You are on page 1of 17

Phần II.

Văn chương yêu nước do nhà Nho chí sĩ sáng


tác trong ba thập niên đầu thế kỷ XX.

Khái quát – nhận diện - giá trị văn học sử

1.1. Nhận diện văn chương yêu ngước do nhà cho chí sĩ sáng
tác
Có thể nhận diện bản chất những sáng tác thuộc bộ phận văn học
này thông qua biểu đồ như sau

Thời đại

Các nhà khoa Duy tân


bảng trẻ

Những bài học từ


Trung Quốc và
Nhật Bản

Văn chương
Sự bế tắc của
những phương thức
ứng xử truyền thống

Một số phương diện cần lưu ý qua biểu đồ nói trên :


- Những yếu tố quyết định đối với sự thay đổi của văn hoá và văn
học Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XX là sự thay đổi của tình
hình chính trị ở Việt Nam, quá trình mở cửa với thế giới đem đến cho trí
thức những hình mẫu mới của sự nghiệp cứu nước ( Trung Quốc và Nhật
Bản ) và đặc biệt sự bế tắc của những phương thức ứng xử truyền thống
( mà Nguyễn Thượng Hiền và Phan Bội Châu là những hình mẫu điển
hình ). Chính những sự thay đổi đó đã góp tác động đến những trí thức
Nho học trẻ, khiến họ nhận thức một cách rõ rệt việc phải tìm một con
đường cứu nước khác ( Duy Tân )
- Chủ thể của bộ phận văn học đang được tìm hiểu là những Nhà
Nho – những chí sĩ yêu nước. Nguồn gốc xuất thân, đặc biệt trên bình
diện học vấn có tác động rất lớn đến sự nghiệp sáng tác của họ.
- Qua sơ đồ trên, có thể thấy rõ đối với những nhà Nho yêu nước
này, văn chương không phải là một mục đích tự thân mà chỉ là một công
cụ phục vụ cho sự nghiệp chính trị. Chính vì vậy, biên độ đổi mới văn
chương bị quy định bởi sự nghiệp hoạt động chính trị của các tác giả.
1.2. Diện mạo văn học qua các giai đoạn phát triển
- Là một nỗ lực cách tân của văn học truyền thống để thích ứng với
hoàn cảnh lịch sử mới, đáp ứng những yêu cầu mới của văn hoá và cách
mạng giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX. Đó là những nỗ lực thất bại
nhưng đặt tiền đề cho sự phát triển của văn học Việt Nam trong những
giai đoạn kế tiếp.
- Không có bất cứ tác giả nào thuộc dòng văn học này coi sáng tạo
văn học là mục đích tự thân của cả cuộc đời. Những đổi mới của dòng
văn học này sở dĩ có được là do những yêu cầu mới của phong trào yêu
nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Từ đó dẫn đến tình trạng : chừng nào
văn học còn gắn với những hoạt động chính trị, yêu nước, chững đó,
những nỗ lực cách tân văn học còn diễn ra một cách mãnh liệt những
chừng nào văn chương bị cách ly khỏi phong trào yêu nước đo thì chừng
đó sáng tác của các nhà nho chí sĩ lại vận động trở vè với những khuôn
mẫu sáng tạo truyền thống.
- Ba giai đoạn phát triển chính :
Từ đầu thế kỷ đến 1905
Từ 1905 đến 1908
Từ 1908 đến 1925
1.2.1. Giai đoạn khởi đầu từ đầu thế kỷ đến 1905
- Cần phải nhấn mạnh là những mầm mống của văn chương nhà
nho kiểu mới đã được nhen nhóm trong nền văn hoá Việt Nam từ cuối thế
kỷ XIX, trong những điều trần của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ
Trạch, những trí thức nho học nhưng bước đầu đã bắt đầu tiếp xúc với
văn hoá phương Tây.
- Trước năm 1905, xuất hiện trong đời sống văn học những sự kiện
báo hiệu trực tiếp cho một trào lưu văn học mới : Phú Lương Ngọc danh
sơn, thơ Chí thành thông thánh, Lưu cầu huyết lệ tâm thư, Bài Lưu biệt
khi xuất dương, hành vi đốt thi văn tập của Nguyễn Thượng Hiền.
- Những tác phẩm nói trên đã báo hiệu những chủ đề sau này sẽ trở
thành nội dung chính của văn chương yêu nước và các phong trào duy tân
: đoạn tuyệt với văn hoá truyền thống, kêu gọi tự phủ định, tự phê phán,
những khẩu hiệu duy tân.
1.2.2. Giai đoạn văn chương yêu nước do nhà Nho chí sĩ sáng tác
phát triển đến đỉnh điểm 1905 – 1908
- Đây là thời kỳ các phong trào yêu nước Duy tân do nhà Nho chí
sĩ lãnh đạo phát triển một cách sôi nổi. ở trong nước, các phong trào này
được thể hiện dưới hình thức trường học kiểu mới ( điển hình là trường
