, phê bình văn học…). Chữ quốc ngữ
được sử dụng rộng rãi và thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm. Các nhà văn sáng tác
mang tính chuyên nghiệp hơn… Vào thời kỳ này, do đặc thù xã hội, văn học cũng
có sự phân biệt về hệ ý thức (ý thức hệ tư tưởng vô sản và ý thức tư sản). Sự
khác nhau giữa hệ ý thức đã làm nảy sinh các dòng văn học khác nhau. Tuy
nhiên, các bộ phận văn học khác nhau lại có ảnh hưởng qua lại, làm cho bức
tranh của nền văn học Việt Nam thêm phong phú, đa dạng.
Những nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng qua những sáng tác của mình đã phơi bày sự bất công của xã hội,
đấu tranh để đòi quyền sống cho những con người khốn khổ, tủi nhục nhất,
những con người “bé nhỏ”, “dưới đáy” của xã hội. Trong số những cây bút hiện
thực ấy, Nam Cao là nhà văn thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại
có ý nghĩa và khát vọng sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người. Ở
Nam Cao, ý thức cá nhân gắn với đời sống và ý thức xã hội, là sự hòa hợp giữa
con người cá nhân và con người xã hội. Chứng kiến con người phải giật của
người khác từng miếng ăn, thì loài người còn phải xấu xa, bỉ ổi, tàn nhẫn và ích
kỷ. Chất độc ở ngay trong sự sống. Ý thức cá nhân của Nam Cao gắn liền với nỗi
đau của nhà văn trước thực tế cuộc sống, trước kiếp làm người trong xã hội thực
dân. Hơn thế, nó còn “biểu hiện trình độ tự giác của con người cá thể về sự tồn
tại có ý nghĩa của mình trong đời sống và thái độ khẳng định ý nghĩa ấy”. Cái tôi
ấy của Nam Cao đã hóa thân vào những nhân vật tri thức như Điền (Giăng sáng),
Hộ (Đời thừa), Thứ (Sống mòn)… đến những nhân vật nông dân, những kẻ khốn
cùng như Lão Hạc (Lão Hạc), Chí Phèo (Chí Phèo),… qua đó thể hiện tư tưởng
nhân văn sâu sắc và mới mẻ của ông trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với
cộng đồng, với xã hội và nhân loại.

Huyn Jin Keon trung thành viết về cái nghèo trong xã hội. Thông qua những tác
phẩm như Vợ nghèo (빈처), Một ngày may mắn (운수좋은 날),… thông qua văn
học ông đã vạch trần cái nghèo, đưa ra một xu hướng chủ nghĩa phê phán hiện
thực trong văn học. Có thể thấy ở ông một điều rằng so với việc đưa ra những
mâu thuẫn cá nhân thông qua cái nghèo ông còn nhấn mạnh mâu thuẫn giữa
những cái tôi cá nhân và cộng đồng xã hội.

You might also like