Đông Kinh nghĩa thục ), ở nước ngoài là phong trào Đông Du của
Phan Bội Châu.
1.2.2.1. Diện mạo thể loại :
- Đây là giai đoạn mà tính chất Trung đại vẫn còn biểu hiện rất rõ
trong văn chương, đặc biệt là từ cái nhìn thể loại và ngôn ngữ . Văn học
được sáng tác cả bằng chữ Hán và chữ Quốc ngữ, bằng những thể loại đã
trở thành điển phạm trong văn chương truyền thống.
- Những thể loại chính được sử dụng bao gồm : văn chính luận, thơ
chữ Hán, diễn ca lục bát, ngâm khúc, hát nói, vè, liệt truyện. Để thích ứng
với một thời đại mới và chuyên chở những nội dung tư tưởng và thẩm mỹ
mới, tất cả những thể loại này đều có sự biến dạng.
1.2.2.2. Nội dung tư tưởng :
- Một cái nhìn mang tính phê phán nghiêm khắc đối với thực trạng
đất nước. Cảm quan hiện thực và tinh phần phê phán không phải là yếu
tố mới trong văn chương, đặc biệt là văn chương nhà Nho. Chỉ có điều
đến giai đoạn này cơ sở lý luận của sự phê phán đã thay đổi : tinh thần
thực dụng và tinh thần tự do – dân chủ.
- Sự phủ định quyết liệt đối với văn chương – học vấn truyền thống
và đại diện của nó – người hủ nho.
- Con đường cứu nước kiểu mới – yêu nước gắn liền với duy tân.
Con đường cứu nước đó được xây dựng trên một tinh thần yêu nước, một
cách hình dung mới về đất nước và nhân dân – người quốc dân.
1.2.2.3. Những hình tượng nhân vật trung tâm :
- Hình tượng người anh hùng cứu quốc kiểu mới – người quốc dân
- Hình tượng người hủ nho
1.2.3. Văn chương yêu nước do nhà Nho chí sĩ sáng tác trong giai
đoạn 1908 – 1925 ( thời điểm Phan Chu Trinh qua đời và Phan Bội Châu
bị bắt )
- Đây là thời điểm các phong trào yêu nước do nhà Nho chí sĩ lãnh
đạo đi vào thoái trào ở trong nước. Nhiều yếu nhân của phong trào bị tù
đầy, hành quyết. Một số nhà yêu nước hoạt động ở nước ngoài tiếp tục
tìm kiếm những con đường cứu nước ( điển hình là Phan Bội Châu )
nhưng đều thất bại.
- Văn chương yêu nước do nhà Nho sáng tác trong giai đoạn này
phân hoá thành hai bộ phận : văn chương của các nhà chí sĩ trong tù và
văn chương ở hải ngoại ( sẽ được trình bày kỹ trong chương Phan Bội
Châu )
- Nội dung chủ yếu của văn chương yêu nước trong giai đoạn này
là những tâm sự của nhà cách mạng trong tù ngục và những ký ức về
những người đồng chí anh hùng.
- Hình tượng nhân vật trung tâm là người anh hùng yêu nước, đặc
biệt, người anh hùng mạt lộ.
1.3. ý nghĩa văn học sử
Văn chương yêu nước do nhà Nho chí sĩ sáng tác thể hiện một
bước chuyển tiếp của văn học dân tộc trong giai đoạn giao thời. Tính chất
chuyển tiếp đó thể hiện trên tất cả mọi phương diện : quan niệm về văn
học, hệ thống thể loại, chủ đề, đề tài, hình tượng nhân vật trung tâm..
- Về quan niệm văn học, đây là thời đại mà những tín điều văn
chương được xác lập qua trong suốt thời Trung đại bị tấn công một cách
quyết liệt nhất. Tuy nhiên, điểm dừng của tất cả các tác giả này là không
xác lập được một cách hình dung mới về văn học. Chính vì vậy, tuyệt đại
bộ phận các tác giả đều quay trở về với những tín điều văn chương truyền
thống.
- Đây là thời đại diễn ra cuộc tổng duyệt những thể loại văn học
truyền thống. Con đường sáng tạo của các nhà chí sĩ là lựa chọn, sử dụng
lại và cải tiến những thể loại văn chương truyền thống. Họ bất lực trong
việc tiếp cận với những thể loại đặc trưng của văn chương hình tượng
hiện đại ( tự sự nghệ thuật, kịch bản sân khấu... )
- Bộ phận văn chương yêu nước do các nhà Nho chí sĩ sáng tác đầu
thế kỷ đã góp phần vào sự ra đời của một số hình tượng nhân vật sẽ trở
thành “nhân vật của thời đại” trong những giai đoạn văn học kế tiếp :
người dân nô lệ, người anh hùng cứu quốc, người quốc dân. Dẫu vậy do
sự hạn chế trong quan niệm văn học, tư duy văn học và trong khả năng
làm chủ những thể loại văn học hiện đại nên những hình tượng nghệ thuật
đó chưa thực sự trở thành những hình tượng nghệ thuật hiện đại, đặc biệt
là về phương thức thể hiện.

Phan Bội Châu


( 1867 – 1940 )
I. Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu
Cuộc đời Phan Bội Châu phản ánh rõ nét con đường đi của những
nhà trí thức Nho học trước ngưỡng cửa của thời hiện đại : lịch sử đặt lên
vai họ gánh nặng của sự nghiệp “bảo quốc tồn chủng”, buộc họ phải trở
thành những ngưòi đảm đương công cuộc đổi mới dân tộc; trước yêu cầu
lịch sử đó, họ đã nỗ lực tự phủ định mình, tự đổi mới nhưng những giới
hạn của thời đại cũng như của chính bản thân họ đã khiến công cuộc đổi
mới ấy thất bại và cuối cùng là quay trở về với cái cũ. Có thể chia cuộc
đời và sự nghiệp thơ văn của Phan Bội Châu thành 3 giai đoạn chính : từ
thiếu thời đến năm 38 tuổi ( 1867 đến 1905 ); những năm tháng hoạt động
chính trị ở nước ngoài ( 1905 đến 1925 ) và những năm cuối đời sống
cuộc đời của người tù bị giam lỏng ở Huế ( 1925 đến 1940 ).
1. Từ thiếu thời cho đến năm 38 tuổi :
Quãng đời này của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở quê nhà. Có
một số yếu tố đáng chú ý như sau :
- Sớm bộc lộ thiên hướng là người thủ lĩnh, người chủ trì đại sự
( lập thí sinh quân, viết hịch Bình Tây thu Bắc từ năm 18 tuổi )
- Đây là giai đoạn Phan Bội Châu theo đuổi những phương thức
hành xử truyền thống : ẩn nhẫn chờ thời, đọc binh thư, tìm minh chủ mưu
đại sự, gây dựng uy tín bằng khoa cử.
- Đây cũng là giai đoạn Phan Bội Châu bộc lộ tài năng xuất sắc
trong những thể loại văn chương truyền thống.
- Bộ phận sáng tác đáng chú ý của ông trong giai đoạn này là phú.

2. Những năm tháng hoạt động ở nước ngoài ( 1905 – 1925 )


- Đây là giai đoạn Phan Bội Châu thực hành những lý tưởng của
mình. Ông liên tục là chủ xướng của nhiều tổ chức cách mạng với những
chủ trương khác nhau : Duy Tân hội ( 1904 – 1910 ), Việt Nam quang
phục hội ( 1915 đến khoảng 1920 ) sau năm 20, thậm chí, ông bắt đầu
bắt liên lạc với những người cộng sản và dự định tổ chức lại phong trào
yêu nước Việt Nam ( dự định chưa kịp thành hiện thực thì ông bị bắt ).
Trong giai đoạn này, con người Nho giáo lý tưởng trong ông từng bước
tan vỡ, ông làm quen với đời sống chính trị hiện đại.
- Giai đoạn hoạt động ở nước ngoài là giai đoạn cách tân mạnh mẽ
nhất của văn chương Phan Bội Châu. Hoàn cảnh bắt ông phải trải sức qua
nhiều thể văn chương khác nhau để phục vụ nhiều mục đích khác nhau
( viết các cương lĩnh, tuyên ngôn chính trị, viết sử, viết văn tuyên truyền,
cổ động, thậm chí viết văn để mưu sinh ), tư tưởng chính trị của ông có
nhiều đổi mới, chính vì vậy đây là giai đoạn cách tân mạnh mẽ nhất của
văn chương Phan Bội Châu.
3. Những năm cuối đời :
- Đây là giai đoạn mặc dù Phan Bội Châu vẫn là một uy tín chính
trị được nhiều người ngưỡng vọng nhưng, không thể phủ nhận, ông bị
cách ly khỏi thời cuộc. Từ khi bị cách ly khỏi các phong trào chính trị,
ông quay trở lại với con người cũ của mình, với những thể văn chương
từng làm nên uy tín của ông trong học giới ( phú, thơ chữ Hán ) hoặc
những thể văn mà khi còn là con người chính trị, ông chưa có điều kiện
theo đuổi ( khảo cứu học thuật). Bao trùm lên cuộc đời và thơ văn của
ông trong giai đoạn này là một tâm trạng chán nản, cô độc, thất vọng và
niềm nuối tiếc quá khứ.

II. Những thăng trầm trong cuộc đời sáng tác của Phan Bội
Châu:
1. Từ thiếu thời đến năm 38 tuổi. Người hào kiệt tự nhiệm và
cái hùng tráng kịch liệt trong văn chương Phan Bội Châu.
- Giai đoạn đầu trong cuộc đời của Phan Bội Châu là quãng thời
gian ông vận động trong quỹ đạo của những kiểu nhân cách truyền thống.
Từ những sự kiện trong tiểu sử, có thể khẳng định PBC là sự kéo dài của
người anh hùng thời loạn, người hào kiệt tự nhiệm, một kiểu nhân cách đi
ra ngoài những chuẩn mực đạo đức của Nho giáo, xuất hiện ở Việt Nam
trong giai đoạn khủng hoảng của chế độ phong kiến ( thế kỷ XVI –
XVII ).
- Trước năm 1905, thể văn chương thể hiện rõ nhất tài năng và cá
tính sáng tạo của Phan Bội Châu là phú. Phú là một thể văn có tính trung
gian giữa thơ và văn xuôi, nòng cốt của phú thường là một cuộc đối thoại,
qua đó, nhân vật mô tả, trình bày, ca ngợi một sự vật, một hiện tượng,
một thái độ sống ...Sắc thái chủ đạo của phú là mô tả và ca ngợi ( phú giả
phô dã ). Phóng đại là đặc trưng của phú. Phú là một trong những thể loại
đặc trưng của nền văn học ký ngụ.
Trước năm 1905, phú Phan Bội Châu có hai chủ đề chính : viết về
những nhân vật lịch sử phi thường ( Phạm Lãi, Trương Lương, Tư Mã
Quang,... với những bài xuất sắc nhất của nghệ thuật phú như Nang trung
truỳ, Hồ thượng khoá lư, Cộng biển chu du ngũ hồ...) và ca tụng đạo đức
Nho giáo. Những nhân vật này sẽ là sự báo trước của kiểu nhân vật anh
hùng cứu quốc trong những giai đoạn tiếp theo.
- Sắc thái thẩm mỹ nổi bật trong sáng tác của Phan Bội Châu trước
năm 1905 là mầu sắc anh hùng ca, cái quyết liệt thậm chí đến mức bạo
liệt, cái kỳ vĩ của những hình tượng nghệ thuật.

2. Văn thơ Phan Bội Châu trong giai đoạn hoạt động cách
mạng ở nước ngoài :
2.1. Nội dung chính của thơ văn Phan Bội Châu trong giai đoạn
này là tinh thần đoàn kết, là tiếng nói hiệu triệu toàn dân tộc chống Pháp.
- Mang một trong những dấu hiệu đặc trưng của phong cách nghệ
thuật là hướng đến cái kịch liệt, cái tận độ của cảm xúc. PBC đã ứng dụng
điều này để miêu tả những khổ nhục của người dân mất nước dưới chế độ
thực dân
- Song song với sự tố cáo đầy đau đớn là lời kêu gọi đầy thống
thiết hướng đến quốc dân đồng bào nhằm khơi dậy, thức tỉnh trách
nghiệm đối với dân tộc của tất cả mọi hạng người trong xã hội.
- Điều đáng lưu ý là Phan Bội Châu dành một vị trí đặc biệt quan
trọng cho người trí thức – nhà Nho.
2.2. Những cách tân nghệ thuật của Phan Bội Châu – người viết tự
sự nghệ thuật.
Trong giai đoạn này Phan Bội Châu đã thử sức qua một loạt các thể
loại : thơ ca, văn chính luận, sân khấu, các thể tự sự nghệ thuật. Mỗi thể
loại ông đều có những cách tân riêng, tuy nhiên, bài giảng chú ý tập trung
vào những cách tân trong tự sự nghệ thuật của Phan Bội Châu với hai bộ
phận chính là các liệt truyện và tiểu thuyết Trùng quang tâm sử.
- Liệt truyện là một thể loại được sử dụng trong văn chép sử dùng
để ghi chép tiểu sử những nhân vật lịch sử. ở thể loại này, thông thường
người ta nói những nét chính trong cuộc đời nhân vật, loại bỏ những chi
tiết và mọi sự miêu tả. ở đó, tác giả tuyệt đối giữ một thái độ khách quan,
chỉ đan xen trong cấu trúc những nhận xét có tính công thức.
- PBC đã gia công liệt truyện bằng cách : 1. Gia tăng những trữ
tình ngoại đề, những xúc cảm cá nhân, những đoạn luận thuyết. 2. Gia
công những kỹ thuật trần thuật đặc thù của tự sự nghệ thuật để tăng tính
gợi cảm. Sự xuất hiện những yếu tố nghệ thuật nói trên chứng tỏ đối với
Phan Bội Châu, liệt truyện đã vận động từ một thể văn thuần túy mang
tính khảo cứu, học thuật (với yêu cầu về tính khách quan của người viết)
thành một thể loại có tính nghệ thuật in dấu ấn cái chủ quan của người
nghệ sĩ (tất nhiên, với Phan Bội Châu, ngay trong những liệt truyện chuẩn
mực nhất, yếu tỗ chủ quan vẫn được biểu hiện khá rõ nét).
- Tiểu thuyết Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu lại đánh dấu
một con đường sáng tạo khác : ông mượn chuyện lịch sử để chuyển tải
những tư tưởng về cách mạng, về kháng chiến giải phóng dân tộc, về
những hình mẫu lý tưởng trong sự nghiệp cứu nước. Có thể coi đây là
một thái độ phi truyền thống đối với lịch sử.
- Nhân vật trung tâm trong những tác phẩm đó là những người anh
hùng cứu quốc – một sự tiếp nối của cái hùng tráng kịch liệt trước cách
mạng. Yếu tố đáng lưu ý trong hình tượng người anh hùng của PBC là
yếu tố người anh hùng nhân dân, những người anh hùng bình dị bắt đầu
xuất hiện. Đó là yếu tố báo hiệu văn chương yêu nước hiện đại.
3. Văn thơ Phan Bội Châu trong thời gian bị giam lỏng ở Huế.
Trong giai đoạn ở Huế, một mặt Phan Bội Châu tiếp tục (đương
nhiên) dưới một hình thức khéo léo (vịnh cảnh, vịnh vật, ký ngụ, phúng
dụ) những chủ đề đã trở thành truyền thống trong văn thơ và cuộc đời
hoạt động cách mạng của ông (nỗi khổ nhục của người dân mất nước, kêu
gọi đoàn kết, có trách nghiệm với đất nước...). Tuy nhiên, mặt khác, trong
ông, xuất hiện một cảm giác chưa từng có trước đây, cảm giác cô độc,
thất bại của người hào kiệt tự nhiệm.
- Cảm giác cô độc thất bại được biểu hiện dưới mấy phương diện :
+ Cảm giác cô độc trước sự hờ hững của quốc dân.
+ Nỗi buồn chứng kiến bạn bè lần lượt qua đời. Trong thơ văn liên
quan đề tài này, ngoài những lời ngợi ca những người đồng chí anh hùng,
còn tràn ngập một cảm giác chua xót, chua xót vì bất lực, vì nhìn thấy
tiền đồ dân tộc đen tối, có cả một cuộc tự vấn về ý nghĩa cuối cùng của
cuộc đời mình
+ Trốn tránh cuộc đời trong thú thơ rượu, điều chưa từng có trong
văn thơ Phan Bội Châu trước đây
- Những xúc cảm trên chính là sự báo hiệu sự “lại giống” của
người hào kiệt tự nhiệm một thời, sự lại giống biểu thị rõ nét trong câu
đối tuyệt mệnh của ông.
“Trời sao vậy? Chúa sao vậy? Chết âu cũng là không, chạnh tiếc
trong lòng vùi Khổng Mạnh
Nước như thế ! Dân như thế! Đời còn gì đáng tiếc ? Thôi ra ngoài
cuộc học Hy Hoàng”
Trước khi mất, Phan Bội Châu để lại thư tuyệt mệnh : “Bội Châu
từ xưa đến nay, đối với đồng bào đã không chút gì là công, mà lại tội ác
quá nặng. Bây giờ tôi chết, thiệt là một tên dân trốn nợ và vỗ nợ, đồng
bào có thứ lwongj cho tôi thì xác tôi tuy chết mà tinh thần tôi vẫn cảm ơn
đồng bào luôn luôn. “Người khi đến gần chết, lời nói hẳn lành”. Nay tôi
đã đến lúc “gần chết” đó, xin có mấy lời gan phổi tỏ lời hy vọng cuối
cùng với đồng bào : Đồng bào Việt Nam ta có trên hai mươi triệu, bấy
nhiêu đầu óc, bấy nhiêu tai mắt, bấy nhiêu chân tay, nếu không biết thân
yêu nhau, đồng lòng hợp sức làm cái bổn phận quốc dân đối với tổ quốc...
Không thế, trên mặt địa cầu sau nầy sẽ không có hình bóng dân tộc Việt
Nam nữa, thì Bội Châu này dầu có trốn nợ, vỗ nợ cũng may mà được chết
trước anh em, tôi lấy làm một điều hạnh phúc”
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu
( 1887 – 1939 )

I. Những ba đào của một số phận tài hoa


- Tản Đà sinh năm 1887 tại Khê Thượng, Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây
(Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Tây), bố là Cử nhân Nguyễn Danh Kế, án sát
Ninh Bình, mẹ là Nhữ Thị Nghiêm, vợ ba ông Kế, xuất thân là đào hát ở
phố Hàng Thao.
- Năm TĐ lên 3 tuổi, thân sinh qua đời, Tản Đà bắt đầu sống với
anh là Nguyễn Tái Tích (đỗ Phó Bảng). Tản Đà theo chân anh sống ở
những nơi mà NTT được bổ nhiệm làm quan : Yên Mô - Ninh Bình, Vụ
Bản – Nam Định, Quảng Oai - Sơn Tây, Hà Nội, Vĩnh Tường. Lên 5 tuổi
TĐ bắt đầu đi học và nổi tiếng thần đồng nhưng đường công danh lận đận
: học trường Quy thức (trường theo lối mới đầu tiên do người Pháp tổ
chức), năm 1909 và 1912 có đi thi nhưng đều thất bại, thi Hậu bổ theo lối
mới cũng không thành công. Trong những năm này, nhiều sự kiện đã để
lại những chấn thương tâm lý sâu sắc trong TĐ : năm lên 4, mẹ về sống
lại ở xóm Bình Khang, năm lên 13 tuổi, chị cũng theo mẹ về xóm Bình
Khang; mấy lần yêu đương nhưng đều không thành. Năm 1913, sau khi
thi trượt và thất tình, TĐ bắt đầu một cơn “tâm tật” trầm trọng. Cũng
trong năm này sống một thời gian dài ở nhà tư sản Bạch Thái Bưởi.
- Năm 1915 và 1916 bắt đầu một bước ngoặt trong cuộc đời TĐ :
năm 1915, TĐ lấp gia đình với con gái một viên tri huyện và năm 1916,
Nguyễn Tái Tích bắt đầu qua đời, TĐ bắt đầu đời sống tự lập. Năm 1915
cũng là năm TĐ bắt đầu chọn con đường lập nghiệp bằng văn chương
(cộng tác với Đông Dương tạp chí). Từ 1915 đến 1932 là giai đoạn sáng
tạo văn chương chính của TĐ. Toàn bộ di sản văn học của ông đều được
xuất bản trong giai đoạn này. TĐ cộng tác với Đông Dương tạp chí, soạn
tuồng cho các rạp ở Hải Phòng, viết văn và soạn sách tự do, lập nhà xuất
bản tư (Tản Đà thư điếm-1922, Tản Đà tu thư cục-1923), làm chủ bút báo
Hữu Thanh (1923), lập An Nam tạp chí (1926), ANTC chết đi sống lại
nhiều lần, trong thời gian đó TĐ còn vào Nam cộng tác với Đông Pháp
thời báo. Trong giai đoạn này, TĐ không chỉ là “cơn gió lạ thổi khắp
trong Nam ngoài Bắc” mà còn được công chúng hâm mộ, đặc biệt là giới
tư sản. Trong cuộc đời Tản Đà, ít nhất đã in dấu ba nhà tư sản có nhiều
ảnh hưởng đến ông : Bạch Thái Bưởi, Bùi Huy Tín, Diệp Văn Kỳ.
- Từ 1932, TĐ bắt đầu rơi vào giai đoạn khủng hoảng sáng tạo trầm
trọng. ANTC đình bản, TĐ làm trợ bút cho nhiều báo : Văn học tạp chí,
Tiểu thuyết thứ bảy, Sống, ích hữu, Sài gòn..., dịch thơ Đường cho báo
Ngày Nay (của TLVĐ)... Nghề kiếm sống cùng quẫn, nhiều giai đoạn
phải chữa văn thuê, xem tướng số... Không sáng tác thêm được tác phẩm
mới, chủ yếu đầu tư vào dịch thuật và khảo cứu, trong giai đoạn này, TĐ
là linh hồn của phái bảo vệ Thơ cũ xung đột với những nhà thơ trẻ thuộc
thế hệ Thơ mới.
- Tác phẩm chính của TĐ : 1. Thơ : Khối tình con I, II, III; Còn
chơi; Thơ Tản Đà; 2. Văn xuôi : Khối tình bản chính, Khối tình bản phụ;
Đàn bà Tàu, Đài gương; Thần tiền; Tản Đà tùng văn; Truyện thế gian I,
II; Trần ai tri kỷ; Giấc mộng lớn; Thề non nước; 3 : Kịch: Tây Thi;
Dương Quý Phi; Thiên Thai; Người cá; 4. Khảo cứu : Quốc sử huấn
mông; Vương Thuý Kiều chú giải tân truyện; 5. Dịch thuật : Đại học,
Liêu trai chí dị, Đường thi.
II. Sáng tác của Tản Đà.
1. Vấn đề quan niệm văn học và hệ thống thể loại của Tản Đà
- Bức tranh toàn cảnh về diện mạo các thể loại trong văn chương
Tản Đà : Tản Đà là tácgia đã đưa toàn bộ kinh nghiệm văn chương
truyền thống vào đời sống văn học hiện đại. Về thơ, ông sử dụng lại toàn
bộ các thể thơ truyền thống, dân gian cũng như bác học ( thơ quốc âm
luật Đường, thơ trường thiên thất ngôn, lục bát, song thất, phong dao, hát
nói, tứ lục, phong dao,....) các thể sân khấu dân tộc (chèo, tuồng), các thể
văn xuôi truyền thống (truyện truyền kỳ, luận thuyết, phê bình ....)
- Quan niệm về văn chương của Tản Đà : đối với Tản Đà, văn
chương trước hết là một “nghiệp”, một niềm đam mê, một sứ mạng, một
món nợ mà ông phải đeo đuổi cả cuộc đời. Đólà phương diện Tản Đà kế
thừa những bậc phong lưu danh sĩ tiền bối (Nguyễn Du). Tuy vậy, đối
với ông, văn chương còn là một phương cách để lập thân, kiếm sống
trong xã hội hiện đại, là một nghề. Có thể nói, ông là một trong những
bậc tiền bối khai sinh ra kiểu nhà văn chuyên nghiệp trong xã hội hiện
đại, đồng thời, ông là người đã nếm trải đầy đủ những vinh quang cũng
như cay cực của số kiếp nhà văn chuyên nghiệp.
- lý tưởng về văn chương của Tản Đà : văn chơi và văn vị đời. Nếu
như trong cuộc đời, TĐ bị giằng xé giữa người nghệ sĩ và nhà tư tưởng-
đạo đức muốn bảo vệ các giá trị truyền thống Nho giáo thì trong văn
chương, ông tự phân ra thành văn chơi và văn vị đời (ứng với hai chủ đề
của sự nghiệp sáng tác văn chương của Tản Đà : con người cá nhân khát
khao tận hưởng hạnh phúc và con người nghĩa vụ Nho giáo) trong đó cái
được đề cao là văn vị đời. Có thể nói trong quan niệm văn chương của
Tản Đà, dấu vết của quan niệm văn học Nho giáo là hết sức đậm nét.
2. Cái tôi – con người cá nhân, nhân vật trung tâm của văn
chương Tản Đà.
Tản Đà là không phải là người đầu tiên đưa cái tôi cá nhân vào
trong văn học nhưng có thể nói, cái tôi cá nhân trong sáng tác văn chương
của Tản Đà đã mang những nội hàm mới mẻ. Đó là một cái tôi đầy tinh
thần tự tín, thậm chí đến mức tự kỷ, cái tôi trở thành lăng kính để nhìn
cuộc đời (giới hạn của nội dung nhân đạo trong thơ ca Tản Đà - chủ đề tài
tử-giai nhân, người tài tử đa cùng, người hồng nhan bạc mệnh). Một mặt,
đó là cái tôi hăm hở nhập thế, ý thức tài năng và muốn đem tài năng đánh
cuộc với cuộc đời sòng bạc và mong truy lĩnh từ cuộc đời nhưng một mặt
đó là cái tôi của những khát vọng thanh cao xa lạ với xã hội tư sản. Bao
trùm lên tất cả, đó là mâu thuẫn giữa người phong lưu danh sĩ khát khao
hưởng lạc và nhà tư tưởng đạo đức bảo thủ.
3. Thơ ca Tản Đà
- Liên quan đến di sản thơ ca của Tản Đà có thể thấy, trước hết,
Tản Đà là người kế thừa toàn bộ kinh nghiệm thi ca truyền thống từ quan
niệm nghệ thuật (không chấp nhận sự cách tân thái quá, từ bỏ mọi niêm
luật thơ ca) đến kỹ thuật viết. Tuy vậy, cái truyền thống mà TĐ kế thừa
cũng là một truyền thống hướng đến cái tự do (ông không quá lệ thuộc
vào thơ Đường luật và làm chủ cả những thể thơ có nguồn gốc dân gian).
- Có thể nhận thấy trong thơ ca Tản Đà một nỗ lực tìm kiếm sự tự
do biểu đạt trong khuôn khổ không thay đổi của những thể thơ truyền
thống. Ông tìm đến những thể loại cho phép nới rộng biên độ của cảm
xúc, gần gũi với thơ tự do (từ khúc, hát nói, trường thiên...), những thể
loại có khả năng diễn đạt cái tươi mới của xúc cảm (thơ lục bát, phong
dao – tiếp nhận những lối nói bình dị của văn học dân gian) . Mặt khác,
thơ Đường luật của TĐ cũng đã có những cách tân phá vỡ khuôn khổ của
câu thơ Đường luật truyền thống (thêm hư từ, bỏ đối....-Ghẹo người vu
vơ) hoặc một thứ thơ Đường giầu những hình ảnh ẩn dụ kiểu thơ Hồ
Xuân Hương (Chơi chùa Hương). Như vậy cóthể nói về mặt hình thức thể
loại, dù TĐ là đại diện của Thơ cũ chống lại Thơ mới nhưng ngôn ngữ
thơ ca của ông lại là một thứ “phòng chờ” của Thơ mới.
- Cái tôi trong thơ ca của Tản Đà, những xúc cảm thơ ca báo hiệu
thơ mới : những xúc cảm trong thơ ca của TĐ báo hiệu một con người
khác với con người phận vị nghĩa vụ truyền thống. Đó là con người với
một cái nhìn phong tình, tươi mới về hiện thực, khác với con người đạo
đức Nho giáo. ở ông bắt đầu xuất hiện những thứ xúc cảm vẩn vơ, những
bâng khuâng vô cớ, một kiểu nghệ sĩ duy cảm khác với con người duy lý
Nho giáo. Phải đối diện với xã hội hiện đại nên TĐ cũng có những trạng
thái tâm lý dễ tạo được sự đồng cảm với những người đến sau : ý thức về
sự hữu hạn của hiện thực và cuộc đời con người, khát khao tận hưởng
cuộc sống hiện thực, cảm giác cô đơn, lạc loài, cái nhìn bi quan đối với
hiện thực...
4. Tản Đà-người viết văn xuôi
- Trong tổng thể sáng tác văn chương của Tản Đà, văn xuôi là nơi
giao tranh của những xung động trái chiều trong con người – nhà nghệ sĩ
Tản Đà : giao tranh giữa những kinh nghiệm sáng tác văn xuôi truyền
thống và những yêu cầu của thời đại và công chúng mới, giao tranh giữa
nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng đạo đức. Bởi vậy, có thể nói văn xuôi là bộ
phận thể hiện một cách rõ nét tính giao thời trong sáng tác của TĐ.
- Tổng thể văn xuôi của TĐ bao gồm các thể loại như sau : 1. Văn
luận thuyết : Khối tình (bản chính và bản phụ), Tản Đà tùng văn, Tản Đà
nhàn tưởng (đây là một trong hai bộ phận chiếm một tỷ lệ lớn nhất trong
toàn bộ di sản văn xuôi TĐ); 2. Các tự sự : Giấc mộng con I, II, Thần
tiền, Thề non nước, Trần ai tri kỷ, Kiếp phong trần, Giấc mộng lớn...3.
Các du ký, tản văn trữ tình, phê bình văn học, tranh luận văn học, các
cuộc bút chiến....
- Tạm gạt sang một bên bộ phận văn xuôi luận thuyết, có thể thấy
các tự sự là bộ phận phản ánh rõ nét nhất tính chất giao thời trong sáng
tác của Tản Đà :
+ Về đề tài, bắt đầu thấy có sự thay đổi phạm vi phản ánh so với
văn chương truyền thống : tập trung khai thác những đề tài đương đại,
cuộc sống đô thị,.... Về hình tượng nhân vật có thể thấy có sự pha trộn
giữa những kiểu người hiện đại (thương nhân, phụ nữ tân học) với hình
ảnh người tài tử giai nhân truyền thống.... Về loại hình tự sự, có sự xuất
hiện của một số hình thức cốt truyện mới (cốt truyện phiêu lưu, cốt truyện
bợm nghịch) bên cạnh những kiểu truyện truyền thống (truyện đối thoại,
truyện truyền kỳ....)
+Tổng thể tự sự nghệ thuật của Tản Đà có thể thấy ông bị dằng xé
giữa hai khuynh hướng chính : thỏa mãn những ẩn ức của con người cá
nhân và hướng tới miêu tả những cảnh đời, kiếp người mà trong đó
khuynh hướng thứ nhất là khuynh hướng chủ đạo.
+Hạn chế lớn nhất trong tự sự nghệ thuật của Tản Đà là con người cá
nhân, nhà luận thuyết đã ngăn cản ông nắm lấy những công cụ hiện đại
(miêu tả, phân tích tâm lý...) để tái hiện hiện thực. Nhân vật trong tự sự
của ông được biến thành những hình chiếu mờ ảo của tác giả, thành
những con

You might also like